Zenki
Super V.I.P
Lang thang trên mạng có vài bài viết hay về các thuật ngữ liên quan đến hệ thống của iPhone nên mình sưu tầm về cho anh em đọc. Bài gốc bằng tiếng Anh được lấy tại đây - http://www.hackint0sh.org/f137/32604.htm. Anh em có thể đọc thêm bài tiếng Anh nếu bài dịch tiếng Việt của mình khó hiểu. Cố hết sức để dịch vì có nhiều chỗ chẳng biết dịch sang tiếng Việt thế nào cho hay nữa )
Trước tiên xin giới thiệu 2 con CHIPs quan trọng trong iPhone.
1. ARM Core Processor: Con này dùng để chạy Operating System (Darwin) và phần Application Bootloader nằm trong Flash Memory
2. Infineon Processor (S-Gold): Con này thì dùng để quản lý Baseband, có phần Bootloader và phần mềm chính là Modem Firmware
Cũng có thể hình dung thế này cho dễ hiểu:
Một máy tính Intel CPU - Chạy OS là Windows XP/Vista có Bootloader là Boot Sector ở trên đĩa cứng
Để bắt đầu câu chuyện mình xin chú thích như sau:
Firmware : Là phần hồn hoặc não đứa bé trẻ tên iPhone
Baseband : Là túi đựng đồ của đứa trẻ
Bootloader: Là một bà mẹ
BOOTLOADER
Trong iPhone có ít nhất hai loại Bootloader. Một loại có tên gọi là "ARM Core Bootloader", loại này tương tác với hệ điều hành của iPhone. Loại thứ hai là "Bootloader" mà chúng ta đề cập đến là “Baseband Bootloader”
Như khái niệm dân dã đã thống nhất với các bạn ở trên. Bootloader là bà mẹ, vào phòng của iPhone, gọi iPhone đánh thức nó dậy, đưa ra khỏi giường và chuẩn bị cho nó đến trường. Chức năng chính của Bootloader là đảm bảo cho iPhone thức giấc trước khi ra khỏi giường, đảm bảo nó ra khỏi giường trước đi tắm, tắm trước khi mặc quần áo, và quần áo phải mặc trước khi ra bến xe bus. Nói có vẻ lằng nhằng, nhưng rõ ràng bà mẹ Bootloader này luôn đảm bảo cho đứa con iPhone này một trình tự rõ ràng và chính xác. Hay nói cách khác, nó kiểm soát toàn bộ quá trình khởi động, hoạt động của iPhone. Nếu không có Bootloader thì đứa con iPhone sẽ mãi chỉ là đứa bé ngủ với bộ pijama sũng nước trong bồn tắm đợi xe bus đến.
Bootloader đảm bảo cho iPhone khởi động (Boot) theo đúng trình tự và hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Giống như mọi người trên thế gian, iPhone luôn chỉ có một bà mẹ trong cả cuộc đời của mình. Nếu bạn mua iPhone với bootloader phiên bản 3.9 thì bạn sẽ vẫn luôn có Bootloader 3.9 cho dù bạn có Upgrade bao nhiêu lần đi nữa.
Tất nhiên vẫn có những trường hợp mà người ta gọi là mẹ kế. Vậy có thể hiểu có một số người bỏ phiên bản 4.6 để lấy phiên bản 3.9. Có lẽ bạn cũng là một trong số người như vậy.
Vậy tại sao chúng ta phải quan tâm đến Bootloader?
Phiên bản Bootloader quyết định phương thức mà bạn bẻ khóa. Bởi lẽ 3.9 là bà mẹ dễ dãi, thoáng tính. Bà ta cho phép chúng ta làm nhiều thứ trong quá trình iPhone đang được Boot. Qua đó, iPhone của bạn rất dễ dàng tiếp cận.
Quý bà 4.6 thì khó tính hơn rất nhiều. Bà ta luôn khăng khăng đứa con mình sẽ trở thành Tổng thống trong tương lai và luôn theo dõi, kiểm soát những gì iPhone làm hay không thể làm. Ví dụ, 4.6 không cho chúng ta lấy Baseband mà bà ta không kiểm soát được.
Để thẩm tra Baseband, bạn cần Secpack: Là những lời dặn dò an toàn mà ông bố, bà mẹ và đứa trẻ được nhắc nhở nếu ông chú của bạn đến đón bạn ở trường chẳng hạn. Không có Secpack, bạn không thể viết Baseband đã được hack vào iPhone. Hơn nữa, không hack được baseband, bạn không thể sử dụng các phương pháp unlock.
BASEBAND
Versions: 03.12.06_G, 03.14.08_G, 04.01.13_G, 04.02.13_G, 04.03.13_G, 04.04.05_G, 04.05.04_G...
Baseband là ba lô của đứa trẻ tên iPhone. Baseband điều khiển quá trình tương tác giữa các thành phần của iPhone và hệ điều hành. Trong hầu hết các loại máy điện thoại, chip baseband tách biệt với hard drive chính và bộ xử lý của máy. Baseband là một trong những thứ mà quý bà Bootloader kiểm tra trong lúc bà ta đánh thức đứa con iPhone
Bất cứ khi nào iPhone muốn tương tác với nhà cung cấp mạng điện thoại bằng âm thanh hoặc dữ liệu nó đều làm việc thông qua baseband. Baseband chịu trách nhiệm đảm bảo simcard hợp lệ và bắt được tín hiệu của nhà cung cấp dịch vụ mạng.
Mỗi khi iPhone đến trường, nó đều cần những thứ như sách vở, thước kẻ, máy tính hay là cặp tài liệu. Baseband có tất cả những thứ này. Có thể bạn đã biết, bạn có thể lấy cái ba lô này đi mà đứa trẻ iPhone không bị sao cả. Bạn cũng có thể có một baseband không làm việc mà vẫn có một iPhone nhưng mà lúc này thì iPhone của bạn giống như là một cái iPod Touch.
Bạn có thể nghĩ rằng khi bấm số tức là bạn đang thực hiện cuộc gọi. Thực chất không hẳn thế mà là bạn đang tạo ra một chuỗi chỉ thị. Khi bạn bấm phím call, hệ điều hành sẽ đưa các chỉ thị của bạn đến baseband và vô hiệu hóa EDGE, gửi thông điệp đến nhà cung cấp dịch vụ mạng rằng nó đang chuẩn bị thực hiện cuộc gọi, cung cấp số điện thoại cần gọi đến và đợi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại truyền lại tín hiệu (Bận hay đổ chuông). Một khi cuộc gọi được thực thi, baseband sẽ gửi tín hiệu đánh thức microphone và speaker của iPhone. Mọi việc mà iPhone cần phải làm chỉ là ra lệnh "Thực hiện cuộc gọi đến số máy này", bởi lẽ Baseband đã biết rõ tất cả việc cần phải làm. Còn nhiệm vụ của bộ xử lý chỉ là những việc của một người đầy tớ.
Bạn nên nhớ, baseband chịu trách nhiệm về giao tiếp giữa nhà cung cấp dịch vụ mạng và hệ điều hành của iPhone. Với phiên bản 4.03.13_G trở lên, Apple đã thêm một số đoạn mã nhằm đơn giản hóa quá trình xử lý.
FIRMWARE
Versions: 1.0.0, 1.0.1, 1.0.2, 1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4, 2.0, 2.0.1, 2.0.2, 2.1, 2.1.1, 3.0, 3.0.1....
Firmware là phần hồn, là hệ điều hành của đứa trẻ iPhone. Hiểu với những khái niệm dân dã chúng ta đã đề cập. Mỗi khi chúng ta bật iPhone, bà mẹ bootloader sẽ bắt đầu khởi động phần hồn (Hệ điều hành). Nó đảm bảo mọi dich vụ đều được chạy. Nó cũng chuẩn bị và khoác ba lô Baseband lên vai cho đứa trẻ, sau đó thì đưa đứa bé đến trường.
Firmware của iPhone rất linh hoạt, nó bao gồm phần cốt lõi của iPhone, ứng dụng Springboard, khả năng điều khiển ăng ten Wifi, hay điều khiển các Web pages. Cùng với khả năng của firmware, Apple có thể thay đổi rất nhiều thứ.
Trước tiên xin giới thiệu 2 con CHIPs quan trọng trong iPhone.
1. ARM Core Processor: Con này dùng để chạy Operating System (Darwin) và phần Application Bootloader nằm trong Flash Memory
2. Infineon Processor (S-Gold): Con này thì dùng để quản lý Baseband, có phần Bootloader và phần mềm chính là Modem Firmware
Cũng có thể hình dung thế này cho dễ hiểu:
Một máy tính Intel CPU - Chạy OS là Windows XP/Vista có Bootloader là Boot Sector ở trên đĩa cứng
Để bắt đầu câu chuyện mình xin chú thích như sau:
Firmware : Là phần hồn hoặc não đứa bé trẻ tên iPhone
Baseband : Là túi đựng đồ của đứa trẻ
Bootloader: Là một bà mẹ
BOOTLOADER
Trong iPhone có ít nhất hai loại Bootloader. Một loại có tên gọi là "ARM Core Bootloader", loại này tương tác với hệ điều hành của iPhone. Loại thứ hai là "Bootloader" mà chúng ta đề cập đến là “Baseband Bootloader”
Như khái niệm dân dã đã thống nhất với các bạn ở trên. Bootloader là bà mẹ, vào phòng của iPhone, gọi iPhone đánh thức nó dậy, đưa ra khỏi giường và chuẩn bị cho nó đến trường. Chức năng chính của Bootloader là đảm bảo cho iPhone thức giấc trước khi ra khỏi giường, đảm bảo nó ra khỏi giường trước đi tắm, tắm trước khi mặc quần áo, và quần áo phải mặc trước khi ra bến xe bus. Nói có vẻ lằng nhằng, nhưng rõ ràng bà mẹ Bootloader này luôn đảm bảo cho đứa con iPhone này một trình tự rõ ràng và chính xác. Hay nói cách khác, nó kiểm soát toàn bộ quá trình khởi động, hoạt động của iPhone. Nếu không có Bootloader thì đứa con iPhone sẽ mãi chỉ là đứa bé ngủ với bộ pijama sũng nước trong bồn tắm đợi xe bus đến.
Bootloader đảm bảo cho iPhone khởi động (Boot) theo đúng trình tự và hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Giống như mọi người trên thế gian, iPhone luôn chỉ có một bà mẹ trong cả cuộc đời của mình. Nếu bạn mua iPhone với bootloader phiên bản 3.9 thì bạn sẽ vẫn luôn có Bootloader 3.9 cho dù bạn có Upgrade bao nhiêu lần đi nữa.
Tất nhiên vẫn có những trường hợp mà người ta gọi là mẹ kế. Vậy có thể hiểu có một số người bỏ phiên bản 4.6 để lấy phiên bản 3.9. Có lẽ bạn cũng là một trong số người như vậy.
Vậy tại sao chúng ta phải quan tâm đến Bootloader?
Phiên bản Bootloader quyết định phương thức mà bạn bẻ khóa. Bởi lẽ 3.9 là bà mẹ dễ dãi, thoáng tính. Bà ta cho phép chúng ta làm nhiều thứ trong quá trình iPhone đang được Boot. Qua đó, iPhone của bạn rất dễ dàng tiếp cận.
Quý bà 4.6 thì khó tính hơn rất nhiều. Bà ta luôn khăng khăng đứa con mình sẽ trở thành Tổng thống trong tương lai và luôn theo dõi, kiểm soát những gì iPhone làm hay không thể làm. Ví dụ, 4.6 không cho chúng ta lấy Baseband mà bà ta không kiểm soát được.
Để thẩm tra Baseband, bạn cần Secpack: Là những lời dặn dò an toàn mà ông bố, bà mẹ và đứa trẻ được nhắc nhở nếu ông chú của bạn đến đón bạn ở trường chẳng hạn. Không có Secpack, bạn không thể viết Baseband đã được hack vào iPhone. Hơn nữa, không hack được baseband, bạn không thể sử dụng các phương pháp unlock.
BASEBAND
Versions: 03.12.06_G, 03.14.08_G, 04.01.13_G, 04.02.13_G, 04.03.13_G, 04.04.05_G, 04.05.04_G...
Baseband là ba lô của đứa trẻ tên iPhone. Baseband điều khiển quá trình tương tác giữa các thành phần của iPhone và hệ điều hành. Trong hầu hết các loại máy điện thoại, chip baseband tách biệt với hard drive chính và bộ xử lý của máy. Baseband là một trong những thứ mà quý bà Bootloader kiểm tra trong lúc bà ta đánh thức đứa con iPhone
Bất cứ khi nào iPhone muốn tương tác với nhà cung cấp mạng điện thoại bằng âm thanh hoặc dữ liệu nó đều làm việc thông qua baseband. Baseband chịu trách nhiệm đảm bảo simcard hợp lệ và bắt được tín hiệu của nhà cung cấp dịch vụ mạng.
Mỗi khi iPhone đến trường, nó đều cần những thứ như sách vở, thước kẻ, máy tính hay là cặp tài liệu. Baseband có tất cả những thứ này. Có thể bạn đã biết, bạn có thể lấy cái ba lô này đi mà đứa trẻ iPhone không bị sao cả. Bạn cũng có thể có một baseband không làm việc mà vẫn có một iPhone nhưng mà lúc này thì iPhone của bạn giống như là một cái iPod Touch.
Bạn có thể nghĩ rằng khi bấm số tức là bạn đang thực hiện cuộc gọi. Thực chất không hẳn thế mà là bạn đang tạo ra một chuỗi chỉ thị. Khi bạn bấm phím call, hệ điều hành sẽ đưa các chỉ thị của bạn đến baseband và vô hiệu hóa EDGE, gửi thông điệp đến nhà cung cấp dịch vụ mạng rằng nó đang chuẩn bị thực hiện cuộc gọi, cung cấp số điện thoại cần gọi đến và đợi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại truyền lại tín hiệu (Bận hay đổ chuông). Một khi cuộc gọi được thực thi, baseband sẽ gửi tín hiệu đánh thức microphone và speaker của iPhone. Mọi việc mà iPhone cần phải làm chỉ là ra lệnh "Thực hiện cuộc gọi đến số máy này", bởi lẽ Baseband đã biết rõ tất cả việc cần phải làm. Còn nhiệm vụ của bộ xử lý chỉ là những việc của một người đầy tớ.
Bạn nên nhớ, baseband chịu trách nhiệm về giao tiếp giữa nhà cung cấp dịch vụ mạng và hệ điều hành của iPhone. Với phiên bản 4.03.13_G trở lên, Apple đã thêm một số đoạn mã nhằm đơn giản hóa quá trình xử lý.
FIRMWARE
Versions: 1.0.0, 1.0.1, 1.0.2, 1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4, 2.0, 2.0.1, 2.0.2, 2.1, 2.1.1, 3.0, 3.0.1....
Firmware là phần hồn, là hệ điều hành của đứa trẻ iPhone. Hiểu với những khái niệm dân dã chúng ta đã đề cập. Mỗi khi chúng ta bật iPhone, bà mẹ bootloader sẽ bắt đầu khởi động phần hồn (Hệ điều hành). Nó đảm bảo mọi dich vụ đều được chạy. Nó cũng chuẩn bị và khoác ba lô Baseband lên vai cho đứa trẻ, sau đó thì đưa đứa bé đến trường.
Firmware của iPhone rất linh hoạt, nó bao gồm phần cốt lõi của iPhone, ứng dụng Springboard, khả năng điều khiển ăng ten Wifi, hay điều khiển các Web pages. Cùng với khả năng của firmware, Apple có thể thay đổi rất nhiều thứ.
:::::::::::::: THE END ::::::::::::::