• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THONGTIN Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 15-01-2013

Status
Không mở trả lời sau này.
Bộ pre-ampli và power ampli khủng của Cyrus


Pre-ampli và các power ampli monoblock của hãng Cyrus (Anh) đều được hỗ trợ cấp nguồn ngoài Cyrus PSX-R để tạo nên bộ dàn mạnh mẽ và tinh tế.

Totem-Element-Earth-008-jpg-1357609874-1357610277_500x0.jpg

Phía trước pre-ampli Cyrus XP Pre DQX và cục cấp nguồn rời PSX-R.

Pre-ampli XP Pre d QX (giá 2.200 USD, khoảng 46,2 triệu đồng) có cùng kích thước với các sản phẩm khác của Cyrus. Vỏ máy được làm bằng hợp kim magiê đúc nguyên chiếc, bo mạch điện tử được thiết kế thông minh và vỏ máy chống nhiễu đã giúp các tín hiệu dù nhỏ vẫn được chuyển tải trung thực với độ phân giải cao. Các linh kiện của máy được lựa chọn đặc biệt, đồng thời, XP Pre d QD còn sử dụng kỹ thuật thu ngắn tối đa dây và đường dẫn tín hiệu. Nguồn cấp điện mạnh, tiếp mát tốt khiến nền âm của XP Pre d QX êm sạch, âm thanh chi tiết, trong sáng, rõ ràng.

Bộ cấp nguồn rời (power supply) PSX-R của Cyrus (giá 900 USD, khoảng 18,9 triệu đồng) được trang bị một biến áp mạnh hình xuyến 300VA, dùng tụ lá rãnh 30.000 microfarad và được thiết kế mạch đối xứng. Các bóng bán dẫn công suất phản ứng nhanh sẽ đảm bảo việc cung cấp năng lượng đúng yêu cầu từ các thiết bị đối tác. Các mạch điều khiển thông minh trong PSX-R không chỉ cảm nhận được yêu cầu của thiết bị Cyrus do nó cấp nguồn mà còn tự bỏ quyền kiểm soát để thiết bị đó hoạt động khi không cần cấp thêm nguồn rời. Các mạch này cũng bảo vệ chống lại hoạt động không bình thường của thiết bị cấp nguồn rời PSX-R.

Totem-Element-Earth-011-jpg-1357610277_500x0.jpg

Phía trước power ampli X-Power và power supply PSX-R của Cyrus.

Power ampli X-Power công suất 70W 8 Ohm mỗi bên (giá 1.800 USD, khoảng 37,8 triệu đồng) phù hợp với các pre-ampli của Cyrus series X như XP Pre d QX. Nó có thể tăng đôi công suất lên 140W 8 Ohm bằng nút chuyển sau lưng biến nó thành power ampli monoblock. Power ampli X-Power có biến áp cung cấp nguồn mạnh và được xếp hạng cao, có khả năng chơi không kén loa.

Có nhiều cấu hình hệ thống khác nhau có thể phối ghép từ X-Power. Ví dụ, từ một power ampli X-Power stereo duy nhất, bộ dàn có thể nâng cấp thành bộ khuếch đại công suất gồm hai monoblock bằng cách thêm một X-Power thứ hai và cả hai đều sử dụng chế độ mono. Trong cấu hình được giới thiệu này, mỗi X-Power được dùng như một power ampli monoblock và mỗi monoblock này còn được lắp một bộ cấp điện rời PSX-R của Cyrus. Thành ra, có tới bốn đầu máy riêng cho phần công suất. Cộng thêm hai đầu máy phần tiền khuếch đại (pre XP-d QX và bộ nguồn rời PSX-R), dàn máy Cyrus đã biến thành bộ pre-ampli và power-ampli monoblock sáu đầu máy.

Totem-Element-Earth-001-jpg-1357610277_500x0.jpg

Bộ dàn khủng của Cyrus không kén loa cũng như nguồn âm, loại nhạc...

Khui thùng, ráp đồ, cho bộ pre-ampli và power amplinói trên chơi thử với đầu CD Denon DCD 3300 và các đôi loa Element Earth 50W – 200W 8Ohm của Totem Acoustic, Techwood S6C 150W 8Ohm bass 4 tấc hướng ra hông của Welton, Studio Monitor 150 công suất 10W – 300W bass 4 tấc của Infinity. Ấn tượng ban đầu là sự tin tưởng cao vào khả năng xử lý, khuếch đại theo hướng đâu vào đấy của dàn xử lý khuếch đại này. Tuy nhiên, phải đến khi cho chơi với đôi loa AR TSW 610 công suất 170W 4Ohm bass 3 tấc màng loa cao su của Acoustics Research, dàn xử lý khuếch đại mới tỏ ra hoàn toàn thuyết phục khiến người nghe không còn băn khoăn ở bất kỳ điểm nào, kể cả cái giá phải trả lên đến 8.500 USD (178,5 triệu đồng) cho chúng.

Dù là piano, violin, cello, guitar, dàn nhạc… hay đơn ca với các ca sĩ Reba hay Carol Kidd…, hệ thống xử lý khuếch đại này chơi với AR TSW 610 đều thể hiện thứ nhạc thánh thiện với độ phân giải rất cao, từng tiếng (gõ hay kéo, thổi) ngân vang.Tại tất cả các loa đã nghe, âm cao đều được xử lý rất tốt và chi tiết với lợi thế độ phân giải lớn. Không chỉ bè trầm mới dẻo đặc mà cả các âm trung cũng vậy, từng nốt tiếng đàn guitar cổ điển dây nylon cũng đặc dẻo với bề mặt bóng mịn. Với những âm trầm xuống sâu, âm trung nổi bật, phối ghép dàn xử lý khuếch đại nói trên với AR TSW 610 hoàn toàn thoả mãn người nghe, giúp họ nghe rõ sự khác biệt trong tiếng rung màng loa cao su so với tiếng rung màng loa giấy.

Theo Sohoa.
 
Optoma ZW210ST, máy chiếu tuổi thọ cao


Máy chiếu LED Optoma ZW210ST hoạt động êm ái, tỏa nhiệt thấp và có tuổi thọ lên đến 20.000 giờ sử dụng.

Optoma ZW210ST là một trong hai đại diện mới của dòng sản phẩm máy chiếu cự ly ngắn (short throw) được hãng trang bị công nghệ LED+ nhằm phục vụ nhu cầu giáo dục.
Điểm nổi bật của công nghệ LED+ là thiết kế không sử dụng bóng đèn halogen thông thường – mà thay vào đó là hệ thống chiếu sáng “lai” (hybrid) kết hợp sử dụng công nghệ LED và Laser. “Sự kết hợp” này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí bảo trì, nâng cao thời gian sử dụng thiết bị mà còn đảm bảo được độ sáng cũng như màu sắc cho khung hình trình chiếu.

Optoma-ZW210ST-2-jpg-1358223233_500x0.jpg
Optoma ZW210ST được trang bị hệ thống chiếu sáng “lai” (hybrid) kết hợp sử dụng công nghệ LED và Laser.​

Về cơ bản, Optoma ZW210ST vẫn được ứng dụng công nghệ trình chiếu DLP với duy nhất chip DLP WXGA DC3 DMD kích thước 0,65”, hỗ trợ trình chiếu khung hình độ phân giải tiêu chuẩn 1.280 x 800 pixel.

Optoma-ZW210ST-8-jpg-1358223357-1358223386_500x0.jpg
Ngoài tài liệu hướng dẫn sử dụng, đi kèm còn có thêm các phụ kiện gồm cáp VGA, cáp nguồn và bộ điều khiển từ xa.

Bên cạnh đó, do thuộc dòng máy chiếu short throw, nên máy chỉ được trang bị cụm ống kính tiêu cự cố định 7,35mm, với vòng chỉnh nét tay tích hợp. Cũng theo thông tin từ hãng, Optoma ZW210ST hỗ trợ trình chiếu khung hình kích thước 44,6” từ cự ly 0,5m và tối đa khoảng 222” khi trình chiếu từ cự ly 2,5m. Dĩ nhiên, người dùng cũng có thể tùy chọn khoảng cách đặt máy để để có khung hình kích thước phù hợp cho môi trường sử dụng dựa vào thông số hệ số khoảng cách (0,52:1); hay sử dụng công cụ Distance Calculator trên website của hãng.

Optoma-ZW210ST-5-jpg-1358223386_500x0.jpg
Optoma ZW210ST hỗ trợ các cổng giao tiếp gồm VGA (in/out), S-Video, Composite, HDMI, Ethernet, TRS (in/out), USB, khe cắm thẻ nhớ SD.

Optoma ZW210ST có độ sáng đạt 2.000 ANSI Lumen, độ tương phản 100.000:1. Ngoài khả năng trình chiếu khung hình tỷ lệ tiêu chuẩn 16:10, máy còn hỗ trợ các tỷ lệ khung hình khác như 16:9 hay 4:3. Tương tự các model máy chiếu DLP khác, Optoma ZW210ST cũng có khả năng trình chiếu một số nội dung 3D ở định dạng frame sequential tần số 120Hz hay field sequential, 60Hz. Tuy nhiên, người dùng phải mua thêm kính 3D DLP Link nếu muốn sử dụng chức năng này.

Không chỉ dừng lại ở khả năng trình chiếu từ các cổng giao tiếp phổ biến trên thị trường (VGA, HDMI, S-Video, Composite), trình chiếu từ USB/thẻ nhớ, Optoma ZW210ST còn hỗ trợ trình chiếu không dây qua kết nối Wi-Fi (sử dụng phụ kiện Mini WiFi dongle mua riêng) từ máy tính hay smartphone một cách dễ dàng. Đặc biệt, hãng còn phát triển riêng hẳn một ứng dụng hỗ trợ trình chiếu không dây tên gọi WiFi-Doc hỗ trợ cả hai nền tảng Android và iOS.

Thử trình chiếu với các thiết lập mặc định của máy (độ phân giải, tỷ lệ khung hình, chế độ trình chiếu) từ cự ly khoảng 60cm trong môi trường sử dụng các nguồn sáng từ đèn neon, kết quả là khung hình rộng khoảng 120cm thu được có độ sáng chỉ ở mức trung bình. Màu sắc hình ảnh trong môi trường thử nghiệm này cũng có phần bị tác động nhẹ bởi các nguồn sáng nên trông hơi thiếu chiều sâu. Thử chọn nhanh chế độ trình chiếu Bright, Optoma ZW210ST cho khung hình sáng hơn, độ tương phản khá hơn, nhưng màu trắng vẫn còn hơi thiếu tự nhiên. Chất lượng âm thanh từ hệ thống 2 loa tích hợp (công suất 5W mỗi loa) khá, âm lượng lớn và không bị vỡ tiếng khi mở hết công suất.

Sản phẩm có giá tham khảo khoảng 32 triệu đồng.

Ảnh chi tiết Optoma ZW210ST:

Optoma-ZW210ST-3-jpg-1358223743_500x0.jpg
Optoma-ZW210ST-4-jpg-1358223743_500x0.jpg
Optoma-ZW210ST-6-jpg-1358223744_500x0.jpg
Optoma-ZW210ST-7-jpg-1358223744_500x0.jpg
Theo Sohoa.
 
VXL 8 lõi Exynos 5 được tích hợp lõi đồ họa PowerVR


Tại CTIA ở Las Vegas vào tháng 3/2010, chiếc điện thoại Galaxy S phiên bản gốc đi kèm với VXL Hummingbird 1 GHz tích hợp sẵn PowerVR SGX 540 GPU.



Tuy nhiên, đến triển lãm MWC 2011 diễn ra ở Barcelona một năm sau đó, Galaxy S II lại tích hợp chíp với bộ xử lí đồ họa từ ARM, điều tương tự như Galaxy S III ra mắt năm ngoái.

Theo nguồn tin từ AnandTech cho biết, VXL 8 lõi Exynos 5 Octa mới được Samsung công bố tại CES tuần trước được tích hợp lõi đồ họa PowerVR SGX 544MP3. Đây là chíp được kì vọng sẽ trang bị bên trong smartphone Galaxy SIV, có nghĩa là chiếc điện thoại Galaxy S đầu tiên sau 3 năm được trở lại với bộ xử lí đồ họa đến từ Imagination Technologies.

Điều này cho thấy Samsung không ngại hợp tác với các công ty khác, cùng với đó một nguyên nhân có thể được đưa ra bởi Apple. Bộ xử lí đồ họa PowerVR cung cấp cho tất cả các dòng sản phẩm iOS. Một phần là do Apple sở hữu gần 10% của Imagination Technologies, trong khi một phần khác cho rằng bộ xử lí đồ họa PowerVR cung cấp cho người dùng hiệu suất làm việc tốt nhất.

Theo TTCN.
 
Asus công bố MTB MeMO Pad giá 149 USD


Asus vừa chính thức công bố MTB Android mang tên MeMO Pad. Sản phẩm hướng tới thị trường các nước đang phát triển với giá chỉ 149 USD, đi kèm HĐH Jelly Bean.



ASUS MeMO Pad có một thiết kế thanh nhã với 3 màu trắng, xám và hồng để lựa chọn. Phần lưng tablet được trang trí với họa tiết hình kim cương cách điệu cho cảm giác nhám và chắc tay khi cầm. Thiết bị được thiết kế khá gọn nhẹ với kích thước 196,2 x 119,2 x 11,2 mm và trọng lượng chỉ khoảng 370 g.

Với hệ điều hành Android 4.1 Jelly Bean, ASUS MeMO Pad được hỗ trợ bởi hệ thống ứng dụng khổng lồ từ Google Play, cùng nhiều ứng dụng độc quyền như SuperNote Lite, BuddyBuzz, và tài khoản lưu trữ trực tuyến miễn phí dung lượng 5 GB từ ASUS WebStorage.



Về mặt cấu hình, MeMO Pad được trang bị màn hình cảm ứng đa điểm hỗ trợ cảm ứng 10 ngón, kích thước 7 inch và độ phân giải 1024 x 600 pixel với mật độ điểm ảnh là 170 ppi. Màn hình của MeMO Pad cho góc nhìn rộng đến 140 độ và khả năng hiện thị hình ảnh rõ nét trong điều kiện ánh sáng mặt trời. Thiết bị được Asus trang bị một camera phía trước có độ phân giải 1 Mpx.

MeMO Pad sở hữu VXL VIA WM8950 có xung nhịp 1 GHz, RAM 1 GB. Có hai lựa chọn dung lượng bộ nhớ là 8 GB hoặc 16 GB. Ngoài ra người dùng còn có lựa chọn nâng cấp không gian lưu trữ với khe cắm thẻ microSD mở rộng (hỗ trợ lên đến 32 GB). Thiết bị cũng hỗ trợ các kết nối cơ bản như Wi-Fi 802.11b/g/n, khe cắm tai nghe chuẩn 3,5 mm, cổng micro-USB.

Theo Asus thiết bị của họ có thể hoạt động liên tục trong vòng 7 giờ với 1 thỏi pin Li-polymer có dung lượng 4270 mAh.

Đây là một thiết bị tầm trung và có khả năng cạnh tranh trực tiếp thị trường với chiếc tablet Nexus 7.
Theo TTCN.
 
Art Lebedev Studio trình làng bàn phím độc đáo Optimus Popularis


Art Lebedev Studio, hãng sản xuất linh kiện đến từ nước Nga vừa mới giới thiệu một sản phẩm có thiết kế rất độc đáo là bàn phím Optimus Popularis.


Điểm độc đáo ở đây là các phím có thể được cấu hình lại bằng bất kì cách nào bạn muốn bởi mỗi phím là một màn hình OLED nhỏ. Người dùng có thể lập trình tuỳ biến các chức năng và profile riêng, hỗ trợ hiển thị tới 6 ngôn ngữ trên bề mặt các phím.



Ngoài ra, nó có thể được lập trình cho việc sử dụng bất cứ phần mềm nào như Photoshop, chơi game hay các chương trình soạn nhạc. Khung bàn phím làm bằng nhôm và các phím làm bằng nhựa cao cấp polycarbonate. Thực chất đây là phiên bản cải tiến từ bàn phím Optimus Maximus đã được họ giới thiệu từ năm 2008. Optimus Popularis mỏng hơn so với Maximus. Maximus là bàn phím full-size còn Popularis bỏ đi phần phím số bên phải cho gọn nhẹ.

Các nút của bàn phím Popularis có kích thước 64 x 64 pixel, tăng lên so với 48 x 48 pixel của Maximus. Bên trên bàn phím là màn hình hiển thị nằm giữa phím số và phím chức năng có thể hiển thị các widget tiện dụng như e-mail cảnh báo, tự động cập nhật thông tin chứng khoán, thời tiết. Bàn phím có thêm nút 'Fn' ở dưới cùng để chuyển đổi sang các chức năng khác nhau. Art Lebedev Studio dự kiến bán ra Optimus Popularis trong tháng 6/2013 này với giá cao nhất khoảng 1000 USD.

Dưới đây là một số hỉnh ảnh về thiết bị:



Giao diện bàn phím khi kích hoạt chức năng Photoshop.



Giao diện bàn phím khi kích hoạt tiếng Nga.



Giao diện bàn phím với ngôn ngữ tiếng Anh.



Minh hoạ giao diện bàn phím do người dùng tuỳ chỉnh.

Theo TTCN.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top