• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 15-08-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

QuangThang89

Well-Known Member
Máy ảnh bán chạy tháng 7/09

Tháng 7 đánh dấu thành công của 3 tên tuổi Panasonic, Canon và Sony khi mỗi hãng sở hữu tới 3 model lọt vào bảng xếp hạng.

Dù về cơ bản không có nhiều thay đổi, xong phải nói rằng danh sách máy ảnh bán chạy tháng 7 do tạp chí Cnet châu Á tổng hợp chỉ xoay quanh 3 đại gia Panasonic, Canon và Sony. Nhờ vào sự quay trở lại bảng xếp hạng của Cybershot T900 và Lumix FX48 mà Panasonic và Sony chia sẻ vinh quang cùng Canon khi mỗi hãng có tới 3 phiên bản được yêu thích, chiếm gần trọn top 10 máy ảnh bán chạy tháng này. Còn Fuji cũng không kém phần tự hào khi phiên bản FinePix F200XR dù là phiên bản duy nhất của hãng trụ được từ đầu năm tới nay, nhưng luôn giữ vị trí cao ở nửa trên.

Dưới đây là 10 mẫu máy ảnh bán chạy tại châu Á trong tháng 7 do tạp chí Cnet châu Á bình chọn.

1. Panasonic Lumix DMC-LX3: (độc giả Số Hóa đánh giá: 8,2/10)

chay1.jpg

Panasonic Lumix LX3 chụp được nhiều kích cỡ khung hình. Ảnh: Flickr.​

Ưu: Độ phân giải cao, chụp được nhiều kích cỡ khung hình, ống kính độ mở lớn f2.0, có thể lưu cài đặt tùy biến người dùng, cảm biến kích cỡ lớn.

Nhược: Ở kích cỡ 16:9 không chụp hết được độ phân giải, phần mềm xử lý ảnh RAW còn kém.

Nhận xét: LX3 là một máy ảnh hợp lý với nhiều chức năng thú vị nên có chỗ đứng nhất định trong làng máy ngắm chụp bình dân hiện nay.

2. Panasonic Lumix DMC-TZ7

chay2.jpg

Panasonic Lumix TZ7 zoom tới 12x. Ảnh: Letsgodigital.​

Ưu: Ống kính góc rộng tới 25 mm và zoom tới 12x, khả năng quay phim AVCHD, tốc độ chụp liên tiếp khá nhanh, chất lượng ảnh trên trung bình.

Nhược: Không hỗ trợ chỉnh phơi sáng manual, file nén chuẩn AVCHD có đuôi không thông dụng.

Nhận xét: TZ7 không những là một máy ảnh zoom dài hữu ích cho dân du lịch mà còn cho ra những bức ảnh có chất lượng vào hàng khá. Chỉ tiếc là máy không hỗ trợ chế độ chỉnh tay các thông số phơi sáng.

3. Fujifilm FinePix F200EXR: (độc giả Số Hóa đánh giá: 8,3/10)

chay3.jpg

Fujifilm FinePix F200EXR có dải tương phản động lớn. Ảnh: Techfresh.​

Ưu: Chất lượng ảnh tốt ngay cả ở ISO cao, nút chuyển chế độ sử dụng cảm biến đáng tin cậy, dải tương phản động lớn.

Nhược: Thiết kế chưa bắt mắt, chức năng chỉnh tay hạn chế, không ghi được phim HD.

Nhận xét: Mặc dù vẫn còn một số nhược điểm, nhưng có thể nói chất lượng của F200EXR xuất sắc so với các máy cùng cấp.

4. Canon Digital IXUS 100 IS: (độc giả Số Hóa đánh giá: 7,4/10)

chay4.jpg

Canon Digital IXUS 100 IS thiết kế mỏng. Ảnh: Letsgodigital.​

Ưu: Thiết kế mỏng, chức năng quay phim HD, chất lượng và hoạt động đáng tin cậy.

Nhược: Thiếu ống góc rộng, thiết kế quá nhỏ đôi khi khó cầm với những người tay to.

Nhận xét: 100 IS là phiên bản IXUS có thiết kế nhỏ gọn nhất nhưng tính năng không kém phần tiên tiến. Với những người ưa gọn gàng thì đây chính là một lựa chọn hợp lý.

5. Canon PowerShot G10: (độc giả Số Hóa đánh giá: 8,6/10)

chay5.jpg

Canon G10 ống góc rộng 28 mm. Ảnh: Wordpress.​

Ưu: Dễ truy cập các cài đặt với nút điều chỉnh mặt trên, ống góc rộng 28 mm, màu sắc tươi tắn tự nhiên, tốc độ hoạt động nhanh chóng.

Nhược: Hình dáng còn nặng và thô, không có nhiều cải tiến so với phên bản đời trước G9.

Nhận xét: G10 quả thực là một đối thủ đáng gờm với Lumix và các dòng máy bán chuyên khác. Mặc dù các tính năng không có nhiều cải thiện, nhưng đây xứng đáng là phiên bản cho những tay máy thích học cách chỉnh các thông số như với DSLR nhưng trên một thân máy nhỏ gọn bỏ túi.

6. Sony Cyber-shot DSC-T900: (độc giả đánh giá: 6,2/10)

chay7.jpg

Sony T900 thiết kế đẹp. Ảnh: Indiatimes.​

Ưu: Hoạt động nhanh, thiết kế đẹp, khả năng zoom quang khi quay phim

Nhược: Pin mau hết, chất lượng ảnh trung bình, màn LCD cảm ứng không phù hợp cho mọi đối tượng.

Nhận xét: Dù chất lượng ảnh có thể vẫnchưa làm thỏa mãn những người khó tính nhưng máy ảnh công nghệ cao Cybershot DSC-T900 vẫn là một máy ảnh nhỏ gọn rất sáng giá.

7. Sony Cyber-shot DSC-T90

chay8.jpg

Sony T90 kéo lại uy tín của Sony. Ảnh: Techfresh.​

Không lên hạng nhưng cũng không hề bị tụt, có thể nói việc bám trụ liên tục trong bảng xếp hạng của T90 cũng đã kéo lại phần nào uy tín của Sony. Máy sở hữu cảm biến 12,1 triệu điểm ảnh, zoom 4x. Màn hình LCD 3 inch. T90 cũng hỗ trợ quay video độ phân giải cao (1.280 x 720 pixel) và dùng thẻ nhớ Memory Stick PRO Duo.

8. Panasonic Lumix DMC-FX48

chay9.jpg

Panasonic FX48 lấy nét nhanh. Ảnh: Photography.​

Hai tháng sau khi bị đẩy ra khỏi danh sách máy ảnh được ưa chuộng, FX48 đã không phụ lòng Panasonic khi quay trở lại bảng xếp hạng tháng 7 này dù thứ bậc vẫn còn chưa cao.

Ưu: Chức năng nhận diện khuôn mặt tiên tiến, lấy nét tương đối nhanh, ống kính góc rộng 25 mm, màu sắc khá chính xác.

Nhược: Khởi động còn chậm, ở một số chế độ chụp mặc định độ phân giải giảm sút, ảnh chưa thật sắc nét.

Nhận xét: FX48 sở hữu nhiều tính năng đời mới thú vị, trong đó phải kể đến tính năng thông minh iA giúp nhận diện khuôn mặt và tự tính toán thông số phơi sáng phù hợp. Tuy nhiên những người cầu kỳ thì có thể vẫn còn thất vọng với tốc độ khửoi động hơi chậm và ảnh chưa thật sắc nét của model này.

9. Canon Powershot SX200 IS: (độc giả Số Hóa đánh giá: 6,5/10)

chay10.jpg

Canon SX200IS ống kính góc rộng 28 mm. Ảnh: Letsgodigital.​

Ưu: Ống kính góc rộng 28 mm, tùy chọn phơi sáng hợp lý, chất lượng quay video HD khá ấn tượng, có thể điều chỉnh công suất flash.

Nhược: Chất lượng hình ảnh phải cải thiện hơn, cơ chế đèn lật khá bất tiện, tốc độ chụp nhanh không cao.

Nhận xét: SX200 IS là một máy ảnh trang bị khá nhiều tình năng, đủ đáp ứng cả những người mới bắt đầu lẫn những người chụp thường xuyên. Tuy nhiên lý ra với những tính năng tiên tiến như vậy thì chất lượng hình ảnh của phiên bản này phải tốt hơn nữa mới xứng tầm.

10. Sony Cybershot DSC-W270

chay11.jpg

Sony W270 ống zoom 5x. Ảnh: Letsgodigital.​

Ưu: Ống zoom 5x, góc rộng 28 mm, ổn định hình ảnh tốt, quay phim HD.

Nhược: Chất lượng ảnh ở mức trung bình, một số nút khó bấm.

Nhận xét: Phiên bản W270 hướng tới những người mới làm quen với chụp ảnh và không quá cầu kỳ trong đánh giá chất lượng ảnh và thiết kế. Tuy nhiên những người khó tính hơn có thể không thích phiên bản này do thiếu khả năng điều chỉnh tay và ảnh bị nhiễu khi ISO lên 400.

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
Netbook giá 1,8 triệu đồng

Công ty điện tử Lanyu (Trung Quốc) mới sản xuất được chiếc netbook sử dụng vi xử lý ARM AK782Q216 tốc độ 266 MHz và bán với giá chỉ 98 USD.

netbo1.jpg

Chiếc eBook LY-EB01. Ảnh: Notebookcheck.​

Thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sầm uất và nổi tiếng bởi các sản phẩm công nghệ được "nhái" đang là điểm nóng mới của thị trường netbook. Công ty điện tử Lanyu ở đây mới mắt mẫu netbook được cho là rẻ nhất thế giới, có tên gọi eBook LY-EB01, với giá bán 666 nhân dân tệ, tương đương 98 USD.

eBook LY-EB01 sử dụng vi xử lý "siêu khiêm tốn" ARM AK7802Q216 266 MHz, rẻ hơn nhiều so với các mẫu CPU Intel Atom, ổ cứng flash 2 GB và bộ nhớ RAM tối thiểu 128 MB. Máy sở hữu màn hình TFT 7 inch, độ phân giải 800 × 480 pixel chạy hệ điều hành WinCE 5.0. eBook LY-EB01 có thể kết nối Internet qua Wi-Fi. Với pin Li-Ion 1.800 mAH, netbook này có thời lượng hoạt động trên 8 giờ.

Máy vô cùng nhỏ gọn, kích thước 213,5 × 141,8 × 30,8 mm và nặng chỉ 0,6 kg, nhưng vẫn được trang bị đầy đủ kết nối cơ bản: 3 cổng USB, LAN, đầu đọc thẻ SD/MMC, jack âm thanh Micro/Heaphone.

Với cấu hình trên, khả năng của máy chỉ gói gọn trong việc viết văn bản và check mail.

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
Chơi HTPC tản nhiệt bằng nước

Anh Quang Minh có case HTPC tản nhiệt bằng nước rất độc. Với hệ thống này, xem định dạng mới nhất của HD, thậm chí phim 3D, cũng chỉ tốn 25% công suất máy.
Trình diễn thiết bị chơi HD "khủng"

Gian phòng anh Quang Minh (quận Bình Thạch, TP HCM) dành riêng cho HD chỉ rộng khoảng 15m2, nhưng trang bị thì lại quá đủ cho những ai đam mê công nghệ HD đỉnh cao. Anh Minh không dùng ghế nệm mà chỉ chiếc ghế gỗ giản dị và chiếc bàn học nhỏ ở vị trí trung tâm để thưởng thức tất cả, nhưng xung quanh là hệ thống âm thanh có giá hơn 50.000 USD và hai dàn HTPC có giá gần 10.000 USD, chưa kể TV LCD Series 9 hỗ trợ cả phim 3D. Ngoài ra, một case PC chạy dòng Pentium 4 và chiếc laptop cũng được tận dụng để chạy 24/24 cho việc tải và upload phim trên mạng.

hdp1.jpg

Case HDPC với các ống tản nhiệt bằng nước. Ảnh: H.T.
hdp2.jpg

Các ống dẫn nước màu xanh lung linh trong bóng tối. Ảnh: VNAV.​

Dàn HTPC được anh sử dụng nhiều nhất là bộ 6.000 USD với trang bị không khác gì máy Workstation cho các chuyên viên đồ họa 3D hay dựng phim. Bo mạch chính Intel Skultrail D5400XS có giá gần 700 USD được trang bị để có thể chạy cùng lúc 2 CPU Xeon Quad dòng E5405 tạo nên 8 luồng xử lý cùng lúc. Hệ thống này còn độc đáo ở hệ thống tản nhiệt nước với các ống dẫn màu xanh, khi chạy trong phòng tối ánh lung linh lên rất đẹp. Anh dùng 2 két nước cho 2 CPU, card đồ họa đôi, RAM và cả 2 chip cầu bắc, nam. Với bộ dàn này, hầu như các định dạng mới nhất của HD hay thậm chí là công nghệ phim 3D cũng chỉ tiêu tốn tối đa khoảng 25% công suất của máy. Ngoài ra, case tản nhiệt bằng nước nên khi chạy hầu như không tạo ra tiếng động, rất thích hợp cho việc xem các đĩa Blu-ray Audio. Thành phần xuất âm thanh được gắn kèm cho hệ thống là card Asus Xonar HD1.3 - đây là dòng sound card duy nhất hiện nay xuất được âm thanh DTS HD.

Dàn HTPC còn lại được anh đầu tư mạnh hơn cho phần âm thanh, ngoài các thành phần khác khá mạnh cho việc chơi nhạc Lossless. Thiết bị chính cho việc phân giải âm thanh là card Auzentech Prelude X.Fi 7.1 của Hàn Quốc nhưng đã được "độ" lại thành phần OpAmp gốc thành OpAmp 627 cao hơn để cho âm thanh chi tiết và mạnh. Những card âm thanh chuyên dụng này đều được đặt mua từ nước ngoài.

Thành phần được kể tới nhiều nhất trong dàn âm thanh trị giá 50.000 USD là ampli Pioneer AX10. Anh kể rằng đã tậu được sản phẩm này với giá chỉ khoảng 1.000 USD trong khi vài năm trước giá gần 7.000 USD. Nguyên nhân xuống giá là nó không hỗ trợ DTS HD, một định dạng mới, tuy nhiên, chất âm thì "tuyệt vời" nhất là khi phối ghép với card Asus Xona bằng đường analog 7.1 anh nói. Để phối ghép cho hợp, anh Minh đã đầu tư cả CDP Pioneer tương tứng, dòng SI.

hdp3.jpg

Căn phòng chơi HD của anh Minh. Ảnh: H.T.​

Vì không có nhiều thời gian để đi theo con đường DIY mọi thứ, mà cũng không theo hướng sử dụng HD Player, anh đã lựa chọn cho mình một lối chơi đơn giản với HTPC. Anh Minh tâm sự, "đầu Blu-ray tuy cho hình ảnh và âm thanh tốt, nhưng luôn phải update firmware để xem những dòng đĩa đời sau. HD Player thì gọn nhẹ nhưng chỉ thể thể hiện hình ảnh và âm thanh ở một mức khá. Ngoài ra, việc nâng cấp cũng rất khó và khả năng tương thích với các thành phần khác trong bộ dàn cũng không được linh động".

Kể về những năm tháng đầu thời HD, anh nhớ lại, ban đầu, phim HD về VN chỉ qua những đoạn clip ngắn. Hầu như khi đó không có bộ máy vi tính nào có thể chạy được hoàn hảo định dạng phim này. Lỗi đứng máy hay ô vuông thường xuyên trên màn hình là không tránh khỏi. Khi đó, đầu Blu-ray thì có giá khá cao và chưa có mặt trong nước. Với anh lúc ấy, tất cả đều rất mới mẻ. Anh đã phải cắm cúi trên mạng hàng tháng trời để tìm hiểu về phim độ nét cao và dần hoàn thiện bộ HTPC đầu tiên để xem phim HD dạng rip. Khi được tận hưởng công nghệ HD Blu-ray, anh không thể nào dứt tâm trí mình ra được và lại tiếp tục tích lũy cho bộ HTPC cực mạnh như thế này. Việc đầu tư vào HTPC của anh Minh cũng không hoàn toàn chỉ để xem phim HD mà nhu cầu về game cũng chi phối một phần trong đó.

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
Lenovo thu hồi pin 6 dòng ThinkPad bị lỗi

Lenovo vừa thông báo, sẽ thu hồi lại pin của 6 model ThinkPad gồm R60, R61, T60, T61, X60 và X61 do hỏng hoặc không sạc được.

thinkpad-t60.jpg

Có tới 6 dòng ThinkPad của Lenovo lỗi pin. Ảnh: Laptopmag.​

Các lỗi thường gặp trên các dòng laptop này thường là sạc điện không vào, thời gian sử dụng bị rút ngắn bất ngờ và hư hỏng nhanh. Việc thu hồi được thực hiện tại tất cả các quốc gia bán thiết bị.

Dưới đây là danh sách các mẫu pin của những dòng laptop bị lỗi.

ThinkPad: R60, R61, T60, T61, X60, X61
FRU :42T4546, 42T4566, 92P1141, 42T4550, 42T4567, 42T4568, 92P1169, 92P1173, 93P5028, 93P5030

Ngoài ra, Lenovo cũng cung cấp hình ảnh các lỗi trên máy tính của hãng, xem cụ thể tại đây

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
Thế giới bên ngoài lãnh địa DSLR

Không phải cứ nhắc đến nhiếp ảnh chuyên nghiệp là nghĩ về DSLR Full Frame, bởi còn nhiều lãnh địa mà bản thân loại máy này cũng phải "bó tay".

Dù các máy DSLR đời mới đã chiếm phần lớn thị trường nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhưng vẫn còn rất nhiều lĩnh vực khác mà DSLR không thể giải quyết được. Khi đó, giới chuyên nghiệp phải nghĩ đến những sản phẩm máy ảnh còn chuyên nghiệp hơn.

gioi1.jpg

Máy ảnh khổ trung (medium-format). Ảnh: Digitalphotopro.​

Máy ảnh khổ trung (medium-format) là những máy ảnh có kích cỡ phim/cảm biến lớn hơn phim hay cảm biến trên các máy ảnh SLR thông thường (DSLR Full Frame hay bằng kích cỡ phim 34 x 26 mm). Trong thời đại ảnh số, máy ảnh khổ trung có thể lắp thêm lưng số (digital-back) có độ phân giải lớn hơn nhiều, kể cả so với các DSLR Full Frame hiện đại nhất. Không chỉ có vậy, do kích thước cảm biến lớn hơn, nên kích thước từng pixel cũng lớn hơn. Mà kích cỡ pixel lớn sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, như màu sẽ chính xác, hỗ trợ độ sâu 16-bit màu thay vì 12 hay cùng lắm là 14-bit trên các DSLR Full Frame hiện thời, có dải tương phản động rộng hơn và cho độ chi tiết cao hơn.

Nhược điểm duy nhất của định dạng medium-format là khả năng chụp ISO cao kém. Các máy ảnh khổ trung không có độ nhạy ISO cao như trên các DSLR Full Frame, hơn nữa kể cả ở chế độ ISO cao thì các máy ảnh DSLR nhỏ hơn này vẫn có xu hướng hiển thị chất lượng ảnh tốt hơn. Nhưng kể cả có như vậy, thì medium-format vẫn cho chất lượng ảnh xuất sắc ở mọi lĩnh vực, chẳng hạn khi xét về tính năng chụp RAW của cảm biến do DxO Labs tiến hành, ngôi vị đầu bảng của Nikon D3x đã dễ dàng bị phiên bản khổ trung Phase One P65+ 60,5 triệu điểm ảnh đoạt mất.

Rất nhiều nhiếp ảnh gia về kiến trúc, phong cảnh, studio hay nghệ thuật đều ưa thích tính năng điều chỉnh phối cảnh và trường ảnh của các máy ảnh khổ lớn đời xưa thông qua khả năng cho phép tùy biến điều chỉnh nâng lên, hạ xuống hay xoay ngang ống kính. Với công nghệ nhiếp ảnh số phát triển và sự ra đời của thiết bị digital-back, có thể nói, giờ đây hầu hết các máy khổ trung hay khổ lớn đều đã gia nhập làng ảnh kỹ thuật số. Kể cả các nhiếp ảnh gia vốn chuyên chụp phim khổ lớn cũng có thể tận hưởng những lợi thế của nhiếp ảnh số bằng việc dùng các máy quét cao cấp quét phim thành ảnh vào máy tính. Còn người dùng DSLR Full Frame nếu muốn hoài cổ lại có thể chuyển máy của mình thành một dạng máy ảnh khổ lớn mini thông qua một bộ kit chuyển đổi, cho phép phần trước và thậm chí là phần sau của máy có thể dịch chuyển độc lập được.

Ngoài ra, còn một khoảng thị trường nhỏ cho những máy không kém phần chuyên nghiệp như DSLR Full Frame nhưng có hình dạng nhỏ nhắn hơn nhiều. Đó là các phiên bản Micro Four Third như Olympus E-P1; phiên bản máy compact nhưng cảm biến cỡ APS-C như Sigma DP1 và DP2; và còn Leica M8 và M8.2 nữa. Tất cả các máy này đều đáp ứng đầy đủ các tính năng của một máy chuyên nghiệp chuyên xử lý những tình huống khắt khe.

Các máy ảnh DSLR medium-format

gioi2.jpg

Máy ảnh của Hasselblads. Ảnh: DigitalPhotoPro.​

Các máy DSLR medium-format đời đầu thường đơn giản chỉ là lắp khối digital back vào sau một thân máy phim khổ lớn. Với sự phát triển hiện tại, có rất nhiều digital back có thể lắp vào các máy phim khổ trung hay khổ lớn (large-format) trước đây. Tuy nhiên, hiện nay các máy ảnh khổ trung đã bắt đầu được thiết kế theo hướng tương thích kỹ thuật số để có thể có cấu hình lĩnh hoạt hơn và hỗ trợ nhiếp ảnh số hiệu quả hơn.

Một trong các tên tuổi về máy ảnh khổ trung phải kể đến Hasselblads. Máy medium-format Hasselblad H3DII hiện có các phiên bản khủng từ 31, 39 đến 50 triệu điểm ảnh, cộng thêm phiên bản chụp liên tục 39 triệu điểm nữa. Ở chế độ chụp từng kiểu thông thường, các máy medium-format cũng chụp ảnh tương tự như DSLR Full Frame: bấm nút chụp ảnh, và ảnh được ghi vào máy. Chế độ này có thể dùng để chụp cảnh tĩnh hay cảnh động đều được. Còn với phiên bản chụp liên tục, máy ảnh cho phép chụp 4 kiểu liên tiếp nhau, trong đó kiểu đầu tiên chụp như ở phiên bản chụp từng kiểu thông thường, kiểu thứ hai cảm biến dịch lên 1 pixel, kiểu thứ 3 cảm biến dịch sang trái 1 pixel, và kiểu thứ 4 cảm biến dịch xuống 1 pixel. Thao tác dịch chuyển này nhằm đảm bảo thông tin về cả ba màu cơ bản đỏ, lục, lam được tối ưu tới từng điểm ảnh (do cấu tạo cảm biến là mỗi điểm ảnh chỉ bắt một trong 3 màu cơ bản và được xếp xen kẽ nhau, nên để 1 điểm ảnh có thông tin của cả 3 màu cảm biến sẽ tiến hành xê dịch lên xuống từng pixel để thu thập đầy đủ thông tin). Do kiểu chụp ảnh này mà các phiên bản chụp liên tục chỉ dùng để chụp ảnh tĩnh chứ không chụp ảnh động được (tuy nhiên phiên bản H3DII-39MS có thêm chế độ chụp từng kiểu, có thể được sử dụng để chụp đối tượng chuyển động).

H3DII-50 hiện là phiên bản medium-format mới nhất, tích hợp bộ xử lý kỹ thuật số tiên tiến nhất của Hasselblad nhằm cải thiện sai lệch thấu kính. Có khoảng 11 ống kính HC và HCD phù hợp cho các máy ảnh khổ trung series H, từ ống 28 mm f/4 tới 300 mm f/4 (gồm cả hai ống zoom). Bên cạnh đó series này cũng có thể lắp được các ống kính C-type qua adapter CF. Còn nếu có thêm adapter HTS, máy ảnh còn có thể nâng lên hạ xuống ống kính như những máy ảnh khổ lớn kiểu cổ với các ống kính tiêu cự từ 28 mm đến 100 mm. Phần lưng kỹ thuật số của phiên bản này có thể tháo rời và lắp vào các máy khổ lớn kiểu cổ thông qua một adapter. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là Hasselblads chỉ tương thích với digital back của hãng, còn của các hãng khác sẽ không lắp vừa.

Hasselblads còn giới thiệu mẫu medium-format 503CWD II, một phiên bản 16 triệu diểm ảnh trên nền thân máy phim series C. Máy cho phép chụp ảnh vuông với độ phân giải 4.080 x 4.080 điểm ảnh, sử dụng được tất cả các ống C và được bán với giá kit khoảng 12.000 USD (kèm ống và lưng). Cũng như các series H, digital back của phiên bản này có thể tháo ra và sử dụng trên các máy ảnh khổ lớn thông qua adapter và ngược lại khay đựng phim cũng có thể được lắp để sử dụng dễ dàng.

gioi3.jpg

Mamiya 645ZDb. Ảnh: DigitalPhotoPro.​

Các hãng khác như Leaf và Sinar thì bắt tay với Jenoptick khi phát triển các máy DSLR khổ trung. Vì thế, thân máy của các hãng này có thể lắp vừa các ống Zeiss và Schneide AFD (AutoFocus Digital), PQ và PQS cũng như các ống tương thích Rolleiflex 6008 với các tiêu cự đa dạng, từ 30mm tới 1000 mm.

Máy khổ trung Leaf AFi-II có ba phiên bản: phiên bản 10 với cảm biến 56 x 36 mm, độ phân giải 56 triệu điểm ảnh; phiên bản 7 với cảm biến 48 x 36 mm, độ phân giải 33 triệu điểm ảnh; và phiên bản 6 cảm biến 44 x 3 3mm, độ phân giải 28 triệu điểm ảnh. Cả hai phiên bản cấp cap 10 và 7 đều có các tính năng như Vector xoay cảm biến, cho phép ảnh có thể chụp theo định dạng ngang hay dọc; công nghệ SensorFlex cho phép cắt cúp trước bức ảnh thành những định dạng đặt trước trước khi chụp; và một màn hình LCD cảm biến 3,5 inch. Máy chỉ dùng một pin duy nhất dưới đế cấp nguồn cho cả thân máy và lưng kỹ thuật số. Ba model này có 3 digital-back riêng (tương ứng Aptus-II 10, 7 và 6).

Sinar thì có máy DSLR medium-format lấy nét tự động Hy6 và cũng có 3 phiên bản: e75 (33,3 triệu điểm ảnh, cảm biến Dalsa 48 x 36 mm); e54 (21,4 triệu điểm ảnh, cảm biến Dalsa 48 x 36 mm); và m54 (22,2 triệu điểm ảnh, cảm biến Kodak 49 x 36,7 mm). Với tay cầm xoay được nên màn LCD cũng có thể xem được ở nhiều góc độ khác nhau. Hình ảnh được hiển thị trên LCD rộng 2,5 inch, đèn flash đồng bộ ở tốc độ khá nhanh 1/1000 giây (ưu việt hơn trên DSLR Full Frame). Cả thân máy và digital-back đều có khay pin riêng. Digital-back của AFi-II và Hy6 đều có thể tháo ra và dùng lẫn với các máy ảnh khổ trung và khổ lớn khác.

Tiếp theo phải kể đến tên tuổi Mamiya. Máy Mamiya 645ZDb bản chất là một thân khổ trung Mamiya AFD III lắp thêm digital-back Mamiya ZDb 22 triệu điểm ảnh và ống Sekor AF 80mm f/2.8 D. Giá cả cho một bộ kit này khá hợp lý, chỉ dưới 11.000 USD. Lưng kỹ thuật số ZDb chứa cảm biến CCD kích cỡ 36 x 48 mm, có độ phân giải 21,5 triệu điểm ảnh. Lưng này cũng hỗ trợ khe cắm thẻ CF và SD, có màn hình LCD 1,8 inch và hỗ trợ khe lắp kính lọc bán rời. Máy có thể chụp liên tiếp 22 bức ảnh với tốc độ 1,2 khung hình/giây, độ nhạy sáng ISO từ 50 tới 400. Không như Hasselblads, máy hỗ trợ khá nhiều digital-back khác nhau.

gioi4.jpg

Cambo X2-Pro. Ảnh: DigitalPhotoPro.​

Phase One, một tên tuổi đình đám khác với phiên bản Phase One 645 cũng có những tính năng tương tự như của Mamiya (dùng thân và chấu kính của Mamiya, tốc độ cửa trập từ 60 – 1/4000 và các chế độ B, X, lấy nét tự động TTL) nhưng digital-back là Phase One P+, có độ phân giải từ 16 tới 60,5 triệu điểm ảnh. (Lưng kỹ thuật số này cũng có nhiều phiên bản lắp cho các máy khổ trung, khổ lớn cũng như các máy ảnh kỹ thuật khác nhau). Phase One P+ ứng dụng công nghệ cảm biến Sensor+ của Phase One cho phép chụp ở độ phân giải cao nhất hay chỉ 1/4 độ phân giải (15 triệu điểm ảnh) để có tốc độ nhanh hơn và ISO cao hơn (4 lần).

Các ống kính định dạng Mamiya 645 có thể được sử dụng cho cả máy Mamiya 645ZDb lẫn Phase One 645, thêm vào đó là loạt các ống Phase One Digital AF do Mamiya sản xuất, từ ống 28mm f/4.5 tới 150mm f/2.8, từ zoom 75-150mm f/4.5 tới ống macro lấy nét tay 120mm f/4.

Phase One hiện mới phát triển thêm digital-back mới 40+ (bán rời hay đi kèm với các máy Phase One P+) với tính năng 2 trong 1: Chụp ảnh ở 40 triệu điểm ảnh khi bạn cần độ phân giải cao và chụp 10 triệu điểm ảnh khi bạn cần tới ISO 3200 hoặc tốc độ chụp liên tiếp nhanh hơn gấp đôi (1,8fps so với 1,2fps). Cả hai chế độ này đều hỗ trợ chụp ảnh 16-bit màu và dải tương phản động 12.5-stop. Bí quyết được sử dụng ở đây là gộp các pixel lại. Máy sẽ kết hợp dữ liệu thu được từ 4 pixel riêng lẻ thành một gói dữ liệu đồng nhất, gộp mỗi 4 pixel kích cỡ 6x6 micron thành một siêu pixel kích cỡ 12x12micron để thu được lượng ánh sáng hiệu dụng hơn. Bên cạnh tính năng tăng ISO và tốc độ chụp, chế độ 10 triệu điểm ảnh của cảm biến Sensor+ còn làm cho ảnh có kích thước nhỏ đi nhiều, rất hữu dụng trong nhiều trường hợp cần thêm không gian lưu trữ.

Tháng 7 vừa rồi, Phase One cho biết đang tập trung đầu tư phát triển công nghệ ảnh số của Mamiya và mua lại Leaf sau khi Franke & Heidecke, hãng sản xuất cả Leaf AFi-II và Sinar Hy6 tuyên bố dừng hoạt động kể từ tháng 9/2009. Sự hợp nhất phát triển của Phase One trong lĩnh vực máy ảnh khổ trung và digital-back rất có thể sẽ đe, đến cho giới nhiếp ảnh những sản phẩm chuyên nghiệp hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, mỗi thương hiệu sản xuất máy ảnh medium-format hay hộp digital-back đều có những phần mềm riêng của hãng, vì thế nó sẽ tác động tới quyết định của bạn về việc chọn hệ thống nào sẽ là phù hợp nhất. Chẳng hạn, Phase One thì có phần mềm Capture One vốn đã rất thông dụng trong việc chuyển định dạng RAW giữa các máy ảnh của các hãng khác nhau, kể cả giữa các máy DSLR full-frame. Nhưng cho dù mỗi gói phần mềm có những ưu và nhược riêng, thì không thể phủ nhận các phiên bản medium-format này đều tạo ra những bức ảnh cực kỳ hoàn hảo. Vì thế việc lựa chọn đôi khi chỉ là sự ưa thích cá nhân của người chụp với một thương hiệu nào đó mà thôi.

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
2010 sẽ có Blu-ray 3D

Nếu được thông qua, trong năm tới thị trường sẽ xuất hiện màn hình, đầu đọc cũng như nội dung phim Blu-ray 3D.

Phó tổng giám đốc điều hành nhóm Home Entertainment của Sony, ông Yoshinami Takahashi, mới đây đã khẳng định các đĩa Blu-ray 3D cũng như đầu đọc định dạng này có thể sẽ xuất hiện trên thị trường vào khoảng tháng 10 hay tháng 11/2010.

Ông Takahashi cho biết các studio phim đã gần đạt tới thỏa thuận về định dạng cho Blu-ray 3D và có lẽ quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra cuối năm nay. Kể từ khi quyết định được thông qua, Sony sẽ mất khoảng 9 tháng để có thể ra mắt đầu đọc cho định dạng mới này. Song song với đầu này chắc chắn sẽ không thể thiếu được hai thành phần cơ bản nữa là màn hình có khả năng trình chiếu 3D và kính xem 3D.

Khi được hỏi về các nội dung gì sẽ được thử nghiệm Blu-ray 3D, ông Takahashi cho biết ban đầu các nội dung có độ dài ngắn sẽ phù hợp với công nghệ này hơn bởi theo nghiên cứu, có rất nhiều người khi xem một bộ phim dài 3D thường bị đau đầu và buồn nôn. Chính vì thế các phim dạng tài liệu hay hoạt hình ngắn sẽ là các nội dung được thử nghiệm Blu-ray 3D đầu tiên.

Theo Sohoa
 
Chỉnh sửa cuối:

QuangThang89

Well-Known Member
iPod Touch có camera lộ ảnh

iPod Touch thế hệ thứ ba có thể ra mắt tháng tới, model này có camera giống iPhone.

Ngay sau khi Zune HD được công bố ngày bán, đối thủ iPod Touch cũng có những động tĩnh đầu tiên. Một đoạn video phiên bản thế hệ thứ ba dòng iPod màn hình cảm ứng này đã xuất hiện trên trang chia sẻ ảnh Flickr với camera phía sau.

Trong khi đó, Apple thông báo hãng sẽ tổ chức một sự kiện giới thiệu thiết bị mới vào tháng tới. Trước đó, tháng 9 năm 2007 và 2008 là các thời điểm mà iPod Touch thế hệ một và hai ra đời. Nhiều dự đoán cho rằng, model với camera sẽ xuất hiện.


Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên rò rỉ, được cho là của iPod Touch thế hệ ba.

itc1-1250292575.jpg


itc2-1250292572.jpg


itc3-1250292569.jpg


itc4-1250292566.jpg


itc5-1250292564.jpg


picsoritdidnthappen.jpg

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
Internet Explorer 6 vẫn là trình duyệt phổ biến nhất

Dù Microsoft đã lần lượt giới thiệu IE 7 và 8 trong 3 năm qua, phiên bản trình duyệt ra đời từ cách đây 8 năm vẫn được sử dụng nhiều nhất thế giới.

Microsoft đã đầu tư nhiều công sức để đại tu Internet Explorer như bổ sung tính năng duyệt theo tab, bộ lọc phishing, chặn phần mềm độc hại, duyệt web riêng tư và cải tiến khả năng hỗ trợ chuẩn web... Tuy nhiên, thực tế cho thấy thay đổi thói quen của người dùng và thuyết phục họ chuyển sang công nghệ mới không hề đơn giản.

Theo thống kê của hãng Net Applications, IE 6 hiện chiếm 27% thị trường trình duyệt trong khi IE 7 chỉ đạt 23%. IE 8 giành được hơn 12% còn Firefox 3 (phiên bản Firefox phổ biến nhất) đã có 16% thị phần.

IE1.jpg

IE 6 từ giai đoạn người dùng chưa biết đến duyệt web theo tab vẫn đứng đầu.​

Người dùng Internet Explorer thường không nâng cấp trình duyệt cài sẵn trong hệ điều hành trên máy tính, có thể vì họ ngại thay đổi, hoặc có thể họ đang làm việc trong một môi trường không cho phép chuyển sang một trình duyệt khác.

"Nếu bạn hài lòng với những gì đang có hoặc không quá tò mò về công nghệ mới, bạn sẽ không quan tâm đến việc nâng cấp sản phẩm", Amy Barzdukas, Giám đốc quản lý Internet Explorer, nhận xét.

Nhiều người cho rằng, dù đã ra mắt 2 phiên bản IE mới, Microsoft vẫn tiếp tục hỗ trợ IE 6 vì họ lo ngại nếu không thể sử dụng IE 6 nữa, một lượng lớn người dùng sẽ xem xét và chuyển sang trình duyệt của đối thủ.

Còn Microsoft lại khẳng định IE 6 gắn liền với Windows XP và hãng này đã hứa với khách hàng doanh nghiệp sẽ hỗ trợ hệ điều hành thêm vài năm. Nhiều doanh nghiệp không nâng cấp IE trừ khi họ trang bị Windows mới (với trình duyệt mới tích hợp). Mà hiện nay, XP vẫn là hệ điều hành được ưa chuộng nhất.

Microsoft đang đánh mất nhiều thị phần vào tay Firefox và một số trình duyệt khác nhưng Barzdukas tin mọi thứ sẽ thay đổi với sự ra đời của IE 8.

Theo VNExpress
 

QuangThang89

Well-Known Member
Chơi mà học bằng phần mềm cho trẻ em

Nhiều chương trình cả tiếng Anh lẫn Việt, có cả âm thanh, trò chơi giải trí..., đang hấp dẫn trẻ em Việt Nam và cả các bậc phụ huynh.
"Quả táo màu nhiệm" giúp trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ

“Từ ngày sử dụng phần mềm, thấy cháu nhà mình... bi bô tiếng Việt nhiều hơn”, chị Linh ở quận 5, TP HCM, cho biết về việc sử dụng phần mềm học tiếng Việt của cô con gái. Năm nay, "công chúa" nhà chị vào lớp một. Khi năm học mới chưa bắt đầu, chị đã ra sức “luyện” tiếng Việt cho con. Theo sự giới thiệu của một người bạn, chị cho cô con gái học tiếng Việt bằng phần mềm.

Hai vợ chồng chị đều là nhân viên văn phòng. Ít có thời gian kèm cặp con, anh chị cho rằng dùng phần mềm này mình sẽ giáo dục cháu tốt hơn. Mặt khác theo chị Linh, đây cũng là cách để con chị tự học và giúp bé bắt đầu làm quen với máy vi tính. Với việc sử dụng phần mềm giáo dục, chị Linh cho biết chị muốn cho con một phương pháp trình bày khoa học. “Mình muốn đó phải là một phần mềm có tính trực quan và sinh động để sau những bước đầu kèm cập, cháu có thể tự thao tác”, chị Linh chia sẻ.

Chị Thủy ở quận 7 đã đầu tư vốn tiếng Anh cho cậu con trai từ sớm. Bé Bá Duy, con chị, ngay từ năm lớp ba đã được mẹ cho học tiếng Anh trên đĩa. Nhưng theo chị, việc học từ năm lớp ba với cháu đã là chậm…

Năm nay lên lớp Năm, bé Bá Duy vẫn đang dùng phần mềm English Kiddies. Mới ngày nào còn bỡ ngỡ, giờ cu cậu đã tự mình “mò mẫm” trên máy tính. “Bên cạnh các bài học, phần mềm này vừa có phim hoạt hình lại các trò chơi. Vừa học lại được giải trí nên cháu rất thích”, bé Bá Duy nói.

Q1.jpg

Sinh động và trực quan, nhiều phần mềm giáo dục đang thu hút sự quan tâm của các bé. Ảnh: Như Quỳnh​

Với chị Thủy, điều chị cảm thấy hài lòng nhất ở phần mềm tiếng Anh này là tính sư phạm của nó. “Phần mềm này cung cấp khá đầy đủ những bài học văn phạm. Việc học từ vựng cũng như làm bài tập theo dạng trò chơi rất sinh động. Do đó cháu nhà mình rất hứng thú với bài học”, chị Thủy tâm sự thêm.

Hiện nay, cùng với công việc của mình, việc học tập của con cái luôn được các vị phụ huynh quan tâm hàng đầu, bởi tri thức là vốn tài sản quý mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng muốn dành cho con cái mình. Bên cạnh học thầy cô giáo và sách vở, học qua phần mềm giáo dục đang thu hút sự quan tâm của không ít phụ huynh.

Theo bà Bùi Hương Giang, Trưởng phòng kinh doanh công ty công nghệ Tin học Nhà trường - School@net, với sự phát triển của những ứng dụng tin học, việc sử dụng các phần mềm giáo dục trong học tập là một xu hướng mới. Chúng giúp các bé nâng cao kiến thức, say mê học tập nên được phụ huynh đặc biệt quan tâm.

Cũng theo bà Hương Giang, nhiều lợi ích đã được kết hợp lại trong các phần mềm giáo dục này. Đó là sự hỗ trợ thêm những lợi ích mà các công cụ truyền thống không có được như video, nghe nhạc... Như thế trong quá trình làm bài tập, các bé sẽ có sự tương tác qua lại.

Theo nhiều chuyên gia phần mềm, để có thể thu hút được các “thượng đế nhỏ”, việc viết phần mềm giáo dục cũng không phải đơn giản. Anh Trần Quí Thịnh, Trưởng nhóm phát triển phần mềm sinh viên học sinh (SSDG), cho biết: “Để thu hút trẻ em, các phần mềm giáo dục phải thể hiện rõ nét tính nhí nhảnh, vui tươi và sinh động”.

Còn theo anh Chu Đức Nam, nhân viên hỗ trợ khách hàng của School@net, phần mềm giáo dục phải phát huy hết các giác quan của bé. “Viết phần mềm cho trẻ em tưởng đơn giản nhưng thật sự là khó. Nó cần có sự am hiểu và nghiên cứu sâu về tâm lý trẻ em”, anh Nam cho biết thêm.

Em%20tap%20to%20mau.jpg

Giao diện thân thiện của một phần mềm dành cho trẻ. Ảnh chụp màn hình​

Ghi nhận của VnExpress.net, các phần mềm giáo dục hiện nay hỗ trợ khá nhiều kênh hình ảnh, âm thanh trực quan, sinh động. Nhiều phụ huynh cho biết, con của họ cảm thấy thoải mái với việc học theo cách “học mà chơi, chơi mà học” này.

Bên cạnh các phần mềm khác, phần mềm giáo dục dành cho trẻ em đang có nhiều tiềm năng để phát triển. Do đó nhiều công ty tin học đã không quên “mảnh đất màu mỡ” này. Và nhu cầu của phụ huynh được đặc biệt quan tâm. Hiện tại, thị trường ứng dụng cho trẻ em chủ yếu vẫn thuộc về các công ty trong nước như Công ty công nghệ tin học nhà trường - School@net, Nhóm phát triển phần mềm sinh viên học sinh - SSDG,...

Trên thị trường hiện nay, đa số các phần mềm giáo dục trẻ em chạy trên đĩa CD. Giá thông thường dưới 100.000 đồng. Theo một chuyên gia tâm lý giáo dục, cha mẹ nên sử dụng các đĩa CD có bản quyền để trẻ được sử dụng phần mềm có chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt nhất.

Mặt khác, để sử dụng hiệu quả thể loại phần mềm này, phụ huynh có thể kết hợp với các công cụ truyền thống khác. Còn thời lượng để bé học phù hợp là khoảng 45 phút một buổi, một tuần khoảng 2-3 buổi học. Như vậy, bé dần dần làm quen với nhiều bài học từ dễ đến khó cũng như sẽ duy trì được sự thích thú ở bé.

Theo VNExpress
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top