Huycl2507
New Member
Ông năm đó, như trôi vào một đám sương mù u ám và tăm tối. Ông để mặc. Nhưng chính những giây phút bình yên như thế đã khiến ông dần dần hồi tỉnh lại… Và một điều rất nhỏ bé mong manh từ tâm hồn ông chợt thoáng ra, như hơi thở của ánh sáng nhẹ nhàng xua đi đám mây mù, để từ đó nó toả ra một thứ hương thơm của niềm hạnh phúc kỳ lạ mà ông chưa từng bắt gặp, chưa từng biết đến, nó như một bông hoa nhỏ nhoi đã nở giữa một vùng cát trắng, nóng bỏng…
Ông bệnh. Cơ quan cũ của ông gửi người đến thăm, tặng đường, sữa, trái cây. Người cộng sự của ông cũng đến, vài ba kẻ khác cũng đến. Ông cũng biết là không nên quơ mọi người vào một đám. Nhưng ông không muốn tiếp ai. Vợ ông, đã làm thay ông những công việc đó. Ông nằm trong phòng, nghe những câu thăm hỏi nhạt nhẽo, giả nhân, giả nghĩa, ông lặng lẽ cười. Họ đến thăm ông, đặt quà cáp lên bàn của ông một cách thản nhiên, chứ không như trước nữa. Ngày trước ông còn đương chức, họ cầu cạnh, nịnh bợ… Còn bây giờ, nó giống như ngày xưa ông đi làm từ thiện vậy, hờ hững, vô tâm.
Buổi tối. Con cái đến thăm ông đông đủ. Cô con dâu cả trêu bố chồng như trêu đồng nghiệp: "Bố ơi, bố bệnh thật hay là làm nũng mẹ đấy. Chắc lâu rồi không có cô nào mát xa cho bố phải không?". Ông nghiêm mặt mắng: "Nói bậy". Nhưng cô con dâu lại cười nắc nẻ, một cách vô tâm. Đến lượt cậu con rể, thì ông đành ngậm bồ hòn. "Bố ơi, không lẽ về hưu, lại làm bố buồn phiền, đến đổ bệnh ra như thế này sao? Hay là chúng con mở một công ty gì đó, để bố làm việc cho vui, bố nhé". Ông nhắm mắt giả vờ ngủ. Đến khuya, trước khi về, con trai cả lại nói: "Bố hãy bình tâm. Rồi mọi chuyện lại trở lại bình thường bố ạ". Ông giật mình. Một câu nói thật đơn giản, nhưng chứa đựng biết bao nhiêu điều ở trong đó. Con trai ông hiểu như thế nào về ông? Ông nhìn con chằm chằm, nhưng người con trai cả chỉ thản nhiên cười, nụ cười hiền lành.
Người ta vẫn nói về những tật xấu khó thay đổi của con người, như "Ngựa quen đường cũ". Không phải Ba Long quen đường cũ, mà ông có một chốn cũ trong tâm hồn. Nơi ông thường đến, để trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi trong công việc, nơi ông cảm nhận được sự ngọt ngào, êm dịu, nồng nàn của một thứ tình cảm rạo rực, giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà vợ ông đã không mang lại cho ông. Với ông, người đàn bà nơi chốn đó, là thứ quý báu nhất, ông nâng niu cất giấu, là viên ngọc đẹp, ông đã nhặt ra giữa cuộc đời bụi bặm này và giữ nó cho riêng mình, trau chuốt cho tâm hồn ông. Sau ngày về hưu, Ba Long chưa biết giải quyết thế nào, nên ông vẫn còn ngần ngừ chưa đến gặp người ấy. Cuộc sống của người đàn bà đó, không khiến ông phải lo lắng. Cái làm ông buồn phiền là làm sao cho người đàn bà này hạnh phúc mà không làm khô héo người đàn bà kia. Không làm tiếng tăm của ông nhơ nhuốc. Ông không muốn con cái chuốc lấy sự nhơ nhuốc của bố. Mỗi ngày, ông vẫn gọi điện thoại, và cảm thấy tâm hồn mình bay bổng khi nghe tiếng cười trong vắt, lanh lảnh của người ấy. Giọng nói ngọt ngào đó, nhẹ nhàng rót mật vào lòng ông. Ông luôn tưởng tượng đến sự thông minh, sắc sảo, đôi mắt đen láy và làn da trắng mịn như sữa. Ông luôn ước muốn đến được với người ấy, từng giây phút, buông thả trong niềm đam mê, hoan lạc, trút bỏ tất cả niềm rạo rực, nhớ mong. Ông yêu người ấy. Không vụ lợi. Có thể đó là sự chân thật duy nhất trong cuộc sống và ông đã dành riêng cho một người đàn bà.
Ông bệnh. Cơ quan cũ của ông gửi người đến thăm, tặng đường, sữa, trái cây. Người cộng sự của ông cũng đến, vài ba kẻ khác cũng đến. Ông cũng biết là không nên quơ mọi người vào một đám. Nhưng ông không muốn tiếp ai. Vợ ông, đã làm thay ông những công việc đó. Ông nằm trong phòng, nghe những câu thăm hỏi nhạt nhẽo, giả nhân, giả nghĩa, ông lặng lẽ cười. Họ đến thăm ông, đặt quà cáp lên bàn của ông một cách thản nhiên, chứ không như trước nữa. Ngày trước ông còn đương chức, họ cầu cạnh, nịnh bợ… Còn bây giờ, nó giống như ngày xưa ông đi làm từ thiện vậy, hờ hững, vô tâm.
Buổi tối. Con cái đến thăm ông đông đủ. Cô con dâu cả trêu bố chồng như trêu đồng nghiệp: "Bố ơi, bố bệnh thật hay là làm nũng mẹ đấy. Chắc lâu rồi không có cô nào mát xa cho bố phải không?". Ông nghiêm mặt mắng: "Nói bậy". Nhưng cô con dâu lại cười nắc nẻ, một cách vô tâm. Đến lượt cậu con rể, thì ông đành ngậm bồ hòn. "Bố ơi, không lẽ về hưu, lại làm bố buồn phiền, đến đổ bệnh ra như thế này sao? Hay là chúng con mở một công ty gì đó, để bố làm việc cho vui, bố nhé". Ông nhắm mắt giả vờ ngủ. Đến khuya, trước khi về, con trai cả lại nói: "Bố hãy bình tâm. Rồi mọi chuyện lại trở lại bình thường bố ạ". Ông giật mình. Một câu nói thật đơn giản, nhưng chứa đựng biết bao nhiêu điều ở trong đó. Con trai ông hiểu như thế nào về ông? Ông nhìn con chằm chằm, nhưng người con trai cả chỉ thản nhiên cười, nụ cười hiền lành.
Người ta vẫn nói về những tật xấu khó thay đổi của con người, như "Ngựa quen đường cũ". Không phải Ba Long quen đường cũ, mà ông có một chốn cũ trong tâm hồn. Nơi ông thường đến, để trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi trong công việc, nơi ông cảm nhận được sự ngọt ngào, êm dịu, nồng nàn của một thứ tình cảm rạo rực, giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà vợ ông đã không mang lại cho ông. Với ông, người đàn bà nơi chốn đó, là thứ quý báu nhất, ông nâng niu cất giấu, là viên ngọc đẹp, ông đã nhặt ra giữa cuộc đời bụi bặm này và giữ nó cho riêng mình, trau chuốt cho tâm hồn ông. Sau ngày về hưu, Ba Long chưa biết giải quyết thế nào, nên ông vẫn còn ngần ngừ chưa đến gặp người ấy. Cuộc sống của người đàn bà đó, không khiến ông phải lo lắng. Cái làm ông buồn phiền là làm sao cho người đàn bà này hạnh phúc mà không làm khô héo người đàn bà kia. Không làm tiếng tăm của ông nhơ nhuốc. Ông không muốn con cái chuốc lấy sự nhơ nhuốc của bố. Mỗi ngày, ông vẫn gọi điện thoại, và cảm thấy tâm hồn mình bay bổng khi nghe tiếng cười trong vắt, lanh lảnh của người ấy. Giọng nói ngọt ngào đó, nhẹ nhàng rót mật vào lòng ông. Ông luôn tưởng tượng đến sự thông minh, sắc sảo, đôi mắt đen láy và làn da trắng mịn như sữa. Ông luôn ước muốn đến được với người ấy, từng giây phút, buông thả trong niềm đam mê, hoan lạc, trút bỏ tất cả niềm rạo rực, nhớ mong. Ông yêu người ấy. Không vụ lợi. Có thể đó là sự chân thật duy nhất trong cuộc sống và ông đã dành riêng cho một người đàn bà.