Chúng ta thử kiểm nghiệm điều này vì các con vật này không xa lạ với chúng ta . Tất nhiên trừ con rồng huyền thoại .
Cũng có thể do quan sát đời sống của các loài vật mà người đi đến chỗ thống kê đặc điểm sinh học của chúng , từ đó khái quát thành mười hai con giáp . Ðặc biệt người xưa chú ý tới các thời điểm có vấn đề của con vật :
Tháng Tý = tháng mười một : loài chuột hay bị bệnh và chết . Thực tế còn cho thấy đây là tháng bắt đầu lạnh nhiều , đồng ruộng vào vụ cày bừa , chuột không có ăn và không chống nổi rét nên dễ chết .
Tháng Sửu = tháng mười hai, tháng chạp : tháng rét đậm với đại hàn , tiểu hàn cây cỏ tàn lụi . Ăn không đủ mà còn phải kéo cày nữa nên loài trâu sinh bệnh mà chết .
Tháng Dần= tháng giêng : thức ăn của hổ là các loài thú khác . Tháng này các loài ăn cỏ như hươu nai đi kiếm ăn vì cỏ tranh đã nhú mầm . Hổ cũng đi tìm mồi , dẩm phải các mầm cỏ tranh nhọn cứng mà bị thương và kéo theo cái đói nên dễ bệnh .
Tháng Mão = tháng hai :Mão là con mèo , nhưng trong thiên văn cổ Trung Quốc thì biểu tượng của tháng này là con thỏ . Tiết này là tiết kinh trập (sâu nở) và cùng với sâu là chất độc do sâu thải ra , thỏ ăn vào tất phải chết .
Tháng Thìn =tháng ba : Rồng là một con vật của huyền thoại , nhưng khi được xác định (cho dù chỉ là tưởng tượng ) thì tất yếu nó cũng có đời sống riêng , kể cả ốm đâu , bệnh tật và cái chết nhưng tháng này Rồng có bị bệnh không thì không ai biết . Nhưng nếu trở lại cội nguồn huyền thoại thì có thể hiểu được phần này . Rồng là một con vật được giao phó làm mưa , đi liền với sấm sét . Cha ông ta có câu tục ngữ : tháng ba sấm chạy . phải chăng vì trách nhiệm nặng nề này mà con rồng dễ bị gặp những điều không may ?
Tháng Tỵ =tháng tư : Sau thời kỳ ngủ tránh rét và liền sau đó là mưa xuân ấm áp , thức ăn dồi dào , rắn phải lớn lên bằng cách lột xác . Trong thời kỳ lột xác , rắn yếu nhất và là miếng mồi ngon cho các con vật khác .
Tháng Ngọ = tháng năm : Mùa hè nóng nực , lại là thời kỳ thu hoạch mùa màng nên ngựa phải làm việc nhiều , dễ mắc bệnh mà chết .
Tháng Mùi=tháng sáu :Loài sơn dương dễ mắc bệnh vì thức ăn không còn ngon lành nữa : lá cây già cứng , mưa nhiều và thất thường nên khả năng mắc bệnh .
Tháng dậu=tháng tám:đầu tháng lụt lội,cúi tháng gió heo may,gà vừa đói vừa rét, ôn dịch phát sinh và gà chết.
Tháng tuất=tháng chín : tháng này chó hay bị mắc bệnh . Kinh nghiệm dân gian Nghệ Tĩnh cho thấy tháng này trùng hợp với mùa mưa, chó rất hay chết. Ðặc biệt nếu chó đẻ vào tháng này thì chó nuôi rất khôn.
Tháng hợi=tháng mười : gió đông bắc về mang theo các mầm bệnh . Lễ hội mở ra, trâu, bò,lợn,khỉ bị giết nhưng điều kiện vệ sinh không tốt nên lợn được các khoảng thức ăn thừa thì tất nhiên rất dễ nhiễm bệnh và chết .
Tất cả nhận xét trên đây đều cho thấy sự quan sát tỉ mỉ của người xưa cũng như sự quan tâm tới môi trường , tới thiên nhiên của họ. Quan sát và tưởng tượng là hai phẩm chất quí giá của con người . Quan sát để rút ra các bài học kinh nghiệm bổ ích . Tưởng tượng để cuộc đời cao đẹp hơn . Bạn hãy tự kiểm nghiệm về bản thân mình , biết đâu những ghi nhận hàng ngày của bạn liên quan đến tuổi tác của bạn, phối hợp với nhịp sinh học của bản thân lại trở nên hữu ích và vô cùng cho chính bạn .
Câu chuyện mười hai con giáp sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến can chi . Can chi là hệ đếm số 60,nó phối hợp các hệ đếm cơ số 2,10,12 và một hệ đếm liên quan tới nhiều nền văn minh cổ . Người Babilon cách đây 3000 năm với hệ đếm 60 đã chính xác một năm có 360 ngày . Với hệ đếm 60 hệ can chi dẫn đến các tiện lợi cho phép tính thời gian vì 60 là bộ số của nhiều số như :
Số 3 =số tháng trong một quí
Số 6=số tháng trong nửa năm
Số 10=số ngày trong một tuần trăng (âm lịch)
Số 12=số tháng của một năm -số năm của một con giáp
số giờ trong một ngày (giờ âm lịch)
Số 15=số ngày trong một tiết
Số 30=số ngày của một tháng.
Hệ đếm này xuất hiện từ lâu, được ghi lại trong giáp cốt văn.
Can có nghĩa là thân cây có gốc ở Trời (nên gọi là Thiên can) . Người ta dùng ngũ vận để tính Thiên căn : tức là 2 x 5=10 Thiên can . Bản thân Thiên can cũng có âm dương :
Dương can :Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
Âm can : Ất, Ðinh, Kỷ, Tân, Quí.
Chi có nghĩa là cành trúc bị lìa khỏi thân, là cành nơi mặt đất (nên gọi là Ðịa chi). Ðiạ chi được tính theo lục khí là 2 x 6=12 . Ðịa chi cũng có âm dương .
Dương chi : Tý,Dần, Thìn,Ngọ,Thân,Tuất.
Âm chi :Sửu,Mão,Tỵ,Mùi,Dậu,Hợi.
Ngyên tắc phối hợp can chi là dương hợp dương , âm hợp âm ,thiên can là cha(cũng có nghĩa là dương ), đứng trước địa chi (có nghĩa là âm )đứng sau.
Ta có:
Giáp tý......................
.....................Ất sửu
Bính dần...............
....................Ðinh mão . Cứ thế tiếp tục mãi. Song thiên vì can thiên có 10 , Ðịa chi có 12, nên một vòng can chi là 60 . Số 60 được gọi là lục thập hoa giáp , Nguyên tắc dương kết hợp với dương ,âm kết hợp với âm là bất di bất dịch, vì vậy không bao giờ có Giáp sửu , Mậu dần cả , nguyên tắc kết hợp này cho phép từ dương tạo ra dương , từ âm tạo ra âm, trong 60 ngày thì có 30 ngày âm, 30 ngày dương tạo ra nhịp vận động của thời gian , tạo ra sự thăng giáng .
Cách gọi can chi trước tiên là để chỉ ngày,sau đó vì tính tiện ích tổng hợp của nó , nó được dùng gọi giờ , tháng và năm. Như vậy can chi trở thành đơn vị thời gian âm lịch . Nếu có điều kiện để kiệm thì các nhận xét về bệnh tật của các con giáp đã nêu ở trên , cho phép thừa nhận sự chặt chẽ và khoa học hệ đếm can chi này .
Ðể hiểu rõ hơn trước hết ta tìm hiểu ý nghĩa của can chi . Nguồn gốc của can chi đều từ cây :
Thiên can:
1. Giáp=cây cỏ đội đất nẩy mầm,dương cốt âm bì.
2. Ất =cây cỏ mới mọc yếu ớt, cong gập.
3. Bính=là cán , như mặt trời sáng chói , mọi vật đều sáng rõ.
4. Ðinh=cây cỏ trưởng thành mạnh mẽ , như người lớn đã trưởng thành "tráng đinh".
5. Mậu=rậm rạp ,nghĩa là cây cỏ phát triển rậm rạp
6. Ky=là ghi chép. Các con vật từ cong(Ất) nay đã thẳng dậy, nên ghi chép lại.
7. Canh=thay đổi , lúc này là mùa thu , mùa hái lượm , thu cất,tất cả hẹn mùa sau.
8. Tân=là mới muôn vật thay đổi , hoa quả mới thành . Tân cũng có thể là hợp chất của kim loại , là vị cay , quả chuyển vị , vật thành có vị.
9. Nhâm=là thai nghén , dương khí tiềm ẩn trong đất,mọi vật đang kỳ thụ thai.
10. Quí=là đỏ ,mọi vật mang mầm thai đang ẩn tàng, bản thân thai mầm đang từng bước chuyển hoá.
Ðịa chi :
1. Tý=là mầm cây , là hạt giống cây cỏ đang hút nước trong đất để nẩy mầm , là hiện tương hạt trương nước để khởi đầu một mầm dương .
2. Sửu=mầm nảy trong đất , trạng thái cong queo , đang chờ đội đất để mọc lên .
3. Dần=phát triển,từ chỗ uốn gấp , mầm đón ánh sáng để đội đất vươn lên .
4. Mão= rậm tốt , mặt trời từ phương đông toả sáng rực rỡ giúp muôn loài sinh trưởng tươi tốt
5. Thìn =chấn động,dương khí tràn về , muôn vật thoả sức phát triển .
6. Tỵ=vươn dậy và phát triển sung mãn , âm khí đã hết , thuần dương .
7. Ngọ=muôn vật đã trưởng thành đầy đủ , dương khí đầy đặn , mùa gặt hái đã về .Âm khí đã bắt đầu hình thành .
8. Mùi = là vị , quả đã chín và có vị ngọt .
9. Thân = thân thể ,vật đã trưởng thành
10. Dậu = co lại phát triển bên ngoài ngừng .
11. Tuất = diệt cành khô lá úa héo cây cỏ úa tàn sinh khí không còn.
12. Hợi = bóp chết , âm khí tràn ngập , mọi vật chìm trong chết chóc.
Dùng can chi để đặt tên các năm thì gọi là "can chi ký niên" và cứ 60 lại quay lại quay lại vòng tròn . Vòng này là vòng Giáp Tý . Theo truyền thuyết Trung Quốc thì đến năm 1983 , đã diễn ra 77 vòng Giáp Tý . Năm 1984 năm Giáp Tý là vòng xoay thứ 78 . Dùng can chi để ghi tháng gọi là "can chi ký nguyệt" can chi để ghi ngày thì gọi là "can chi ký nhật" . Tên can chi của tháng gọi là nguyệt kiến , tên can chi của ngày gọi là nguyệt sóc .