• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 14.10.2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
“So găng” 5 điện thoại 8 megapixel

LG-KC780-131008-nb.jpg

LG KC780.

Vừa phá ngưỡng camera phone 5 megapixel nhưng cuộc đua điện thoại 8 “chấm” dường như nóng lên từng ngày. Sony Ericsson châm ngòi cuộc đua với phiên bản C905; Samsung và LG đều tự hào “bắn phá” 2 “dế khủng”.

1. Samsung INNOV8 (i8510) Samsung INNOV8 i8510 8 sẽ có mặt trên thị trường trong vài ngày tới với giá khoảng 14 triệu đồng.

Điện thoại có màn hình 2.8-inch hỗ trợ đa két nối, gồm GPS; HSDPA; Wi-Fi, đặc biệt bộ nhớ lên tới 16GB và có cả chuột quang. Nổi bật nhất là camera 8 megapixel cùng chức năng tự động lấy tiêu cự (autofocus). Máy cũng có nhiều tính năng nâng cao, như nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng nụ cười và nháy mắt. Máy có thể tự động chuyển sang chế độ chụp panaroma và đánh dấu vị trí chụp (geotagging).

SS-INNOV8-3.jpg

Tuy nhiên, đáng tiếc, i8510 INNOV8 không được trang bị đèn flash Xenon, chỉ có đèn LED. Camera tích hợp có thể quay video độ phân giải VGA với tốc độ 30 khung hình/giây, còn quay chậm QVGA tốc độ 120 khung hình/giây. i8510 INNOV8 hỗ trợ kết nối HSDPA 7.2Mbps, Wi-Fi, A-GPS,.

Samsung i8510 sở hữu bộ nhớ lớn lên tới 8GB và 16GB, và người dùng có thể nâng cấp dung lượng bằng thẻ nhớ microSD.

2. LG KC780

KC780 màn hình 2,4 inch là “bom tấn” chụp ảnh 8 megapixel thứ 2 của LG. Máy có kiểu dáng trượt và vẫn được trang bị các tính năng đặc biệt dành cho những “tín đồ” của nhiếp ảnh. Ống kính Schneider-Kreuznach có thể chụp ảnh với độ phân giải tối đa là 8 triệu điểm ảnh với ISO 1600.

Chức năng nhận diện khuôn mặt sẽ tự động tìm và lấy nét trên khuôn mặt của đối tượng để ảnh chụp được đẹp hơn, còn chức năng phát hiện nụ cười sẽ chộp lấy thời điểm đẹp nhất để chụp. Trong khi đó, chế độ Beauty Mode sẽ giúp người dùng xóa bỏ các khiếm khuyết trên khuôn mặt của người dùng để ảnh chụp được đẹp hơn.

LG-KC780-131008.jpg


Không giống như các camera phone 8 megapixel khác thường được trang bị nhiều kết nối không dây, LG KC780 giá rẻ không thể kết nối mạng 3G, WiFi và GPS.

3. Samsung Pixon (M8800)

Phiên bản M8800 là điện thoại 8 megapixel thứ 2 của Samsung. Chiếc điện thoại chụp ảnh cao cấp này sở hữu đầy đủ các tính năng như những máy ảnh số, có thể quay video chất lượng WVGA có độ phân giải 740 x 480 pixels với tốc độ 30 khung hình/giây, chức năng tự động lấy nét autofocus, nhận diện khuôn mặt, chống rung…

SS-Pixon.jpg


Samsung M8800 Pixon cũng được tích hợp hệ thống định vị GPS, chỉnh sóng FM và khe cắm thẻ nhớ để mở rộng dung lượng lưu trữ.

Tuy nhiên, M8800 Pixon không hỗ trợ kết nối Wi-Fi và không có giắc cắm 3,5mm.

4. Sony Ericsson C905 Cyber-shot

C905 Cyber-shot là điện thoại chụp ảnh có camera 8 megapixel đầu tiên được giới thiệu

C905 cũng được trang bị nhiều tính năng nhiếp ảnh giống như những máy ảnh số chuyên dụng, như chức năng tự lấy nét autofocus, nhận diện khuôn mặt và ổn định hình ảnh. Và máy có cả đèn Xenon và đèn flash LED.

SE-C905-a.jpg


C905 cũng hỗ trợ đa kết nối, từ Bluetooth, USB, Wi-Fi và 3G/HSDPA. Hệ thống GPS và A-GPS tích hợp dùng để đánh dấu địa lý (geotagging) cho ảnh chụp, giúp người dùng dễ dàng định hướng. Trong khi đó, màn hình QVGA 2,4 inch được làm từ một loại kính chống xước.

5. LG Renoir KC910

LG-KP500-a-011008.jpg

LG cũng tỏ ra không kém cạnh các đối thủ và nhảy vào cuộc đua tăng độ phân giải cho điện thoại. KC910 màn hình cảm ứng rộng 3 inch với camera 8 megapixel được trang bị ống kính cao cấp Schneider-Kreuznach, được hỗ trợ chức năng tự động lấy nét autofocus và đèn flash Xenon.

LG KC910 có chức năng ổ định hình ảnh, nhận diện khuôn mặt, chống rung và có thể quay video với tốc độ 30 khung hình/giây với độ phân giải VGA hoặc 120 khung hình/giây với độ phân giải QVGA.

Theo DanTri
 

NgocVNPT

New Member
Điện thoại di động mừng sinh nhật 25 tuổi!

Mobile-141008.jpg

“Cục gạch” Motorola DynaTAC nặng gần 1,2 kg với giá bán gần 4.000 USD.

Ngày 13/10/1983, chiếc điện thoại di động thương mại đầu tiên ra đời. Trong suốt 1/4 thế kỷ qua, ngành công nghiệp di động đã trải qua giai đoạn điện thoại “cục gạch” và đang bước tới trào lưu điện thoại cảm ứng với “gã tiên phong” iPhone.

Cách đây đúng 25 năm, Bob Barnett - Chủ tịch hãng viễn thông Ameritech Mobile – đã gọi điện thoại cho cháu trai của ông Alexander Graham Bell, là người khai sinh ra điện thoại cố định, từ chiến trường Chicago bằng điện thoại Motorola DynaTAC. Motorola DynaTAC là điện thoại “cục gạch” đầu tiên được tung ra thị trường. Máy nặng khoảng 1,1 kg và có giá bán “trên trời” tới 4.000 USD. Với trọng lượng 1,1 kg, DynaTAC không đúng nghĩa với hai từ “di động”. Ngoài giá bán đắt đỏ, dịch vụ di động ngày đó cũng được xem là “vàng”, chi phí thuê bao hàng tháng là 50 USD, cộng thêm 40 cent/phút đàm thoại trong giờ cao điểm.

ĐTDĐ thời đấy là những thiết bị dành cho giới thượng lưu. Còn ngày nay, ĐTDĐ đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Giá bán của điện thoại và dịch vụ di động ngày càng phải chăng.

Bước qua thời “cục gạch” không lâu, ĐTDĐ tiến hóa thành những “siêu mẫu” “chân dài” hay được khoác những “trang phục” lịch lãm, thời trang. Điện thoại iPhone của Apple mở ra một trào lưu mới cho ngành công nghiệp di động với màn hình cảm ứng, thiết kế đẹp và đặc biệt giá thành phải chăng - 200 USD cùng với thuê bao dịch vụ 2 năm.

iPhone-141008.jpg
iPhone không chỉ là điện thoại mà còn là thiết bị giải trí

Điều gì đã đổi thay qua 25 năm? Năm 1984, 1 năm sau khi Ameritech Mobile khai trương dịch vụ di động đầu tiên, hãng đã có được khoảng 12.000 thuê bao. Còn ngày nay, AT&T, hãng viễn thông lớn nhất nước Mỹ, đã có đến 72,9 triệu khách hàng.

ĐTDĐ ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội, dần dần thay thế điện thoại cố định trong mỗi gia đình. Theo khảo sát của công ty Nielsen, hơn 20 triệu gia đình tại Mỹ đã cắt thuê bao cố định để dùng riêng ĐTDĐ.

Điện thoại ngày nay không chỉ để đàm thoại mà còn được dùng để chụp ảnh, chơi nhạc, lướt web, gửi tin nhắn.

Để thúc đẩy tăng trưởng cho ngành công nghiệp di động, các hãng viễn thông trên thế giới đã đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng các mạng di động tốc độ cao, như 3G và sắp tới là sự xuất hiện của mạng 4G. Mạng di động thế hệ thứ 4 vẫn đang là thách thức của các nhà cung cấp dịch vụ.

Với những gì đã và đang diễn ra thì chúng ta khó có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra trong 25 năm tới trong ngành công nghiệp không dây.

Theo DanTri
 

NgocVNPT

New Member
Cảm nhận BlackBerry Storm

Điện thoại màn hình cảm ứng đầu tiên của RIM, BlackBerry Storm, có giao diện đẹp, tiện dụng. Chiếc máy này mạnh về giải trí lẫn văn phòng, nhưng không có kết nối Wi-Fi.

Sau khi tấn công vào lãnh địa di động giải trí, rồi giới thiệu điện thoại nắp gầp, RIM lại nhảy vào phân khúc điện thoại cảm ứng bằng việc giới thiệu Storm.

Trước đó, Storm được biết đến với tên mã Thunder, chiếc di động với màn hình rộng, tích hợp GPS và hệ điều hành BlackBerry 4.7.

storm-2.jpg

Màn hình cảm ứng của Storm rộng 3,25 inch. Ảnh: BlackBerry.

Màn hình cảm ứng là điểm được đề cập đến nhiều nhất khi nhắc đến Storm.


Giao diện hiển thị 3,25 inch của máy có nhiều nét khác biệt với iPhone, G1 hay Samsung Omnia.

Không chỉ trang bị công nghệ cảm ứng rung, RIM có giới thiệu tính năng mới có tên ClickThrough cho Storm, đây là tiện ích mà khi chọn ứng dụng hay nhập liệu người dùng sẽ có cảm giác như đang tác động vào phím thực.

Khi đứng thẳng, màn hình cảm ứng hiển thị bàn phím SureType, chuyển chế độ nằm ngang, Storm sẽ trình diễn bàn phím QWERTY đầy đủ. Máy hỗ trợ chế độ xoay tự động chiều hiển thị theo vị trí của điện thoại.

So sánh với màn hình của Bold, Storm hiển thị đẹp hơn, máy có màn hình rộng 3,25 inch, độ phân giải 480 x 360 pixel, 65 nghìn màu.

Storm trông tương đương Curve nhưng mỏng hơn một chút, kích thước của máy là 112,5 x 62,2 x 14 mm, trọng lượng 155 gram. Chiếc di động này hỗ trợ giắc cắm tai nghe 3,5 inch, bên dưới màn hình là các phím bấm nhận, dừng cuộc gọi, quay lại và menu BlackBerry, khe cắm thẻ nhớ microSD nằm phía sau nắp vỏ.

storm-1.jpg

Model này hỗ trợ giải trí lẫn văn phòng. Ảnh: Cnet.

Giống như
BlackBerry 8830 World Edition ra mắt trước đây, Storm sử dụng cùng lúc hai mạng. Điều này có nghĩa điện thoại sẽ tự động chuyển giữa mạng CDMA và GSM, thực hiện các cuộc gọi quốc tế mà không gián đoạn, giữ nguyên số điện thoại.

Hiện tại, phiên bản ở Mỹ đang sử dụng trên mạng Verizon, ở châu Âu, nó chạy trên băng tần UTMS/HSDPA 2100 MHz. Storm sử dụng trình duyệt web HTML đầy đủ, nhưng cũng không có flash.

Ngoài kết nối mạng, Storm hỗ trợ Bluetooth 2.0, định vị toàn cầu GPS nhưng đáng tiếc nhất là model này không có Wi-Fi.

Di động cảm ứng của RIM chạy trên hệ điều hành BlackBerry mới nhất, phiên bản 4.7.

Giao diện được nâng cấp hơn so với các phiên bản trước, ngoài ra đi điện thoại cũng hỗ trợ dùng nhiều tài khoản e-mail gồm BlackBerry Enterprise, Microsoft Exchange, Lotus Notes, POP3, và IMAP4.

storm-5.jpg

Mọi điều khiển của Storm đều thông qua màn hình cảm ứng. Ảnh: Cnet.

Về tính năng văn phòng, Storm cho phép đính kèm vào e-mail, chỉnh sửa đơn giản các file Microsoft Word hay xem PowerPoint.


Máy có bộ nhớ flash 128 MB, bộ nhớ trong 1 GB, mở rộng bằng thẻ nhớ microSD tối đa lên tới 16 GB.

Kế tục các dòng BlackBerry gần đây như Pearl hay Bold, Storm cũng mạnh về giải trí đa phương tiện, người dùng có thể nghe nhạc, xem phim với các địng dạng cơ bản gồm MP3, AAC, WMA, WMV, MPEG4, và H.264. Phần mềm Media Sync trên Storm cho phép đồng bộ với iTunes. Model này được trang bị camera 3,2 Megapixel, hỗ trợ quay phim, tự động canh nét và trợ sáng từ đèn flash.

Máy được cài đặt một số ứng dụng gửi tin nhắn nhanh của Yahoo, Windows Live, AOL và ICQ bên cạnh ác ứng dụng mạng xã hội như Facebook, MySpace và Flickr. Người dùng cũng có thể tải phần mềm từ kho ứng dụng của hãng mang tên BlackBerry App Center - hoạt động giống như App Store của Apple.

Ưu điểm:
- Màn hình cảm ứng rộng, giao diện dễ sử dụng
- Thay đổi giữa hai mạng GSM và CDMA dễ dàng
- Nhiều tính năng giải trí
- Hỗ trợ gửi e-mail, đọc văn bản dễ dàng.

Nhược điểm:
- Thiếu kế nối Wi-Fi
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
LG ra mắt 'dế' thời trang Prada thứ hai

Hôm qua, LG và Prada một lần nữa giới thiệu điện thoại hợp tác mang tên Prada II với bàn phím QWERTY và màn hình cảm ứng rộng.

lg-prada-ii.jpg

LG Prada II có bàn phím QWERTY. Ảnh: Slashphone.

Prada mới sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay. Giống như phiên bản đầu tiên, model này cũng sở hữu kiểu dáng mỏng manh nhưng kèm theo bàn phím QWERTY trượt.

Prada II có thiết kế đẹp, bàn phím màu bạc với các phím bấm rộng. Trong khi mặt trước, màn hình cảm ứng chiếm diện tích phần lớn, bên dưới là các nút bấm gọi điện và tùy chỉnh.

Prada thứ hai hỗ trợ mạng 3G, hỗ trợ gọi điện video, máy cho phép kết nối HSDPA, Wi-Fi, trình duyệt HTML đầu đủ. Ngoài ra, di động mới còn trang bị camera 5 Megapixel với ống kính Schneider-Kreuznach.

Điện thoại thời trang Prada mới có giá bán lẻ 600 euro. Máy được bán tại một số cửa hàng lớn ở Italy, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Hà Lan trong quý IV này.
(theo SoHoa)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top