• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 05-01-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Những dịch vụ chuyển đổi file văn bản trực tuyến

Những dịch vụ trực tuyến sẽ rất hữu ích trong trường hợp phải sử dụng máy tính không được cài đặt thêm phần mềm hay không cài đặt đủ phần mềm cần thiết. Những dịch vụ trực tuyến dưới đây sẽ thực sự hữu ích trong quá trình chỉnh sửa văn bản của bạn.

Khi đang sử dụng máy tính ở nơi làm việc hay ở các thư viện, hẳn bạn sẽ có những lúc cần sử dụng đến những tiện ích chuyển đổi các định dạng văn bản. Tuy nhiên, máy tính ở những nơi này thường cài đặt chế độ bảo vệ để không cài đặt hay gỡ bỏ các tiện ích có sẵn trên hệ thống. Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ đến những dịch vụ trực tuyến sau đây (với điều kiện các máy tính đó đã có kết nối Internet)

Chuyển đổi từ PDF sang Word

Bạn đã từng biết đến tiện ích Text-Mining-Tool để trích xuất nội dung và Some PDF Image Extract để trích xuất hình ảnh từ file pdf. Tuy nhiên điểm hạn chế của Text-Mining-Tools là bạn chỉ có thể trích xuất nội dung mà không thể trích xuất hình ảnh từ file pdf. Còn Some PDF Image Extract thì hoàn toàn ngược lại, nghĩa là chỉ trích xuất được hình ảnh mà không thể trích xuất nội dung. Trong trường hợp cần giữ nguyên nội dung file pdf để dễ dàng biên tập và chỉnh sửa, bạn có thể nhờ đến dịch vụ trực tuyến ConvertPDFtoWord.

ConvertPDFtoWordlà dịch vụ miễn phí, cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi file văn bản định dạng pdf sang định dạng doc của Word mà giữ nguyên được nội dung cũng như hình ảnh bên trong.

Sau khi truy cập dịch vụ tại địa chỉ http://convertpdftoword.net/Default.aspx, click Browse, chọn file pdf cần chuyển đổi và click vào nút Convert and Download.

online-pdf-1.jpg

Chờ 1 lúc để quá trình chuyển đổi diễn ra và sau đó hộp thoại download (của trình duyệt) sẽ tự động hiện ra yêu cầu bạn chọn vị trí lưu file. File sẽ được lưu với định dạng doc thay vì pdf như ban đầu.

Lưu ý rằng đối với những file pdf được tạo ra hay viết bằng những chương trình viết file pdf chuyên dụng thì sau khi chuyển đổi, bạn mới có thể chỉnh sửa nội dung bên trong file word. Còn đối với những tài liệu pdf được tạo ra bằng cách scan từ tài liệu giấy thì sau khi chuyển đổi, file word chỉ đơn giản chứa hình ảnh nội dung của file pdf gốc và bạn không thể chỉnh sửa nội dung bên trong file word này. (mặc dù vẫn mang đầy đủ nội dung của file pdf gốc).

Chuyển đổi PDF sang file Text

So với file doc thì file text (có định dạng txt) hiệu quả hơn là có thể mở để xem nội dung trực tiếp mà không cần phải cài đặt thêm Microsoft Word. Do vậy, trong trường hợp máy tính chưa cài đặt Word và cả chương trình để đọc file pdf thì ConvertPDFtoText sẽ rất hữu dụng cho bạn.

ConvertPDFtoText là dịch vụ miễn phí, cho phép bạn chuyển đổi file định PDF sang file txt để có thể xem băng notepad hoặc wordpad có sẵn trên Windows mà không cần cài đặt thêm phần mềm nào khác. Truy cập vào http://www.convertpdftotext.net/ và tiến hành sử dụng như trên.

online-pdf-2.jpg

Chuyển đổi file Text sang PDF

Trong trường hợp ngược lại, bạn muốn chuyển 1 file văn bản định dạng txt sang 1 file pdf để có được chất lượng văn bản và sự bảo mật cao hơn thì TEXTtoPDFConverter sẽ rất hữu ích cho bạn.

Truy cập vào trang web tại http://www.texttopdfconverter.com/Default.aspx và tiến hành chọn file rồi chuyển đổi như trên để có được file pdf từ file txt nguyên gốc. (Đây là dịch vụ ngược lại so với dịch vụ ConvertPDFtoText ở trên.

online-pdf-3.jpg


Tóm lại, đây là những dịch vụ trực tuyến rất hữu ích trong trường hợp bạn sử dụng máy tính không thể cài đặt thêm những phần mềm và tiện ích.
Điểm nổi bật của những dịch vụ này đó là cho phép bạn download ngày file sau khi chuyển đổi mà không cần phải chờ trang web gửi file đó thông qua email (như 1 số dịch vụ trực tuyến khác thường làm). Ngoài ra, những trang web này cũng không hề giới hạn số lượng file bạn có thể chuyển đổi và dung lượng tối đa của mỗi file, do đó bạn có thể an tâm tiến hành chuyển đổi đối với những tài liệu có dung lượng lớn.

Lưu ý: Những tài liệu pdf được bảo vệ bởi mật khẩu sẽ không thể tiến hành chuyển đổi định dạng.

Theo DanTri
 

NgocVNPT

New Member
Samsung công bố TV độ phân giải cao mỏng nhất

Nhóm sản phẩm mà hãng này chuẩn bị tung ra có độ dày chỉ 6,5 mm, sử dụng công nghệ đèn nền LED, với các cỡ từ 40 đến 50 inch.

SS-1.jpg


SS-2.jpg


SS-3.jpg
(Theo VNExpress)
 

NgocVNPT

New Member
10 phòng thí nghiệm mạng ấn tượng ở trường đại học

Những trang thiết bị hiện đại bậc nhất trên thế giới để nghiên cứu và làm nên đột phá mới trong công nghệ không dây, điện toán đám mây, bảo mật... là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng phải mơ ước.

a1.jpg

Phòng thí nghiệm InterOperability của đại học New Hampshire

(thành lập năm 1988, tại Durham, North Carolina, Mỹ) kiểm tra các sản phẩm truyền dữ liệu, liên kết với các nhà sản xuất để kiểm tra tính tương thích giữa các thiết bị. Hiện họ còn nghiên cứu sâu về chuẩn 802.11n, Gigabit Ethernet.

a2.jpg

Phòng thí nghiệm mạng không dây WINLAB của đại học Rutgers

(thành lập năm 1989, tại North Brunswick, New Jersey, Mỹ) tập trung các nguồn lực của chính phủ, các đại học và ngành công nghệ để phát triển công nghệ mạng không dây. Hiện WINLAB tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Internet di động, radio tự nhận biết tần số, mạng cảm biến liên kết không dây với các dịch vụ Internet.

a3.jpg

Phòng thí nghiệm điện toán song song của đại học California


(thành lập năm 2008 tại Berkeley, California) làm nhiệm vụ đảm bảo phần mềm vận hành tốt khi số lượng lõi mỗi chip trong các máy chủ và hệ thống khác tăng lên. Microsoft và Intel là hai nhà tài trợ lớn nhất cho dự án này. Hiện phòng thí nghiệm tập trung viết chương trình cho các hệ thống đa lõi.

a4.jpg

Trung tâm nghiên cứu RFID của đại học Arkansas


(thành lập năm 1985 tại Fayetteville, Ark) không chỉ dành cho sinh viên trong trường mà còn hỗ trợ sinh viên của mọi trường khác trong vùng với sự hỗ trợ của các công ty lớn như J.B. Hunt, Dillard's và Wal-Mart.

a5.jpg

Phòng thí nghiệm ISEAGE của đại học Khoa học và Công nghệ bang Iowa

(thành lập năm 2004 tại Ames, Iowa, Mỹ) có thể mô phỏng các cuộc tấn công, phòng thủ và nhiều tình huống trên mạng để xác định điểm yếu của thiết bị. Họ đang tập trung làm chương trình MapIowa để mô phỏng bằng hình ảnh mạng liên lạc của Iowa, cho thấy mạng này có thể bị tấn công, sửa đổi khi có lỗ hổng.

a6.jpg

Phòng thí nghiệm lượng tử và nano của đại học Stanford


(thành lập năm 2003 tại Stanford, California) vừa có bước đột phá mới về tiết kiệm năng lượng và laser thể rắn hỗ trợ kết nối viễn thông 100 gigabit/giây. Đầu năm 2008, đại học này trình diễn công nghệ cho phép 2 photon có thể tương tác với nhau và đây là bước tiến lớn để đưa máy tính lượng tử dựa trên chip vào hiện thực.

a7.jpg

Phòng thí nghiệm trung tâm dữ liệu của đại học Carnegie Mellon

(thành lập 2006 tại Pittsburgh) nghiên cứu hệ thống lưu trữ khổng lồ để giải bài toán tiết kiệm năng lượng, giảm tỷ lệ hỏng hóc. Họ đang sở hữu hàng trăm cỗ máy tính 4 lõi, lưu trữ 530 terabyte dữ liệu và hỗ trợ 2 phòng thí nghiệm điện toán đám mây do Intel, HP, Yahoo xây dựng.

a8.jpg

Phòng thí nghiệm điện toán đa lõi của viện công nghệ Georgia


(thành lập năm 2008 tại Atlanta) có ý tưởng đưa thuật ngữ "multi-core" thành "manycore", nơi có hàng trăm, hàng nghìn lõi liên kết với nhau trên một chip siêu nhỏ. Để làm được điều này, các chuyên gia đang xây dựng một thiết bị phần cứng đặc biệt để vượt qua các thách thức công nghệ.

a9.jpg

Phòng thí nghiệm nguồn mở của đại học Oregon


(thành lập năm 2003 tại Corvallis, Oregon) là nơi thực hiện các dự án nguồn mở nổi tiếng như lõi
Linux, Drupal.

a10.jpg

Trung tâm khai thác dữ liệu của đại học Illinois

(thành lập 1998 tại Chicago) phát triển các công nghệ nguồn mở cho phép lưu trữ, phân bổ và phân tích các gói dữ liệu kích thước hàng terabyte nhờ hàng loạt máy tính phổ thông và mạng diện rộng tốc độ cao. Ví dụ, UDT là giao thức cho phép dữ liệu được truyền tải tới 8 gigabit/giây từ Mỹ đến Nhật. Họ đang phát triển ứng dụng TeraSort giúp truyền 1 terabyte trong 30 phút với tốc độ trung bình 4,8 gigabit/giây, cao điểm có thể tới 10 giagabit/giây.
(theo VNExpress)
 

NgocVNPT

New Member
SC-PT850 – ý tưởng hòa nhập công nghệ

Hệ thống rạp hát tại gia Panasonic SC-PT850 tạo dáng bởi bốn loa cột, một loa center đảm nhận phần âm thoại và một loa subwoofer đảm nhận phần âm trầm.

Người sử dụng có thể bố trí loa cột đứng hoặc treo lên tường tùy theo điều kiện phòng nghe.

sc1.jpg

Hệ thống âm thanh của Panasonic gồm 4 loa cột, một loa center, một subwoofer và ampli số kiêm đầu đọc. Ảnh: Pocketlint.

Khối trung tâm là đầu đọc kiêm ampli kỹ thuật số cho ra công suất tổng cộng 1.000 Watt mạnh mẽ tới hệ thống loa âm thanh vòm 5.1. Công nghệ ampli số theo cách gọi dân dã thực chất là khuyếch đại điều biến độ rộng xung (PWM Pulse Width Modulation) sử dụng trạng thái đóng mở liên tục của các transistor căn cứ trên tín hiệu dạng analog đầu vào bị số hóa. Ưu điểm của ampli số là kích thước gọn nhẹ, hiệu suất hoạt động cao, tản nhiệt thấp so với công nghệ ampli cổ điển nên được các hãng sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm “all-in-one”.

Khả năng xử lý âm thanh vòm ampli số Panasonic SC-PT850 khá đầy đủ: Dolby Digital, Dolby Pro Logic II và DTS trong đó có các chế độ âm thanh cài đặt sẵn. Thêm nữa có bốn mức điều chỉnh âm lượng loa subwoofer thông qua điều khiển từ xa dễ dàng chiều lòng người nghe.

Việc lắp đặt hệ thống cũng được tối giản hóa khi SC-PT850 trang bị hệ thống đo đạc và tối ưu hóa âm thanh. Chỉ việc cắm mic đo đạc vào hệ thống thì khối trung tâm sẽ tự động tính toán độ trễ pha, độ cộng hưởng của tất cả 6 loa tới vị trí người nghe. Sau đó máy đặt mức âm lượng cho từng kênh sao cho hiệu quả âm thanh vòm là tốt nhất. Chính vì vậy hiệu ứng âm thanh Panasonic SC-PT850 đem lại hiệu quả và độ hài hòa giữa âm bass, mid & treble khá rõ, người sử dụng tận hưởng âm thanh vòm sống động hòa mình vào sân khấu âm thanh được tái tạo sinh động.

sc2.jpg

Đầu đọc kiêm ampli số. Ảnh: Techradar.

Phần hình ảnh của Panasonic SC-PT850 được trang bị tiêu chuẩn hiện đại như HDMI, nâng cấp độ phân giải 1080p (upscaling) hay cải thiện chế độ quét hình (progressive scan) khi kết nối tới màn hình tiêu chuẩn chất lượng cao (HD-High Definition). Do đó hiệu quả hình ảnh sẽ đẹp mắt và có chiều sâu.

Khối đầu đọc chấp nhận đầy đủ các định dạng tiên tiến : DVD-Video, DVD-Audio, DVD-RAM, DVD-R/RW, hơn thế nữa nó còn tương thích với định dạng âm thanh & hình ảnh như : MP3, WMA, JPEG, DiVX, MPEG 4 nên Panasonic SC-PT850 sẵn sàng chơi bất kể chủ nhân sử dụng định dạng phổ biến nào. Chuẩn kết nối của máy còn có thêm cổng Scart, trong đó tất cả các tín hiệu âm thanh & hình ảnh analog, tín hiệu số được gói gọn trong một sợi cáp kết nối duy nhất .

Một sản phẩm tân thời của Panasonic rất hay chứa đựng chuẩn điều khiển Viera Link, SC-PT850 cũng nằm trong số đó. Bạn có thể điều khiển các chức năng cơ bản rạp hát tại gia SC-PT850 thông qua bộ điều khiển TV màn hình phẳng Panasonic Viera khi kết nối đồng bộ hai sản phẩm này. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể dùng hai cổng cắm mic để sử dụng rạp hát Panasonic SC-PT850 như bộ dàn karaoke.

Hệ thống này được bán tại các siêu thị điện máy trong nước với giá 11 triệu đồng.

Theo SoHoa
 

NgocVNPT

New Member
Sony Bravia W450 vượt trội về âm thanh, hình ảnh

Song song với dòng W400, Sony cũng giới thiệu thêm dòng Bravia W450 thuộc phân khúc sản phẩm cao cấp, được trang bị những công nghệ hình ảnh, âm thanh tiên tiến.

1.jpg

Sony Bravia W450 là dòng TV LCD Full HD được đánh giá cao về chất lượng hình ảnh và âm thanh. Ảnh: Sony.

Sony Bravia W450 được thiết kế theo phong cách Midnight Blue, với gam màu xanh đen sang trọng cùng thiết kế cửa sổ trong suốt tinh tế được bố trí ở cạnh dưới màn hình. Dòng TV LCD cao cấp này được trang bị tấm nền panel 10-bit, là thành phần quan trọng giúp tái tạo hình ảnh với độ tương phản cao, nhiều màu sắc và có khả năng chuyển màu tốt hơn.

Sony Bravia W450 có độ phân giải màn hình đạt chuẩn Full HD (1.920 x 1.080 pixel), độ tương phản 50.000:1. Hình ảnh hiển thị trên chiếc TV này sống động, tự nhiên nhờ được ứng dụng chip xử lý BE2 mới cùng công nghệ tái tạo màu Live Color Creation. Ngoài ra, Sony Bravia W450 còn hỗ trợ chế độ 24P True Cinema, cho phép tái hiện hình ảnh với tốc độ 24 hình/giây tương tự như phim nhựa, mang lại cho người dùng cảm giác như đang xem phim ngoài rạp. Đối với hình ảnh chuyển động nhanh, bộ quét hình 100 Hz Motion sẽ giải quyết triệt để hiện tượng nhòe hình, kéo vệt.

2.jpg

Sony Bravia W450 cho phép kết nối với nhiều loại thiết bị thông qua ba cổng HDMI và một cổng DMP. Ảnh: Sony.

Không chỉ tạo ấn tượng mạnh về chất lượng hình ảnh, khả năng trình diễn âm thanh của dòng TV này cũng rất mạnh mẽ, với công nghệ giả lập hiệu ứng âm thanh vòm S-Force và tính năng tăng giảm âm lượng giọng nói Voice Zoom.

Bên cạnh đó, Sony Bravia W450 cũng rất dồi dào về kết nối, với ba cổng HDMI hỗ trợ chuẩn đồng bộ hóa Bravia Sync, cho phép người dùng kết nối và quản lí dễ dàng TV với các thiết bị số khác của Sony như máy ảnh, máy quay, dàn home theater. Ngoài ra, dòng TV này còn được trang bị cổng DMP (Digital Media Port), cho phép kết nối linh hoạt với các thiết bị số như máy MP3, điện thoại Sony Ericsson, máy nghe nhạc iPod hay các thiết bị hỗ trợ Bluetooth.

Với công nghệ Photo TV HD, Sony Bravia W450 hỗ trợ rất tốt việc hiển thị ảnh tĩnh từ máy chụp hình kỹ thuật số. Đây cũng là dòng sản phẩm có khả năng hiển thị menu tiếng Việt.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, Sony Bravia W450 có ba model, tương ứng với ba kích cỡ màn hình 40", 46" và 52". Giá bán tương ứng của KLV-40W450A, KLV-46W450A và KLV-52W450A lần lượt là 42, 52 và 87 triệu đồng.

Theo SoHoa
 

NgocVNPT

New Member
Hàng 'khủng' Canon PowerShot SX1 IS

Cùng sở hữu ống kính góc rộng 28 mm, zoom quang 20x như SX10 IS, nhưng SX1 IS được xếp ở một đẳng cấp khác khi được trang bị cảm biến CMOS giống như ở những mẫu DSLR và có khả năng quay video Full HD.

1.jpg

Canon PowerShot SX1 IS có thân hình tròn trịa, với vỏ máy màu đen pha xám làm từ chất liệu nhựa. Ảnh: Canon-europe.

Đặt Canon PowerShot SX1 IS bên cạnh SX10 IS, bạn khó có thể phân biệt được chúng nếu không nhìn vào nhãn mác. Cả hai đều sở hữu thân hình tròn trịa, mượt mà nhưng không quá to khi so với những mẫu máy ảnh được trang bị ống kính zoom quang 20x khác. Vỏ máy được làm từ nhựa, phối màu đen và xám. Ống kính của SX1 IS giống hệt với SX10 IS, cũng có dải tiêu cự 28-560 mm và zoom quang 20x. Hệ thống ổn định ảnh quang học mà Canon tích hợp cho hai mẫu máy này cũng là một.

Ở bên hông, Canon PowerShot SX1 IS được trang bị cổng HDMI dùng để kết nối với màn hình TV ngoài. Máy cũng sở hữu hotshoe ở cạnh trên để người dùng có thể gắn thêm đèn flash. Bánh xe lựa chọn chế độ vẫn xuất hiện ở mẫu máy này, hoạt động chuẩn xác hơn so với ở SX10 IS.

4.jpg

Canon PowerShot SX1 IS được trang bị ống kính zoom quang 20x, có khả năng quay video Full HD. Ảnh: Canon-europe.

Tính năng đáng chú ý nhất ở Canon PowerShot SX1 IS là quay video độ phân giải cao 1080p (1.920 x 1.080 pixel) định dạng khung hình 16:9.
Cùng với đó là ống kính zoom quang 20x và cảm biến CMOS có độ phân giải 10 Megapixel. Đáng chú ý khi đây chính là mẫu máy point-and-shoot đầu tiên của Canon được trang bị cảm biến CMOS, thứ mà trước đây chỉ có ở những mẫu DSLR.

Màn hình của SX1 IS ưu việt hơn hẳn SX10 IS, không chỉ vì có kích thước lớn hơn (2,8" so với 2,5"), mà còn bởi nó cho phép người dùng lựa chọn giữa hai tỷ lệ màn hình là 4:3 và 16:9 khi ngắm chụp. Nhờ đó, việc chụp ảnh chân dung sẽ dễ dàng và chính xác hơn. Giống như SX10 IS, màn hình của SX1 IS cũng có khả năng lật, xoay các hướng, hỗ trợ tốt cho người dùng trong các góc chụp khó.

Tốc độ hoạt động của SX1 IS tương đương với SX10 IS, kể cả ở thời gian khởi động và thời gian chờ giữa hai lần chụp. Khả năng kiểm soát nhiễu của chiếc máy này khá tốt, có thể mang lại những bức ảnh rõ ràng, chất lượng ổn ngay cả khi chụp ở ISO 800. Giống như nhiều mẫu máy mới của Canon, ISO tối đa của SX1 IS là 3.200.

3.jpg

Màn hình của máy có khả năng lật, xoay các hướng. Ảnh: Canon-europe.

Trong các chế độ chụp mặc định và chế độ tự động hoàn toàn, ảnh chụp bởi Canon PowerShot SX1 IS có xu hướng phơi sáng quá già, khiến các chi tiết nổi bật thường trở nên nổi bật quá. Rất may là hiện tượng này có thể xử lý được trong chế độ chụp thủ công. Tuy nhiên, SX1 IS chỉ hỗ trợ duy nhất định dạng ảnh JPEG mà không hỗ trợ ảnh RAW.

Việc quay video trên Canon PowerShot SX1 IS được thực hiện một cách vô cùng dễ dàng. Nếu bạn lựa chọn định dạng video 4:3, bạn chỉ có thể quay ở độ phân giải VGA (640 x 480 pixel). Tuy nhiên, nếu chuyển sang định dạng 16:9 bằng cách bấm vào phím nằm bên phải kính ngắm, bạn sẽ quay được video Full HD (1.920 x 1.080 pixel). Đáng chú ý, bạn có thể chụp ảnh tĩnh trong khi đang quay video bằng cách bấm phím chụp. Ngoài ra, phím kích hoạt tính năng quay video được sơn màu bạc với chấm đỏ ở giữa, nằm ngay bên cạnh kính ngắm nên rất dễ tìm.

Với hai micro tích hợp sẵn ở phía trên ống kính, Canon PowerShot SX1 IS có khả năng ghi âm stereo trong khi quay video. Mặc dù trong hướng dẫn sử dụng, Canon có nói rõ là âm thanh của việc điều chỉnh ống kính trong quá trình quay có thể làm nhiễu đoạn video thu được, nhưng trong hầu hết các lần quay thử, những đoạn nhiễu âm thanh đó xuất hiện không đáng kể.

Canon PowerShot SX1 IS cho phép người dùng quay video trong các chế độ hình ảnh đen trắng (black and white), sống động (vivid), sepia và nhiều cài đặt khác. Tuy nhiên, nếu được trang bị thêm giắc cắm tai nghe và micro thì mẫu máy ảnh quay video Full HD này sẽ hoàn hảo hơn.

Hiện nay, Canon PowerShot SX1 IS hàng xách tay đang được bán tại Việt Nam với giá khoảng 13 triệu đồng.

Ưu điểm:
- Chất lượng ảnh chụp được khá cao
- Có khả năng quay video Full HD
- Được trang bị ống kính zoom quang 20x và nhiều tính năng cao cấp như ở những mẫu DSLR

Nhược điểm:
- Không hỗ trợ định dạng ảnh RAW
- Không có cổng kết nối với micro ngoài
(theo SoHoa)
 

MinhTien

Well-Known Member
Sẵn sàng cho công nghệ 4G


Nếu bạn đang chờ đợi công nghệ băng rộng không dây thế hệ tiếp theo, thì chí ít bạn phải chờ thêm vài năm nữa cho đến khi chúng ta có thể thực sự truy cập các dịch vụ Internet băng rộng một cách “không cần dây”. Tuy nhiên, với LTE (Long Term Evolution), công nghệ 4G cho sự truy cập số liệu tốc độ cao trên mạng tế bào sẽ khai nòng vào năm 2009.



EEIOL_2008DEC29_RFD_NETD_NT_01.jpg

LTE sẽ trở thành chuẩn số liệu di động toàn cầu đầu tiên với việc
ra mắt card số liệu vào 2010 và điện thoại cầm tay vào 2011?​


Bất chấp hàng loạt những điều không chắc chắn về tốc độ đưa công nghệ băng rộng di động LTE vào sử dụng, các nhà cung cấp IC đang bận bịu đưa ra những thiết kế để sẵn sàng cho công nghệ 4G này. Những hãng tham gia vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng hẳn muốn tránh những lỗi lầm trước đây với mạng 2.5G và 3G, khi mà các điện thoại cầm tay có khả năng kết nối đã không có mặt đúng lúc khi các mạng được nâng cấp.

Với LTE, vấn đề có vẻ khả quan hơn, khi mà có nhiều khả năng đảm bảo rằng LTE sẽ được gắn vào PC và các thiết bị máy tính di động khác hơn là điện thoại. Bởi vì chắc chắn lúc đầu, truyền số liệu tốc độ cao sẽ được nhấn mạnh hơn là phủ sóng thoại.

Tuy nhiên, điều này sẽ không dễ dàng bởi vì quá trình chuẩn hóa LTE vẫn còn đang tiếp tục, và có quá nhiều điều không chắc chắn về phạm vi tần số hoạt động của LTE (bất cứ đâu trong khoảng từ 900 MHz đến 2,6 GHz). Topology mạng cũng là vấn đề tranh luận giữa các nhà khai thác. Có phải LTE sẽ chỉ nhắm đến mục tiêu hot-spot? Có phải LTE sẽ nhanh chóng thay thế 2G hoặc 3G? LTE sẽ chỉ dành cho số liệu hoặc số liệu và thoạt ngay từ đầu?

Đối với các nhà thiết kế chip, điều này có nghĩa là cần tính linh động và tương thích lớn hơn. Tại sao? LTE không chỉ là vận động viên duy nhất trên đường đua 4G, đối thủ của nó, WiMAX di động vấn đang ở phía trước một chút. Các nhà thiết kế chip, CPE và thiết bị đầu cuối sẽ cần đảm bảo một giải pháp đơn nhất cho không dây băng rộng, triển khai trên băng tần gốc và RF để hỗ trợ cả hai môi trường công nghệ trên.

( Theo Thông Tin Công Nghệ )
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top