• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CHÀO MỪNG 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI.

Status
Không mở trả lời sau này.

JongZiZi

New Member
HÂN HOAN CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI



hoangthanh.jpg





Chúng ta hãy cùng nhau chào đón sự kiện này bằng các bài viết, bình luận.
Và đặc biệt chia sẽ hình ảnh của ngày đại lễ này.



Vì nước Việt thân yêu.=D>


(Đại lễ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 10/10/2010)
 

JongZiZi

New Member
DẤU ẤN HOÀNG THÀNH QUA NGHÌN NĂM LỊCH SỬ


Ngày 1/8, Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản thế giới. Bài viết dưới đây xin giới thiệu về tiến trình lịch sử qua 1.000 năm của Hoàng thành.

hoangthanh.jpg
Mùa Thu năm 1010, sau khi công bố Thiên đô chiếu, Lý Công Uẩn cùng các quần thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.

nutcate.gif
Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15

bd15.jpg

Bản đồ Thăng Long thế kỷ 15

Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng thành thứ hai là Hoàng thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia.

Ngay từ năm 1010, khi mới định đô Thăng Long, Lý Công Uẩn đã khởi công xây dựng Hoàng Thành và hàng loạt cung điện ở trong Hoàng Thành. Hoàng thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở bốn cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc.

Tuy còn những ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mã.
Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng hiện nay.

Những cung điện chính còn thấy trong sử sách như điện Càn Nguyên là nơi thiết triều đặt trên núi Nùng tức núi Long Đỗ, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và điện Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân, bên phải mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, chính bắc dựng điện Cao Minh.
Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành lang chạy xung quanh. Đằng sau điện Càn Nguyên là điện Long An và điện Long Thụy làm nơi nhà vua nghỉ ngơi. Bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung Thúy Hoa là nơi ở của các phi tần.

Năm 1029, Lý Thái Tôn xây dựng lại toàn bộ khu cấm thành sau khi nơi đây bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương. Trên nền cũ điện Càn Nguyên, Lý Thái Tôn cho dựng điện Thiên An làm nơi thiết triều.

Hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và điện Thiên Phúc. Phía trước điện Diên An là sân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông.
Phía đông, tây sân Rồng là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên Điện có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc.
Sau điện Diên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân. Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng.

Năm 1293, vua Lý Cao Tôn bắt đầu một đợt xây dựng mới. Cung điện mới được xây ở phía tây tẩm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. Ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ.

Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục Đường (nhà tắm). Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông.

Ngoài ra các cung điện khác cũng được xây dựng liên tục, không đời nào mà mấy năm không có. Mỗi cung điện thường đều có tường bao xung quanh và làm cửa thông với cung điện khác.

Ngoài cung điện, các vị vua nhà Lý còn cho xây dựng nhiều công trình văn hóa tín ngưỡng khác để phục vụ cho vua và hoàng tộc như đền Quan Thánh, chùa Chân Giáo (nơi vua Lý Huệ Tôn đã tu hành), đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói bạc, hồ ao làm cảnh cũng được lập khá nhiều trong Hoàng Thành.

Năm 1049, đào hồ Kim Minh vạn tuế, đắp núi đá cao ba ngọn trên mặt hồ và xây cầu Vũ Phượng đi vào, 10 năm sau lại xây thêm điện Hồ Thiên bát giác ở đấy. Năm 1051 đào hồ Thụy Thanh, hồ Ứng Minh.
Năm 1098, đào hồ Phượng Liên và xây tại đây điện Sùng Uyên, bên trái lập điện Huy Dương, đình Lai Phượng bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được dựng trong Hoàng Thành.

Mùa Thu năm 1048, mở luôn ba vườn ngự: vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh và vườn Xuân Quang. Năm 1065, mở thêm vườn Thượng Lâm. Giữa thế kỷ 14 lại dựng một vườn ngự nữa nối liền với hậu cung.
Theo sử cũ còn ghi giữa vườn có đào một cái hồ lớn: “Trong hồ chất đá làm núi, trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ hoa kỳ diệu thảo khác, thêm vào đấy là chim quý thú lạ. Bốn mặt khai cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là hồ Lạc Thanh Trì. Về phía Tây hồ trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh. Lại đào các hồ nhỏ khác, bắt người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào hồ ấy, đẻ nuôi các loài hải sản như đồi mồi cá biển và các loại ba ba. Rồi bắt người Hóa Châu thả cá sấu thả vào đấy. Lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ (cá diếc đuôi đỏ vảy biếc)... Lại làm dãy hành lang ở tây điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc, dựng dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều phía Tây."

nutcate.gif
Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18

Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Đô rồi Đông Kinh (1430). Về cơ bản Đông Đô thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý, Trần, Hồ; chỉ có điều, cung điện, đền, đài đã bị phá hết, nhà Lê mới dần dần sửa chữa xây dựng thêm.

Từ năm 1490 cho đến thế kỷ 16, kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời gian này, tường Hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra. Năm 1490, để đề phòng những nạn loạn đảng như Nghi Dân đang đêm trèo tường vào giết Lê Nhân Tôn ở trong cung, Lê Thánh Tôn cho xây lại Hoàng thành mở rộng thêm tám dặm nữa. Công việc xây dựng trong tám tháng mới xong.

Trong Hoàng thành, Lê Thánh Tôn cũng cho xây thêm cung điện và lập vườn Thượng lâm để nuôi bách thú. Năm 1512, Lê Tương Dực giao Vũ Như Tô đứng ra trông nom việc dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài mà như sử cũ miêu tả là tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây.

Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành thêm mấy nghìn trượng (mỗi trượng là 3,6m) bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa.

Từ năm 1516-1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Thăng Long chìm trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần.

Trong nửa cuối thế kỷ 16, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này, nơi khác. Thăng Long ngày một điêu tàn.

Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Thăng Long. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động. Từ đó về sau cũng không có lần nào Hoàng thành được xây dựng quy mô như thế nữa.

Năm 1599 Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi, những cung điện mới xây đều nằm trong phủ Chúa. Hoàng thành bị bỏ hoang phế nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

JongZiZi

New Member
nutcate.gif
Thành Hà Nội từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20
Sự chuyển đổi từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh thành Hà Nội

Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân 290.000 người sang chiếm Thăng Long không tốn một hòn tên mũi đạn. Dựa thế quân Thanh, Lê Chiêu Thống điên cuồng trả thù họ Trịnh. Phủ chúa bị Lê Chiêu Thống đốt trụi, cháy ròng rã một tuần mới hết. Tất cả những gì liên quan đến chúa Trịnh ở Thăng Long bị phá sạch. Kinh thành lại một lần nữa ra tro.

Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên là Thăng Long nhưng chữ "Long" là rồng bị chuyển thành chữ "Long" với nghĩa là thịnh vượng, ý rằng nhà vua không còn ở đấy.

Đồng thời, những gì còn sót lại của Hoàng thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỷ 18 cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành.

Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành mà Hoàng thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vô-băng của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều.

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi tỉnh Hà Nội thành thành phố Hà Nội.
hanoi1985.gif
Hình vuông trên bản đồ là Hoàng thành trong bản đồ Hà Nội năm 1885.

Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp. Ngoại trừ cửa Bắc và Cột Cờ những gì còn sót lại của thành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng.

Tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn

Thành Hà Nội do Gia Long xây dựng cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Phú Xuân. Thành vuông xây theo kiểu Vô-băng của Pháp. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu.

Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh và đá ong. Tường cao một trượng một thước, dày bốn trượng. Thành mở ra năm cửa là: cửa Đông (tương ứng với phố cửa Đông bây giờ), cửa Tây (tương ứng với phố Bắc Sơn hiện nay), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam (tương ứng với chợ Cửa Nam hiện nay), cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học bây giờ).

Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài 23m. Trên mỗi cửa có lầu canh gọi là thú lâu.
Xung quanh tường thành là một dải đất rộng 6-7m rồi đến một con hào rộng 15-16m, sâu 5m thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Hào lúc nào cũng có nước nhưng thường chỉ cao khoảng 1m.

Phía ngoài các cổng thành có xây một hàng tường đắp liền trên bờ hào gọi là Dương mã thành, dài 2 trượng 9 thước, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương mã thành đều có một cửa bên gọi là Nhân Môn. Từ ngoài thành đi vào đều phải đi qua Nhân Môn rồi mới đến cổng thành. Phía trong thành được bố trí như sau:
Ở trung tâm thành là điện Kính Thiên được xây dựng từ thời Lê trên núi Nùng. Điện dựng trên những cột gỗ lim lớn người ôm không xuể. Thềm điện có hai đôi rồng đá rất đẹp cũng từ thời Lê, về sau điện này bị người Pháp phá hủy và xây trên nền cũ tòa nhà Con Rồng để làm trụ sở pháo binh Pháp.

Sau năm 1954 nhà Con Rồng lại trở thành trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 21/3/1975 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.

Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn bắc thành phía tây là kho thóc, kho tiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy. Năm 1812 dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành. Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5m, Năm 1848, vua Tự Đức cho tháo dỡ hết những cung điện còn lại ở Hà Nội chuyển vào Huế.

Tháng 12/2003, kết thúc việc khai quật một phần khu thành cổ, hơn 4 triệu hiện vật đã được phát hiện. Nhiều tầng văn hóa qua các triều đại Phong kiến từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 19 về tòa thành Đại La-Thăng Long-Hà Nội đã phát lộ ra.

Khu vực khai quật hiện nay nằm về phía tây của điện Kính Thiên trong Hoàng Thành thời Lê sơ. Rõ ràng đây là di tích của một phần phía tây Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng thế kỷ 11-13, ngược lên thành Đại La thế kỷ 7-9 và kéo dài đến thành Hà Nội thế kỷ 19.

Khu di tích bộc lộ một bề dày lịch sử từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 19 gồm thời tiền Thăng Long, thời Thăng Long và Hà Nội. Các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử một cách khá liên tục.

Thật hiếm có một khu di tích lịch sử-văn hoá trải dài qua nhiều thời kỳ lịch sử như vậy giữa vùng đất trung tâm của thủ đô và cũng thật hiếm có thủ đô một nước có lịch sử lâu đời lại phát hiện một quần thể di tích chảy dài suốt bề dày lịch sử như vậy.

Kết quả khai quật cho thấy đây là khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần và Lê, với một quần thể nhiều loại hình di tích kiến trúc dưới lòng đất, minh chứng lịch sử lâu dài của Kinh đô Thăng Long qua gần 1.300 năm, từ thời Tiền Thăng Long (thế kỷ 7-9) đến thời kỳ Thăng Long-Hà Nội.

Giá trị nổi bật và tính độc đáo của khu di tích này là có nhiều tầng văn hóa của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau, tiếp nối nhau liên tục không đứt đoạn, phản ánh mối quan hệ về quy hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô..

Các di tích kiến trúc và một khối lượng rất lớn di vật cho thấy một phần qui mô và diện mạo của Hoàng Thành cùng đời sống cung đình của vua quan, quý tộc qua các thời kỳ lịch sử.

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy hàng triệu di vật khảo cổ, trong số đó có nhiều đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á minh chứng mối quan hệ, sự giao lưu kinh tế, văn hóa rộng mở của kinh đô Thăng Long trong lịch sử.

Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia, cũng là di tích đặc biệt quan trọng của Hà Nội và cả nước, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 1) ngày 12/8/2009.

nutcate.gif
Một số di tích còn lại của Hoàng thành Thăng Long

Bắc Môn


BacMonngaynay.jpg
Bắc Môn ngày nay

Bắc Môn (Cửa Bắc) là cổng duy nhất còn lại trong khu Hoàng Thành của thành Hà Nội thời nhà Nguyễn, có chức năng qua lại giữa Hoàng Thành-khu triều chính và Kinh Thành là khu dân cư. Trước kia bên ngoài của Hoàng Thành còn có con kênh rộng chừng 20m.

Bắc Môn đã hoàn thành việc trùng tu tôn tạo, phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên vết tích quả đạn pháo từ tàu chiến của Pháp bắn ngày 25/4/1873 vẫn giữ nguyên trên mặt tường phía ngoài của chính Bắc Môn.
Hai cánh cổng bằng gỗ đã được trùng tu, diện tích mỗi cánh 12m2, trọng lượng khoảng 16 tấn, chạy trên bánh xe bằng đồng nặng chừng 80kg. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị Tổng đốc Hà Nội là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Tổng đốc Hoàng Diệu.

Hậu Lâu


haulau.jpg

Hậu Lâu là một tòa lầu (còn có tên Tĩnh Bắc lâu) xây dựng phía sau cụm kiến trúc chính- Hành Cung của thành Hà Nội. Hậu Lâu nằm ở phía sau và thuộc phía bắc Hành Cung.

Theo phong thủy thì ngôi lầu có ý nghĩa giữ bình yên phía bắc Hành Cung nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu. Tương truyền xưa kia mỗi lần vua đi tuần du thì lầu là nơi nghỉ ngơi của công chúa nên còn có tên là lầu Công Chúa.

Đoan Môn

doanmon.jpg


Đoan Môn là tên gốc chưa bị thay đổi, đây là cổng duy nhất nối Cung Thành và Hoàng Thành. Đoan Môn có cấu trúc theo kiểu tam quan cửa vòm cuốn, có chiều dài 46,5m, ngang kể cả cánh gà 26,5m, cao 6m, với ba cửa. Cửa chính giữa chỉ dành cho nhà vua qua lại, hai cửa hai bên để cho các đối tượng khác. Phía trên có vọng lâu được xây kiên cố bằng gạch, đá. Công trình được mở cửa đón khách tham quan từ năm 2001.

Cột Cờ

cotco.jpg

Cột Cờ xây dựng năm 1812, dưới triều vua Gia Long, là một trong những công trình kiến trúc nằm trong khu vực thành cổ Hà Nội còn nguyên vẹn, hiện đang nằm trong khuôn viên Viện Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Cột Cờ cao hơn 40m, hình tám cạnh, đứng trên ba cấp hình vuông. Cấp dưới cùng mỗi cạnh dài 42m, cấp trên cùng mỗi cạnh dài 13m. Cấp giữa mở 4 cửa, chỉ 3 cửa có tên là Nghênh Húc (đón ánh nắng mai) ở phía đông, cửa Hướng Minh (hướng về ánh sáng) ở phía Nam và cửa Hồi Quang (ánh sáng phản chiếu) phía tây. Có cầu thang xoáy ốc, 51 bậc dẫn lên tới đỉnh cao. Đỉnh cột cờ hình khối bát giác có trụ để cắm cờ.

Cột Cờ đã được trùng tu hai lần: vào tháng 12/1959 và tháng 11/1989.

Điện Kính Thiên và đôi Rồng đá điện Kính Thiên

dienkinhthien.jpg

Điện Kính Thiên, vốn là Trung tâm của Hoàng Thành thời nhà Lê, của thành Hà Nội thời nhà Nguyễn. Thềm điện gồm 9 bậc, được ngăn thành ba lối lên. Thành bậc ngang 13,7m, dọc 4,45m, cao bằng nền điện 2,1m nói lên thế khang trang của điện Kính Thiên xưa.

Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng há nhỏ, ngậm hạt ngọc.

Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài, chính là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa.

Theo TTX
 
Chỉnh sửa cuối:

Cleonardo

New Member
1000 Năm Thăng Long ,mong là có 1000 năm pdaviet , lúc đó ae bây giờ gặp nhau ở đâu =))...hix
 

TruongHan

Super V.I.P
Chữ nhiều quá,lười đọc :)) mà sao biết thành Thăng Long được 1000 năm rồi nhỉ?:-?
 

HuyChung

New Member
Không biết có về kịp để xem không đây ...Chào mừng lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
 

JongZiZi

New Member
Cái này thì nhờ ĐHV, Vip + mem khu vực phía Bắc giúp chụp hình thôi.
 

saodoingoi142

Moderator
XIN NHIỆT LIỆT ĐÓN CHÀO 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI !!!=D>=D>=D>;;).

1000namThangLongHaNoi.jpg


chua_mot_cot(2).jpg

Anh em PDAViet chuẩn bị có cơ hội tung hòanh "Xẻ dọc Trường Sơn" khi được đến và tham gia vào ngày Lễ lớn này và sẽ không thiếu đi các buổi Offline PDAViet từ đây!!!hic hic...!!!\-/;;)
 

MinhThang

Manager
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long




Daile1000nam.jpeg

"THƠ VĂN ĐỜI LÝ " ...
1000 NĂM THĂNG LONG



NGUYỄN VĂN HOA




1- Đặt Vấn Đề :

Đây là cuốn sách chỉ in có sáu trăm bản ( 600), so với 800 triệu người mà mình kịp mua và sở hữu được cuốn sách này thật vui mừng và cũng là hy hữu .
Nhưng nó quý bởi đó là cuốn sách nói về Văn Thơ của một triều đại khá hưng thịnh đã cách đây gần 1000 năm.
Cuốn "Thơ văn đời Lý "của nhóm biên soạn Duy Phi-Đặng Tiến Huy -Vũ Huy Ba - Nguyễn Tiến , theo ngu ý của tôi thì công trình này là sự chuẩn bị kỹ càng để độc giả chào đón Thăng Long 1000 tuổi !

2- Cái đặc sắc của cuốn Thơ văn đời Lý:

2.1- Người Việt:

Cuốn sách này lấy bản Lê Quý Đôn ( toàn Việt thi lục 1768) làn bản nền và nhóm Duy Phi có nhắc đến các bản khác ví dụ như Văn học đời Lý của Ngô Tất Tố ( 1892-1954); Thơ văn Lý -Trần do Viện Văn Học biên soạn. Cuốn sách này khổ 13 x 19 cm có 784 trang , kết cấu gồm Bốn phần chính: Phần một là Lời nói đầu của nhóm Biên soạn từ trang 7 đến trang 11, qua lời Nhóm biên soạn độc giả được biết là Nhóm này đã kế thừa những tập sách, những tài liệu quý giá về văn học đời Lý đã xuất bản và đã tham khảo " Hội thảo về văn học nghệ thuật đời Lý " từ những năm 80 của thế kỷ 20; Phần hai Thơ,văn đời Lý từ trang 12 đến trang 604; đây là phần quan trong nhất, cuốn sách đã giới thiệu nhiều tác giả đời Lý ví dụ như Ngô Chân Lưu ( Khuông Việt),Nguyễn Văn Hạnh , Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ), Lã Định Hương, Thiền Lão, Lý Phật Mã (Lý Thánh Tông), Đàm Cửu Chi, Lâm Khu ( Huệ Sinh), Lý Nhật Tôn (Lý Thánh Tông), Đàm Khí ( Ngộ Ấn), Mai Trực ( Viên Chiếu), Lý Trường (Mãn Giác), Lê Văn Thịnh, Vương Hải Thiềm ( Chân Không ), Chu Văn Thường.
Phần ba tập hợp các bài viết về Thơ văn đời Lý của nhiều tác giả (ví dụ Huệ Chi, Vũ Thanh, Phạm Ngọc Lan, Đỗ Văn Hỷ, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Huy Hinh, Duy Phi, Nguyễn Tiến, Đặng Tiến Huy và Vũ Huy Bá từ trang 604 đến trang774 .
Và phần cuối là Niên biểu đời Lý ,bao gồm các đời Vua như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông , Lý Huệ Tông và có cả Lý Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo (Lý Chiêu Thánh, Giáp Thân 1224 Ất Dậu 1226).

3- Thiển kiến ban đầu:

Cuốn sách này có nhiều ưu điểm

3.1- Đã kế thừa trí tuệ của các tác giả khác am tường thơ văn đời Lý ví dụ như Ngô Tất Tố trang 26,154, 223, 244, 618... hoặc Hoa Bằng ( trang 247), Đỗ Văn Hỷ ( trang 223,312,381..), Nam Trân (323...) và kế thừa công trình của nhiều dịch giả của Viện Văn Học ( Hà Nội).

3.2- Phần dịch thơ văn , cuốn sách đã hội tụ trí tuệ uyên bác của nhiều dịch giả ví dụ Trần Văn Giáp, Cao Huy Giu, Hoàng Lê, Nguyễn Đức Vân , Băng Thanh , Phạm Tú Châu, Hoàng Xuân Hãn, Kiều Thu Hoạch, Phạm Trọng Điềm, Đào Phương Bình,,Nguyễn Đổng Chi, Huệ Chi...

3.3 - Sách đã đưa ra nhiều cách dịch khác nhau để độc giả so sánh và thẩm định, ví dụ :
Trang 244 một bài có hai bản dịch của Ngô Tất Tố và Huệ Chi (bản Huệ Chi riêng phần hiệp vần cả bài thơ dịch không hay bằng Ngô Tất Tố) ; Trang 323 một bài có bản dịch của Kiều Thu Hoạch và Nam Trân; Trang 618 một bài có 2 cách dịch Ngô Tất Tố dịch thơ 7 chữ, Phạm Tú Châu dịch thành lục bát.
Trang 480 tác giả Âu Đạo Huệ với bài Sắc thân dữ diệu thế , chỉ một bài thơ mà Khổ I do Nguyễn Đổng Chi dịch và khổ 2 do Hoàng Lê dịch .
Và không ít bài văn thơ đời Lý được hai người có uy tín cùng dịch, do vậy chất lượng dịch rất đáng tin cậy ( ví dụ các cặp Băng Thanh - Hoàng Lê, Huệ Chi -Băng Thăng, Nguyễn Đức Vân-Đào Phương Bình...).

3.4- Những người làm sách cũng trực tiếp tham gia dịch một số bài văn thơ đời Lý ví dụ Duy Phi ( trang 239...), Đặng Tiến Huy ( trang 418...) .

3.5- Cuốn sách đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu công phu về thơ văn đời Lý. Với nhiều chủ đề phong phú đa dạng như văn bia đời Lý,văn chiếu đời Lý,Thơ văn các vua triều Lý, thơ thiền đời Lý...Qua đó độc giả có thể tự so sánh các tác phẩm ở phần I ( phần chữ Hán , phần phiên âm và các cách dịch khác nhau ) với các ý kiến nghiên cứu ở phần II để tự rút ra cách thẩm thơ văn đời Lý của cá nhân mình.

3.6- Đưa ra những thông tin quý hiếm về tác giả ví dụ Lê Văn Thịnh ( tiến sỹ đầu tiên Kinh Bắc và Việt Nam ) từ trang 155- 160 "Kỳ Hùng bản thư " và " Dữ Tống sứ tranh biện đòi đất Quảng Nguyên mà họ Nùng nộp cho nhà Tống " bản dịch Hoàng Xuân Hãn, những tư liệu này từ năm 1084 đến 2009 vẫn có tính thời sự nóng bỏng khi Việt Nam và phương bắc đã cắm xong mốc trên bộ.

4- Kết luận

Nhược điểm cần lưu ý khi tái bản của cuốn sách này phần chữ Hán qúa nhỏ lại in rất mờ ( trang 33) ,Trang 167, 296 lỗ chỗ mất chữ, trang 101,mất hẳn một câu thơ, trang 489 ( không rõ chữ bài Đạo vô ảnh tượng của Nguyễn Nguyện Học).
Nhưng nhìn chung , cuốn Thơ Văn Đời Lý của nhóm Duy Phi là một cuốn sách rất quý, nó thực sự có ích cho các độc giả yêu quý di sản văn hoá đời Lý , độc giả có tác phẩm để chào đón 1000 năm Thăng Long (1010-2010).
 

saodoingoi142

Moderator
Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội !!!

239388-49t1b.jpg


images

Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội năm xưa. (Ảnh nguồn:Internet)

livecantho_1000nam.jpg

Với vị trí trọng yếu-là Kinh đô, trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa-giáo dục của cả nước (các thời Lý-Trần-Mạc-Lê Sơ-Lê Trịnh); là đầu mối hành chính của các trấn-tỉnh ở Bắc Thành (từ đầu thời Nguyễn), Thăng Long-Hà Nội luôn được quan tâm quản lí, bởi sự ổn định và phát triển của đô thị này có ảnh hưởng rất lớn đến các mặt chính trị-kinh tế-xã hội của cả nước. Trong quản lí Thăng Long-Hà Nội, Nhà nước phong kiến rất coi trọng việc cử người đứng đầu đơn vị hành chính đặc biệt này.

Trước hết, Nhà nước phong kiến chọn người trung thành, căn cứ vào hiệu quả công việc để cử người đứng đầu Thăng Long-Hà Nội. Điển hình cho nguyên tắc này là vào thời Trần, chức Đại An phủ Kinh sư phải là người từng trông coi các Lộ (đơn vị hành chính cao nhất ở địa phương lúc đó), sau đó, qua khảo duyệt để cử người có năng lực nhất về trông coi phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), rồi lại qua khảo duyệt lần nữa mới được cử về cai quản Kinh đô.

Đầu thời Nguyễn, đứng đầu Thăng Long (An phủ sứ Hoài Đức) đều là các tướng lĩnh xông pha trận tiền. Từ khi tỉnh Hà Nội được thiết lập, một bộ phận lớn các Tổng đốc Hà-Ninh là những võ quan cao cấp, nhiều người thuộc dòng tôn thất, hoặc rất thân tín với vua; bên cạnh những người có học vấn.

Thứ hai, chọn người có học thức, có trình độ.

Thăng Long-Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội của cả nước, phải xử lí rất nhiều công việc; mà còn là nơi hội tụ nhân tài, có đội ngũ quan lại rất đông đảo, có học thức của các cơ quan trung ương làm việc, mặt bằng dân trí cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Vì thế, để quản lí được Thăng Long-Hà Nội, không thể cử những vị quan ít học, trình độ kém; mà phải là những người có học, được đào tạo cơ bản, có năng lực. Mở đầu cho nguyên tắc này là Nguyễn Trung Ngạn (đỗ Hoàng giáp năm Giáp Thìn-1304) làm Kinh sư Đại doãn vào năm Tân Sửu đời Vua Trần Dụ Tông (năm 1341). 12/13 Phủ doãn Phụng Thiên từ thời Lê Sơ là các Tiến sĩ; con số tương tự đối với thời Mạc là 6/8 (2 người còn lại là Hương cống); thời Lê-Trịnh là 15/18. Họ là những Tiến sĩ “học thật, thi thật và hầu hết đều trở thành người tài thật”, hay “tài xứng kỳ danh, danh xứng kỳ đức”.

Trong 30 năm đầu thời Nguyễn (1802-1831), việc đào tạo bị gián đoạn, triều đình cử các võ quan nắm giữ chính quyền Thăng Long, song cũng cố gắng lựa chọn những người tương đối có học thức. Sau đó, khi việc giáo dục và khoa cử Nho học ổn định trở lại, triều đình lại cử những người thuộc tầng lớp văn quan, khoa trường, đỗ đạt cao vào bộ máy chính quyền Hà Nội, nhất là với chức Tổng đốc (cai quản cả Hà Nội-Ninh Bình).

Từ đời Vua Minh Mệnh (1820-1841) trở đi, phần lớn những người đứng đầu chính quyền Hà Nội nếu không là Tiến sĩ thì cũng là Hương cống-Cử nhân. Nhiều người khá nổi tiếng trên văn đàn, chính đàn. Có những thời điểm, triều đình phải cử các võ quan đảm nhiệm chức vụ đứng đầu chính quyền tỉnh Hà Nội, song cũng là người tương đối có học thức hoặc xuất thân từ những gia đình có học.

Thứ ba, chọn người có đức hạnh: Phần lớn những người đứng đầu chính quyền Thăng Long-Hà Nội là những bậc đại khoa, trung khoa, thấm nhuần lí tưởng sống của kẻ sĩ là “Thực vô cầu bão, cư vô cầu an” (người quân tử ăn không cần no, ở không cần sang), gắng tu thân để “Thành danh, lập ngôn, lập công, lập đức”, để “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Do vậy, phần lớn họ là người có đức hạnh, đem hết tài năng của mình phụng sự đất nước, vì sự phát triển của Thăng Long-Hà Nội. Nhiều người sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Thăng Long được đề bạt lên Phó tể tướng, Thượng thư, được cử đi sứ. Số người bị giáng chức, cách chức chiếm tỉ lệ rất thấp.

Nhiều người thể hiện một nhân cách khẳng khái, cao cả, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ Thăng Long, như Lê Giốc, Hoàng Diệu... Cuối cùng, có chế độ thỏa đáng đối với người đứng đầu chính quyền Thăng Long-Hà Nội. Trừ giai đoạn từ 1831 đến 1888 dưới triều Nguyễn, Thăng Long nằm trong tỉnh Hà Nội-một tỉnh có quy mô lớn cả về diện tích và dân số; còn các thời kì, giai đoạn khác, Thăng Long có quy mô nhỏ, song lại là đơn vị hành chính đặc biệt; là đô thị lớn, trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa của cả nước, là “bộ mặt quốc gia”; dân cư đa dạng về thành phần xuất thân, hoạt động kinh tế và các mối quan hệ xã hội, nên việc quản lí nó mang nhiều nét đặc thù, có phần phức tạp.

Trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền Thăng Long-Hà Nội rất lớn, công việc rất nhiều, không chỉ quan hệ đến đời sống thường ngày của đô thị này mà còn liên quan trực diện với triều đình trung ương và với các địa phương khác. Do vậy, Nhà nước các thời luôn có chế độ thỏa đáng với họ. Phẩm hàm, lương bổng của người đứng đầu chính quyền Thăng Long-Hà Nội ở các thời đều ngang bằng so với người đứng đầu các trấn (tỉnh) lớn, ngay cả trong giai đoạn đầu của triều Nguyễn, Thăng Long không còn là Kinh thành, chỉ là một phủ bình thường (phủ Hoài Đức). Nghiên cứu việc chọn cử người đứng đầu chính quyền Thăng Long-Hà Nội của cha ông giúp cho chúng ta hiểu được cung cách quản lí một đô thị lớn, giữ vai trò là Kinh đô của đất nước qua gần 800 năm mà còn rút ra được những bài học kinh nghiệm của quá khứ cho việc quản lí Thủ đô Hà Nội hiện nay, nhất là việc hình thành bộ máy cùng cơ chế quản lí, đào tạo và sử dụng cán bộ (trong đó có người đứng đầu); góp phần vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô giàu đẹp, hiện đại và văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hiến Thăng Long-Hà Nội.

Theo Quandoinhandan
 

HuyChung

New Member
Chùm ảnh lễ diễu binh kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

Sự kiện được trông đợi nhất của dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra vô cùng hoành tráng vào buổi sáng nay!

Đúng 8h loạt đại bác rền vang trên nền nhạc Quốc ca hùng tráng mở đầu cho buổi lễ trọng đại. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết long trọng đọc diễn văn khai mạc, hàng triệu trái tim hướng về thời khắc lịch sử trọng đại ngàn năm có một.

Sáng nay 10/10, lễ diễu binh, diễu hành - sự kiện được mong chờ nhất trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra tại quảng trường Ba Đình lịch sử.

1.jpg
Lễ diễu binh, diễu hành với sự có mặt của 31.000 người tham gia​

22.jpg
Phi đội máy bay trực thăng mang cờ Tổ quốc, cờ Đảng và biểu tượng Thăng Long - Hà Nội

3.jpg


4.jpg
Đoàn xe mang Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam và ảnh Bác​

5.jpg
Đội hồng kỳ​

6.jpg
Xe rước ảnh Bác qua lễ đài​

Lễ diễu binh:

8167.jpg


8.jpg


15d15.jpg


9d314.jpg


cd716.jpg


8f118.jpg


cf917.jpg


12.jpg


13.jpg


9.jpg


32520.jpg


c9e19.jpg



Diễu hành:

17226.jpg


db921.jpg


0f3222.jpg


23.jpg


24.jpg


dieu-binh-ba-dinh327.jpg

Theo Kenh14
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top