• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 05-03-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HuynhThanh

New Member
Chiến tranh smartphone

Là phân khúc tăng trưởng nóng nhất, smartphone đang theo chân máy tính trở thành thị trường ai cũng có thể tham gia.

sma.jpg


Smarphone đang trở thành thị trường mà ai cũng có thể tham gia. Ảnh: Techchunks.

Xét về các dòng điện thoại đa chức năng, phải nói đến Nhật Bản với sự thống lĩnh thị trường với hàng loạt những tính năng mới nhất từ cả phần mềm điện thoại lẫn dịch vụ của nhà mạng cung cấp. Chẳng hạn các dòng 905i chạy 3G (FOMA) của NTT DoCoMo từ những năm 2007 đã được tích hợp gần như đầy đủ các công nghệ mới nhất từ chụp ảnh chống rung, Internet băng rộng đến truyền hình mobile. Ngay cả ngày nay, các điện thoại Nhật Bản vẫn nổi tiếng là những thiết bị tích hợp công nghệ luôn đi trước thời đại.

Tuy nhiên giờ đây ngành công nghiệp điện thoại đã phát triển vô cùng nhanh chóng, không chỉ Nhật Bản mà đã bắt đầu trải sang Mỹ, Trung Quốc và khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Một trong những chất xúc tác là sự ra mắt một thế hệ điện thoại thông minh (smartphone) mới ứng dụng những công nghệ băng thông rộng như 3G chẳng hạn. Tại Mỹ, sau sự ra mắt của iPhone 3G, rất nhiều người dùng đã chuyển sang sử dụng công nghệ mới này. Rồi đến smartphone chạy hệ điều hành mã mở Android của Google. Tại Trung quốc, nhà mạng China Mobile cũng nhanh chóng ra mắt điện thoại thông minh nền Android OPhone của riêng mình nhằm thúc đẩy công nghệ 3G tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Với sự tăng trưởng không ngừng, smartphone đang thay đổi cả xu hướng thiết kế điện thoại cũng như thay đổi cả môi trường kinh doanh điện thoại truyền thống. Ngày càng nhiều nhà sản xuất nhảy vào thị trường này với các thiết bị mới liên tục ra mắt. Thế giới đang chứng kiến một kỷ nguyên cạnh tranh di động khốc liệt mới.

Những xu hướng smartphone thế hệ mới

en.jpg


Có 4 xu hướng chính trên thị trường smartphone. Ảnh: Engadget.

Về đại thể, có thể thấy 4 xu hướng phát triển chính trong thị trường smartphone hiện nay. Thứ nhất là xu hướng phát triển trên cơ sở nền tảng sẵn có của mình. Thứ hai là xu hướng phát triển theo hướng tập trung vào các nhà mạng. Thứ ba là xu hướng là phát triển hệ điều hành mở và thứ tư là cũng phát triển theo hướng điều hành mở nhưng được chỉnh sửa, cải tiến thêm bằng những dịch vụ mở rộng của bản thân nhà mạng cung cấp.

Ví dụ điển hình cho xu hướng phát triển thứ nhất phải kể tới Apple với phiên bản iPhone đình đám của hãng. Hãng này đã tạo nên một nền tảng thống nhất từ phần mềm, máy tính tới điện thoại, cho phép đồng bộ hóa điện thoại và cài đặt các ứng dụng thông qua web dễ dàng. Một ví dụ khác có thể kể tới là các phiên bản nền Symbian S60 của Nokia.

Xu hướng thứ hai chủ yếu được sử dụng tại các điện thoại thị trường nội địa Nhật Bản. Theo đó nền tảng phần mềm cho điện thoại được phát triển dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà mạng và nhà sản xuất, vì thế mà mỗi điện thoại sẽ được tối ưu hóa với các hệ thống menu chuyên cho nhà cung cấp dịch vụ đó. Hay như một số nhà mạng Mỹ như Vodafone thậm chí còn yêu cầu phát triển những mẫu điện thoại hỗ trợ riêng những dịch vụ trực tuyến đặc trưng của hãng này.

Xu hướng thứ ba rõ rệt nhất là Google với hệ điều hành Android hay Microsoft với Windows Mobile. Về nguyên tắc, các nền tảng phần mềm này hoạt động trên cơ sở thiết kế sẵn, đồng thời vẫn cho phép người dùng có thể tùy biến một số tính năng như màn hình menu, các ứng dụng và một số chương trình khác. Xu hướng này khá gần gũi với nền tảng phần mềm máy tính thông thường.

Xu hướng cuối cùng thực ra cũng gần giống xu hướng thứ 3 nhưng được cải tiến đi một chút với nền tảng cơ bản là một hệ điều hành mở, sau đó được chỉnh sửa và mở rộng bởi nhà mạng mà đại diện không ai khác chính là nhà mạng Trung Quốc China Mobile Communications với nền tảng OPhone.

Google với hệ điều hành mở

goole.jpg


Android với hệ điều hành nguồn mở. Ảnh: Gizmodo.

Nhớ lại trong buổi ra mắt phiên bản di động đầu tiên của hãng đầu năm nay, Google Nexus One, đại diện Google đã phát biểu tại cuộc họp báo rằng đây không phải là điện thoại thông minh (smartphone), mà đây là một "siêu điện thoại" (superphone).

Phiên bản này được phát triển trên nền tảng hệ điều hành Android 2.1 mới nhất của hãng. Toàn bộ phần kế hoạch sản phẩm, phát triển phần mềm và bán hàng sẽ do Google đảm nhiệm, còn công việc thiết kế và sản xuất sẽ do công ty HTC (High Tech Computer) đảm nhiệm.

Vấn đề của sự kiện này nằm ở chỗ Google vốn là một công ty phần mềm, giờ đây lại có thể ra mắt được một chiếc "siêu điện thoại" với các tính năng cao cấp dưới tên riêng của mình. Sự kiện này đã mở đầu một thời đại mới và sẽ làm thay đổi thị trường điện thoại di động. Đó là thời đại liên kết ngang hàng, theo đó các phiên bản điện thoại thông minh sớm muộn gì cũng sẽ được chuẩn hóa công nghiệp và được sản xuất hàng loạt theo nhu cầu của bất kỳ nhà đặt hàng nào.

iPhone

ai.jpg


iPhone dẫn dắt thị trường.

Không thể phủ nhận sự ra mắt iPhone đã làm bùng lên thị trường điện thoại kể từ phiên bản đầu tiên ra mắt hồi tháng 6/2007 cho đến phiên bản thế hệ 3 vào tháng 6/2009.

Apple đã cách mạng hóa theo cách riêng của mình. Hãng bán điện thoại dưới tên riêng, đồng thời phát triển việc bán nội dung và các ứng dụng trực tuyến khác cho điện thoại đó thông qua trang web của mình. Linh kiện phần cứng ở tất cả các nước là như nhau, việc tùy biến điện thoại theo nhu cầu của từng nhà mạng được thực hiện sao cho việc can thiệp phần mềm là ít nhất. Phương thức này rất giống với phương thức kinh doanh máy tính mà hãng đã thực hiện và đã rất thành công từ trước tới nay. Toàn bộ quy trình tạo thế mạnh đã được lên kế hoạch một cách chặt chẽ, từ phương thức bán hàng tới cách thức bán nội dung và phần mềm trực tuyến.

Khi iPhone lần đầu ra mắt, rất nhiều người dùng tại Nhật nghĩ rằng phiên bản khó mà có thể được ưa chuộng tại thị trường Nhật, nơi mà các thế hệ điện thoại thông minh đã được sử dụng từ lâu. Nhưng sự thật đã chứng minh ngược lại. Chủ tịch và giám đốc điều hành hãng Softbank, Masayoshi Son cho biết doanh số bán phiên bản iPhone 3G đã vượt quá cả ước tính của hãng. iPhone rõ ràng đã chứng tỏ rằng điện thoại thông minh vẫn luôn được chấp nhận rộng rãi nếu như biết đi đúng đường.

Xu hướng smartphone từ các nhà mạng

doco.jpg


Điện thoại mang thương hiệu các nhà mạng. Ảnh: Slipperybrick.

Doanh số điện thoại thông minh được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tập đoàn Gartner dự báo năm 2013 khoảng 38% doanh số điện thoại bán ra sẽ là điện thoại thông minh với sản lượng mỗi năm sẽ vượt quá 500.000 đơn vị. Nhu cầu điện thoại thông minh ngày nay không chỉ giới hạn ở những quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu hay Nhật mà đang nhanh chóng mở rộng ra các thị trường đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc.

Chẳng hạn như Nhà mạng Tata Teleservices của Ấn Độ đã chính thức ra mắt các dịch vụ điện thoại 3G với tên Tata DoCoMo (tương tự như NTT DoCoMo) thông qua phiên bản Samsung Galaxy chạy Android. Còn nhà mạng China Mobile cũng không kém với việc tung ra tới 7 mẫu trong năm 2009 chạy hệ điều hành OPhone và sẽ tiếp tục tung ra thêm khoảng 20 phiên bản nữa trong năm nay. Bản thân Dell, một trong các nhà cung cấp máy OPhone cũng đang dự định sẽ bán những phiên bản này cho các nhà mạng khác tại các thị trường như Brazil và Bắc Mỹ.

Môi trường cạnh tranh gay gắt

Nhiều chức năng hơn, rẻ hơn

no.jpg


E63 với giá rẻ, nhiều tính năng. Ảnh: Gsmarena.

Điện thoại thông minh rõ ràng đang có một tương lai rất xán lạn đón chờ. Tuy nhiên chính vì thế mà các nhà sản xuất đang phải chịu sự cạnh tranh khủng khiếp. Với các nền tảng phần mềm mở như Android, giờ đây bất kỳ một người nào chứ chưa nói đến hãng nào cũng có thể phát triển một chiếc điện thoại thông minh. Nếu như trước đây các nhà sản xuất phải mua nền tảng phần mềm từ các công ty phát triển (chẳng hạn như Windows Mobile từ Microsoft hay Symbian từ Nokia) thì giờ đây với hệ điều hành hoàn toàn miễn phí như Android, ngành công nghiệp điện thoại đang chuyển mình theo một xu thế hoàn toàn mới.

Các nền tảng phần mềm đa dụng và nhất là lại miễn phí đang thu hút ngày càng nhiều các nhà sản xuất. Các thiết bị, linh kiện điện thoại cũng đang dần được tiêu chuẩn hóa để có thể hỗ trợ Android dễ dàng. Sự thay đổi xu thế trong môi trường kinh doanh có thể thấy ngay ở chỗ ngày càng nhiều công ty mới tham gia vào phân khúc điện thoại thông minh, từ những hãng chỉ sản xuất máy tính như Dell tới Lenovo đến những công ty vừa và nhỏ ít tên tuổi ở khắp nơi trên toàn thế giới.

Giá cả cũng đóng vai trò không nhỏ trong xu thế cạnh tranh toàn cầu. Trong tương lai không xa, các nhà sản xuất sẽ tung những phiên bản smartphone với giá rất rẻ. Một nguồn tin từ nhà mạng China Mobile đã thừa nhận họ đang nhắm tới phân khúc béo bở này. Nguồn tin này cho biết không lý gì cứ có mác điện thoại thông minh là phải đắt tiền. Hiện giờ mỗi điện thoại thông minh có giá dao động từ 300 – 600 USD nhưng OPhone trong tương lai sẽ chỉ khoảng 150 USD/chiếc.

Rõ ràng sự phát triển thị trường smartphone có rất nhiều nét tương đồng với lịch sử phát triển máy tính. Trong ngành công nghiệp máy tính, việc Microsoft bắt tay với Intel tạo nên những nền tảng cơ bản cho thế hệ máy tính và sự chuẩn hóa các thiết bị ngoại vi đã dẫn tới một thị trường PC rất phát triển. Các nhà sản xuất thiết bị có thể dễ dàng tham gia vào thị trường này và tìm kiếm thị phần thông qua cạnh tranh và giảm giá thành.

Google cũng đang thực hiện tham vọng xây dựng Android trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp mới bằng việc phát hành miễn phí, từ đó hãng hy vọng các nhà sản xuất có thể lấy đó làm cơ sở để phát triển điện thoại thông minh một cách dễ dàng mà không phải quá lo lắng về vấn đề bản quyền. Nếu kết quả thuận lợi, người tiêu dùng sẽ được lợi từ việc có được những điện thoại giá rẻ, còn Google lại bán thêm được các dịch vụ nền web của mình. Việc ra mắt Nexus One chính là một phần của chiến lược này.

Chuẩn hóa linh kiện

mo.jpg


Linh kiện di động được chuẩn hóa cũng giống như smartphone. Ảnh: Abc.

Nếu như các linh kiện điện thoại thông minh được chuẩn hóa và dễ dàng thay thế, có thể nói gần như tất cả các điện thoại trên thế giới sẽ chuyển sang điện thoại thông minh. Các xu thế thiết kế sẽ được tái cấu trúc để có thể sử dụng lẫn các thành phần linh kiện khác nhau (như đối với các linh kiện máy tính) để từ đó sản xuất từ những điện thoại rẻ tiền đến những phiên bản cao cấp nhiều tính năng. Sự thăng trầm gần đây của Nokia một phần đã phản ánh xu thế phát triển này.

Nokia vốn là hãng cung cấp hàng loạt các sản phẩm cho các nhà mạng trên toàn thế giới với sản lượng hàng năm tới khoảng 400 triệu máy, nhất là các phiên bản giá rẻ. Tuy nhiên tính hình đang nhanh chóng thay đổi khi các nhà sản xuất Trung Quốc nhẩy vào cuộc. Năm 2009 lượng bán hàng của hãng đã giảm 14% so với năm ngoái và kéo theo là lợi nhuận từ mảng điện thoại cũng bị sụt giảm hẳn. Cùng với sự suy thoái của thị trường, thị phần của Nokia theo nghiên cứu của hãng Gartner đã giảm từ 38,6% năm 2008 xuống 36,6% năm 2009.

Smartphone đa năng cũng đang có kết cục tương tự. Phương thức kinh doanh cổ điển không còn hiệu quả như xưa được nữa khi ngày càng nhiều các nhà sản xuất nhảy vào thị trường này. Trận chiến cạnh tranh đã khởi động mà chưa biết phần thắng sẽ nghiêng về phía nào.

Như ở thị trường Trung Quốc, nơi hầu hết các phiên bản điện thoại tại thị trường này sử dụng chipset và phần mềm của MediaTek, chỉ khác nhau vỏ và các ứng dụng cài đặt. Nhưng khi Android và các nền tảng phần mềm khác thâm nhập thị trường, xu hướng thoái trào tương tự cũng sẽ xảy ra với MediaTek như đối với Nokia, cho dù Trung Quốc vẫn nổi tiếng là sản xuất những phiên bản điện thoại siêu rẻ.

Vấn đề không chỉ ở giá

s.jpg


Tuy nhiên, giá bán không phải là yếu tố quyết định.

Như đã thấy ở thị trường Trung Quốc, khó có thể phân biệt các loại điện thoại khác nhau khi mà cả linh kiện cũng như phần mềm đều có thể dễ dàng tráo đổi cho nhau. Để phát triển một điện thoại của riêng mình như Apple đã làm quả thật cũng không phải là điều dễ dàng ở thị trường này.

Một chiến lược mà các công ty đang hy vọng sẽ giúp họ giành chiến thắng trong cuộc đua tranh quyết liệt, đó là duy trì tốc độ và sản lượng sản phẩm, áp dụng các nền tảng tiêu chuẩn sao cho ít chỉnh sửa nhất, và sản xuất với giá rẻ nhất có thể, cung cấp tới càng nhiều nước càng tốt.

Rõ ràng giá cả không phải là yếu tố duy nhất trong cạnh tranh thị trường điện thoại dù nó đã từng xảy ra với thị trường PC. So với PC, điện thoại có khối lượng người dùng lớn hơn rất nhiều, bản thân cách thức dùng cũng khác biệt đáng kể tùy theo từng quốc gia, từng vùng, từng lứa tuổi hay giới tính. Dù có dễ dàng tùy biến đến đâu cũng không thể có một phiên bản điện thoại nào đảm bảo đáp ứng được tất cả các nhu cầu.

Các nhà sản xuất giờ đây phải cung cấp được nhiều loại điện thoại khác nhau cho dù sản lượng không nhiều, và mỗi loại điện thoại này sẽ phải được thiết kế tối ưu cho từng nhu cầu sử dụng ở từng thị trường, từng nhà mạng và theo từng nhóm khách hàng.

Ngay cả khi các linh kiện cũng như phần mềm nhân của smartphone đã được chuẩn hóa, các mẫu điện thoại này cũng cần có một dáng vẻ khác nhau và cơ chế hoạt động khác nhau. Đó chính là chiến lược tối ưu để giành được chiến thắng thay vì chỉ nhằm hạ thấp giá thành.

Sự khác biệt về nền tảng phần mềm sẽ không còn là vấn đề chính trong cuộc ganh đua này. Tất cả các nền tảng vẫn sẽ tiếp tục được duy trì và vẫn sẽ cạnh tranh với nhau. Các phần mềm ứng dụng sẽ vẫn được các nhóm phát triển viết mã và xây dựng. Cần phải hiểu bản chất nền tảng phần mềm chỉ là một công cụ để sử dụng điện thoại cho một mục đích cụ thể nào đó.

Vì thế điều cốt yếu để chiến thắng chính là liên kết tổng thành các yếu tố, từ bản thân chiếc điện thoại đến nội dung và các ứng dụng đi kèm. Apple với iPhone là một ví dụ rất đáng học hỏi và chính sự thành công khi bước chân vào thị trường của họ đã cho thấy rằng sự kết hợp hoàn hảo các yếu tố trên mới là chìa khóa của thành công. Những công ty nào nắm được nhu cầu người dùng về điện thoại, về dịch vụ phụ trợ và biết cách pha trộn các yếu tố này với một tỷ lệ thích hợp tùy theo từng mục tiêu cụ thể, sẽ là công ty dẫn đầu trong thị trường điện thoại toàn cầu hiện nay.

Theo Sohoa
 
Sony chuẩn bị bán PSP Phone và máy tính bảng

Thời báo phố Wall vừa cho biết Sony có kế hoạch trong năm nay sẽ tung ra thị trường chiếc điện thoại chơi game PSP phone và cả máy tính bảng đa chức năng cạnh tranh với iPad của Apple.

2daPSP-phone.jpg

Điện thoại PSP Phone đã được đồn đại từ lâu.

Không lâu sau khi Sony chính thức trình làng thiết bị giải trí di động PSP Go tại Triển lãm giải trí điện tử năm ngoái, rất nhiều thông tin xuất hiện cho hay hãng này đang sản xuất một điện thoại cầm tay. Theo một bài báo trên thời báo Nikkei (Nhật) hồi tháng 6, Sony đã bắt đầu hình thành nhóm phát triển sản phẩm để kết hợp các chức năng chơi game của máy PSP với công nghệ di động của Sony Ericsson nhằm cạnh tranh với điện thoại iPhone.

Nguồn tin của Wall Street Journal cũng cho hay Sony còn chuẩn bị ra mắt máy tính bảng đa chức năng nhằm cạnh tranh với đối thủ iPad. Tablet của Sony sẽ tổng hợp các chức năng của netbook, đầu đọc sách điện tử e-reader và máy chơi game PSP.

Mặc dù Sony không khẳng định đang sản xuất điện thoại PSP nhưng rõ ràng ông lớn tại xứ sở hoa anh đào này đang nhăm nhe cạnh tranh Apple. Tại một buổi họp báo tháng trước, giám đốc tài chính Nobuyuki Oneda tiết lộ Sony rất muốn cạnh tranh với Apple trên thị trường máy tính bảng màn hình cảm ứng.

“Chúng tôi rất quan tâm đến thị trường này. Sony đủ trình độ để tạo ra một thiết bị cạnh tranh với iPad của Apple”, ông này nói. “Về thời gian, chúng tôi đã chậm chân so với Apple nhưng chắc chắn iPad sẽ sớm gặp phải một đối thủ đáng gờm”.

Cả PSP Phone và máy tính bảng sẽ được chào bán trong năm nay nhưng giá bán cũng như các tính năng cụ thể chưa được tiết lộ.

Mới đây, Sony tuyên bố sẽ khai trương dịch vụ download mang tên “Qriocity” (phiên âm “curiosity” - tức tò mò”) vào cuối tháng này nhằm vượt mặt iTunes. Phim ảnh, TV show, âm nhạc và video game sẽ được cập nhật để người dùng download.

Theo Dantri.
 
Smartphone cảm ứng kèm bàn phím QWERTY

Điện thoại thiết kế màn hình cảm ứng cùng với bàn phím QWERTY trượt giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn, dễ dàng sử dụng các chức năng, như duyệt web, xử lý văn bản. Tuy nhiên, kiểu dáng này sẽ khiến thiết kế của máy sẽ dày hơn và nặng hơn.

Sau đây là 5 smartphone có màn hình cảm ứng và bàn phím trượt được ưa thích nhất:

1. HTC Touch Pro2

TouchPro2.jpg


Kiểu dáng của Touch Pro2 hơi “cao to” hơn một chút so với bản Touch Pro song thân hình mỏng manh hơn. Touch Pro2 sở hữu màn hình trượt WVGA 3,6 inch có thể điều chỉnh độ nghiêng phù hợp giống như dòng TyTN II.

HTC Touch Pro2 có loa speakerphone và nút mute phía sau thân máy. Trong toàn bộ tính năng của Pro2, chức năng ấn tượng nhất là Straight Talk. Phía thân sau của Pro2 có một loa ngoài rất lớn và một nút bấm “mute” dùng tắt/bật trong các cuộc gọi truyền hình.

Giá bán: 15,3 triệu đồng.

2. Motorola Dext
Moto-Dext.jpg
Điện thoại Dext là bước đệm để Motorola tung ra “siêu di động” Droid. Dext nổi tiếng với thiết kế đẹp, màn hình sắc nét và bàn phím trượt QWERTY.

Máy được tích hợp camera 5 megapixel nhưng lại không có đèn flash và không có chức năng gọi điện video.

3. Nokia N97 mini
N97-mini.jpg
N97 mini có thiết kế thời trang nhỏ gọn, kiểu dáng trượt ngang, bàn phím QWRETY và hai màu cherry black, garnet (màu đồng). Phát triển và cải tiến từ N97 thường, N97 mini thừa kế tất cả các ưu điểm của một thiết bị truyền thông đa phương tiện và bổ sung những điểm khác biệt. So với N97 thường là 15,9mm, N97 mini mỏng hơn, chỉ có 14,2mm và nặng 138g. Tuy vậy, bộ nhớ của phiên bản mini nhỏ hơn N97 (dung lượng 8GB so với N97 32GB).

Nokia N97 mini sở hữu camera 5.0 megapixel, có thể tự động lấy nét và đèn flash LED kép. N97 mini khắc phục được nhược điểm của N97 thường, bỏ nắp trượt ở ống kính camera thường gây xước ống kính.

Giá bán: 9,7 triệu đồng.

4. Sony Ericsson Xperia X2
SE-X2.jpg
Smartphone nâng cấp từ “siêu di động” Xperia X1 của Sony Erisson gây ấn tượng với camera 8,1 megapixel cùng màn hình cảm ứng 3,2 inch.

Xperia X2 có kiểu dáng trượt vòng cung cá tính, để lộ bộ bàn phím QWERTY dễ sử dụng.

Giá bán: 15 triệu đồng.

5. Samsung Omnia Pro B7610
SS-B7610.jpg
Phiên bản nâng cấp từ dòng điện thoại Omnia nổi tiếng của Samsung được trang bị bàn phím QWERTY trượt, máy có màn hình AMOLED 3,5 inch, hỗ trợ kết nối Wi-Fi, Bluetooth v2.0, USB 2.0 và GPS.

B7610 được trang bị camera 5 megapixel và tiêu cự autofocus.

Theo Dantri.
 
HTC HD2 có ROM 1GB sẽ bán ngày 24/3

Phiên bản HTC HD2 dành cho nhà mạng T-Mobile tại Mỹ sẽ xuất hiện trên thị trường vào ngày 24/3 tới với giá 199 USD cộng hợp đồng.

htc-hd2-usa.jpg


HD2 dành cho T-Mobile có RAM lớn. Có thiết kế không khác với phiên bản đã bán trên thị trường, nhưng model này lại sở hữu ROM lên tới 1GB, RAM 576 MB trong khi bản gốc là 448 MB. Đồn thổi trước đây cho rằng, HD2 tăng RAM để nâng cấp lên bản Windows Phone mới của Microsoft, tuy nhiên, hãng sản xuất phần mềm này khẳng định, HD2 không thể cài Windows Phone 7 vì các nút bấm cứng.

Phiên bản HD2 dành cho T-Mobile sẽ có mặt trong tháng này, máy sẽ có mức giá là 199 USD cộng hợp đồng sử dụng. Theo Tmonews, model không khóa sẽ được bán ở mức 450 USD.

Theo Sohoa.
 
'Đập hộp' Nokia X6 chính hãng

Nokia X6 phiên bản 16GB có thiết kế nhỏ, màn hình cảm ứng điện dung, mạnh mẽ các tính năng giải trí. Máy có giá 8,3 triệu đồng.

IMG_9375.jpg

Hộp đựng.

IMG_9381.jpg

Thân máy nằm trên cùng

IMG_9385.jpg

Phía dưới là các phụ kiện đi kèm khá đơn giản gồm sạc, dây kết nối USB và tai nghe.

IMG_9392.jpg

Trong đó, tai nghe theo máy là loại WH-701 kiểu dắt tai, trong khi phiên bản 32GB bán ra ở thị trường xách tay là headphone WH-500 lớn hơn.

IMG_9399.jpg

X6 có vỏ nhựa, hiện các phiên bản xuất hiện trên thị trường thông qua nhà phân phối FPT có vỏ màu trắng và đen.

IMG_9546.jpg

Mặt trước là màn hình cảm ứng điện dung 3,2 inch, 360 x 640 pixel.

IMG_9438.jpg

Ba nút bấm phía dưới, trong đó có hai nút gọi điện, phím giữa gọi Menu.

IMG_9444.jpg

Góc trên màn hình.

IMG_9420.jpg

Bên trái máy là khe dắt SIM, thẻ nhớ

IMG_9413.jpg

...dễ dàng mở ra.

IMG_9422.jpg

Cạnh phải từ dưới lên gồm nút chụp ảnh, khóa màn hình, tăng chỉnh âm lượng (đồng thời có thể zoom khi chụp ảnh).

IMG_9430.jpg

Phía dưới.

IMG_9433.jpg

Nút nguồn, cổng USB cùng cổng sạc, giắc cắm tai nghe 3,5 mm nằm trên đỉnh.

IMG_9406.jpg

Mặt sau máy là camera 5 Megapixel với hai đèn LED, ống kinh Carl Zeiss.

IMG_9452.jpg

Pin có dung lượng 1.320 mAh.

IMG_9590.jpg

So sánh kích thước X6 và iPhone.


Theo Sohoa.
 
Thêm ảnh BlackBerry cảm ứng nắp trượt

Những hình ảnh mới về model được cho là BlackBerry Slider hay Storm 3 nằm bên cạnh Curve 8900.

Model mới có kiểu dáng của Storm, nhưng lại thêm bàn phím QWERTY trượt lên của Palm Pre hay O2 XDA IIs trước đây. BlackBerry Slider được đồn thổi sẽ chạy trên hệ điều hành 6.0 của RIM.
Những hình ảnh mới cho thấy, máy có thiết kế khá lớn, khi trượt ra trông dài hơn cả chiếc Curve 8900.

bbsliderhd1.jpg

bbsliderhd2.jpg

bbsliderhd3.jpg

bbsliderhd4.jpg


Theo Sohoa.
 

HotelHoangMinh

New Member
Google giúp đỡ HTC trong cuộc chiến chống Apple

Tuy không liên quan đến vụ kiện cáo đình đám gần đây giữa "Quả táo" và HTC, hãng tìm kiếm vẫn tham gia để bảo vệ hệ điều hành Android của mình.

Nexus-one-2.jpg


Nexus One do HTC sản xuất dính líu đến 10 cáo buộc của Apple.
Google gần đây cho biết: "Mặc dù không liên quan đến vụ kiện này, chúng tôi vẫn đứng đằng sau để hỗ trợ hệ điều hành Android và đồng minh (HTC) giúp chúng tôi phát triển nó".

Trong bản cáo buộc của Apple gửi lên Ủy ban thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), mục tiêu của họ chính là nhắm đến một loạt điện thoại chạy hệ điều hành Android như Nexus One, TouchPro, Touch Diamond... Qua đó có thể thấy Apple đang rất "ngứa mắt" với nền tảng mới được phát triển bởi Google.

Barry Cohen, luật sư chuyên bào chữa các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Thorp Reed & Armstrong LLP (Mỹ), cho biết: "Đây chỉ là bước đi đầu tiên trong kế hoạch lớn của Apple, sau khi chiến thắng vụ kiện này rất có thể "quả táo" sẽ nhắm thẳng đến Google."

Theo VnExpress
 

HotelHoangMinh

New Member
Đại gia di động nguy cơ 'nếm trái đắng' iPhone

Cứ tưởng vui mừng khi giành được hợp đồng phân phối điện thoại iPhone với Apple, 3 đại gia di động là Viettel, MobiFone, VinaPhone đang như "gà mắc tóc".

Hợp đồng ký từ tháng 1/2010, nhưng tới giờ cả 3 hãng vẫn chưa thể công bố thời điểm phân phối. VinaPhone và Viettel cho biết đang cố gắng hoàn tất các thủ tục với hàng mớ giấy tờ, điều khoản loằng ngoằng. Còn MobiFone chưa tiết lộ thêm bất kể động thái nào ngoài tuyên bố cũng có được hợp đồng phân phối.

ip.jpg


Quả táo khuyết Apple được ví như cô gái đẹp khiến dân sành dế thèm muốn. Ảnh: Quốc Huy.
Một chuyên gia có kinh nghiệm trong việc đàm phán iPhone tiết lộ nếu muốn bán ngay iPhone chẳng khó, vấn đề nằm ở chỗ có chấp nhận được những điều kiện mà Apple đưa ra và kinh doanh có hiệu quả hay không. Ngoài việc yêu cầu đối tác tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về ngày, giờ, hình thức công bố hợp đồng, ngày giới thiệu sản phẩm, giá cả, các chính sách hậu mãi... phía Apple còn quy định cả cách thức công bố thông tin cho báo chí... Và nếu bất kể đối tác nào không tuân thủ các quy định trên hoặc "lỡ mồm, lỡ miệng" công bố ra dư luận khi hợp đồng vẫn đang thảo, sẽ đối mặt với nguy cơ bị kiện hoặc bị phạt với số tiền rất lớn.

Một nguyên nhân khác khiến cho các đại gia di động cũng đang bối rối với chuyện phân phối iPhone là tại thời điểm Apple gọi từng mạng sang để gặp mặt, doanh nghiệp nào cũng kỳ vọng sẽ được độc quyền cung cấp dòng sản phẩm cao cấp này. Chính vì thế, khi biết rằng mình không phải là độc quyền, niềm vui của nhà mạng giảm đi một nửa.

Khi ký xong hợp đồng với Apple, lãnh đạo của Viettel tỏ ra không mấy vui mừng dù trước đó nhà mạng này rất sốt sắng với thương vụ iPhone. Một lãnh đạo cấp cao của Viettel than thở với VnExpress.net: "Mình đi bán hàng cho người ta mà chẳng khác gì đi ăn xin, thế mới đau".

Trong số các mạng di động, Viettel muốn giành bằng được hợp đồng phân phối iPhone nhắm vào mục đích cải thiện hình ảnh của mình. Bởi trước đó, Viettel luôn đứng sau về đẳng cấp thương hiệu so với các mạng di động đã có từ trước như MobiFone, VinaPhone. Thậm chí ngay từ thời gian đầu ra mắt, đối tượng khách hàng mà mạng này nhắm tới là giới học sinh, sinh viên, những người có thu nhập bình dân...

Trong khi đó, MobiFone và VinaPhone đang loay hoay với kế sách kinh doanh để vừa đáp ứng được các yêu cầu của ông "kẹ" Apple mà vẫn đảm bảo được việc kinh doanh hiệu quả và có lãi. Bởi lẽ, trước khi VinaPhone, MobiFone và Viettel ký hợp đồng phân phối iPhone, trên thị trường VN đã xuất hiện nhan nhản dòng sản phẩm cao cấp này.

Trong số các mạng di động, Viettel là người hiểu rõ hơn ai hết, nếu vội vàng sẽ nếm "quả đắng" như thế nào với iPhone. Trước khi ký hợp đồng phân phối iPhone, Viettel đã được quyền phân phối Blackberry tại Việt Nam. Tuy nhiên, với hợp đồng này, Viettel cũng lâm vào tình trạng "khóc dở, mếu dở".

Giá của một chiếc Blackberry do Viettel phân phối thường cao hơn rất nhiều so với giá bán của các nhà phân phối không chính thức khác. Chẳng hạn ở dòng cao cấp, một chiếc Blackberry Bold, bán ngoài thị trường nhập qua đường không chính thức là 8-8,5 triệu đồng, trong khi Viettel bán ra thị trường với giá hơn 14 triệu đồng. Đây là chưa kể đến dịch vụ đi kèm bắt buộc của Blackberry Viettel là hơn 300.000 đồng mỗi tháng cho dịch vụ Pushmail. Trong khi đó, mua máy ngoài và cài phần mềm thì không cần dùng sim Viettel cũng có Pushmail mà lại không phải trả tiền, chỉ cần dùng GPRS là có thể truy cập Internet, nhận mail, chat... Đây là lý do khách hàng mua Blackberry của Viettel không nhiều.

Để đẩy mạnh việc bán "quả đắng" Blackberry, Viettel giao nhiệm vụ cho giám đốc mỗi chi nhánh kiêm luôn nhiệm vụ bán và phổ cập dịch vụ, công nghệ trực tiếp tới khách hàng. Hãng hy vọng trong tương lai cách thức "bán bia kèm lạc" này sẽ mang lại hiệu quả. Và khi khách hàng nhận ra rằng việc gửi và nhận email qua dịch vụ Pushmail sẽ an toàn và hiệu quả hơn so với các cách thức khác, người dùng sẽ tăng lên và doanh số cũng sẽ cao hơn.

Cũng chính từ kinh nghiệm "quả đắng" Blackberry, Viettel cảm thấy iPhone cũng không phải là "quá ngon" và cũng chưa hẳn đã giúp nhà mạng này tạo hình ảnh cao cấp trong mắt người dùng.

Đối với MobiFone nhà mạng này cũng cần iPhone để củng cố hình ảnh về một thương hiệu cao cấp vốn có nhưng cũng đau dầu về bài toán kinh doanh. Bởi hãng này vốn gây dựng hình ảnh trong mắt người dùng về một thương hiệu đẳng cấp của giới nhà giàu, thế nhưng khi thị trường bước vào giai đoạn cạnh tranh khắc nghiệt, hãng cũng lao vào cuộc chiến "vét" cả những khách hàng bình dân và ít tiền nhất. Chính vì thế, dù chưa biết thực hư hãng đã ký được hợp đồng chính thức hay không nhưng hồi tháng 1, lãnh đạo hãng vẫn hùng hồn tuyên bố với báo chí rằng sẽ là một trong 3 đơn vị cùng tham gia phân phối chiếc điện thoại mang hình quả táo khuyết.

Nguồn tin từ VinaPhone cho biết trong cuộc đua 3G, hãng cần phải có thiết bị mang tính vượt trội để quảng bá hình ảnh, dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề mà VinaPhone đặc biệt quan tâm là làm thế nào để bán được gói dịch vụ đi kèm với giá hợp lý cho người dùng mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế.

Và cũng vì loay hoay bởi bài toán này, cả 3 ông lớn di động vẫn dùng dằng chẳng thể quyết với "cô gái đẹp" iPhone và lâm vào tình thế bỏ thì tiếc, mà ôm vào thì có nguy cơ ngậm trái đắng.

Theo VnExpress
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top