• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 14-05-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HuynhThanh

New Member
ĐTDĐ 4G của Sprint chỉ có giá …200USD

Chiếc điện thoại di động 4G đầu tiên của hãng viễn thông Sprint (Mỹ) và cũng là đầu tiên trên thế giới sẽ được bán ra thị trường vào ngày 4/6 tới đây với giá 200 USD.

small_270489.jpg

Thông tin trên vừa được CEO Sprint, Dan Hesse, tiết lộ trong cuộc họp báo long trọng tổ chức hôm 12/5. HTC EVO 4G là chiếc ĐTDĐ rất được kỳ vọng vì nó có thể hoạt động trên mạng 4G có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn nhiều. Hiện các nhà mạng lớn tại Mỹ như Sprint, Clearwire, và Verizon đang khẩn trương triển khai mạng 4G tại nước này.

Giá bán 200USD của HTC EVO 4G là đã bao gồm điều kiện người dùng phải ký hợp đồng sử dụng dịch vụ của Sprint trong vòng 2 năm. Nếu bán lẻ thì giá của sản phẩm này sẽ là 400USD. Thêm vào đó, người dùng sẽ phải trả tối thiểu 70USD/tháng cho gói cước dịch vụ, và 10USD/tháng cho phí mạng lưới.

Như vậy, tổng cộng mỗi tháng người dùng EVO 4G sẽ phải trả phí 80 USD cho việc sử dụng chiếc điện thoại 4G này. Mức phí 10USD/tháng là bắt buộc cho dù người dùng có trong phạm vi phủ sóng 4G hay không.

HTC EVO 4G có màn hình cảm ứng 4,3-inch (độ phân giải 800 by 480 pixel), sử dụng 2 camera (một chiếc 8 megapixel ở đằng sau và một chiếc 1,3 megapixel ở đằng trước), và có chân đế để giữ điện thoại trên mặt bàn. Chiếc điện thoại này chạy trên hệ điều hành Android 2.1 ("Sense"), và được trang bị trình quản lý đa nhiệm “Leap”.

Giống với chiếc Nexus one của Google, HTC EVO 4G có 4 nút điều hướng cảm ứng ảo (Home, Menu, Back, và Search). Máy được tích hợp chip Snapdragon 1GHz, và có thể sử dụng như một điểm hotspot di động, cho phép tối đa 8 thiết bị kết nối vào mạng Wi-Fi. Tuy nhiên, nếu sử dụng dịch vụ này thì khách hàng Sprint sẽ phải trả thêm phí 30USD/tháng.

Những tính năng đáng kể khác của EVO 4G có thể kể đến khả năng hỗ trợ thoại và dữ liệu đồng thời. Điện thoại sẽ được cài sẵn ứng dụng Youtube HQ và Qik, giúp người dùng có thể chat video một cách dễ dàng.

Theo VnMedia
 

HuynhThanh

New Member
Mẫu iPhone 4G ở VN được nhận định là hàng thật

Nhiều nguồn tin khẳng định thiết bị đang gây sốt cộng đồng mạng trong nước cũng như quốc tế là một trong những sản phẩm thử nghiệm của "Quả táo" trước khi ra mắt.

I08.jpg

Nhiều trang tin công nghệ trên thế giới cho rằng đây là bản smartphone dùng thử của Apple và có đôi chút khác biệt với model bị lộ trên trang Gizmodo, như việc thiếu 2 đinh ốc ở phía dưới đáy và đằng sau in dung lượng bộ nhớ 16 GB (thay vì XX GB).

M03.jpg


Ký hiệu trên bộ vi xử lý được coi là mình chứng về tính xác thực của iPhone 4G tại VN.

Ngoài ra, iFixit, một trong những trang web nổi tiếng thế giới trong việc “mổ xẻ”, sửa chữa thiết bị di động đã tiến hành nghiên cứu và so sánh ký hiệu in trên bộ vi xử lý trong bảng mạch chính iPhone 4G tại VN và lên tiếng khẳng định sản phẩm này tích hợp chip A4 (giống trong máy tính bảng iPad) và có bộ nhớ RAM Samsung dung lượng 256 MB.

Hiện vẫn chưa rõ bằng cách nào mà thiết bị này xuất hiện ở VN. Theo một thành viên tại diễn đàn Voz, chủ nhân của máy này là anh Nguyễn Thanh Phương, chủ công ty Nam Phương Mobile. Thêm vào đó, trong phần đầu video nhận xét chi tiết mẫu điện thoại được tung lên YouTube của diễn đàn Tinhte cũng có nói điện thoại này do anh Phương mang về. Tuy nhiên, khi phóng viên VnExpress.net liên lạc đến công ty thì anh này cho biết, sản phẩm được một vị khách mang đến nhờ unlock hộ và đã đến lấy về.

Trước đó, có nhiều tin đồn rằng một thành viên trên diễn đàn Taoviet đã mua iPhone 4G phiên bản dùng thử này với giá 4.000 USD tại chợ đen ở Mỹ và mang về VN bằng con đường xách tay.

Ngày 12/5, trên nhiều trang web VN xuất hiện loạt hình ảnh và video thiết bị được cho là smartphone thế hệ mới của Apple. Điều này làm dấy lên nhiều ý kiến trái ngược về tính xác thực của sản phẩm. Nhiều người khẳng định đây chính là "hàng thật" vì thiết kế chắc chắn và linh kiện giống mẫu iPhone bị lộ lần đầu tiên. Tuy nhiên, có người cho rằng thiết bị này chỉ là điện thoại nhái iPhone 4G của Trung Quốc vì Apple luôn nghiêm ngặt về bảo mật, không thể dễ dàng để lọt máy ra ngoài, nhất là đến một đất nước xa xôi như VN.

Theo VnExpress
 

HuynhThanh

New Member
Apple có thể bị cấm bán iPhone tại Mỹ

Không những vậy, khả năng iPad và iPod nằm trong danh sách này là rất cao.

Mới đây, HTC đã đâm đơn kiện lên Ủy ban thương mại quốc tế (ICC) yêu cầu chấm dứt việc kinh doanh các sản phẩm chủ lực của Apple trên đất Mỹ. Nội dung lá đơn tập trung vào việc “Quả táo” đã vi phạm bản quyền nghiêm trọng khi áp dụng một công nghệ giúp kéo dài thời lượng pin bằng cách để hệ điều hành điện thoại hoạt động độc lập với các chức năng khác. Nói cách khác, điện thoại có thể ở trạng thái “ngủ đông” khi các chương trình khác vẫn chạy bình thường.

htc1.jpg


Cuộc chiến giữa HTC và Apple vẫn tiếp diễn.

Không những thế, HTC còn cáo buộc Apple sao chép cách thức di chuyển qua lại thông tin lưu trữ giữa các bộ nhớ khác nhau, phụ thuộc dung lượng pin còn lại. Ba nội dung vi phạm còn lại xoay quanh cách thức lưu, tìm kiếm và quay số điện thoại.

Trước đó vào tháng 3 năm nay, Apple đã kiện HTC vi phạm 20 bằng sáng chế của iPhone và cáo buộc đối thủ ăn cắp bản quyền liên quan đến phần cứng, thiết kế và giao diện.

Jason Mackenzie, Phó chủ tịch HTC khu vực Bắc Mỹ, cho biết: “Nền công nghiệp di động thế giới hiện nay cần phải được điều tiết bằng cách cuộc cạnh tranh lành mạnh thông qua các ý tưởng sáng tạo thực sự. Chỉ có vậy, người tiêu dùng mới có thể tiếp cận đầy đủ tinh hoa của công nghệ di động”.

Vị này cũng tiết lộ động cơ của vụ kiện chống lại "Quả táo" là nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đối tác kinh doanh và đặc biệt là người tiêu dùng.

Hiện vẫn chưa có thông tin gì về phản ứng của Apple.

Theo VnExpress
 

N99

New Member
iPhone 4G tại VN chạy hệ điều hành 4.0

Chiếc iPhone 4G hàng mẫu tại Việt Nam đã chạy được hệ điều hành 4.0, điều hành viên diễn đàn Táo Việt cho biết cùng với hình ảnh máy.


iphone4g.jpg


Hình ảnh iPhone 4G thử nghiệm với màn hình lock của firmware 4.0.

Sự kiện chiếc iPhone 4G thử nghiệm có mặt tại Việt Nam chưa nguội, thì tối qua, các thành viên của diễn đàn Táo Việt lại công bố một hình ảnh mới gây sốc, model này chạy được hệ điều hành 4.0 với giao diện màn hình khóa.

Anh Thanh Sơn, điều hành viên diễn đàn này xác nhận, máy đã sử dụng được firmware mới, việc cập nhật phải sử dụng công cụ riêng của các lập trình viên, không dùng iTunes bình thường, bởi model này đòi hỏi một bản iTunes mới hơn.

Ngoài bức ảnh màn hình chờ bên ngoài (lock), không có thêm chi tiết về các tính năng, giao diện màn hình Home của thiết bị.

Sự xuất hiện hình ảnh trên đã diễn ra những tranh cãi trái chiều. Nhiều ý kiến vui mừng, bởi trước đó, phiên bản mà Gizmodo có được không cho màn hình bật lên được. Trong khi đó, nhiều tranh luận cho rằng, đây chỉ là một hình ảnh được ghép lại thông qua phần mềm Photoshop.

iPhone 4G (hay còn gọi là iPhone HD) vẫn chưa được Apple công bố, tin đồn cho biết, "Quả táo" sẽ trình làng đầu tháng 6 tới. Tuy nhiên, hiện tại đã có hai phiên bản hàng thử nghiệm bị rò rỉ ra bên ngoài, đây được xem là những model hàng mẫu rò rì nghiêm trọng nhất trong lịch sử Apple.

Theo Sohoa
 

N99

New Member
Khách hàng khốn khổ, nhà mạng bó tay vì tin nhắn lừa

Sau thời gian im ắng, tin nhắn lừa đảo lại xuất hiện với tần suất dày đặc. Khách hàng khốn khổ vì bị làm phiền, trong khi, nhà mạng chưa đưa ra được liều “thuốc đặc trị” hiệu quả.

Vừa thiu thiu ngủ trưa, chị Quỳnh, chủ nhân số thuê bao di động 090818xxxx thấy chuông reo báo tin nhắn mới. Chị uể oải mở máy ra đọc. Nội dung tin nhắn khiến chị phát cáu, biết ngay là lừa đảo dù rằng nó được gửi từ một số điện thoại cá nhân: “Chúc mừng bạn đã nhận được quà tặng âm nhạc cùng lời chúc từ một người thân qua tổng đài 5xx7. Để nhận quà tặng, soạn tin: N gửi 5xx7 - chúc bạn hạnh phúc”.

Chẳng cần biết ai gửi, quà tặng âm nhạc là gì, chị Quỳnh làm động tác xóa ngay tin nhắn. Nhưng ức nỗi, cái tin gửi đến đúng giấc giữa trưa khiến chị không thể ngủ trở lại, uể oải thu dọn bàn ghế, ngồi vào phòng làm việc. Suốt buổi chiều, chị Quỳnh rơi vào trạng thái mệt mỏi và ức chế.

CK3.jpg


Người dùng di động thường xuyên phải nhận những tin nhắn như thế này. Ảnh: Nhật Minh.

Anh Hiểu, một thuê bao di động khác cũng thường xuyên phải nhận những tin nhắn dạng spam câu kéo anh tham gia dịch vụ tải nhạc, hình ảnh, thậm chí là trò chơi có thưởng, mê tín dị đoan và số đề. “Tôi chán phải nhận những tin nhắn quảng cáo khi mời bốc thăm trúng thưởng, khi bán sim số đẹp, khi đoán số phận, may rủi… lắm rồi. Chúng thực sự làm tôi bị stress”, anh Hiểu than thở.

Chiều tối qua, đúng lúc anh đang bận rộn nhất với công việc thì tin nhắn spam lại dội về quấy quả. Lần này, tin nhắn biến tướng tinh vi hơn, khiến anh dù biết đây chỉ là chiêu lừa song vẫn thấy bán tín bán nghi. Anh đành chuyển toàn bộ nội dung tin nhắn đến người bạn để nhờ xác minh. Theo anh, với nội dung: “Một số chủ Lô đã bí mật dàn xếp kết quả xổ số tối nay. Từ nguồn tin nội gián trường quay. CLMB đang có 2 số ăn chắc 100%: CL MB gửi 8x58 - không về không lấy tiền”, không phải ai cũng nhận biết đây là tin nhắn lừa.

Người bạn của anh Hiểu làm theo mẫu hướng dẫn và gửi tới đầu số 8x58. Rất nhanh chỉ sau khoảng 5 giây, chị nhận được tin nhắn phản hồi: "Tổng đài 8x58 cảm ơn bạn đã đăng ký dịch vụ Câu lô miền Bắc. Hệ thống đang tổng hợp số đẹp. Xin bạn vui lòng đổi kết quả câu mới nhất". "Chưa thấy mã số nào được cho là có cơ hội trúng thưởng mà tài khoản của bạn tôi bị trừ mất 15.000 đồng", anh Hiểu cho biết.

Theo phản ánh của nhiều khách hàng, những tin nhắn dạng spam thường xuất hiện vào thời gian hiểm, nghĩa là khi các thuê bao đang trên đường đi làm, họp hành nghỉ trưa, thậm chí là nửa đêm gà gáy. Điều này gây khó chịu và cực kỳ ức chế cho khách hàng. Không ít người dùng di động nổi cáu khi tin nhắn rác trở thành chuông đồng hồ báo thức, réo từ 6h sáng để mở đầu một ngày mới. “Đó là một kiểu spam, nhắn tin bất lịch sự và thiếu tôn trọng khách hàng, bất kể nó được gửi từ ai, nhà mạng, nhà cung cấp nội dung hay cá nhân ai đó”, anh Hồng, một khách hàng nhận xét.

Hiện nay, tin nhắn rác được bắn tới khách hàng dưới 2 dạng - đầu số trực tiếp của nhà mạng, nhà cung cấp nội dung. Phương thức thứ 2 là, cá nhân sử dụng số điện thoại trực tiếp đến từng số máy của khách hàng. Thế nhưng, bất luận tin nhắn spam này được gửi dưới hình thức nào thì vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của cả cơ quan quản lý lẫn nhà mạng. Một đại diện MobiFone cho hay nếu doanh nghiệp cung cấp nội dung sử dụng số điện thoại của thuê bao trả trước để nhắn tin sẽ rất khó xử lý. Khi nhà mạng truy những đầu số qua phản ánh của khách hàng thì các doanh nghiệp nói là họ bị ai đó chơi xấu chứ không hề gửi thư rác đến khách hàng. Do vậy, với những trường hợp này, các hãng viễn thông chỉ nhắc nhở chứ không thể xử lý mạnh tay.

Hiện nay, Viettel được coi là doanh nghiệp rắn nhất trong số các nhà mạng khi thẳng tay cắt hợp đồng của một số tác khi nhận được khiếu nại của khách hàng và báo chí phản ánh. Viettel cho biết bất kể doanh nghiệp nào chỉ cần bị 10 khách hàng phản ánh về việc trong tin nhắn rác có đầu số mà đơn vị này đang khai thác, hãng sẽ lập biên bản cảnh cáo lần thứ nhất. Nếu sau đó Viettel tiếp tục nhận được tin nhắn của khách hàng thì sẽ tiến hành tạm cắt đầu số để điều tra và có thể sẽ tiến hành xử phạt.

Cũng như Viettel, VinaPhone đã tiến hành xử lý nhắc nhở và xử phạt nhiều doanh nghiệp cung cấp nội dung vì phát hiện nhắn tin rác tới khách hàng trong thời gian vừa qua. Nhưng VinaPhone cũng thừa nhận để giải quyết triệt để rất khó khăn.

Mới đây, cả 3 nhà mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel đã có công văn gửi tới tất cả các đối tác cung cấp nội dung trên mạng của mình yêu cầu thực hiện đúng quy định chống tin nhắn rác. Thậm chí, các hãng viễn thông này có “chèn ép” các nhà cung cấp nội dung bằng cách thay đổi tỷ lệ ăn chia, chẳng hạn nhà mạng 70, đối tác chỉ 30 đồng thời, kéo dài thời hạn thanh toán cước phí cho đối tác. Thế nhưng, các hãng viễn thông đều thừa nhận, để triệt tiêu những tin nhắn làm phiền khách hàng, nhà mạng cần phải tìm các biện pháp mạnh hơn nữa. Còn các biện pháp hiện tại chỉ là kiểu tin nhắn bùng đến đâu, xử lý đến đó, chứ chưa phải là biện pháp hữu hiệu…

Theo VnExpress
 

N99

New Member
Di động 'quý bà' của Samsung giá 5 triệu

Samsung trình làng chiếc Diva S7070 với màn hình cảm ứng, thiết kế nữ tính dành cho người dùng nữ, máy có giá 5 triệu đồng.

IMG_3961.jpg


Mặt trước của máy là màn hình cảm ứng 2,8 inch, giao diện TouchWiz của Samsung.

IMG_3970.jpg


Cạnh phải...

IMG_3976.jpg


... cạnh trái.

IMG_3977.jpg


Phía dưới máy.

IMG_3984.jpg


Nút bấm điều khiển dạng kim cương và hai phím gọi, ngắt cuộc gọi.

IMG_3988.jpg


Diva hỗ trợ các kết nối đơn giản gồm GSM/EDGE. Máy trang bị tính năng Pop-up SNS,
hiện thông báo mới từ Facebook, MySpace và Twitter và ứng dụng Wish List, được gọi là trợ giúp quản lý khi đi mua sắm.


IMG_3991.jpg


Camera 3 Megapixel, máy hỗ trợ hai tính năng sửa ảnh là Beauty Effect và Lomo Effect.


IMG_3993.jpg


Mặt sau.

IMG_3994.jpg


Xem ảnh trên Diva S7070.

Theo Sohoa
 

N99

New Member
HTC Smart xuất hiện tại VN

Phiên bản Smart được HTC giới thiệu tại TP HCM có hai màu, trắng và hồng. Máy không hỗ trợ Wi-Fi, nhưng lại có 3G và màn hình cảm ứng 2,8 inch.

Trong sự kiện giới thiệu các dòng sản phẩm đang có của mình tại TP HCM, HTC mang tới chiếc điện thoại Smart sử dụng hệ điều hành Brew MP (Brew Mobile Platform) phiên bản mới nhất của Qualcomm cho các thiết bị di động.

htc11.jpg


HTC Smart có cấu hình gần giống với Touch2 gồm kết nối 3G/HSDPA, chạy trên 4 băng tần GSM,
hỗ trợ thêm GPRS, EDGE, màn hình cảm ứng rộng 2,8 inch, độ phân giải QVGA.


htc2.jpg


Cổng miniUSB v2.0. Tuy nhiên, máy thiếu kết nối Wi-Fi.

htc4.jpg


Giắc cắm tai nghe 3,5 mm.

htc5.jpg


Smart sử dụng giao diện Sense quen thuộc của HTC.


htc6.jpg


Camera 3 Megapixel.

htc7.jpg


HTC Smart được giới thiệu từ tháng Giêng vừa rồi và tháng 4 xuất hiện tại Ấn Độ với giá 165 euro (4,2 triệu đồng).

htc8.jpg


Máy sẽ được bán tại Việt Nam trong tháng này với giá dự kiến khoảng 4,7 triệu đồng.

htc9.jpg


Với 4 màu đen, trắng, hồng.

Theo Sohoa
 

N99

New Member
Android 2.2 Froyo biến điện thoại thành Wi-Fi hotspot

Ngoài chức năng hỗ trợ full Flash và tăng tốc độ cho máy, theo thông tin gần đây nhất, phiên bản Android 2.2 Froyo còn có thể trở thành một “trạm phát wi-fi mini”.

android480.jpg


Kích hoạt wifi từ menu setting trên Froyo

Ngay sau khi một vài bức hình được rò rỉ trên mạng, đã có khá nhiều người sử dụng Android OS háo hức chờ đến ngày được thử nghiệm phiên bản Android OS mới này.

Theo thông tin, Android OS 2.2 (Froyo) cho phép chia sẻ tài nguyên dữ liệu với máy tính thông qua cổng USB. Đặc biệt, Android Froyo có thể biến điện thoại di động thành thiết bị phát Wi-Fi từ kết nối 3G/EDGE. Các máy tính kết nối mạng Wi-FI này và truy cập internet thông qua 3G/EDGE.

Nếu điều này thực sự xảy ra, Apple hay các nhà sản xuất khác chắc chắn sẽ có một cuộc đua theo Froyo. Mọi thông tin chính thức sẽ được công bố tại hội nghị I/O tuần tới.

Theo Dientutieudung
 
Chỉnh sửa cuối:

N99

New Member
Trải nghiệm Game 3D cùng Nokia N8

Sau khi Nokia công bố một loạt ảnh được coi là bản demo và các thông số kỹ thuật, Nokia N8 chính thức trở thành một trong những smartphone được chào đón nhiều nhất vào mùa thu năm nay.

Nokia_N8_05.jpg


Nokia N8

Những thông tin mới nhất đề cập đến việc Nokia sẽ tích hợp game 3D trên smartphone N8. Nokia N8 sử dụng vi xử lý ARM 11 680 MHz và card đồ họa 3D Graphics HW, chạy trên hệ điều hành Symbian ^3 OS mới nhất. Đây tuy chưa phải là cấu hình hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Trong video mới do Ahmedp800 cung cấp, hai game 3D Rally Master và Bounce chạy khá tốt trên N8 với hình ảnh sắc nét và các chuyển động khá mượt mà. Rally Master được đánh giá là một trong những game đua xe 3D phức tạp nhất trên thị trường hiện nay. Với tỷ lệ khung hình khá chuẩn, N8 xử lý khá tốt với các hiệu ứng bụi bẩn và khói xả trên màn hình. Video này chính là bằng chứng xác thực nhất cho sức mạnh đồ họa của N8.

Thông tin N8 được tích hợp game 3D càng làm tăng thêm độ “hot” của smartphone này dù rằng nhà sản xuất Phần Lan Nokia vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào.

Video demo Game đua xe 3D trên Nokia N8:

[video=youtube;FK48zrWxYHg]http://www.youtube.com/watch?v=FK48zrWxYHg&feature=player_embedded[/video]​

Chơi Game 3D Rally Master trên Nokia N8​

Theo Dientutieudung
 

N99

New Member
Smartphone 'ngân hà' chạy Android 2.1 của Samsung hé lộ
Khác với sản phẩm cao cấp Galaxy S ra mắt cuối tháng 3 vừa rồi, i5801 được hãng điện tử Hàn Quốc nhắm đến thị trường phổ thông với cấu hình đủ mạnh để chạy hệ điều hành của Google.

main.jpg

Video rò rỉ Samsung i5801.


[video=youtube;7pIf0pHgfOs]http://www.youtube.com/watch?v=7pIf0pHgfOs[/video]​

Theo thông tin bị lộ, Galaxy 3 (i5801) sử dụng màn hình cảm ứng độ phân giải 240 x 400 pixel, máy ảnh 3 "chấm", bộ nhớ trong 300 MB hỗ trợ khe cắm thẻ MicroSDHC cùng kết nối Wi-Fi, Bluetooth 3.0 và định vị GPS.

Do Samsung chưa chính thức công bố nên không rõ thời gian xuất xưởng và giá của sản phẩm.

Theo VnExpress
 

N99

New Member
Apple từ chối ứng dụng sync không dây cho iPhone

606864bece35677abc_wi-fi-sync-wirelessly-sync-the-iphone-with-itunes...-in-your-dreams-video----engadget.jpg

Mới đây, một ứng dụng cho phép người dùng iPhone/iPod Touch có thể đồng bộ dữ liệu (sync) mà không cần dùng dây nối USB với máy tính mang tên Wi-Fi Sync do Greg Hughes phát triển đã bị Apple từ chối không cho phép bán trên App Store của họ. Lý do Apple đưa ra đó là một phần do việc bảo mật, họ e ngại về độ bảo mật của ứng dụng này. Tuy nhiên, người dùng iPhone sẽ không phải quá lo lẳng bởi nó không có mặt trên App Store thì nó sẽ được bán trên Cydia. Wi-Fi Sync sẽ được bán trên Cydia với giá 10USD, để mua ứng dụng này trên Cydia thì bắt buộc iPhone/iPod Touch phải được jailbreak trước. Wi-Fi Sync cho phép người dùng đồng bộ không dây, thật tiện dụng nhưng tất nhiên sẽ tốn pin hơn cách truyền thống.

Theo Tinhte
 

N99

New Member
Thị trường di động và cuộc chiến kiện tụng

Một loạt vụ kiện tụng đang diễn ra trên thị trường điện thoại di động có thể làm tăng chi phí của các nhà sản xuất, khiến giá bán điện thoại tăng lên và người tiêu dùng sẽ là đối tượng gánh chịu hậu quả.

ImageView.aspx


Ảnh minh họa

Từ đầu năm đến nay, Apple và HTC, hai nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone), đã nhiều lần kéo nhau ra tòa do các tranh chấp liên quan đến các bằng sáng chế. Vào tháng Ba, Apple đã kiện HTC ăn cắp 20 bằng sáng chế liên quan đến điều khiển cảm ứng và trình đơn. Thế nhưng, ngày 12/5 vừa qua, HTC đã liên thủ với Google tố ngược lại Apple đã vi phạm 5 bằng sáng chế của họ, đồng thời yêu cầu Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ cấm Apple kinh doanh iPhone, iPad và iPod tại thị trường này.

Vào ngày 7/5 vừa qua, Nokia cũng đã phát đơn kiện Apple cho rằng các sản phẩm iPhone và iPad của hãng này vi phạm 5 bằng sáng chế của Nokia. Chỉ trong 7 tháng vừa qua, hai hãng sản xuất điện thoại này đã 5 lần đưa nhau ra tòa. Tranh chấp giữa họ bắt đầu từ tháng 10/2009 khi Nokia cáo buộc Apple vi phạm 10 bằng sáng chế của hãng này.

Micosoft cũng đang theo đuổi vụ kiện yêu cầu các công ty sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android bồi thường tiền sử dụng các bằng sáng chế của hãng này. Vào ngày 27/4 vừa qua, Microsoft cho biết HTC sẽ đưa các phần mềm của mình vào các điện thoại của nhà sản xuất điện thoại Đài Loan này.

Bằng sáng chế cũng đóng vai trò trong thương vụ mua lại Palm với giá 1,2 tỷ USD gần đây của Hewlett-Packard (HP). HP cho biết các bằng sáng chế liên quan dến hệ điều hành WebOS của Palm dành cho smartphone là một lý do hãng này muốn thâu tóm Palm. “Thị trường di động hiện nay trông như nước Pháp vào năm 1914. Đó là sự khởi đầu của giai đoạn bất ổn”, Eben Moglen, giáo sư đại học luật Columbia (Mỹ) nói.

Các công ty sở hữu bằng sáng chế đều muốn có miếng lớn hơn trong doanh thu smartphone, thị trường đã tăng 27% lên 61 tỷ USD trong năm 2009 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng khoảng 30% trong năm nay, theo hãng nghiên cứu Strategy Analytics.

Tuy nhiên, vấn đề phức tạp là mỗi hãng ở những lĩnh vực khác nhau sở hữu những công nghệ độc đáo riêng. Apple giữ nhiều bằng sáng chế liên quan đến máy tính, ứng dụng và công nghệ cảm ứng đã được đưa vào iPhone. Nokia lại giữ bản quyền của nhiều công nghệ truyền thông trong di động, trong khi Microsoft sở hữu một kho bằng sáng chế liên quan đến phần mềm cho thiết bị di động. Khi các công ty muốn giữ các công nghệ của họ khỏi lọt vào tay đối thủ hoặc đòi tiền sử dụng bằng sáng chế từ các đối thủ, các vụ kiện tụng sẽ xuất hiện.

“Khi các ngành hội tụ, sẽ nảy sinh ngày càng nhiều tranh chấp bằng sáng chế”, Gustav Brismark, phó tổng giám đốc phụ trách quản lý bằng sáng chế của Ericsson, hãng sản xuất thiết bị viễn thông hiện giữ nhiều bằng sáng chế về kết nối không dây nói.

Khi smartphone ngày càng phức tạp, chúng sẽ dựa vào nhiều bằng sáng chế hơn. Chỉ riêng các tính năng truyền thông không dây 3G trong điện thoại hiện có tới gần 8.000 bằng sáng chế, được 41 công ty nắm giữ. Các nhà sản xuất điện thoại hiện phải trả chưa đến 10% chi phí sản xuất cho bằng sáng chế. Thế nhưng tỷ lệ này trong tương lai sẽ tăng nhanh, dẫn đến sự tăng giá điện thoại bán tới tay người tiêu dùng. Khác với thị trường máy tính có nhiều bằng sáng chế đã hết hạn thu phí bản quyền, hầu hết bằng sáng chế áp dụng trong smartphone hiện vẫn còn hiệu lực.

Nhiều hãng sở hữu các bằng sáng chế kiếm bẫm sau khi thị trường smartphone phát triển mạnh. Qualcomm, một trong số những hãng sở hữu bằng sáng chế không dây lớn nhất thế giới, đã thu được gần 1 tỷ USD tiền bán bằng sáng chế chỉ trong quý đầu năm nay. Tuy nhiên, nhiều hãng như Apple hay Nokia không muốn bán bằng sáng chế của họ để ngăn đối thủ ra các sản phẩm cạnh tranh nhằm bảo vệ thị phần.

Theo ICTnews
 

N99

New Member
Phần mềm mạo danh gửi SMS: “Đau đầu” tìm biện pháp ngăn chặn

Dịch vụ mạo danh gửi SMS không phải là chuyện bây giờ mới có mà đã xuất hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam cách đây khá lâu. Tuy nhiên, các nhà mạng Việt Nam hiện vẫn chưa có phương án nào hữu hiệu ngăn chặn dịch vụ này.

ImageView.aspx


Các nhà mạng tại Việt Nam hiện vẫn chưa tìm ra được phương án hữu hiệu ngăn chặn SMS giả mạo.

Không phải mới xuất hiện

Trao đổi với phóng viên báo Bưu điện Việt Nam (BĐVN), ông Phùng Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) giải thích: Thực ra, đó là dịch vụ của một số website của nước ngoài về makerting trên nền tảng mobile (SMS Makerting), trong đó có chức năng gửi tin nhắn quản lý khách hàng. Đây là một dịch vụ hoàn toàn hợp pháp ở nước ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam, một số người đã lợi dụng dịch vụ này với mục đích xấu.

“Trên thế giới, dịch vụ SMS Makerting bắt đầu xuất hiện từ cách đây 6,7 năm. Dân kỹ thuật ở Việt Nam đã biết và sử dụng dịch vụ này từ lâu. Nhưng ở Việt Nam, dịch vụ chỉ thực sự nở rộ cách đây khoảng 1 năm, khi các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động phát triển, có nhiều hình thức spam tin nhắn thì những đơn vị trong nước họ bắt đầu nghiên cứu, tìm tòi và sử dụng”, ông Tuấn nói.

Cùng quan điểm với ông Tuấn, ông Đỗ Ngọc Duy Trác, Trưởng phòng nghiệp vụ VNCERT cũng cho rằng, dịch vụ này không phải bây giờ mới có nhưng “đây là lần đầu tiên có người đứng ra mở một dịch vụ thu phí và nó được nhiều người biết đến. Và nếu chúng ta không kiểm soát sớm thì vấn đề sẽ trở nên rất phức tạp”.

Ông Nguyễn Quang Huy, một chuyên gia an ninh mạng, trước kia vốn là một hacker nổi tiếng tiết lộ cho phóng viên BĐVN, dịch vụ chạy trên nền Internet như website fake**** chỉ là một trong hai dịch vụ nhắn tin mạo danh SMS đang được sử dụng. Dịch vụ còn lại được thực hiện qua dịch vụ Fix SMS mà VNPT cung cấp và đang bị hacker khai thác rất nhiều. Với một thiết bị có tên là Fixed Line SMS Modem, hacker chỉ việc kết nối một đầu line điện thoại vào công cụ, còn đầu line kia được kết nối máy tính và điều khiển qua phần mềm là có thể thay đổi số điện thoại người gửi, gửi lượng lớn tin nhắn rác một cách dễ dàng.

Tìm giải pháp ngăn chặn

Khi được hỏi liệu các nhà mạng Việt Nam có thể ngăn chặn được việc giả mạo tin nhắn hay không, ông Tuấn cho rằng: Các nhà mạng ở Việt Nam có thể chặn được khi kiểm soát chặt “đầu vào”. Theo suy luận logic, nếu một số điện thoại từ nước ngoài khi gửi tin nhắn về Việt Nam thì các telco hoàn toàn có thể nhận biết được số điện thoại đó. Do đó, nếu như tin nhắn gửi từ nước ngoài về nhưng lại có số điện thoại của 7 nhà mạng Việt Nam ở phần header thì chứng tỏ tin nhắn này là sai và có thể sẽ có phương án chặn được.

“Trong trường hợp một người sử dụng số điện thoại của Việt Nam đang ở nước ngoài và sử dụng chế độ roaming thì kết nối của nó phải có một cái giống như “cờ” thông báo đấy là roaming để tính phí dịch vụ hay nhận biết đấy là số điện thoại của Việt Nam đang sử dụng chế độ roaming. Nó khác với dịch giả giả mạo tin nhắn như các website ở trên và nhà mạng hoàn toàn có thể phân biệt được”, ông Tuấn khẳng định.

Trong cuộc họp khẩn cấp của VNCERT với các nhà mạng chiều ngày 12/5 về vấn đề tìm cách chống SMS giả mạo, chỉ có Viettel và S-Fone khẳng định là đã tìm ra giải pháp để chặn được tin nhắn giả mạo. Ông Phạm Đình Trường, Phó Giám đốc công ty mạng lưới Viettel cho biết: Hiện nay, Viettel đã đầu tư thêm thiết bị SMS Plus. Giải pháp này sẽ cho phép kiểm tra phần Calling ID (số điện thoại của người gửi) của tin nhắn và nếu đúng tin nhắn thật thì mới cho gửi. Tuy nhiên, phải đến tháng 6, Viettel mới chính thức cho thử nghiệm thiết bị này”. Đại diện của S-Fone cho biết, đến giữa tháng 5 nhà mạng này sẽ có phần mềm lọc những tin nhắn, cuộc gọi từ Internet. Còn các nhà mạng khác vẫn đang nghiên cứu thêm và chưa đưa ra được một giải pháp hữu hiệu.

Tại cuộc họp, ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT đã đưa ra “giải pháp” tạm thời cho các doanh nghiệp viễn thông là thêm một dòng chữ hay một đoạn mã 3 ký tự để phân biệt tin nhắn gửi từ Internet hay tin nhắn gửi từ di động trong thời gian chờ các nhà mạng tìm ra một giải pháp thích hợp. Ông Khánh yêu cầu các nhà mạng bằng mọi giá phải thực hiện được việc ngăn chặn giả mạo tin nhắn từ Internet trước ngày 15/8/2010.

Như thế có nghĩa là hiện giờ, người sử dụng vẫn phải tự bảo vệ mình trước các tin nhắn giả mạo và hạn chế đến mức tối đa việc thực hiện các giao dịch quan trọng qua tin nhắn.

Kiểm tra SMS thực hay giả mạo

Để kiểm tra tin nhắn là tin nhắn thực hay tin nhắn giả mạo được thực hiện qua website fakesms… hoặc các website tương tự, người sử dụng có thể mở tin nhắn ra, vào phần “Tuỳ chọn” và chọn “Chi tiết tin nhắn”. Sau đó người sử dụng xem phần “Trung tâm tin nhắn”, nếu như với tin nhắn thực thì sẽ có +84 ở đầu, còn lại thì sẽ là tin nhắn giả mạo. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được với dạng giả mạo tin nhắn qua sms gateway và không phải máy di động nào cũng có phần “Trung tâm tin nhắn” ở tuỳ chọn “Chi tiết tin nhắn”... Còn đối với dịch vụ nhắn tin mạo danh qua thiết bị Fixed Line SMS Modem thì dấu hiệu phân biệt này không có tác dụng vì dịch vụ này sử dụng chính Trung tâm tin nhắn của VNPT.

Theo ICTnews
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top