• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 06-02-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongNguyen

Well-Known Member
Mua smartphone, nhìn bàn phím (2)

Smartphone với bàn phím "lai" - nửa QWERTY, nửa số làm cho người dùng cảm thấy khó sử dụng. Trong khi đó, kiểu điện thoại giấu bàn phím số dưới nắp gập cho hiệu quả soạn thảo văn bản hay gõ e-mail tốt hơn.
> Phần 1.

Không chỉ là các model có bàn phím số truyền thống, trong những năm gần đây, điện thoại BlackBerry, HTC, Nokia còn được trang bị bàn phím một nửa QWERTY hay kết hợp cả QWERTY lẫn số trong một thiết kế.
Bàn phím số

asus.jpg

Asus P750 có bàn phím số thông thường. Ảnh: Indiaprwire.

Bàn phím số kết hợp với bảng chữ cái abc là chuẩn phổ biến nhất trên điện thoại thông thường. Kiểu nhập liệu trên các thiết bị này sử dụng phần mềm giống T9, mỗi nút bấm có 3 hoặc 4 chữ cái.

Cách nhập liệu này phổ biến, bởi phần đông những người đã sử dụng điện thoại để nhắn tin đều biết dùng. Khi mua smartphone có bàn phím dạng này, nên xem khoảng cách các nút bấm, thanh space và các ký tự đặc biệt được đặt ở các vị trí có dễ sử dụng không.
Một vài smartphone có bàn phím số tốt: HTC Touch Dual, Asus P750.
Nhập liệu trên bàn phím số

Ưu điểm
- Dễ cho những người mới chuyển sang dùng smartphone
- Soạn thảo dễ dàng bằng một tay
Nhược điểm

- Soạn thảo không nhanh so với máy có bàn phím QWERTY
- Rất ít model để chọn lựa. Bàn phím một nửa QWERTY

blackberry-pearl.jpg

BlackBerry Pearl Flip có bàn phím một nửa QWERTY. Ảnh: Comprarmag.

Bàn phím một nửa QWERTY hay còn gọi là half-QWERTY về cơ bản là bàn phím QWERTY, chỉ khác là cách bố trí các ký tự trên một vài nút bấm. Thiết kế dạng này là kiểu pha trộn giữa QWERTY đầy đủ và bàn phím số trên. Do vậy, máy thường có kích thước nhỏ, gần giống với điện thoại có bàn phím thông thường.

Hai ký tự trên một nút bấm không quen với những người lần đầu tiên sử dụng, do đó nên chắc chắn bạn đã thử và quen trước khi chọn mua bàn phím kiểu này. Các điện thoại BlackBerry sử dụng công nghệ đoán chữ, SureType để nhập liệu trên các model dòng Pearl, còn P1i của Sony Ericsson lại cho phép chuyển sang trái hoặc phải để chọn ký tự khi bấm phím.

Một số smartphone có bàn phím một nửa QWERTY tốt là BlackBerry Pearl Flip, Sony Ericsson P1i.

Nhập liệu trên bàn phím một nửa QWERTY


Ưu điểm

- Thân máy điện thoại nhỏ gọn hơn so với các model QWERTY đầy đủ.
- Có nhiều kiểu dáng khác nhau như gập, trượt, dạng thanh.
Nhược điểm

- Cách bố trí bắt buộc người dùng phải quen
- Có ít model sử dụng kiểu bàn phím này. Bàn phím QWERTY cộng với bàn phím số

Nokia_E90_Communicator.jpg

E90 vừa có bàn phím số lẫn bàn phím QWERTY. Ảnh: Gsmarena.

Trên thị trường, hiện có nhiều model kết hợp cả bàn phím số lẫn QWERTY đầy đủ được giấu sau nắp gập hoặc trượt. Điểm độc đáo là trong khi bàn phím số cho phép người dùng bấm số, gọi điện thì bàn phím QWERTY là công cụ soạn thảo nhanh hơn.

Nếu như đang cân nhắc giữa việc mua một chiếc smartphone có bàn phím QWERTY ẩn và bàn số thông thường thì đây là sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các model này hầu như không có bàn hình cảm ứng giống như điện thoại QWERTY ẩn dấu. Khi chọn các mẫu này, người dùng nên quan tâm đến thói quen của mình muốn một model có bàn phím QWERTY đầy đủ nhưng ghét màn hình cảm ứng, tuy nhiên, điện thoại kiểu này cũng thường to và dày.

Một vài model mà người dùng có thể quan tâm là Nokia E90, Asus M930, HTC S740.

Nhập liệu trên bàn phím QWERTY cộng với bàn phím số

Ưu điểm

- Kết hợp cả hai dạng bàn phím được yêu thích
- Thiết bị này thường có hai màn hình, hoặc màn hình lớn.

Nhược điểm
- Máy trông dày và lớn
- Không có màn hình cảm ứng với giao diện các nút bấm.
Theo Sohoa
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
G1 đổi tên thành HTC Dream để đến châu Á
HTC thông báo ra mắt mẫu di động mới mang tên Dream, thực chất model này là T-Mobile G1 đã được đổi tên, máy sẽ có mặt tại thị trường châu Á và Australia trong thời gian tới.

dream.jpg

Dream là thương hiệu mới của G1 tại châu Á. Ảnh: HTC.

T-Mobile G1 chỉ dành riêng cho nhà mạng T-Mobile tại Mỹ và châu Âu, trong khi đó thương hiệu mới HTC Dream được dành cho các khách hàng tại châu Á và Australia, đầu tiên là Singtel (Singapore) và Optus (Australina).
Không có một sự khác biệt nào giữa G1 và Dream. Máy vẫn có camera 3,2 Megapixel, màn hình cảm ứng 3,2 inch và bàn phím QWERTY trượt. Ngoài ra, model này cũng tích hợp kết nối HSDPA và khả năng định vị toàn cầu GPS.
Tất cả những tính năng của Google như Gmail, YouTube, bản đồ với Street View và bộ kết nối quản lý cá nhân không dây cũng sẽ được cài đặt sẵn giống như T-Mobile G1.
Hiện giá bán và thời điểm có mặt tại Singapore vẫn chưa được thông báo, còn Optus (Australia) sẽ bán máy vào ngày 16/2 năm nay.


Theo Sohoa
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
Bộ ba BlackBerry 'hàng khủng'

BlackBerry Storm nổi bật với màn hình cảm ứng rộng, Bold lại có bàn phím QWERTY lớn, trong khi đó Curve 8900 kết hợp giữa khả năng soạn thảo và đường nét của cả hai.
1.jpg
BlackBerry Storm, Curve 8900 và Bold là bộ ba di động mới của RIM.
2.jpg
Trong đó, Curve 8900 là model mới nhất, máy có sự kết hợp giữa Bold với bàn phím QWERTY và Storm trong các đường nét thiết kế.
3.jpg
Tuy nhiên, được chú ý nhất là Storm, chiếc di động cảm ứng đầu tiên của RIM với màn hình rộng 3,25 inch, không có bàn phím QWERTY như các model đi trước.
4.jpg
So với Blod, Curve nhỏ và nhẹ hơn. Trong khi Bold nhấn mạnh nhiều đến tính năng giải trí với bộ nhớ trong 1 GB thì 8900 lại dung hòa giữa khả năng push e-mail, kết nối lẫn giải trí. Máy còn có camera 3,2 Megapixel, trong khi Bold chỉ là 2 "chấm".
5.jpg
So với Storm, 8900 nổi bật hơn ở khả năng kết nối Wi-Fi.
6.jpg
Dù có bàn phím QWERTY giống Bold.
7.jpg
Nhưng thiết kế các cạnh bên của 8900 lại mang dấu ấn của Storm.
8.jpg
Phía trên của bộ ba.
9.jpg
Cạnh trái.
10.jpg
Cạnh phải.
11.jpg
Bàn phím của Bold có các nút bấm lớn nhưng liền nhau, tất cả được vát để dễ sử dụng hơn.
12.jpg
8900 thì có sở hữu các nút bấm tách rời rõ rệt. Nhiều người dùng còn nhận xét máy mới soạn thảo còn dễ dàng hơn cả Bold.
13.jpg
Storm không có bàn phím. Mà bên dưới màn hình là hai phím gọi điện, nút vào Menu và phím Back (quay lại).
14.jpg
Bên trái của Bold nổi bật với giắc cắm tai nghe 3,5 mm, cổng USB.
15.jpg
Còn Storm trông mượt mà.
16.jpg
Có thể thấy, cạnh bên của 8900 rất giống Storm, cũng mượt mà và vát góc.
17.jpg
Cạnh phải của Bold.
18.jpg
Giắc cắm 3,5 mm của 8900 nằm ở bên phải máy.
19.jpg
Storm cũng tương tự.
20.jpg
Màn hình của Bold rất sắc nét với độ phân giải 480 x 320 pixel.
21.jpg
Tuy nhiên, vẫn thua kém 8900, model có màn hình 2,4 inch với độ phân giải lên tới 480 x 360 pixel.
22.jpg
Trong khi đó, Storm có màn hình cảm ứng, sử dụng các ngón tay để tùy chỉnh. Độ phân giải của model này tương đương 8900, 360 x 480 pixel.
24.jpg
So sánh độ sáng của Bold (bên trái) và Curve 8900.
23.jpg
Tại thị trường Việt Nam, BlackBerry Bold có giá khoảng 9,5 triệu đồng, còn Storm và Curve cùng được bán ở mức khoảng 11 triệu đồng.
Theo Sohoa
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
Điện thoại bán chạy tháng 12/08

Nokia E71 tiếp tục là điện thoại bán chạy nhất tại châu Á trong khi tháng 12 chứng kiến sự đổ bộ của một loạt điện thoại chụp ảnh đẳng cấp cao, như Cyber-shot C905, LG Renoir.

Nokia E71 tiếp tục dẫn đầu danh sách điện thoại bán chạy nhất trong bảng xếp hạng tháng 12 năm ngoái. Samsung F480 và Sony Ericsson W595 đứng ngay phía sau.

Tháng cuối năm 2008 cũng là thời điểm thay đổi mạnh nhất về "lực lượng" trong bảng xếp hạng. Đáng lưu ý, tháng này có sự đổ bộ ổ ạt của các model chụp hình 8 "chấm", như LG Renoir, Sony Ericsson Cyber-shot C905 và C902, đẩy Walkman W910, Nokia 6500 Slide, 6300LG Secret "rớt đài".

Dưới đây là 10 điện thoại bán chạy nhất tháng 12/2008 do tạp chí công nghệ Cnet bình chọn.
1. Nokia E71

nokiaE71.jpg

E71 kết hợp cả hai yếu tố công việc và giải trí. Ảnh: Cnet.

Nokia E71 là chiếc smartphone thành công của Nokia trong năm 2008. Thiết bị kết hợp cả hai tính năng dành cho doanh nhân và giải trí, không kể máy còn có giá cạnh tranh.

Điểm sáng trong thiết kế của E71 chính là kiểu dáng mỏng manh, chắc chắn, nhưng vẫn khoe được bàn phím rộng. Máy hỗ trợ đầy đủ các kết nối hiện đại, pin khỏe và chạy ổn định.

Một vài điểm chưa hài lòng của model này là ảnh chụp chưa đẹp, chương trình giải trí đa phương tiện đơn giản.

Nokia E71 được báy bán rộng rãi trên thị trường, giá tham khảo: 7,4 triệu đồng.

2. Samsung F480
samsung-f480.jpg

Samsung F480 có màn hình cảm ứng rộng. Ảnh: Cnet.

F480 là một trong những mẫu di động màn hình cảm ứng thời trang đặc trưng của năm 2008. Máy sở hữu giao diện kéo thả độc đáo.

Điểm mạnh của model này là kiểu dáng mỏng, cứng cáp và kích thước rất gọn nhẹ. Bên cạnh đó, giao diện với các icon đẹp, hỗ trợ giải trí, kết nối HSDPA được nhiều người yêu thích.

Tuy vậy, máy lại có những thiếu sót như giao diện chạy chậm, phần mềm ít và thiếu kết nối Wi-Fi để duyệt web.

Giá tham khảo của Samsung F480 trên thị trường là 6,2 triệu đồng.

3. Sony Ericsson W595
w595.jpg

W595 có thiết kế gọn gàng. Ảnh: Cnet.

W595 xuất hiện trên thị trường trong tháng 12, đây là mẫu di động có thiết kế gọn gàng, chắc chắn, nhưng tính năng được chú ý nhất là chơi nhạc.

Máy dễ sử dụng, âm thanh tốt, camera độ phân giải cao, không những thế, màn hình sắc nét và pin khỏe. Sony Ericsson đã trang bị cho model này tới hai loa, một nằm trên và một ở dưới thân máy.
Hai điểm chưa được của W595 là máy không có giắc cắm tai nghe chuẩn 3,5 mm và camera không có đèn flash.

Giá bán của Sony Ericsson W595 là 5,8 triệu đồng.

4. Nokia N85

nokia-n85.jpg

N85 với thiết kế trượt hai chiều, mạnh về giải trí. Ảnh: Gsmarena.

N85 đã có bước tiến khá nhanh, hai tháng trước máy còn đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách di động bán chạy. Không phải là model nâng cấp của N95, nhưng thiết kế trượt hai chiều và các tính năng giải trí lại khá giống với đàn anh từng thành công trước đó.

Nổi bật của ở mẫu điện thoại này là màn hình OLED QVGA sáng, mạnh về kết nối. Bên cạnh đó, máy còn thiết kế chắc gọn, thời trang, thẻ nhớ 8 GB đi kèm.

Điểm yếu của Nokia N85 là cơ chế trượt hai chiều chưa mượt mà, đèn flash yếu.

Giá tham khảo của Nokia N85 là 8,7 triệu đồng.

5. iPhone 3G
iphone3g.jpg


iPhone 3G mở rộng tính năng so với model đi trước. Ảnh: Cnet.

iPhone 3G tiếp tục đi lên trong bảng xếp hạng điện thoại bán chạy ở châu Á, dù thứ hạng không cao. Kế thừa phiên bản đầu, model mới hỗ trợ kết nối 3G, App Store với kho phần mềm phong phú.

Ngoài ra, Apple cũng mở rộng tính năng model mới như hỗ trợ e-mail tốt hơn, định vị toàn cầu cùng các ứng dụng chơi nhạc, xem phim mượt mà.

iPhone 3G thiếu một số tính năng cơ bản của điện thoại như copy, paste, camera không cho phép quay phim.

Giá tham khảo trên thị trường Việt Nam bản 16 GB (11 triệu đồng), bản 8 GB (10 triệu đồng).

6. Sony Ericsson C905
c905.jpg

C905 có camera 8 Megapixel, chụp ảnh đẹp. Ảnh: Cnet.

Cyber-shot C905 là một trong những mẫu di động 8 Megapixel đầu tiên trên thị trường, một thiết bị có thể thay thế được máy ảnh kỹ thuật số.

Điểm đáng chú ý nhất của model này chính là máy ảnh 8 "chấm", hỗ trợ cùng lúc đèn flash Xenon sáng và đèn LED, giao diện Cyber-shot dễ sử dụng, phím bấm chụp hình lớn. Ngoài ra, máy còn có kết nối Wi-Fi.

Tuy nhiên, mẫu di động này vẫn có những điểm yếu như quay phim hạn chế với định dạng QVGA, thiếu camera phía trước để đàm thoại video. Phím bấm trên C905 cứng, phần mềm định vị toàn cầu chạy chưa ổn định.

Tại thị trường Việt Nam, C905 được bày bán khá ít, toàn bộ là hàng xách tay, giá tham khảo 8,3 triệu đồng.

7. Sony Ericsson C902
c902.jpg

Cyber-shot C902 mỏng hơn các model đi trước. Ảnh: Gsmarena.

So với những tháng trước, C902 tiếp tục đi xuống trong danh sách di động bán chạy. Model này kế tục dòng di động chụp ảnh của Sony Ericsson với máy ảnh 5 Megapixel.

Cyber-shot C902 có thiết kế thời trang, kiểu dáng thanh thoát và mỏng. Camera nhiều tính năng phụ trợ, đặc biệt giao diện với các nút cảm ứng chụp ảnh nằm hai bên màn hình. Máy trang bị kết nối HSPDA.

C902 chưa hài lòng người dùng bởi camera không có đèn flash Xenon, các nút bấm như tăng giảm âm lượng, phím số còn cứng, nhỏ.
Giá tham khảo: 8 triệu đồng.

8. Nokia E66
e66.jpg

E66 có thiết kế trượt nhỏ gọn. Ảnh: Infosyncworld.

Trong khi E71 chễm chệ ngôi đầu thì E66 lại rơi xuống tận vị trí thứ 8, cả hai đều là những model cùng tính năng, chỉ khác về thiết kế.
Máy sở hữu kiểu dáng trượt, chắc chắn và nhỏ gọn. E66 hỗ trợ một loạt các kết nối thời thượng như HSDPA, Wi-Fi và A-GPS, ngoài ra model này còn tích hợp các gói ứng dụng dành cho doanh nhân và giải trí.

Điểm yếu của E66 là pin nhỏ hơn E71, nhiều người dùng khó chịu với việc máy tự động xuay màn hình không cần thiết.

E66 có giá bán tương đương với E71, khoảng 7,4 triệu đồng.

9. Nokia 3120 Classic
3120c.jpg

Nokia 3120 Classic có thiết kế đơn giản. Ảnh: Cnet.

Có mặt một thời gian trên bảng xếp hạng điện thoại "ăn khách" ở châu Á vào giữa năm 2008, trong tháng 12 một lần nữa Nokia 3120 quay trở lại.

Đây là chiếc di động có kết nối 3G với camera phía trước, tuy nhiên thiết kế của máy lại đơn giản, giống model giá rẻ. 3120 Classic có pin tốt, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD mở rộng.

Hạn chế của 3120 Classic là máy có camera chụp ảnh kém, không có cáp kết nối với máy tính đi kèm.

Giá tham khảo: 2,4 triệu đồng.

10. LG Renoir KC910
lg.jpg
Renoir có máy ảnh 8 Megapixel. Ảnh: Cnet.

Renoir là câu trả lời của LG về xu hướng máy ảnh 8 Megapixel rầm rộ hiện nay, model này sở hữu màn hình cảm ứng rộng và thân hình chắc chắn.

Ngoài ra, máy còn mạnh về kết nối, duyệt web nhanh, hỗ trợ nhiều tùy chỉnh chụp ảnh, phần mềm chơi nhạc tích hợp hệ thống âm thanh hiện đại Dolby Mobile.

Hạn chế của Renoir là giao diện chạy chưa mượt mà và thiếu giắc cắm tai nghe 3,5 mm.

Hiện tại, LG vẫn chưa mang model này về thị trường Việt Nam, giá bán hàng xách tay là 9,1 triệu đồng.


Theo Sohoa
 

NgocVNPT

New Member
Bàn phím nào lý tưởng nhất với smartphone?

Điện thoại ngày nay không phải chỉ dùng để gọi điện mà e-mail, tin nhắn nhanh IM và thậm chí soạn thảo văn bản là những chức năng thiết yếu vốn có trong dòng điện thoại thông minh smartphone.

Có lẽ hầu hết người dùng dều có thể tạm quên đi phần mềm và tính năng của điện thoại để tìm kiếm cho mình một chiếc điện thoại có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất khi xử lý văn bản, viết e-mail…

Hãy cùng lựa chọn cho riêng mình những loại bàn phím thích hợp nhất để rồi có một quyết định sáng suốt khi tìm mua smartphone.

1. Màn hình cảm ứng (touchscreen)

Những điện thoại sử dụng công nghệ cảm ứng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào phần mềm để điều khiển màn hình. Trước đây, các thiết bị cầm tay có màn hình touchscreen đều phải phụ thuộc vào bút điện tử stylus để nhập liệu còn bây giờ, các nhà sản xuất đã cấu hình cho phần mềm để các biểu tượng (icon) đủ lớn để nhận lệnh từ các ngón tay của người dùng. Vì thế, cái cảnh chủ nhân dùng tay “chọt chọt” trên điện thoại đã trở nên phổ biến.

Một số smartphone có màn hình đa chạm (multitouch) không tương thích với bút stylus nên người dùng sử dụng hoàn toàn bằng tay để điều khiển điện thoại.

SS-Omina-050209.jpg


Một trong những vấn đề chính của những smartphone màn hình cảm ứng chính là cách nhập liệu. Ví dụ, giao diện mặc định của hệ điều hành Windows Mobile là các biểu tưởng hiện thị rất nhỏ. Thế nên, người dùng cần phải dùng bút để nhập chữ - đôi khi rất bất tiện. Vì thế, bạn nên kiểm tra xem điện thoại đang muốn mua có thêm các cách nhập liệu khác không - đây chính là thế mạnh của HTC trong nhiều điện thoại.

Thế mạnh của touchscreen:

- Kích thước nhỏ gọn
- Ít nút bấm hơn nên thiết kế điện thoại được đơn giản hóa tối đa
- Màn hình lớn hơn vì không phải nhường không gian cho nút bấm
- Có phần mềm nhận dạng chữ viết

Điểm yếu:

- Việc nhập liệu không mang lại cảm giác thực giống như với bàn phím thông thường.
- Nhiều điện thoại bắt người dùng sử dụng cả hai tay để nhập liệu

Những điện thoại nên mua: Apple iPhone 3G, HTC Touch HD, Samsung Omnia SGH-i900

2. Bàn phím QWERTY

BlackBerry là điện thoại có bàn phím QWERTY nổi tiếng nhất hiện nay. Không đi đâu xa, chỉ cần nhìn những đồng nghiệp xung quanh, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy không ít người còn lúi húi bấm bấm liên hồi trên bàn phím đầy đủ như bàn phím máy tính. Ngoài RIM, hiện đã có nhiều hãng sản xuất tung ra các smartphone sử dụng bàn phím này để hỗ trợ tối đa cho người dùng trong việc nhập liệu.

BB-Bold-050209.jpg


Điều quan trọng nhất khi chọn mua điện thoại có bàn phím QWERTY chính là kiểu dáng của nó. Nên tìm những model có dáng nhỏ gọn, vừa vặn trong lòng bàn tay để việc nhập liệu không gặp khó khăn.

Thế mạnh:

- Soạn thảo văn bản một cách dễ dàng
- Thiết kế khá mỏng manh
- Việc nhập liệu mang lại trải nghiệm thú vị

Điểm yếu:

- Kiểu dáng hơi rộng hơn so với các điện thoại khác
- Màn hình nhỏ vì phải nhường không gian cho bộ bàn phím

Những điện thoại nên mua: BlackBerry Bold, Palm Treo Pro, Nokia E71

3. Bàn phím QWERTY ẩn

Cũng giống như các điện thoại thông thường, bàn phím của smartphone có thể ẩn dấu dưới các thiết kế gập, trượt và xoay. Điện thoại dáng trượt phổ biến hơn tất cả với sự tham gia của HTC, Sony Ericsson và i-mate.

TouchPro-050209.jpg


Smartphone có bàn phím QWERTY thường thuộc vào dòng điện thoại cao cấp bởi với kiểu dáng hơi lớn một chút, chúng lại được tích hợp thêm nhiều tính năng.

Tương tự như với những điện thoại có bàn phím QWERTY, người dùng nên mua những mobile có bàn phím QWERTY ẩn có thiết kế dễ sử dụng, đủ rộng rãi để thỏa sức bấm.

Thế mạnh:

- Có nhiều tính năng thời thượng
- Màn hình và bàn phím đều rộng rãi
- Bàn phím ẩn khiến điện thoại trở nên nhỏ hơn khi không dùng đến

Điểm yếu:

- Thân máy dày hơn
- Các phím phải phẳng, không nhô lên để tránh xây xước khi trượt.
- Khá nặng

Những điện thoại nên mua: HTC Touch Pro, Sony Ericsson Xperia X1, i-mate Ultimate 9502.

Theo DanTri
 

NgocVNPT

New Member
Garmin bắt tay Asus để sản xuất smartphone

Hôm qua, công ty sản xuất thiết bị định vị Garmin đã chính thức trở thành liên minh chiến lược với hãng sản xuất máy tính Asus (Đài Loan) để tung ra điện thoại thông minh nhiều tính năng nhằm cạnh tranh với các đối thủ.

Garmin-G60-050209.jpg

Điện thoại Garmin-Asus nuvifone G60

“Con đẻ” đầu tiên của Asus và Garmin là Garmin-Asus nuvifone G60 sẽ được ra mắt vào cuối tháng này tại Hội nghị Di động thế giới (MWG). Sản phẩm sẽ được xuất xưởng vào ngày 30/6 tới. Hiện giá bán của nuvifone G60 chưa được công bố.

nuvifone G60 cũng là điện thoại cảm ứng, được tích hợp nhiều tính năng mà các thiết bị định vị GPS của Garmin có, như chỉ đường, thông tin giao thông và thời tiết, kết nối các mạng xã hội.

Cách đây hơn 1 năm, Garmin - là nhà sản xuất thiết bị định vị sử dụng công nghệ vệ tinh lớn nhất thế giới - đã tuyên bố sẽ gia nhập vào thị trường thiết bị không dây.

Động thái này được đánh giá rất quan trọng bởi hầu hết các điện thoại cao cấp hiện nay đều sử dụng các dịch vụ định vị, như hướng dẫn đường đi, cảnh báo giao thông hay tìm các nhà hàng, khách sạn gần kề. Những mobile có các tính năng này đang dần xâm lấn thị trường của các thiết bị định vị chuyên dụng.

Asus và Garmin ký kết hợp đồng liên minh trong 1 năm. Chi tiết về tài chính của thương vụ này không được tiết lộ.

Theo Chủ tịch Cliff Pemble của Garmin, các sản phẩm hợp tác giữa Asus và Garmin sẽ lấy các tính năng định vị làm chủ đạo.

Theo DanTri
 

NgocVNPT

New Member
Orange không còn được độc quyền phân phối iPhone tại Pháp

Đó là quyết định của toà phúc thẩm tại Paris vào hôm thứ tư vừa qua. Hội đồng điều phối cạnh tranh của Pháp đã huỷ thoả thuận độc quyền giữa Apple và Orange vào ngày 17/12 năm ngoái. Cả công ty có trụ sở tại Cupertino lẫn France Telecom đều đệ đơn lên toà phúc thẩm, nhưng quyết định này hẳn không làm họ hài lòng.



Hội đồng điều phối cạnh tranh đã tính toán rằng, từ tháng 7 đến tháng 11, doanh thu bán iPhone của Orange đã đạt đến 222 triệu euro so với vốn đầu tư chỉ có 16,5 triệu euro. Tuy nhiên, Orange không đồng tình và cho rằng tính toán này dựa trên các số liệu không chính xác.

Người phát ngôn của Orange cũng tuyên bố họ rất không hài lòng với quyết định của toà phúc thẩm cũng như của Hội đồng chống độc quyền. Orange cho rằng việc khoá điện thoại vào một mạng nhất định là điều rất bình thường.

Trong khi Orange phản công bằng cách kiện lên toà án tối cao, thì Bouygues và SFR, hai đại kình địch, không giấu được niềm vui. Cả hai nhà mạng này đều đang mong được bán iPhone tại cửa hàng của họ. Thậm chí, cả Bouygues lẫn SFR đều đã thông báo khách hàng của mình đăng kí nhận tin trên website của họ để được cung cấp thông tin mới nhất về việc này.

Dù sao, theo một nguồn tin thân cận, ít nhất 5 đến 6 tuần nữa, iPhone mới có thể hiện diện tại các cửa hàng này. Ngoài ra, Orange vẫn sẽ giữ độc quyền đối với các thế hệ iPhone tiếp theo. Hội đồng điều phối cạnh tranh cho rằng khoảng thời gian độc quyền sẽ được phép kéo dài 3 tháng, thay vì 5 năm như hợp đồng giữa Orange với Apple.
(theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Ngày 16/2: Optus mang điện thoại Android đến Úc

Người dân Úc vào ngày 16/2 tới đây sẽ có cơ hội sở hữu chiếc điện thoại Android với giá gần như “biếu không”. Mặc dù đây vẫn là mẫu điện thoại Android đầu tiên, không phải là “chiếc Android thứ hai” như người dân xứ chuột túi mong đợi, nhưng giá của nó lại rẻ đến bất ngờ: chỉ 59 AUD (khoảng 38 USD).



Cách đây nửa tháng, hãng Kogan Agora đã thông báo tạm hoãn vô thời hạn kế hoạch ra mắt chiếc Android thứ hai, vì lí do tương thích. Chớp lấy cơ hội, SingTel Optus đã công bố điện thoại Android của mình.

Đó chính là HTC Dream, cái tên được đồn đại cho đến khi G1 ra mắt. Cấu hình vẫn không có gì thay đổi so với G1:

  • Màn hình TFT-LCD 3,2 inch cảm ứng đa điểm, HVGA (320x480)
  • Bàn phím QWERTY 5 dòng
  • Hỗ trợ 3G ở 2100 MHz, kết nối Wi-Fi
  • Máy ảnh 3,2 Mpx tự động lấy tiêu cự
  • Hỗ trợ khe cắm microSD đến 8 GB
Xem thêm thông tin tại optus.com.au.
Theo Thongtincongnghe
 

NgocVNPT

New Member
Độc đáo MOTO W233 Renew - chiếc điện thoại thân thiện môi trường

T-Mobile Mỹ cùng với Motorola ngày hôm nay đã chính thức công bố MOTO W233 Renew - chiếc điện thoại được coi là thân thiện với môi trường khi cấu tạo lên nó là hệ thống sản phẩm được tái chế hoàn toàn từ các chai, lọ nhựa đựng nước uống đã hết. Giá bán của Renew là 9,99 USD kèm theo bản hợp đồng có kỳ hạn 2 năm.



Theo Glenn Zaccara, quản lý cấp cao của công ty trách nhiệm T-Mobile cho biết "Chúng tôi biết rằng có rất nhiều khách hàng của mình đang lo ngại về những tác động ảnh hưởng tới môi trường của những sản phẩm họ chọn.

Vì lẽ đó, chúng tôi - những người cung cấp sản phẩm - rất quan tâm, chia sẻ với họ về vấn đề này và đã luôn làm việc, tìm tòi để đưa ra cách giải quyết tốt nhất, nhằm giải quyết triệt để những ảnh hưởng từ thiết bị tới môi trường sống, cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thật may mắn vì với sự hợp tác cùng Motorola, chúng tôi đã tạo ra được Renew - thương hiệu độc quyền và là bước khởi đầu cho tiến trình sáng tạo ra các thiết bị khác thân thiện với môi truờng trong tương lai".

Điểm nổi bật tiếp khi nói đến Renew là pin nguồn với khả năng đàm thoại "siêu thời gian" với 9 giờ liên tục. Nguyên kiện đựng sản phẩm còn có các tài liệu tham khảo, hướng dẫn người dùng được in từ 100% giấy tái chế sau tiêu dùng, hệ thống sạc, tai nghe và một số phụ kiện khác.

Một điều thú vị dành cho khách hàng mua Renew đó là T-Mobile cho phép họ tùy chọn trong việc đăng ký thanh toán hóa đơn không cần giấy tờ, thay vào đó là việc trồng cây. Trong năm 2008, khi hợp tác cùng với "Arbor Day Foundation" về dự án này thì tới thời điểm này, đã có hơn 500.000 cây được trồng, góp phần xây dựng tạo xanh môi truờng.

Cuối cùng là một số đặc điểm khác cần quan tâm về MOTO W233 Renew:

  • Memory: tối đa 2 GB thẻ nhớ ngoài.
  • Trình duyệt WAP.
  • Kết nối cổng mini USB.
  • Hệ thống mạng GSM 850 / 1900.
  • Trọng lượng: 83 g.
  • Kích thước: 45 x 110,97 x 14,7 mm.
  • Màn hình CSTN 65K rộng 1,6-inch với độ phân giải 128 x 128 pixel.
  • Pin: 9 giờ (~550 phút) đàm thoại và 18 ngày (~450 giờ) tại chế độ
  • standby.
(Theo Thongtincongnghe)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top