• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Tự hào mang tên VIỆT NAM!

HotelHoangMinh

New Member
10 điều đáng ngạc nhiên của Việt Nam vừa được tờ Foreign Policy đăng tải với tiêu đề 10 Things You Didn’t Know About Vietnam (tạm dịch: "10 điều bạn chưa biết về Việt Nam"). Dưới đây là nội dung bài báo:

viet-nam-1-1.jpg

Đã có rất nhiều thay đổi rõ ràng ở Đông Nam Á kể từ sau cuộc chiến tranh thống nhất đất nước ở Việt Nam. Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhờ đó, Việt Nam trở thành quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, và đã phát triển một nền kinh tế sản xuất và dịch vụ từ kinh tế nông nghiệp truyền thống.

1. Việt Nam phát triển kinh tế nhanh thứ hai châu Á

viet-nam-1a-1.jpg

Đất nước Việt Nam từng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nhưng đã nhanh chóng chuyển mình để đứng trong top đầu châu Á sau hơn một phần tư thế kỉ. Sau thời kỳ bao cấp Việt Nam quyết định cải cách theo đường lối “đổi mới” năm 1986, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế thu hút đầu tư lớn từ nước ngoài cũng như phát triển nội tại để trở thành nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Đó là thành công mà nước ngoài không thể ngờ Việt Nam sẽ đạt được sau những gì đã phải trải qua trong chiến tranh.

2. Việt Nam đang đi lên từ cây lúa

viet-nam-2-1.jpg

Nền kinh tế Việt Nam không còn xoay quanh nông nghiệp. Trong thực tế, đóng góp từ nông nghiệp vào GDP của đất nước đã giảm từ 40% xuống 20% sau 15 năm, điều mà thế giới chưa từng chứng kiến ở bất kì quốc gia Châu Á nào khác. Nếu so với 29 năm của Trung Quốc và 41 năm của Ấn Độ để đạt được điều tương tự, sẽ không quá khi gọi đó là sự thành công của Việt Nam. Sự thay đổi lao động từ Nông nghiệp chuyển sang Công nghiệp và Dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam.

3. Giảm nông nghiệp nhưng Việt Nam vẫn đứng top đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng Nông sản

viet-nam-3-1.jpg

Việt Nam đang dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các loại mặt hàng nông sản như Hạt tiêu, Hạt điều, Cà phê và Gạo. Trong năm 2010, nước ta cung cấp cho thế giới 116.000 tấn gia vị, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê. Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu trà, thứ sáu về các mặt hàng thủy hải sản như cá tra, mực, tôm và cá ngừ.

4. Việt Nam không phải bản sao của Trung Quốc

viet-nam-4-1.jpg

Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài nhờ nhân công rẻ cũng như những chính sách của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài giống nhiều nước châu Á mà điển hình là Trung Quốc tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác biệt khác. Đầu tiên, kinh tế Việt Nam thúc đẩy tiêu dùng cá nhân mạnh hơn Trung Quốc. Tiêu dùng hộ gia đình ở Việt Nam chiếm 65% GDP, con số đáng mơ ước của nhiều nước châu Á trong khi Trung Quốc chỉ đạt 36%. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc dựa vào xuất khẩu và tiền vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt cao tuy nhiên, Việt Nam cân bằng hơn giữa sản xuất và dịch vụ và mỗi cái chiếm khoảng 40% GDP. Tăng trưởng Việt Nam rộng rãi hơn và có sự cạnh tranh trên nhiều mặt góp phần tăng tính ổn định của phát triển kinh tế.

5. Việt Nam cực kì thu hút đầu tư nước ngoài

viet-nam-5-1.jpg

Việt Nam đang đứng đầu danh sách những thị trường mới nổi hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Khảo sát của Economist Intelligence Unit (EIU), một cơ quan uy tín của Tạp chí kinh tế Anh đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách những nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài nhất thế giới. Ngoài ra, lượng du khách tới Việt Nam đã tăng 1/3 so với năm 2005.

6. Cơ sở hạ tầng Việt Nam tiên tiến hơn Philippines và Thái Lan

viet-nam-6-1.jpg

Việt Nam có những đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng. Nhằm phục vụ phát triển kinh tế, Việt Nam đã xây dựng hệ thống đường xá khá hiện đại và quy mô. Ngoài ra, điện lưới đã được kéo đến 96% lãnh thổ đất nước gồm cả những khu vực vùng sâu vùng xa. Nhiều sân bay, cảng biển được xây dựng nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa và giao thương giữa Việt Nam và quốc tế.

7. Thế hệ trẻ Việt Nam đều được phổ cập Internet

viet-nam-7-1.jpg

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, được đào tạo tốt và ngày càng tiếp cận nhiều với khoa học công nghệ. Số thuê bao điện thoại ở Việt Nam hiện đạt 170 triệu trong đó có 154 triệu là thuê bao di động. Ngoài ra, số thanh niên Việt Nam tiếp xúc với Internet dù chỉ đạt 31%, nhưng đã có những gia tăng theo cấp số cộng hàng năm. Ngoài ra, trong năm 2010, Việt Nam đã đạt 7,7 triệu thuê bao Internet qua mạng 3G, một con số đáng ngạc nhiên.

8. Việt Nam đang ngày càng sử dụng nhiều nhân công nước ngoài

viet-nam-8-1.jpg

Hiện có hơn 100.000 chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ và phần mềm đang làm thuê tại VIệt Nam bao gồm cả những chuyên viên của các tập đoàn danh tiếng như Hewlett-Packard, IBM, và Panasonic. Ngoài ra, những lao động trong các lĩnh vực khác cũng tìm đến Việt Nam để làm việc và sinh sống ngày càng nhiều chứng tỏ Việt Nam là một thị trường hứa hẹn.

9. Ngân hàng Việt Nam đang vượt xa khu vực về cho vay

viet-nam-9-1.jpg

Ngân hàng Việt Nam đang cho vay một số lượng lớn tiền và tăng tới 33% mỗi năm. Nó cho thấy sự năng động của nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên cũng gây ra những lo ngại nợ xấu có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và người nộp thuế.

10. Việt Nam đang mất lực phát triển

viet-nam-10-1.jpg

Lực lượng lao động trẻ và sự chuyển dịch nhanh chóng từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp đã tạo ra những động lực cho tăng trưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai sự thúc đẩy đó đang có dấu hiệu suy yếu dần nên sự tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống trong thập kỉ tới. Chính vì lẽ đó, Việt Nam phải tăng hiệu suất lao động nhằm duy trì tăng trưởng của nền kinh tế.


P/S: Sau khi đọc xong mình thích nhất khi báo chí nước ngoài nhận xét:"Việt Nam không phải bản sao của Trung Quốc". Mong Việt Nam ngày càng phát triển.=D>=D>=D>
 

bemeolovepethuy

.:: Đai Sứ Offline ::.
mịa chả đúng tẹo nào.bao nhiêu đất tây nguyên bán hết mịa cho bọn tàu khựa còn đâu.50 năm đâu phải ít.
 

bemeolovepethuy

.:: Đai Sứ Offline ::.
đâu có đâu.mi lên google gõ chữ: ku bom yêu viet nam.ta đảm bảo mi sẽ nhận dc 1 lô kết quả:ku bom hát nhép tôi yêu việt nam.=))
 

HotelHoangMinh

New Member
Việt Nam thuộc top tiêu thụ vàng trên thế giới

Năm 2011, hai thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là nước có lượng tiêu thụ vàng mạnh nhất. Ngoài ra, điểm đáng chú ý là Việt Nam cũng đứng thứ 8 trong danh sách này.

Cơn sốt giá vàng trên thị trường thế giới thời gian qua đã khiến nhu cầu đối với thứ kim loại quý hiếm này cán mốc kỷ lục trong 14 năm trở lại đây ở mức 4.067,1 tấn (tương đương 205,5 tỷ đôla) trong năm vừa qua. So với năm 2010, nhu cầu vàng đã tăng 5%. Xu hướng đầu tư vào vàng thỏi và tiền đồng bằng vàng là nguyên nhân khiến vàng trong tình trạng tăng giá chóng mặt. So với mức giá 272 đôla mỗi ounce hồi năm 2000, tính đến năm 2011, giá vàng đã gấp 6 lần. Dự đoán trong năm mới 2012, vàng có thể xác lập mốc mới 2.000 đôla mỗi ounce.

Dưới đây là bảng xếp hạng các quốc gia tiêu thu vàng lớn nhất thế giới do trang China bình chọn dựa theo những số liệu tổng hợp từ Hội đồng Vàng thế giới (WGC).

1. Ấn Độ

1.jpg

Mức tiêu thụ: 933,4 tấn

Mức tăng so với năm 2010: -7%

Tại quốc gia đang có lượng tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới này, nhu cầu về vàng đã giảm nhẹ 7% xuống còn 933,4 tấn trong năm 2011 dưới tác động của giá vàng leo thang và đồng rupee mất giá. Tuy nhiên, nhu cầu đối với kim loại quý này vẫn giữ ở mức cao bởi với người dân Ấn Độ, vàng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Năm ngoái, mức tiêu thụ vàng nữ trang ở nước này đã giảm 14% xuống còn 567,4 tấn, trong khi đó thị trường đầu tư vào vàng tăng 5% lên 366 tấn, chiếm 24,5% nhu cầu đối với vàng thỏi của toàn thế giới.

2. Trung Quốc

2.jpg

Mức tiêu thụ: 811,2 tấn

Mức tăng so với năm 2010: 22%

Với mức tiêu thụ khổng lồ lên tới 811,2 tấn, tăng 22% so với năm 2010 nhờ vào nhu cầu nữ trang và đầu tư bằng vàng tăng mạnh, Trung Quốc giành vị trí quán quân của bảng xếp hạng. Mức tăng lớn nhất phải kể đến nhu cầu đầu tư bằng vàng đạt 266 tấn, trong khi nhu cầu vàng nữ trang không hề hạ nhiệt đã đưa Trung Quốc trở thành thị trường đồ nữ trang lớn nhất thế giới trong nửa sau năm 2011.

Trong quý 4 năm 2011, nước này đã tiêu thụ 201,6 tấn vàng, vượt Ấn Độ - quốc gia đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ vàng 28,6 tấn. Dự đoán trong năm mới 2012, Trung Quốc sẽ soán ngôi vị mà Ấn Độ đang nắm giữ. Điều này càng có căn cứ hơn khi sản lượng vàng của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 306,96 tấn hồi năm ngoái, đánh dấu năm thứ 5 liên tục là nước sản xuất nhiều vàng nhất thế giới.

3. Mỹ

3.jpg

Mức tiêu thụ: 194,9 tấn

Mức tăng so với năm 2010: -17%

Mỹ là nước sản xuất vàng lớn thứ 4 thế giới, đồng thời cũng là quốc gia tiêu thụ vàng xếp thứ 3, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Do tình hình kinh tế không mấy khả quan vào năm ngoái, nhu cầu vàng ở cường quốc kinh tế này đã giảm 17% xuống còn 194,9 tấn. Cũng nằm trong xu thế giảm sút, nhu cầu vàng nữ trang đã giảm 11%. Nhu cầu về vàng thỏi trong quý 4 năm ngoái đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể 43% so với năm 2010.

4. Đức

4.jpg

Mức tiêu thụ: 159,3 tấn

Mức tăng so với năm 2010: 26%

Nhu cầu tiêu thụ vàng ở Đức tăng mạnh từ 126,9 tấn năm 2010 lên 159,3 tấn năm 2011, tương đương với mức tăng 26%. Trong quý 4 năm ngoái, nhu cầu vàng của quốc gia này đã đạt 39,7 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với Thụy Sĩ, Đức đã góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ kim loại quý này ở châu Âu.

5. Thổ Nhĩ Kỳ

5.jpg

Mức tiêu thụ: 144,2 tấn

Mức tăng so với năm 2010: 30%

Nằm ở giữa bảng xếp hạng là Thổ Nhĩ Kỹ. So với năm 2010, nhu cầu về vàng đã tăng 30% từ 111,1 tấn lên 144,2 tấn. Trái ngược với sự sụt giảm đối với vàng nữ trang, đầu tư vào vàng miếng đã tăng 99%. Trong quý 4 năm ngoái, nhu cầu đầu tư bằng vàng đã tăng mạnh tới 142%, đánh dấu mức tăng trưởng đáng kể trong sáu quý liên tiếp. Bên cạnh đó, sản xuất vàng ở quốc gia này cũng chứng kiến mức tăng 43% trong năm 2011.

6. Thụy Sĩ

6.jpg

Mức tiêu thụ: 116,2 tấn

Mức tăng so với năm 2010: 25%

Mức tiêu thụ vàng ở quốc gia Tây Âu này đã tăng 25% trong vòng 1 năm, từ mức 92,7 tấn năm 2010 lên 116,2 tấn năm 2011. Trong quý 4 năm ngoái, nhu cầu tiêu thụ vàng ở Thụy Sĩ đã tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư vào vàng thỏi đã trở thành một lựa chọn khôn ngoan khi mà giá vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cộng thêm cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang diễn biến phức tạp.

7. Thái Lan

7.jpg

Mức tiêu thụ: 108,9 tấn

Mức tăng so với năm 2010: 57%

Thái Lan, quốc gia coi vàng như biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng, tăng ấn tượng 57% từ 69,4 tấn trong năm 2010 lên 108,9 triệu tấn vào năm ngoái. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sức tiêu thụ vàng nữ trang đã giảm mạnh 34% xuống còn 4,1 tấn, mức giảm có thể nói là thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, nhờ vào kỳ vọng về sự tăng giá vàng trở lại, nhu cầu đối với vàng miếng và vàng thỏi tăng 66% lên 104,8 tấn.

8. Việt Nam

Mức tiêu thụ: 100,3 tấn

Mức tăng so với năm 2010: 23%

Trong năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 35-38 tấn vàng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ vàng trong nước tăng 23% từ 81,4 tấn năm 2010 lên 100,3 tấn năm 2011. Đáng nói là xu hướng đầu tư vàng miếng và vàng thỏi của người dân đã trở thành một kênh mới trong thời điểm lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán xuống dốc và đồng nội tệ mất giá.

9. Nga

9.jpg

Mức tiêu thụ: 75,1 tấn

Mức tăng so với năm 2010: 14%

Xếp sau ẢRập XêÚt là Nga, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ 9, đồng thời là nước sản xuất vàng lớn thứ 4 thế giới. Nhu cầu vàng của Nga đã tăng 14% từ 66 tấn năm 2010 lên 75,1 tấn năm 2011. Sức tiêu thụ vàng nữ trang cũng tăng mạnh bất chấp giá cả leo thang.

10. Ảrập Xêút

10.jpg

Mức tiêu thụ 72,2 tấn

Mức tăng so với năm 2010: -12%

Đứng ở vị trí thứ 10 trong top những quốc gia có sức tiêu thụ vàng là Ảrập Xêút. So với năm 2010, mức tiêu thụ vàng ở quốc gia Trung Đông này đã giảm từ mức 82,1 tấn xuống còn 72,2 tấn trong năm 2011, chiếm 36% nhu cầu vàng của khu vực. Nhu cầu vàng nữ trang đã giảm 17% xuống còn 55,8 tấn trong khi nhu cầu đối với vàng thỏi tăng 13% lên 16,4 tấn.

Theo VnExpress
 

bemeolovepethuy

.:: Đai Sứ Offline ::.
Vn mình 80 triệu dân tiêu thụ 100 tấn vàng====>mỗi người dân việt nam co:1.25 gam(nửa chỉ rùi).vn mình giàu nhẻ.
 

HotelHoangMinh

New Member
'Bánh mì Việt - món ăn đường phố ngon nhất thế giới'

Được ưu ái giữ nguyên tên tiếng Việt, bánh mì Việt Nam được các báo nước ngoài giới thiệu là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Bên cạnh đó còn có món mì mohinga của Myanmar, daulat ki chaat (Ấn Độ).

banh_my.jpg


Bánh mì Việt Nam được giới thiệu là một trong những món đường phố ngon nhất thế giới. Ảnh:The Guardian.
Chuyên trang du lịch The Guardian miêu tả, tại Việt Nam ổ bánh dài được nướng qua trên than hồng cho giòn lớp vỏ. Người ta mổ chiếc bánh ra, thoa một ít sốt mayonnaise, patê, sau đó nhồi thịt, rau ngâm chua, rau sống vào, có thể chan thêm nước tương, gia vị cay.

"Một điều bí mật mà không mấy người biết là món sandwich ngon nhất thế giới không phải được tìm thấy ở thành phố Rome, Copenhagen hay New York mà ở Việt Nam", bài báo viết.

Xét về nguồn gốc, bánh mì Việt Nam là sản phẩm giao lưu hóa ẩm thực của nhiều quốc gia. Chẳng hạn chiếc bánh mì nướng rất giống với các loại bánh mì Pháp, trong khi thành phần nguyên liệu gồm xá xíu, thịt lợn nguội lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Riêng các loại thảo mộc và gia vị thì rõ ràng là đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Giá trung bình của một ổ bánh mì khoảng 15.000 đồng.

Trong danh sách các món ăn đường phố ngon nhất thế giới còn có: súp mì mohinga (Myanmar), daulat ki chaat (Ấn Độ), phat kaphrao (Thái Lan), bánh burek (Bosnia Herzegovina), bánh Tamales (Mexico)...

Theo VnExpress
 

HotelHoangMinh

New Member
Phát minh máy phát điện chạy bằng nước: Bí ẩn “chất xúc tác”

Theo GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, trong sáng chế máy phát điện chạy bằng nước, điểm cốt yếu là TS Nguyễn Chánh Khê đã tìm ra được một chất dẫn có cấu trúc nano, khi phản ứng với nước tạo ra hydrogen để đi qua bình nhiên liệu và tạo ra điện

Ngày 9/3, tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đã cùng làm rõ các vấn đề liên quan đến sáng chế máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê gây tranh cãi gần đây.

Cần thiết phải công bố về mặt khoa học

Chủ trì hội thảo là GS-Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu. Hội thảo còn có sự tham gia của ông Vương Đức Tuấn, Phó Vụ trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ; PGS - TS Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM; ông Phạm Chánh Trực, nguyên trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM; GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cùng các nhà khoa học về vật lý, hóa học của ĐH Quốc gia TPHCM và các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước.

1maydiene946c_a6f32.jpg


Các nhà khoa học chứng kiến việc thực nghiệm máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê
PGS-TS Lê Hoài Quốc cho biết mục đích tổ chức hội thảo khoa học này là để TS Nguyễn Chánh Khê cùng các nhà khoa học tranh luận nhằm làm sáng tỏ về công trình nghiên cứu máy phát điện chạy bằng nước.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Chánh Khê đã trình bày cụ thể trước cử tọa cách thức hoạt động, đặc biệt là “chất xúc tác” sử dụng cho chiếc máy phát điện chạy bằng nước do ông nghiên cứu. GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cho rằng hóa chất để trộn vào nước như TS Nguyễn Chánh Khê trình bày là một hóa chất cực kỳ quan trọng, một phát hiện mới, nếu có thực sự như vậy. Theo GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng, cần làm rõ hơn về “chất xúc tác” này.

TS Nguyễn Chánh Khê cho biết đây là một sáng chế mang tính chất bí mật về công nghệ, do đó không thể công bố cụ thể về mặt khoa học. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng tuy về mặt sáng chế, TS Nguyễn Chánh Khê được quyền bảo mật nhưng cũng cần thiết phải công bố về mặt khoa học để các nhà khoa học cũng như dư luận được rõ.

Phải nghiên cứu sâu hơn

Sau buổi hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý cùng TS Nguyễn Chánh Khê đã xuống phòng thí nghiệm để tham quan, tìm hiểu trực tiếp máy phát điện chạy bằng nước. Trước sự có mặt của các nhà quản lý, nhà khoa học, TS Nguyễn Chánh Khê đã đổ chất hóa học vào bình chứa nước. Sau một lúc thực hiện phản ứng, chiếc máy phát điện đã thắp sáng được một bóng đèn trong phòng.

Các nhà khoa học đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh chiếc máy phát điện chạy bằng nước, đồng thời thực nghiệm ngắt nguồn hydrogen cung cấp cho bình pin nhiên liệu, lập tức bóng đèn tắt ngay, chứng tỏ “chất xúc tác” tách được hydrogen ra khỏi nước để đi qua bình pin nhiên liệu tạo ra dòng điện. Các kết quả trong buổi thực nghiệm cho thấy máy phát điện chạy bằng nước hoạt động đúng như những gì TS Nguyễn Chánh Khê công bố.

GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cho rằng về mặt công nghệ, đây là một phát minh đột phá. Tuy nhiên, về mặt khoa học, khám phá này cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Hóa chất sử dụng trong chiếc máy phát điện của TS Nguyễn Chánh Khê thực chất là một nguồn nhiên liệu mới, bởi một hóa chất có khả năng tách hydrogen ra khỏi nước và tạo ra được dòng điện thì nó cần có nguồn năng lượng rất lớn để thực hiện phản ứng. Hiện nay, chưa có loại hóa chất nào có khả năng cung cấp nguồn năng lượng lớn như vậy.

Kết luận hội thảo, GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nhận xét bản chất khoa học của công trình nghiên cứu này là phương pháp tạo ra hydrogen từ nước. Đây không thể gọi là làm ra một máy phát điện chạy bằng nước. Trong sáng chế này, điểm cốt yếu là TS Nguyễn Chánh Khê đã tìm ra được một chất dẫn có cấu trúc nano. Chất dẫn này khi phản ứng với nước đã tạo ra hydrogen, sau đó hydrogen đi qua bình nhiên liệu để tạo ra điện. Đây chính là điểm mới trong nghiên cứu này.

Có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội

GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cho biết nếu sáng chế này trở thành hiện thực, nó sẽ có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế - xã hội, là tài sản quan trọng của quốc gia. GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đề nghị cung cấp thêm kinh phí cho nghiên cứu này để làm rõ, chính xác và phát triển cụ thể hơn. Theo ông Hiệu, có thể làm một máy phát điện mẫu chạy thử tại Khu Công nghệ cao TPHCM để tiếp tục thực nghiệm và kiểm tra tính chính xác.

TS Khê là một người khá nổi tiếng trong nghiên cứu khoa học ở VN. Ông ấy đã bỏ ra 4 năm để nghiên cứu công trình này nên mình nghĩ ông ấy rất nghiêm túc khi công bố kết quả.

Nếu phát minh này thành công, người dân VN sẽ được dùng điện giá rẻ:D
 

HotelHoangMinh

New Member
Người mua thị trấn Mỹ là doanh nhân TP HCM

Ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối Tổng hợp quốc tế (IDS), có trụ sở tại TP HCM là người đã trả 0,9 triệu USD để mua thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ).

Hãng đấu giá Williams & Williams cho biết, người Việt Nam mua thị trấn Buford, thuộc bang Wyoming nằm ở miền Trung nước Mỹ là một doanh nhân đến từ TP HCM. Ông này đã bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ để tham gia buổi đấu giá. Theo báo Tuổi trẻ, doanh nhân này là Phạm Đình Nguyên - Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS), có trụ sở tại TP.HCM.

“Sở hữu một phần của nước Mỹ là ước mơ của tôi. Khi đọc được một bài báo nói về việc đấu giá thị trấn Buford, tôi đã rất phấn khích. Vì vậy, tôi đã quyết định sẽ tới Wyoming để trực tiếp tham gia. Đây là một hành trình dài nhưng cuối cùng tôi cũng thực hiện được ước mơ của mình”, vị doanh nhân chia sẻ với báo chí sau khi chiến thắng trong cuộc bán đấu giá.

1.jpg


Buford là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với một cư dân duy nhất. Ảnh: Telegraph
Thị trấn Buford đã được bán cho ông Phạm Đình Nguyên với số tiền 900.000 USD. Trong phiên đấu giá, số tiền để mua thị trấn này đã tăng từ 100.000 USD lên 900.000 USD chỉ trong 15 phút.

Mức giá ông Nguyên trả để mua thị trấn Buford bao gồm cả mã bưu chính, trường học lâu đời, căn nhà ba phòng ngủ cùng nguồn thu duy nhất của thị trấn là một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post. Chủ nhân duy nhất của thị trấn, ông Don Sammons, 61 tuổi, đã cười sung sướng sau buổi đấu giá. “Đây là một ngày tuyệt vời đối với tôi, tôi không thể nào hạnh phúc hơn”, ông Sammons chia sẻ với báo chí.

3_Tele.jpg


Cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post. Ảnh: Telegraph
Hãng đấu giá bất động sản Williams & Williams đã tổ chức buổi bán đấu giá này tại Buford Trading Post. Những người đến xem và tham gia đấu giá từ 146 quốc gia có thể theo dõi diễn biến cuộc đấu giá qua trang web của Auction Network.

Theo VnExpress
 
Top