• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thủ thuật mẹo vặt PC ngày 5/05/2008

thangbengangnguoc

New Member
Sức mạnh đồ họa: Thời của PCI Express?

Nếu bạn có dự tính mua PC mới, đây chính là thời điểm quyết định cho những thiết bị đồ họa sử dụng khe cắm chuẩn PCI Express (còn được gọi khác đi là PCIe hay PCIx, nhưng không phải là PCI-X).

Chuẩn mới này đang thay thế dần khe cắm PCI và AGP, kết nối card đồ họa và những thiết bị khác với máy tính.

Từ giữa năm nay, các hệ thống dùng chipset Intel 915 và 925 (Grantsdale và Alderwood) đã xuất hiện cùng với các khe PCI Express trên bo mạch chủ (BMC). Những khe cắm này có khả năng hot-swappable, nghĩa là bạn có thể tháo và gắn card vào mà không cần tắt nguồn. Ngoài ra, chúng còn có một số đầu nối bên ngoài và cung cấp điện năng gấp 3 lần so với khe PCI - một bổ sung đáng kể cho các thiết bị đồ họa tiêu tốn điện. Nhưng bước cải tiến lớn nhất của PCI Express là gia tăng băng thông.

Những thế hệ bus PCI đầu tiên được giới thiệu cách đây đã mười năm, khi mà các bộ xử lý (CPU) chỉ có thể hoạt động ở tốc độ dưới 100MHz. Những năm sau đó, dù công nghệ bus phát triển nhưng cuối cùng thì card đồ họa cũng vượt ngưỡng 133MBps của bus PCI, và bus AGP, ra đời. Ngày nay, sự xuất hiện của ổ đĩa Ultra ATA hay Serial ATA và một số thiết bị tốc độ cao khác đòi hỏi một chuẩn mới nhanh hơn.

PCI Express bus có thể xem là một siêu xa lộ dành cho dữ liệu. Mỗi thiết bị kết nối với PCI bus chia sẻ nhau băng thông 133MBps. VớI PCI Express, mỗi thiết bị có một kết nối tuần tự gồm trên một hay nhiều kênh. Mỗi kênh hỗ trợ tối đa 250MBps cho tín hiệu vào/ra. Vì thế thiết bị của bạn có thể gửi và nhận tín hiệu ở tốc độ mỗi kênh lên đến 500MBps.

Một khe PCI Express được thiết kế dựa trên số kênh hỗ trợ: Khe x1 hỗ trợ 1 kênh, khe x2 hỗ trợ 2 kênh, v.v... Về mặt lý thuyết, có thể có các khe x1, x2, x4, x8 hay x16. Một khe PCI x16 có thể hỗ trợ 4GB băng thông một chiều, gấp đôi băng thông của thiết bị AGP 8x.

Nhưng bạn đừng vội bỏ các card PCI. Một số máy tính và BMC mới thường được trang bị một khe x1, một khe x16 và một số khe PCI cũ. Các khe PCI cũ vẫn còn hữu dụng với bộ đọc card, soundcard thông dụng và một vài thiết bị tốc độ thấp khác.

Từ giã AGP?

A0411_LTN_137.jpg

Khe cắm AGP đang dần rút lui. Theo Lionel Men-chaca, phụ trách đối ngoại của Dell, hãng có kế hoạch ngưng cung cấp máy tính có hỗ trợ card đồ họa AGP từ tháng 10/2004. Điều này không có nghĩa AGP sẽ biến mất ngay. Các BMC và hệ thống sử dụng chipset Via Technology hỗ trợ đồng thời cả khe x16 PCI Express và khe AGP có thể sẽ có mặt vào cuối năm nay. Và Ujesh Desai, tổng giám đốc phụ trách dòng sản phẩm cho máy tính để bàn của hãng Nvidia, đảm bảo rằng card AGP sẽ còn tồn tại trên thị trường đến năm 2006.

Chúng ta không thể làm phép so sánh một - một giữa PCI Express và AGP vì các hệ thống có nhiều điểm khác biệt. Những thế hệ chipset và BMC mới có thể có những đặc trưng tốc độ riêng không liên quan đến bus đồ họa.

Trừ phi ngân sách hạn chế hay vừa mới mua card đồ họa AGP cao cấp, còn không bạn có thể cân nhắc việc trang bị PCI Express. Tuy nhiên, nếu bạn không vội, thì hãy chờ một thời gian nữa. Card PCI Express đang hiếm và chưa được kiểm nghiệm nhiều, phần mềm có thể tận dụng băng thông mới cũng vậy.

Chúc Vui!!!!
Theo bantincongnghe
 

thangbengangnguoc

New Member
Tải sách, nhạc và phim không vi phạm bản quyền

"Tri thức là tài sản của nhân loại", không chỉ là một câu khẩu hiệu suông, đây là một ước muốn cống hiến chung cho nhân loại của rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức.

Họ mong muốn tác phẩm nghệ thuật, công trình nghiên cứu của mình đến được nhiều người sử dụng miễn phí hay chỉ cần tuân thủ một số điều kiện như không được tự tiện sửa đổi hay sao chép cho người khác theo quy định của luật bản quyền Creative Commons (xem thêm thông tin tại địa chỉ www.creativecommons.org).

Trên Internet có rất nhiều nguồn cung cấp sách, tài liệu, nhạc, phim... để mọi người tải về sử dụng cho mục đích cá nhân. Tiêu biểu như Internet Archive, thư viện điện tử hình thành từ dự án Million Book và Gutenberg, cung cấp hơn 20.000 quyển sách (số hoá) miễn phí. Nơi tham khảo và tải về sách cùng các tác phẩm nghệ thuật miễn phí khác phải kể đến là Ibiblio.org và Digital Book Index (www.digitalbookindex.com) với số lượng lên đến hơn 100.000.

Riêng tại Việt Nam cũng đã có một số website tổ chức thu thập, phổ biến sách điện tử cho người dùng trong nước, nhất là các website của thư viện các trường đại học. Muốn tham khảo sách về tất cả các loại hình nghệ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, bạn có thể truy cập các trang web Thư Viện Điện Tử Elib của công ty VDC (ebooks.vdcmedia.com) hay Mạng Nhà Sách Việt Nam (www.nhasachvn.com). Sách chuyên ngành, sách về khoa học kỹ thuật, CNTT thì truy cập thư viện điện tử của các ĐH như: ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM (www.glib.hcmuns.edu.vn), Khoa Công nghệ Thông tin thuộc ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM (www.selab.hcmuns.edu.vn/Elib/Elib_v.aspx), ĐH Duy Tân (www.dtu.edu.vn/ebook/index.php), thư viện điện tử của Trung Tâm Phát Triển CNTT của ĐH quốc gia TP.HCM (cn2.vnuit.edu.vn/ebook/),...

A0411_LTN_136_H1.jpg




Hầu hết sách điện tử cung cấp trên Internet được lưu trữ dưới dạng tập tin text bình thường (plain-text) nhưng cũng có khá nhiều sách được lưu dưới dạng PDF hay LizardTech (xem thêm mục "Tiện ích khai thác thông tin thư viện điện tử" trong bài này). Với các sách lưu trữ dưới dạng văn bản thì rất đơn giản, bạn có thể xem bằng phần mềm soạn thảo văn bản NotePad có sẵn trong Windows. Với các loại định dạng khác thì bạn cần cài đặt phần mềm đọc sách tương ứng. Các định dạng đặc biệt (khác với plain-text) cho phép người đọc có thể đọc sách trên các thiết bị điện tử khác nhau (máy tính, máy tính cầm tay, máy tính bảng...); thực hiện những thao tác như ghi đậm các câu hay, đánh dấu trang sách còn đọc dở... Ví dụ như tiện ích đọc sách điện tử EReader của Digital Media (hình 1). May mắn là hầu hết các phần mềm đọc sách điện tử đều được cung cấp miễn phí trên mạng.

Bên cạnh các tác phẩm văn học, nghệ thuật, hiện nay rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ cũng đã đưa lên Internet các album âm nhạc sắp phát hành để thăm dò phản ứng của người nghe. Nhiều ban nhạc trẻ còn cho phép các fan (người hâm mộ) quay phim, ghi đĩa các buổi trình diễn ngoài trời của họ rồi chia sẻ trên Internet.

Để đảm bảo chất lượng âm thanh và hình ảnh, hầu hết các tập tin âm thanh, phim ảnh đều sử dụng các chuẩn nén dữ liệu như .flac (Free Lossless Audio Codec) hay .shn (Shorten) thay vì sử dụng chuẩn MP3, MPEG như thông thường. Muốn thưởng thức âm thanh, phim ảnh phát hành theo các chuẩn này bạn cần sử dụng các công cụ chuyển đổi miễn phí như FLAC Frontend cho tập tin có phần mở rộng là .flac; mkwACT (MKW Audio Compression Tool) tập tin có phần mở rộng là .shn. Bạn tham khảo bài "Tiết kiệm thời gian tải phần mềm trên Internet" - TGVT A 8/2004 (trang 118) để biết cách tối ưu quá trình tải tập tin có dung lượng lớn trên Internet.

CÔNG CỤ ĐỌC SÁCH ĐIÊN TỬ VÀ CHUYỂN ĐỔI MÃ HÓA ÂM THANH MIỄN PHÍ

DjVu Browser Plug-in: đọc sách điện tử trình bày bằng định dạng LizardTech, tích hợp được với các trình duyệt Internet Explorer hay Mozilla/Netscape. (Tải về sử dụng tại www.lizardtech.com)
EReader: đọc sách điện tử trình bày theo định dạng do Palm Digital Media xây dựng, có phiên bản cho nhiều hệ điều hành và thiết bị máy tính khác nhau. (Tải về sử dụng tại www.palmdigitalmedia.com)
FLAC Frontend: Tiện ích chuyển đổi mã hóa âm thanh cho tập tin dạng .flac, hỗ trợ chức năng kéo-thả. (Tải về sử dụng tại địa chỉ members.home.nl/w.speek/flac.htm).
MKWACT: Tiện ích chuyển đổi mã hóa âm thanh cho tập tin dạng .shn, hỗ trợ chức năng kéo-thả. (Tải về sử dụng tại home.att.net/~mkw/mkwact)

Chúc Vui!!!!
Theo bantincongnghe
 
Top