• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 09-10-2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Các hãng máy tính ồ ạt công bố laptop hỗ trợ WiMax

Cùng với việc mạng băng rộng không dây thương mại đầu tiên tại Mỹ mang tên Xohm do hãng Sprint đưa vào hoạt động hôm qua là sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm được nhúng sẵn công nghệ kết nối mới.

Asus-1.jpg

Asus F8Va-C2WM. Ảnh: SlashGear.

Asus bước vào cuộc đua bằng ba sản phẩm F8Va-C2WM, N50Vn và M50Vm. Máy F8Va-C2WM (giá 1.599 USD) sử dụng chip Core 2 Duo T9400, RAM 4 GB, ổ cứng 320 GB, vỏ được làm bằng công nghệ Infusion chống trầy xước. Hai máy N50Vn và M50Vm (1.399 USD) dùng vi xử lý Centrino 2, RAM 4 GB, ổ cứng 250 GB và card đồ họa Nvidia 9600M.

Acer-1.jpg

Acer Aspires 6930. Ảnh: RegHardware.

Acer tung ra bộ đôi sản phẩm Aspires 4930-6862 và 6930-6771, đạt tốc độ download khoảng từ 2 Mb/giây đến 4 Mb/giây, trong khi năng lực upload bằng phân nửa mức đó. Các sản phẩm nói trên sử dụng màn hình 14 inch và 16 inch (tỷ lệ 16:9), nền vi xử lý Centrino 2, RAM 3 GB, ổ cứng 320 GB, kết nối không dây chuẩn 802.11n, ổ ghi DVD hai lớp, hệ điều hành Windows Vista, đầu đọc thẻ "5 trong 1", webcam Crystal Eye, âm thanh Dolby Home Theater. Giá tham khảo là 900 USD.

Toshiba-1.jpg

Toshiba Satellite U405-ST550W. Ảnh: Engadget.

Máy Satellite U405-ST550W của Toshiba có màn hình 13,3 inch, chip Centrino 2 (có thể sẽ đổi sang Core 2 Duo T5750) với các thông số tính năng tương tự như sản phẩm của Acer.

Lenovo-1.jpg

Lenovo X301. Ảnh: CNet.

Laptop WiMax của Lenovo gồm các dòng ThinkPad X301, T400, SL300 và SL500. Một số loại như ThinkPad W500, W700, SL400 và X200 cũng cho phép người tiêu dùng tùy chọn tích hợp. Mức giá cho nhóm sản phẩm này là từ 720 USD trở lên.

Hiện tại, hai gã khổng lồ của ngành công nghiệp máy tính là HP và Dell vẫn tỏ ra khá kín tiếng về các sản phẩm tích hợp khả năng kết nối không dây băng rộng mà họ sắp công bố.
Theo VNExpress
 

NgocVNPT

New Member
Màn hình LED lớn nhất thế giới

Công ty kiến trúc nổi tiếng Tameer thuộc các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã tuyên bố sẽ xây dựng một trung tâm thương mại ở Dubai với mặt trước của một toà tháp sẽ là màn hình LED lớn nhất trên thế giới.



Màn hình LED lớn nhất thế giới sẽ có ở Dubai Theo bản thiết kế của công ty Tameer màn hình LED của toà tháp sẽ có kích cỡ thuộc hàng “ngoại hạng” với 100m chiều cao, 20m chiều rộng và có thể nhìn rõ từ khoảng cách 1,5 km.

Ngoài ra, màn hình LED “siêu lớn” này còn được ứng dụng tối đa những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành sản xuất loại màn hình LED đồng thời không chỉ sử dụng cho quảng cáo, công ty kiến trúc Lameer cũng khẳng định đây sẽ là một trong những kiệt tác nghệ thuật của Dubai nói riêng và thế giới.

Toà tháp được “vinh hạnh” sở hữu màn hình LED lớn nhất thế giới có có tên Podium với 33 tầng dùng cho trung tâm thương mại, hai tầng dành cho thuê và 4 tầng làm bãi đỗ xe.

Hiện tại, dự án xây dựng công trình có màn hình LED cực lớn đang được công ty kiến trúc Tameer ra mắt tại triển lãm kiến trúc ở Dubai và dự án sẽ được thi công trong thời gian tới.
(Theo VTC)
 

NgocVNPT

New Member
Compaq Presario CQ70 âm thầm lên sàn Circuit City

Hiện trên trang web thương mại điện tử danh tiếng Circuit City đang hé lộ chi tiết về cấu hình phần cứng cũng như giá bán của chiếc máy tính xách tay 17 inch mới nhất thuộc dòng Presario của HP có tên gọi là Compaq Presario CQ70.



Được xếp vào dòng sản phẩm bình dân nên thật dễ hiểu khi CQ70 chỉ được trang bị vi xử lý Intel Pentium T3200 dual core tốc độ 2 GHx bên cạnh bộ nhớ RAM DDR2 3 GB. Khả năng xử lý tín hiệu hình ảnh hoàn toàn được phụ trách bởi chip tích hợp quen thuộc Intel GMA 4500MHD; trong khi đó công đoạn hiển thị lại do màn hình 17 inch, độ phân giải 1440 x 900 đảm nhiệm

Hệ điều hành Windows Vista Home Premium được cài đặt sẵn trên ổ cứng 250 GB bên cạnh ổ ghi DVD tích hợp. CQ70-120US có gần như đầy đủ các chuẩn kết nối như không dây Wi-Fi 802.11a/b/g/n, Ethernet LAN, mô-đem 56K, ba cổng USB, khe mở rộng ExpressCard, cổng VGA và đầu đọc thẻ nhớ 5 trong 1 cho phép bạn nhanh chóng truyền dẫn các tập tin hình ảnh và đa phương tiện giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi.

Thiết bị cũng hỗ trợ thực hiện cuộc hội thoại truyền hình thông qua webcam. Tuy trọng lượng khá nặng gần 2,7 kg có thể được xem như một sự thay thế dành cho máy để bàn nhưng cũng chính vì vậy mà sản phẩm sử dụng bàn phím đầy đủ bao gồm cả phần phím số mang lại cảm giác thoải mái và thân thuộc dành cho những người mới lần đầu chuyển sang sữ dụng laptop.

Sau khi quan hai lần giảm giá là trực tiếp (120 USD) và mail-in rebate (30 USD) thì hiện CQ70-120US đang được niêm yết tại trang web Circuit City với giá gần 580 USD

(Theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Thẻ thông minh phổ biến nhất cũng bị... bẻ khoá

Làm thế nào để hack được chiếc thẻ thông minh phổ biến nhất thế giới?– Bí mật này đã được công bố trên mạng Internet từ vài ngày qua.



Đó là nghiên cứu của giáo sư Bart Jacob và các cộng sự tại trường đại học Radboud tại Hà Lan. Họ đã tìm ra điểm yếu trong chip RFID đang được sử dụng rộng rãi và là chip dùng để sản xuất thẻ thông minh Oyster card – loại thẻ phổ biến được sử dụng trong hệ thống giao thông tại Anh. Việc phổ biến tài liệu nghiên cứu nói trên đã được trì hoãn bởi một nỗ lực của nhà sản xuất con chip này.

Giáo sư Jacobs và cộng sự đã xác định được điểm yếu đầu tiên trong một báo cáo dự định xuất bản hồi tháng 3/2008. Tuy nhiên, việc công bố rộng rãi về nghiên cứu này đã bị hoãn lại sau khi nhà sản xuất loại chip RFID này xin được lệnh của tòa án chống lại việc công bố bản nghiên cứu.

Tuy nhiên, bản báo cáo này đã được xuất bản ngày hôm nay trên tại chí chuyên đề châu Âu, chuyên trang về Hội nghị bảo mật máy tính được diễn ra tại Malaga, Tây Ban Nha.

Những dữ liệu nhạy cảm được chứa trong loại chip Mifare Classic này chỉ được bảo vệ duy nhất bởi một con số được gọi là khóa. Và do đó, sự an toàn của cả hệ thống thẻ chỉ phụ thuộc vào khóa này mà thôi. Hồi tháng 3, giáo sư Jacob đã phát hiện ra một sai lầm trong việc thiết kế con chip mà làm cho có thể dễ dàng sao chép hoặc tính toán được khóa bảo mật của chip.

"Một khi mà chúng tôi biết được cách thức hệ thống làm việc và điểm yếu của nó ở đâu thì rất dễ dàng để tạo ra những thẻ giả” – giáo sư Jacob nói. Sau khi tìm ra thiếu sót này, giáo sư và các cộng sự của mình đã thông báo cho nhà chức trách Hà Lan cũng như nhà sản xuất loại chip này, công ty NXP.

Tuy nhiên, những gì chúng ta biết về bản báo cáo này đó là NXP đã khởi kiện giáo sư Jacob để nhằm hoãn việc công bố bản nghiên cứu. Steve Owen, phó chủ tịch phụ trách mảng bán hàng của NXP nói rằng, công ty này đã phải khởi kiện nhằm tìm kiếm thời gian để sửa chữa hệ thống của mình.

“Chúng tôi chỉ tìm kiếm một lí do để trì hoãn chứ không phải là chấm dứt việc công bố bản nghiên cứu” - ông Owen nói. “Chúng tôi có thể sẽ không sử dụng loại chip Mifare Classic cho những cài đặt mới, chúng tôi hiện đang làm việc với khách hàng để kiểm tra độ an toàn của họ”.

Mifare Classic là loại chip được sử dụng rộng rãi trong hệ thống giao thông của London bao gồm cả hệ thống thẻ Oyster. Các nhà nghiên cứu nói rằng họ có thể sao chép những chiếc thẻ từ thiếu sót của con chip này. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng họ có thể thay đổi được số tiền có trong chiếc thẻ trả trước này.

Hồi đầu năm, một số thành viên trong nhóm của giáo sư Jacob đã tới London, Anh để kiểm tra những gì họ đã phát hiện bằng cách sử dụng thẻ do họ chế tạo để đi lại bằng hệ thống tàu điện ngầm tại Anh. Tuy nhiên, Shashi Verma, giám đốc bộ phận quản lý vé giao thông tại London, Anh nói rằng họ đã phát hiện ra việc này.

“Chúng tôi phát hiện ra việc này trước khi những sinh viên này thông báo với chúng tôi” – ông Verma nói. Ông cũng nhấn mạnh rằng chip Mifare Classic trong thẻ Oyster chỉ là một phần của hệ thống giao thông rộng lớn ở Anh. Có những phần mà khách hàng cũng như những sinh viên trong cuộc nghiên cứu kia không thể sờ vào. “Chúng tôi vẫn đang củng cố độ an toàn cho hệ thống Oyster” – ông nói.

Vào hồi tháng 7, một chuyên gia bảo mật Bruce Schneier nói: “Việc công khai nghiên cứu này không khác gì một hành động phá hoại, tuy nhiên, sự phá hoại này lại càng tồi tệ hơn nếu nó không được công khai”. Chuyên gia này cũng cho rằng thực sự là một giả định nguy hiểm nếu không chỉ có những người nghiên cứu biết được điểm yếu của Mifare. “Hãy tưởng tượng rằng nếu một tổ chức tội phạm nào đó biết được điều này…” ông nói.

Bình luận về việc công khai bản nghiên cứu của mình, giáo sư Jacob nói rằng những thông tin được tiết lộ không phải là bản hướng dẫn cho những kẻ tấn công.
(Theo Vietnamnet)
 

NgocVNPT

New Member
Bóng đèn gia đình có thể trở thành Wi-Fi thế hệ mới

Theo mô hình này, mỗi bóng sẽ trở thành một điểm trung chuyển tín hiệu trong mạng với tốc độ đạt từ 1 đến 10 Mb/giây.


Minh họa mô hình mạng không dây bóng đèn.

Trường đại học công nghệ Boston (Mỹ) đang nghiên cứu ý tưởng sử dụng các bóng đèn LED điện năng thấp tạo nên một hệ thống truyền tải quang học có khả năng gửi dữ liệu. Kỹ thuật này dựa trên trạng thái bật tắt của các bóng đèn, từ đó thiết lập nên kênh truyền dữ liệu.

Các kỹ sư cho rằng phương thức này bảo mật hơn so với kỹ thuật dùng tần sóng radio hiện nay và cũng tiết kiệm điện năng hơn. "Hãy tưởng tượng máy tính, điện thoại, TV, điều hòa nhiệt độ trong nhà có thể liên kết không dây với nhau mỗi khi ta bước vào phòng và bật công tắc đèn", giáo sư Thomas Little, phụ trách nhóm nghiên cứu, nói.
(Theo Vnexpress)
 

NgocVNPT

New Member
Khai trương mạng máy tính kết nối 7.000 nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ

Phòng thí nghiệm vật lý phân tử lớn nhất thế giới – CERN ngày 3/10 đã công bố mạng máy tính mới cho phép hàng nghìn nhà khoa học trên khắp thế giới có thể cùng làm việc với nhau để thực hiện các thí nghiệm cực lớn.


Một kỹ sư đang bảo trì hệ thống tại trung tâm điện toán lưới LHC của CERN tại Geneva.

Khoảng 7.000 nhà khoa học ở 33 quốc gia sẽ được kết nối thông qua mạng máy tính mới của CERN (Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu) để phân tích dữ liệu từ những thí nghiệm hạt phân tử mới được khởi động từ tháng trước.

Thí nghiệm tìm nguồn gốc của vũ trụ được bắt đầu từ ngày 10/9/2008 và 9 ngày sau đó đã phải dừng lại do một hỏng hóc trong đường đường hầm thí nghiệm LHC dài 27km của CERN. Dự kiến phải tới đầu năm 2009, đường hầm này mới được vận hành trở lại. Khi đó các nhà vật lý tham gia vào thí nghiệm có thể sử dụng laptop của họ truy cập dữ liệu theo thời gian thực nhờ mạng máy tính lưới của CERN (kết nối hơn 100.000 bộ xử lý tại 140 viện nghiên cứu trên khắp thế giới).

Theo giáo sư Ian Bird, chủ nhiệm dự án mạng điện toán lưới LHC, thì hệ thống siêu máy tính phân tán trên chủ yếu được xây dựng cho dự án LHC, nhưng nó cũng dành cho việc nghiên cứu khoa học. “Rất nhiều nhà nghiên cứu và dự án đã được hưởng lợi từ hệ thống tính toán này. Điện toán lưới cho phép thực hiện rất nhiều nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải xử lý một lượng lớn dữ liệu và mức độ phân tích chuyên sâu”, nhận xét của giáo sư Bird.

Tuy nhiên, rất khó tính toán được lượng dữ liệu đã thực hiện trong các thí nghiệm khoa học lớn trước đây. Chỉ riêng thí nghiệm tại LHC đã tạo ra một lượng dữ liệu 700MB/giây, tương đương với 15 triệu GB mỗi năm (thực hiện trong 10-15 năm). Nếu ghi số dữ liệu này vào đĩa DVD thì sẽ có khoảng 3 triệu chiếc (chỉ trong một năm), còn nếu xếp chồng đĩa CD lại với nhau thì chiều cao sẽ gấp 2 lần ngọn Everest.

“Để phân tích được số dữ liệu này không chỉ yêu cầu sức mạnh tính toán cực lớn mà còn cần tới mô hình tính toán mới – điện toán lưới”, phát ngôn viên CERN, James Gillies, cho biết.

Cũng giống như nền tảng Worldwide Web (WWW), được phát minh năm 1990 tại CERN – cho phép người dùng có thể chia sẻ thông tin qua mạng Internet, máy tính lưới cũng cho phép kết nối các tài nguyên máy tính (khả năng lưu trữ dữ liệu và sức mạnh xử lý) trên khắp thế giới.

Hiện CERN mới chỉ có 10% khả năng tính toán cần thiết cho thí nghiệm LHC. Phần còn lại sẽ nhờ vào mạng điện toán lưới.
(Theo Vnmedia)
 

NgocVNPT

New Member
Đam mê âm thanh không điểm dừng

Công tác trong ngành hàng hải nhưng vốn đam mê kỹ thuật điện tử từ nhỏ, sau một quá trình tự mày mò, anh Triều Phương, quận 7, TP HCM, đã có trong tay một kho thiết bị tự chế đáng ngưỡng mộ.

d1.jpg

Ampli tích hợp 6C33C SE, một trong những sản phẩm đầu tay của anh Phương. Ảnh: L.T.

Mặc dù đã tự lắp được ampli bán dẫn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, song phải tới năm 2003, anh Lê Triều Phương mới tiếp cận con đường DIY (tự chế tạo) các thiết bị hi-end một cách thực thụ. Qua sinh hoạt trên diễn đàn điện tử viễn thông của mạng Trí tuệ Việt Nam, anh Phương đã triển khai thành công "dự án" đầu tay của mình, đó là một chiếc ampli điện tử single-ended dùng bóng 300B.

Bị thuyết phục bởi âm thanh của sản phẩm đầu tay này, anh Phương đã bán hết các thiết bị đồ hiệu của mình để chuyên tâm vào con đường DIY. Và từ đó đến nay, với hàng chục "dự án" tiếp nối, sản phẩm sau hoàn thiện hơn sản phẩm trước, anh đã trở thành một trong những người dẫn dắt phong trào tự chế đồ âm thanh ở Việt Nam. Anh cũng đồng thời là sáng lập viên của Mạng Nghe nhìn Việt Nam (VNAV), nơi qui tụ hầu hết dân chơi âm thanh và các DIYer (người tự chế âm thanh) kỳ cựu không chỉ của Việt Nam mà cả những người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

d2.jpg

Hệ thống ampli đèn dùng để xem phim. Ảnh: L.T.

"Gia tài" của anh Phương hiện có gần hai chục bộ ampli đèn do anh tự tay lắp ráp, dành cho 2 mục đích: nghe nhạc và xem phim.


Anh thiết kế hẳn một gian phòng được xử lý âm học cẩn thận để thưởng thức hệ thống âm thanh của mình. Ngoài ra, anh còn có hai căn phòng dùng để chứa rất nhiều linh kiện, lẫn những thành phẩm đã sưu tập qua bao năm "ăn ngủ" với DIY.

d3.jpg

Bộ dàn nghe nhạc của anh Phương. Ảnh: L.T.

Bộ dàn nghe nhạc của anh Phương được đầu tư khá kỹ và phần lớn là các thiết bị tự chế.


Dàn loa kèn 4 đường tiếng gồm phần lớn là các củ loa dạng kèn đời cổ. Các củ loa này vốn được hãng JBL sản xuất từ những năm 50-60 của thế kỷ trước để trang bị cho các rạp chiếu phim dùng công nghệ thuần analog, nhưng trong 2 thập kỷ gần đây được dân chơi thế giới săn lùng "ác liệt" vì âm thanh của chúng rất đặc biệt, như một thứ "ma lực" dễ gây nghiện.

Để "điều trị" dàn kèn này, anh Phương dùng bộ phân tần chủ động và 4 chiếc ampli đèn. Dải cao (trên 10 KHz) được ghép với ampli single- end dùng bóng quân sự 6C33C của Nga vốn khá uy lực để phát huy hết khả năng của "super tweeter" Fostex. Dải trung (từ 500 Hz đến 10 KHz) ghép với ampli đèn 300B single-end, được coi là loại bóng vô địch về trung âm. Phần trung trầm (80 Hz - 500 Hz) dùng GU50 SE và phần trầm (dưới 80 Hz) dùng 300B đẩy kéo (push-pull).

Các thiết bị nguồn phục vụ hệ thống này cũng khá đa dạng, gồm cơ đĩa than Microseki với kim Benz Micro L2, cơ đĩa than Thorens 274 dùng kim Denon 103DR, đầu thu-phát băng cối Revox B77, CD Sonic Frontier, đĩa MD hiệu Denon 2000AL....

Âm thanh của dàn loa kèn và ampli tube tự chế trên khá thuyết phục, sân khấu âm thanh mênh mang, các tầng âm được phân lớp rõ ràng và có độ chi tiết rất cao. Tuy nhiên, anh Phương vẫn tỏ ra chưa thật hài lòng với hệ thống nghe nhạc hiện tại và bày tỏ ý định sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống loa tới 5 hoặc 6 đường tiếng, bởi anh cho rằng mình không thiếu ampli để phối ghép.

d4.jpg

Hệ thống xem phim bằng máy chiếu 3 tia. Ảnh: VNAV.

Hệ thống xem phim 5.1 của anh cũng sử dụng hoàn toàn các thiết bị đèn điện tử và đây cũng có thể coi là một trong những rất ít hệ thống đèn 5.1 ở Việt Nam.


Phần "front" dùng 2 loa JBL A7 với ampli GU50 single-ended. Loa center sử dụng driver toàn dải của Fostex được đóng trong thùng dạng kèn để tái tạo tiếng người tốt nhất và được kéo bằng ampli 6P3C push-pull. 2 loa sau (rear) cũng dùng driver Fostex với ampli 6V6SE. Riêng với loa subwoofer thì anh sử dụng ampli OTL công suất lớn nhưng do tiêu thụ quá nhều điện năng nên anh vẫn phải thường xuyên dùng ampli bán dẫn cho hiệu quả.

Về phần hình, anh Phương dùng song song cả 2 thiết bị, TV Plasma và máy chiếu 3 tia, với đầu đọc DVD và một bộ máy tính chuyên dụng để xem phim (HTPC).

Mặc dù mức đầu tư đối với hệ thống home theater này có thể nói là khiêm tốn, chỉ tương đương một hệ thống đồ hãng cỡ trên mức bình dân một chút, nhưng chất lượng âm thanh và hình ảnh rất tốt. Trái với hình dung của nhiều người, âm thanh surround từ hệ thống đèn đặc chế có độ phân giải rất cao, trong khi vẫn đảm bảo độ động, độ uy lực của một hệ thống home theater.

d5.jpg

Ampli OTL dùng 14 bóng 6H13C, sản phẩm được giải nhất cuộc thi ampli đèn công suất lớn của diễn đàn VNAV năm 2007. Ảnh nhân vật cung cấp.

Để có được một hệ thống nghe nhạc và xem phim ưng ý với hàm lượng DIY chiếm tới trên 80%, anh Phương cũng phải trải qua một quá trình tích lũy kinh nghiệm và nếu thiếu đam mê thì không thể thực hiện được.

Anh kể lại, "thời thanh niên còn đi học mê âm thanh lắm. Nhưng chưa có điều kiện để 'vọc'. Lúc ấy cũng còn 'ghiền' nhiều thứ khác như: vi tính, game... Đến một lúc khi công việc đã ổn định, niềm đam mê thuở nhỏ lại trỗi dậy. Vậy là lao vào DIY ngay". Nhớ lại cái buổi ban đầu tập tành với thú chơi ampli đèn, anh Phương đã vấp phải nhiều điều trở ngại. Thú chơi âm thanh lúc đó ở Việt Nam chưa phổ biến, kinh nghiệm và kiến thức được tập trung chủ yếu ở một số ít "cây đa, cây đề" khiến những người mới chơi rất vất vả. Anh Phương cùng những người bạn cùng sở thích đã phải tập hợp với nhau thành từng nhóm để trao đổi và học hỏi.

Đầu tiên, anh và các bạn chơi chỉ có thể lắp ráp ampli theo cách mạch điện đã có sẵn. Rồi dần rà, khi đã tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, anh đã có thể tự thiết kế mạch, lắp ráp các sản phẩm có chất âm theo sở thích. Thậm chí anh còn tự trang bị các thiết bị đo chuyên dụng vốn chỉ dùng cho những kỹ sư thiết kế để hỗ trợ đo kiểm sao cho đạt được thông số đầu ra tương đương với các sản phẩm hãng. Rồi mày mò tìm hiểu các phần mềm chuyên dụng để giả lập, kiểm tra mạch điện trong quá trình thiết kế. Từ chỗ chỉ "sản xuất" thiết bị để nghe, anh còn lắp ampli để tham dự các cuộc thi do diễn đàn VNAV phát động và thường xuyên "khuân" về các giải thưởng. "Đam mê không có điểm dừng", anh Phương ví von.

d6.jpg

Linh kiện được sử dụng không nhất thiết phải là loại đắt tiền. Ảnh: L.T.

Trong quá trình DIY, hầu hết các loại bóng đèn phổ thông trên thị trường như 300B, 2A3, 845, 211, EL34, 6L6, KT88, 6C33C, GM70... anh đều đã thử nghiệm để lắp ráp. Gần đây, anh chuyển sang các loại bóng rẻ tiền, chưa được nhiều người khai thác và thiên về lắp ampli đèn theo hướng không dùng biến áp xuất âm (OTL).

Các linh kiện được sử dụng cũng khá đa dạng, từ các loại tụ, trở hàng hiệu được đặt mua từ tận nước ngoài, tới các biến áp xuất âm được đặt hàng chế tạo thủ công trong nước và cả những linh kiện cũ nhặt nhạnh ở các cửa hàng chuyên về đồ rã máy. Theo anh, việc phối ghép các linh kiện là cả một nghệ thuật, đòi hỏi người ráp máy phải hiểu rõ đặc tính của từng loại, "giống như người đầu bếp phải hiểu rõ từng loại thức ăn, gia vị". Không nhất thiết phải dùng tới linh kiện đắt tiền. Quan trọng nhất vẫn là thiết kế. "Mạch điện phải đúng thì âm thanh mới hay", anh Phương chia sẻ.

d7.jpg

Một chiếc phono ampli do anh Phương tự thiết kế và lắp ráp. Ảnh: L.T.

Trong thế giới của cộng đồng mạng, những người như anh Phương được coi là có khả năng định hướng, dẫn dắt cuộc chơi vì anh hội tụ đủ các điều kiện: kiến thức, kinh nghiệm, sự nhiệt tình và kể cả khả năng tài chính. Trên mạng thì được tôn vinh là vậy, nhưng ở ngoài đời, bạn bè và thậm chí là người thân cũng không thể hiểu nổi cái thú chơi không giống ai này. Họ cho anh là tốn quá nhiều thời gian và chi phí để DIY, thay vì dành thời gian đó tập trung kiếm tiền và mua một bộ đồ hãng thật "khủng".

"Đã là đam mê thì luôn có cái lý của nó. DIY luôn cho mình cảm giác được chinh phục", anh Phương nhẹ nhàng giải thích. Và như để thanh minh thêm, anh tếu táo, "sau bao năm không một đêm được ngủ đủ giấc vì lọ mọ DIY thì đến nay mình cũng đã tạm hài lòng với hệ thống hiện có để tập trung nghe nhạc".
Theo SoHoa
 

NgocVNPT

New Member
Panasonic PV700 - TV Plasma giá hợp lý

Đây là chiếc TV Plasma đường chéo 42 inch, model năm ngoái, nhưng giờ vẫn được nhiều người tìm mua. Một lý do khiến model này thành công là màu sắc hiển thị rất đẹp và sang. Ngoài ra, nó còn khá dồi dào về kết nối.

p1.jpg

Panasonic PV700 màn hình 42 inch. Ảnh: Cnet.

Về mặt thiết kế, hình dáng của PV700 không thay đổi nhiều so với các dòng Plasma của Panasonic trước đó. Thay vì khung hình đen bóng bảy như phím piano của những mẫu hiện nay, hãng lại giữ màu sắc chủ đạo là đen và trắng bạc cho dòng TV này. Thêm vào đó, bộ loa trong được gắn bên rìa chứ không phải phía dưới khung màn hình. Do được thiết kế theo kiều khí động (dạng thuôn) nên độ dài giá đỡ của PV700 được tăng lên, dù tỷ lệ không hợp lý lắm.

Không giống như hầu hết các loại TV màn hình phẳng khác, bộ điều khiển TV và các khe cắm A/V của PV700 được lắp ngay mặt trước, phía dưới khung hình và ẩn sau một lắp đậy. Ngoài ra chiếc TV này cũng hỗ trợ một khe cắm thẻ nhớ ngoài SDHC.

Panasonic cũng trang bị cho PV700 một bộ điều khiển từ xa rất tiện lợi và dễ sử dụng. Các bút bấm rất bắt mắt, nhạy và đa chức năng. Các nút bấm chuyên dụng điều khiển được cả đầu DVD, bộ âm thanh gia đình khi kết nối chúng với TV. Về mặt thiết kế, các nút bấm rất hợp lý, độ nhạy cao, hiển thị cả bằng 2 dạng chữ và biểu tượng.

p2.jpg
Giắc cắm A/V được thiết kế chưa được hợp lý. Ảnh: Cnet.

Thiết kế hợp lý nhưng cũng mang nhược điểm.


Nếu bạn trang bị thêm một hệ thống âm thanh gia đình với loa trung tâm và các loa front, rear thì khi đặt loa trung tâm dưới màn hình, bạn sẽ thấy sử dụng khe cắm hơi khó một chút. Thêm vào đó, để giữ cho các dây điện thật gọn gàng đằng sau máy, bảng các khe cắm phải được gắn lùi sâu vào bên trong. Điều này cũng dẫn đến việc phải sử dụng thêm các mỏ neo chìm để quản lý các đường dây cáp.

Phần menu của PV700 cũng tương tự như ở TV LCD cùng hãng. Nếu muốn tinh chỉnh các thông số hiển thị, người dùng có thể dùng các menu phụ tích hợp sẵn tất cả những chế độ cài đặt cơ bản cần thiết nhất.

Điều còn thiếu ở chiếc TV này đó là nó không có nhiều tính năng tiên tiến thường thấy trong các dòng TV của hãng khác. Một bất tiện nữa là nó không loại bỏ được các tạp âm trong quá trình xử lý âm thanh.

p3.jpg

Điều khiểu của PV700. Ảnh: Cnet.

PV700 được phát triển dựa trên công nghệ tấm nền Plasma HD thế hệ thứ 10 của Panasonic, cho độ phân giải lên đến 1.024 x 768 pixel (đạt HD Ready). Màn hình có độ tương phản cao 10.000:1 và hiển thị được 29 triệu màu.


Cho dù hình dáng không bắt mắt bằng các mẫu TV của Samsung hay LG, nhưng màn hình của PV700 lại được phủ một lóp chống loá có tác dụng rất tốt. Lớp phủ này phản chiếu ánh sáng rất hiệu quả, giảm thiểu tối đa tình trạng nhòe hình trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh việc nâng cấp tấm nền, PV700 còn được tích hợp bộ xử lý video có khả năng thu các tín hiệu độ phân giải cao 1.080p. Bộ xử lý hình ảnh V-Real 2 có khả năng thu nhận các tín hiệu có độ phân giải cao theo định dạng có sẵn trong khi vẫn chiếu các đoạn video được nâng cấp và chỉnh sửa theo các nguồn chuẩn.

Thêm vào đó, máy sử dụng công nghệ chip xử lý mới giúp tăng cường chất lượng hình ảnh bằng việc giảm độ nhiễu, loại bỏ hiện tượng giật hình. PV700 có thêm phần mềm quản lý mầu sắc 3D tiên tiến, và kiểm soát các điểm ảnh tốt.

p3.jpg
Các cổng kết nối phía sau. Ảnh: Cnet.

Một đặc tính nổi trội nữa của chiếc TV này là nó được tích hợp
phần mềm xem ảnh JPEG.

Được cài đặt thông qua thẻ nhớ, phần mềm xem ảnh Photo View Mode sẽ hỗ trợ xem ảnh tren thẻ SD, MMC và SDHC. Chỉ cần cắm thẻ nhớ vào máy là hệ thống này sẽ nhanh chóng truy cập và hiển thị nhanh cả một album ảnh kèm theo các thông tin liên quan như ngày chụp và độ phân giải. Ngoài việc cho phép chọn chế độ xem xoay ngược ảnh, TV còn hỗ trợ xem ảnh dưới dạng slideshow.

PV700 hỗ trợ tới 3 cổng HDMI với khả năng thu tín hiệu 1080p (có tần số 50 và 60 Hz) và tính năng đồng bộ hóa Viera Link. Có nghĩa là TV có thể tương tác với máy quay video HD cùng hãng. Panasonic còn trang bị cho sản phẩm này cổng ra audio optical để người dùng có thể thưởng thức âm thanh trên hệ thống home theater chất lượng.

p5.jpg
Giao diện màn hình khi xem ảnh số. Ảnh: Cnet.

Với phần mềm SpyderTV Pro, PV700 có thể kết nối với đầu HD-XE1 của Toshiba, đầu DVD DV-S969AVi của Pioneer và máy chơi game Sony Playstation 3 thông qua dây cáp Monster.


Thử nghiệm với đầu DVD Avi của Pioneer, hình ảnh trên PV700 có vết đen mờ, như vậy chiếc TV này chưa hiển thị tốt các màu tối đậm. Khi xem phim X-Men 2, vòm kính che buống lái máy bay màu đen thì nó lại hiện thành màu xám. Bù lại, nó lại giải mã các màu sắc khác rất hoàn hảo và hình ảnh độ phân giải cao không giả tạo, không có đường răng cưa.

PV700 rất ấn tượng khi trình chiếu những bộ phim độ phân giải cao. Các tín hiệu 1080p từ đầu đĩa DVD- HD và Blu-ray đều rất rõ và sắc nét. Màu sắc trong vở nhạc kịch Bóng ma nhà hát có độ sâu. Với máy chơi game Playstation 3 của Sony, các trò chơi tốc độ cao như Ridge Race được hiển thị với hình ảnh mượt. Người chơi sẽ cảm thấy rất thỏa mãn.

Panasonic còn trang bị cho PV 700 một hệ thống dàn âm thanh 4 loa 2 chiều rất sống động với 3 mức chỉnh âm cho độ trầm hoàn hảo. Thêm vào đó, vì được tích hợp công nghệ xử lý âm thanh SRS TruSurround XT, nên PV 700 truyền tải được âm sắc mượt mà, trong trẻo.

Một ưu điểm nữa của chiếc TV Panasonic 42 inch này xem ảnh trên thẻ nhớ ngoài nhanh, chỉ 5 giây cho mỗi hình. Đồng thời, hình ảnh hiển thị sắc nét, tỷ lệ các điểm ảnh được giữ như nguyên bản.
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
G10 thể hiện đẳng cấp 'tay chơi'

Chiếc máy ảnh mới của Canon - PowerShot G10 - được trang bị bộ cảm biến 14,7 Megapixel, ống kính góc rộng nhưng zoom quang chỉ còn 5x.

Khi Panasonic tung ra thị trường chiếc máy ảnh Lumix DMC-LX3, hãng này đã khẳng định đó là đối thủ khó ưa của chiếc PowerShot G9 của Canon. Tuy nhiên, nếu đem so sánh công nghệ mới với một sản phẩm được đưa ra thị trường cách đây 2 năm thì sự so bì này là khập khiễng. Nhưng giờ cuộc chơi mới thực sự bắt đầu khi Canon ra mắt bản nâng cấp của G9, chiếc PowerShot G10.

g1.jpg
Canon G10 được trang bị cảm biến 14,7 Megapixel. Ảnh: Flickr.

Về độ phân giải, trong khi G10 thể hiện đẳng cấp của một tay chơi với bộ cảm biến 14,7 Megapixel thì LX3 chỉ có 10 "chấm".


Thực ra bạn không cần cảm biến ảnh cao như vậy nhưng độ phân giải lớn đồng nghĩa với việc bạn sẽ có những bức hình lớn hơn và lưu được ít hình hơn trong thẻ nhớ.

Về mặt quang học, chế độ zoom của phiên bản G10 tuy đã giảm từ 6x (ở G9) xuống 5x, nhưng lại được trang bị ống kính góc rộng 28 mm - 140 mm. Ống kính này lần đầu được trang bị trong dòng PowerShot G-series.

g2.jpg
Zoom quang ở G10 đã giảm xuống còn 5x, so với G9 là 6x. Ảnh: Gadget.

Một điểm "đắt" mà Canon trang bị trong chiếc máy này là bộ vi xử lý ảnh thế hệ mới DIGIC 4.

Bộ vi xử lý này đã được đánh giá cao từ khi mới ở trong thời kì thai nghén, nhưng ở G10, nó được thiết kế và áp dụng những thuật toán tiên tiến nhất nhằm nâng cao tối đa chất lượng hình ảnh ở ISO cao.

G10 còn được tích hợp thêm công nghệ tự động nhận diện vật thể chuyển động Servo AF. Máy hỗ trợ định dạng ảnh RAW và phần mềm Canon Digital Photo Professional dành cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

g3.jpg
Canon G10 là model có ống kính góc rộng nhất trong dòng G của Canon.
Ảnh: Ecoustics.

Với ống kính 28 mm, G10 đang là model có ống kính góc rộng nhất trong dòng G của Canon.


T
uy nhiên, ống kính này vẫn chưa thể so sánh với ống kính thủy tinh 24 mm của dòng Panasonic LX cao cấp. Nếu nhìn vào sâu hơn ta sẽ thấy khẩu độ rộng nhất của Canon chỉ là F2.8 trong khi các đối thủ khác dễ dàng đạt mức F2.0. Hiển nhiên, ống kính có khẩu lớn (mô tả bằng F nhỏ) sẽ lý tưởng hơn cho việc chụp thiếu sáng hoặc chuyển động nhanh.

Một hạn chế nữa của G10 là nó khá nặng so với các đối thủ của mình. Trọng lượng toàn bộ máy khi không có pin và thẻ nhớ lên tới 350 gram so với 229 gram của các máy ảnh thông thường.
(theo SoHoa)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top