• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 01-10-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

HuynhThanh

New Member
Dữ liệu di động: Vừa là thiên thần, vừa là ác quỷ!​

Một công nghệ tưởng chừng như vô tội mang tên "card 3G" lại đang nổi lên như một trong những thách thức lớn nhất của ngành công nghiệp di động trong vài năm tới.

Dữ liệu bùng nổ


091001053900-724-353.jpg

Nguồn: AP

Cùng với smartphone, những chiếc ổ hoặc card 3G này (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Dongle) cho phép người dùng online thông qua mạng di động từ bất cứ đâu. Thế nhưng mỏ vàng từ dòng dữ liệu khổng lồ mà nó tạo ra cũng đồng nghĩa với một cơn ác mộng thực sự cho các nhà quản trị mạng.

Người dùng có thể chọn phương án trả cước trọn gói, hoặc tính tiền theo khối lượng dữ liệu sử dụng. Do kích cỡ nhỏ gọn và sự đơn giản trong sử dụng, dongle ngày càng phổ biến và tạo ra một sự bùng nổ về dung lượng dữ liệu di động. Những thiết bị tí hon này đã tạo ra một sức ép chưa từng có tiền lệ cho các nhà mạng.

Nhưng ngay cả khi lưu lượng bùng nổ, doanh thu từ các dịch vụ mới vẫn không thể bắt kịp được áp lực căng thẳng lên giá cước. Điều đó có nghĩa là những khoản đầu tư nâng cấp công suất của mạng sẽ khiến cho lợi nhuận của hãng viễn thông sẽ bị thâm hụt.

"Băng thông rộng di động là món quà từ thiên đường đối với người dùng, nhưng lại là địa ngục của các mạng di động", chuyên gia tư vấn John Strand bình luận. Với việc ngày càng có nhiều người dùng mạng di động để truy cập Internet (thông qua laptop cắm card 3G, Apple iPhone hoặc BlackBerry), cứ mỗi 6 tháng dung lượng dữ liệu lại tăng gấp đôi trên phạm vi toàn cầu.

Ở nhiều nước, tốc độ tăng trưởng còn kinh khủng hơn. Đơn cử như vào ngày ông vua nhạc Pop Michael Jackson đột ngột qua đời, lượng truy cập trên nền mạng của Telstra Úc đã nhảy vọt tới 170%. "Cùng một thời điểm, tất cả mọi người đều muốn biết chuyện gì đang xảy ra. Điều đó đã tạo nên một gánh nặng khổng lồ cho hệ thống", kỹ sư trưởng của Telstra nhớ lại.

Tiến thoái lưỡng nan

So với một chiếc điện thoại di động truyền thống, một máy laptop có trang bị ổ dongle sẽ ngốn băng thông gấp 450 lần, đại diện của mạng SFR lớn thứ hai tại Pháp chia sẻ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh trên thị trường rất khốc liệt nên hầu như không nhà mạng nào dám tăng cước.

Tình cảnh này đã đặt các mạng viễn thông từ Âu sang Á vào một thế tiến thoái lưỡng nan: họ phải đầu tư lớn cho mạng lưới của mình để ngăn quá tải, nghẽn và chết mạng. Nhưng nếu làm như vậy, họ lại phải đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng tới lợi nhuận dài hạn.

"Bạn có thể dễ dàng mất tiền vì băng rộng di động nếu làm sai cách hoặc đi sai hướng", ông Bjorn Amundsen, Giám đốc mạng Telenor Na uy cho biết. "Chúng tôi phải rất cẩn thận để không rót vốn quá nhiều. Vì sao ư? Nếu làm vậy, chúng tôi chỉ tăng lượng truy cập lên chứ không hề tăng được lợi nhuận".

Rất ít hãng tin rằng card 3G sẽ làm thay đổi hành vi của người dùng. Lấy thí dụ, công nghệ này cho phép một nhân viên ngân hàng theo dõi các diễn biến bên trong tài khoản của mình, dù là anh ta đang ngồi trên xe taxi đi chăng nữa. Một nhiếp ảnh gia cũng có thể tải những hình ảnh của một trận đấu bóng đá Ngoại hạng ngay từ đường pitch.

Thế nhưng ngay cả trong những lĩnh vực đã triển khai công nghệ 3G, thiết kế của các mạng di động cũng không chịu được dòng dữ liệu nặng đến thế. Các trạm phát sóng BTS chỉ có thể đảm đương được một khối lượng dữ liệu nhất định. Tất cả người dùng trong phạm vi phủ sóng của BTS đó sẽ phải chia sẻ phần dữ liệu nói trên.

Do đó, nếu như tất cả những ai có mặt ở phố Wall đều dùng iPhone để xem video trong giờ ăn trưa, mạng sẽ chạy hệt như sên bò hoặc thậm chí là gián đoạn dịch vụ.

Mạng không tải nổi

Michele Campriani, Giám đốc điều hành của Accanto Systems, hãng chuyên theo dõi lưu lượng của các mạng viễn thông, cho biết nhà mạng coi việc bùng nổ dữ liệu là một nguy cơ nghiêm trọng. "Tất cả họ đều rất quan ngại. Nếu như không xử lý tốt vào thời điểm này, một số mạng sẽ gặp phải những vấn đề rất nan giải, đe dọa đến tương lai của chính họ. Một số thậm chí không thể sống sót".

Những người như Cherif Paul càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Paul là một sinh viên đại học tại Paris, chuyên lướt Net bằng mạng di động bởi cậu không có điện thoại cố định hay kết nối ADSL tại nhà. "Tôi sử dụng laptop và dongle cho mọi mục đích", cậu nói. "Chúng giúp tôi tiết kiệm tiền và thuận tiện hơn dù đang ở đâu".

Những thói quen kiểu này khiến cho dây thần kinh của nhà mạng càng thêm căng thẳng, nhất là khi người dùng sử dụng gói cước cố định hàng tháng.

Kể từ năm 2005 trở lại đây, số thuê bao điện thoại cố định của cả thế giới đã giảm gần 9% xuống còn 1,24 tỷ. Trong khi đó, lượng thuê bao di động lại tăng tới 95% lên 4,22 tỷ. Khoảng 10% số người dùng di động thường xuyên chơi video game, xem nhạc hoặc tải phim lậu và họ chiếm tới 80% tổng lượng dữ liệu luân chuyển.


"Dongle cho phép người dùng sử dụng mạng không dây dễ dàng hệt như khi họ xài băng rộng cố định ở nhà vậy. Nhưng đơn giản là hệ thống mạng không thể chịu tải nổi".

Các nhà mạng đang cố gắng tuyên truyền tới người dùng răng băng rộng di động chỉ nên làm phương án truy cập Internet thứ hai mà thôi, chứ không phải là phương thức chính. "Nhưng nếu như chúng tôi thất bại trong việc phát đi thông điệp đó, chúng tôi sẽ phải chi ra một khoản tiền cực lớn để nâng cấp dung lượng mạng", đại diện Telenor âu lo.

Còn tại Pháp, dongle và smartphone đã khiến cho dòng dữ liệu di động của mạng SFR tăng gấp 10 lần trong năm ngoái, trong khi doanh thu chỉ tăng khoảng 30%.

Đi tìm giải pháp

Nhiều giải pháp đã được nhà mạng triển khai để đối phó với làn sóng dữ liệu bão táp mới. Họ đầu tư nâng cấp hạ tầng, tạm ngừng hoặc hạn chế các gói cước cố định và thực hiện nhiều "tiểu xảo" để ngăn người dùng tải phim, xem video hay mở những ứng dụng tốn băng thông.

Một cách tiếp cận khác là chuyển một phần lưu lượng sang cho mạng cố định, vốn ổn định và có khả năng chịu tải tốt hơn. Mạng viễn thông ở Hàn Quốc và Nhật Bản, hai trong số những quốc gia hàng đầu về băng rộng di động, đã chọn cách này.

Tương tự, khi đầu tư 1 tỷ USD để tăng cường hạ tầng mạng di động cách đây 3 năm, Telstra cũng đã từng sử dụng chiến lược nói trên. Còn ở Pháp, SFR kết nối nhiều trạm BTS của mình với các trục cáp quang cố định nhằm tiếp quản lưu lượng dữ liệu hiệu quả hơn.

Ngoài việc đầu tư, hầu hết các mạng đều hạn chế hoặc dừng hẳn hợp đồng với những thuê bao vượt quá "quota" băng thông hàng tháng. "Chúng tôi phải làm việc này một cách khôn ngoan và khéo léo để người dùng không cảm thấy phật ý. Nhưng nếu cứ thả rông họ, toàn bộ mạng sẽ tắc nghẽn".

Dù đã triển khai hơn 800 dự án trong vòng 6 tháng qua để có thể đáp ứng được sự bùng nổ về dữ liệu, Telenor vẫn e ngại những thách thức không dễ dàng biến mất. "Chúng ta đang tiến gấn đến thời điểm mà dung lượng đạt tới đỉnh điểm"

Theo Vietnamnet
 

NgocVNPT

New Member
MotoSurf A3100 chạy Windows Mobile

Motorola ra mắt điện thoại A3100 với dáng vẻ mạnh mẽ, hỗ trợ kết nối không giới hạn và chạy trên nền Windows Mobile 6.1.

moto1.jpg

MotoSurf A3100 vỏ đen viền vàng. Ảnh: Futurednet.

MotoSurf A3100 có vẻ ngoài mạnh mẽ với vỏ đen viền vàng kim loại. Những mảng đen bóng và mờ được kết hợp tinh tế tạo thành những điểm nhấn bắt mắt. Các góc cạnh bo tròn khiến máy vừa mang vẻ hiện đại nhưng không khô cứng. Vẻ ngoài của MotoSurf A3100 là một tổng thể hài hòa của nhiều chất liệu. Điểm này tạo cho người sử dụng những trải nghiệm thú vị và tránh đi sự nhàm chán khi mặt trước, bên hông và mặt sau của máy tuy mang đến ba cảm nhận khác biệt, nhưng vẫn đồng điệu và liền mạch.

Mặt trước nổi bật với màn hình cảm ứng rộng 2,8 inch, bi điều khiển đa hướng (trackball) và bút cảm ứng được giấu khéo léo phía sau thân máy.

Máy có thể chuyển nhanh từ chế độ xem màn hình đứng sang chế độ màn hình ngang khi soạn tin nhắn bằng cách nhấn và giữ phím kết thúc cuộc gọi.

Bạn có thể tùy chọn một trong ba bàn phím ảo, phím số khi cần thực hiện cuộc gọi, bàn phím QWERTY hoặc bàn phím Keypad khi cần soạn thảo một văn bản dài.

moto2.jpg

Khả năng bắt sóng Wi-Fi của máy được đánh giá cao. Ảnh: Galaxy.

Khả năng kết nối WiFi của A3100 được đánh giá cao khi luôn bắt được sóng ngay cả trong khu vực sóng yếu.
Trình duyệt Opera Mobile 9.5 cài sẵn sẽ hỗ trợ tối đa khi lướt web. A3100 hỗ trợ aGPS, máy được cài sẵn Google Maps cùng với phần mềm GPS Extra giúp GPS hoạt động nhanh và chính xác hơn.

Ngoài camera 3 Megapixel hỗ trợ chụp hình và quay phim chất lượng cao ở mặt sau, MotoSurf A3100 còn được trang bị một camera VGA ở mặt trước, hỗ trợ tính năng thoại video – một trong những tính năng thú vị hàng đầu của công nghệ 3G.

Chiếc điện thoại này có mặt tại thị trường trong nước với giá 6,9 triệu đồng.
Theo SoHoa
 

NgocVNPT

New Member
LG GM730 - PDA phone đơn giản

Sở hữu đầy đủ kết nối và giao diện giống dòng di động giải trí, LG GM730 đơn giản với thiết kế nhỏ gọn và các tính năng cơ bản.

Lần đầu tiên, LG sẽ mang chiếc di động chạy Windows Mobile bán chính thức tại thị trường. GM730 chạy trên nền tảng dành cho PDA phone, nhưng từ thiết kế đến giao diện, máy mang màu sắc các phiên bản giải trí hãng ra mắt trong năm nay như Arena, Crystal...

gm730-home.jpg

GM730 có thiết kế gọn gàng. Ảnh: Quốc Huy.

GM730 có thiết kế đẹp, mỏng gọn.

Model này bị cho là ảnh hưởng nhiều từ thiết kế của iPhone 2G với đường viền màu bạc và các góc bo tròn. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt, GM730 trông mỏng, đường viên bạc đi hết các cạnh bên. Lớp vỏ nhựa mềm mại và nhẹ hơn so với chất liệu nhôm trên iPhone phiên bản đầu. Máy có kích thước 109,8 x 56,5 x 11,9 mm, khá mỏng và rất nhẹ.

Mặt trước của máy là màn hình cảm ứng điện trở rộng 3 inch, độ phân giải 240 x 400 pixel. Đáng tiếc, sử dụng Windows Mobile nên GM730 chỉ hỗ trợ 65.000 nghìn màu, không rực rỡ giống như các "anh em" cùng chạy giao diện S-Class.

Dưới màn hình, phím điều hướng gắn sensor cho phép điều khiển như chuột quang. Hai bên là các nút bấm gọi và ngắt điện thoại cảm ứng, khi nhấn vào máy khẽ rung một lực. Góc trên màn hình là camera thứ hai dùng để đàm thoại cuộc gọi 3G.

Đường viền xung quanh GM730 được mạ kim loại sáng bóng, cạnh phải là cổng giao tiếp microUSB đi chung sạc, kết nối tai nghe, máy tính bên cạnh phím nguồn/khóa màn hình và nút chụp ảnh. Cạnh trái là nút tăng giảm âm lượng và lỗ dắt dây đeo. Mặt sau máy, camera 5 Megapixel và ống kính Schneider-Kreuznac nằm khá khiêm tốn và chìm sâu bên dưới bề mặt.

gm730-web.jpg

Giao diện lướt web trên máy. Ảnh: Quốc Huy.

LG GM730 mạnh mẽ về kết nối
.

Người dùng có thể lướt web qua Wi-Fi, EDGE bên cạnh các kết nối mạng tốc độ cao như 3G/HSDPA, HSUPA. Bên cạnh đó, đây cũng là model trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Thử nghiệm thực tế cho thấy, tốc độ kết nối, bắt sóng Wi-Fi của GM730 khá nhanh, quá trình tải trang web, xem video trên YouTube khá ổn. Tuy nhiên, trình duyệt Internet Explorer đi kèm không mượt, ngoài ra máy sử dụng công nghệ cảm ứng điện trở, quá trình kéo lên, kéo xuống xem trang web khá "cứng", kém độ mượt mà như nhiều PDA phone của HTC, Samsung.

Tuy nhiên, cài đặt thử phần mềm Opera, tốc độ và khả năng điều khiển được cải thiện rõ rệt.

Thử nghiệm cài đặt phần mềm Vietmap và Google Maps, khả năng xác định vị trí của model này nhanh và chính xác.

gm730-s-class.jpg

S-Class hỗ trợ vào nhanh các ứng dụng. Ảnh: Quốc Huy.

Trên bề mặt của nền tảng Windows Mobile, GM730 được che chẳn bởi giao diện S-Class.

Ngay ở màn hình Home, dấu hiệu để nhận biết nền tảng của Microsoft chỉ là thanh bar bên trên với nút Start và các trạng thái (kết nối, đồng hồ...).

Ngay giữa màn hình, 4 icon báo các nhiệm vụ gồm tình trạng cuộc gọi nhớ, tin nhắn, e-mail mới và lịch làm việc.

5 icon nằm ngang dưới màn hình hỗ trợ vào nhanh e-mail, danh bạ, tin nhắn, trình duyệt Internet và Menu chính. Khi vuốt nhẹ ngang màn hình, KM730 cho phép thay đổi từ màn hình chính sang các giao diện khác gồm bộ PIM, album, danh bạ yêu thích, giải trí, chuyển động như khối cầu trên Arena.

S-Class có chức năng chỉ là một hệ thống các shortcut đồ họa, trong khi đi đến chức năng thì vẫn là Windows Mobile, LG gần như không có thay đổi cách hiển thị của các phần mềm Microsoft như cách Omnia II của Samsung đã làm. Tuy nhiên, có thể thấy khác biệt với nhiều model chạy Windows Mobile 6.1, GM730 cho phép người dùng vào nhanh các chương trình cần thiết mà không phải thông qua các bước dài dòng.

Với một shortcut hình bánh xe ở bên dưới góc phải màn hình, người dùng có thể dễ dàng tắt/mở kết nối Wi-Fi, Bluetooth, chọn chế độ chuông, hiển thị màn hình cũng như các tình trạng về bộ nhớ của GM730.

gm730-gps.jpg

GPS trên GM730 nhanh. Ảnh: Quốc Huy.

Với hệ điều hành Windows Mobile 6.1, LG730 sẽ được cài đặt bản 6.5 miễn phí khi nền tảng này xuất xưởng đầu tháng 10
.

Trong hệ điều hành hiện tại, máy hỗ trợ đầy đủ các chức năng từ văn phòng với phần mềm Office, giải trí đa phương tiện.

GM730 cũng được cài đặt sẵn một số chương trình bản quyền như Sprite Backup (hỗ trợ backup dữ liệu), đọc văn bản PDF qua Adobe Reader, giải file nén, cùng các ứng dụng của LG như chơi nhạc, giao diện e-mail, My Stuff cho phép đi vào các nội dung ảnh, nhạc, phim.

Camera 5 Megapixel của máy chụp ảnh khá tốt trong điều kiện trời sáng. Giao diện thuận tiện để xử lý. Tuy nhiên, không có đèn flash, môi trường thiếu sáng GM730 chụp ảnh chưa đẹp.

Máy chạy trên bộ vi xử lý Qualcomm MSM7201A, tốc độ 528 MHz. Khả năng xử lý các ứng dụng tương đối mượt mà, không có thời gian trễ nhiều. Một điểm cộng là chương trình Task Switcher (ngắt các ứng dụng đang chạy trên RAM) được bố trí ngay trên góc, đễ dàng giải phóng bộ nhớ, tăng tốc cho máy.

Pin theo máy có dung lượng 1.000 mAh, thời gian sử dụng tương đối ấn tượng, trên 2 ngày, tốt hơn nhiều so với các mẫu di động chạy Windows Mobile.

Điểm mạnh
- Thiết kế nhỏ gọn, thời trang
- Hỗ trợ đầy đủ các kết nối
- Pin tốt
- Phần mềm giao diện vào nhanh các ứng dụng
Điểm yếu
- Màn hình nhỏ, phân giải thấp
- Không có bút đi kèm
- Âm thanh loa ngoài hạn chế.

Theo SoHoa
 

NgocVNPT

New Member
LG ra mắt 'dế' một phím nhiều chức năng

Hôm qua, LG công bố mẫu di động cảm ứng mới GD510 Pop kế thừa model giá thấp Cookie KP500 đi trước, máy sở hữu nắp pin năng lượng mặt trời.

anh2.jpg

LG Pop có phím bấm một chức năng. Pop được LG cải thiện nhiều về thiết kế, model trông cao cấp hơn KP500.

Mặt trước của máy ngoài màn hình rộng chỉ có một phím bấm duy nhất và nằm chếch sang cạnh phải. LG cho biết, nút bấm của GD510 cho phép đi vào nhiều chức năng khác nhau bằng cách phân biệt màu sắc. Người dùng có thể gọi ngắt cuộc gọi, vào Menu hay hủy bỏ.

Pop có bộ khung nhôm chắc chắn, đường viền mép màn hình rộng chỉ 4,8 mm, màn hình cảm ứng WQVGA của máy rộng 3 inch, độ phân giải 240 x 400 pixel, đáng chú ý model này có bộ nhớ 8 GB, camera 3 Megapixel.

Máy không có khe cắm thẻ nhớ, tuy nhiên bề mặt sau đặc biệt với tấm pin năng lượng mặt trời. Người dùng có thể chọn lựa nắp pin thường hoặc nắp đậy đặc biệt này. Máy sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10 này, hiện chưa có giá bán chính thức.

Xem video giới thiệu GD510 Pop Dưới đây là một số hình ảnh chức thức của model này.

anh5.jpg


anh6.jpg


anh3.jpg


anh7.jpg


anh8.jpg
Theo SoHoa
 

HuynhThanh

New Member
HTC Touch HD2 (Leo) ra mắt ngày 12/10

HTC Leo xuất hiện trên tờ rơi của nhà mạng O2 tại Anh với tên gọi Touch HD2, model này sẽ được giới thiệu chính thức vào ngày 12/10 tới đây.


touch-hd2.jpg


Hình ảnh Touch HD2 trên tờ rơi của O2. Ảnh: Engadget.

Theo tờ rơi từ nhà mạng O2 rò rỉ, Touch HD2 chạy Windows Mobile 6.5, model hướng đến các tính năng giải trí đa phương tiện như chơi game, xem phim.

HTC Touch HD2 được biết đến với tên gọi Leo, model sở hữu màn hình rộng tới 4,3 inch, vi xử lý Snapdragon tốc độ 1 GHz, RAM 320 MB và ROM 512 MB. Máy hỗ trợ tất cả các kết nối hiện đại, camera 5 Megapixel và dung lượng pin 1.230 mAh.

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
RIM ra mắt phần mềm đồng bộ BlackBerry với Mac

Sau một thời gian dài chơi đợi, hôm qua RIM chính thức giới thiệu phần mềm BlackBerry Desktop Manager dành cho hệ điều hành Mac.

BB_Desktop_for_Mac.jpg


Giao diện BlackBerry Desktop Manager for Mac.

Người dùng máy tính Mac có thể tải các ứng dụng này miễn phí từ ngày mai thông qua địa chỉ blackberry.com/mac. BlackBerry Desktop Manager for Mac hỗ trợ đồng bộ dữ liệu với các phần mềm trên máy Mac như danh bạ, lịch làm việc, nhiệm vụ, ghi chú. Ngoài ra, phần mềm cũng cho phép backup, giải nén và cài đặt phần mềm cho BlackBerry từ máy tính.

Bên cạnh đó, RIM cũng cung cấp tính năng BlackBerry Media Sync, hỗ trợ đồng bộ nhạc trên iTunes với BlackBerry. Theo công ty này, người dùng có thể chọn playlists nếu muốn hoặc tất cả các bài hát để truyền file qua điện thoại.

BlackBerry Desktop Manager dành cho máy tính Mac chạy trên các phiên bản Mac OS X 10.5.5 hoặc cao hơn, trong khi các máy BlackBerry có thể đồng bộ được phải sử dụng hệ điều hành bản 4.2 trở lên.

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
Nokia N900 đọ bàn phím QWERTY

Với ba hàng nút bấm, bàn phím QWERTY của Nokia N900 rộng hơn N97 nhưng nhỏ hơn E75.
> N97 Mini so dáng N900 và N97 / Máy tính smartphone Nokia N900

n900_3.jpg


N900 so kích thước với các model dòng N, E và Samsung Omnia HD, Xperia X2.

n900_4.jpg


Chiếc smartphone lại tablet khá dày so với các máy khác.

n900_19.jpg


N900 không trượt chếch lên như N97...

n900_5.jpg


...nhưng với gión chống dựng lên, màn hình của máy có góc nhìn bằng chiếc N-series cảm ứng.

n900_6.jpg


Bàn phím của N900 nhỏ chưa đến một nửa so với E90.

n900_7.jpg


So với N97.

n900_8.jpg


Bên cạnh E75.

n900_9.jpg


...và đối thủ Sony Ericsson Xperia X1.

n900_18.jpg


N900 là chiếc tablet chạy Maemo mới nhất, model này tích hợp chức năng phone, máy nhỏ gọn hơn hai đàn anh là N800 và N810.

n900_2.jpg


N900 giữa N97 và E90.

n900_22.jpg


Nhìn ngang 6 chiếc di động đình đám hiện nay.​

> Cận cảnh các đường nét của Nokia N900

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
Philips ra mắt 2 “dế” cảm ứng mới

ICTnews – Thiết kế dạng thanh trong màu ghi xám và đen đơn giản mà sang trọng, cả hai mẫu di động mới Philips X806 và C702 đều có màn hình cảm ứng lớn chiếm gần như toàn bộ mặt trước máy.

ImageView.aspx


Philips X806 (nguồn: unwiredview.com).

Philips X806 dày 14 mm, có màn hình màu 3,5 inch với độ phân giải 240 x 400 pixel, hỗ trợ camera 5 megapixel, Bluetooth, FM radio, dung lượng bộ nhớ trong 47MB và có khe cắm thẻ nhớ ngoài MicroSD. Hạn chế của Philips X806 là không có Wi-Fi hay 3G.

Philips C702 là một mẫu di động hỗ trợ công nghệ CDMA với màn hình 3,4 inch, khả năng GPS, camera 1,3 “chấm” , Bluetooth, dung lượng nhớ trong 70MB, thẻ nhớ MicroSD.

Cùng với hai sản phẩm này Philips cũng cho ra mắt V900 chạy trên nền Android, tương thích với 4 băng tần của mạng GSM/GPRS/EDGE và cũng có màn hình cảm ứng lướn 3,2 inch , Wi-Fi, GPS, camera 3 megapixel.

Theo ICTNews
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top