• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ 7/05/2008

NgocVNPT

New Member
10 máy ảnh số 200 USD tốt nhất

Bạn muốn có một máy ảnh số xịn nhưng ngân quỹ của bạn không cho phép? Những chiếc máy ảnh sau có giá chỉ xấp xỉ 200 USD mà chất lượng ảnh chụp thì không tồi chút nào.

Canon PowerShot A590 IS




Đánh giá: 7,8/10
Chiếc Canon PowerShot A590 IS có chế độ phơi sáng điều chỉnh được một cách thủ công và ảnh có độ mịn đến bất ngờ. Đây quả là chiếc máy ảnh dưới 200 USD tốt nhất.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: CCD 8 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 80, ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO auto
  • Zoom quang: 4x
  • Tốc độ chụp: 1,4 hình/giây
  • Màn hình: LCD 2,5 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: MultiMediaCard, SD Memory Card
  • Pin: 2 x AAA
  • Kích thước: 3,7 inch x 1,6 inch x 2,6 inch
  • Khối lượng: 137,6 gram
Giá thành: 149,00 USD - 179,99 USD

Canon PowerShot SD1000 Digital ELPH (màu đen)



Đánh giá: 7.8/10
Nhỏ gọn và chất lượng ảnh tuyệt vời,sự lựa chọn số một cho dòng máy compact.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: CCD 7,1 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 80, ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO auto
  • Zoom quang: 3x
  • Tốc độ chụp: 1,7 hình/giây
  • Màn hình: LCD 2,5 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: MultiMediaCard, SD Memory Card
  • Pin: 1 x Li-ion
  • Kích thước: 3,4 inch x 0,7 inch x 2,1 inch
  • Khối lượng: 123,2 gram
Giá thành: 152,95 USD - 259,26 USD

Canon PowerShot SD750 (màu bạc)



Đánh giá: 7.8/10
Chiếc Canon PowerShot SD750 có thiết kế đẹp mắt, màn hình LCD rộng và chất lượng ảnh tuyệt vời cho dòng ultracompact.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: CCD 7,1 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 80, ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO auto
  • Zoom quang: 3x
  • Tốc độ chụp: 1,7 hình/giây
  • Màn hình: LCD 3 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: MultiMediaCard, SD Memory Card
  • Pin: 1 x Li-ion
  • Kích thước: 3,6 inch x 0,8 inch x 2,2 inch
  • Khối lượng: 128,8 gram
Giá thành: 155,95 USD - 377,93 USD

Canon PowerShot A570 IS



Đánh giá: 7.6/10
Nhược điểm duy nhất là nhiễu lớn khi dùng ở ISO cao, chiếc Canon A570 IS có chất lượng tốt và nhiều tính năng độc đáo.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: CCD 7,1 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 80, ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO auto
  • Zoom quang: 3x
  • Tốc độ chụp: 1,7 hình/giây
  • Màn hình: LCD 2,5 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: MultiMediaCard, SD Memory Card
  • Pin: 2 x AAA
  • Kích thước: 3,5 x 1,7 x 2,5
  • Khối lượng: 173,6 gram
Giá thành: 135,95 USD - 149,99 USD

Sony Cyber-shot DSC-W120 (màu đen)



Đánh giá: 7.4/10
Không phải là một sản phẩm tối tân, nhưng Cyber-shot W120 cho ảnh đẹp và có kiểu dáng trang nhã trong khi giá thành rất phải chăng.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: Super HAD CCD 7,2 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO auto
  • Zoom quang: 4x
  • Tốc độ chụp: 1,5 hình/giây
  • Màn hình: LCD 2,5 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: Memory Stick Duo, Memory Stick PRO Duo
  • Pin: 1 x Sony NP-BG1 Li-ion
  • Kích thước: 3,6 x 0,9 x 2,3 inch
  • Khối lượng: 123,2 gram
Giá thành: 183,00 USD - 201,33 USD

Sony Cyber-shot DSC-W80 (màu đen)




Đánh giá: 7.6/10
Giao diện bắt mắt, khả năng xử lí nhanh và cho ảnh đẹp, chiếc DSC-W80 xứng đáng là một trong những thành viên đứng đầu danh sách này.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: Super HAD CCD 7,2 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO auto
  • Zoom quang: 3x
  • Tốc độ chụp: 2,8 hình/giây
  • Màn hình: LCD 2,5 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: Memory Stick Duo, Memory Stick PRO Duo
  • Pin: 1 x Li-ion
  • Kích thước: 3,6 x 0,9 x 2,3 inch
  • Khối lượng: 123,2 gram
Giá thành: 159,99 USD - 254,98 USD

Sony Cyber-shot DSC-W55 (màu bạc)



Đánh giá: 7.4/10
Không thực sự là chiếc máy được hâm mộ nhất nhưng khả năng xử lí nhanh và chất lượng ảnh tốt với giá dưới 200 USD, đây là chiếc máy đáng để mua.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: Super HAD CCD 7,2 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1000, ISO auto
  • Zoom quang: 3x
  • Tốc độ chụp: 1,3 hình/giây
  • Màn hình: LCD 2,5 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: Memory Stick Duo, Memory Stick PRO Duo
  • Pin: 1 x Li-ion
  • Kích thước: 3,5 x 0,9 x 2,9 inch
  • Khối lượng: 114,8 gram
Giá thành: 159,99 USD - 214,11 USD

Canon PowerShot A560



Đánh giá: 7.4/10
Kết cấu vững chãi, thiết kế gọn gàng và giao diện hợp lí, đây là chiếc máy ảnh rất dễ sử dụng.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: CCD 7,1 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 80, ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO auto
  • Zoom quang: 4x
  • Tốc độ chụp: 1,7 hình/giây
  • Màn hình: LCD 2,5 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: MultiMediaCard, SD Memory Card
  • Pin: 2 x AAA
  • Kích thước: 3,6 x 1,7 x 2,5 inch
  • Khối lượng: 162,4 GRAM
Giá thành: 154,99 USD

Fujifilm FinePix F40fd



Đánh giá: 7.2/10
Fujifilm FinePix F40fd là chiếc máy point-and-shoot cho chất lượng ảnh tốt, tuy nhiên điểm yếu của nó là xử lí không nhanh và khả năng chống rung không tốt.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: Super CCD HR 8,3 megapixels, 1/1.6 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 2000, ISO auto
  • Zoom quang: 3x
  • Tốc độ chụp: 0,5 hình/giây
  • Màn hình: LCD 2,5 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: SD Memory Card, XD-Picture Card
  • Pin: 1 x Li-ion
  • Kích thước: 3,8 x 0,9 x 2,3 inch
  • Khối lượng: 154 gram
Giá thành: 155,95 USD - 232,25 USD

Nikon Coolpix S50c



Đánh giá: 7.2/10
Cho ảnh đẹp và khả năng kết nối Wi-Fi là những điểm mạnh không thể chối cãi của Coolpix S50c, nhưng giao diện không thân thiện làm cho chiếc máy ảnh này không gây ấn tượng tốt với người dùng.
Tóm tắt kĩ thuật:
  • Cảm biến: CCD 7,2 megapixels, 1/2.5 in
  • Độ nhạy sáng: ISO 80, ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO auto
  • Zoom quang: 3x
  • Tốc độ chụp: 1,4 hình/giây
  • Màn hình: LCD 3 inch
  • Hỗ trợ thẻ nhớ: MultiMediaCard, SD Memory Card
  • Pin: 1 x Li-ion
  • Kích thước: 3,9 x 0,8 x 2,3 inch
  • Khối lượng: 123,2 gram
Giá thành: 179,00 USD - 199,95 USD

(theo Cnet)
 

thinh777

New Member
Thiết bị giải trí Apple TV: “Khay” giải trí đẹp, tiện

HT_111.jpg


Apple TV – cái tên khá đơn giản được Apple đặt cho thiết bị giải trí gia đình này. Có thể vì thế mà Apple TV được nhiều người hiểu là bộ giải mã TV (set top box) dù nó không hề có tính năng này.

Thiết kế theo đúng “phong cách” của Apple, đơn giản nhưng tinh tế, Apple TV nhìn khá giống với máy tính để bàn Mac mini, kích thước 197x197x28mm và nặng hơn 1kg. Sản phẩm có màu trắng bóng, liền mạch, các cổng giao tiếp được “đặt” ở 1 bên thân máy. Apple TV được cấu tạo đơn giản đến mức không có phím bấm hay màn hình hiển thị nào ngoài 1 đèn LED. Mọi điều khiển trên Apple TV cũng được thực hiện bằng một điều khiển thanh lịch, nhỏ gọn, thiết kế sáng tạo.

Apple TV có 2 phiên bản, khác nhau ở dung lượng lưu trữ của ổ cứng, 40GB và 160GB. Apple TV hỗ trợ các máy tính chạy hệ điều hành Mac và Windows. Các tính năng chính của thiết bị bao gồm: lưu trữ và phát nội dung đa phương tiện, kết nối và chia sẻ với máy tính, kết nối với các dịch vụ chạy trên nền Internet phổ biến, chơi mọi nội dung có trong thư viện iTunes trong máy tính. Mọi nội dung trước khi sử dụng đều phải được tải về ổ cứng của máy hoặc tải từ máy tính khác. Khi sử dụng, bạn chỉ việc kết nối Apple TV với TV thông qua cổng HDMI hoặc component, kết nối Internet thông qua mạng không dây và kết nối với máy tính, mở máy lên và bắt đầu thưởng thức âm thanh hình ảnh sống động trên TV.
Kết nối Internet, từ Apple TV người dùng có thể sử dụng 1 số dịch vụ phổ biến trên Internet như video, hình ảnh trên Youtube, Flickr hoặc trên podcasts, ngoài ra toàn bộ các nội dung khác có trong iTunes người dùng đều có thể xem được trên TV thông qua Apple TV, như: nhạc, hình ảnh và phim chất lượng cao chuẩn HD. Với khả năng xử lý hình ảnh và âm thanh tương thích các mức chuẩn chất lượng cao, Apple TV cho phép bạn thưởng thức những khung hình cực kỳ sắc nét, sống động, và âm thanh trung thực rõ ràng của phim HD (High Definition).

Như đã đề cập ở trên, với Apple TV từ việc kết nối với các thiết bị và Internet đến việc điều khiển máy là khá dễ dàng. Một khi được trang bị đường truyền Internet tốc độ cao, “chiếc hộp nhỏ” này càng tỏ rõ năng lực của một thiết bị giải tríkỹ thuật số thế hệ mới. Hãy thử khám phá tiềm năng giải trí trên chiếc TV trong nhà bạn với phong cách giải trí mới và hiện đại, một chiếc TV của thời đại số.

Thông tin cho thị trường Việt Nam
Apple TV có giá là: 349 USD (40GB) vđ 449USD (160GB). Hộp sản phẩm gồm có: Apple TV, điều khiển từ xa, sách hướng dẫn sử dụng, dây cắm điện nguồn.

Từ phiên bản dùng thử Apple TV 40GB, chúng tôi thấy: Ngay sau khi kết nối với ti-vi và Internet (công việc này được thực hiện khá dễ dàng), giao diện người dùng của Apple TV cho phép người sử dụng chọn nội dung, bao gồm: Movies, TV show, Music, Podcasts, Photo để xem hoặc nghe. Ở mỗi nội dung này đều có các lựa chọn sâu hơn, bạn có thể chọn các nội dung đã được tải về sẵn từ máy tính hoặc nội dung trên Internet để sử dụng.

Kích thước: 197x197x28mm
Trọng lượng: 1,09kg
Ổ cứng: 40GB/160GB
Các cổng và giao tiếp: Component video, HDMI, Optical audio, Analogue RCA stereo audio, USB 2.0, Ethernet 10/100BASE-T, WLAN 802.11n, hồng ngoại (cho điều khiển từ xa)
Tính năng: xem nội dung web (hình ảnh, video, podcast), xem ti-vi (qua Internet), lưu trữ và phát nội dung, kết nối và chia sẻ nội dung với máy tính, mua nhạc/phim trên thư viện trực tuyến iTunes
Hỗ trợ: máy tính chạy HĐH Mac và Windows.

(Theo PCW)
 

thinh777

New Member
Tương lai của HDTV


A0804_12.jpg


TV mỏng hơn, bóng bẩy hơn và kết nối tốt hơn đã xuất hiện. Tuy nhiên, bạn đừng hy vọng giá của chúng sẽ giảm nhanh.


Năm năm trước, TV màn hình phẳng khiến người ta phải trầm trồ và TV độ nét cao là “của hiếm”. Ngày nay, ở Mỹ, mới chỉ khoảng 20% hộ gia đình có HDTV màn hình phẳng, nhưng điều này cũng đủ để người ta không còn đề cao HDTV nữa. Vậy HDTV sẽ còn tiến đến đâu?

Dần dần, HDTV cải thiện độ nét hình ảnh lẫn kích thước màn hình. Các chuyên gia cho rằng trường hợp của HDTV rất giống với PC, nếu bạn kiên nhẫn chờ đợi sẽ có cái tốt hơn xuất hiện.

Tuy vậy, bước đi tiếp theo của HDTV không phải là công nghệ cho nó nữa mà là trải nghiệm khi xem phim; điều này khiến các nhà thiết kế phải nghiên cứu “gia vị” cho nó như kiểu dáng, tính dễ sử dụng và tích hợp âm thanh. Kết quả là bạn không chỉ thích chiếc TV mà còn tận hưởng cả nội dung nó hiển thị.

Kiểu dáng “lên ngôi”

Sau khi iPhone xuất hiện, ngành công nghiệp thiết kế trở thành “ông hoàng”, nhà sản xuất TV đang đặc biệt chú ý đến kiểu dáng sản phẩm và tích hợp phần mềm với phần cứng.


A0804_TT_12.jpg


TV HP SL4278N 42” có cổng
thernet phía sau giúp truy
đa phương tiện trên TV qua mạng
gia đình.
Một chuyên gia cho biết người dùng muốn tìm một đặc điểm độc đáo nào đó. Ta thấy rõ điều này trên MTXT, trên ĐTDĐ và bây giờ người dùng muốn thấy một thiết kế độc đáo cho TV.

Giống như ĐTDĐ, máy ảnh số và MTXT đưa ra 1 model với nhiều màu khác nhau, TV cũng vậy, cũng có nhiều màu khác nhau ngoài màu đen truyền thống. Các nhà sản xuất cũng có xu hướng chú trọng đến từng chi tiết nhỏ trong các loại màn hình kích thước nhỏ hơn. Chẳng hạn như LG Electronics vừa giới thiệu TV cách điệu về màu và kiểu dáng. Chiếc LG40 32” nhấn những điểm như bệ màn hình cong và viền đỏ bên dưới phía trước; mặt sau cũng màu đỏ và bạn có thể thấy những ánh màu lấp lánh từ cạnh bên và phía trước.

Năm nay, điểm nhấn mạnh nhất là độ mỏng. Hitachi, JVC và LG đều đã cho ra những chiếc TV mỏng từ 1,5” cho đến 1,7”. Chế tạo TV mỏng như thế là cả một thách thức công nghệ. Ví dụ, LG có được TV dày 1,7” là nhờ vẽ lại bản mạch của các module LCD và thiết kế lại vỏ TV để loại bỏ khoảng không thừa. Thậm chí sắp đến, bạn sẽ còn thấy những chiếc TV mỏng hơn nữa. Năm sau, nhà máy mới nhất của Sharp bắt đầu sản xuất hàng loạt và có khả năng sản xuất panel màn hình 60” siêu mỏng.

Năm nay, dù TV ngày càng mỏng, nhưng các nhà sản xuất vẫn đưa thêm tính năng mới cho chúng, trong đó đi đầu là cải thiện chất lượng âm thanh. Hàng loạt công ty (gồm Panasonic, Philips, Samsung, Sharp và Westinghouse) đều đã chuyển vị trí loa từ phía trước ra sau, mà theo các chuyên gia nhằm giúp âm thanh dàn trải hơn. Trong mẫu TV mới nhất, LG bố trí loa ẩn vào trong vỏ máy, giúp cạnh trước màn hình “mượt” hơn. JVC cũng tung ra hàng loạt mẫu sản phẩm tích hợp có thể dùng chung với iPod (như đế cắm cho iPod), cho bạn tải nhạc và video từ iPod lên TV.


A0804_TT_14.jpg
Khả năng kết nối là ðiều khả thi. Ví dụ, Aquos Net, dịch vụ mới
của Sharp, giúp ngýời dùng nhận nội dung Web trên TV.

Năm nay cũng là năm cất cánh của tính năng kết nối TV với mạng gia đình để bạn có thể xem phim ảnh từ mạng. Năm ngoái, Hewlett-Packard và Sony dẫn đầu xu hướng này và Pioneer có vài model TV đáp ứng đúng chuẩn Digital Living Network Alliance (DLNA), giúp TV tương thích với những thiết bị DLNA khác như PC, máy chơi game và những thiết bị lưu trữ mạng trong nhà. HP cài sẵn Windows Media Center Extender trong tất cả TV của hãng sản xuất trong năm 2008, giúp truy cập nhạc, phim chứa trên PC qua mạng gia đình. Cuối năm nay, Sony sẽ hỗ trợ thêm các tùy chọn DMeX (Digital Media Extender) cho TV của hãng để chúng tương tác với những mạng tương thích DLNA.

Kết nối Internet cho TV cũng được nhiều hãng tính đến. Tại triển lãm CES tháng Giêng vừa qua, Sharp giới thiệu HDTV dùng dịch vụ Aquos Net của hãng (để tải được nội dung trên web); Panasonic đưa ra dịch vụ VieraCast (để xem video YouTube và truy cập hình ảnh qua website chia sẻ hình ảnh Picasa của Google); và Samsung trưng bày TV có thể nhận tin RSS của tạp chí USA Today. Tất cả sản phẩm trên đều sẽ có mặt trên thị trường trong năm nay.

Vì con người luôn muốn những thứ mới lạ nên vài hướng phát triển này nay mai có thể nhanh chóng lỗi thời. Thách thức dành cho nhà sản xuất là phải tìm ra được thế cân bằng hợp lý giữa những tính năng tiên tiến và giá cả trên thị trường cạnh tranh.

Nhiều chuyên gia cho rằng hiện tại, các nhà sản xuất đang thăm dò thị trường. Nhiều nhà sản xuất đang do dự trong việc tích hợp những chức năng mà họ không chắc sẽ phổ biến. Hậu quả của việc đón chệch hướng rất dễ thấy: tăng giá TV để thêm vào những chức năng mới mà không ai cần đến là lãng phí tiền bạc của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

LCD và Plasma - công nghệ phía trước

Độ phân giải vẫn đang là mặt cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất TV độ nét cao. Những năm trước, độ phân giải chuẩn là 720p. Năm nay, độ phân giải lên đến 1080p, là mức tối đa cho HDTV. Trong số màn hình LCD có độ sáng “nhỉnh” hơn plasma thì phần lớn LCD 720p bán ra trong năm nay sẽ có màn hình nhỏ hơn (tối đa 37”) và bán với mức giá ”mềm”. Trong các loại TV plasma (có độ tương phản cao và màn hình lớn hơn LCD) thì người dùng có nhiều lựa chọn 1080p hơn bao giờ hết. Đến năm sau, các TV Plasma gần như sẽ đạt được độ phân giải này; Pioneer tuyên bố sẽ ngưng sản xuất màn hình 720p vào năm 2009. Tuy nhiên trước mắt, màn hình LCD kích thước nhỏ và cơ bản từ 20” đến 32” sẽ tiếp tục hỗ trợ độ phân giải 720p (không lời nhiều so với độ phân giải 1080p).

Những cải tiến công nghệ khác cũng đang dần xuất hiện. Công nghệ 120Hz của TV LCD giúp hiển thị tốt hơn chuyển động nhanh (như các cảnh hành động và thể thao) trong năm nay sẽ chuyển xuống sản phẩm tầm trung.

Theo LG, năm ngoái TV sản xuất theo công nghệ 120Hz có giá cao hơn từ 500-600USD so với TV không có công nghệ này. Tuy nhiên năm nay, mức chênh lệch chỉ còn khoảng 200-300USD, và đến năm sau sẽ còn rất ít hoặc không còn chênh lệch nữa.


A0804_TT_16.jpg


Cũng giống ÐTDÐ, TV thoát ra khỏi màu ðen cõ bản,
nhý TV LG40 (trái) và LG60 của LG Electronics.

Hiện công nghệ 120Hz ngày càng phổ biến, các nhà sản xuất TV LCD có thể tập trung vào những đổi mới tiềm năng khác như thêm đèn nền LED cho loại TV giá rẻ. Năm ngoái Samsung cũng giới thiệu loại TV đèn nền LED có thể hiển thị được dải màu rộng hơn và độ tương phản cao hơn. Dolby là một trong số các công ty khai thác công nghệ này. Hiện màn hình đèn nền LED vẫn còn khan hiếm, một năm chỉ có từ 1 đến 2 màn hình cao cấp ứng dụng loại đèn nền này. Theo DisplaySearch, trong một hai năm tới loại màn hình này vẫn chưa kịp xuất hiện nhưng xa hơn nữa thì chắc chắn giá sẽ mềm hơn và chủng loại sẽ phong phú hơn.

Gần đây, các nhà sản xuất TV plasma cũng phác họa vài nét cho tương lai. Ví dụ, tại triển lãm CES vừa rồi, Pioneer giới thiệu 2 công nghệ hấp dẫn cho màn hình plasma: mỏng và “đen tuyền”.

“Đen tuyền” là màu của màn hình TV trước khi hiển thị hình ảnh; mọi panel TV thường vẫn phát ánh sáng nên màn hình chỉ đạt mức đen xám. Pioneer cho rằng nếu không có được nền đen hoàn toàn thì tất cả màu sắc trông như bị phai hoặc nhạt. Với công nghệ mới, nếu bạn thử trong một phòng tối hoàn toàn thì chỉ thấy video mà sẽ không thấy TV hay bất cứ ánh sáng nào phát ra từ TV; nhờ tạo được màu đen tuyền như thế nên nhà sản xuất tạo được nhiều màu sắc hơn, độ sâu và không gian màu cũng rộng hơn.

Tại triển lãm, Pioneer cũng trưng bày TV plasma mẫu chỉ dày 9mm (không có bộ bắt tín hiệu TV), tương tự như một tấm kính bình thường. Mục tiêu cuối cùng của Pioneer là tích hợp cả 2 công nghệ này để có được một thiết kế siêu mỏng.

Trong khi đó, Panasonic đang cố cải tiến khả năng phát sáng, giúp panel plasma sáng hơn, tiết kiệm điện hơn và có thể sánh ngang với độ sáng của LCD. Tại triển lãm, Panasonic cũng trưng bày chiếc TV plasma mẫu, chỉ dày 24,7mm.

OLED - vẫn còn xa xỉ

Sau nhiều năm quảng cáo rầm rộ, cuối cùng công nghệ màn hình OLED (Organic Light-Emitting Diode) cũng xuất hiện trên màn hình kích thước lớn. Tại triển lãm, Sony giới thiệu chiếc TV OLED đầu tiên dành cho người tiêu dùng. Chiếc TV XEL-1 11” cho màu sắc sinh động và độ tương phản cao trên tấm panel siêu mỏng (chỉ có 3mm), nhưng với giá 2500USD thì chiếc TV này giống hàng mẫu hơn là dành cho người tiêu dùng phổ thông. Năm tới, Sony cho biết ý định tung ra màn hình lớn hơn.

Các nhà sản xuất khác đang để mắt đến OLED nhưng chỉ có Samsung công bố kế hoạch của hãng. Cũng tại triển lãm, Samsung ra mắt 2 màn hình OLED mẫu: 14” và 31”. Tuy nhiên, cũng giống như những nhà sản xuất khác, ít nhất phải đến 2009 hãng mới tung ra thị trường loại màn hình này, khi đó chi phí sản xuất sẽ thấp hơn.

Đối với nhiều nhà sản xuất, OLED vẫn còn nằm ngoài tầm với. LG cho rằng TV OLED vẫn còn là loại hàng “quý tộc”. Các chuyên gia dự kiến công nghệ này sẽ không thể đạt đến “đỉnh cao” trong vòng 3 hay 4 năm tới.

Khi nào mua

Nếu bạn đang tìm mua một chiếc TV độ nét cao thì có một lý do nên nán lại: trong năm nay và cả năm sau, chưa có phát triển mới nào cho TV. Tuy vậy, kiểu dáng, âm thanh và độ phân giải tốt hơn sẽ là những cải tiến luôn được chào đón và chúng sẽ không làm bạn hối tiếc khi mua. Và bạn cũng đừng nên chờ giảm giá vì theo cả IDC và DisplaySearch thì giá của HDTV năm nay sẽ không rớt nhanh như năm ngoái.

PC World Mỹ 04/2008
 
Chỉnh sửa cuối:

thinh777

New Member
Gửi tin nhắn SMS và email bằng... bút máy


Trông giống hệt chiếc bút máy nhưng không phải một chiếc bút máy thông thường. Là bút mực nhưng... không có mực. Không yêu cầu các màn hình touch screen hay những loại giấy đặc biệt mà có thể viết trên mọi chất liệu. Đặc biệt có thể... tự gửi tin nhắn hay email đến bất cứ ai bạn muốn... Phát minh này của một sinh viên Úc đã khiến rất nhiều người phải sửng sốt...

20085695531_dscribe.jpg


Xuất hiện lần đầu tiên trong Chung kết giải Sinh viên Sáng tạo Dyson - một giải thưởng thiết kế sáng tạo uy tín của Australia - chiếc bút máy điện tử độc đáo mang tên D:Scribe của nhà thiết kế trẻ Reuben Png đến từ trường Đại học New South Wales đã thu hút sự chú ý đặc biệt của những ai có mặt.

Có bề ngoài trông giống hệt một chiếc bút máy thông thường, với đuôi bút thiết kế giống như chiếc lông bút kiểu cổ và ngòi bút thanh mảnh, sang trọng nhưng D:Scribe thực sự là món hàng "khủng" dành cho những người yêu thích công nghệ nhưng vẫn còn nặng lòng với thói quen viết chữ, rèn chữ kinh điển.

Tất nhiên đây không phải là chiếc "bút số" đầu tiên trên thế giới bởi trước đó Vpen và Chatpen, hai loại bút điện tử dùng để nhắn tin với màn hình cảm ứng và giấy chuyên dụng đã được giới thiệu khá rộng rãi. Tuy nhiên "em út" D:Scribe lại sở hữu những tính năng nổi trội, ưu việt hơn hẳn. Được tích hợp một mắt cảm ứng Sensor ở đầu bút và một màn hình OLED nhỏ ở cán bút, D:Scribe có khả năng nhận dạng chữ viết và thông báo cho bạn biết tình trạng của đoạn nội dung text. Hệ thống "ống mực" (thực chất là các cục sạc) sẽ cung cấp năng lượng để bút duy trì hoạt động, viết ra những đoạn text mà bạn muốn trên mọi chất liệu mặt phẳng mà bạn có, sau đó gửi đến bất cứ địa chỉ nào bạn muốn. Để sử dụng được tính năng của bút, bạn chỉ cần một thiết bị như điện thoại hay máy tính có Bluetooth. Sau những thao tác cài đặt đơn giản, bút sẽ tự động nhận dạng danh bạ điện thoại hoặc danh sách người nhận email của bạn. Sau khi bạn soạn thảo email hoặc đoạn tin nhắn, chỉ cần viết ra tên hoặc địa chỉ email người nhận, sau đó khoanh tròn lại, bút sẽ nhận dạng để... gửi mail hoặc gửi tin nhắn SMS cho bạn, theo thời gian thực! Màn hình OLED ở cán bút lúc này sẽ nhận nhiệm vụ như một màn hình máy tính hay màn hình điện thoại: thông báo cho bạn biết đoạn nội dung đó đã được gửi đi chưa hay còn bị lỗi ở khâu nào đó.

20085695539_dscribe2.jpg

Hệ thống cảm ứng Sensor cũng đem lại cho D:Scribe những khả năng đặc biệt. Chẳng hạn, bút có thể ghi lại toàn bộ những đoạn viết của bạn vào máy tính! Thế nên, giã biệt những khoảnh khắc đối diện với cả tập văn bản và cắm mặt vào máy tính để gõ những dòng văn bản buồn tẻ, bạn hoàn toàn có thể... viết đè lên các đoạn văn bản, máy sẽ tự động lưu lại các văn bản này thành file theo định dạng chuẩn .txt hoặc .doc nhờ cài đặt sẵn phần mềm nhận dạng OCR (Optical Character Recognition). Rõ ràng với những người yêu thích cách viết giấy truyền thống thì việc viết lại các đoạn văn bản theo cách này trông sẽ mềm mại và... nhân văn hơn nhiều so với việc sử dụng các nút bấm của điện thoại hay gõ lạch cạch trên bàn phím. Hơn nữa, đây cũng là một cách luyện chữ viết rất hiệu quả mà lại không tạo áp lực nhiều lên cổ tay bạn nhờ thiết kế thanh mảnh và gọn gàng, trang nhã của bút.

Tất nhiên, những ưu điểm của D:Scribe không chỉ dừng ở đó. Được thiết kế để tạo sự thuận tiện tối đa cho người dùng, D:Scibe còn có một nắp bút đặc biệt, có tác dụng giống như một chiếc công tắc, làm cho bút hoạt động khi mở và ngừng hoạt động khi đóng nắp. Ngòi bút có khả năng xoay tròn để phù hợp với từng kiểu cầm bút của chủ nhân. Mắt cảm ứng Sensor không chỉ giúp nhận dạng chữ viết mà còn giúp bút viết chính xác và cực kỳ hiệu quả. Khắc phục nhược điểm "cổ bút" - nơi tay cầm - thường khá to, không thuận cho việc cầm nắm, D:Scibe được thiết kế với kích thước chỉ 14mm...

2008569578_dscribe3.jpg

Nhờ ứng dụng trên nền Buetooth, D:Scibe còn mở ra vô hạn ứng dụng cho chiếc bút máy kỳ diệu này. Chẳng hạn, nếu các thiết bị điện tử khác trong nhà bạn cũng tích hợp Bluetooth, bạn hoàn toàn có thể viết ra các câu lệch trực tiếp lên các vật dụng này hoặc trong... không khí. Khi đó chiếc bút sẽ giống như một chiếc điều khiển từ xa giúp bạn sử dụng tivi, đài hay điều hoà không khí, bật máy nghe nhạc hay... mở cửa cho khách vào nhà dễ dàng.

Đáng tiếc là hiện chiếc bút này mới đang được thiết kế ở dạng bút máy. Tuy nhiên người ta hy vọng, trong tương lai, chiếc bút đặc biệt này sẽ được thiết kế giống như một chiếc... bút bi. Bởi nếu với thiết kế bây giờ, bút D:Scribe sẽ chỉ thích hợp hơn với các đối tượng tuổi từ 35 tới 50 trong khi đó cả một mảng thị trường lớn, những người trẻ tuổi với thói quen viết bút bi, vẫn còn đang bị bỏ ngỏ...
(Theo CSS)
 
Top