• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

mkRemote - Dùng Điện Thoại Làm Chuột & Bàn Phím

TruongHan

Super V.I.P
Ứng dụng mkRemote sẽ biến điện thoại thành chuột & bàn phím để điều khiển trên PC,chiếc điện thoại của bạn sẽ thay thế cho chuột & bàn phím không dây thông qua Wifi


16831032.png



File APK : http://www.mediafire.com/?lb5fif5dn4897n4

File cài trên PC : http://download.devbury.com/mkRemote/mkRemote-1.14.1-Setup.exe
 

lvl

New Member
Xin bổ sung một chút thông tin:

Có 3 dạng phần mềm dạng như phần mềm này.

1. Dùng điện thoại làm bàn phím, chuột, touchpad, hoặc nếu điện thoại có g-sensor thì dùng g-sensor làm joystick. Dạng này khi kết nối tới máy tính bàn thì màn hình máy tính bàn vẫn bình thường, bàn phím, con chuột của máy tính bàn vẫn dùng bình thường (điều khiển bằng điện thoại cũng được, máy tính bàn cũng được). Không nhìn thấy màn hình máy tính bàn trên màn hình điện thoại.

2. Dạng này dùng chức năng Remote desktop của Microsoft. Khi kết nối tới máy bàn thì màn hình máy bàn hiện trên màn hình điện thoại và có thể vận hành (xin dùng "vận hành" cho nó rộng hơn "điều khiển") máy bàn. Tuy nhiên máy bàn lúc này tự trở về màn hình đăng nhập và không điều khiển được bằng bàn phím, con cuột của máy bàn.

3. Dạng này kết hợp ưn điểm của cả hai dạng trên là màn hình máy bàn hiện trên màn hình điện thoại và có thể vận hành máy bàn từ điện thoại đồng thời bàn phím, con chuột máy bàn vẫn như bình thường. Dạng này có thể dùng giao thức riêng hoặc dùng VNC.

Dạng 1 khá thuận tiện cho những người phải trình chiếu (PowerPoint chẳng hạn). Thay cho cái remote trình chiếu chuyên dụng của Logitech, .... bán ở ngoài giá khoản 800.000đ đến vài triệu. Cái remote chuyên dụng dạng này vừa loằng ngoằng (thường kèm cục nhận gắn vào máy tính), khoảng cách ngắn, chỉ khoảng chục mét. Dạng 1 dùng qua WIFI thì ... vô tư (tất nhiên vẫn phải nhìn thấy màn hình máy bàn hoặc màn chiếu chứ ra ngoài phòng hoặc sang phòng khác thì thua :)

Dạng 2 chỉ phù hợp cho việc vận hành máy, không dùng cho việc điều khiển trình chiếu được.

Dạng 3 thì dùng cả cho trình chiếu và vận hành đều tốt.

Dạng 2 và 3 có một nhược điểm là nếu dùng điện thoại màn hình nhỏ và không có bàn phím cứng thì điều khiển máy bàn khá khó khăn.
Cả 3 dạng phần mềm này thường đều thiết kế cho mạng nội bộ (LAN) - có dây hoặc không dây đều được.
Dạng 2 và 3 kết hợp với dùng IP tĩnh hoặc OpenDNS và Port forwarding của modem thì có thể điều khiển từ xa qua Internet (ngồi café vẫn điều khiển máy ở cơ quan được :O )

Dạng 1 và 3 thường gồm có 2 phần: phần trên điện thoại (client) và phần trên máy bàn (server). Cài phần server trên máy bàn (thường phải kiểm tra xem firewall của máy bàn có chặn phần mềm đó không). Cài client trên điện thoại và khai báo thông số để kết nối tới máy bàn (thường gồm tên máy bàn hoặc IP máy bàn, user name, password, đôi khi yêu cầu chọn cổng).

Dạng 2 chỉ cần phần client (phần server đã có sẵn trên Windows). Chỉ cần cho phép Remote desktop trên máy bàn (chuột phải trên My computer, chọn remote settings. Riêng với Windows 7, 2008 server R2 thì lưu ý cách authentication - thường chọn dòng thứ 2: Allow connections from computers running any version of Remote desktop).

Các phần mềm dạng 1: nhiều vô kể. mkRemote, GRemote, Remote Droid, Unified Remote, GMote, PRemoteDroid,... Trong số này thì tôi thích nhất là GRemote và Unified Remote.
Các phần mềm dạng 2: vô Market rồi search với từ khóa là RDP hoặc Remote desktop.
Các phần mềm dạng 3: dạng này chủ yếu là dùng VNC. Search trong market với từ khóa VNC.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top