• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Những trùm XH đen VN cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21

HotelHoangMinh

New Member
Những trùm XH đen VN cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21

HÀ NỘI :

Khánh Trắng :

20_phientoadb_anhto.jpg


Khánh "Trắng", tên thật là Dương Văn Khánh, là một nhân vật cầm đầu băng đảng xã hội đen gồm 19 tội phạm khét tiếng Hà Nội trong những năm cuối của thế kỷ 20. Khánh bị bắt, đem ra xét xử, bị lãnh án tử hình năm 1997.

Theo bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm thì Khánh "Trắng" phạm 4 tội: giết người, cướp tài sản công dân, trốn thuế và che giấu tội phạm. Khánh phải nhận án tử hình và phải nộp cho Nhà nước gần 3,9 tỷ đồng, trong đó có hơn 3,5 tỷ đồng tiền phạt, 350 triệu đồng tiền thuế, tiền án phí, bồi thường cho các bị hại...

Khánh "Trắng" có vẻ ngoài nho nhã, thư sinh song lại được xem là một sát thủ máu lạnh đội lốt một ông đội trưởng bốc xếp. Với vẻ ngoài hào hoa lịch lãm và làm nhiều công tác từ thiện đều là để che mắt thiên hạ .

Tuy nhiên, Khánh "Trắng" từng có lần bị tạt acid cực nặng và vụ này do trùm dao búa Nguyễn Việt Dũng ở Hải Phòng thực hiện. Giới giang hồ đồn đại rằng: theo đơn đặt hàng của trùm Dũng, đàn em của Dung Hà từ Hải Phòng lên Hà Nội tạt acid Khánh Trắng, đội trưởng đội bốc xếp chợ Đồng Xuân. Thế nhưng, sau khi bỏ cả núi tiền chữa sẹo mà không hết, Khánh vẫn không dám dọa hoặc chơi lén lại Dũng .

Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự Xã hội (C14), Bộ Công an chính là Trưởng ban chuyên án vụ bắt trùm tội phạm Khánh “trắng” và đồng đảng ở Hà Nội năm 1996. Ông Quắc cho rằng, xét về mặt tổng kết các nghiệp vụ của ngành công an, thì vụ án băng nhóm của Khánh “trắng” vẫn là một cái mốc quan trọng đánh giá sự tiến hóa nguy hiểm của tội phạm hình sự ở Việt Nam, từ chỗ hoạt động theo kiểu các ổ nhóm nhỏ lẻ bắt đầu liên kết với nhau thành những băng nhóm tội phạm quy mô lớn, có tổ chức chặt chẽ với các hoạt động bảo kê, móc nối theo kiểu xã hội đen, đâm thuê chém mướn và đòi nợ thuê.

Năm 1991, ở Hà Nội có một vụ giết người do Dương Văn Khánh (Khánh “trắng”) cầm đầu, thực hiện. Sự việc xảy ra khoảng 12h30 ngày 24/3/1991.

Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) trong băng buôn bán mũ cối giả ở chợ Đồng Xuân xích mích với Trần Đại Dương, đàn em của Khánh “trắng”. Khi Khánh “trắng” cùng các đàn em Trần Đại Dương, Vũ Quốc Dũng, Phạm Gia Chiến, Tống Văn Thắng đi ngang số nhà 44 Hàng Chiếu thì gặp Hưng, anh ruột Đạt. Khánh “trắng” hô đàn em bắt Hưng. Hưng chống cự, bị cả bọn quây lại đánh hội đồng.

Biết anh đang bị đánh, Đạt cướp dao thái thịt của chị Hoa ở đường Nguyễn Thiện Thuật chạy đến đâm Chiến và Dũng bị thương. Đạt bị băng Khánh “trắng” bắt đưa lên xích lô, nhưng khi đến Công an phường Đồng Xuân thì Đạt đã chết... Nguyên nhân chết của Đạt được pháp y Công an Tp. Hà Nội xác định do nhát đâm vào cổ xuyên thấu phổi, mất máu... Dũng bị phạt 1 năm tù giam.

Sau này, ngày 28/1/1996, Ủy ban thẩm phán TAND tối cao xét xử tái thẩm vụ án đã hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm năm 1991 bằng Quyết định 55/UBPT vì lý do Vũ Quốc Dũng không có hành vi giết người...

Cơ quan CSĐT Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) xác định Dương Văn Khánh dàn dựng có bài bản để Dũng “phở” chỉ phải chịu mức án nhẹ nhất. Qua lời khai của Dũng “phở”, Trần Đại Dương, Tống Văn Thắng và các nhân chứng khác, Cơ quan điều tra biết rằng các nhát đâm trên người Đạt đều do một mình Khánh “trắng” thực hiện bằng chính con dao mà Đạt cướp của chị Hoa.

Sơn Bạch Tạng

vietnam_30131725_Son-bach-tang.jpg


Trong giới giang hồ miền Bắc từ trước đến nay, cái tên Sơn “bạch tạng” được nhắc đến với nhiều câu chuyện thêu dệt về nhân vật “cầm trịch” dân đao búa đất Hà thành.
Không giống như Khánh “trắng”, Phúc "bồ", Vinh "đồng", Dương Tử Anh... hay nhiều anh chị có máu mặt khác thích "trống giong cờ mở", Sơn lặng lẽ thu mình thống lĩnh việc cờ bạc và các hoạt động "đen" khác. "Tảng băng chìm" này của Sơn mang lại rất nhiều lợi nhuận và danh thế...

Là một trong những tay anh chị nổi tiếng nhất trong giang hồ nên Sơn "bạch tạng" luôn được các đơn vị công an "chăm sóc" kỹ lưỡng, đặc biệt là Phòng CSĐT tội phạm về TTXH của Công an TP Hà Nội. Tuy nhiên với sự khôn ngoan của kẻ đã lăn lộn trên giang hồ, Sơn "bạch tạng" vẫn giữ được "chất" của mình và luôn khiến dân đao búa đất Hà thành bái phục.

Trên khắp đất nước, bất kỳ một dân chơi nào cũng đều biết tiếng Trần Quốc Sơn tức Sơn "bạch tạng" như là một ông trùm thực sự của giang hồ Hà Nội. Các đại ca khét tiếng như Cu Nên, Cu Lý, Lâm "già", Minh "xăm", Thành "xăm"... đều phải kiêng nể Sơn trong các cuộc ân oán.

Khi giang hồ vào thời loạn, thế kiềng ba chân Sơn "bạch tạng" - Phúc "bồ" - Khánh "trắng" tan vỡ. Sơn có cơ hội thống lĩnh xã hội đen Hà Nội. Không bỏ qua thời khắc quý giá này, Sơn "chiêu binh mãi mã", xưng hùng xưng bá ở khu vực chợ xe Phùng Hưng và các sòng bạc lớn ở Hà Nội.

Sinh năm 1962, Sơn cầm tinh con hổ. "Chúa sơn lâm" luôn ngồi ghế tiên chỉ của dân đao búa trong mọi cuộc chơi. Tính Sơn nhỏ nhẹ, ít rượu chè, trong thời gian đấu đá với các đối thủ, Sơn lại càng lặng lẽ. Mỗi khi Sơn xuất hiện tại các vũ trường, tất cả những cô đào đẹp nhất phải ra hầu rượu. Mỗi khi Sơn "trót" sa chân vào vòng lao lý, tất cả các phạm nhân đều phải thừa nhận Sơn là "huynh trưởng". Đã nói là làm, đã làm là tới cùng, tính cách ấy thể hiện rõ trong các phi vụ làm ăn cũng như những cuộc thanh trừng bằng máu khiến bọn đàn em vô cùng khiếp sợ.

Khi Khánh "trắng" bị bắt, Sơn đã "lên ngôi" và trở thành "anh cả" tại giang hồ miền Bắc. Thế và lực của Sơn rất lớn bởi tiền và những gã đàn em máu lạnh, sẵn sàng xuống tay dao mỗi khi đại ca ra lệnh.

Cùng lúc đó ở Hải Phòng, Minh "sứt" cùng "tứ đại hộ pháp" của mình là Dũng "Bắc Kạn", Dũng AK, Dũng "đui", Dũng K cũng phô trương thanh thế thống lĩnh giang hồ đất Cảng. Minh đi buôn lậu hàng điện tử, hêrôin, xăng dầu... nên nguồn tài chính của gã hết sức khổng lồ. Đây là sự hậu thuẫn rất lớn cho Minh trong việc phong tỏa giang hồ cả nước. Ngoài ra, "tứ Dũng" của Minh đi đâu cũng vác hàng nóng đi theo nên băng nhóm của Minh ngày càng lừng lẫy thanh thế. Thậm chí chúng còn có cả súng AK đi áp tải hàng lậu.

Ngay từ đầu, Sơn và Minh đã chẳng ưa gì nhau nên mối quan hệ của giới hắc đạo hai thành phố rơi vào tình trạng "chiến tranh lạnh". Ngoài việc buôn ma tuý ra, đàn em của Minh là Dung "hà" mở các sới bạc tại Thuỷ Nguyên, Kiến An... cạnh tranh với Sơn và Thắng trong nghề đỏ đen bịp bợm. Không những thế, Dung còn cậy thế anh mình phong toả "giới tín dụng đen" tại Casino Hải Phòng khiến Hạnh "sự", một người em kết nghĩa của Thắng, mất đất làm ăn...

Quê gốc của Sơn "bạch tạng" ở phường Phương Liệt, Thanh Xuân nhưng sau đó chuyển về phố Ngô Thì Nhậm sinh sống. Là con út trong một gia đình nề nếp nhưng từ nhỏ Sơn đã quậy phá, ngỗ ngược và liên tục bị chính quyền địa phương tập trung cải tạo. Mới 15 tuổi, Sơn đã bị công an quận Hoàn Kiếm bắt vào vì tội móc túi (năm 1977).

Đến ngày 20/3/1978, Sơn tiếp tục bị tra tay vào còng cũng về tội "hai ngón". Ngày 19/1/1979, TAND quận Hoàn Kiếm xử Sơn 8 tháng tù, 12 tháng thử thách. Đến ngày 16/3/1980, Sơn lại tiếp tục bị bắt về tội danh trên. Không những thế, khi còn trẻ, ông trùm này còn rất nổi tiếng vì "máu lạnh" trong những cuộc đánh lộn, đâm chém. Trước những hành vi phạm tội liên tiếp đó của Sơn, chính quyền địa phương buộc phải lập hồ sơ đưa đi cải tạo tại trại Thanh Lâm, Thanh Hoá.

Do đã gây dựng được "số má" ở ngoài đời nên khi vào trại, Sơn được ngồi ghế "đại bàng". Ở đây, ông trùm máu lạnh này thu phục hàng loạt đàn em trong Nam ngoài Bắc để nhân rộng thanh thế. Đặc biệt là những đàn em ở Hải Phòng, Nam định được "đại ca" biệt đãi hơn cả.

Ngoài bản lĩnh do những ân oán giang hồ tạo nên, Sơn còn được đàn em hết sức nể phục vì sự điềm đạm, ăn nói khéo léo nhẹ nhàng và tính cách "nhất ngôn cửu đỉnh". Đã nói là làm và đã làm là hết mình nên Sơn được đàn em nể trọng không kém gì Thắng. Hơn nữa, ít ai thấy Sơn nói tục chửi bậy, uống rượu, không bao giờ sử dụng ma tuý nhưng đã ra tay thì hết sức lạnh lùng.

Sau những phi vụ làm ăn, Sơn bao giờ cũng tỏ ra cưu mang đàn em và không nhận phần nhiều về mình. Thậm chí, khi những cuộc xung đột trong hai giới hắc bạch xảy ra, Sơn cũng đứng ra dàn xếp tránh đổ máu cho đàn em và các băng nhóm khác. Khi cải tạo trong trại, mỗi lần nhận được quà cáp gửi vào, Sơn "bạch tạng" thường chia đều cho đàn em nhưng kẻ nào có ý định vượt mặt thì Sơn không bao giờ bỏ qua.

Không sống một cách vương giả tại Hải Phòng được nữa, mang theo mối hận trong lòng, Dung "hà" vào TPHCM theo hai đàn anh của mình là Minh "sứt" và Thành "chân" lập nghiệp giang hồ. Tuy nhiên, đi đến đâu cũng bị Thắng cản mũi, niềm uất hận của Dung lại càng cháy bỏng. Im hơi lặng tiếng hơn Dung nhưng Ngô Chí Thành tức Thành "chân" là đại ca giang hồ thực sự của Hải Phòng. Thành không thích trống giong cờ mở, phô trương thanh thế nhưng có thực lực trên giang hồ. Cu Lý, Cu Nên, Lâm "già", Dũng "Bắc Kạn", Oanh "hà", Dũng AK, Dũng "đui", Dung "hà" đều sợ Thành "chân" một phép.

Vào thời gian này, tại các vũ trường như Mưa rừng nhiệt đới, Đêm màu hồng, Phi thuyền... hàng đêm, Thành ngồi uống rượu một mình. Hầu hết các dân chơi, bảo kê có số má như Tài "ba đô", Dũng "lợn"... đi qua đều phải cúi chào lễ phép.

Năm 1995, Sơn "bạch tạng" bị phạt thi hành án tại trại tạm giam Thanh Hà (Phú Thọ), tiếng tăm của hắn vang đến tai Năm Cam, lúc đó cũng đang cải tạo tại đây. Hai người làm quen, và nhanh chóng trở thành cạ cứng của nhau. Năm Cam rất quý Sơn "bạch tạng", chúng kết tình huynh đệ. Ra khỏi trại giam, Năm Cam tin tưởng giao cho Sơn quản lý nhiều sòng cá độ ở thành phố, có việc gì quan trọng cũng đều gọi và giao trực tiếp cho người em kết nghĩa này.

Trở thành đàn em thân tín của anh Năm, được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, Sơn trở thành cái gai trong mắt nữ quái Dung Hà.
Trước khi Sơn xuất hiện, Dung Hà được anh Năm sùng ái. Năm Cam từng hứa giúp thị mở sòng bạc tại 17, phố Bùi Thị Xuân, TP HCM. Sòng bạc mở được 3-4 hôm, đang làm ăn thuận lợi, mỗi ngày thu về hơn 70 triệu đồng thì bỗng nhiên vắng khách. Cho đàn em điều tra, Dung Hà biết Thắng "tài dậu" cùng Sơn "bạch tạng" vừa từ Bắc vào, được Năm Cam tin dùng, giao cho quản lý một số sòng. Vì vậy sòng bài của thị bị phong toả, số con bạc lai vãng đến đây ít đi.

Để cứu vãn tình hình bi đát, Dung Hà đến xin được làm ăn cùng Năm Cam tại sòng bạc ở quận 8, nhưng bị từ chối thẳng thừng. Mở sòng thì không có khách, muốn chung sòng cũng không xong, Dung Hà càng nhảy dựng lên khi phát hiện, trong khi từ chối lời đề nghị của thị, Năm Cam lại cho Sơn chung sòng ở quận 8. Hơn nữa, Sơn không phải đóng "thùng tẩy", được hưởng 30% lãi thu được, đây là ngoại lệ trong giới giang hồ TP HCM. Thế là bao nhiêu nỗi cay cú được trút lên đầu Sơn "bạch tạng".

Biết Sơn có việc phải ra Hà Nội, Dung Hà tổ chức đàn em phục kích tại khách sạn Las Vegas ở số 7 Lê Văn Hưu. Nhưng kế hoạch bị đổ bể vì Sơn đã được báo trước nên không xuất hiện.

Về Sài Gòn, Sơn thưa lại mọi chuyện với ông anh kết nghĩa, Năm Cam lập tức cho gọi Dung Hà để hỏi, thị chối đây đẩy. Để làm rõ chuyện, Năm Cam tổ chức buổi đối chất tại nhà hàng Maxim giữa Thắng "tài dậu", Sơn "bạch tạng", Dung Hà cùng hai người nữa. Hà tiếp tục không thừa nhận, vì vậy Năm Cam đưa cho thị 3.000 USD với yêu cầu bỏ qua xích mích, và không quên cảnh cáo Dung Hà nếu muốn lấy mạng Sơn "bạch tạng" thì phải bước qua xác anh Năm.
Khi mâu thuẫn của Dung "hà" và Thắng "tài dậu", Sơn "bạch tạng" lên tới đỉnh điểm, Thành đã khuyên răn cô em đồng bóng của mình rất nhiều. Là kẻ lọc lõi trên giang hồ, Thành hiểu độ nham hiểm và sự tàn bạo của đối thủ. Thấy Dung không nghe, Thành liền bỏ đi Canađa sinh sống...

Khi Sơn "bạch tạng" và Thắng "tài dậu" bị đàn em Dung "hà" săn đuổi thì Hạnh vẫn có những mối quan hệ mật thiết với giang hồ đất Cảng. Còn Sơn bay vào TPHCM để "yểm bùa" đám giang hồ "Ba Ke" đang quấy nhiễu tại các vũ trường, nhà hàng. Vào thời gian này, dân dao búa miền trong rất ngại những tay anh chị từ Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội mò vào. Những cái tên như Hưng "mi nhon", Trường "xoăn", Tuấn "tăng", Thuỷ "lẩm", Dũng "heo", Dũng “paléttin"... khiến dân giang hồ miền Nam toát mồ hôi hột.

Những trận huyết hận tương tàn của vài chục tên côn đồ miền Nam cùng lắm chỉ làm đổ máu chút ít. Lâu lâu mới nhỡ tay đao khiến có kẻ vong mạng. Nhưng khi giang hồ miền Bắc đã ra tay thì không tàn phế suốt đời cũng hồn lìa khỏi xác. Với sở trường lạnh lùng như thế, giới hắc đạo miền Nam ngại dân anh chị miền Bắc một vành. Vì vậy, Sơn "bạch tạng", kẻ cầm tinh con hổ lẫy lừng này cũng như hàng chục đàn em trung thành của Sơn luôn là "bức tường thép" lấy le với giới hắc đạo Hải Phòng, Nam Định...

Ngày 16/3/2002, Đội đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự bắt Sơn ngay tại đầu ngõ Lương Sử A và di lý ông trùm đao búa này vào miền Nam phục vụ việc điều tra mở rộng các vụ án liên quan...
 

HotelHoangMinh

New Member
Phúc Bồ

75164914-136608_1.jpg


Cho tới giờ, khi những tay anh chị như Sơn "bạch tạng", Khánh "trắng" đã “dựa cột”, đám giang hồ đất Hà Nội một thời, nay chỉ còn Nguyễn Thị Phúc (Phúc "bồ") quay trở lại với cuộc đời sau khi phải “bóc 11 cuốn lịch”.

Vào những năm cuối của thập kỷ 1990, cái tên Phúc “bồ" và Khánh “trắng" từng là nỗi kinh hoàng cho những người dân lành vô tội buôn bán ở khu vực chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Núp dưới danh nghĩa những đội bốc xếp, vận chuyển hàng hóa cho những người buôn bán, Phúc “bồ" và Khánh “trắng" thực chất là những tên lưu manh sừng sỏ cầm đầu những băng nhóm "xã hội đen" ngang nhiên lộng hành bắt nạt và chèn ép những dân lành buôn bán.

Bằng các thủ đoạn độc quyền vận chuyển, bốc xếp, thu tiền bến bãi, ép giá, bắt phạt, đe dọa báo cán bộ thuế vụ, chúng đã thu tiền trái phép đối với người kinh doanh buôn bán hoặc người từ địa phương khác đến giao hàng. Thậm tệ hơn, chúng đã xâm phạm chỗ ở, bắt giữ người trái pháp luật, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, và tiến hành hàng chục vụ đâm thuê chém mướn gây thương tích cho người dân vô tội. Tham gia giải quyết các vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân bằng "luật rừng", cho đàn em khống chế đe dọa buộc bên đối phương phải chấp nhận những điều kiện và luật lệ do chúng đặt ra, băng nhóm của chúng đã khiến cho bao nhiêu người phải điêu đứng.

Nếu như Khánh “trắng" là một sát thủ máu lạnh đội lốt một ông đội trưởng đội bốc xếp có vẻ ngoài hào hoa lịch lãm và làm nhiều công tác từ thiện để che mắt thiên hạ thì Phúc “bồ" lại là một người đàn bà "hung dữ" trắng trợn cầm đầu băng nhóm "xã hội đen" thu nạp đám đàn em thân tín là những tên lưu manh trộm cắp, côn đồ hung hãn từng vào tù ra tội. Đàn bà dễ có mấy tay, mà đàn bà như Phúc “bồ" thì đàn ông dù có máu mặt giang hồ cũng phải quy phục dưới trướng của thị.

Không đến mức chém giết người dã man, trắng trợn và thâm độc như Khánh “trắng", song với 21 tháng tồn tại, băng nhóm của Phúc “bồ" làm mưa làm gió đối với bà con buôn bán ở chợ tạm Phùng Hưng và một số khu vực lân cận quanh chợ Đồng Xuân. (Lúc đó chợ Đồng Xuân bị cháy nên chính quyền lập chợ tạm Phùng Hưng cho bà con buôn bán). Đứng đằng sau với vai trò chủ mưu và cầm đầu băng nhóm, Phúc “bồ" đã dựng người tình của mình lên làm đội trưởng đội bốc xếp.

Thị lập ra các tổ bốc xếp nhỏ ở từng khu vực buôn bán các mặt hàng, đưa những tên lưu manh lên làm tổ trưởng và đề ra mức tiền hằng ngày phải nộp cho từng người, từng tổ, từng nhóm. Các đội viên phải tìm mọi cách để đạt chỉ tiêu, nếu không Phúc “bồ" sẽ cho người đánh, hoặc không cho làm nữa. Bằng cách đó, Phúc “bồ" và Khánh “trắng" thu nhập mỗi tháng hàng trăm triệu đồng.

Phúc “bồ" và Khánh trắng" từng *ng độ nhau rất nhiều lần để dàn xếp lãnh thổ hoạt động của băng nhóm. Nhiều vụ "thanh toán" nhau diễn ra khá tàn bạo. Điển hình là vụ chém nhau giữa hai băng nhóm ở bốt Hàng Đậu mà kết quả là người tình của Phúc “bồ" - đội trưởng đội bốc xếp của thị, đã bị đàn em Khánh “trắng" lấy đi một mắt do bị chúng hắt axít. Sau nhiều lần dàn xếp, cuối cùng khu vực hoạt động của hai băng nhóm được xác lập. Khánh “trắng" cai quản khu vực chợ Đồng Xuân, Phúc “bồ" cai quản ở các khu vực lân cận.

Tồn tại vỏn vẹn 21 tháng, có vẻ như khoảng thời gian ấy là quá ít so với tiếng tăm lưu manh giang hồ nổi khắp Hà Nội của băng nhóm Phúc “bồ". Cuối cùng thì Phúc cùng các đệ tử cũng đã bị pháp luật trừng trị đích đáng. Phúc “bồ" lĩnh án tù 11 năm ở trại 5 Thanh Hóa.

Khi còn bị "lưu kho" tại trại giam số 5 Thanh Hóa, lúc nào Nguyễn Thị Phúc cũng được vài ba chục chị em chăm bẵm từng miếng ăn, giấc ngủ. Ở đâu người đàn bà có nước da trắng, đôi mắt sắc lạnh như sói hoang, với những chiến tích độc nhất vô nhị, cũng được xếp vào vị trí đại ca.

Nhưng tất cả sự cung phụng của các phạm nhân trong buồng giam vẫn không thể khỏa lấp được nỗi nhớ nhà, nhớ chồng, con và cả người tình cùng những ngày tháng coi trời bằng vung của thị. Nhiều lúc Phúc "bồ" như điên dại, hết la hét lại khóc lóc một mình.

Cuối năm 2002 Phúc được ân xá ra tù. Không còn nhà cửa, nghề nghiệp, được sự giúp đỡ của anh trai và cô em gái, chị ta mua được một căn nhà ở phố Trần Khát Chân, mở hàng nước trà chén, sau đó chuyển qua buôn bán mỹ phẩm và điện thoại di động.

Có lẽ cái gì muốn thì người đàn bà này cũng thực hiện được nhờ quá khứ “thở ra khói nói ra lửa” của mình. Duy chỉ có một điều Phúc bất lực, đó là không thể cứu được hai con trai thoát khỏi nàng tiên nâu. Trước kia chuyên đi bắt chẹt người khác, nay Phúc "bồ" lại bị trắng tay bởi chính những đứa con của mình.

Do quá ham làm việc và nghĩ ngợi nhiều, bước sang tuổi 49 (tháng 8- 2005) Phúc đã bị một cơn tai biến mạch máu não. Trong những ngày chị ta vật lộn với cái chết tại bệnh viện, thì ở nhà 2 đứa con nghiện ngập lần lượt mang đồ đạc đi bán. Mặc dù có con nhưng Phúc thường xuyên bị bỏ đói và phải một mình vật lộn với nỗi đau thể xác.

Quá xót em, anh trai và em gái Phúc đã đưa chị ta về ngôi nhà nhỏ trong ngõ 57 Hàng Bồ để chăm sóc. Phúc thêm một lần đau đớn vì 2 đứa con, đứa phải vào trại cai nghiện, đứa thì đã chết trong một lần sốc thuốc. Chị ta đã suy sụp hoàn toàn.

Chúng tôi tìm đến ngõ 57 Hàng Bồ. "Bà trùm" một thời lừng lẫy trong giới giang hồ giờ ngồi bất động giữa chiếc giường sắt đen sì. Khi chúng tôi ngồi xuống cạnh người đàn bà bệnh tật đó cũng không có chút phản ứng nào. Trên khuôn mặt ngơ ngẩn chỉ duy nhất đôi mắt là phảng phất tia sắc lạnh của một thời vùng vẫy.

Thấy khách lạ, chị giúp việc tên Thanh tất tả chạy về. "Các anh có hỏi thì bà Phúc cũng chẳng biết trả lời đâu. Bây giờ bà ấy không nói được gì, chỉ giơ tay ra hiệu thôi. Trước tôi cũng có mấy người chăm sóc bà Phúc nhưng đều không chịu nổi vì bà ấy quá to béo và lại ăn uống nhiều, bài tiết lắm, tính nóng không thích cái gì là ném đi ngay".

Tôi hỏi: “Một ngày bình thường của bà Phúc thế nào? Chị Thanh thật thà liệt kê: "Sáng sớm ngủ dậy phải đưa bà ấy vào nhà vệ sinh tắm rửa, khắc phục hết hậu quả của một đêm tự do bài tiết. Sau đó đi mua đồ ăn sáng đút cho ăn, rồi bật TV để tự ngồi xem, lúc đó tôi quay sang dọn nhà, giặt quần áo. Trưa bà Phúc chỉ ăn phở, đến tối mới ăn cơm. Xưa bà ấy ăn sướng quen, nên bây giờ đồ không ngon là vứt đi ngay.

Tuy không nói được nhưng thi thoảng hễ ai cho tiền là bà ấy giắt luôn vào cạp quần". Chị Thanh nói, ngoài những người thân và hàng xóm chạy qua chạy lại hỏi thăm, thỉnh thoảng cũng có vài người tự nhận là đàn em đến, vội vàng dúi vào tay chị Phúc ít tiền rồi đi ngay, nhưng càng ngày càng thấy thưa dần. Chỉ có mấy anh công an khu vực thì vẫn đều dặn tới thăm hỏi, động viên.

Nhìn người đàn bà đã đờ đẫn cả về thể xác lẫn tinh thần, một mình cô đơn trong góc nhà, bao nhiêu ấn tượng về một Phúc "bồ" giang hồ khét tiếng chợt mờ đi. Chỉ còn lại trong lòng chúng tôi một nỗi buồn. Trong cuộc đời, dù cách này hay cách khác, có lẽ những người có quá khứ như chị ta đều ít nhất phải một lần trả giá...
 

HotelHoangMinh

New Member
Hải Phòng

Dung Hà

Với những chiêu thức tinh khôn và không lạm dụng bạo lực, thị đã xây dựng được một “đế chế” độc tôn, trật tự và khá an toàn cho thế giới tội phạm ở phố cảng. Nhưng quá khứ đó đã được thay bằng cảnh “hỗn mang” từ khi Dung “hà” chết. Vậy người đàn bà đó là ai?

Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu có ba “ả tố nga” bên dòng sông Tam Bạc nước cả bốn mùa, Dung “hà” là út nhưng tính tình trầm lặng, lạnh lùng và quyết liệt nhất. Nhà ở phố Trạng Trình gần chợ, gần sông và gần bến xe nên tuổi dậy thì của Dung “hà” cũng là tuổi chập chững trong giới cướp giật móc túi ở Hải Phòng.

Cũng là kẻ đa đoan nên mối tình đầu của Dung “hà” là một gã du côn ít tên tuổi nhưng phong nhã tên là Hùng “chim chích” ở chợ Sắt. Hùng “chim chích” trưởng thành qua các tăng tù “bất khuất” (những trại tù có nhiều tội phạm nguy hiểm) nên hắn có những hình xăm hoa mỹ trên người. Ngập vào ma túy nên bản lĩnh Hùng “chim chích” trở nên thấp hèn. Một người “chí lớn” như Dung “hà” thì không thể coi đó là “tri âm”.

Chia tay Hùng “chim chích”, Dung “hà” yêu một đại bàng đầy số má, đẹp trai và cũng tên là Hùng - Hùng “cốm”. Dung “hà” sẵn cơ mưu, nhìn xa trông rộng, không cầu lợi nhỏ, không chấp chuyện vặt nên đôi uyên ương vùng vẫy trong giang hồ với kẻ tung người hứng, kẻ đấm người xoa rất ý hợp tâm đầu. Hùng “cốm” lãnh án dựa cột bởi tội giết người. Hận vì tình vỡ cộng với máu giang hồ, Dung “hà” tổ chức một cuộc cướp tù với kế hoạch cực kỳ táo bạo, công phu và đầy mưu mẹo.

Quà tắc tế được giấu một quả lựu đạn sẽ tìm một phương án khả dĩ nhất để đưa vào tới tay Hùng “cốm”. Một chiếc xe tải rách nát chuyên chở bắp cải, su hào sẽ đến gần cổng trại giam. Lựa thời điểm, Hùng “cốm” sẽ dùng lựu đạn cướp khóa, khống chế quản giáo, tháo thân. Lựu đạn cay, hỏa mù và các phương tiện đánh lạc hướng sẽ được đám đệ tử phát huy. Xe tải chở Hùng “cốm” phóng thẳng.

Hàng chục xe máy, công nông, xe thồ... sẽ có nhiệm vụ cản đường tại những trục chính đã được tính rằng xe công an có thể rượt đuổi. Hùng “cốm” chạy ra bờ biển. Xuồng nhỏ, xuồng lớn phục sẵn tại các điểm hẹn sẽ đưa kẻ đào tẩu đến phao số không và đi Hong Kong. Các tình tiết ngoại phạm, các phương án xóa dấu vết... được tính toán từng chi tiết.

Tuy nhiên kế hoạch bất thành. Người tình vẫn phải đền tội nhưng Dung “hà” đã khiến tất cả những tên côn đồ hữu dũng vô mưu hay những kẻ to mắt sợ ma phải cúi đầu bởi không chỉ vì lá gan, mưu sâu mà cả vì là liệt nữ hành hiệp “trọng nghĩa” hơn bất kỳ một đại ca nào.

Câu chuyện trên không được Công an Hải Phòng xác nhận nhưng nó đã trở thành một “huyền thoại” trong giới giang hồ đất cảng. Trong tất cả những trùm giang hồ Hải Phòng trong ba chục năm qua thì Dung “hà” được tôn trọng, nể vì nhất. Điều đó khiến đàn em thị trung thành nhất và đông đảo nhất.

Để được như vậy, Dung “hà” luôn tỏ ra độ lượng, thưởng phạt phân minh “ân đức” bao trùm lên thế giới giang hồ. Thị luôn tránh va chạm với dân thường bằng bạo lực. Trái lại, trong con mắt nhiều người, thị còn là một người đàn bà tốt bụng, hảo tâm. Đối với khu xóm, ai hoạn nạn ốm đau, thai sản đều được thị thăm hỏi, quà cáp.

Ngày lễ tết hay đi du lịch, chùa đền về, thị thường chia lộc, chia vui với bà con khu phố. Năm 1995, khi Dung “hà” bị công an bắt, có tới 45 người dân là bà con cùng khu phố thị ở đã viết đơn kêu oan cho Dung “hà”.

Không nuôi gái bán dâm, không ma túy, không đòi nợ thuê, không buôn lậu hay vận tải mà Dung “hà” chỉ tập trung “thâm canh” bằng cờ bạc và "làm luật" ở một vài khu chợ, bến bãi. Lựa chọn những ngạch làm ăn này vừa nhẹ nhàng, vừa ít va chạm lại thu nhập cao nên thị mở nhiều sòng bạc ở nhiều địa chỉ khác nhau. Tuy nhiên sới bạc tại nhà vẫn là qui mô nhất với đại gia đình tham gia.

Sau khi triệt phá hàng loạt băng nhóm tội phạm có tổ chức, năm 1995 Công an Hải Phòng bắt Dung “hà” về tội tổ chức đánh bạc và lãnh án 7 năm tù giam. Sau bốn năm thụ án, Dung “hà” được đặc xá. “Binh lực” và tiền bạc vẫn mạnh nhưng cửa làm ăn ở Hải Phòng đã hết, Dung “hà” tìm vào Sài Gòn và đã bị Năm Cam cho người hạ sát.

Vinh "lì" kể: "Lúc đó khoảng 9-10 giờ tối, bọn em đang chơi xóc *a ở phố Cát Dài thì một anh có điện thoại. Vừa nghe được mấy câu ông ấy rống lên như bò bị cắt tiết, ném điện thoại xuống chiếu, mặt không còn hạt máu: “Chúng mày ơi chị mất rồi! Chúng nó bắn chị Dung chết rồi!”.

Cả chiếu bạc hơn 40 người nháo nhác như gà mất mẹ. Một anh già có vẻ cứng bóng vía nhất quát lên: “Ai bảo mày? Ai nói chị chết?”. Liên tục những cuộc điện thoại gọi đến gọi đi. Nhiều tiếng khóc thảm như trẻ con".

Đêm ấy, thành phố Hải Phòng như không ngủ. Tiếng khóc, tiếng chửi, tiếng bàn tán xì xào lẩn khuất khắp nơi trong thành phố. Ngôi vị cao nhất của giang hồ đất cảng đã chết không một lời trăng trối, đã bị hạ sát bởi một kẻ lạ mặt giữa lúc thị đang ngự trị giữa bầy đàn đệ tử. Lúc đó lòng thương xót và cơn uất hận của đám ong ve ngùn ngụt như lửa nhưng tất cả đều không biết ai là thủ phạm.

Thậm chí ban đầu ngay những đệ tử tháp tùng Dung “hà” vào Sài Gòn cũng không biết ai là kẻ chủ mưu hại Dung “hà”. Nhiều đầu lĩnh Hải Phòng đã thu xếp vào Nam đòi nợ máu nhưng không thể lên đường vì không rõ đối thủ. Vinh “lì” nói không biết là do quá khôn ngoan hay may mắn mà Năm Cam đã không lộ diện giết Dung “hà”.

Bởi nếu giang hồ đất cảng biết điều đó sớm thì dù Năm Cam có nhiều tiền và hùng mạnh đến đâu chắc chắn cũng không thể tránh khỏi thảm họa như Sìn “cơm” thời mới ở Hong Kong về.
Thi thể Dung “hà” đã được tắm gội, khâm liệm, cúng tế bằng những nghi thức trang trọng và ngay lập tức được đưa vào quan tài kẽm chở về Hải Phòng trong chuyến bay sớm nhất. Giang hồ đất cảng đã tiễn đưa “người chị” đoản mệnh về nơi chín suối bằng một đám tang kỳ quái chưa từng có ở VN.

Từ mờ sáng trên các tuyến phố lớn và đại lộ huyết mạch từ khu trung tâm thành phố (bến xe Tam Bạc, gần phố Trạng Trình, nhà Dung “hà”) dẫn ra nghĩa trang Ninh Hải nằm ở ngoại ô hướng đông nam đã xuất hiện hàng dãy dài những thanh thiếu niên nam khôi ngô tuấn tú mặc đồng phục comlê đen, kính đen, cài dải tang trên áo đứng nghiêm cẩn dọc hai bên để dẹp đường, cấm tất cả các loại xe hoạt động.

Tiếng trống phách, thanh la vang lên não nuột nhưng rất ồn ã từ phố Trạng Trình. Đi đầu đám tang là những cô bé, cậu bé mặc đồ trắng, cầm cờ, hoa, câu đối đi chậm rãi, ngay ngắn. Phía sau họ là một cái kiệu gỗ có ảnh người chết, bát hương và một số đồ cúng tế do những người đàn ông lực lưỡng cáng trên vai.

Vòng xung quanh kiệu là rất đông nhà sư, thầy cúng, ông đồng bà cốt vừa đọc kinh, lần hạt, nhảy múa và hát. Phía sau là những đoàn người trong tang phục đen mà chủ yếu là đàn ông với rất nhiều vòng hoa lớn. Hai bên đường là hai hàng xe hơi màu đen toàn loại sang trọng rì rì lăn bánh theo bước chân người.

Một chiếc quan tài phủ hoa rực rỡ được công kênh bằng những cánh tay người cao vút trên đầu. Đám tang ngày một thêm đông, người đưa ma kéo dài hàng cây số. Các loại phương tiện lớn nhỏ đều phải dừng lại dưới sự chỉ huy của những thanh niên mặc đồ đen. Dân đổ kín hai bên phố và theo chân quan tài đi nhiều tiếng đồng hồ ra tới nghĩa trang.

Tất cả những tên du đãng ở Hải Phòng lúc đó, dù trong đời chưa một lần được “chị” biết đến, thậm chí chưa được nhìn thấy “chị” cũng tự nhận mình là em, là cháu Dung “hà” mà khóc lóc thảm thiết...
Đám tang qui mô, long trọng và kỳ lạ chưa từng thấy ở thành phố này do một đại ca đầy danh tiếng ở Hải Phòng cũng đang lập nghiệp ở Sài Gòn là Minh “sứt” đạo diễn (Minh “sứt” nguyên là công an Hải Phòng, sau bị đưa ra khỏi ngành, vì buôn ma túy hắn bị Tòa án nhân dân TP.HCM xử chung thân).
 

HotelHoangMinh

New Member
Cu Nên

Dạo ấy Hải Phòng hầu như tháng nào cũng án mà toàn những vụ ghê gớm cả. Những cái tên Cu Nên, Lâm "già", Dung "Hà" khi ấy làm nhiều người dân khiếp sợ, không dám *ng, cũng chẳng dám tố cáo bởi chúng là những tên cầm đầu của ba ổ nhóm tội phạm khét tiếng.

Riêng Cu Nên thì chơi trội hơn cả.

Nên sinh năm 1957, người gốc Hải Phòng, là con trai độc nhất trong một gia đình có 4 chị em vì anh trai của Nên đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Nên cao ráo, trắng trẻo nhưng có bộ mặt sát nhân, lạnh lùng và lỳ lợm.

Trong lịch sử tội phạm ở Việt Nam có lẽ Phạm Đình Nên là kẻ giữ kỷ lục về tiền sự với 22 tiền sự, trong đó đa số là về tội cướp và cố ý gây thương tích. Năm 1987, sau khi đi tập trung cải tạo về, vợ chồng Phạm Đình Nên chia tay và Nên trốn sang Hongkong. Ở trại tị nạn Hồng Kông 2 năm, Nên lấy vợ hai, sinh con rồi đến năm 1989 thì phải hồi hương.

Trở lại Hải Phòng, Nên thực sự trở thành một giang hồ cộm cán chuyên làm giàu bằng các sòng bạc. Chỉ trong vòng vài năm, với những đồng tiền bẩn thỉu kiếm được từ các hoạt động tội phạm, Nên trở thành một kẻ giàu có. Lúc đó, trong khi chiếc xe máy còn là tài sản lớn mà nhiều công chức cả đời ky cóp chưa mua nổi thì Phạm Đình Nên đã có xe hơi. Ngoài ngôi nhà 3 tầng to vật vã ở số 112 đường Lạch Tray, con đường đẹp và đắt giá nhất Hải Phòng, Nên còn bỏ tiền ra mua liền một lúc 5 căn hộ ở mặt đường ngay sát cạnh nhà Nên để phá bỏ làm xưởng sửa chữa ôtô.

Ngôi nhà 112 đường Lạch Tray trong một thời gian dài là hang ổ của băng tội phạm do Phạm Đình Nên cầm đầu. Trong nhà Nên, ngoài mẹ Nên, vợ chồng Nên và 3 đứa con lúc nào cũng có hàng chục tên đàn em túc trực, để bảo vệ tính mạng cho chú Nên như lời khai của Đinh Văn Lĩnh, tức Linh cu, một tay chân thân tín của Phạm Đình Nên.

Những tên đàn em này được Nên nuôi ăn hàng ngày, được Nên sắm sửa cho các vật dụng, trang sức đắt tiền, được Nên cho tiền tiêu và để đổi lại thì bọn chúng phải bắn, giết, cướp bất cứ lúc nào khi Nên ra lệnh.

Linh "cu" là một ví dụ. Nhà ở phố Lý Thường Kiệt, Linh nghiện ma túy từ năm 15 tuổi, mỗi ngày đốt khoảng 500 nghìn đồng. Cha mẹ Linh bỏ nhau, Linh ở với bố, một người cũng khá tiếng tăm trong giới giang hồ Hải Phòng. Cha Linh do có mối quan hệ thâm tình với Phạm Đình Nên từ khi Nên mới chỉ là tay trộm cắp vặt nên mới gửi Linh xuống ở nhà Nên để “nhờ chú cai nghiện và bảo ban cháu (?!).

Ở nhà Nên, Linh không những không cai được nghiện mà còn được huấn luyện thành tay đao búa. Sau này, trong tất cả các phi vụ cướp giết để bảo vệ danh dự cho chú Nên Linh "cu" đều có mặt và là kẻ hành động chính. Tuy nhiên, khi băng tội phạm Phạm Đình Nên bị đưa ra xét xử, Linh "cu" mới 16 tuổi nên y không bị kết án tử hình mà chỉ phải chịu hình phạt cao nhất đối với trẻ vị thành niên là 20 năm tù giam.

Khi thi hành án ở trại giam Nam Hà, Linh đã đánh chết một đồng phạm cùng buồng giam và tiếp tục bị xử phạt tù chung thân. Một thời gian sau, Linh "cu" trốn trại. Khi bị lực lượng cảnh sát trại giam truy bắt, Linh "cu" đã bắn trọng thương Đại úy Nguyễn Văn Phục, cán bộ trinh sát của Cục Cảnh sát trại giam. Với tội trạng này, Linh "cu" đã bị tuyên án tử hình.

Không giống như Linh "cu", Đinh Văn Tuyển lại trở thành tay chân đắc lực của Phạm Đình Nên bởi sự lóa mắt vì tiền bạc. Tuyển sinh năm 1967, đẹp trai, cao to. Nhà Tuyển ở phường Vạn Hương, thị xã Đồ Sơn. Cả gia đình Tuyển làm nghề đi biển. Tuyển cũng xuất cảnh trái phép sang Hongkong và ở cùng trại tị nạn với vợ chồng Phạm Đình Nên. Sau này khi đã hồi hương, Tuyển không muốn quay về với nghề đi biển vì ngại khổ.

Vì thế, Tuyển đã tìm đến với Phạm Đình Nên và chỉ một thời gian sau Tuyển cũng được huấn luyện thành một tay đao búa. Theo các tài liệu trong hồ sơ vụ án còn lưu trữ tại Công an Hải Phòng thì trong tất cả 8 vụ cướp, giết, cố ý gây thương tích do Phạm Đình Nên chỉ huy, Tuyển và Linh “cu” thực hiện tội phạm "tích cực" nhất.

Sẵn có trong tay tiền bạc, vũ khí và cả một đám tay chân sát thủ, Phạm Đình Nên lộng hành như một ông trùm đao búa. Giữa ban ngày Nên xông vào tận trụ sở Công an phường Lạch Tray, nơi gia đình Nên cư trú để giải cứu cho đồng bọn khi tên này bị công an phường bắt giữ vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Không chỉ thế, Nên còn đe dọa sẽ bắn và tạt axít vào mặt phó trưởng công an phường.

Chỉ vì một xô xát nhỏ giữa gia đình chị ruột Nên và người hàng xóm, Nên đã cho đàn em đánh trọng thương một cán bộ của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng. Thậm chí ban đêm nhà Nên có trộm, một người đi đường không đuổi trộm hộ Nên cũng bị Nên sai tay chân ra đánh cho sây sẩm mặt mày.

Một tối gia đình Nên đang ăn cơm bỗng thấy có ai đó bắn vào cửa. Đoán đó là đám tay chân của Lâm già, lập tức Nên sai Linh "cu" và Tuyển, mỗi tên mang một khẩu súng đến tận cửa nhà Lâm "già" nã liền lúc hàng chục phát đạn vào nhà để dằn mặt.

Lần khác, Linh "cu" đi chơi xô xát với một thanh niên tên là Nguyễn Văn Cường. Linh gọi điện về báo cho Nên, lập tức Nên bảo Tuyển và mấy tên đàn em mang súng tới "giải quyết". Nên bảo Tuyển cứ bắn chết thằng ấy cho tao và Tuyển đã nhằm vào Cường nổ hai phát súng nhưng may là Cường không trúng đạn. Hậm hực vì không giết được Cường, Nên bảo Tuyển đi đến nhà Cường lấy báng súng đập vào đầu bố Cường cho bõ tức (?!).

Khi cháu của Nên va chạm xe với một người đi đường, Nên sai Linh "cu", Tuyển và một vài tên khác đi cùng Nên để xử lý. Tới nơi theo lệnh của Nên đám đàn em này không chỉ đâm trọng thương bạn của người đàn ông đã va chạm với cháu Nên mà khi người này phải vào Bệnh viện Việt - Tiệp cấp cứu, Nên còn cho tay chân theo vào tận bệnh viện để tiếp tục đâm.

Anh Trần Anh Tuấn, nhà ở Hồ Sen, con trai độc nhất của một người thương binh mù, bạn của người đàn ông nói trên khi hay tin bạn mình bị cấp cứu đến thăm đã bị Linh "cu", Tuyển và đám đàn em của Phạm Đình Nên đâm chết ngay tại nhà gửi xe của bệnh viện. Vụ án này đã gây căm phẫn cao độ trong quần chúng nhân dân thành phố Cảng...

Chỉ vài tháng sau khi đảm nhận trách nhiệm Phó giám đốc Công an thành phố phụ trách cảnh sát, Đại tá Trần Đồn đã có trong tay toàn bộ hồ sơ về tội trạng của băng tội phạm Phạm Đình Nên. Trong khi làm án, ông luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh người thương binh mù cả hai mắt trong nỗi đau mất con.

Tờ mờ sáng ngày 15/3, hàng đoàn xe ôtô của Công an Hải Phòng được hóa trang bằng các biển số xe Hà Nội đã đổ quân xuống tiền sảnh của Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp, để từ đây hàng trăm cán bộ chiến sĩ thuộc các lực lượng cảnh sát điều tra, cảnh sát hình sự, cảnh sát bảo vệ... đã bao vây chốt giữ ở tất cả các điểm xung quanh ngôi nhà 112 Lạch Tray.

Đúng 10h30, ông ra lệnh cho các lực lượng vây bắt từ các vị trí phục kích đồng loạt đột nhập vào nhà số 112. Công an đã bắt giữ Phạm Đình Nên cùng 6 tên đồng bọn, thu 10 nghìn USD cùng nhiều trang sức bằng vàng.

Khám xét nhà Nên và khu vực hầm ở phía sau nhà thu giữ 1 súng tiểu liên, 3 súng ngắn, 47 viên đạn, 1 quả lựu đạn và nhiều lê, kiếm. Trận đánh nhanh, gọn, không phải nổ súng, đảm bảo an toàn cho lực lượng công an và nhân dân xung quanh. Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã gửi điện khen Công an Tp. Hải Phòng.

Nhân dân thành phố đổ ra đường chào đón lực lượng công an. Hoa và thư khen của quần chúng nhân gửi đến Công an thành phố nhiều vô kể. Phạm Đình Nên sau đó bị tuyên án tử hình.

Trong những ngày chờ thi hành án, Phạm Đình Nên đã làm thơ gửi vợ, ao ước được trở về với cuộc sống nghèo khó mà lương thiện: "Đêm lạnh trong tù anh nhớ về dĩ vãng/ Nhớ vợ hiền và đứa con thơ/ Nhớ mái nhà tranh dột nát năm nào/ Giờ thân tội tù như chim *g cá chậu...
 

HotelHoangMinh

New Member
Lâm " già "

1017316.jpg


Mặc dù ra tù với trọng lượng 27kg, nằm bẹp trên cáng vì bệnh lao kháng thuốc hành hạ, nhưng Lâm “già” vẫn thấy số mình còn “hên”, bởi bạn bè, chiến hữu trên chiếu giang hồ cùng thời với Lâm như Năm Cam, Khánh Trắng, Dung Hà, Cu Nên giờ đều đã xanh cỏ.

Trong ngôi nhà rộng mênh mông mặt tiền phố Lê Lợi, TP Hải Phòng, một chân kiềng trong thế tam trụ của giang hồ đất Cảng thập niên 90 - Lâm “già” chậm rãi kể lại những tháng năm bão tố của cuộc đời mình. Và, cũng chính cái giọng nhè nhẹ, từ tốn ấy, khác xa với kiểu ăn nói ngông nghênh, thét ra lửa hồi nào, Lâm khát khao hướng về bến thiện cho những ngày sắp tới...

Quyết chí làm giàu

Những năm thập niên 90, chiếu giang hồ Hải Phòng được thống lĩnh bởi thế kiềng 3 chân: Lâm “già” - Dung “hà” - Cu Nên. Trong đó Dung “hà” khôn ngoan xảo quyệt, ẩn mình để thống lĩnh giang hồ. Cu Nên thì khoái dùng vũ lực để nổi đình nổi đám, khuyếch trương thanh thế. Chỉ có Lâm “già”, tức Ngô Thế Lâm (SN 1956 ) là người rất nhạy bén, thức thời và hơn hẳn hai đối thủ của mình ở chỗ biết lấy tội phạm để làm kinh tế và ngược lại, lấy kinh tế nuôi tội phạm.

Thời trai tráng, Lâm phụ giúp mẹ ở chợ Sắt, Hải Phòng. Cuộc đời Lâm chỉ thực sự rẽ lối khi hoàn tất việc thụ án trong trại giam về tội trộm cắp tài sản và về làm bốc vác tại cảng cá Máy Trai. Khi ấy, Lâm 31 tuổi. Và, cũng từ ngày ấy, giang hồ gọi đặt cho Lâm biệt hiệu Lâm “già” bởi chẳng biết bệnh tật thế nào mà mặt Lâm nhăn nheo như ông lão tuổi 60.

Vốn thông minh, nhanh nhẹn nên Lâm đã được một ông chủ tổ hợp đánh bắt cá quý mến, ưu ái dành cho công việc tìm người khuân vác hàng, đồng thời tìm mối tiêu thụ hải sản tươi sống, nhờ đó mà Lâm giàu lên nhanh chóng.

Có tiền, Lâm móc ngoặc với các thủy thủ viễn dương buôn lậu hàng điện tử, xe máy, đồ gia dụng. Những năm 1990, xe mi-ni Nhật, xe cúp kim vàng giọt lệ, quạt điện là những thứ tài sản được coi là rất giá trị trong gia đình... được Lâm đánh cả container với giá rẻ mạt rồi phân phối cho khắp các thành phố lớn ở miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Nhờ buôn lậu, đã giàu lại càng giàu hơn, Lâm lại bỏ tiền đầu tư 11 chiếc tầu đánh cá tải trọng lớn đánh bắt xa bờ, rồi đứng ra thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp đó, Lâm đầu tư một đội quân xích lô du lịch chuyên chở khách nước ngoài đến thăm quan thành phố Cảng, đồng thời kiêm luôn việc phục vụ đám cưới, đám hỏi. Đã có lúc, đội quân xích lô này lên đến hàng trăm chiếc và tất cả các khách sạn trong thành phố đều được Lâm bao thầu việc chở khách đi tham quan, dã ngoại.

Đại bàng gãy cánh

Càng đầu tư nhiều lĩnh vực, Lâm càng lôi kéo được nhiều đàn em, đệ tử. Và câu chuyện về đối đãi với đàn em của Lâm đến giờ vẫn được giới giang hồ Hải Phòng truyền tụng. Lâm không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn không thu bất cứ một khoản phí nào của đàn em, y còn luôn tỏ ra hào phóng mỗi khi gia đình nào đó có chuyện chẳng lành.

Vì vậy, xung quanh Lâm luôn có nhiều đệ tử trung thành, trong đó có khá nhiều người từng có tiền án, tiền sự. Và tất nhiên, cũng nhờ những đệ tử này mà công việc làm ăn của Lâm luôn được thuận lợi, vì hễ có bất cứ một đối thủ nào muốn cạnh tranh với Lâm thì bằng mọi cách, đám đệ tử ép bằng được đối thủ của Lâm phải “chết yểu”.

Biết thế nào công an cũng sờ gáy trước sự giầu có bất thường của mình, nên Lâm quyết định “rửa tiền” bằng cách đấu và trúng thầu hồ đào Lạch Tray rộng 13ha để thả cá và xây dựng khu du lịch sinh thái. Nhưng thực chất là một mũi tên trúng hai mục đích: vừa qua mặt công an, vừa xây dựng tại đây một kho tập kết hàng lậu lớn nhất Hải Phòng thời bấy giờ. Ngoài ra, Lâm còn trang bị một dàn xe ô tô 4 chỗ để chuẩn bị thành lập công ty taxi đầu tiên ở miền Bắc.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, trên chiếu giang hồ TP Cảng ngày ấy tựa thế kiềng ba chân nên Lâm càng ăn nên làm ra, băng nhóm Cu Nên càng sợ bị lép vế. Vì vậy, mặc dù chẳng tranh giành đất làm ăn, nhưng thi thoảng Cu Nên lại cho đàn em nghễu nghện vác súng đến trước nhà của Lâm để... dằn mặt. Sau mỗi lần như vậy, Lâm lại cho đàn em đến tận nhà riêng của Cu Nên xả cả băng AK để trả đũa, khiến Dung “hà” phải nhiều phen đứng ra giảng hoà.

Cũng trong một trận dằn mặt nhau kiểu ấy, một đàn em thân tín của Lâm bị trọng thương, khiến Lâm điên tiết cho đàn em đi trả thù, xong vẫn chưa nguôi giận. Trước đó, y đã bị công an “rung giật” về chuyện sẽ đấu tranh triệt để với những ổ nhóm tội phạm xã hội đen như của Lâm, khiến y đau đầu tìm lối thoát.

Thấy đại ca buồn bã, một đệ tử đã hiến kế phải “giải đen” bằng cách phá trinh con gái (tên này đã đi bắt cóc một bé gái 14 tuổi phụ giúp nhà hàng bên cạnh hồ cá của Lâm về dâng tặng đại ca, sau đó do không bịt miệng được bà chủ nhà hàng bằng tiền và vàng, đàn em của Lâm đã ra tay “xử lý” người này - PV). Và chính kế sách sai lầm này của đàn em đã khiến Lâm phải vào “bóc lịch” trong tù với mức án 16 năm tù giam vì hai tội: giết người và xâm hại tình dục vị thành niên.

Hạnh phúc lớn nhất là vẫn được chăm nom mẹ già

Chúng tôi gặp Lâm “già” tại nhà riêng khi đại ca giang hồ này vừa được trả tự do. Một trong tam trụ của giang hồ Hải Phòng một thời giờ đã là ông lão 60, dáng người nhỏ thó, gầy gò nhưng giọng nói có vẻ cởi mở hơn. Bấm đốt ngón tay, Lâm “già” tính đã bóc lịch trong trại giam đúng 10 năm, 6 tháng, 27 ngày.

Lần lượt chuyển từ trại Xuân Nguyên (Hai Phòng) qua Trại 5 (Thanh Hoá) rồi vòng về Phú Sơn (Thái Nguyên), ở bất cứ trại nào khi Lâm đến, đều được các đàn em đang thụ án tại đó đón tiếp tử tế. Có nhiều kẻ tứ chiếng giang hồ không ở Hải Phòng nhưng nghe danh Lâm “già” cũng đều bày tỏ thái độ kính nể.

Tuy nhiên căn bệnh lao kháng thuốc đã vắt kiệt sinh lực của Lâm. Ngày được đặc xá, Lâm chỉ nặng 27kg, hai chân gần như liệt, nên đành phải nằm trên cáng để vợ con đưa về. Về nhà, được một số đàn em, những người từng mang ơn Lâm ngày trước giúp đỡ về tài chính để Lâm chạy chữa bệnh tật. Khi gặp chúng tôi, Lâm cho biết vừa trả bình oxy được 3 giờ đồng hồ, tức là đã qua cơn nguy kịch.

Tuy nhiên căn bệnh lao kháng thuốc vẫn phải điều trị. Mỗi tháng, chỉ tính nguyên tiền thuốc đã mất gần 5 triệu, nhưng Lâm không phải lo, vì khoản này đã có một đàn em xung phong chịu trách nhiệm. Một số đàn em khác xung phong “trả lương” người 5 triệu, người vài ba triệu hàng tháng cho “anh Lâm” để... tiêu vặt. Những người này sẵn sàng trải chiếu hoa mời Lâm đến làm việc tại công ty mình nhưng Lâm đều từ chối.

Chia sẻ với chúng tôi, về tương lai của gia đình, Lâm cho biết, mặc dù của nả đã đội nón ra đi hết nhưng điều Lâm mừng nhất là ba cô con gái xinh đẹp đã trưởng thành, thông minh, sắc sảo. Mẹ già tuy hơi lẫn một chút nhưng ông ta vẫn còn có cơ hội được cùng vợ chăm sóc.

Hiện kinh tế gia đình đang trông vào quán bún ngan buổi sáng rất đông khách của vợ. Nếu chỉ mưu cầu một cuộc sống bình thường, thì số tiền vợ kiếm được cũng đủ để cả gia đình sống tằn tiện qua ngày. Tuy nhiên, theo Lâm thì ông ta không muốn phải sống dựa vào vợ, lòng tốt của mọi người. Chính thế, Lâm bảo, chỉ cần đợi sức khoẻ khá lên một chút, Lâm sẽ lại xông ra thương trường để kiếm sống.

Kế hoạch của Lâm có thể là sẽ bán ngôi nhà rộng thênh thang ở mặt phố Lê Lợi, mua một ngôi nhà nhỏ hơn để lấy vài tỷ dôi ra đó làm vốn kinh doanh. Tất nhiên, lần này sẽ là làm ăn đúng đắn, không vi phạm pháp luật, vì theo nhận định của Lâm thì bây giờ mới là thời điểm vàng của thương gia.
 

HotelHoangMinh

New Member
Sài Gòn

Đại Cathay

Hình ảnh của Đại Cathay cứ lẩn vẩn mãi, rảnh rỗi xem lại những câu chuyện về Đại Cathay với mái tóc bồng bềnh, quần Jean, giày cao cổ, trên môi không rời điều thuốc, Zippo, ... Những gì mà Đại Cathay đã tạo dựng chỗ đứng của mình trong giới giang hồ thật khác biệt. Ở đó sự liều lĩnh không được đánh giá cao bằng lối sống "tình nghĩa" đáng để suy ngẫm...

Đại Cathay : sinh ra để làm TRÙM của những thằng trùm

Nếu ai có theo dõi vụ án của Năm Cam thì chắc k0 ngạc nhiên khi nghe đến tên Đại Cathay, đại ca của Lâm chín ngón - kẻ đã bị nữ quái Dung hà tạt axit. Bài đầu của "Huyền thoại" giang hồ phương Nam xin post nhân vật này đầu tiên vì ảnh của Đại Cathay trên báo thực sự ấn tượng bởi vẻ điển trai cũng như nụ cười nhếch khóe môi của kẻ sinh ra để làm Trùm của những ông trùm này.

Ngày ấy, thời Mỹ Ngụy, danh tiếng của người đứng đầu “tứ đại giang hồ” là Đại Cathay được cả miền Nam đều biết tiếng, nhất là sau này qua cuốn tiểu thuyết rẻ tiền của nhà văn Duyên Anh “điệu ru nước mắt”. Trận hỗn chiến giữa Đại Cathay với Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế đã đưa Đại lên đứng đầu nhóm này. Trận chiến kinh hồn với băng người Hoa của Tín Mã Nàm đã cho Đại Cathay lập nên một đế chế mà khắp Sài Gòn chẳng có một băng nhóm nào dám đối đầu. Cả một bộ máy quân sự khổng lồ của miền Nam cũ với sự hà hơi tiếp sức của quan thầy Mỹ há sợ một tên du đãng Đại Cathay đến nỗi tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ phải “xuống nước” mời ra làm nhân viên công lực quốc gia hay tướng cảnh sát Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan mời làm đại úy cảnh sát. Xem ra báo chí văn chương đề cao gã du đãng này quá?

Ngay cả đám giang hồ cộm cán, đám đàn em tin cẩn cũng không ai biết hắn con ai, tên thật là gì. Chính Đại Cathay cũng… không biết tên thật của mình nốt. Hơn chục lần bị điệu về bót cảnh sát, Đại tự khai cho mình hơn chục lai lịch khác nhau. Theo đó, cha của hắn lúc là Lên Văn Cự, lúc lại là Trần Văn Trự… Mẹ của Đại Cathay cũng khá… nhiều tên, lúc là Hương, lúc là Duyên, sống hay chết thì “có trời mà biết”. Nói tóm lại, như Đại Cathay thường tự nhận, gã là một thằng… con trời có lẽ xuôi tai hơn cả.

Kì thực, Đại tuổi Thìn, sinh năm 1940. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mẹ của Đại tên gì không rõ, chỉ biết người xung quanh thường gọi là bà Sáu. Còn cha Đại thì chính tên là Lê Văn Cự, vốn cũng là một tay giang hồ hảo hớn ở khu vực chợ Cầu Muối. Sau năm 1945, Hai Cự tham gia kháng chiến, trở thành lính của “Mười ban tự vệ công tác thành”, sau đó bỏ vào chiến khu rừng Sác đầu quân vào bộ đội Bình Xuyên của thủ lĩnh Ba Dương (tức Dương Văn Dương). Đại sinh ra giống cha như đúc nhưng tuổi thơ rất ít được gần cha. Thuở nhỏ, gã sống với cha mẹ ở đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội (nay la Đoàn Văn Bơ Quận 4). Cả cha lẫn mẹ của hắn đều nghèo, làm nghể chẻ củi thuê cho một vựa củi nằm bên kia Cầu Mống, cạnh chợ cũ, Quận 1. Đại thường xuyên trốn học chạy sang chơi vơi đám trẻ con bụi đời cạnh vựa củi. Hiền lành, ít nói, dù khuôn mặt rất ngầu, tính phóng khoáng, lại rất "lì đòn", những đức tính được "thừa kế" đầy đủ từ cha đã giúp Đại nhanh chóng được đám trẻ đồng cảnh mến mộ. Mới 10 tuổi, gã đã thường xuyên luồn lách vào các chợ, sạp hàng xung quanh, ăn trộm dưa, chuối về chia cho chúng bạn.

Sau 1945 cha Đại tham gia kháng chiến và bị bắt vào cuối năm 1946, bị đày ra Côn Đảo và ít lâu sau thì chết. Cha mất, mẹ lấy chồng khác. Bố dượng là 1 tay máu me cờ bạc, lại nghiện thuốc phiện năng nên gia sản dần dần biến hết. Cáu bẳn vì sinh kế, ông dượng thường nọc đứa con riêng của vợ ra hành hạ để hả cơn bực tức. Không chịu nổi, Đại bỏ học hẳn, sang vườn hoa Cầu Mống đánh giày, bán báo tự nuôi thân. Khu vực làm ăn của Đại là xung quanh ngã tư Công Lý (nay là * Khởi Nghĩa) – Nguyễn Công Trứ. Tại đó có 1 rạp chiếu bóng tên là Cathay. Không ngày nào trước cửa rạp hát không xảy ra những vụ đánh lộn giành khách giữa đám trẻ bụi đời. Lì lợm và liều lĩnh, Đại cứ lăn xả vào đối thủ liên tục tấn công, dù kẻ đó có cao hơn nửa cái đầu cũng mặc. Trăm lần như một, Đại luôn là kẻ chiến thắng, dù tay chân mặt mũi đầy vết rách bầm. Nghiễm nhiên, hắn trở thành thủ lĩnh của đám nhóc tì du thủ du thực trong khu vực. Cũng nghiễm nhiên, gã được quyền ráp thêm "tên đất" vào sau tên cúng cơm để trở thành Đại Cathay, "đại ca" đường Nguyễn Công Trứ. Đó là năm 1954 lúc Đại mới 14 tuồi.

Trở thành "anh chị", Đại được quyền sống mà không mó tay vào bất cứ việc gì. Hắn vẫn đóng thùng đánh giày, nhưng là để giao cho đàn em "đi làm" mang tiền về nộp. Mỗi buổi sáng, hàng chục thiếu niên Ba Binh, Ba Tướng, Ba Gà (hỗn danh để gọi đám trẻ du đãng chưa có tên tuổi. Ba Binh là quân sư, Ba Tướng là những thằng trực tiếp đi đánh nhau còn Ba Gà là những tên thuyết khách) cả trai lẫn gái tụ tập quanh Đại Cathay nhận công việc và địa bàn do hắn cắt cử, sau đó túa đi, chiều lại đem tiền về cho Đại. Được cái, hắn rất hào phóng, Đại Cathay chia hết tiền cho đàn em, chỉ giữ lại cho mình 1 khoản nhỏ, đủ cà phê, thuốc lá cho ngày kế tiếp. Những đàn em không may bị ế báo, bị mưa ướt thuốc, kẹo phải đền tiền, Đại Cathay cũng không chửi bới, đánh đập như những tên "chăn chíp" tham lam khác mà còn lấy của đứa "trúng mánh" cho thêm. Vì vậy, đàn em rất khoái và chịu nghe lời "anh Đại". Tình trạng đánh lộn, tranh giành khách trong khu vực của Đại Cathay được dẹp yên.

Nằm ngay cạnh khu vực của Đại Cathay là bót cảnh sát quận Nhì, thường được gọi là bót Dân Sinh, nổi tiếng dữ dằn. Rất nhiều lần, sau khi dẫn đàn em đi chinh phạt các khu vực khác hoặc đánh dằn mặt người của các băng nhóm đến giành lãnh địa, Đại Cathay đã bị các công cò bót quận Nhì xách tai lôi về bót. Hăm dọa, tát tai, đá đít đủ kiểu, thằng nhóc vẵn trơ trơ không chịu khai tên tuổi những đàn em tham gia ẩu đả, đám mã tà phú lít lại đành thả Đại về. Hết thuốc, các ông cò nảy ra đòn độc để trị Đại Cathay, bắt đàn em của đại đứng xem. Chúng bắt thằng nhóc quỳ giữa sàn nhà, hai ông cò hai bên xốc ngược tay Đại lên, cạy mồm, thả vào một con gián sống. Con vật lập tức chui tọt vào cổ họng lao thẳng xuống dạ dày. Ngứa ngáy, kinh tởm và nhột không chịu được, Đại Cathay ói ra mật xanh, mật vàng. Đám Ba Binh, Ba Tướng xung quanh lè mắt, có đứa hét lên ngất xỉu và * ra quần. Đại Cathay, sau một hồi nôn thốc nôn tháo, bắt đầu trấn tĩnh, lại tiếp tục câm như hến, tuyệt đối không khai. Không còn cách nào khác, các thầy cảnh sát đành tống Đại Cathay vào trại tế bần hoặc Trại giáo hóa thiếu nhi phạm pháp ở Thủ Đức.

Ở miền Nam trước giải phóng, có bốn nơi được coi là “lò đào tạo du đãng”. Nơi thứ nhất là Trại nuôi dạy trẻ mồ côi, cơ nhỡ nằm tại địa điểm nhà hát Hòa Bình hiện nay. Nơi thứ hai, Làng cô nhi Thủ Đức, điều kiện sống khá hơn nhưng vẫn rất lỏng lẻo, tha hồ cho đám tiểu yêu phá phách. Những tên nhóc bất trị nhất, hai trại trên đều không chứa nổi thường bị cảnh sát lùa vào Trại giáo hóa Thủ Đức. Thực chất, đây chỉ là nơi nuôi báo cô đám du thủ du thực, chờ chúng đủ tuổi là đẩy vào quân đội. Nơi thứ tư, Trại Tế Bần nằm bên kia cầu Trình Minh Thế (nay là cầu Tân Thuận), là một Trạm trung chuyển giam giữ những tên lưu manh sắp hết tuổi vị thành niên. Sau nửa tháng bị giam, nếu có người nhà bảo lãnh, đóng phạt, tên tiểu yêu sẽ được cho ra. Nếu không chúng sẽ bị nhốt lại, chờ đủ tuổi là tống vào đội quân “cưỡng bức phục vụ” tức lao công phục vụ chiến trường. Kẻ nào bị liệt vào hạng này coi như cầm chắc cái chết. Ngoài mặt trận, việc của họ là đi trước phát cây, mở đường, đào công sự, trong khi chân không giày dép, hai người chung một sợi dây xích chân, muốn chạy cũng không được, mặc kệ mưa đạn vãi cả trước mặt lẫn sau lưng. Biết trước số phận “bia thịt” của mình nên đám du đãng vào trại tế bần chưa ấm chỗ đã tìm cách trốn. Lọt ra khỏi vòng rào các trại, đám nhóc lại lần về với các băng nhóm du đãng, bụi đời.

Hầu hết đám giang hồ Sài Gòn nổi tiếng sau này đều đã từng qua đủ các trại nói trên. Thuộc hang vào ra như cơm bữa, Đại Cathay được liệt vào loại “tù con rạ”, để phân biệt với đám “tù con so” mới nhập trại lần đầu. Ở các trại, Đại Cathay đã làm quen với những Của Gia Định, Lâm chín ngón, Hắc quảy quảy, Hòa áo thun… những chiến hữu đắc lực sau này trên chốn giang hồ.

Mỗi lần vào trại rồi trốn ra, Đại Cathay càng liều lĩnh hơn, kinh nghiệm hơn, càng “tích cực” lao đầu vào những trận thư hùng - vốn là thứ năng khiếu nổi trội hơn cả ở hắn.

Năm 1955, Đại Cathay chuyển sang sinh sống ở khu vực Hãng phân Khánh Hội cạnh Nhà máy thuốc lá Bastos. Đám trẻ con khu vực này đón tiếp Đại Cathay khá nồng nhiệt bằng những trận hỗn chiến. Một lần nữa, sự lì đòn của Đại lại giành phần thắng. Toàn bộ nhóc tì khu vực Khánh Hội, quanh cầu Ông Lãnh, gồm toàn dân bến tàu vựa cá, vựa rau cải – vốn có hạng trong nghề dao búa – đều bị Đại Cathay qui phục về dưới trướng.

Khi Đại Cathay còn là một cậu bé đánh giày thì toàn bộ khu vực Cầu Mống - Dân Sinh - Cầu Ông Lãnh mà dân giang hồ gọi là khu Da Heo, đều do một tay giang hồ nổi tiếng là Tám Lâu cai quản. Ở trần, quần dài vắt vai, đi đứng nói năng khụng khiệng, nét mặt luôn đằng đằng sát khí, Tám Lâu bị bà con khu Da Heo coi như một hung thần. Nghề chính là đạp xích lô, nhưng thực chất Tám Lâu là kẻ nhận quyền bảo kê thu thuế toàn bộ khu Da Heo, dưới trướng có hàng chục đàn em. Dưới nệm xích lô, Tám Lâu luôn thủ sẵn "hàng mã", sẵn sàng vung ra bất cứ lúc nào với bất cứ ai.

Nhiều lần chứng kiến thằng nhóc đánh giày dẫn quân đập lộn, Tám Lâu đâm "chịu" Đại. Thỉnh thoảng ngồi nhậu thấy Đại đi qua, Tám Lâu lại ngoắc vào kê ghế cho ngồi cạnh mần hơi cho ấm bụng. Qua những lần nhậu ké đó, Đại Cathay được Tám Lâu giới thiệu như một tay trẻ tuổi tài cao đầy hứa hẹn với đám giang hồ đàn anh: Ba Hội, Cảnh Tượng... Tám Lâu cũng thường đưa Đại đến các khu Lò Heo (cũ), Chánh Hưng, hẻm Hai mươi để làm quen với các tay anh chị khu vực khác. Nể tình Đại Cathay cũng hay ghé đến hẻm 110 Nguyễn Công Trứ để thăm hỏi Tám Lâu.

Tuy hung tợn, dữ dằn nhưng Tám Lâu vẫn phải thúc thủ trước uy thế của anh em Bé Bún, một trùm giang hồ quận 4, khu vực cạnh Hãng phân nơi Đại Cathay trú ngụ. Cậy đông quân lắm mã, đám này thường kéo rốc qua Cầu Ông Lãnh, tràn vào "thu thuế" giật bà con thiểu thương chợ vựa Cầu Muối, Tám Lâu không cản nổi.

Một ngày cuối năm 1957, tình cờ nghe đàn anh thở ngắn than dài, nộ khí xung thiên, Đại Cathay đề xuất:
- Anh Tám để đó em lo. Phải cho Bé Bún nằm viện, đám này mới ngán!

Tám lâu gạt phắt:
- Con nít biết gì? Tao còn thua nó, mày là cái đinh gỉ!

Tự ái Đại Cathay bỏ về. Lúc này đám Ba Binh, Ba Tướng của Đại cũng đã lớn, toàn thanh niên 17, 18 tuổi, lại lăn lộn lề đường nhiều nên cũng khá dày dạn. Nghe lời Đại Cathay, đám này vác dao qua Bến Vân Đồn "chém bậy" vài tay em của Bé Bún để khiêu khích. Điên tiết, Bé Bún hô toàn bộ em út tấn công sang khu Da Heo hỏi tội Tám Lâu. Quân Bé Bún quá đông, khiến Tám Lâu và đám đàn em hoảng hốt, định bỏ chạy. Nhưng vừa qua khỏi Cầu Ông Lãnh, băng Bé Bún đã ôm đầu máu chạy ngược trở lại, kêu la vang trời. Không nói trước với đàn anh nửa câu, Đại Cathay đã âm thầm cho đàn em của mình "trải đệm", bất ngờ "luộc" băng Bé Bún. Dưới sự chỉ huy của Đại Cathay, đám giang hồ tân binh tả xung hữu đột lăn xả vào chém quân Bé Bún, xộc thẳng sang cả bên kia cầu. Nói là làm, Đại Cathay đã xỉ cho Bé Bún mấy nhát sau đó phải nằm viện thật, không dám bén mảng sang giành mối ở khu Da Heo nữa.

Sau trận hỗn chiến, Tám Lâu đâm ớn "tài ba" của Đại Cathay. Một mặt, Tám Lâu tuyên bố trong khu Da Heo, Đại Cathay có toàn quyền xử sự, mặt khác y lại lo ngay ngáy bị Đại Cathay lấy làm đối thủ. Biết ý, Đại tuyên bố không giành đất, khu Da Heo vẫn của Tám Lâu. Phần Đại, gã chỉ thu thuế các sòng bài, ổ đề, tiệm hút trong khu vực. Tiếp đó, Đại vươn tay bảo kê tất cả các ngành nghề kinh doanh lậu bao gồm xưởng nấu xà phòng, lò mổ heo, lò rượu...trong khu. Có tiền có quyền, Đại dần dần đã khiến các tay anh chị khác phải dạt ra. Đại Cathay tha hồ ăn chơi và làm mưa làm gió.

Đầu những năm 1960, thuyết hiện sinh và phong trào hippie bắt đầu thâm nhập vào miền Nam. Các cậu ấm cô chiêu con nhà giàu tuy được ăn học đàng hoàng nhưng cũng học đòi nhau, thường xuyên có mặt ở các nhà hàng, vũ trường, tiệm hút với đủ kiểu quần áo tóc tai dị hợm. Đại Cathay tuy ít học nhưng cũng không hề kém cạnh các bậc trí... giả trong khoản ăn chơi. Nhẵn mặt ở các nơi đốt tiền nổi tiếng của quận 1, quận 3, Đại Cathay và đám đàn em bắt đầu quen biết với một đám sinh viên, kỹ sư, bác sĩ con nhà gia thế, trong đó có anh em Dzách Bửu, Dzí Bửu, Hùng Đầu bò, Hoàng Sayonara (tay này móc classic bản Sayonara rất "não nùng")... và nhiều văn sĩ nghệ sĩ khác. Đám nghệ sĩ trí thức cũng nể Đại Cathay chịu chơi và khoái vẻ ngang tàng, bụi bặm của gã- trông bụi đời, hippi hơn cả. Chính Hoàng Sayonara sau đó đã trở thành quân sư hoạch định chiến lược làm ăn và chinh phạt cho Đại. Nghe lời các quân sư, Đại Cathay đứng ra cùng với Bảy Si, bà Bảy Trà đá mở sòng bài lấy xâu ở khu vực Cầu Muối.

Ban Đầu Đại Cathay không thích mở sòng bài vì dân giàu có đã có các sòng Đại Thế Giới, Kim Chung... Mở nữa e không cạnh tranh nổi, Hoàng Sayonara vẽ:
- Không chỉ giàu mới máu me đen đỏ. Các sòng lớn như Kim Chung, Đại Thế Giới toàn dân quí tộc, chức sắc, dân giang hồ, người buôn bán ngại vô. Ta mở sòng vừa vừa kéo khách từ đám này.

Đại Cathay đồng ý. Ở chợ Cầu Muối trước đó Bảy Si (anh vợ Năm Cam – ông trùm sòng bạc sau này) đã có sòng bài sẵn, nhưng khi nghe Đại Cathay đề nghị hùn hạp, Bảy Si cũng không thể chối từ. Thừa thắng, Đại mở rộng ra cả lĩnh vực làm huyện đề 40 con chung với Hỏi, trùm, khu Cây Da Xà. Hắn mua của Hùng đầu bò một chiếc Traction - 15, chiều chiều cho đàn em lái đi khắp các ngả đường vứt lên từng xấp "phơi" đề cùng với hàng cọc tiền chở về. Quyền lực được tiền bạc hậu thuẫn khiến Đại Cathay càng thêm uy thế. Đến năm 1962, 1963, Đại Cathay đã trở thành một ông trùm khét tiếng. Gần như hầu hết nhà hàng khách sạn, động mại dâm, tiệm hút chích, sàn nhảy ở khu vực quận 1, quận 2 đều chịu sự bảo kê của Đại. Các vũ trường nổi tiếng như Olympic, Queen Bee, Barcara, Paramouth đều coi hắn như ông chủ đích thực, Đại Cathay và đàn em tha hồ ăn chơi nhảy múa mà không một nơi nào dám viết hóa đơn, thậm chí còn lấy làm vinh hạnh vì được đàn anh chiếu cố.
 

HotelHoangMinh

New Member
Nhưng nguồn lợi lớn hơn cả mà Đại Cathay thu được lại không phải từ tiền thuế bảo kê. Chính giới doanh nghiệp làm ăn lớn là kẻ tình nguyện đóng góp đều đặn để Đại nuôi quân, đồng thời để nhờ vả Đại làm hậu thuẫn khi cần gây sức ép hay giành giật trên thương trường với kẻ khác. Cả anh em tỉ phú Hoàng Kim Qui (Vua kẽm gai), Xí Ngàn mặt rỗ (vua thuốc Bắc), La Thành Nghệ (vua thuốc đỏ) và hơn chục ông vua các ngành nghề khác của người Hoa là những người đều đặn chu cấp cho Đại. Cũng nhờ uy thế của các "vu", Đại Cathay cũng làm quen, "chơi chịu" được với khá đông nhân vật quyền thế và tên tuổi khác.

Chỉ năm năm sau ngày khởi sự ở khu Da Heo, Đại Cathay đã trở thành một ông trùm không đối thủ, được toàn giới giang hồ kiêng dè, sợ hãi. Nhưng vẫn còn ba ông trùm "lừng lẫy" khác không ưa gì Đại Cathay, đó là Huỳnh Tỳ, ông trùm Lê Lại, Ngô Văn Cái và Ba Thế. Cho rằng Đại "chơi kèo trên", giành mối, giành đất, Huỳnh Tỳ và Ngô Văn Cái quyết định "hội đồng" diệt Đại. Hai tên giang hồ họp nhau tại vũ trường Aristo (sau này là khách sạn Lê Lai, cạnh khách sạn New World) cùng một giang hồ gộc là Thế Aristo - chủ vũ trường - có thêm Hùng phốc và Luân - 2 giang hồ cộm cán khác cùng hỗ trợ, mời Đại đến "bàn công việc". Không chút nghi ngờ, Đại Cathay đã bất ngờ bị Thế Aristo đá lộn cổ trở xuống. Bốn kẻ phục kích cũng nhất tề rút dao xông vào chém. Đại Cathay vừa đỡ đòn vừa tìm đường thoát thân, chạy được ra ngoài, mình mẩy đầy thương tích nhưng may không chết. Những vết thương chưa kịp kéo da non, Đại đã đơn thương độc mã giắt dao đi tìm từng tên một trị tội. Cả năm tên đều lần lượt bị Đại Cathay chém trọng thương. Cuối cùng Tám Lâu phải nhờ Cảnh Tượng, Ba Hội và một số tay đàn anh khác xin lỗi giúp cho năm tên, Đại Cathay mới nguôi giận, đồng ý "hòa giải". Danh xưng "Tứ Đại giang hồ" ĐẠI - TỲ - CÁI - THẾ bắt nguồn từ đó.

Lẽ ra, với những thành tích bất hảo chồng chất lên nhau, Đại Cathay đã ngồi tù mọt gông từ những năm trước đó. Nhưng xã hội miền Nam đầy nhiễu nhương với bộ máy quan chức được mua bán bằng tiền đã tỏ ra bất lực không trị nổi Đại Cathay và đám du đãng, để mặc kệ cho chúng làm mưa làm gió. Vào thời đó, chức quận trưởng quận 1 trị giá 30 triệu đồng, trong khi lương lính chỉ hơn 300 đồng cho nên những kẻ đương chức chỉ tìm cách vơ vét, làm giàu để bù lại số tiền đã bỏ ra mua lon tước. Cò Ly, quận trưởng quận 1 còn cố tình dung túng cho Đại Cathay mở sòng bài, hoạt động bảo kê thu thuế. Bù lại, hằng tháng, Đại đều có những khoản riêng béo bở tuồn vào cửa sau cho vợ ông Cò. Mỗi chiều thứ bảy, cò Ly và Đại Cathay lại sánh vai nhau bước vào các vũ trường nhà hang sang trọng ăn chơi, đập phá thâu đêm. Đương nhiên, lương quận trượng một năm cũng không đủ chi cho một lần nhất dạ đế vương nên ông cò chẳng bao giờ phải nghĩ đến chuyện móc hầu bao.

Có tiền, có quyền, có thế, Đại Cathay quyết định bành trướng xuống Chợ Lớn, lãnh địa của Tín Mã Nàm, ông trùm giới Hắc Đạo người Hoa, xưa nay vẫn được coi là bất khả xâm phạm.

So với băng du đãng của Đại Cathay, giới Hắc Đạo của Tín Mã Nàm có tổ chức chặt chẽ và hùng hậu hơn nhiều. Dưới thời Diệm - Nhu, toàn bộ hoạt động kinh tài của các bang hội Hoa Kiều Chợ Lớn đều có cổ phần của giới Hắc Đạo. Toàn bộ nhà hàng, sòng bạc, tiệm hút... đều do giới này quản lý hoặc hùn hạp. Tuy nhiên, sau đảo chính tháng 11/1963, do tham lam, chính Tín Mã Nàm đã khiến giới Hắc Đạo suy yếu. Bắt tay với khá nhiều tướng lĩnh, chính khách thuộc phe đảo chính, "Con ngựa điên" đã bán đứng một số cơ sở kinh tài của các bang hội cho chính quyền mới, tố họ là "cơ sở kinh tài của Diệm - Nhu". Mặt khác, Tín Mã Nàm cũng tố cáo và giao nộp cho cảnh sát một loạt tay giang hồ Hoa kiều không ăn cánh với y như Hỏi Phòong Kin, Sú Hồng, Cọp Chảy, Quầy Thầu Hao, Hắc Quẩy Chảy... nhằm củng cố địa vị "Vua Hắc Đạo" của mình. Vì vậy, Tín Mã Nàm được trung tá Lê Ngọc Trụ - Trưởng ty cảnh sát quận 5 trọng dụng và ưu đãi, trong khi bị nhiều đàn em oán giận và tìm cách trả đũa.

Trong những kẻ oán Tín Mã Nàm có tay tài pán tên Chó, người giúp việc cho Tín Mã Nàm quản lý ngành kinh doanh cờ bạc. Biết được sự chia rẽ đó, Đại Cathay đã sai đàn em dụ hàng tên này. Chó đã bán đứng Tín Mã Nàm, kéo một lượng lớn các con bạc nặng ký từ các sòng Đại Thế Giới, Hào Huê về Cầu Muối cho sòng của Đực Bà Tiều và Bảy Si thuộc quyền Đại Cathay, đồng thời bỏ luôn khu Chợ Lớn về theo Đại Cathay mở mang sòng bạc ở khu Sài Gòn. Biết chuyện, Tín Mã Nàm hạ lệnh cho giới Hắc Đạo:
- Chém bất cứ tên đàn em nào của Đại Cathay bén mảng xuống Chợ Lớn.

Chỉ chờ có thế, suốt 12 tháng trời, Đại Cathay đã liên tục đổ quân tập kích xuống các điểm làm ăn của Tín Mã Nàm ở vùng Chợ Lớn, chém phứa vào bất cứ ai rồi tức tốc bỏ chạy. Người bị chém thường là dân lành, khách chơi, chính vì vậy họ đâm sợ các điểm ăn chơi giải trí của Hắc Đạo, không dám lui tới nữa. Vắng khách, thu nhập thấp, đám cô hồn bảo kê của Tín Mã Nàm đành túa ra làm ăn lẻ để gỡ gạc, bất chấp kỷ luật của ông trùm. Nhưng cứ tên Hắc Đạo nào lọt xuống khu Sài Gòn là tên đó bị đàn em của Đại Cathay chặn đánh. Đầu năm 1964, biết phe Hắc Đạo đã hết phong độ, Đại Cathay quyết định đánh trận cuối, Đại dẫn theo 9 tên đàn em "chiến đấu" nhất, trong đó có Ba Thế và Lâm chín ngón đi trên 5 xe Goebel bất thình lình tấn công vào quán cà phê ngay trước rạp Hào Huê, đối diện với Đại Thế Giới. Đây là điểm tụ tập của các tay đàn em Tín Mã Nàm vào 2 buổi sáng chiều.


Cuộc tập kích thất bại, hai bên đều thiệt hại nặng nề. Nhưng máu liều của Đại Cathay càng được giới giang hồ truyền tụng và vị nể. Tín Mã Nàm cũng lo lắng: nếu cứ để cho Đại Cathay tập kích mãi như vậy, giới Hắc Đạo chỉ còn nước dẹp hết sòng bài, tiệm hút vì không còn ai dám bén mảng. "Con ngựa điên" phải kìm cơn điên, cử người đến mời Đại Cathay lên nhà hàng Đồng Khánh điều đình. Đàn em cố khuyên Đại đừng vào hang cọp, e bị "trải điệm" nhưng Đại Cathay nổi máu yêng hùng, vẫn quyết định nhận lời. Để tài xế ngoài cửa, Đại một mình tay không lên nhà hàng hội kiến với Tín Mã Nàm. Cử chỉ ngang tàng này khiến Tín Mã Nàm thầm phục. Hắn nhượng bộ, đồng ý giao toàn bộ khu vực từ chợ Nancy về Sài Gòn cho Đại Cathay toàn quyền . Phần quận 5, Chợ Lớn, đàn em của Đại được phép hoạt động với điều kiện không lấn vào những khu vực đã có sẵn người của Hắc Đạo. Riêng các khu vực chợ Sắt, chợ Tân Thành, hẻm "dzách bạc hồ hãn" (hẻm 100), Đại Cathay và đàn em tuyệt đối không được xâm phạm, vì đó là giang sơn riêng của Tín Mã Nàm, nơi vợ bé của y sinh sống.

Mỗi lần ra đường, Đại Cathay và băng du đãng lại một phen khiến người đi đường khiếp vía. Như một gã con trời thứ thiệt, Đại Cathay chễm chệ trên băng trước chiếc Mustang mui trần do Năm Công lái, có cả chục tên đàn em phóng xe máy theo sau hộ tống. Xe chạy xả ga, hú còi vô tội vạ khiến mọi người hốt hoảng chạy giạt sang hai bên đường, trong khi đám lưu manh tha hồ vỗ tay cười hô hố. Có lúc cao hứng, Đại Cathay còn thượng cả hai chân ra trước kính xe hoặc thò ra bên cửa hông gỏ thùng xe loạn xạ…

Sự ngang ngược coi thường luật pháp của Đại Cathay khiến những kẻ tai to mặt lớn và cảnh sát ngụy hết sức tức tối, nhiều lần tống cổ Đại vào khám. Nhưng bắt cóc bỏ *a, chẳng lần nào cảnh sát đủ bằng chứng để giam giữ hắn lâu, đành phải thả. Dùng luật không xong nhiều quan chức ngụy tìm cách mua chuộc hắn.

Biết Đại Cathay đang tuổi quân dịch, viên tướng cao bồi Nguyễn Cao Kỳ - có lẽ do muốn chơi trội – bèn cho gọi tên du đãng đến. Kỳ phủ dụ:

- Tôi biết anh là người có chí, nhưng luật là luật, anh không thể trốn mãi được đâu. Về làm vệ sĩ cho tôi, anh vừa khỏi đăng lính, lại vẫn có quyền hành, muốn đi đâu làm gì mặc sức mà khỏi bị ai thù oán. Anh cứ suy nghĩ cho kỹ, ba ngày nữa trả lời tôi cũng được.

Tên du đãng ít học đời nào chịu suy nghĩ những ba ngày. Kỳ chưa dứt Đại Cathay đã trả lời luôn:

- Dạ, cảm ơn thiếu tướng đã có thịnh tình chiếu cố. Phiền nỗi tôi đi đâu cũng có cả chục gạc-đờ-co hộ tống, giờ tôi lại làm gạc-đờ-co cho người khác, không lẽ để cho tụi nó thất nghiệp?

Tướng râu kẽm bầm mặt nhưng vẫn ngọt nhạt:

- Làm vệ sĩ của tôi, anh là nhân viên công lực của quốc gia, danh giá đâu kém cạnh gì ai? Là quí anh tôi mới bảo thế, chứ nếu cần vệ sĩ tôi đâu thiếu người giỏi.

Đại Cathay vẫn ngổ ngáo:

- Dạ, xin lỗi, tôi không hầu thiếu tướng được…

Sau Nguyễn Cao Kỳ đến lượt tướng Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc Nha cảnh sát Đô Thành. Tuyên bố “Đặt giang hồ ra ngoài vòng pháp luật”, tướng Sáu Lèo cho mở “Trung tâm bài trừ du đãng” đặt ở bên kia cầu Bình Triệu (quận 9) và lập “Biệt đội hình cảnh” nhằm tiêu diệt giang hồ do đại úy Trần Kim Chi làm đội trưởng. Theo lệnh Sáu Lèo, “Biệt đội hình cảnh” được bắn bỏ bất cứ tên giang hồ nào trên đường phố nếu chúng gây án và chống lại cảnh sát. Sau một thời gian hoạt động, “Biệt đội hình cảnh” vẫn chỉ tóm được một số tên du đãng “tép riu”, tướng Sáu Lèo bèn quay sang tìm cách mua chuộc Đại Cathay hòng “dĩ độc trị độc”. Đính thân Mã Sâm Nhơn, phụ tá của tướng Sáu Lèo đến gặp, đưa giấy mời của ngài chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan cho Đại Cathay. Cùng một đàn em, Đại Cathay có mặt y hẹn. Nguyễn Ngọc Loan ra giá:

- Tôi sẽ nhận anh vào chức vụ đại úy Phó ty cảnh sát quận 7. Anh được toàn quyền hành động, nhưng phải giúp tôi tiêu diệt hết đám lưu manh du đãng.

Đại Cathay từ chối:

- Tôi xuất thân du đãng, làm sao có thể quay lưng diệt du đãng được? Nếu tôi nhận lời, du đãng không chém, tôi cũng chết vì thân bại danh liệt.

Nguyễn Ngọc Loan hạ giá:

- Anh không muốn nhận, tôi không ép, nhưng anh phải giải tán băng nhóm, không được lộng hành.

Đại Cathay đồng ý với điều kiện để cho y và đàn em toàn quyền làm ăn và cai quản khu cảng Sài Gòn, Khánh Hội, khu vực chợ vựa Cầu Muối, và hai bên bờ Kinh Tẻ. Thấy tên giang hồ cứng đầu, Nguyễn Ngọc Loan nổi đóa:

- Tôi lệnh cho anh giải tán hết, nếu không giang hồ, du đãng sẽ không còn đất sống!

Đại Cathay trả lời:

- Giang hồ không có vua, tôi đâu có ra lệnh cho các băng khác được.

Cuộc mặc cả kết thúc. Tiếng tăm Đại Cathay nổi như cồn trong giới giang hồ vì “dám vuốt râu kẽm” tướng Nguyễn Cao Kỳ và từ chối chức tước của Nguyễn Ngọc Loan ban cho. Đại Cathay càng vênh váo hơn. Nhưng chính bằng sự nổi tiếng ấy, Đại Cathay đã tự ký cho mình bản án tử hình.


Quá ngạo mạn, đang đang là giai đoạn cực thịnh của băng Cathay, Đại vẫn tiếp tục lộng hành. Không chi ngổ ngáo với tướng Sáu Lèo trong công việc, Đại Cathay còn công khai qua mặt và thách thức viên tướng này trong cả khoản ăn chơi, chẳng thèm lưu tâm gì đến sức nặng của cái lon chuẩn tướng và trọng trách “Chief” ngành cảnh sát mà Nguyễn Ngọc Loan đang nắm giữ.

Vào thời điểm đó, Sài Gòn ngập tràn trong không khí sống gấp và hưởng thụ, không cần biết đến tương lai. Một trong những mốt thời thường của các nhà buôn giàu có, các sĩ quan cộng hoà hào hoa, các công tử con nhà gia thế là công khai có nhân tình nhân ngãi hoặc cặp bồ với cave, nghệ sĩ trẻ đẹp. Đường đường là một vị tướng, Nguyễn Ngọc Loan đâu thèm để mắt tới các cô cave, ca sĩ phòng trà bình thường. Người ta thường thấy “ông tướng độc nhỡn” thường xuyên có mặt tại vũ trường Olympic trên đường Lê Lợi vào mỗi tối thứ 7. Tại đó, Nguyễn Ngọc Loan là chủ nhân của một vưu vật: ca sĩ Phương Dung nổi tiếng xinh đẹp và quý phái, người được mệnh danh là “con nhạn trắng Gò Công”, lấy vũ trường này làm đất biểu diễn. Mỗi lần đến thăm tình nhân, viên tướng xách theo cả chục tên vệ sĩ thuộc hàng thiện xạ, cũng nổi tiếng ngổ ngáo và chịu chơi, phóng xe Jeep bạt mạng với những đường cua cong lề bạt phố, đạp phanh cháy cả mặt đường.
 

HotelHoangMinh

New Member
Olympic cũng là chốn mà băng Đại Cathay thường xuyên lui tới. Hơn thế nữa, Thủy Tàu – tài pán vũ trường Olympic còn là một “mối” rất khoái Đại Cathay. Khác với viên tướng và đám lâu la bụi bặm, Đại Cathay thường lướt trên một chiếc Chevrolet có gắn điều hoà không khí, choáng lộn và êm ru nhẹ nhàng bơi đến cửa vũ trường. Loại xe đó, cả Sài Gòn chỉ có dăm ba chiếc.

So với đám vệ sĩ với lương lính còm cõi, Đại và băng Cathay luôn sẵn sàng “xài lớn”, rút tiền chẳng bao giờ đếm, người ngợm củng “kẻng” hơn, dĩ nhiên là được các em cave ở đây săn đón nồng nhiệt hơn nhiều. Bị “gác kèo”, đám vệ sĩ tức lắm, nhiều lần hậm hực, nhưng Đại Cathay và đám đàn em vẵn phớt ănglê, coi như “chuyện tép”.

Một tối, Đại và khoảng chục đàn em, trong đó có Lâm Chín ngón và Lành Cầu Muối – một tay cảnh sát ăn “rơ” với giang hồ kéo đến Olympic từ khá sớm. Thấy các đàn anh, đám cave ríu rít túa ra vây lấy bá cổ níu tay, chí choé cả gian bar trên lầu 2. Cả đám “vui vẻ” mới chừng nửa tiếng, cánh cửa lại xịch mở. Đám vệ sĩ của Sáu Lèo – không có chủ tướng đi cùng – xộc vào, cũng cỡ chục tên. Ngồi chờ cả 15 phút, đám vệ sĩ vẫn không thấy cô cave nào đến săn sóc. Trong khi đó, ở mấy bàn bên vẵn liên tục vọng sang tiếng cấu véo giỡn hớt rúc rich của băng Cathay với đám cave như thể trêu ngươi. Nổi cáu, cả đám vệ sĩ đưa mắt nhìn nhau và đứng bật dậy. Thiếu úy Hải, một tay nổi tiếng thiện xạ tiến sang, đứng đối diện với Hải Súng của băng Cathay, hất hàm:

- Vui vẻ quá hả? Sang bớt mấy em chứ, để bên này ngồi không, coi sao đặng?”

Vẫn không buông vai cô “đào nhí”, Hải Súng hất mặt:

- Đâu có được, đến trước có phần trước, trâu chậm phải uống nước *c, trách gì?

Viên thiếu úy gườm gườm, đưa tay vào bụng đặt lên báng súng:

- Đừng chơi quê tụi này chớ!

- Thì đã sao? – Hải Súng hếch mặt lên. Lúc này băng Cathay và đám cave cũng đã ngưng đùa giỡn, ngẩng lên thủ thế. Được khích lệ, Hải Súng tiếp: - Thịt người tanh không ăn được, đừng doạ nhau, tụi này không thích!

Bị khiêu khích, mắt thiếu úy Hải vằn lên. Hắn xấn xổ chụp lấy tay cô đào nhí kéo về phía mình, tuyên bố:

- Không thích cũng bắt!

Sợ hãi, cô cave thét lên. Không nói không rằng, Hải Súng vớ ngay chai Black and White trên bàn giáng thẳng xuống đầu đối thủ. Phản xạ nhanh, thiếu úy Hải vội buông cô cave nhảy vọt sang một bên và móc súng. Hai băng xông vào nhau. Bàn ghế ly tách bay tứ tán. Đột nhiên, Đại Cathay hét lên:

- Tụi nó chơi súng, rút, tụi bây.

Pằng! Pằng! Pằng! Ầm

Đại chưa dứt câu, dàn đèn phe lê đã rơi ụp xuống sàn, vỡ tung toé, đồng thời một viên đạn cũng nhằm đầu gối Đại găm tới, xô y gục xuống. Hải Súng vội xô tới xốc Đại lên bỏ chạy. Trong băng chỉ có Hải và Lâm Chín ngón giắt súng theo. Cả hai cũng vội móc ra bắn loạn xạ. Lâm Chín ngón gào lên:

- Anh em rút đi, để tôi lo!

Lúc này, đám cave, bồi bàn đã hoảng hồn bỏ chạy hết. Thủy Tàu khá nhanh trí, vội chạy bổ vào trong sập cầu dao điện. Bóng tối chụp lấy vũ trường đã hỗ trợ cho băng Cathay bỏ chạy. Bị thương, Đại Cathay khó khăn lắm mới được Hải Súng và Ngân Pôcon dịu được xuống lầu và kéo thẳng ra đường. Lúc này, Lành Cầu Muối cũng vừa vặn trờ chiếc Mustang tới, hốt cả bọn lên xe chạy thẳng. Lâm Chín ngón chạy sau cùng. Sau khi nhả hết đạn, y cũng vội đu cửa số phóng xuống được Tạ Thu Thâu cắm đầu chạy luôn một mạch. Sau lưng, đám vệ sĩ Sáu Lèo vẫn nã đạn theo chíu chíu.

Không thu phục được Đại Cathay, tướng Sáu Lèo đã ra lệnh cho “Biệt đội hình cảnh” bắt bỏ tù hàng loạt đàn em nhằm cô lập hắn. Núng thế, Đại Cathay đành tìm cách hoãn binh. Một buổi tối, hắn mua nguyên nhà hàng Paramouth mời đại úy Trần Kim Chi đến dự tiệc. Khi rượu đã chếnh choáng, Đại Cathay mới ngỏ ý:

- Nếu đại úy chịu tha một số anh em của tôi vừa bị bắt, chúng tôi sẽ không quên ơn anh…

Viên đội trưởng “Biệt đội hình cảnh” cũng thuộc loại ngang tàng không kém gì Đại Cathay, từ chối thẳng thừng:

- Ăn nhậu là ăn nhậu, bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây là để mặc cả thì coi như tàn tiệc, tôi xin kiếu.

Nếu là trước đó mười hôm, máu côn đồ của Đại Cathay sẽ nổi lên ngay. Nhưng đang yếu thế nên Đại vẫn nhũn nhặn:

- Ồ không không. Nếu đại úy không ưng thuận thì thôi. Còn hôm nay mời đại úy đến là để anh em vui vẻ. Mời đại úy cứ tự nhiên, đêm nay toàn bộ nhà hàng này là chỉ để phục vụ chúng ta, đại úy đừng bận tâm làm gì.

Viên đại úy không vui vẻ được lâu, cũng chẳng còn thời gian để bận tâm lâu hơn nơi cõi thế. Sau buổi tiệc chỉ nửa tháng, một chiếc xe “be” chở gỗ không rõ xuất xứ đã “bò” ngang qua chiếc xe hơi CV2 của Trần Kim Chi khi viên đại úy này đang đi công vụ trên xa lộ. Đại úy Chi và viên lái xe chết tại chỗ, chiếc xe gây tai nạn bỏ chạy mất tăm, “không nhận dạng được biển số”. Giới giang hồ đều cho rằng chính Đại Cathay đã sát hại Trần Kim Chi.

Cái chết của Trần Kim Chi đã đánh dấu chấm than cuối cùng cho cuộc đời du đãng của Đại Cathay. Tháng 8/1966, với tội danh “Du đãng đặc biệt”, Đại Cathay lại bị tóm cổ. Cùng với một loạt du đãng khác, ngày 28/11/1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc.

Gọi là “Trung tâm hướng nghiệp” nhưng chính xác, đây là nơi lưu đày những tên lưu manh ngoại hạng dày thành tích bất hảo nhưng không có chứng cớ để bắt quả tang, do chính Nguyễn Ngọc Loan đề nghị thành lập nhằm “bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức, thượng tôn luật pháp”.

Trại là những dãy nhà dã chiến thấp lè tè nằm trong rào kẽm gai bịt bùng đặt cạnh sân bay Phú Quốc ngay tại thị trấn Dương Đông. Gọi là “hướng nghiệp” cho oai, kỳ thực đám tù suốt ngày chỉ ngồi ngáp vặt, đánh mạt chược mà không hẹn ngày về chứ chẳng có việc gì để làm. Một hôm, đang đánh mạt chược, Đại Cathay bảo:

- Gọi “hướng nghiệp” nghe chán thấy mẹ, tụi mình đặt lại tên cho nó đi.

Cả bọn đồng ý. Bác sĩ Nghiệp, một tên du đãng có học đề xuất:

- Bốc đại một con mạt chược, trúng con gì, đặt tên đó.

Đại Cathay quơ được con Cửu Sừng, vậy là “Trung tâm hướng nghiệp Phú Quốc” nghiễm nhiên trở thành “Trại Cửu Sừng”.

Không giống như dự định của tướng Sáu Lèo và sảnh sát ngụy, Trại “Cửu Sừng" chẳng những không “hướng” được chút “nghiệp” nào cho đám đầu trâu mặt ngựa mà ngược lại hoàn toàn. Toàn bộ đám du đãng bị bắt vào đây như Đại Cathay, Hải Súng, Hoà áo thun, Lâm Chín ngón, Bảy Si, Hỏi Phoòng Kin, Thanh tưa, Quẩy Thầu Hao... sau này đều là những tên giang hồ cộm cán nhất của Sài Gòn – Chợ Lớn, càng ngày càng hung hãn hơn. “Trại Cửu Sừng” như một con dấu chất lượng để đánh giá giang hồ. Tên nào từng ngồi ở “Trại Cửu Sừng” sau này đểu trở thành đàn anh, được quyền ăn trên ngồi trốc trên chốn giang hồ.

Người vợ cuối cùng, cũng là cuộc tình sâu nặng nhất của Đại Cathay là cô Nhân, con gái chủ tiệm đồ gỗ Đồng Nhân nổi tiếng nằm trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) đối diện với vũ trường Olympic. Khi Đại và cả đám đàn em bị tống ra đảo Phú Quốc, Nhân ở lại Sài Gòn, biết chắc rằng loại tù không án như chồng mình e khó có ngày về. Cô cùng anh trai vung tiền ra tìm cách cứu Đại Cathay.

Đầu tháng 1/1967, Nhân có mặt trong đoàn thân nhân ra thăm nuôi đám du đãng bị nhốt ở Trại Cửu Sừng. Gặp Đại Cathay cô báo cho chồng biết đã lo xong việc tổ chức cho Đại Cathay vượt ngục. Đám lính gác sẽ làm ngơ cho Đại Cathay và một số đàn em trốn ra khỏi trại. Một xuồng máy chờ sẵn sẽ đưa đám tù ra khơi, có tàu hải quân do Nhân bố trí sẵn rước về đất liền. Để mua chuộc đám lính gác, Nhân đưa cho Đại một chiếc áo bluson và dặn dò kỹ lưỡng. Nhìn bề ngoài, nó chỉ là một chiếc áo lạnh rẻ tiền, sau lưng có một con rồng ấp quanh bản đồ Việt Nam thêu hai màu, nửa miền Bắc màu đỏ, nửa miền Nam màu vàng. Loại áo này bán nhan nhản dọc các tiệm đường Lê Thánh Tông, trong chợ Dân Sinh… chủ yếu để đám lính Mỹ sắp hồi hương mua về làm kỉ niệm.
Khi chuyển áo cho Đại Cathay, tên lính canh của trại hướng nghiệp Phú Quốc thấy nó nặng hàng ký nên đâm nghi ngờ. Lần theo lưng áo hắn sờ thấy giữa hai lần vải có hàng chục miếng kim loại mỏng được khâu đầy trong đó. Đoán là vàng, tên lính canh định lôi ra khám xét. Lập tức cái liếc xéo mắt của tên sĩ quan đứng cạnh đã ngăn hắn lại. Tên lính đành trả lại áo cho Đại Cathay mang về phòng.

Theo lời đồn đại của giới giang hồ thì khi về phòng, Đại Cathay đã xé chiếc áo lấy ra đúng 62 lá vàng loại 1 lượng khâu trong đó. Với số vàng này, Đại đã mua chuộc đám cai ngục để chúng bố trí cho lính gác làm ngơ khi Đại bỏ trốn.

Đi theo Đại Cathay có khoảng một chục đàn em trong đó có Xì kíp, Lắm Mổ bụng, Hùng Mỏ chuột, Hải Súng và Lâm Chín ngón… Đến phút cuối, Đại Cathay theo lời Hải Súng tham mưu, quyết định để Lâm Chín ngón – gã đệ tử thân nhất - ở lại. Đại nói với cả đám:

- Thằng Lâm lóc choc, dễ làm bể chuyện lắm. Vả lại, chuyến đi này lành ít dữ nhiều, nó còn trẻ, tội lắm. Chi bằng để nó lại, mình thoát rồi lo cho nó về sau an toàn hơn.

Trước giờ khới sự, Đại Cathay gọi Lâm Chín ngón đến và bảo:

- Mày phải bỏ xì ke đi, hại lắm. Tao chích cho mày một lần cuối cùng, sau đó là phải chừa hẳn, nếu không đừng trách.

Đại đã tự tay chích cho Lâm một mũi gấp đôi đô bình thường do chính tay Hải Súng pha chế, có độn thêm một ít tân dược để tăng nồng độ. Phê thuốc, Lâm Chín ngón quay ra ngủ say như chết. 12 giờ đêm ngày 7/1/1967, Đại Cathay dẫn đàn em đào thoát ra ngoài.

Theo sự phân công của Đại Cathay, đám tù trốn trại chia làm hai tốp. Tốp thứ nhất gồm năm tên đi trước để nghi binh. Tốp thứ hai, có Đại Cathay và Hải Súng chạy theo hướng bờ biển. Bất ngờ, khi cả hai tốp vừa vọt ra khỏi vòng rào thì phía trại báo động inh ỏi. Tốp thứ nhất, gồm Xì kíp, Hùng Mỏ chuột,.. bị tóm cổ lại ngay. Đại Cathay và Hải Súng vội đổi kế hoạch, chạy lên phía Bắc đảo, lần vào khu núi tượng, nơi có Quân giải phóng hoạt động. Đến đây, không ai còn tận mắt gặp lại Đại Cathay và Hải Súng. Và hàng loạt giai thoại giải thích sự mất tích của hai tên du đãng đầu sỏ bắt đầu xuất hiện.

Theo hồ sơ về cái chết của hai tên du đãng mà chúng tôi có được: Biết không trị nổi Đại Cathay, lại nhiều lần bị tên đãng làm bẽ mặt, chuẩn tướng Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan rất hận, tìm cách loại trừ vĩnh viễn Đại Cathay. Khi biết cô Nhân – vợ Đại – đang tìm cách lo lót tổ chức cho Đại Cathay vượt ngục… Nguyễn Ngọc Loan đã chỉ đạo cứ để cho Đại Cathay thực hiện kế hoạch. Đến giờ chót, theo lệnh Loan, toàn bộ toán lính gác của trại hướng nghiệp bất ngờ bị đổi. Toán lính gác mới ráo riết truy kích đám tép riu, còn Đại và Hải, chúng cố ý để cho đào thoát vào núi Tượng. Sau đó, Loan cho một tiểu đội biệt kích do thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy, được trực thăng chở từ Sài Gòn ra truy kích Đại và Hải, bắn hạ chúng. Khi đi, toán biệt kích dù phải thay quần áo bà ba, đội mũ tai bèo, mang dép râu và sử dụng súng AK47, giả trang làm Quân giải phóng để đổ vấy cho việc giết Đại Cathay và Hải Súng cho phía Cách Mạng. Diệt xong, toán biệt kích dù phải đắp mộ, đề bia tử tế để dễ bề nhận diện và gây dư luận. Chính thiếu úy Trần Tử Thanh sau này đã từng huênh hoang khoe với nhiều phóng viên của một số tờ báo ở Sài Gòn trước 1975 rằng chính tay y đã nổ súng hạ gục Đại Cathay. Khá nhiều người cũng biết rõ ngọn nguồn sự việc, song trước khi ngụy quyền sụp đổ, không một tờ báo nào dám viết về âm mưu hại địch thủ của tướng Nguyễn Ngọc Loan. Vì vậy, lời đồn đại, đoán non đoán già vẫn cứ loang ra mãi, đắp thêm chất huyền thoại vào cuộc đời và cái chết của Đại Cathay – tên du đãng ngoại hạng.
 
Top