• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 09-07-2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Người nước nào thích nhắn tin nhất?


1215510719_nguoinuocnaothichnt.JPG


Người Nhật Bản thích nhắn tin bằng ĐTDĐ nhất, sau đó đến người Hàn Quốc. Người Mỹ ít khi dùng tin nhắn nhất.

Trong một khảo sát gần đây tại 11 quốc gia, có 89% người Nhật nói họ thích nhắn tin và gửi email bằng ĐTDĐ; 69% người Hàn Quốc thích nhắn tin. Tuy nhiên, người Hàn Quốc lại là những người ít dùng chức năng email nhất nếu máy điện thoại của họ có chức năng này, bằng chứng là chỉ 10% người Hàn dùng email trên “dế”, so với 56% người Nhật.

Tại sao? Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng, theo hãng nghiên cứu Mỹ Ipsos MediaCT, hãng đã thực hiện cuộc khảo sát.

Trong số các quốc gia được khảo sát, Ipsos nhận thấy người Mỹ ít nhắn tin nhất. 82% người dùng ĐTDĐ Mỹ không bao giờ dùng tin nhắn, 3% nói mật độ họ dùng tin nhắn là hàng tháng hoặc ít hơn, 15% nói họ dùng tin nhắn hàng tuần.
(Theo Bantincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Anh: iPhone 3G hết hàng


1215490198_anhiphonehethang.jpg


Thay vì sự hồ hởi ban đầu, người dùng tại Anh như bị dội gáo nước lạnh khi Apple và nhà phân phối O2 tuyên bố iPhone 3G đã hết hàng.

"Do nhu cầu iPhone 3G quá lớn, chúng tôi hiện không thể thực hiện được các đơn hàng trực tuyến. Có thể sau ngày 10/7 người dùng mới lại đăng ký được tiếp", tuyên bố của Apple trên website.

Thông báo trên đã làm hành nghìn người muốn đặt mua trước iPhone thất vọng. Trong khi đó tại Mỹ, mặc dù phải tới ngày 11/7 iPhone 3G mới được bán tại các cửa hàng, nhưng người mua đã xếp hàng trước một tuần để trở thành những người đầu tiên sở hữu chiếc điện thoại thế hệ mới này của Apple.

Còn tại Anh, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi chính nhà phân phối O2 thú nhận rằng trong kho của họ hiện tại vẫn chưa có chiếc iPhone 3G 16GB nào.
(Theo VnMedia)
 

NgocVNPT

New Member
Phần mềm Việt trên ĐTDĐ: Nghèo nàn!

Từ khi các nhà sản xuất tung ra nhiều cấu hình máy mạnh hơn, nhu cầu sử dụng những phần mềm, ứng dụng ngày càng tăng để mở rộng năng lực hoạt động của chiếc ĐTDĐ. Nhưng, số phần mềm ứng dụng cho ĐTDĐ do các nhà phát triển ứng dụng trong nước sản xuất, khai thác chưa đủ đếm trên đầu ngón tay.


Một phần mềm trong phần mềm Việt hiện có mặt trên ĐTDĐ. (Ảnh: SGTT)

Khó bán chính thức

Hệ điều hành trên ĐTDĐ hiện nay tồn tại hai hệ chính: Windows Mobile và Symbian (còn có hệ điều hành OSX chạy trên iPhone và Blackberry chạy trên Blackberry nhưng số lượng chưa nhiều nên chưa có ai phát triển trên nền hệ điều hành này).

Tuỳ theo từng hệ điều hành khác nhau mà có những ứng dụng riêng. Hiện nay, những ứng dụng được mua chính thức khá ít, “đếm trên đầu ngón tay”. Có thể kể tên: từ điển Anh – Việt, Vietmap, từ điển Lạc Việt phiên bản cho mobile, lịch âm, những tuỳ biến giao diện cho dòng smartphone, tử vi…

Những ứng dụng này thường được các hãng sản xuất, các nhà phân phối mua hoặc đặt hàng trọn gói. Như P&T Mobile mua Vietmap và Lạc Việt để tặng kèm những dòng máy cao cấp, Samsung mua Vietmap để cài sẵn trên máy Samsung i780. Sony Ericsson đặt hàng công ty phần mềm Kobe viết từ điển Anh – Việt chạy trên các model dòng P.

Theo những nhà phát triển ứng dụng, số lượng cá nhân bỏ tiền ra mua… hầu như bằng không. Bởi lẽ, những phần mềm nêu trên được bẻ khoá, bán trên thị trường với giá 10.000 đồng/CD (còn kèm theo hàng trăm ứng dụng khác). Chưa kể, chỉ cần đến các trung tâm dịch vụ ĐTDĐ, người sử dụng sẽ được cài đặt tận tình với giá 5.000 đồng/ứng dụng. Một điều mà người tiêu dùng chưa quan tâm là mua ứng dụng có bản quyền sẽ được cập nhật những giá trị mới, còn dùng bản “cracked” chỉ là những ứng dụng “đóng”.

Giá lại quá rẻ

Trong 180 triệu USD doanh số của ngành nội dung số năm 2007 tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ chủ yếu là nguồn doanh thu của các dịch vụ như game online, nhắn tin SMS..., riêng giá trị của những ứng dụng trên ĐTDĐ là không đáng kể.

Tính đến nay, thị trường Việt Nam có khoảng 30 triệu thuê bao di động đã được kích hoạt. Nếu trừ đi tỷ lệ “ngủ đông” (dạng thuê bao nhưng không sử dụng) khoảng 40% thì số máy đang hoạt động xấp xỉ khoảng 18 triệu chiếc. Có 30% máy trong số này thuộc dòng trung bình (những model này có khả năng chạy được các ứng dụng mở rộng), thì đây là thị trường lớn cho các nhà phát triển các ứng dụng dành riêng cho các thiết bị di động.

Ông Ngô Nguyên Kha (P&T Mobile) bình luận: “Người sử dụng máy ở Việt Nam đã quen dùng phần mềm bẻ khoá, bây giờ bỏ tiền ra mua có bản quyền sẽ là một điều khó thay đổi". Vậy nên, việc các hãng, các nhà phân phối chi tiền mua ứng dụng có bản quyền vừa tạo ý thức cho công chúng, vừa tạo cơ hội thêm cho các nhà phát triển ứng dụng có thêm “lực” để sản xuất những ứng dụng có giá trị hơn.

Hiện các nhà phát triển ứng dụng cũng đang gặp khó khi sản phẩm của họ chưa được đánh giá đúng. Ngoài những hợp đồng mua bán chính thức, nhiều sản phẩm họ chưa nhận được thù lao xứng đáng.

Đại diện một công ty cho biết, cùng là phần mềm nhưng đặt cho nhà phát triển nước ngoài giá 15.000 USD, còn DN trong nước chỉ được đưa ra giá 5.000 USD mà còn “đàm phán tới, đàm phán lui”! Ông Nguyễn Văn Minh (trung tâm phát triển ứng dụng Visky) cho biết, muốn phát triển một ứng dụng phải mất từ 3 – 6 tháng nhưng khi bán chỉ được vài ngàn đô la Mỹ. Nguồn thu này chẳng thấm vào đâu so với nguồn kinh phí đầu tư cho cả nhóm (ít nhất là ba người) làm việc.

Chính vì vậy, nhiều DN chuyên làm ứng dụng trên nền di động đã chuyển sang làm theo đơn đặt hàng, như An Ba đã chuyển sang làm các ứng dụng “online” về chứng khoán, ngân hàng… chạy trên smartphone, PDA cho các công ty chứng khoán, ngân hàng.

Cũng cần nói thêm, việc ứng dụng trên nền ĐTDĐ chưa phát triển là vì còn thiếu một hạ tầng mạng di động băng rộng. GPRS chập chờn. Còn 3G chưa biết đến bao giờ mới có!
(Theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Dế CDMA mới của Motorola

Đầu tháng 7 vừa qua, Motorola đã công bố chú dế CDMA mới dành cho người dùng di động. Mặc dù chưa có thời gian cụ thể để cung cấp đại trà cho người dùng nhưng chú dế này hứa hẹn sẽ là một chú dế hỗ trợ mạnh người dùng trong việc ứng dụng công nghệ mạng CDMA.



Thoạt nhìn, VE20 như là một sự kết hợp giữa RAZR và KRZR. Nhưng điểm đặc biết của chú dế này nằm ở vật liệu chế tạo được làm từ chất dẻo và nhôm. VE20 hỗ trợ truy cập mạng tốc độ cao EVDO, Camera 2 megapixel, Bluetooth, khe nhớ mở rộng microSD, và phím truy cập âm nhạc nhanh nhằm giúp bạn giải trí với âm nhạc thật nhanh chóng.

Được biết, VE20 được bán với giá chỉ 100 USD kèm quy định điều kiện hợp đồng.

(Theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Samsung trình làng dế nghe nhạc siêu mỏng M3510

Theo thông tin mới nhất từ Samsung thì họ đang chuẩn bị giới thiệu dòng điện thoại nghe nhạc Samsung M3510, dòng điện thoại siêu mỏng đã được đồn đại trong thời gian qua. Đây là một trong 10 điện thoại nghe nhạc mỏng nhất hiện nay với chiều dày chỉ 10mm với tai nghe đi kèm cũng thuộc dạng siêu mỏng chỉ với 3.5mm.



Samsung M3510 sở hữu màn hình 2 inches QVGA, hỗ trợ bắt sóng radio trên băng tần FM/RDS và khe cắm thẻ nhớ microSD mở rộng. Hiện tại, chưa có thông tin chi tiết về giá cả nhưng được biết sẽ nằm trong khoảng 200 – 250 Euro cho dòng Music Phone này.

Thông tin chi tiết đặc tính kỹ thuật của Samsung M3510.
• Hỗ trợ kết nối GSM/GPRS/EDGE
• Màn hình QVGA 2 inches với 262K triệu màu
• Máy ảnh tích hợp 2 megapixel
• Hỗ trợ FM Radio
• Bộ nhớ trong 20MB, hỗ trợ thẻ nhớ MicroSD
• Tích hợp cảm ứng nhận diện cử động
• Kết nối USB 2.0, Bluetooth
• Kích thước: 109×46x9.9 mm
(Theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Những trải nghiệm mới về Nokia E71

E71-nb-080708.jpg

Nokia E71.

E71 là chiếc điện thoại được nhắc nhở khá nhiều trên các diễn đàn, blog trước khi Nokia hé lộ về nó. Sự trông ngóng chờ đợi ngày ra mắt của "hậu duệ" trong dòng Eseries đã được đền đáp. E71 đã mang lại cái nhìn mới về những mobile dành cho giới doanh nhân.

Thiết kế

Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy E71 của Nokia là “thân hình” cực kỳ chắc chắn. Thừa hưởng vỏ ngoài kim loại với hai tông màu sáng đen của E51 nên trông E71 rất thời trang. Thiết kế của máy được chấm điểm rất cao: chắc chắn với khung kim loại ngoài ngăn lằn dấu vân tay của người dùng.

Kích thước màn hình của máy giảm từ 2,8 inch của dòng E61i xuống còn 2,36 inch, nhưng sự khác biệt chỉ thể hiện khi hai điện thoại được đặt cạnh nhau. Còn lại, toàn bộ “thân hình” của E71 đều đã được cải tiến từ E61i. Màn hình QVGA cũng hỗ trợ 16 triệu màu. Chỉ mỏng 10mm và rộng 57mm, E71 nhỏ nhắn khiến không ít điện thoại QWERTY cảm thấy “hổ thẹn”, kể cả E61i.

E71-E61.jpg
Nokia E71 mỏng manh, nhỏ gọn nhưng rất chắc chắn so với E61i

Mặc dù nhỏ là vậy nhưng bàn phím QWERTY không hề gây khó dễ gì với người dùng. Các phím của máy nhỏ hơn so với E61i nhưng các phím được thiết kế nổi và liền nhau chứ không cách khoảng như E61i nên việc soạn thảo văn bản trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, người dùng thường xuyên xử lý văn bản có thể sử dụng các bản mẫu và các từ viết tắt có sẵn trên máy nên việc soạn thảo sẽ nhanh hơn là phải đánh toàn bộ nội dung.

Tính năng

E71 chạy trên nền tảng S60 với hệ điều hành Symbian 9.2, nâng cấp từ bản 9.1 của E61i. Cũng giống như các điện thoại dòng E dành cho doanh nhân, E71 hỗ trợ đầy đủ kết nối không dây, như Wi-Fi, HSDPA, hồng ngoại, Bluetooth A2DP và cả GPS (hỗ trợ A-GPS) để định vị vệ tinh. Nokia cũng tích hợp cả camera trước máy để gọi điện video - E61i không có chức năng này.

Màn hình chờ (standby) là một trong những cải tiến đầu tiên mà chúng ta được chứng kiến. Số plug-in màn hình chờ đã được tăng lên đáng kể để người dùng có thể chọn nhanh lấy một mẫu. Và, tính năng mới trong E71 nữa là chế độ Switch. Chức năng này cho phép chuyển đổi giữa hai màn hình tùy biến với các wallpaper, theme hay các shortcut khác nhau trong từng thời điểm mỗi ngày.

E71-a-080708.jpg
Các phím được thiết kế nổi nhưng liền kế chứ không cách quãng như E61i

E71 được cài trước một số chương trình, như Maps 2.0 và QuickOffice - tạo/xem/sử văn bản Word, Excel và PowerPoint. Tuy nhiên, khá lạ là Nokia lại không cài phần mềm Mail for Exchange cho E71.

Mã hóa là một tính năng mới nữa rất hữu ích với người dùng doanh nhân. Nó sẽ khóa mã của điện thoại và người dùng có thể mã hóa thông tin trên bộ nhớ trong và cả thẻ nhớ microSD. Quá trình mã hóa này hơi mất thời một chút nhưng sau khi đã hoàn thành thì mọi thứ trở lại bình thường, máy vẫn hoạt động như cũ.

Từ các đời E61, E61i, và đến E71, Nokia đã bổ sung thêm nhiều tính năng đa phương tiện. Máy được nâng cấp cảm biến máy ảnh lên tới 3,2 megapixel và có cả đèn flash tích hợp. Gian nhạc Music Store và chương trình chia sẻ nhạc trực tuyến (Ovi, Flickr, Vox) cũng được E71 hỗ trợ.

E71 gây ấn tượng với tuổi thọ pin rất “khủng”. Pin 1,500mAh Lithium cho phép đàm thoại liên tục 10 tiếng và 17 ngày chờ.

Về khả năng chụp ảnh, camera 3,2 megapixel và đèn LED flash tích hợp có thể quay hình VGA với tốc độ hạn chế 22 khung hình/giây còn quay QVGA tốc độ 30 khung hình/giây.

Kết luận

Phải thú thực rằng chúng tôi rất ấn tượng với E71. Tuy nhiên, với những gì Nokia “trình diễn” trong E71 vẫn chưa đủ. Điện thoại này nên có thêm giắc cắm audio 3,5mm.

Giá bán khoảng 525 USD.
Theo SoHoa
 

NgocVNPT

New Member
Vinaphone giảm cước MMS và GPRS

Chào mừng sự kiện Vinaphone phủ sóng GPRS toàn quốc, Vinaphone đã chính thức giảm cước GPRSMMS cho khách hàng từ 1/7/2008. Được biết đợt giảm cước lần này, Vinaphone đang là nhà mạng có mức cước MMS tương đương SMS và cước truy cập GPRS rẻ nhất trong ba nhà cung cấp dịch vụ GSM.



Theo đó, mức cước cho một tin nhắn MMS có mức cước cho tin nhắn thông thường là 300 đồng/MMS và cho hình ảnh âm thanh là 600 đồng/MMS. Cước GPRS được áp dụng cho thuê bao không đăng ký gói cước là 50 đồng/10 Kbyte. Nếu là thuê bao trả sau, khách hàng có thể lựa chọn những gói cước GPRS phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cụ thể với gói GPRS 1, thuê bao sẽ thanh toán phí thuê bao 25.000 đồng/tháng và được khoán 9000 Kbyte/tháng. Nếu dùng vượt mức sẽ chỉ chịu mức phí 14 đồng/10 Kbyte. Với gói cước GRPS 2, thuê bao thanh toán 50.000 đồng/tháng với mức khoán 24.000 Kbyte/tháng. Nếu dùng vượt mức, thuê bao chỉ phải trả 14 đồng/10 Kbyte. Với gói cước GRPS 3, đây là gói cước sử dụng GRPS không giới hạn, thuê bao chỉ phải trả 125.000 đồng/tháng cho nhu cầu truy cập GPRS của mình.

Bên cạnh phủ sóng GPRS thì Vinaphone cũng phải tiến hành phủ sóng EDGE trên nhiều tỉnh thành phát triển của Việt Nam.

Cũng theo thông tin từ MobiFone thì nhà mạng này cũng đã ban hành mức cước GRPS mới tương tự như Vinaphone và được áp dụng với điều khoản tương tự, chỉ khác nhau về gói cước GRPS 2 của Vinaphone được thay bằng GPRS40 với mức cước 40.000 đồng/tháng.

GPRS là một ứng dụng data trên mạng GSM cho phép truyền dữ liệu lên tới 114 kbit/s.

EDGE là công nghệ được nâng cấp từ GPRS là cho phép truyền dữ liệu lên tới 384 kbit/s. Thuê bao di động sử dụng máy điện thoại hỗ trợ GRPS/EDGE có thể kết nối Mobile Internet trên laptop khi kết nối với máy điện thoại để truy cập Internet tại nơi nào nằm trong vùng phủ sóng.
Theo Thongtincongnghe
 

NgocVNPT

New Member
New Zealand bán iPhone 3G lúc nửa đêm

Người dùng di động tại New Zealand sẽ là những khách hàng sử dụng iPhone 3G đầu tiên, không chỉ thế, nhà mạng Vodafone tại đây sẽ bán thiết bị này ngay khi bước sang ngày mới.

iphone.jpg

iPhone 3G sẽ được bán đầu tiên trên thế giới tại New Zealand do chênh lệch múi giờ. Ảnh: Cnet.

Khách hàng mua iPhone tại đất nước ở bán cầu nam này có thể chờ đợi để mua được chiếc di động của “Quả táo” từ tối 10/7. Và khi tiếng chuông đồng hồ điểm xong 12 tiếng, 3 cửa hàng của Vodafone tại Wellington, Auckland và Christchurch sẽ mở cửa, trong khi các địa điểm khác phải 9 giờ sáng mới bắt đầu bán.

Vodafone cho biết, họ sẽ chắc chắn người mua iPhone 3G sớm tại đây phải là những khách hàng đầu tiên xếp hàng ghé thăm cửa hàng của hãng.

Theo nhà mạng này, phiên bản 8 GB của iPhone 3G sẽ có giá 199 NZD (tương đương 150 USD) kèm 2 năm hợp đồng, tuy nhiên người dùng cũng sẽ phải chịu những khoản tiền thuê bao hàng tháng không phải là thấp.

Có kích thước 115,5 x 62,1 x 12,3 mm, iPhone 3G còn mạnh mẽ với kết nối tốc độ cao, thêm nhiều tính năng mới như GPS, đồng bộ e-mail, cài đặt ứng dụng mới. Tuy nhiên, Apple cũng “quên” khi không mang tin nhắn MMS và chức năng quay phim dành cho điện thoại mới của mình.
iPhone 3G được kỳ vọng sẽ bán chạy tại đảo quốc New Zealand.
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
'Đập hộp' iPhone 3G

Ba ngày trước khi iPhone 3G có mặt trên các cửa hàng, trên nhiều website công nghệ, "chú dế" này đã lộ diện với chiếc hộp chỉ khác dòng chữ 3G so phiên bản trước và phía sau vỏ máy màu đen.

iphone3g6.jpg


iphone3g10.jpg


iphone3g11.jpg


iphone3g13.jpg


iphone3g5.jpg


iphone3g4.jpg


iphone3g1.jpg


iphone3g2.jpg


iphone3g8.jpg


iphone3g9.jpg


iphone3G12.jpg
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
Nokia 3600 Slide lọc tiếng ồn khi thoại

Chiếc điện thoại mang số hiệu 3600 sắp ra của Nokia được ứng dụng công nghệ lọc tiếng ồn giúp nghe gọi tốt ngay cả khi người dùng đang ở giữa đám đông.

Đầu năm nay, Nokia giới thiệu 2 chiếc điện thoại trượt, dự tính sẽ ra mắt vào quý III. Một trong số đó là 3600 – tầm trung và chiếc còn lại là 2680 – tầm thấp. Với chiếc 3600, Nokia nhắm đến những người thích sự đơn giản, dễ sử dụng, vì máy được xây dựng trên nền S40 và không có nhiều tính năng mới.

nok1.jpg

Chiếc điện thoại có dáng tròn tròn mập mập.
Ảnh: Mobilegazette.

3600 Slide có dáng tròn tròn gợi nhớ lại hình ảnh của chiếc Siemens SL55 trước đây.

Chiếc máy trượt này có kích thước 97,8 x 47,2 x 14,5 mm – nặng 98 gram, nên không thể xếp nó vào hàng ngũ những chiếc máy mỏng mảnh nhẹ cân được. Vỏ máy rất dễ bẩn mặc dù những vết nhơ khó nhận thấy. Sau lưng là lớp nhựa màu sáng hơn bề mặt một chút nhưng khi cầm trên tay nó cho cảm giác rất giống với chiếc 6220. Ở Nokia, họ gọi chất liệu này là “nhựa gốm” vì nó cứng và lạnh tay.

Màn hình 2 inch trông thế nhưng khá rõ vì nó hiển thị hình ảnh ở độ phân giải 240 x 320 pixel và hỗ trợ tới 16 triệu màu. Màn hình đủ cho 8 dòng tin nhắn và 3 dòng dịch vụ. Bàn phím rộng và các phím bấm khá mềm tay nên bạn có thể nhắn tin hàng giờ mà không thấy mệt mỏi.

Mặt sau là máy ảnh 3,2 Megapixel với đường viền bằng nhôm bóng trông khá nổi bật. Sườn trái là cổng USB với nắp đậy bằng cao su; sườn phải là phím tắt để chụp ảnh. Giắc cắm tai nghe, cổng sạc lại nằm ở đỉnh máy.

Khe cắm thẻ nhớ nằm ở dưới pin nên hơi bất tiện. Tuy nhiên, không có thẻ nhớ thì khó sử dụng vì bộ nhớ trong của 3600 chỉ là 30 MB trong khi máy hỗ trợ thẻ nhớ tới 8 GB.

nok2.jpg

Máy ảnh 3,2 Megapixel. Ảnh: Mobile-reviews.

Nokia 3600 Slide không nhiều tính năng mới.

Máy sở hữu camera 3,2 Megapixel với chế độ tự canh nét. Cách sử dụng camera giống y như trên Nokia 6500 Slide. Các chế độ chụp trên máy chỉ xoay quanh 3 mức độ: cơ bản, trung bình và cao cấp. Ngoài ra, người dùng có thể tắt tiếng màn trập hay zoom xa gần để chụp theo ý mình. Điện thoại còn hỗ trợ chụp liên tiếp, nhưng chỉ được 3 kiều mà thôi. Còn nếu hẹn giờ để tự chụp thì bạn nhớ rằng máy chỉ chờ có 10 giây.

Camera cũng hỗ trợ việc quay phim với 4 mức độ phân giải hình: 128 x 96 pixel; 174 x 144; 352 x 288; 640 x 480 pixel. Các chế độ hỗ trợ cho video không nhiều, cũng chỉ quanh quẩn vài tính năng như chụp ảnh. Video đẹp nhất khi bạn chọn độ phân giải 352 x 288 pixel, ở mức này, hình ảnh khá rõ và chân thực.

nok3.jpg

Điện thoại chạy trên nền S40. Ảnh: Mobile-reviews.

Phần mềm nghe nhạc trên máy không có gì nổi bật so với các điện thoại Nokia tầm trung khác nên khi test sản phẩm, phóng viên đã không đi sâu. Thế nhưng, điểm đáng lưu ý hơn ở 3600 Slide là các ứng dụng hỗ trợ.

Chạy trên nền S40 nên phần mềm của 3600 Slide khá mở, bạn có thể cài thêm game, tuy nhiên, trong máy cũng có sẵn một vài trò chơi khá thú vị như Sudoku, Golf Tour hay Music Guess. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng khác như Converter, Opera Mini, Yahoo!Go hay Messenger (Windows Live Messenger) hay cài thêm ứng dụng Java vào máy. Chiếc máy này cũng có phần mềm bản đồ giống các điện thoại nền S60. Thế nhưng, ứng dụng này có vẻ hơi vô dụng vì điện thoại không hỗ trợ phần mềm định vị toàn cầu GPS.

nok4.jpg

Đây không phải là chiếc điện thoại Nokia nổi bật. Ảnh: Ringbk.

Điểm nhấn của sản phẩm nằm ở chức năng lọc tiếng ồn.


Đây là chiếc máy đầu tiên được Nokia ứng dụng công nghệ này – bất kỳ lúc nào bạn nói chuyện trong môi trường ồn ào – máy đều tự lọc những âm thanh không mong muốn ảnh hưởng tới cuộc nói chuyện.

Nhìn chung, 3600 Slide không phải là một chiếc điện thoại Nokia nổi bật nhưng chất lượng khá tốt. Âm lượng ở mức trung bình, rung mạnh.
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
Châu Á: Mảnh đất "xương xẩu" của iPhone?

1215572711_chauamangdat.jpg

Nguồn: Gizmodo

Dù rẻ bằng một nửa và nhanh gấp đôi so với phiên bản iPhone đời đầu (như lời Apple quảng cáo), song rất có thể iPhone 3G sẽ phải đối mặt với những thách thức vô cùng nhọc nhằn tại châu Á.

Thương hiệu mạnh

Theo lịch, "con dế" này sẽ đáp xuống nhiều thành phố lớn tại châu Á - Thái Bình Dương như Tokyo, Sydney vào thứ 6 tới.

Apple hy vọng những tính năng mới như kết nối 3G tốc độ cao, lướt Net siêu tốc, email doanh nghiệp.... sẽ giúp biến iPhone 3G thành một "quả bom tấn hạng nặng".

Khá nhiều chuyên gia tỏ ra lạc quan về triển vọng của iPhone 3G. Theo họ, Apple là một thương hiệu mạnh tại thị trường châu Á vốn nổi tiếng là sành điệu về công nghệ.

Marci Li, một sinh viên chuyên ngành đồ họa công nghiệp tại Hồng Kông, không nề hà chuyện phải xếp hàng chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để được chạm tay vào "con dế" hot nhất hiện nay.

"Tôi muốn sở hữu một chiếc vì nó rất thời thượng, hợp mốt, lại sành điệu nữa. Nó có màn hình cảm ứng, hình thức tuyệt đẹp và lại do Apple sản xuất", Li tâm sự.

"iPhone sẽ tiêu thụ tốt", chuyên gia Aloysius Choong của hãng nghiên cứu IDC dự đoán. "Apple là một thương hiệu có sức hút mãnh liệt tại châu Á. Đây lại là mẫu điện thoại di động đầu tiên mà hãng mang đến thị trường màu mỡ này".

Tuy nhiên, không đâu như ở châu Á, thị trường điện thoại "chợ đen" lại hoạt động sôi nổi, rầm rộ và công khai đến vậy.

Dù Apple chưa hề phát hành iPhone đời đầu tại Trung Quốc hay Hồng Kông, nhưng tìm được một cửa hàng "mở khóa iPhone" hay bán iPhone "xách tay" tại đây còn dễ hơn cả bóc kẹo.

Quan trọng là giá

Điều đó có nghĩa là gì? Yếu tố mới mẻ của iPhone 3G không còn quá mạnh (như Apple hy vọng). Nhân tố quyết định việc người dùng có móc ví hay không, giờ đây, chính là giá thành.

"Nếu hời, người dân châu Á sẽ hào hứng. Nhưng ngược lại, họ sẽ tìm đến với thị trường chợ đen", ông Choong khuyến cáo.

iPhone1.jpg


Nguồn: NT Times

Giá thành rõ ràng là một trở ngại lớn. Apple vốn nổi tiếng là "ngặt nghèo" trong việc bán hàng và phân phối sản phẩm.

Hãng chỉ cho phép một số ít các mạng di động được bày bán sản phẩm của mình, và ép buộc những đối tác này phải chia sẻ lợi nhuận theo một tỷ lệ "rất cao".

Chưa hết, những mạng di động được chọn không phải lúc nào cũng là mạng di động có giá cước rẻ nhất.

Lấy thí dụ, người dùng Hồng Kông có thể phải trả tới 65 USD/tháng tiền cước, trong một bản hợp đồng thuê bao kéo dài 2 năm để có thể sử dụng iPhone 3G.

Để so sánh, mức cước trung bình hàng tháng của các mạng khác chỉ xấp xỉ 20 USD mà thôi.

Tại Úc, mạng di động Telstra cho biết những ai đăng ký gói dịch vụ 30 USD/tháng trong thời hạn 2 năm sẽ có thể mua iPhone 3G phiên bản 8GB với giá khoảng 270USD.

Còn tại New Zealand, mạng di động Vodafone vẫn chưa công bố chính sách giá bán và mức cước dành cho iPhone 3G.

Nếu chúng "tương tự như ở Úc, iPhone sẽ thắng", nhà phân tích Scott Barley dự đoán.

Trớ trêu

Mảnh đất khó nhằn nhất với iPhone, nhiều khả năng, chính là Nhật Bản. Tại xứ sở mặt trời mọc, điện thoại di động cao cấp, đa năng nhiều nhan nhản như nấm sau mưa.

Rất nhiều sản phẩm vừa cho phép người dùng xem TV di động, vừa có thể thay thế thẻ tín dụng để mua hàng, thanh toán.

Trong khi ấy, iPhone chẳng đảm đương được bất cứ tính năng nào nói trên.

"iPhone có thể làm mưa làm gió khắp châu Á, nhưng tại Nhật thì không", chuyên gia viễn thông Yusuke Tsunoda của Trung tâm nghiên cứu Tokai Tokyo dự đoán.

"Nếu so sánh với ĐTDĐ do Nhật sản xuất, iPhone chẳng hề ưu việt về công nghệ chút nào".

Tại Philippines, một trong những quốc gia chuộng tin nhắn SMS nhất thế giới, bàn phím cảm ứng của iPhone 3G có thể sẽ khiến người dùng xa lánh "con dế" này.

"Người Philippins rất thích nhắn tin, và họ đã quen với bàn phím truyền thống. Rất khó thuyết phục họ chuyển sang dạng màn hình mới toanh của iPhone", tờ Manila Times bình luận.

Bên cạnh đó, giá bán của iPhone cũng là cả một vấn đề ở đất nước nơi thu nhập bình quân chỉ có chưa đầy 2 USD/ngày này.

"iPhone may ra sẽ chỉ bán được cho giới trung lưu trở lên mà thôi. Nó quá đắt với người dùng bình thường".

Và cuối cùng, Apple lại vướng phải một tình huống hết sức trớ trêu: "Hãng vừa muốn iPhone bán chạy, nhưng lại không quá chạy đến mức nhà nhà, người người đều có", chuyên gia Choong của IDC mỉm cười.

Nói như cô sinh viên Mancy Li thì "iPhone sẽ mất đi sức hấp dẫn của nó nếu như ai cũng có thể sở hữu và dùng được. Khi ấy thì còn gì là đặc biệt nữa".
(Theo Bantincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
MobiFone ra mắt showroom lớn nhất Hà Nội

Ngày 8/7/2008, showroom lớn nhất của MobiFone tại miền Bắc được khai trương tại 35 Quang Trung, Hà Nội với tổng diện tích sử dụng gần 500m2.

Đây là showroom hiện tại đầu tiên của MobiFone tại khu vực miền Bắc, nhằm khuyếch trương hình ảnh thương hiệu MobiFone tại thủ đô Hà Nội. Showroom không chỉ là phòng trưng bày các sản phẩm, dịch vụ của MobiFone, mà còn có chức năng như một điểm giao dịch cung cấp các dịch vụ đến khách hàng như hòa mạng, thay đổi dịch vụ, thanh toán cước và chăm sóc khách hàng…

Showroom được trang bị các công nghệ tiên tiến, hiện đại với đường truyền băng thông rộng, đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng tại Hà Nội. Với Showroom này, MobiFone mong muốn mang đến khách hàng một không gian giao dịch hiện đại, chuyên nghiệp và thuận tiện góp phần hỗ trợ cho mạng di động này thực hiện tốt công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng.
(Theo Báo Bưu điện Việt Nam )
 

NgocVNPT

New Member
“Dế” không dùng nữa thì... vứt ở nhà!

1215573681_dekodungdenha.JPG


Phần lớn người dùng chỉ vứt những chiếc ĐTDĐ không dùng nữa tại nhà, không hề quan tâm rằng chúng có thể được tái chế.

Khảo sát do hãng Nokia thực hiện, đã phỏng vấn 6.500 người tại 13 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Đức, Mỹ và Anh. Chỉ 3% số người được hỏi nói họ đã tái chế ĐTDĐ cũ, 50% nói họ không quan tâm “dế” có thể được tái chế.

“Nếu mỗi người trong số 3 tỷ dân số toàn cầu có ĐTDĐ mang trả lại chỉ 1 ĐTDĐ không dùng nữa, chúng ta đã có thể tiết kiệm 240.000 tấn nguyên liệu thô và giảm lượng khí thải nhà kính thải ra tương đương 4 triệu xe hơi chạy trên đường phố”, Markus Terho, giám đốc môi trường của Nokia, nói.

Theo Nokia, trung bình mỗi người sở hữu khoảng 5 ĐTDĐ, chỉ 4% số đó kết thúc vòng đời tại bãi rác. 44% đơn giản được để đâu đó trong nhà, không dùng nữa.

25% nói họ cho bạn bè hoặc người thân điện thoại cũ, 16% chọn cách bán lại. Khảo sát cho biết 74% không bao giờ nghĩ đến chuyện tái chế điện thoại cũ, mặc dù có 72% người đồng ý tái chế sẽ giúp cải thiện môi trường.

Chỉ 17% và 29% số người được hỏi ở Ấn Độ và Indonesia nhận thức rằng ĐTDĐ có thể được tái chế. Trong khi đó tại Anh, có tới 80% nhận thức được điều này. Anh cũng là nước có tỷ lệ nhận thức về tái chế “dế” cũ cao nhất.

“Sử dụng công nghệ tái chế tốt nhất, không có gì bị vứt đi”, Terho nói. Nokia cho biết họ sẽ khuyến khích tái chế các thiết bị không dùng nữa thông qua loạt hoạt động và chiến dịch, cung cấp thông tin làm thế nào để tái chế đồ cũ. Hãng đã thu thập các thiết bị di động không dùng nữa ở 85 nước.
(Theo Bantincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Mạng di động GTel Mobile chính thức ra mắt

1215574289_mangdidong.jpg


Đại diện các bên ký hợp đồng liên doanh thành lập GTel Mobile. Ảnh: Thuỷ Nguyên Chiều 8/7, với sự chứng kiến của đại diện Chính phủ hai nước Việt Nam - Liên bang Nga, Tổng công ty Viễn thông toàn cầu GTel và Tập đoàn Vimpel-Com tới từ Nga đã ký hợp đồng liên doanh thành lập công ty cổ phần Viễn thông Di động GTel Mobile.

Theo hợp đồng liên doanh này, GTel sẽ nắm giữ 60% cổ phần của công ty GTel Mobile và VimpelCom nắm giữ 40% cổ phần còn lại. GTel là Tổng công ty được thành lập với chức năng cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng cho người dân Việt Nam bao gồm: dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, các dịch vụ giá trị gia tăng, Internet băng rộng, các dịch vụ an ninh an toàn thông tin, phần mềm ứng dụng, VoIP và Wimax. Còn VimPel-Com là tập đoàn chuyên đầu tư và khai thác các dịch vụ viễn thông tại Nga và nhiều nước trong khối SNG.

Như vậy, cho tới thời điểm này, thị trường viễn thông Việt Nam chính thức có bảy doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động, trong đó cán cân nghiêng về công nghệ GSM với năm mạng di động: VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile, HT Mobile, GTel Mobile và hai mạng di động công nghệ CDMA là SFone và E-Mobile (E-Mobile là dịch vụ của Công ty thông tin viễn thông điện lực EVN Telecom).
(Theo VnMedia)
 

NgocVNPT

New Member
Tăng thuế - 'dế' lại tăng giá

Sau khi quyết định tăng thuế nhập khẩu điện thoại có hiệu lực, điện thoại Nokia tiếp tục tăng giá đều trong khi các thương hiệu khác chỉ điều chỉnh một vài model.

Cuối tháng 5 đầu tháng 6, thị trường điện thoại đã chứng kiến đợt tăng giá đột ngột của 4 thương hiệu di động lớnNokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson. Nguyên nhân của đợt điều chỉnh này là do giá USD tăng, chênh lệch giữa ngoại tệ và tiền đồng lớn.

Bước sang tháng 6, trong khi giá USD đang có chiều hướng hạ nhiệt thì thị trường lại đón nhận thông tin tăng thuế nhập khẩu với điện thoại di động lên 8% thay cho mức cũ là 0 và 5%. Một lần nữa, các hãng lại điều chỉnh giá bán.

nokia2.jpg

Nokia tiếp tục là thương hiệu tăng giá mạnh nhất. Ảnh: Hoàng Hà.

Nokia vẫn là hãng dẫn đầu trong đợt tăng giá mới này với mức tăng cao nhất là một triện đồng. Trong khi đó các thương hiệu khác chỉ điều chỉnh giá một vài mẫu.

Sau khi chính sách thuế nhập khẩu mới có hiệu lực, Nokia lần lượt điều chỉnh tới hơn 20 model. Đáng chú ý có các model cao cấp như E90 (tăng 1.370.000 đồng), 8800 Arte (1,2 triệu đồng), còn 8800 Sapphire Arte cũng chạm đích 1 triệu đồng đưa giá bán hiện tại của máy là 26 triệu đồng.

Các dòng trung và thấp cấp của Nokia cũng có mức điều chỉnh, dòng giá rẻ như 1200, 2626 (tăng 30 đến 90.000 đồng), trung cấp với 7500, N72 (tăng 50 đến 100.000 đồng). Các model cao cấp còn lại như E61i, N77 hay N95 8 GB đều tăng từ 100 đến 600.000 đồng.

Trong tổng số 40 model đang có mặt trên thị trường, Sony Ericsson nâng giá 3 mẫu điện thoại Walkman nghe nhạc là W350i, W380i W580i từ 50 đến 140.000 đồng. Điện thoại còn lại cũng điều chỉnh giá là S500i (tăng 130.000 đồng).

Trong khi đó, BenQ-Siemens, Motorola chỉ tăng nhẹ một đến hai mẫu trong khoảng 50 đến 100.000 đồng. Còn đại diện của LG khẳng định, điện thoại của mình không nâng giá.

nokia_6210_navigator.jpg

Nokia 6120 Navigator cũng có mặt trong lúc thuế vừa tăng. Ảnh: Tecmoviles.

Mặc dù thuế nhập khẩu tăng nhưng Nokia vẫn tiếp tục nhập hàng mới trong khi Samsung và Motorola ngưng để "nghe ngóng tình hình".

Thương hiệu di động có doanh số dẫn đầu thị trường vẫn tiếp tục đưa ra thị trường một loạt các model mới trong tháng này. Đáng chú ý có bộ đôi "dế" doanh nhân Nokia E71E66, E71 vừa có mặt với mức giá 8,9 triệu đồng. Điện thoại nghe nhạc 5220 cũng đã có hàng được một tuần này - giá 3,6 triệu đồng. Chiếc máy được coi là "bộ đôi" nó - 5320 sắp ra mắt. Đáng chú ý, sản phẩm đầu tiên trong bộ Supernova đã ra mắt - chiếc 7310. Hai máy còn lại, 7070 và 6600 Classic dự kiến sẽ có hàng trong tháng này.

Cùng với Nokia là một số thương hiệu nhỏ hơn như LG hay BenQ cũng tiếp tục ra hàng mới. Trong đó, LG dự định sẽ đưa về model đang "đình đám" tại châu Á - KF510. Điện thoại có thiết kế thời trang và mặt kính "dào cào không xước".

Trong khi đó, đại diện của FPT Mobile, đơn vị phân phối Samsung và Motorola, cho biết, hiện vẫn chưa chắc chắn điện thoại mới nào sẽ có mặt. Công ty đang nghe ngóng tình hình thị trường.

Trong tháng này, Sony Ericsson cũng sẽ không nhập về mẫu điện thoại nào nữa. Đại diện của hãng cho biết, nguyên nhân là hãng "không có model mới", chứ không phải là do thuế tăng cao.

tttg.jpg

Người dùng sẽ bị ảnh hưởng khi điện thoại tăng giá. Ảnh: Hoàng Hà.

Trao đổi với Số Hoá, các nhà phân phối đều cho biết, họ sẽ cố gắng bàn bạc với hãng để "đưa ra mức giá phù hợp nhất".


Theo ông Nguyễn Quốc Thắng, phó phòng phát triển kinh doanh điện thoại Nokia thuộc công ty phân phối FPT, trước đây giá bán là do hãng quy định, trong điều kiện thuế tăng, công ty sẽ bàn bạc với hãng để điều chỉnh giá phù hợp.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Quốc Thắng, đại diện của FPT Mobile còn cho biết thêm, việc tăng thuế thêm nữa thì sản phẩm có giá trị càng cao thì chịu ảnh hưởng càng lớn. Tuy nhiên, FPT Mobile sẽ có gắng hạn chế thấp nhất việc tăng giá.

Dạo qua các cửa hàng lớn tại Hà Nội có thể thấy lượng khách mua đã giảm so với trước. Một chủ cửa hàng trên phố Huế cho biết, không chỉ di động tăng giá mà người mua ít, thời điểm này cũng không phải vụ kinh doanh chính.

Chị Thanh Tâm, một khách hàng tại Cầu Giấy, Hà Nội, định mua chiếc Nokia 3110 giá 2 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thấy chiếc máy này tăng lên thêm gần 300.000 đồng nữa thì chị đã hoãn việc mua lại và đang tính sắm mẫu khác rẻ hơn.

Trong khi điện thoại của các hãng khác tăng giá thì FPT Mobile lại đang tiến hành giảm giá một số model của Samsung với mức giảm lên tới 30%, gồm: Samsung B100, i450, E250, F330, C450, F250. Những mẫu này đều là hàng mới, đơn cử có i450 mới có mặt vào tháng 3; còn E250 đang là mặt hàng được khá nhiều người quan tâm. Chương trình này chỉ kéo dài đến 15/8.
Theo SoHoa
 

NgocVNPT

New Member
Nokia 8208: Vén màn bí mật của siêu phẩm trượt



Nokia vừa vô tình xác nhận việc hiện diện trong tương lai của Nokia 8208. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên không thuộc dòng Nseries với thiết kế dạng trượt 2 chiều sành điệu tương tự như N96.

Chú "dế" 3G này hoạt động trên công nghệ mạng CDMA EV-DO phiên bản rev A giúp giảm thời gian thiết lập cuộc gọi, độ trễ khi chuyển phát và cho phép kiểm soát dịch vụ rộng hơn. Ngoài ra, nó còn gia tăng đáng kể trong tốc độ truyền dữ liệu so với EV-DO Rel. 0 - đạt tốc độ kết nối tối đa 3,1 Mb/giây và tốc độ nối kết ngược tối đa là 1,8 Mb/giây.

Nokia 8208 hỗ trợ khá tốt chức năng giải trí đa phương tiện cũng như định vị toàn cầu GPS. Theo thông tin từ hãng sản xuất thì 8208 cho phép người dùng nghe nhạc liên tục lên đến 20 giờ khi sạc đầy với giao diện bàn phím điều khiển chuyên dụng sẽ được hé lộ khi trượt màn hình theo chiều xuống.

Các tính năng khác bao gồm màn hình 2,2 inch độ phân giải QVGA (240 x 320 pixel) , khe cắm thẻ nhớ microSD hỗ trợ mở rộng dung lượng lên 8 GB, ống kính camera 3 Megapixel. Bên cạnh đó, sản phẩm còn tích hợp chức năng nghe đài FM, cổng kết nối dữ liệu microUSB và giắc cắm tai nghe 3,5 mm.

Kích thước đo được lần lượt là 101 x 45 x 16 mm, trọng lượng xấp xỉ 126 g. Nokia 8208 cho phép bạn đàm thoại liên tục trong 4 giờ và thời gian chờ là 11 ngày.

Hiện vẫn chưa có thông tin về ngày chính thức giới thiệu cũng như thời điểm phát hành của Nokia 8208; tuy nhiên theo thông tin từ hãng sản xuất thì thiết bị dự kiến sẽ được phân phối tại thị trường Trung Quốc thông qua China Unicom với tên mã 8208c và thị trường Bắc Mỹ thông qua Bell hoặc Verizon

(Theo Thongtincongnghe)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top