• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 05-05-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HotelHoangMinh

New Member
Laser tạo mây có thể "gọi" mưa theo ý muốn

Các nhà khoa học đã thành công trong việc sử dụng tia laser để tạo ra các đám mây nhỏ trong phòng thì nghiệm. Qua kiểm chứng bên ngoài thế giới thật, họ hy vọng rằng đây sẽ là một bước tiến quan trọng nhằm mang lại khả năng "gọi" mưa khi cần thiết.

520344be058a04d1b7_dn18848-1_300.jpg

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương thức "gieo mây" qua nhiều thập kỉ với hy vọng giúp gia tăng lượng mưa theo mong muốn bằng cách rải các tinh thể bạc ioddua vào những đám mây trên tầng khí quyển cao.

Trên lý thuyết, những tinh thể này sẽ quy tụ những giọt nước lớn để hình thành xung quanh. Sau đó, những giot nước này sẽ rơi xuống như một cơn mưa. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Jérôme Kasparian từ đại học Geneva: "Hiêu năng của kỹ thuật này vẫn gây nhiều tranh cãi." Kasparian cũng là một thành viên của nhóm nghiên cứu dự án và ông cho rằng laser sẽ là một phương pháp tốt hơn để tạo mưa theo ý muốn.

Kasparian và các cộng sự đã công bố thành công bước đầu của công nghệ trên trong việc triệu hồi các đám mây từ không khí trong phòng thí nghiệm và kể cả bầu trời bên ngoài thủ đô Berlin, CHLB Đức.

Buồng tạo mây

Tại phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã bắn những xung hồng ngoại laser ngắn vào 1 buồng chứa nước và không khí bão hòa ở nhiệt độ -24 độc C. Những đám mây tuyến tính có thể được nhìn thấy định hình ở đuôi sóng laser, giống vệt mây ngưng tụ phía sau khi máy bay đang bay.

Kasparian nói rằng các xung laser tạo ra mây bằng cách tách electron từ các nguyên tử trong không khí, giúp hình thành các gốc hydroxyn. Gốc hydoxyn sẽ chuyển đổi lưu huỳnh đioxít và nitơ đioxít trong không khí thành các hạt - hoạt động như những hạt giống làm tăng số lượng giọt nước trong đám mây.

Mỗi xung laser chứa công 220 mJ (milli Joule) và được phóng ra chỉ trong thời gian 60 femtô giây (10^-15 giây) - "cường độ tương đương năng lượng của 1000 nhà máy điện", Kasparian cho biết.

Mây tự nhiên

Phân tích không khí bên trong buồng tạo mây sau khi tắt laser cho thấy tổng dung tích nước ngưng đọng đã tăng 1 nửa và trong các đám mây, dung tích trên cũng tăng 100 lần.

Tuy nhiên, nhà khoa học khí quyển thuộc đại học Do Thái Jerusalem, Israel - Daniel Rosenfield cho biết: điều kiện độ ẩm siêu cao ở nhiệt độ thấp trong phòng thí nghiệm lại không giống với bầu khí quyển tự nhiên.

Kasparia tính toán các kết quả từ việc lặp lại thí nghiệm này trên bầu trời Berlin cho thấy khả năng hoạt động dưới các điều kiện tự nhiên. Nhóm nghiên cứu tiến hành phóng các xung laser lên bầu trời vào mùa thu, tập trung ở độ cao 60m. Mặc dù, quy trình hình thành các đám mây không thể quan sát bằng mắt thường, nhưng với công nghệ cảm biến quang học từ xa LIDAR (Light Detection And Ranging - sử dụng tia laser để do ánh sáng tán xạ trong khí quyển - họ có thể xác định mật độ và kích cỡ của các giọt nước khi tia laser được bắn lên.

[video=youtube;qaGdNbHbceA]http://www.youtube.com/watch?v=qaGdNbHbceA&feature=player_embedded[/video]​

Hiện tại, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thử tăng tốc hiệu ứng bằng cách tối ưu hóa bước sóng laser, độ tập trung và độ rộng xung nhằm tạo ra những giọt nước đủ lớn để có thể rơi xuống thành mưa.

Theo Tinhte
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top