• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 14-03-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Những máy ảnh cảm ứng “đỉnh” nhất

Chỉ cần nhấn ngón tay lên màn hình để thay đổi cài đặt của máy ảnh, hay vuốt nhẹ để xem từng ảnh hoặc phóng to, thu nhỏ ảnh theo ý thích. Đấy chính là những ưu điểm của máy ảnh có màn hình cảm ứng.

Sau đây là những camera cảm ứng tốt nhất hiện nay:
Sony Cyber-shot DSC-T500

Tiếp nối dòng T nổi tiếng, phiên bản T500 của Sony có màn hình LCD cảm ứng rộng 3,5 inch, cảm biến 10 megapixel quay video chất lượng HD với âm thanh stereo. Máy có zoom quang 5x.

Sony-T500.jpg

Đáng tiếc, máy không có ống kính góc rộng, chụp ảnh ở chế độ ISO 400 trở lên hơi bị nhiễu và thời lượng pin kém.

Cyber-shot DSC-T500 là máy ảnh dòng Tseries đầu tiên có thể quay video HD.

Giá bán: 445 USD.

Nikon Coolpix S230

Coolpix-S230.jpg


Là máy ảnh bình dân nhưng Coolpix S230 vẫn được trang bị màn hình cảm ứng rộng 3 inch. Thiết kế của máy mỏng manh thời trang, cón nhiều màu sắc để lựa chọn. S230 được trang bị cảm biến ảnh 10 mgapixel, ống kính zoom quang 3x và tính năng Smart Portrait System.

Sony Cyber-shot DSC-T300

camera-ITshow8.jpg


Camera 10.1 megapixel của Sony có zoom quang 5x; zoom số 2x; màn hình LCD cảm ứng 3.5 inch. Tốc độ chụp ảnh của máy khá nhanh và đặc biệt, T300 được trang bị nhiều tính năng chỉnh sửa ảnh. Thiết kế của T300 đẹp, bắt mắt.

Giá bán: 365 USD.

Nikon Coolpix S60

nikons60.gif


Coolpix S60 là máy ảnh có màn hình cảm ứng đầu tiên của Nikon có giao diện người dùng khá độc đáo. Màn hình LCD rộng 3,5 inch có tỷ lệ 16:9, cảm biến ảnh lên tới 10 megapixel, zoom quang 5x. Ngoài ra, máy cũng có các chức năng nổi bật khác, như chọn cảnh tự động, cảnh báo nháy mắt, công nghệ chống rung.

Với màn hình cảm ứng và có sự hỗ trợ của bút stylus, người dùng có thể “sáng tác” thêm những họa tiết độc đáo cho các tấm ảnh của mình bằng chức năng “Draw Function” và “Paint Function”. Ngoài ra, người dùng có thể xem lại hình ảnh trên truyền hình độ nét cao HDTV bằng chức năng HD Pictmotion thông qua cổng HDMI.

Samsung NV100HD

Samsung-NV100HD.jpg


NV100HD là máy ảnh du lịch đầu tiên được trang bị bộ cảm biến lên tới 14,7 megapixel. Máy có thiết kế thời trang với màn hình cảm ứng rộng 3 inch, vỏ máy được làm từ kim loại, có nhiều vỏ màu để lựa chọn.

Mặc dù cảm biến ảnh của NV100HD vượt trội, nhưng khả năng chụp rộng của ống kính thì không thể bằng được “đàn anh” NV24HD.

Sony Cyber-shot DSC-T700

Sony-T700-111108.jpg


Thiết kế cực kỳ ấn tượng với màn hình cảm ứng rộng rãi 3,5 inch, độ phân giải và có bộ nhớ trong lên tới 4GB và có thể nâng cấp bằng thẻ nhớ. Máy được trang bị loạt tính năng hữu ích, như cảm biến 10,1 megapixel, chức năng Super SteadyShot để ổn định hình ảnh quang học và chức năng nhận diện khuôn mặt - ưu tiên trẻ em.
TheoDanTri
 

NgocVNPT

New Member
Chọn TV LCD để chơi HD

Nhiều dân chơi HD khi chọn TV LCD thường để ý đến tốc độ dòng quét và thời gian đáp ứng hơn là độ phân giải và độ tương phản động mà nhà sản xuất chú trọng.

"Nếu chi phí đầu tư chỉ đủ cho màn hình LCD không quá 50 inch, thì việc lựa chọn công nghệ Full HD hay HD Ready là điều không quan trọng", anh Việt Anh với nickname Chip, quản trị viên của diễn đàn HD Việt Nam, chia sẻ.

Anh phân tích, với kích cỡ trên, mắt thường khó thể nhận biết được sự khác biệt giữa hai độ phân giải này khi ngồi xem phim ở khoảng cách từ 2 tới 4 mét. Chỉ những người chơi tinh ý với chút kinh nghiệm hoặc phải ghé sát mắt vào màn hình thì mới có thể thấy được khác biệt về độ phân giải này. Bên cạnh đó, việc chiếu phim có độ phân giải 720p (chiếm đa số tại VN) trên màn hình Full HD sẽ không khác gì khi chiếu trên màn hình HD Ready.

1.jpg

Lựa chọn thông số tivi LCD được in trên tờ bướm. Ảnh: H.T.

Các tiêu chí quan trọng được anh đưa ra để người tiêu dùng lựa chọn một chiếc TV LCD ưng ý nhất cho HD là: chi tiết hình ảnh, độ trung thực của màu sắc, góc nhìn (dọc và ngang), thang độ màu đen và tính năng cân chỉnh tự động - những đặc điểm hầu như không nhà sản xuất nào nhấn mạnh khi bán sản phẩm của mình. Để chọn lựa người mua cũng phải có đôi mắt "kinh nghiệm". Một tiêu chí anh tâm đắc khi chọn mua LCD là "LCD tốt hiển thị rõ chi tiết hình ảnh khó thể hiện trong khi LCD không tốt thì làm bết chúng lại". Ví dụ cụ thể trong trường hợp hình ảnh hiển thị trên TV LCD gồm một tấm vải đen và con kiến đen: nếu người xem có thể phân biệt được rõ ràng con kiến và tấm vải thì có thể yên tâm về thông số quan trọng nhất của sản phẩm này. Đây cũng là bài kiểm tra để người tiêu dùng định rõ được độ tương phản thực sự của sản phẩm, loại bỏ thông số “tương phản động” mà nhà sản xuất đưa vào chỉ mang tính quảng cáo.

Bên cạnh đó, thang độ màu đen cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thẩm định TV LCD. Bởi đây là điểm yếu trong công nghệ sản xuất màn hình LCD, nên mặc nhiên trong giới kỹ thuật nó cũng được xem là một tiêu chí để đánh giá loại sản phẩm này. Màn hình LCD được cấu tạo chính từ tấm LCD (panel) và đèn nền. Nếu tấm LCD có chất lượng tốt thì ánh sáng từ đèn nền khi cần có thể bị chặn hầu hết để màn hình thể hiện màu đen sâu thẳm. Đẳng cấp LCD có thể bị phơi bày khi so sánh các dòng LCD với các giá tiền khác nhau. Cùng thể hiện một màu đen, TV cao cấp cho màu đen tuyền, TV tầm trung cho màu đen pha xám, LCD thấp cấp cho màu xám bạc.

Anh Phương, quận Tân Bình, TP HCM, cũng cùng ý kiến trên, nhưng còn lưu ý đến tốc độ dòng quét và thời gian đáp ứng.

Nhiều TV LCD cũ chỉ hỗ trợ tốc độ này ở mức 60 Hz nên thường có hiện tượng giật hoặc nhòe hình ở những hình ảnh chuyển động nhanh. Các dòng TV LCD mới hỗ trợ dòng quét đến 120 Hz hay 240 Hz khắc phục hiệu quả hơn nhược điểm này.

Theo nhiều người chơi khác, thông số về thời gian đáp ứng (respond time) cũng khá quan trọng. Phần lớn các loại TV LCD đang có mặt trên thị trường đều đã được cân bằng ở mức 8 ms - con số này cải thiện rất nhiều chất lượng hình ảnh hiển thị so với thông số cũ 16 ms.

Trong khi đó, định nghĩa chính xác về respond time là khoảng thời gian để một điểm ảnh thay đổi từ trạng thái từ tối sang sáng và ngược lại (rising time và falling time) vẫn không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Các nhà sản xuất chỉ đưa ra thông số 5 ms hay thậm chí 2 ms để chạy đua nhưng đều không nêu rõ con số này có được chỉ tính 1/2 chặng đường từ tối sang sáng hay toàn bộ quá trình này.

cho1.jpg

Những thông số nghe ấn tượng từ quảng cáo chưa chắc đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng hình. Ảnh: Hoàng Hà.

Nhiều dân chơi dân chơi HD cho biết, họ không chú ý nhiều vào các tiêu chí nổi bật nhằm câu khách do nhà sản xuất đưa ra, như độ tương phản động.

Một chiếc TV LCD được quảng cáo có độ tương phản động lên đến 1.000.000:1, hay tốc độ đáp ứng 2 ms, nhưng "những con số này ảnh hưởng thế nào đến chất lượng của chiếc TV thì không được làm rõ", anh Bùi Văn Hậu, Thủ Đức, TP HCM, cho hay. Theo anh, đó chỉ là những chiêu tiếp thị của nhà sản xuất nhằm ghi "kỷ lục" trong mắt khách hàng.

Với dân chơi HD thì độ tương phản tĩnh quyết định rất nhiều đến việc thể hiện hình ảnh chi tiết hay không, nhưng hầu như con số này không được bất cứ nhà sản xuất TV LCD nào đưa ra, bởi nó không gây ấn tượng bằng độ tương phản động. Nếu như độ tương phản động khoảng 3.000:1 thì độ tương phản tĩnh tương ứng nhỏ hơn nhiều (chỉ khoảng vài trăm). Nhưng độ tương phản tĩnh ở LCD chỉ cần đạt mức khoảng 800:1 là đã có thể hiển thị hình ảnh chi tiết tuyệt vời.

Việc này cũng tương tự như việc nhiều thiết bị nghe nhạc được ghi công suất đỉnh (PMPO) 1.500 Watt để quảng cáo trong khi công suất thực (RMS) của chúng trên thực tế chỉ đạt khoảng 50 Watt.

Thị trường VN có nhiều thương hiệu TV LCD, sự ưa chuộng cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, trong đó, Sony, Panasonic, LG, Samsung được dân chơi HD đánh giá cao. Thương hiệu Sharp có nhiều mẫu cao cấp, chất lượng được đánh giá tốt nhưng lại hiếm gặp trong nước.

LCD Full HD và HD Ready tại VN hiện có giá chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên, việc quảng cáo ồ ạt cũng như sự chạy đua của các hãng sản xuất cho công nghệ mới này thường khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang.

Ready HD có độ phân giải 1.280 x 720 pixel, còn Full HD có độ phân giải lên tới 1.920 x 1.080 pixel.
Theo SoHoa
 

NgocVNPT

New Member
Sửa lỗi lấy nét trên máy 1D Mark III

Canon giới thiệu hai phiên bản firmware cập nhật cho 1D Mark III, nhằm sửa lỗi err99 khi lấy nét và màn hình đen ở chế độ LiveView.

su1.jpg

Hai phiên bản bị ảnh hưởng bởi lỗi err99 là EOS-1D Mark III và EOS-1Ds Mark III.

Ảnh: Juzaphoto.

Hai phiên bản bị ảnh hưởng bởi lỗi này là EOS-1D Mark III và EOS-1Ds Mark III. Trong một số trường hợp, hệ thống lấy nét tự động AF không chính xác.

Trước đây, hai dòng này cũng đã bị trường hợp lỗi gương lật gây nên màn hình đen khi để ở chế độ LiveView.

Với hai phiên bản firmware mới cho hai model tương ứng là 1.2.5 và 1.1.4, Canon cho biết lỗi màn hình đen khi zoom ở chế độ LiveView đã được giải quyết. Song song đó, lỗi màn hình trên camera vẫn hiển thị kết nối USB và ở chế độ "Busy" kể cả khi USB đã được ngắt. Ngoài ra, firmware mới cũng thay đổi một số mã lỗi chi tiết hơn giúp người sử dụng có thể tra cách khắc phục dễ dàng hơn.

(theo SoHoa)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top