• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 12-12-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HotelHoangMinh

New Member
Di động phổ thông tiêu biểu 2010

Dù ít được nhắc tới, nhưng điện thoại tầm giá thấp vẫn là phân khúc có doanh tốt và thị phần cao nhất tại Việt Nam.

Năm 2010 chứng kiến sự phát triển của phân khúc điện thoại cảm ứng giá rẻ với các đại diện tiêu biểu từ Nokia, Samsung, LG. Ở nhóm hàng thấp hơn, di động với bàn phím QWERTY, kiểu dáng giống BlackBerry lại rất đa dạng.

Dưới đây là 5 mẫu điện thoại đại diện cho tầm giá thấp có doanh số tốt và được đánh giá cao tại Việt Nam trong năm 2010 theo nhận định của Số Hóa.

Nokia C3

nokia-c3.jpg


Nokia C3 bán tốt ở phân khúc phổ thông.
C3 được xem là một "bom tấn" trên phân khúc giá thấp trong năm 2010, thiết bị sở hữu kiểu dáng QWERTY này bán ra đầu tháng 8 với giá 2,8 triệu đồng. Hàng nghìn người đã xếp hàng để mua máy giảm giá trong ngày đầu, với chiến lượng marketing mạnh, C3 tiếp tục có doánh số ấn tượng tại các siêu thị bán lẻ.

Nokia C3 có kiểu dáng đẹp, thanh mảnh, mang dáng dấp dòng E của Nokia. Máy chạy S40, giao diện đơn giản, hỗ trợ kết nối mạng xã hội, email thông qua Wi-Fi.

Nokia 5233

nokia-5233.jpg


5233 là di động cảm ứng giá rẻ của Nokia.
Sau 5800 XpressMusic, 5230 của năm 2009, năm nay Nokia tiếp tục tung ra bản 5233 với giá bán dưới 3 triệu đồng. Thiết bị cảm ứng giá rẻ này chạy Symbian S60, không hỗ trợ kết nối 3G, Wi-Fi hay GPS như các model cao cấp, tuy nhiên với kiểu dáng gọn và khả năng giải trí, đây là model được nhiều người chọn..

Máy tích hợp kết nối GPRS/EDGE, Bluetooth với A2DP, vi xử lý ARM 11 434 MHz, camera 2 Megapixel, hỗ trợ chơi nhạc và các tính năng giải trí cơ bản khác.

LG Cookie 3G

lg-cookie-3g.jpg


Cookie 3G đại diện cho di động cảm ứng phổ thông.
Nếu như Cookie KP500, GT505 đã đặt dấu mốc trên phân khúc di động cảm ứng giá thấp của LG trước đây, thì sự ra mắt của Cookie 3G được xem sẽ tiếp nối những thành công đó. Máy có kiểu dáng thời trang, hỗ trợ Wi-Fi, 3G, cho phép tham gia mạng xã hội. Cookie 3G có dáng mỏng, giao diện thân thiện.

Samsung C3303 Champ

samsung-champ.jpg


Samsung Champ có giá rẻ.
Nếu như Star và Cookie là những series cảm ứng "ăn khách" thì Champ của Samsung lại mang công nghệ này xuống mức giá rẻ hơn, chỉ 1,7 triệu đồng. Model của Samsung đơn giản với màn hình nhỏ, nhưng giao diện được thiết kế với các icon lớn, đơn giản, cho phép đi vào các tính năng giải trí tốt. Champ C3303 là một trong những điện thoại bán chạy của Samsung tại Việt Nam hiện tại.

FPT F99

fpt-f99.jpg


F99 của FPT với gian ứng dụng riêng.
Cùng với các đại diện của Q-mobile, Mobistar, F99 là model tiêu biểu đại diện cho xu hướng di động Việt trong năm 2010. Thiết bị này được FPT quảng cáo rầm rộ, là chiếc di động đầu tiên có gian ứng dụng F-store, cho phép người dùng tải trờ chơi, tiện ích Java, nhạc, video... miễn phí.

FPT F99 có thiết kế bàn phím QWERTY, hỗ trợ kết nối Wi-Fi, model này không khác nhiều về phần mềm với các bản di động giá rẻ cùng tầm mang thương hiệu Việt đang có trên thị trường.

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
LG Optimus One vẫn được nâng cấp lên Android 2.3

LG vừa lên tiếng xin lỗi người dùng về thông báo sai khi cho rằng các máy Optimus sẽ không được nâng cấp lên hệ điều hành Android 2.3 (Gingerbread).

lg-optimus.jpg


LG Optimus One vẫn sẽ được nâng cấp lên Android 2.3. Ảnh: Gsmarena.

Những thông tin đăng trên trang Facebook của LG Mobile USA ít ngày trước đã làm nhiều người dùng cảm thấy thất vọng khi hãng cho rằng tất cả các máy LG Optimus sẽ không được nâng cấp lên Android 2.3 vì không đạt được yêu cầu tối thiểu là vi xử lý tốc độ 1 GHz của hệ điều hành này.

Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó, trang web cá nhân trên Twitter của một thành viên nhóm phát triển Android và LG đã thừa nhận công bố trên là quá sớm và họ vẫn đang phải chời đợi một tài liệu chính thức về Android 2.3.

Ngày hôm nay, LG đã chính thức lên tiếng xin lỗi vì sự nhầm lẫn trên và xác nhận rằng chiếc LG Optimus One (P500) sẽ được hãng nâng cấp lên hệ điều hành Android 2.3 - Gingerbread trong thời gian sớm nhất có thể.

Theo Gsmarena, LG Optimus Chic E720, chiếc smarphone có cấu hình tương tự so với Optimus One nhiều khả năng cũng sẽ được LG sớm công bố bản cập nhập lên Android 2.3 thời gian tới.

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
Chiếc Nokia N8 làm "nhái" mạnh khủng khiếp

Sản phẩm đang gây bất ngờ cho cả giới chuyên môn lẫn người dùng hâm mộ chú dế siêu chụp hình nổi tiếng.

101211nokia12.jpg

Cho đến thời điểm này, sản phẩm dưới đây xứng đáng là bản sao hoàn hảo và mạnh mẽ nhất của bom tấn chụp hình Nokia N8. Không chỉ sở hữu ngoại hình kim loại chắc chắn giống y như đúc hàng chuẩn, mobile làm nhái còn giới thiệu chip xử lý lõi kép Rockchip ARM 9 Dual Core, RAM 128 MB, ROM 256 MB, cho phép chạy mượt video HD 720p một cách xuất sắc.

101211nokia22.jpg


101211nokia32.jpg


101211nokia42.JPG

Ngoài ra, những thông số đáng chú ý khác của máy bao gồm màn hình cảm ứng 3,5 inch, độ phân giải 800 x 480 pixel, sử dụng hệ điều hành Android 2.1, máy ảnh 5 Megapixel với 2 đèn flash LED trợ sáng, khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD tối đa 32GB, giắc cắm tai nghe 3.5 mm, kết nối Wi-Fi, cảm biến gia tốc và hệ thống định vị toàn cầu GPS.

101211nokia52.JPG


101211nokia62.JPG


101211nokia72.JPG

Hiện tại vẫn chưa rõ chính xác mức giá và thời điểm ra mắt của sản phẩm.

Theo Kenh14
 

HotelHoangMinh

New Member
Hàng nghìn người vẫn chờ mua iPhone 4

2 hãng viễn thông VinaPhone và Viettel chuẩn bị đưa ra thị trường khoảng 7.000 chiếc iPhone 4 các loại. Tuy nhiên, con số này được coi là không đáp ứng đủ nhu cầu khi lượng khách đăng ký mua vượt quá con số 10.000.

Chiều qua (11/12), hãng viễn thông Viettel bắt đầu tung ra thị trường lô hàng tiếp theo, khoảng 400 chiếc iPhone 4. Số lượng máy này được phân phối đều tại các cửa hàng của hãng tại khu vực TP HCM.

Nguồn tin từ Viettel cho biết hiện nay các sản phẩm iPhone 4 nhập về Việt Nam vẫn rất ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mỗi tháng đều đặn, hãng chỉ nhập được vài trăm chiếc, trong khi số lượng khách đặt mua lên tới con số 5.000-6.000 người.

iphone.jpg


Nhiều người vẫn phải chờ đợi để mua iPhone do nhà mạng phân phối. Ảnh: Hoàng Hà
VinaPhone cũng cho biết tính đến sáng nay, số lượng người đặt mua iPhone 4 tại các điểm bán hàng của hãng cũng lên tới con số 5.000. Lô hàng 150 chiếc iPhone 4, loại 32GB được hãng nhập về cách đây vài ngày đã bán hết. Theo kế hoạch tuần sau, VinaPhone sẽ đưa về lô hàng tiếp theo khoảng 800 chiếc.

Nguồn tin từ VinaPhone cho hay số lượng khách đặt mua vẫn không ngừng tăng lên do sản phẩm iPhone 4 vẫn còn khá hot và nhiều người vẫn có nhu cầu mua hàng chơi Tết. Bên cạnh đó, việc các sản phẩm xách tay chênh giá cả triệu đồng cũng là nguyên nhân khiến người tiêu dùng vẫn chọn lựa iPhone 4 do nhà mạng phân phối.

Theo kế hoạch VinaPhone và Viettel sẽ đưa về thị trường khoảng 7.000 chiếc iPhone 4 các loại. Số lượng máy này sẽ được nhập về rả rích trong các tuần. Tuy nhiên, với số lượng đơn đặt hàng lên tới con số hơn 10.000 thì việc người tiêu dùng xếp hàng chờ iPhone 4 vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết.

Trong vòng nửa tháng qua, giá các sản phẩm iPhone 4 xách tay gần như không biến động. Hiện phiên bản 16GB vẫn dao động quanh mức 17,8-18,1 triệu đồng. Còn phiên bản iPhone 4 loại 32GB có giá bán 21-21,3 triệu đồng.

Theo VnEXpress
 

HotelHoangMinh

New Member
Smartphone làm thay đổi thói quen mua sắm

Thay vì phải mất công lần lượt đi tới nhiều cửa hàng để khảo giá và chọn đồ, giờ đây, người tiêu dùng đang dần chuyển sang xu hướng dùng chiếc smartphone của mình để mua sắm.

Mua sắm qua di động hay thương mại di động là các khái niệm mà những cửa hàng truyền thống đang cố tiếp cận để bắt kịp với thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng.

Nhờ nghiên cứu hàng triệu tin nhắn, cuộc gọi và từ khóa tìm kiếm trên Internet được thực hiện mỗi giờ, các hãng điện thoại có thể nắm bắt được xu hướng của khách hàng.

smartphone.jpg


Ngày càng có nhiều người dùng smartphone mua sắm thay vì đến cửa hàng. Ảnh: Guardian.
Tuần này, trong một cuộc họp với các nhà bán lẻ cao cấp, Guy Laurence, giám đốc điều hành của Vodafone ở Anh, nói họ đã mất kiểm soát đối với người tiêu dùng: “Một phần tư khách hàng giờ sở hữu điện thoại có kết nối Internet. Nhưng ở nhóm trong độ tuổi từ 16-24 thì con số này là 45%”. Có một phần năm lượng khách hàng là giới trẻ vừa đi dạo, vừa lên mạng, truy cập vào những trang mạng xã hội như Facebook và tham khảo giá cả của các hãng đối thủ.

Ông nói thêm: “Nhóm khách hàng thanh niên ngày càng dành nhiều thời gian trong phòng thay đồ. Họ vào và mặc thử hai hay ba bộ quần áo, chụp ảnh rồi gửi cho bạn bè và đợi ý kiến nhận xét.”

Giờ đây, người tiêu dùng có thể ngồi trên xe, sử dụng điện thoại để nhận phiếu mua hàng cho mỗi cửa hàng họ đi qua với màn hình hiển thị một trung tâm mua sắm ảo cùng một danh sách các mặt hàng giảm giá.

Kết quả nghiên cứu của Motorola cho thấy 51% người tiêu dùng sử dụng di động để xem xét các mặt hàng được bày bán trong cửa hàng, trong khi 61% muốn tìm thêm thông tin về giá cả của mặt hàng đó ở nơi khác.

Tim Greenhalgh, giám đốc điều hành hãng tư vấn thiết kế Fitch, nói: “Một chiếc điện thoại di động từng là vật dùng để nghe và gọi, nhưng nay nó còn là ống kính để ta nhìn qua. Nó cho bạn các đề xuất trong khi mua sắm và bạn có thể nhắn tin hỏi ý kiến bạn bè về bộ đồ mới.”

Với tốc độ tiêu thụ tăng đến 70% một năm thì chỉ trong 18 tháng, khoảng ba phần tư người tiêu dùng Anh sẽ sở hữu một chiếc smartphone. Sự thịnh hành của smartphone được dự đoán sẽ thúc đẩy thương mại di động. Các chuyên gia nhận định ngày càng nhiều người tiêu dùng sẽ kết nối internet thông qua di động hơn là máy tính trong vòng 5 năm tới.

Trên thực tế, mùa Giáng sinh năm nay, tập đoàn bán hàng qua mạng IMRG dự đoán khoảng 20% trong số 6,4 tỷ bảng mua sắm qua mạng sẽ thông qua điện thoại. Các hãng lớn đã nắm bắt được xu thế này. Giáng sinh sắp tới, Tesco dự kiến 10% hoạt động bán hàng sẽ được thực hiện qua di động, Ocado cũng vậy.

Từ khi hãng bán lẻ Marks and Spencer (M&S) khai trương trang web trên di động vào tháng 5, nó đã thu hút hơn một triệu khách ghé thăm và nhận được hơn 13.000 yêu cầu đặt hàng.

Tim Dunn, giám đốc chiến lược khách hàng của Mobile Interactive, nói: “12 tháng trước, chỉ có những doanh nghiệp trên mạng như eBay hay Amazon tham gia vào thương mại di động. Giờ đây, từ M&S đến John Lewis và Next đều góp mặt vào xu hướng này. Trong năm tới, người tiêu dùng có thể mua sắm ở hàng loạt cửa hàng truyền thống qua di động.”

Tuy nhiên, nguồn thông tin dồi dào ngay trên đầu ngón tay của khách hàng cũng khiến cho các nhà bán lẻ phải đau đầu. Laurence cho biết hoạt động bán lẻ thu hút người tiêu dùng bằng cách khiến họ phải bước chân vào cửa hàng. Nhưng giờ thì cùng một lúc họ có thể ở nhiều địa điểm. “Người tiêu dùng tiếp cận với các hãng đối thủ và sản phẩm khác, xem giá cả ở một đại lý và biết được có còn hàng hay không.”

Nhóm khách hàng sành công nghệ ưa thích những ứng dụng như RedLaser. Nó biến chiếc di động thành một máy quét mã vạch giúp thu thập thêm thông tin và khảo giá trên mạng.

Còn nhóm khách hàng không ưa công nghệ mới cũng được lôi kéo bằng những ứng dụng như Google Goggles. Với ứng dụng này, họ chỉ cần chụp ảnh món hàng là có thể tìm ra tất cả các thông tin về sản phẩm.

Các doanh nghiệp đang thích nghi với xu hướng trên. Ứng dụng của Ikea cho phép người tiêu dùng sử dụng máy quay trên di động kiểm tra liệu một sản phẩm của hãng có phù hợp với đồ nội thất trong nhà không. Trong khi đó, chuỗi bán cà phê Starbucks đã liên kết với mạng lưới của O2 để cung cấp dịch vụ cấp biên lai cho người sử dụng sau khi nhập vị trí đại lý mà họ tới.

Phil Gault của hãng tiếp thị di động Sponge cho biết số người sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet đã tăng lên 50% trong năm nay. Nghiên cứu cho thấy nhiều khách hàng thích sử dụng điện thoại của họ để tìm kiếm thông tin hơn là nói chuyện với nhân viên bán hàng. “Tất cả chúng ta đều muốn tiếp cận và kiểm soát thông tin để giúp mình tự tin. Người tiêu dùng sẽ không phân biệt giữa việc lên mạng bằng di động hay bằng máy tính.”

Theo VnEXpress
 

HotelHoangMinh

New Member
Tín đồ iPhone

Hay "vần vò" máy vào ban đêm, lâu lâu lại thò tay vào túi quần, đầu óc lơ đễnh và đôi khi chẳng có việc gì cũng lôi iPhone ra vuốt vuốt... là những biểu hiện thường thấy của những người trót dính vào "em táo".

Cứ 2 tuần, chị Phương ở Bạch Mai, Hà Nội lại thay vỏ cho chiếc iPhone 4. Số tiền mà chị bỏ ra để mua "quần áo" cho iPhone tương đương với tiền xăng xe mỗi tháng. Thế nhưng, đó vẫn chưa phải là tất cả.

iPhone-4.jpg


Theo thống kê của appstore.vn, số người sử dụng iPhone 4 tại Việt Nam vào khoảng 7.600. Ảnh: T.T.
Sáng qua, chị Phương đến cơ quan với bộ mặt cau có, chốc chốc lại đứng lên vặn sườn. Số là tối hôm trước, chị ôm iPhone 4 lên giường lướt web và chat chít với bạn bè ngủ quên. Lăn qua lăn lại thế nào lại nằm đè lên "em táo". Sáng dậy thấy người đau ê ẩm, vừa xót của, vừa bực mình. Chưa kể, lúc ngủ tự động bấm vào ứng dụng trò chơi ngốn cạn cả pin, chạm đến vạch đỏ.

Kể từ khi "dính" vào iPhone 4, chị Phương thấy mình bận rộn hơn, tốn tiền nhiều hơn và dễ bị mất lòng hơn. "Nhiều khi mải mê với iPhone mà tôi quên mất việc ai đó đang hỏi chuyện, bạn bè đang cafe cùng với mình. Chưa kể, lúc nào cũng thấp tha thấp thỏm, chốc chốc lại liếc mắt nhìn iPhone", chị Phương nói.

Anh Thái ở Mỹ Đình, Hà Nội cách đây một tuần còn bị bà xã hành. Chị nhà bắt anh phải chọn lựa giữa vợ và iPhone. Dù thấy việc vợ so sánh mình với chiếc điện thoại chẳng ra làm sao, song anh Thái cũng tự nhận thấy mình có chỗ không phải khi về đến nhà chỉ tý toáy với chiếc iPhone mà quên mất vợ đang nhờ việc này việc kia.

Là một trong số những người dùng iPhone rất sớm ở Hà Nội, anh Thái dường như mắc chứng nghiện. Bất kể khi ăn, đi ngủ, tắm rửa, thậm chí vào toilet, anh cũng đem theo iPhone. Vốn là dân công nghệ nên bất kể khi nào có chút thời gian rảnh rỗi anh lại hý hoáy cập nhật phần mềm, tải ứng dụng. Có lúc thành công, có khi treo đơ cả máy, anh Thái lại mất công ra cửa hàng sửa chữa để mở.

"Tôi vốn lười đọc sách, dường như chưa đọc trọn vẹn cuốn nào, bất kể bạn bè thậm chí bà xã khen là hay. Giờ thì tôi trở thành kẻ nghiện đọc, tôi copy tất cả các cuốn sách hay vào đây, rảnh rỗi là lôi ra đọc. Còn chuyện check mail, lướt web... là việc hàng ngày rồi", anh Thái chia sẻ.

Còn anh Quân - nhân viên công ty truyền thông ở Hà Nội, được bạn bé gán cho biệt hiệu "tự kỷ iPhone" khi lúc nào cũng giữ khư khư chiếc di động. Đang làm việc say sưa cũng quờ tay bật màn hình lên, đang nói chuyện với sếp cũng cho tay vào túi quần sờ sờ...

Vuốt di động như một phản xạ vô điều kiện, mua sắm vỏ bọc, phụ kiện không tiếc tiền, các tín đồ iPhone còn được cho là giới hay "nghịch" máy vào ban đêm nhất theo thống kê của trang web .

Anh Tuấn Anh, chủ website cung cấp phần mềm cho các sản phẩm iPhone ở Việt Nam appstore.vn cho biết 3 năm qua, đã có hơn 260.000 máy iPhone khác nhau truy cập, trong đó 70% là từ Việt Nam.

Cũng theo thống kê của appstore.vn, trong hàng trăm nghìn lượt phần mềm được cài đặt trong tháng 10 vừa qua có tới 83% là game. Và trung bình trong tháng 10, một máy iPhone cài tới 13 phần mềm - con số này lớn hơn số trung bình của thế giới (8,8 phần mềm). Ngoài game, người dùng iPhone Việt Nam cũng ưa thích các phần mềm thuộc nhóm “social networking” và các phần mềm Việt.

Anh Tuấn Anh cho biết, kết quả thống kê số lượng truy cập vào website của anh có chi tiết khá thú vị là người dùng iPhone Việt Nam rất thích "nghịch" máy vào ban đêm. Đa số các phần mềm được tải vào khoảng thời gian từ 20h đến 22h hằng ngày.

Theo VnExpress
 

HotelHoangMinh

New Member
Cuộc “nổi dậy” của smartphone Trung Quốc

Mấy năm trước, dù Trung Quốc đã trở thành thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới với hơn 800 triệu người sử dụng, các hãng sản xuất “dế” của nước này vẫn “hít khói” những thương hiệu lớn cả ở thị trường trong và ngoài nước. Nhưng đến năm nay, thực tế này đã bắt đầu thay đổi.

Tờ Business Week đã dẫn một vài con số để chứng minh cho nhận định trên. Thống kê của hãng nghiên cứu thị trường iSupply cho thấy, hãng điện thoại ZTE ở Thâm Quyến đã nhảy lên vị trí số 4 về doanh số toàn cầu trong năm nay, từ vị trí số 7 năm ngoái, chỉ thua Nokia, Samsung và LG. Một đối thủ đồng hương của ZTE là Huawei Technologies thì đang xếp ở vị trí số 9 về doanh số, hai nhà sản xuất điện thoại di động khác của Trung Quốc là TCL và Beijing Tianyu lần lượt nắm vị trí thứ 11 và 12.

“Đúng là những công ty này đang chiếm lĩnh thị phần”, ông Sigve Brekke, Giám đốc thị trường châu Á của nhà mạng không dây Nauy Telenor đang hoạt động tại Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác, nhận định.

20101212104442_smartphone.jpg

Tốc độ tăng trưởng vượt bậc của các hãng sản xuất điện thoại di động Trung Quốc chủ yếu đang diễn ra tại thị trường trong nước, cùng với việc ba nhà mạng chính ở đại lục bắt đầu cung cấp dịch vụ 3G từ năm ngoái. Hiện các công ty này đang đặt mục tiêu tăng doanh số tại Mỹ và thị trường Tây Âu bằng cách tung ra các sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone) mà các nhà mạng có thể bán với giá chưa đầy 100 USD mỗi chiếc.

“Nếu muốn xâm nhập vào những thị trường phát triển hơn, các công ty Trung Quốc cần có sản phẩm smartphone chất lượng tốt”, nhà phân tích Tina Teng của iSupply nhận định với Business Week.

Mặc dù ít người tiêu dùng phương Tây biết tới các thương hiệu điện thoại Trung Quốc, nhưng tên tuổi của các nhà mạng lớn tại các thị trường lớn thì đập vào mắt họ hàng ngày. Trong mấy năm gần đây, Huawei và ZTE đã giành được nhiều hợp đồng lớn cung cấp thiết bị mạng cho các nhà mạng trên khắp thế giới. Tới giờ, các công ty này muốn dựa trên những mối quan hệ đối tác sẵn có đó để bán điện thoại cho các nhà mạng.

“Chúng tôi có một ‘ông anh lớn', đó là bộ phận thiết bị hạ tầng Huawei”, ông Vitor Xu, Giám đốc marketing cho Huawei Device, công ty con sản xuất điện thoại di động trong tập đoàn Huawei, tự tin nói. Ông Xu thừa nhận là các công ty Trung Quốc như của ông sẽ không sớm cạnh tranh được ở phân khúc thị trường smartphone cao cấp, nhưng cho rằng, họ có thể kiếm được lợi nhuận ở thị trường cấp thấp và bình dân. “Chỉ cần đem đến cho ngưởi sử dụng 70% trải nghiệm của chiếc iPhone là tốt lắm rồi”, ông Xu nói.

Các công ty điện thoại Trung Quốc có quy mô nhỏ hơn, vốn là nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia, cũng đang phát triển nhanh chóng. Cùng với nhiều công ty khác, hãng Zoom Technologies - nhà sản xuất điện thoại cho Motorola - đã tung ra thương hiệu “dế” riêng từ năm ngoái. Tháng 6 vừa qua, Zoom mua một công ty thiết kế có 185 nhân viên ở Bắc Kinh để hỗ trợ việc phát triển điện thoại cho đối tượng khách hàng trẻ tuổi.

“Thanh niên Trung Quốc không có chuyện đợi cho đến khi hết hợp đồng với nhà mạng mới mua điện thoại khác. Sinh nhật, ngày Valentine, năm mới… đều được họ xem là dịp để mua điện thoại. Sắm điện thoại với họ cũng giống đi mua quần jean mà thôi”, ông Anthony K. Chan, Giám đốc tài chính của Zoom, cho biết. Công ty này dự kiến đạt mức tăng trưởng doanh số 38% trong năm nay, với doanh thu 260 triệu USD.

G’Five International, thành lập vào năm 2003 với tư cách là một nhà sản xuất khuôn cho linh kiện hàng điện tử, đã bắt đầu sản xuất điện thoại di động giá rẻ vào năm 2007, chủ yếu cho các thị trường mới nổi. Công ty đặt tại Hồng Kông này đang đều đặn giao hàng mỗi tháng 1,5 chiếc điện thoại từ các nhà máy tại Trung Quốc cho khách hàng ở các nước Ấn Độ, Ai Cập, và một số nước đang phát triển khác.

Mặc dù những mẫu điện thoại rẻ nhất của G’Five chỉ có giá 30-40 USD, công ty này đang có thể hoạch tiến vào các thị trường phát triển bằng những sản phẩm cao cấp hơn, bao gồm cả điện thoại chạy hệ điều hành mã nguồn mở Android của Google. Giám đốc điều hành của G’Five là Winston Zhang cho biết, danh mục mẫu điện thoại của công ty đã đạt con số 300 và có thể sớm đạt mức 500 mẫu.

Tuy vậy, những chuyên gia lâu năm về lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc có lý do để tỏ ra thận trọng. Cách đây 1 thập kỷ, các công ty như TCL, Ningbo Bird, và nhiều nhà sản xuất điện thoại di động Trung Quốc khác có vẻ như sắp sửa thế chân các thương hiệu nước ngoài lớn ở vị trí thống lĩnh thị trường trong nước. Tuy nhiên, sau đó, Nokia và Samsung đã nhanh chóng phục hồi, tấn công ào ạt vào thị trường Trung Quốc bằng những chiếc điện thoại nhiều tính năng cả ở thị trường cấp cao và cấp thấp.

“Nhưng lần này thì khác. Chúng tôi giờ đã thực sự là một công ty toàn cầu”, ông Vittorio Di Mauro, Phó chủ tịch của TCL, tuyên bố. Khi TCL bắt đầu phát triển mạnh trong lĩnh vực điện thoại di động vào đầu những năm 2000, hầu hết doanh số của hãng tập trung tại Trung Quốc. Hiện nay, thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 7% doanh thu của công ty. Cổ phiếu của TCL niêm yết tại Hồng Kông đã tăng giá gấp hơn 4 lần trong năm nay, doanh thu của công ty cũng có khả năng tăng gấp đôi trong năm 2010 này.

Một thay đổi lớn khác cần nhắc tới là, giờ đã dễ dàng hơn rất nhiều nếu các công ty muốn nhảy vào lĩnh vực sản xuất điện thoại di động. Cách đây 1 thập kỷ, các hãng điện thoại phải phát triển phần lớn các linh kiện dùng cho sản phẩm của họ. Ngày nay, các nhà cung cấp như hãng chip MediaTek của Đài Loan đem đến những hệ thống nền tảng cho điện thoại là con chip duy nhất, đơn giản hóa rất nhiều việc thiết kế và sản xuất “dế”.

Thêm vào đó, phần mềm cũng không còn là rào cản để bước chân vào lĩnh vực sản xuất điện thoại di động nữa. Thay vì phát triển phần mềm phức tạp riêng, các công ty Trung Quốc có thể dùng phần mềm mã nguồn mở Android của Google. “Đối với ngành sản xuất điện thoại Trung Quốc, Android đã giúp đưa họ lên một nấc thang mới trong cuộc chơi”, ông Di Mauro nhận xét.

Theo Vietnam Net
 

HotelHoangMinh

New Member
Bộ tứ di động Sony Ericsson màu hồng xinh xinh

Tất nhiên rồi, sắc hồng luôn đứng đầu trong số những lựa chọn của teengirl mỗi khi tìm mua dế cưng!

Cân bằng giữa khả năng quay phim và chụp ảnh chuyên nghiệp, Sony Ericsson Vivaz được trang bị camera 8 Megapixel có khả năng tự động canh nét và quay video 720p. Máy chạy hệ điều hành Symbian S60 phiên bản 5, sở hữu màn hình cảm ứng rộng 3,2 inch, độ phân giải 640 x 360 pixel và có khả năng hiển thị 16 triệu màu.

Sony Ericsson Vivaz

Một số “phụ kiện” khác được Sony Ericsson Vivaz sử dụng như chip xử lý tốc độ 720 MHz, kết nối tiên tiến Wi-Fi, GPS, công nghệ 3G/HSDPA, khả năng bắt sóng radio FM, giắc cắm tai nghe 3.5 mm, khe cắm thẻ nhớ microSD và bộ nhớ trong 75MB.

101211SE1.jpg


101211SE3.jpg


101211SE4.jpg


101211SE7.jpg


101211SE9.jpg

XPERIA X8

Phiên bản thu nhỏ XPERIA X8 với thiết kế bề ngoài khá giống siêu phẩm XPERIA X10. Chú dế bao gồm màn hình cảm ứng chống xước 3 inch độ phân giải HVGA (320 x 480 pixel), vi xử lý tốc độ 600MHz, chạy hệ điều hành Android 1.6 với các tuỳ chỉnh tương tự như XPERIA X10 và giao diện Timescape đẹp mắt.

Ngoài ra, XPERIA X8 còn được tích hợp máy ảnh 3.2MP, giắc cắm tai nghe chuẩn 3.5 mm, trang bị bộ nhớ trong 128MB, thẻ microSD mở rộng tối đa lên 16GB, nguồn pin dung lượng 1.200 mAh khá ổn... Điện thoại cũng đầy đủ các kết nối mạnh như 3G với HSPA, Wi-Fi, Bluetooth, GPS và có giá bán khoảng 6 triệu đồng.

101211SE10.jpg


101211SE11.jpg


101211SE13.jpg


101211SE14.jpg


101211SE17.jpg

Sony Ericsson Zylo

Đam mê hát hò, Sony Ericsson Zylo hỗ trợ định dạng âm thanh HD FLAC, codec đỉnh cao lossless rất phổ biến hiện nay. Bởi lẽ không giống như MP3 hay AAC, định dạng này không làm giảm chất lượng âm thanh và hứa hẹn mang đến trải nghiệm nghe nhìn xuất sắc nhất với công nghệ độc quyền Audio Clear.

Sony Ericsson Zylo hoạt động trên mạng GSM đa băng tần, công nghệ 3G/HSPA, màn hình chống xước TFT 2.6 inch độ phân giải QVGA, máy ảnh 3.2 MP, cung cấp mạng xã hội (Facebook, Twitter), kết nối Bluetooth và FM Radio… Ngoài ra, mobile cũng bao gồm những đặc điểm khác của dòng Walkman như lắc tay chuyển nhạc Shake Control, thông tin ca khúc TrackID, SensMe, videoclip trên YouTube và khe cắm thẻ nhớ microSD lên đến 16GB.

101211SE18.jpg


101211SE19.jpg


101211SE22.jpg


101211SE24.jpg


101211SE27.jpg

Sony Ericsson W205

Kiểu dánh nhỏ xinh vừa tay con gái, Sony Ericsson W205 trang bị những tính năng cơ bản như màn hình TFT 1.8 inch (độ phân giải 128x160 pixel) hỗ trợ 65K màu, camera chụp hình 1.3 MP zoom số 2x, trình chơi nhạc Walkman với 5MB bộ nhớ trong và khe cắm thẻ nhớ mở rộng M2 lên tới 2GB.

Cùng với “giọng ca” tuyệt vời, Sony Ericsson W205 sẽ kèm thêm cả tai nghe stereo hàng hiệu, FM Radio RDS, TrackID… Pin dùng trong máy cho thời lượng hoạt động trên mạng GSM/GPRS 900/1800 là 9 giờ, chế độ chờ 425 giờ. Nếu chỉ dùng để nghe nhạc máy cho thời lượng lên tới 13 giờ 30 phút.

101211SE28.jpg


101211SE30.jpg


101211SE33.jpg


101211SE35.jpg


101211SE37.jpg

Theo Kenh14
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top