• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

1001 CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG!!!

Status
Không mở trả lời sau này.

Badamgiak23

Super V.I.P
Quà Giáng sinh

Khi còn bé, cứ mỗi sáng Giáng sinh, tôi vẫn luôn chạy nhanh xuống cầu
thang, dõi mắt nhìn quanh cây thông tìm hộp quà to nhất. Vì tôi luôn tin rằng
bên trong chiếc hộp là món quà đắt tiền nhất và tuyệt diệu nhất. Nhưng thời
gian đã mang lại nhiều điều kỳ diệu cho trí óc và tâm hồn của một thanh
niên. Tôi nhận ra rằng món quà nào cũng độc đáo và ý nghĩa cả. Những món
quà được tôi nhớ nhất hầu hết đều được trao bằng cả trái tim, như chiếc áo
len và khǎn quàng cổ tự tay mẹ đan để tặng. Y' nghĩa giáng sinh không từ
bản thân các món quà mà từ những điều phía sau món quà ấy.

Y' nghĩa thật sự của Giáng sinh còn nằm ở phần "trao tặng". Vì thế Giáng
sinh này tôi tự hứa với lòng sẽ tìm một món quà thật đặc biệt dành cho
Angela - người con gái rất đặc biệt của tôi. Tôi bỏ ra nhiều ngày đi khắp các
cửa hàng đông đúc, xem đủ các quyển catalogue mùa lễ nhưng vẫn chưa
tìm được món quà như ý. Tôi quyết định vào khu thương mại một lần cuối
cùng, vì có thể tôi đã bỏ qua một cửa hàng hay một món quà nào đó rất có ý
nghĩa đang nằm trên kệ. Nhưng khi chậm bước ngang qua hết cửa hàng này
đến cửa hàng khác, cũng chẳng có gì đập vào mắt tôi. Quá tuyệt vọng, tôi
quay ngược trở ra. Nhưng vừa ra đến cổng, tôi đột ngột nhìn thấy món quà
hoàn hảo.

Món quà không nằm trong những cửa hàng được trang hoàng rực rỡ, cũng
không thể gói giấy màu rồi buộc nơ thật đẹp. Món quà ấy không thể gửi qua
đường bưu điện. Thế thì tôi tìm thấy món quà ấy ở đâu? Và quan trọng hơn
cả nó là gì? Tôi đã tìm thấy món quà trong đôi mắt đôi tình nhân đang hạnh
phúc tay trong tay, tôi đã nghe thấy món quà trong những lời đùa vui giữa
hai bà cháu nọ và tôi đã nhìn thấy món quà trong cử chỉ của một người mẹ
mới sinh con tràn đầy hạnh phúc.

Đúng vậy, món quà tuyệt vời nhất chính là "tình yêu"! Angela ơi, Giáng sinh
này anh sẽ tặng em tình yêu của anh và anh tin rằng món quà ấy sẽ luôn
được em mang theo bên mình.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Bức ảnh gia đình

Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi hay có một thói quen vừa xấu vừa
tốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máy ảnh, chụp
bất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim,
chúng tôi bỏ nó vào tủ chứ không đi rửa.
Mấy hôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra những
hình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp như chơi xổ số vậy.

Trong những bức ảnh rửa ra, rất nhiều ảnh, từ ảnh trong bếp đến bọn trẻ con
chơi ngoài sân. Nhưng tất cả những bức ảnh đều giống nhau ở chỗ: không
ảnh nào có Susan. Tại sao? Susan luôn là người chụp ảnh.

Khi xem những bức ảnh, tôi nhớ lại câu chuyện của anh bạn Dan kể tôi
nghe năm ngoái. Dan làm việc ở một công ty lớn với hai chi nhánh ở hai đầu
thành phố nên rất bận. Như bất kỳ một ông trưởng phòng nào khác, Dan có
rất rất nhiều việc phải làm: Hai ngày phải họp một lần, phải làm thêm vào
cuối tuần...

Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tới
cho anh. Tất nhiên, anh quá bận và vợ anh lo mọi chuyện họp hành cho con
cái. Nhưng cô giáo nói rằng cô muốn gặp anh, chứ không phải vợ anh.

Do đó, Dan buộc phải thu xếp công việc, tới trường gặp cô. Cô giáo đưa cho
Dan
một bức vẽ:

- Tôi muốn anh xem bức tranh con gái anh vẽ gia đình.

Dan xem bức tranh rồi hỏi:

- Thế tôi đâu?

- Đó là lí do tôi mời anh đến đây - Cô giáo nói - Tôi đã hỏi con gái anh là bố
cháu đâu. Cô bé nói anh chẳng bao giờ ở nhà, nên cô bé không vẽ anh trong
bức tranh.

Một cú đấm cũng không làm Dan đau như lúc ấy. Từ lúc đó, Dan đã thay đổi
lịch làm việc của mình, quan tâm đến gia đình hơn để vừa là một doanh nhân
giỏi, vừa là một người cha tốt.

Còn bạn, bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? Hay bạn quá bận rộn
hoặc thờ ơ?
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Đây là một bức thư của một người cha gửi cho con trai của mình có nhan
đề là : "Làm cha nên nhớ..."

"Con ơi ! Con ngủ,má đỏ kề tay, tóc mây dính trên trán. Cha mới lén vào
phòng con... Cha muốn thú tội với con: lúc nãy khi đọc báo bên phòng sách
đợt sóng hối hận xâm chiếm tâm hồn cha. Cha đã hơi nghiêm khắc với con
hôm nay. Sáng ngày, trong khi con sửa soạn sách vở đi học, cha đã rầy con
chỉ vì con quệt chiếc khăn ướt lên đầu mũi con thôi, cha đã mắng con vì giầy
con không đánh bóng, cha đã la con khi con ném đồ chơi của con xuống
đất.

"Trong lúc điểm tâm cha lại khiển trách con nữa : con đánh đổ sữa, con nuốt
vội mà không nhai, con tỳ khuỷu tay lên bàn, con phết bơ lên bánh nhiều
quá... Khi đi, con quay lại chào cha: "Thưa cha con, con đi !" và cha đã cau
mày: "Ngay người lên !".,

"Buổi tối, khi đi làm về, cha thấy con đang chơi bi ngoài đường, đầu gối quỳ
xuống đất, tất rách hở cả chân. Cha đã làm nhục con trước mặt bạn bè, bắt
con đi trước mặt cha đến tận nhà... "Tất đắt tiền, nếu mày phải bỏ tiền ra
mua, mày mới tiếc của ma giữ gìn nó !" (Con thử tưởng tượng xem, có ai là
cha mà lại mắng con như vậy không?).

"Rồi con nhớ không? Tối đến, trong khi cha đọc sách, con rón rén vào phòng
cha. Cha ngừng lên, giọng bất bình hỏi : "Cái gì ?" .

"Con không trả lời gì hết, nhưng trong một lúc xúc động không nén lại được,
con chạy lại, bá cổ cha, ôm cha với tình yêu thương mà trời phật đã làm
nảy nở trong lòng con, mà sự lạnh lùng của cha đã không làm nó héo hon
được... Rồi thì con lại chạy lên cầu thang.

"Con ạ ! Chính cái lúc đó quyển sách ở trên tay cha rơt xuống và một nỗi sợ
ghê gớm xâm chiếm tâm hồn cha. Cái thói hay chỉ trích, trách mắng đã làm
cho cha thành như vậy đó : thành một người cha gắt gỏng. Cha đã phạt con
vì con còn quá trẻ con mà cha bắt con làm như người lớn. Không phải cha
không thương con đâu, nhưng cha đã đòi hỏi ở một đứa trẻ như con nhiều
quá, cha đã xét con theo gần bốn mươi năm kinh nghiệm sống của cha.

"Mà tâm hồn của con đại lượng, cao thượng, trung thực biết bao ! Trái tim
của con tuy nhỏ bé mà mênh mông biết bao. Chỉ một sự hăm hởtự nhiên
chạy lại hôn cha trước khi đi ngủ cũng đủ chứng minh điều đó. Thôi, cha
con mình quên những chuyện khác đi... Tối nay cha hối hận lắm, ngồi nép
bên giường con.

"Cha biết nếu con có nghe những lời cha nói với con đây thì con cũng chẳng
hiểu gì nhưng ngày mai, con sẽ thấy, cha sẽ thật sự là một người cha ; cha
sẽ là bạn của con, khi con cười cha sẽ cười, khi con khóc cha sẽ khóc. Và
nếu cha co muốn trách mắng con thì cha sẽ mím chặt môi, và sẽ lặp đi lặp
lại rằng :
-Con chỉ là một đứa trẻ con... một đứa trẻ con !

"Cha có lỗi, cha đã coi con như người lớn. Bay giờ nhìn con nằm trên
giường, mỏi mệt, trơ trọi, cha biết rõ rằng con chỉ là một đứa trẻ con.

"Mới hôm qua, con còn nằm trong tay mẹ, ngả đầu trên vai mẹ con... Cha đã
đòi hỏi con nhiều quá, nhiều quá lắm...".
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Không Chịu Buông Tay

Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè
ở Florida, một cậu bé quyết định đi
bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng
mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ hãy
ào xuống, bơi ra giữa sông mà không
để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại
phía sau!
Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong
nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng
hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càn
gần cậu con trai hơn!
Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh
gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi
bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai.
Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra
con cá sấu và bơi ngược trở lại về
phía bờ-nơi người mẹ đang hoảng hốt
đứng chờ.
Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới
bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp
được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ
chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu.
Và bắt đầu một trận kéo co không cân
sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất
nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều
tình thương và không thể buông tay.
Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe
tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên
đã vội vã lấy 1 chiếc gậy to ra cùng
chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu
đành thả chân cậu bé ra.
Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh
viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng
chân cậu có một vết sẹo rất to, trông
rất khủng khiếp - bằng chứng của lần
bị cá sấu tấn công.
Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu
đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên
này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo
được không. Cậu bé kéo ống quần lên,
để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp
ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết
sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!
- Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! -
cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên
tay áo của cậu là một vết sẹo to,
thậm chí còn sâu hơn cùng với những
vết cào xước rất đậm và kéo dài do
móng tay của mẹ cậu - khi người mẹ
dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ
giữ lãi đứa con trai yêu quý. Cậu bé
nói với phóng viên:
- Chính vết sẹo này cháu mới không
bao giờ quên được! Và cháu tự hào về
nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu
buông tay.
 

Badamgiak23

Super V.I.P
Nếu Ước Mơ Đủ Lớn


Tôi vẫn thường nhìn cô bé đó từ cửa sổ nhà bếp và bật cười. Cô bé trông
thật bé nhỏ khi chen chúc giữa một đám con trai trên sân chơi. Trường học
nằm đối diện với nhà chúng tôi và tôi thường đứng ở bên cửa sổ, tay bận
làm việc nhưng mắt vẫn nhìn đám trẻ đang vui chơi trong giờ giải lao. Một
biển học trò, nhưng đối với tôi, cô bé vẫn có thể nhận ra được trong đám trẻ
đó.
Tôi vẫn nhớ bữa đầu tiên tôi thấy cô bé chơi bóng rổ. Thật tuyệt vời khi cô
bé chạy vòng quanh các đứa trẻ khác, nhảy lên ném bóng vào trong rổ ngay
trên đầu của chúng. Những đứa con trai luôn cố cản cô bé nhưng không đứa
nào làm được cả.
Tôi cũng chú ý đến cô bé vào những lần khác, cũng tại chỗ đó, với banh
trong tay đang chơi một mình. Cô có thể tập đi tập lại dắt bóng và ném bóng
cho đến khi trời tối mịt. Một ngày kia, tôi hỏi cô bé tại sao cô tập luyện nhiều
như vậy. Xoay nhanh người, mái tóc đuôi gà nhún nhảy, cô bé nhìn thẳng
vào mắt tôi. Không một chút do dự, cô bé nói, "Cháu muốn vào học Đại học.
Cha cháu đã không thể vào Đại học được nên ngay từ khi cháu còn bé, cha
đã thường nói là muốn sau này cháu phải học đại học… Cách duy nhất cháu
có thể vào học được là phải có một học bổng. Cháu thích bóng rổ. Cháu nghĩ
rằng nếu cháu chơi bóng giỏi thì cháu sẽ nhận được học bổng vào Đại học.
Cháu sẽ chơi bóng rổ cho trường Đại học. Cháu muốn thành xịn nhất. Cha
cháu nói với cháu rằng nếu ước mơ thật sự lớn, những chuyện khác chỉ là
chuyện nhỏ." Sau đó cô bé cười và chạy đi tập tiếp.
Vậy đó, tôi cũng chào thua cô bé - cô bé đã tự định đoạt số mệnh của mình.
Tôi đã theo dõi cô bé suốt những năm đầu của Trung học. Mỗi tuần, cô bé
dẫn dắt đội bóng của mình chiến thắng. Thật làthích thú khi xem cô bé chơi.
Vào một ngày trong năm cuối cùng bậc Trung học, tôi thấy cô bé ngồi trên
bãi cỏ, đầu giấu vào trong cánh tay. Tôi bước qua đường và ngồi xuống bãi
cỏ cạnh cô bé. Tôi hỏi nhỏ chuyện gì đã xảy ra với cô vậy. "O,À không có
gì," câu trả lời thật khẽ. "Cháu quá thấp." Huấn luyện viên nói với cô bé là
với chiều cao thấp như vậy côù sẽ chẳng bao giờ chơi cho một đội hạng
nhất được - chưa nói đến học bổng - bởi vậy cô nên bỏ ước mơ vào đại học
đi.
Cô bé thật đau khổ. Tôi cảm thấy lòng mình thắt lại khi nhận thấy sự thất
vọng của cô bé. Tôi hỏi xem cô đã nói cho cha cô biết chưa. Cô bé nhấc đầu
lên khỏi cánh tay và kể rằng cha cô nói tất cả các huấn luyện viên đều sai
bét cả. Họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Ông nói với cô bé rằng
nếu cô muốn chơi cho một trường Đại học tốt, nếu cô thật sự muốn có học
bổng, thì không có gì có thể ngăn cản cô được ngoại trừ một điều - thái độ
của chính mình. Ông nói với cô một lần nữa, "Nếu ước mơ đủ lớn thì tất cả
những điều khác chỉ là chuyện nhỏ."
Năm kế tiếp, khi cô và đội của cô chơi cho giải vô địch Bắc California, cô đã
được một huấn luyện viên chú ý đến. Cô được mời vào trường, với học
bổng, để đến với một đội bóng rổ nữ trong giải hạng nhất của NCAA. Cô bé
ấy được nhận vào học. Cô đạt được việc học đại học mà cô hằng mơ ước
và cố gắng phấn đấu từ nhiều năm qua. Và cô bé đã được tham gia thi đấu
nhiều nhất trong lịch sử nhà trường.
Vào một đêm nọ, cha cô gọi cô. "Cha đang bị bệnh, cưng ạ. Cha bị ung thư.
Không, con đừng nghỉ học và cũng không cần trở về nhà. Mọi việc sẽ tốt thôi
con. Cha yêu con lắm."
Sáu tuần sau người cha - thần tượng của cô bé – đã qua đời. Trước đó, cô
bé nghỉ học vài ngày để về an ủi mẹ và chăm sóc cha. Một đêm kia, trước
khi qua đời, cha cô gọi cô đến bên giường. Khi cô đến gần, người cha nắm
lấy tay cô và gắng sức nói "Rachel, con cứ tiếp tục ước mơ đi. Đừng để
ước mơ của con chết theo cha. Hứa với cha đi." ông nài nỉ. "Hứa đi con."
Trong những giây phút hiếm hoi còn được ở bên cạnh nhau đó cô bé trả
lời "Dạ con xin hứa với cha."
Những năm sau đó thật là nặng nề với cô bé. Cô phải luân phiên giữa
trường và ở nhà, nơi mẹ cô ở một mình với đứa trẻ mới sinh ra và ba đứa
con khác. Sự đau đớn mất cha mà cô cảm nhận được vẫn còn đó, giấu kín
trong lòng cô, vẫn chờ đến một lúc nào không ngờ tới được bùng nổ lên để
đánh quỵ cô.
Mọi thứ dường như càng ngày càng khó khăn hơn. Cô phải chống chọi với
sợ hãi, nghi ngờ và vỡ mộng. Khó khăn đã làm cho cô phải học mất 3 năm
mới đủ chứng chỉ cho một năm. Những giáo viên trong trường không tin nổi
rằng cô vượt qua được dù chỉ một học kỳ. Mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ
những lời cha cô "Rachel, hãy tiếp tục ước mơ. Đừng để ước mơ của con
chết theo cha. Nếu ước mơ của con đủ lớn, con có thể làm mọi việc. Cha
tin ở con." Và dĩ nhiên, cô luôn nhớ đến lời hứa của mình với cha.Cô bé đã
thực hiện được lời hứa và hoàn tất chương trình đại học. Cô phải mất đến 6
năm, nhưng cô không bỏ cuộc. Cô vẫn tiếp tục chơi bóng rổ vào những lúc
chiều xuống. Và nhiều lần tôi nghe cô nói với bạn bè "Nếu ước mơ đủ lớn,
những điều còn lại là chuyện nhỏ.”
 

Badamgiak23

Super V.I.P
2 đô la và 1 giờ
Một người cha đi làm về rất muộn, mệt mỏi và bực bội sau một ngày bận rộn
ở cơ quan. Ông vừa về đến nhà, đứa con trai năm tuổi đã ngồi chờ từ lúc
nào và hỏi:

- Bố ơi, con hỏi bố một câu được không?

- Được chứ, con hỏi gì - Ông bố đáp.

- Bố ơi, bố làm được bao nhiêu tiền một tiếng đồng hồ?

- Đó không phải là việc của con. Mà tại sao con lại hỏi một việc như thế
hả ? - Ông bố hết kiên nhẫn.

- Con muốn biết mà - đứa con nài nỉ.

- Nếu con cứ khăng khăng đòi biết, thì bố sẽ nói. Bố làm được hai đôla một
giờ đồng hồ.

- Ôi - đứa bé rụt rè hỏi - bố cho con vay một đôla được không?

Ông bố rất bực mình:

- Nếu lý do duy nhất con muốn biết bố làm được bao nhiêu tiền chỉ là để vay
mà mua mấy thứ đồ chơi vớ vẩn, thế thì mời con đi ngay vào phòng mình và
ngủ đi. Hãy nghĩ xem tại sao con lại ích kỷ đến thế! Bố làm việc vất vả cả
ngày, và không có thời gian cho những chuyện ấy đâu!

Đứa bé đi vào phòng đóng cửa. Ông bố ngồi xuống càng nghĩ càng cáu. Tại
sao đứa con lại dám hỏi mình một câu như thế chứ?

Một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, ông bố nghĩ có thể đứa con rất cần tiền để
mua một thứ gì đó, và nghĩ rằng mình đã quá nghiêm khắc với nó. Ông đi vào
phòng con:

- Con ngủ chưa?

- Chưa ạ, con còn thức! - cậu bé nằm trên giường đáp.

- Bố suy nghĩ rồi, có thể bố đã quá nghiêm khắc. Đây là một đôla cho con.

Cậu bé cầm lấy rồi thò tay xuống dưới gối, lôi ra thêm mấy tờ tiền lẻ nữa.

Ông bố thấy con có tiền từ trước lại cáu. Khi đứa con xếp thành một xếp
tiền ngay ngắn, ông bố càu nhàu:

- Tại sao con lại vay thêm tiền khi con đã có rồi?

- Vì con chưa có đủ ạ! - Bỗng đứa trẻ ngẩng lên vui sướng - Bây giờ thì con
có đủ rồi! Bố ơi, đây là hai đô la, con có thể mua một giờ trong thời gian của
bố không?
 

CongVoi

Super V.I.P
Hạt ngọc và ước mơ


Vào tuần cuối của năm học,thầy York dạy môn Khoa học triệu tập 20 học sinh lớp tôi lại để chào tạm biệt cuối năm.

Chúng tôi ngồi im lặng khi thầy vào lớp.Trông thầy vẫn như mọi khi với chiếc nơ nhỏ và cặp kính gọng sừng.Sau khi nói vài lời ,thầy đưa mỗi đứa chúng tôi mỗi đứa một hộp nhỏ màu trắng:"Bên trong-thầy nói-các em sẽ thấy một cánh hoa bạc có đính hạt ngọc trai ở giữa.Hạt ngọc đó tượng trưng cho tiềm lực của các em,là thứ mà các em cần trong bước đường tương lai.Bởi vì cát khi nằm trong vỏ trai sẽ biến thành hạt ngọc có giá trị rất lớn,và vì thế,mỗi em đang nắm trong tay hạt giống ươm mầm cho các giá trị tiềm tàng"....
Tôi cắn chặt môi để ngăn những giọt nước mắt sắp trào.Lời của thầy có ý nghĩa biết bao,nhưng với tôi,tất cả đã quá muộn,từ khi tôi biết mình mang thai.Tất cả đã kết thúc....Giấc mơ của tôi và của mẹ tôi đã tan thành mây khói bởi tôi đã làm hỏng cuộc đời sinh viên của mình trong giây phút yếu lòng....
Làm sao tôi có thể quên được sự hy sinh vô biên của mẹ với lòng mong mỏi duy nhất là tôi lấy được mảnh bằng đại học.Mỗi tuần mẹ chắt chiu gửi chút tiền cho chị Marianne và tôi.Đại học,chỉ có đại học là con đường giúp chúng tôi thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ của những người đào mỏ ở quê nhà Pennsylvania-mẹ tôi thường nói như vậy.Ký ức tuổi thơ khốn khó vẫn in đậm trong tâm trí tôi...Khi tôi ba tuổi ,cha tôi đã phải vào dưỡng trí viện vì bệnh lao phổi.Rồi vài năm sau,cha tôi xuất viện,sống vật vờ không làm được gì ,Mọi lo toan trong gia đình đều trông cậy vào đồng lương ít ỏi của mẹ.Từ những nỗi thống khổ,một giấc mơ đã nảy sinh trong tâm trí mẹ:chị Marianne và tôi nhất định phải vào được đại học...Và bây giờ...Thay vì sự tự hào ,tôi mang về gia đình sự nhục nhã.
Tôi và Dan cưới nhau,rồi Dan tiếp tục học đại học ,còn tôi phải nghỉ.Trước khi Dan tốt nghiệp tôi cho ra đời đứa con thứ hai.Sau đó,Dan nhập ngũ,tôi theo chồng dọn đến hết căn cứ này sang căn cứ khác.Đứa con thứ ba lại ra đời.Bảy năm sau,Dan xuất ngũ,kiếm được việc nhưng không đủ nuôi sống cả nhà nên tôi phải đi làm thêm phụ chồng.Làm đủ thứ nghề,tâm trí như cuồng lên với vô số nỗi lo toan.Đến lúc tôi lấy hạt ngọc ra ngắm nghía,lòng tự nhủ khi nhớ đến lời thầy York.Một đêm ,tôi trằn trọc khi nghĩ đến việc trở lại giảng đường,nhưng "mình đã 35 tuổi rồi còn gì...."
Mẹ hẳn đoán được những dằn vặt mà tôi đang chịu đựng bởi một hôm bà gọi điện:"Con có nhớ số tiền mà mẹ dành dụm cho con không?Nay vẫn còn nguyên đấy".Tôi thẫn thờ nhìn chăm chăm vào chiếc ống nghe....17 năm rồi mà mẹ vẫn còn nuôi giấc mơ đó....Cuối cùng 6 tháng sau,tôi ghi danh vào trường đại học gần nhà,học lớp Sư Phạm.Nỗi gian khổ trở nên nặng nề hơn tôi tưởng.Vừa phải lo chuyện gia đình,vừa phải cố gắng hết sức trong một lớp mà sinh viên không bằng nửa tuổi tôi với sức bật nhanh nhạy.
Một ngày tháng năm,sau khi tan học(vào giai đoạn năm nhất)tôi về nhà bật khóc,hoang mang không biết liệu lần này có theo hết chương trình đại học không.Đứa con gái đầu lòng đang chuẩn bị vào đại học vào đầu mùa thu này.Ngân sách gia đình eo hẹp.Chi tiêu cho việc học của hai đứa kế ngày càng tốn kém....Vài ngày sau đó,tôi tình cờ gặp vợ thầy York ở phòng mạch nha sĩ.Tôi kể với cô chuyện hạt ngọc và chuyện cố gắng trở lại giảng đường,nhưng gặp phải vô vàn khó khăn..."Tôi hiểu-cô York nói-thầy cũng bắt đầu vào đại học ở tuổi 50".Tôi lắng nghe,ngạc nhiên,nhất là khi cô kể về những nỗi khốn khổ mà thầy York chịu đựng khi quyết tâm theo đuổi đại học.Câu chuyện về thầy York khiến tôi trở nên mạnh mẽ và cứng rắn.Tôi theo nốt ba năm đại học còn lại...
Sau khi tốt nghiệp tôi dạy anh ngữ tại một trường trung học tại địa phương.Chính những năm tháng khốn khó đã cho tôi kinh nghiệm sống quý giá và phương pháp học cụ thể.Tôi đem sự hiểu biết đó vào lớp...Cuối năm thầy hiệu trưởng báo một tin làm tôi hết sức bất ngờ:tôi được đề cử vào danh sách các giáo viên dạy giỏi nhất tranh giải cấp quốc gia.Trong tờ tường trình,tôi kể lại câu chuyện hạt ngọc của thầy York đã ảnh hưởng đến tôi thế nào....Vào một ngày tháng chín,tôi nhận được danh hiệu cao quý đó.Thật thú vị là sau đó tôi và thầy York được báo chí mời phỏng vấn.Tôi gặp lại thầy,xúc động khi nghe thầy nói thầy sẽ nghỉ hưu vào năm tới.Thầy còn kể rằng ngày trước đã có lúc thầy nghĩ đến việc nghỉ học vì"tôi không tin vào tương lai,không tin vào chính mình...".Tôi hỏi thầy có phải khi đưa hạt ngọc thầy cũng không tin vào 20 đứa sinh viên lớp tôi.Thầy trả lời:"Không thầy đã xem 20 người với các đức tính như là những hạt ngọc giá trị".​
 

CongVoi

Super V.I.P
Một chuyện buồn



Một thầy giáo vừa chuyển đến cho chúng tôi một bức thư của một học trò cũ đang làm luận án tiến sĩ kinh tế ở Nga.

Người học trò ấy - chị Nguyễn Thị Kim Cúc - xưa là học sinh giỏi văn của thầy ở trường cấp II Thạch hà, Hà Tĩnh. Thư viết:

"Thầy ơi! Hè năm ngoái em có về thăm quê mà buồn lắm thầy ạ!...

Thầy có nhớ nữa không? Hồi thầy chủ nhiệm và dạy văn lớp 5 (tức lớp 6 bây giờ) trong một phòng tre nưa (gọi là lều thì đúng hơn) nhà rách vách nát, xiêu vẹo, nghiêng nghiêng như chực đổ xuống bất cứ lúc nào.

Em còn nhớ hồi đó cứ mỗi lần vào lớp, thầy lại nhắc: Cả lớp cẩn thận nhé, để phòng bức vách đổ là phải chạy ra cho nhanh...".

Eo ơi! Nghe giảng bài mà mắt cứ lliếc vào vách lớp học...

Thế rồi một hôm thầy ra đề cho chúng em một đề văn: "Em hãy tả lại ngôi trường quê em vào một buổi sáng mùa xuân". Hồi đó em là một trong những học sinh giỏi văn của lớp...

Em phóng bút bảy sắc cầu vồng ca vang nào là ngôi trương quê em mái ngói đỏ tươi, từ ngoài vào là cổng trường lộng lẫy, cột cờ cao vút, sân trường mênh mông, hồ bơi bãi tập, vườn sinh vật, vườn thực hành thí nghiệm...tất cả như thiên đường lộng lẫy và ...cảm thấy như người có lỗi, thiếu trung thực và lừa dối cả chính mình khi nghĩ về bài văn điểm 10 hồi đó...

Em thành thật xin lỗi thầy..."

Nhà giáo ưu tú ấy kể về bức thư với nỗi ngậm ngùi. Ông nói: "Tôi thật sự xót xa và nghĩ nhiều về cách dạy văn, đặc biệt là cách ra đề, cách chấm bài, cách nhìn cuộc sống...Tiêu chuẩn số một của văn chương là phải rất thật. Nhưng than ôi, nếu em Cúc học trò của tôi hồi đó mà tả thực ngôi trường rách nát xiêu vẹo của quê hương thì chắc chắn tôi sẽ cho điểm rất thấp".

Thật đau lòng cho thời gian dạy văn của tôi - người thầy giáo ngậm ngùi nói như vậy, như nói về một chuyện buồn không làm sao quên được.
 

CongVoi

Super V.I.P
Trượt đại học không có nghĩa là thất học, phải không?

Ước mơ của Nguyễn Mạnh Hùng sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ trở thành sinh viên một trường đại học nào đó đã không thành sự thật. "Trượt đại học, thật là một điều khủng khiếp!" - Đã có lúc, Hùng chán nản đến tuyệt vọng như thế. Nhưng rồi, sau bao trăn trở, cậu quyết định không tiếp tục ôn thi cho đỡ tốn kém mà sẽ học lấy một nghề. Với cậu, thành đạt không nhất thiết phải qua con đường đại học.

Đây là những lời kể của Hùng về quyết định của mình sau những ngày trằn trọc suy nghĩ. Câu chuyện giản dị và bình thường, nhưng cũng chẳng dễ có thể làm nổi, bởi nỗi ám ảnh "trượt đại học" đã từng luẩn quẩn không ít ngày trong cậu sau khi biết điểm thi.

"Cuối cùng rồi mình cũng phải tự quyết lấy. Quyết định dứt khoát "con sẽ không thi đại học" mãi cũng được gia đình, bạn bè ủng hộ. Sau nhiều ngày tìm hiểu, mình tìm đến trường Dạy nghề Hoa Sữa Hà Nội và học nghề làm bánh Âu. Có điều thú vị là trường đã miễn học phí cho mình khi biết mình là một ''Thanh niên nghèo vượt khó''.

Ngày mới vào lớp, mình đã phải cố gắng rất nhiều. Được thầy cô chỉ bảo và bạn bè giúp đỡ, mình tiến bộ rất nhanh và luôn đứng đầu lớp. Mình còn được nhận học bổng 200.000 đ/tháng. Trường đã tạo điều kiện cho mình và các bạn thoải mái sáng tạo, tự đưa ra ý tưởng cho các kiểu bánh. Trong kỳ thi học kỳ, mình còn được nhà trường khen thưởng cho công thức chế biến một loại bánh mới.

Sau khi kết thúc khoá học, mình đã xin vào tiệm bánh Hoàng Gia. Ban đầu, cô chủ tiệm còn e ngại tay nghề của mình (bởi khi đó mình mới 19 tuổi). Mình quyết định xin làm thử. Nếu hỏng, mình chịu hoàn toàn phí tổn. Hồi hộp lắm, và cũng hơi run nữa, nhưng mình vẫn quyết tâm làm. Mẻ bánh làm thử hôm đó đã bán hết veo, vậy là cô chủ nhận mình luôn''.

Sau gần một năm làm việc, giờ thì Hùng đã trở thành bếp trưởng của tiệm bánh Hoàng Gia (136 Cầu Giấy, Hà Nội) với mức lương hơn 1 triệu đồng một tháng. Ngoài ra, Hùng còn nhận làm bánh theo đơn đặt hàng cho một số khách sạn, nhà hàng, nên thu nhập cũng kha khá. "Ước mơ của mình là được đi học ở nước ngoài để nâng cao tay nghề. Mình đã tưởng không đỗ đại học là chấm hết. Nhưng giờ thì, đấy, trượt đại học không có nghĩa là thất học phải không?" - Hùng nói, đôi mắt cười trong veo.
 

CongVoi

Super V.I.P
Lời hứa danh dự.

Ngay từ khi còn học mẫu giáo, các giáo viên trường tôi đã được chứng kiến hậu quả của những cơn giận do căn bệnh nghiện rượu của mẹ tôi gây ra. Ngay trong năm học đầu tiên, các thầy cô đã nhẹ nhàng dò hỏi tôi về những bộ quần áo sờn cũ bị rách, về mùi hôi khó chịu từ cơ thể tôi, về vô số những vết bầm tím và vết bỏng trên cánh tay tôi, cũng như lý do tại sao tôi lại tìm thức ăn trong thùng thức ăn thừa của trường. Rồi một ngày kia, cô Moss, cô giáo dạy lớp hai của tôi, đã đến gặp thầy hiệu trưởng của trường và xin thầy cố gắng giúp tôi. Thầy hiệu trưởng miễn cưỡng đồng ý can thiệp và sáng hôm sau thầy và mẹ tôi có một buổi nói chuyện riêng. Kể từ đó tôi không còn gặp lại cô Moss nữa.

Ngay sau đó, tình trạng của tôi ở nhà càng trở nên tồi tệ hơn. Tôi buộc phải sống và ngủ trong gara dưới nhà, bị sai làm công việc nhà như nô lệ, và không được ăn nếu như không làm xong công việc theo đúng thời gian mà mẹ tôi đặt ra. Thậm chí bà còn đổi tên của tôi từ "David" thành "nó", và đe dọa sẽ phạt nặng bất cứ ai trong số em tôi nếu chúng dám lén đưa thức ăn cho tôi hay mở miệng gọi tên tôi là "David", thậm chí chỉ nhìn tôi chúng cũng không được phép.

Những người duy nhất có thể cho tôi nơi trú ẩn an toàn chính là các thầy cô. Dường như thầy cô luôn cố gắng đem lại cho tôi cảm giác mình là một đứa trẻ bình thường, và vì vậy tôi luôn trân trọng bất kỳ lời khen ngợi nào của thầy cô. Những va chạm nhỏ tình cờ khi thầy cô đi ngang qua tôi hay những lúc thầy cô cúi người xuống để xem bài làm của tôi cũng khiến tôi cảm thấy được gần gũi và yêu thương. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, khi tôi ngồi run lên vì lạnh trong gara, tôi đã nhắm mất lại, thở thật sâu và cố hình dung ra khuôn mặt của thầy cô. Và chỉ khi nào hình dung ra được nụ cười của thầy cô thì lúc đó tôi mới tìm thấy được cảm giác ấm áp trong lòng mình.

Vài năm sau, vào một buổi chiều thứ sáu, tôi bỗng cảm thấy như mình không còn có thể chịu đựng thêm được nữa. "Thế là tôi lao ra khỏi lớp học và chạy vào phòng tắm, đập nắm tay nhỏ xíu đỏ bầm của mình vào bức tường một cách tuyệt vọng trong khi nước mắt cứ tuôn rơi. Tôi cảm thấy quá thất vọng vì trong nhiều tháng liền tôi không còn mơ thấy được những thầy cô giáo cứu tinh của tôi. Tôi đã tin tưởng một cách tuyệt vọng rằng bằng cách nào đó thầy cô đã cứu vớt cuộc đời tôi. Nhưng giờ đây khi không còn có sức mạnh bên trong để dựa vào, tôi cảm thấy lòng mình vô cùng trống rỗng và đơn độc. Vào cuối buổi chiều hôm đó, khi tất cả các bạn vui mừng chạy vội về nhà hoặc lao ra sân chơi, mắt tôi và thầy chủ nhiệm bất chợt gặp nhau. Tôi nhìn chằm chằm vào thầy một cách thách thức. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi tôi có cảm giác như đôi mắt thầy hiểu rõ được nỗi đau khổ tột cùng mà tôi dang phải trải qua. Tôi nhìn tránh đi nơi khác và kính cẩn cúi đầu chào thầy trước khi bước ra khỏi lớp.

Vài tháng sau, không biết vì lý do gì bốn thầy cô giáo của tôi và thầy hiệu trưởng quyết định báo cho chính quyền biết về hoàn cảnh của tôi. Ngay lập tức tôi được đưa ra khỏi nhà và đặt dưới sự giám hộ của một gia đình khác. Trước khi tôi rời trường, toàn bộ các thầy cô lớp tôi, từng người một, đã quỳ xuống ôm lấy tôi. Tôi thấy được sự sợ hãi trong ánh mắt họ. Tôi chợt nhớ đến số phận của cô Moss và chỉ muốn tan biến đi khỏi cuộc đời này để không mang lại thêm những rắc rối gì cho các thầy cô.

Cũng như mọi khi, cảm nhận được nỗi lo sợ trong tôi, thầy cô lại ôm tôi vào lòng và tạo nên một lá chắn vô hình bảo vệ tôi khỏi mọi thương tổn. Mỗi lần được ôm vào lòng, tôi lại nhắm nghiền mắt lại và cố giữ khoảnh khắc này mãi mãi. Tôi nghe tiếng của ai đó thì thầm bên tai mình: "Đây là chuyện mà thầy cô phải làm cho dù hậu quả như thế nào. Nếu như thầy cô có thể làm được một điều gì dó để giúp cuộc đời của một học trò được thay đổi và tốt đẹp hơn... thì đó chính là ý nghĩa thật sự của nghề giáo". Một cảm xúc mãnh liệt dâng trào trong tôi khiến tôi đứng như tê dại. Tôi hứa trong nước mắt với các thầy cô rằng tôi sẽ không bao giờ quên thầy cô và sẽ cố gắng hết sức để một ngày nào đó sẽ trở thành niềm tự hào của thầy cô.

Kể từ đó, không ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ về những vị cứu tinh của mình. Hai mươi năm sau, tôi quay về trường xưa để giới thiệu quyển sách "Có một đứa trẻ bị gọi là Nó" mà tôi viết để dâng tặng cho thầy cô nhân kỷ niệm 20 năm ngày cuộc đời tôi được giải thoát. Tối hôm đó trong hội trường ngồi kín người, trước mặt các thầy cô của mình, tôi đã khóc khi phát biểu: "Khi còn là một học sinh, em đã nhận ra rằng nhà giáo chỉ có một mục dịch duy nhất: đem lại niềm vui cho một đứa trẻ và hướng em đến một cuộc sống tươi đẹp hơn. Trong trường hợp của em, chính thầy cô đã bất chấp rủi ro có thể bị mất việc để cứu vớt cuộc đời một đứa trẻ bị gọi là "nó". Em sẽ mãi mãi không quên tấm lòng hết mình vì học trò và hành động dũng cảm của thầy cô. Hai mươi năm trước, em đã hứa với các thầy cô một điều. Và hôm nay em thực hiện lời hứa đó. Đối với em, đó không phải là việc thực hiện lời hứa dối với những người đã thay đổi số phận cuộc đời em, mà đơn giản chỉ là vấn đề danh dự."
 

CongVoi

Super V.I.P
Biết và không biết

Chuyện kể rằng có một đứa học trò ngỗ nghịch đã hỏi thầy giáo đường đến thiên đàng dài bao xa.

- Rất tiếc, tôi không biết - người thầy trả lời.
Nghe thế, đứa học trò cất giọng hỗn xược:

- Không biết ư? Thế tại sao người ta phải trả tiền cho thầy về điều thầy không biết?

- Nếu tôi được trả tiền cho những gì tôi không biết thì có lẽ tôi đã giàu to rồi. Tuy nhiên, người ta chỉ trả tiền cho một số rất ít kiến thức mà tôi biết được!
 

CongVoi

Super V.I.P
Hãy vui mừng


- Hãy vui mừng vì bạn chưa đạt được tất cả những điều mình mong muốn. Nếu không cuộc sống còn gì để bạn trông đợi và hi vọng

- Hãy vui mừng vẫn còn nhiều điều bạn chưa biết. Nếu biết hết mọi điều, bạn chẳng còn gì để học hỏi nữa.

- Hãy vui mừng vì bạn còn có nhiều nhược điểm, nếu không bạn sẽ chẳng còn cơ hội để tiến bộ và hoàn thiện bản thân.

- Hãy vui mừng ngay cả khi bạn gặp lỗi lầm. Nhờ những sai phạm ấy mà bạn có được bài học quý giá để trưởng thành hơn.

- Hãy vui mừng khi bạn phải luôn đối đầu với thử thách. Nếu cuộc sống của bạn không có bất kỳ thử thách nào thì bạn chẳng có cơ hội thể hiện bản lĩnh và tích cách của mình.

- Hãy vui mừng cả trong những lúc bạn mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi nghĩa là bạn đang còn có công việc để làm.
 

CongVoi

Super V.I.P
Cô không bao giờ chọn em cuối cùng!

"Tiến sĩ Carr, có phải cô đó không? Có thực sự là cô đó không? ". Từ chỗ tôi đang đứng trong tiệm sách, tôi quay đầu lại và nhìn thấy một chàng trai tóc màu nâu nhạt, rắn rỏi, dễ nhìn, cao khoảng một mét tám mươi. đang tươi cười gọi tôi:"Tiến sĩ carr, là em đây mà, Gibby đây". Nhìn gần hơn một chút, và tôi biết tôi sẽ nhận ra đôi mắt đó ở bất cứ nơi nào: đôi mắt màu xanh da trời trong suốt, nghiêm nghị và mạnh mẽ. Đúng thật là Gibby của tôi rồi! Gibby cúi xuống ôm chầm lấy tôi, cô hiệu trưởng tiểu học của cậu ngày nào. Gibby làm tôi nhớ về một cậu bé nhút nhát, hơi quá cân, được chuyển về trường tôi năm cậu học lớp năm.

Đó là một cậu bé im lặng và khép kín. Cũng như những học sinh khác khi mới chuyển trường, Gibby đã có một khoảng thời gian khó khăn trong những tháng đầu. Vài đức con trai thường hay trêu chọc Gibby về sự thiếu năng động của cậu trong giờ học thể thao. Gibby thiếu khả năng phàn đoán và thường không theo kịp chúng bạn. Cậu bé hay bị vấp ngã vì tuột dây giày. Điều đó xảy ra thường xuyên đến nỗi mọi người chẳng lây làm gì lạ. " Em nên cột chặt dây giày lại" - Tôi luôn nhắc nhở cậu bé mỗi khi tựa cửa nhìn lũ trẻ chuẩn bị bước vào một trò chơi mới. " Vâng thưa cô, tiên sĩ Carr!" Gibby thường trả lời tôi theo cách trịnh trọng như vậy. Tôi thây cứ mỗi lần chia phe, cậu bé Gibby luôn bị các bạn bỏ lại một mình. Chẳng ai đếm xỉa đến cậu ấy cả. Gibby tội nghiệp đứng buồn xo, im lặng, rồi như chợt nhớ đến lời dặn của tôi, cậu liếc xuống nhìn đôi giày...

Có lần tôi đi ra sân nói: Tại sao Cô chẳng bao giờ được chọn phe cả?! Cô có thể tham gia được không? Lũ trẻ ngạc nhiên vô cùng, cả nam lẫn nữ cùng phá lên cười, và trả lời: Được rồi tiến sĩ Carr, đến lượt cô đấy! Tôi gọi tên vài đứa, và đến lượt đứa thứ 5 hay thứ 6 gì đó, tôi gọi Gibby và thêm vài đức trẻ khác - Những đứa ít khi nào được bạn bè gọi chung vào một đội. Đội của tôi có thể là dội không chơi thật xuât sắc lắm, nhưng chắc chắn là đội chơi hăng say, quyết đoán và đoàn kết nhất.

Vào khoảng mùa xuân, tôi tổ chức những buồi chạy bộ cho tất cả các cô cậu học trò nào muốn " làm gọn lại những cơ bắp lỏng lẻo" sau kỳ nghĩ đông lười vận động. Các cô học trò nữ rất hăng hái tham gia chương trình này. vài cậu con trai cũng đăng ký cho thêm phần xôm tụ, Gibby là một trong số đó. Chúng tôi bắt đầu đi bộ xung quanh sân trường lớn. Tôi dẫn đầu cả nhóm và Gibby dần tụt lại phía sau.Xem ra cậu ta bị hụt hơi nên thở dốc. Lại nữa, dây giày thỉnh thoảng còn bị tuột nên trông Gibby luống cuống đến tội nghiệp. Khi cả nhóm đi được một vòng, chúng tôi đã vượt qua Gibby. Tôi gọi cậu và động viên: tốt lắm Gibby, cô gắng lên, em sẽ theo được mà! Nhưng kìa, em nên cột chặt dây giày lại! - Vâng thưa cô, tiên sĩ Carr! cậu bé trả lời, thở hổn hển, nhưng cố giữ khuôn mặt tươi vui. Sau một tháng, Gibby giảm được vài cân và không còn thở dốc nhiều nữa. Cậu bé vẫn còn bị vấp ngã vì dây giày nhưng đã theo kịp nhóm dễ dàng hơn. Vào khoảng tuần thứ 5, số học trò nam tham gia chạy bộ đã tăng lên bằng với số học trò nữ. Tôi không tin là đột nhiên lũ con trai lại quan tân đến sức khỏae và dáng vóc của mình, mà có lẽ vì các cậu không muốn bị lép vế trườc các " yểu điệu thục nữ" đấy thôi!

Chúng tôi tăng thêm giờ và chuyển địa điểm tập vào sân vận động. Gibby luôn luôn có mặt ở đó, đứng ở cuối hàng, vươn vai, cúi người, nâng tạ, đá cao.. luôn nghiêm túc, gibby không bao giờ bỏ nữa chừng và viên lý do để trốn tránh. Cậu luôn cố gắng hơn người khác và sự kiên trì đó khiến tôi khâm phục. Gibby dần tự tin hẳn lên và cười nói nhiều hơn. Cậu ta không còn là " tên lính mới" và đã bắt đầu có vài người bạn thân. Và bây giờ, sau ngần ấy năm trời, chúng tôi lại gặp nhau torng hoàn cảnh này. gibby bé nhỏ của tôi ngày nào đã cao vượt hẳn tôi.

- Em đang làm gì ở đây thế, Gibby? Cô nghe nói là em đã dọn đi Georgia rồi mà?

- Vâng thưa cô, em đang ở Atlanta, em đang làm giám đốc chi nhánh của một công ty thiết lập phần mềm. Em đang trong kỳ nghĩ về thăm mẹ của em.

- Tốt đấy, trông em thật khỏe mạnh và hạnh phúc đấy, Gibby.

- Vâng, em đang rất hạnh phúc, tiến sĩ Carr ạ. Em vẫn hay nghĩ về cô. Cô có biết không, hồi đó việc chuyển trường và sinh sống ở một thành phố mới đã gây cho em rất nhiều khó khăn. Nhưng cô luôn tốt với em.

- Cảm ơn em, nhưng cô cũng có làm gì đáng kể đâu nào?

-không phải đâu, cô ạ. Cô đã làm cho em rất nhiều, cô luôn tươi cười, cô khiến cho em thấy vui và muốn đến trường. Gibby nói tiếp - Em không bao giờ quên cai lớp tập thể dục của cô. Cô thật sự đã làm cho chúng em thích vận động và xích lại gần nhau... Và cậu cưởi thật tươi, hỏi tôi: Nhưng tiến sĩ Carr này, Cô biết em nhớ cô nhất về điều gì không?

- Cô không biết đâu Gibby.

-ồ! cậu ta trả lời và nhìn thẳng vào mắt tôi - Đó là mồi khi cô chọn phe, cô không bao giờ chọn em cuồi cùng cả!

-Đương nhiên là không rồi Gibby, em là một tong những người chơi quyết liệt nhất mà, phải không?

Chúng tôi ôm nhau một lần nữa. Trong xúx động cậu ta nói:- Em đã lập gia đình rồi, tiến sỉ Carr.Cô ấy rất dễ thương và luôn vui cười- về điểm này thì cô ấy rất giồng cô. Và điều tốt nhất của cô ấy là, trong tất cả những ngưởi mà cô ấy lựa chọn, cô ấy đã chọn em. Cô ấy đã chọn em đầu tiên.

Tôi thấy măt mình nhòa đi. Tôi cúi xuống để tránh cái nhìn của cậu ấy và tự trấn tỉnh lại. Và lúc đó tôi nhìn thấy đôi giày của Gibby " Này, cột chặt dây giày lại" tôi thì thầm và lau nườc mắt. - Vâng thưa cô, tiến sĩ Carr. Cậu trả lời rồi nhoẻn miệng cười. nụ cười đáng yêu của cậu bé ngày nào.
 

CongVoi

Super V.I.P
Ngọn nến thứ tư

Trong một căn phòng. Bầu không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn nến. Cây nến thứ nhất than vãn: "Ngọn lửa của ta là biểu tượng của sự thái bình, hòa thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người, thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ". Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.

Ngọn nến thứ hai vừa lắc lư vừa kể lể: "Ta là Niềm tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên kẻ thừa thải, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống chạy theo thời không cần tới niềm tin". Nói rồi ngọn nến từ từ tắt, tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc". "Ta là Tình yêu - ngọn nến thứ ba nói - Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng nữa. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quênluôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt nhất của mình". Dứt lời phẫn nộ, ngọn lửa vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm tận góc xa vẵn tiếp tục phát ra ánh sáng, nhấp nháy như ngôi sao độc nhất giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: "Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa bình. Niềm tin. Tình yêu phải luôn tỏa sáng tới cùng kia mà!". Cây nến thứ tưnãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng lên tiếng đáp lời cô gái: "Đừng lo. Tôi là Hy vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mỏng manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa bình, Niềm tin và Tình yêu".

Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư - Hy vọng - thắp sáng trở lại các cây nến khác.
 

CongVoi

Super V.I.P
Chúng tôi là những thằng ngu

Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.
Khi tôi bước tới lớp, tôi nghe thấy tiếng bàn ghế gãy. Trong một góc phòng tôi thấy một học sinh đang đè một đứa khác xuống sàn nhà. "Nghe này, thằng ngu kia!" đứa nằm dưới hét lên. "Tao cóc thèm để ý đến con em gái của mày đâu!"

"Mày đừng có đụng vào nó, mày nghe tao chứ?" đứa ở trên hăm dọa.
Tôi yêu cầu chúng không đánh nhau nữa. Bất ngờ cả 14 cặp mắt nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi biết trông tôi không có vẻ gì là thuyết phục cho lắm. Cả hai tên gườm gườm nhìn nhau và nhìn tôi rồi đi từ từ về chỗ ngồi. Vào lúc đó, giáo viên phòng bên cạnh ló đầu vào phòng, hét bọn học trò của tôi ngồi vào chỗ, im lặng và nghe lời tôi. Tôi cảm thấy mình thật bất lực.
Tôi cố gắng dạy theo giáo trình đã soạn nhưng chỉ gặp những khuôn mặt gườm gườm cảnh giác đề phòng. Khi hết giờ, tôi giữ cậu học trò đã gây ra vụ đánh nhau. Cậu ta tên là Mark. "Thưa cô, không nên phí thời gian với tụi em," cậu ta nói. "Tụi em là những thằng ngu." Và Mark rời khỏi phòng.
Lặng người đi, tôi rơi mình xuống ghế và bắt đầu suy nghĩ xem tôi có nên trở thành giáo viên hay không. Có lẽ cách giải quyết tốt nhất là nên từ bỏ? Tôi tự nhủ sẽ cố một năm rồi sau khi tôi lập gia đình vào mùa hè tới tôi sẽ làm điều gì đó có ích hơn.
"Tụi nó quậy cô phải không?" Đó là người giáo viên đã vào lớp tôi lúc nãy. Tôi gật đầu.
"Đừng có suy nghĩ nữa," anh ta nói. "Tôi dạy chúng trong những lớp phụ đạo vào mùa hè, và hầu như chắc chắn tụi nó sẽ không tốt nghiệp nổi. Đừng có phí thời gian với bọn này."
"Ý anh là sao?"
"Chúng sống trong những túp lều ngoài đồng. Chúng là những lao động nay đây mai đó. Chúng chỉ đến trường khi chúng thích thôi. Đứa trẻ thứ hai đã quấy rối em gái của Mark khi chúng đi hái đậu chung. Tôi đã phải la chúng vào bữa trưa. Cứ phải giữ chúng im lặng và làm việc. Nếu chúng gây ra điều gì, cứ kêu tôi."
Khi tôi lấy đồ ra về. Tôi không thể nào quên được hình ảnh khuôn mặt của Mark khi cậu ta nói "Chúng em là những thằng ngu." Thằng ngu. Từ này cứ vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định tôi phải làm điều gì đó thật mạnh mẽ.
Vào buổi chiều hôm sau tôi bảo với người đồng nghiệp của tôi đừng vào lớp tôi nữa. Tôi cần điều khiển những đứa trẻ này theo cách của tôi. Tôi quay lại lớp và nhìn vào mắt từng học sinh. Rồi tôi bước tới bảng và viết ECINAJ.
"Đó là tên của tôi," tôi nói. "Các em có thể nói cho tôi biết đó là gì không?"
Bọn trẻ nói rằng tên của tôi "kỳ cục" và chúng chưa bao giờ thấy một cái tên như vậy. Tôi lại bước tới bảng và viết chữ JANICE. Nhiều đứa nhỏ bật kêu lên và chúng nhìn tôi vui vẻ.
"Các em nói đúng, tên của tôi là Janice," tôi nói. "Tôi bị thiểu năng đọc, nghĩa là chứng đọc khó. Khi tôi bắt đầu đi học, tôi không thể viết tên của tôi chính xác. Tôi không thể đọc chữ và các con số thì bay mất tiêu khỏi đầu tôi. Tôi bị đặt biệt danh "Đứa ngu". Đúng vậy đó - Tôi đã từng là một "đứa ngu". Bây giờ tôi vẫn còn cảm giác được những âm thanh khủng khiếp đó và sự xấu hổ của mình."
"Vậy sao cô thành giáo viên được?" một đứa trẻ hỏi.
"Vì tôi ghét những biệt hiệu đó và tôi không ngu si và tôi rất ham học. Lớp học của chúng ta cũng vậy. Nếu các bạn thích biệt danh "thằng ngu", các bạn không cần ở đây. Hãy đổi qua lớp khác. Không có ai ngu ở trong lớp này."

"Tôi sẽ không dễ dàng với các em," tôi tiếp tục. "Chúng ta sẽ làm việc và làm cho tới khi các em nắm bắt được. Các em sẽ tốt nghiệp và tôi hy vọng một số em sẽ vào được đại học. Đó không phải là chuyện tếu - đó là một lời hứa. Tôi sẽ không muốn nghe từ "ngu" một lần nào nữa. Các em có hiểu không?"
Bọn trẻ dường như ngồi nghiêm chỉnh hơn.
Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và tôi bắt đầu thực hiện được một phần lời hứa. Đặc biệt Mark là một đứa trẻ rất thông minh. Tôi đã nghe cậu ta nói với một đứa khác "Cuốn sách này rất hay. Chúng tớ không đọc sách trẻ con ở đây." Cậu đang cầm cuốn sách "To Kill a Mockingbird".
Tháng ngày trôi qua, và sự tiến bộ thật tuyệt vời. Một ngày kia Mark nói với tôi "Mọi người vẫn nghĩ chúng em ngu vì chúng em hay nói sai ngữ pháp." Đó là thời điểm tôi chờ đợi. Từ lúc đó chúng tôi học chuyên sâu về ngữ pháp, bởi vì bọn trẻ muốn thế.
Tôi thật sự tiếc nuối khi thấy tháng Sáu tới, bọn trẻ đang muốn học thật nhiều. Tất cả học trò đều biết tôi sẽ lập gia đình và dời đi xa. Tôi thấy rõ bọn trẻ xúc động mỗi khi tôi nhắc đến điều đó. Tôi vui vì thấy chúng yêu mến tôi nhưng lại sợ rằng chúng sẽ buồn giận khi tôi ra đi.
Vào ngày cuối cùng của năm học, khi tôi đến trường, thầy giám thị gọi tôi khi tôi vừa bước vào cổng trường. "Xin cô vui lòng đi theo tôi," ông nói một cách nghiêm khắc. "Có chuyện trong phòng học của lớp cô." Ông thẳng bước đi về hướng lớp học. Điều gì đây? Tôi lo lắng.
Thật tuyệt vời! Bọn trẻ đã lấy sơn phun lên từng góc tường những bông hoa, từng bó hoa trên bàn mỗi đứa và một bó hoa lớn trên bàn tôi. Bọn trẻ làm thế nào mà được nhỉ? Tôi suy nghĩ. Hầu hết bọn chúng đều rất nghèo đến mức phải xin trường trợ cấp cho quần áo ấm và thức ăn.
Tôi bật khóc, và bọn trẻ khóc theo tôi.
Sau đó tôi mới được biết bằng cách nào bọn chúng làm được như vậy. Mark làm thêm trong một tiệm bán hoa vào cuối tuần đã thấy rất nhiều phiếu đặt hàng của các lớp khác. Cậu ta đã kể lại cho bạn bè nghe. Quá kiêu hãnh để có thể chấp nhận bị coi là "nghèo", Mark đã hỏi người chủ tiệm xin những bông hoa dư còn lại. Rồi cậu đến nghĩa trang kể về một giáo viên đang chuẩn bị đi xa. Người ta đã giữ lại cho cậu những giỏ hoa.
Đó không phải là điều cuối cùng bọn trẻ làm cho tôi. Hai năm sau, cả 14 học sinh đã tốt nghiệp, và 6 đứa đã đạt học bổng vào đại học.
Hai mươi tám năm sau, tôi đang dạy ại một trường rất nổi tiếng không xa nơi trường cũ. Tôi được biết Mark đã lập gia đình với người cậu yêu từ đại học và trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi. Và thật bất ngờ, ba năm trước đứa con trai của Mark đã lại học trong lớp tôi dạy.
Đôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi dạy. Nghĩ đến việc tôi muốn bỏ nghề để làm điều gì đó tốt hơn!
 

CongVoi

Super V.I.P
Một Bài Học Quý Giá Hơn

Dịu dàng, thân thiện, quyến rũ, thông minh. Đấy là tóm lượt những tính cách của Julie, cô là một trong những học sinh chính quy mà tôi rất thương ở lớp phát triển nhân cách thuộc trường Đại học Nebraska.

Julie là một học sinh vui tính và chăm chỉ. Tôi nhớ vào một ngày của mùa thu 1976, Julie đã bước lên trước lớp sau giờ học để hỏi tôi những thắc mắc cho kỳ thi tuần sau, trong khi đó các bạn bè cô thì vội vã rời khỏi lớp học để đi dạo và hít thở khí trời mùa thu dịu êm. Rõ ràng cô bé đã học tập rất nghiêm túc. Một số sinh viên khác nghe cô đặt câu hỏi với tôi cũng đã ở lại và tham gia vào câu chuyện của chúng tôi. Cá tính vui vẻ và lối nói chuyện quyến rũ của cô bé đã dành được cảm tình của rất nhiều người. Nhưng, Julie chẳng bao giờ có mặt để tham gia dự kì thi được nữa. Ngay sau ngày cô hỏi bài tôi, Julie đã bị một xe tải chở bê tông đụng phải khi cô đạp xe qua ngã tư. Tôi sửng sốt khi hay tin Julie đã nằm bất tỉnh trong bệnh viện gần trường, vậy mà chỉ cách đây vài giờ đồng hồ, cô còn trò chuyện, cuời đùa và bàn về những kế hoạch trong tương lai với bạn bè kia đấy? Mấy phút trước khi xảy ra tai nạn, Julie đã gọi điện thoại cho mẹ. Đây là thói quen hằng ngày của cô. Mẹ cô kể lại cuộc nói chuyện cuối cùng đó: Julie đã kể cho tôi biết rằng nó đã thấy một bộ đồ rất dễ thương trong một tiệm gần trường. Tôi đã bảo nó nếu thích thì cứ mua đi. Và nó quyết định đạp xe đạp đến tiệm vì nó bảo nếu nó lái xe hơi đến thì lát nữa quay về nó sẽ không có chỗ đậu xe. Và tai nạn xảy ra gần khu ký túc xá nữ mà nó đang ở. Khi hay tin tai nạn xảy ra với cô học trò cưng, trong đầu tôi như có tiếng gào: "Em không thể chết được Julie! Em là niềm mơ ước và tự hào của biết bao thầy cô và các bậc cha mẹ. Em sẽ còn được ban tặng nhiều thứ".
Các y tá lặng lẽ ra vô phòng Julie, cha mẹ cô đứng chết lặng phía ngoài phòng cấp cứu. Rồi một bác sĩ phụ trách chính ca cấp cứu của Julie bước đến bên cha mẹ Julie, ông hắng giọng và nói với gia đình em: "Julie của quý vị khó qua khỏi. Còn vài tiếng nữa thôi!" Rồi sau đó ông hỏi một cách nhẹ nhàng: "Liệu gia đình có muốn hiến một số cơ quan của Julie không ạ ?"

Cũng vào lúc này ở một bang lân cận, cô Mary đang nhường người ra phía trước, cô cố đưa mắt nhìn vào bên trong căn phòng nhỏ hơi bừa bộn, cô dõi mắt theo dõi từng cử động nhỏ của đứa con lên hai tuổi. Cô đang cố ghi nhớ mọi thứ để sau này khi hoàn toàn bị mù rồi cô vẫn còn có cái để mà hồi tưởng. Đôi mắt cô Mary sắp hỏng hoàn toàn. Và cách đó không xa, anh John đã trải qua gắn 6 giờ đồng hồ bên máy lọc máu. Anh đang đọc truyện cho hai đứa con trai nghe trong khi cơ thể bất động của anh được nối với một quả thận nhân tạo có chức năng duy trì sự sống cho anh. Và các bác sĩ đưa ra lời tiên đoán không lấy gì làm khả quan rằng: "Anh chỉ còn có mấy tuần thôi". Lúc này niềm hy vọng duy nhất của gia đình anh là một cuộc cấy ghép thận.

Trong khi đó tại bệnh viện Lincoln Nebraska, Cha mẹ Julie đang đau khổ vì sắp mất con nhưng họ vẫn suy nghĩ nghiêm túc về lời đề nghị của bác sĩ. Họ nhớ lại có lần đứa con gái có nước da ngăn đen và đôi mắt nâu của họ đã từng bộc lộ rằng nó muốn được hiến tặng cơ thể cho khoa học nữ nếu một ngày kia nó phải chết. Họ yên lặng trao ánh mắt cho nhau, trong mắt họ ánh lên nỗi đau đớn tột cùng. Và rồi họ quay sang bác sĩ và nói: "Vâng, Julie luôn giúp đỡ mọi người khi nó sống. Chắc chắn nó cũng muốn làm thế khi chết".

Chỉ 24 tiếng động hồ sau, May được thông báo cô sẽ nhận được đôi mắt của Julie và anh John sẽ nhận quả thận của Julie. Còn những bộ phận khác sẽ mang lại cuộc sống và ánh sáng cho những bệnh nhân đang xếp hàng chờ. Julie qua đời ngay sau buổi tiệc sinh nhật lần thứ 20. Vậy mà đã 24 năm rồi. Con bé ra đi và để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong chúng tối. Mẹ Julie, giờ đã 70 tuổi, tâm sự với tôi: "Không có cái gì - quả thật chẳng có gì- đau đớn bằng khi con bạn ra đi. Trái tim của bậc làm cha làm mẹ cứ mãi nhói đau mỗi khi ngày sinh nhật của con đến, mỗi khi mùa hè đến. Và tim chúng tôi quặn thắt lên cả ở từng mốc thời gian quan trọng của con: năm con bé lẽ ra sẽ tốt nghiệp đại học, năm con bé lẽ ra sẽ kết hôn, lẽ ra con bé sẽ có con". Bà dừng lại, hít một hơi thở sâu và nói tiếp: "Mỗi lần nhớ lại rằng Julie đã đem lại ánh sáng và sự sống cho nhiều người khác, điều đó đã xoa dịu phần nào nỗi đau trong chúng tôi." Giọng bà lạc hẳn đi, nhưng bà vẫn tiếp: "Thầy và các bạn bè khác của Julie đều là những người rất quan trọng đối với nó. Những bài giảng của thầy đã tác động mạnh mẽ đến con bé và chính thầy cũng luôn nhắc nhở chúng tôi nhớ rằng tình cảm mình dành cho con và tình cảm Julie dành cho mọi người vẫn còn sống mãi".

Là một trong những giáo viên ở bậc đại học của Julie, tôi tin rằng mình cũng đã đóng góp một phần nhỏ trong việc dạy dỗ Julie nên người - từ cách cư xử đến cách sống. Nhưng ngược lại, cô bé và gia đình cô bé đã dạy tôi một bài học quý giá hơn: đón nhận cái chết như thế nào.
 

CongVoi

Super V.I.P
Món Quà Vô Giá

Paul là một trong những học sinh tôi quý nhất, nhưng lại không phải là một trong những học trò giỏi của tôi. Một ngày nọ, Paul bước vào phòng tôi và hỏi:

"Thưa thầy, câu nói mà thầy ghi trên bảng tin có đúng hay không ạ? Hay thầy viết ra chỉ vì nó nghe có vẻ bóng bẩy".

"Câu nói nào?", tôi hỏi lại mà không rời mắt khỏi chiếc bàn giấy của mình.

"Thưa thầy, đó là câu: Nếu chúng ta nhận thức được và tin tưởng vào một điều gì đó, chúng ta sẽ đạt được nó."

Tôi ngẩng mặt lên nhìn Paul rồi trả lời: "Tác giả của câu danh ngôn này, ông Napoleon Hill, đã viết ra nó sau nhiều năm tìm hiểu cuộc sống của những bậc vĩ nhân và phát hiện ra rằng chính niềm tin vào câu châm ngôn trên là điểm chung của tất cả họ".

"Ý của thầy là nếu như em có ý tưởng và tin vào nó thì em có thể thực hiện được ý tưởng đó?", Paul hỏi tôi với một xúc cảm mãnh liệt khiến tôi hoàn toàn bị cuốn hút.

"Theo những gì mà thầy đã chứng kiến và đọc qua thì đó không phải là câu nói suông mà là một qui luật đã được lịch sử kiểm nghiệm".

Paul đi chậm rãi quanh căn phòng. Đột nhiên em quay lại nhìn tôi với một quyết tâm mà trước đây tôi chưa từng thấy ở em và nói: "Thưa thầy Schaltter, trước đây em luôn là một học sinh kém và em biết là em sẽ phải trả giá cho điều này. Tuy nhiên nếu như em nghĩ mình là một học sinh giỏi và tin vào điều đó thì liệu em có thể trở thành một học sinh giỏi được không?"

"Tất nhiên là được rồi, Paul. Tuy nhiên em nên biết điều này: nếu như em thật sự tin vào một điều gì đó, em phải nỗ lực hết mình để đạt được nó. Thầy tin là sức mạnh của ý chí sẽ giúp em rất nhiều một khi em có quyết tâm."

Sau một lúc im lặng, Paul lên tiếng: "Vâng, thưa thầy, đến cuối học kỳ này em sẽ trở thành một học sinh giỏi."

"Đó là một thử thách thật sự đấy Paul, nhưng thầy tin là em sẽ đạt được điều mà em vừa mới nhận thức ra."

Những tuần sau đó, Paul đã tự hình thành cho mình một sự ham hiểu biết mãnh liệt khi luôn đưa ra những câu hỏi thông minh và thể hiện một ý thức kỷ luật cao qua cách ăn mặc và tác phong chỉnh tề của mình. Điểm học của em bắt đầu tăng dần lên và lần đầu tiên trong cuộc đời học sinh của mình, bạn bè em đã bắt đầu nhờ em giúp đỡ. Và kèm theo đó Paul cũng dần dần trở thành một học sinh thân thiện và hòa nhã với bạn bè.

Thế rồi cuối cùng thành công cũng đến với em. Vào một buổi chiều ngày thứ sáu, tôi ngồi vào bàn và bắt đầu chấm điểm cho bài kiểm tra quan trọng về Hiến pháp nước Mỹ của lớp Paul. Tới bài của Paul tôi đã phải đọc kỹ nhiều lần bài làm của em trước khi quyết định cầm cây bút đỏ lên và ghi điểm A cộng vào bài. Đây là một bài làm xuất sắc và cũng là điểm A cộng đầu tiên của Paul. Sau đó tôi tính điểm trung bình của Paul và vui mừng nhận ra rằng em đã đạt được điểm giỏi như mong muốn. Sáng hôm sau, khi tôi vừa bước xuống xe, thì Kathy, một trong những người bạn thân nhất của Paul, nước mắt giàn giụa chạy đến và báo cho tôi biết về thảm kịch vừa mới xảy ra: trong khi đang tập kịch với các bạn, một học sinh nghịch ngợm đã chĩa một khẩu súng "không có đạn" vào đầu Paul và bóp cò. Paul đã ngã xuống vì bị một viên đạn xuyên qua não.

Vài ngày sau, giám thị đưa cho tôi một thông báo về Paul. Ngay kế bên ô ghi điểm của Paul xuất hiện dòng chữ "không cần thiết". Dù vậy, tôi vẫn ghi điểm A cộng của Paul vào ô đó- điểm số mà em đã nỗ lực không ngừng để đạt được nó mà không sao cầm được nước mất. Đột nhiên tôi ngừng khóc và bắt đầu mỉm cười khi hình dung ra ở đâu đó Paul vẫn không ngừng nhận thức, tin tưởng và đạt được những gì em muốn, nhờ đó đã hình thành cho mình đức tính ham học hỏi, ý thức kỷ luật, và lòng tự trọng- những đức tính mà những người thầy phải vun trồng cho các học sinh của mình. Đó chính là món quà vô giá mà Paul đã mang đến cho cuộc đời làm giáo viên của tôi trước khi đi xa.
 

CongVoi

Super V.I.P
Lời của một người thầy

Khi mọi chuyện không suôn sẻ, như đôi khi vẫn thế, khi con đường em đi dường như đầy gian khổ, khi ngân quỹ thì thấp mà những món nợ thì cao, và em muốn cười nhưng em vẫn phải thở dài, khi cả sự quan tâm cũng gây sức ép làm không thấy dễ chịu ... Hãy nghỉ ngơi nếu em cần, nhưng đừng bỏ mặc ! Cuộc sống kì quặc với những vòng xoáy và điểm ngoặt, như mọi người chúng ta đều học được, và nhiều sự thất bại quay vòng, và đáng lẽ người ta có thể thành công, người ta lại bỏ qua nó. Đừng bỏ mặc dù tốc độ dường như quá chậm, em có thể thành công với một cơ hội khác. Thành công là những thất bại đảo ngược, bất chấp đầy những nghi ngờ... Và em không thể nói em đạt gần đến mức nào. Có thể nó thật gần khi có vẻ thật xa. Nên em hãy theo đuổi cuộc chiến dù khi em gặp khó khăn nhiều nhất. Chính khi mọi thứ dường như tồi tệ đi, là lúc em không được buông xuôi !


* Đây là những lời nói đã giúp tôi trong những khi khó khăn hay bế tắc nhất, nó làm cho tôi thêm tự tin và sức mạnh, thêm vững tin ở cuộc đời và chính bản thân mình ... Ước gì lúc nào bên mình cũng có những người thân yêu quý luôn lắng nghe và thấu hiểu tận đáy lòng như vậy, luôn yêu thương và cho mình những lời nói-bởi-trái-tim chân thành và tha thiết nhất !!!
 

CongVoi

Super V.I.P
Cô giáo !

Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường. Đã hơn 3 tuần nay, hễ tôi hỏi tới là cô bé lại cúi mặt nhìn xuống đất, lúng búng trong miệng: "Xin lỗi cô, con quên mang theo". Đã mấy lần tôi định tới nhà Nicole đòi lại cuốn sách của trường.Gọi là trường nhưng thực sự chỉ là một lớp dạy chữ miễn phí, được mở ra ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Một hội đoàn từ thiện đã thuê tôi, một cô giáo mới ra trường, đến đây đứng lớp.


Học trò của tôi là con cái của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng. Đa số trẻ con ở đây phải ở nhà bế em, lo nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ từ sáng đến tối. Chỉ chừng hai chục đứa được cha mẹ cho đi học ở chỗ chúng tôi. Cuộc sống ở đây thật chán, tôi chỉ mong cho hết hạn hợp đồng để thoát khỏi nơi này.

Sau khi học hết bộ chữ cái và học ráp vần, Nicole được thưởng. Chúng tôi cho con bé mượn một cuốn truyện tranh chữ in thật to, dày chừng hơn chục trang, trong một tuần phải trả. Vậy mà Nicole cứ lần lữa. Bực mình, một bữa nọ tôi dọa rằng nếu làm mất sách sẽ bị đuổi học, con bé nghe vậy hốt hoảng đáp: "Em thề là sách không bị mất, chỉ tại em quên".

Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua mấy quãng đồng trống tối tăm, tôi tìm đường đến xóm nhà Nicole. Người ta chỉ cho tôi một túp lều vách đất, mái tranh. Bước tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a ngắc ngứ: "Bà..tờ...iê nờ iên...tiên...bà tiên...". "Bà tiên hiện ra và bảo...Đọc lại nào. Chậm thôi", một giọng trẻ con khác ra chiều bảo ban.

Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu bảy đứa trẻ đầu tóc xoăn tít ngồi xếp bằng quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một người phụ nữ trẻ và một bà lão. Ngón tay dò trên cuốn sách (chính là cuốn truyện tranh mà Nicole mượn ở trường không chịu trả suốt mấy tuần nay), hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy tiếng "i ê nờ iên" đang mắc kẹt trong cổ họng. Đám trẻ con đã đọc xong câu văn, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. "Cô giáo" Nicole đang háo hức chỉ bảo "học trò".

"Khi cháu nó khoe đã đọc được sách, tôi không tin", người mẹ trẻ đến mức đáng kinh ngạc của Nicole phân bua, khi tôi đã vào nhà. "Ông bà tôi, cha mẹ tôi, rồi tới các anh các chị tôi không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. Mới mười bốn tuổi tôi đã đẻ Nicole, thời gian đâu mà học", người phụ nữ trẻ lấy chiếc khăn lau mồ hôi lấm tấm trên cánh mũi. "Nó bảo, mẹ và bà cứ thử xem, con chỉ cho. Rồi nó rủ thêm mấy đứa con nhà hàng xóm cùng học. Từ cha sinh mẹ đẻ có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết khá khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé", bà của Nicole ngượng nghịu nhìn xuống cuốn sách lấm lem nhọ nồi.

Cũng như ở trên lớp, Nicole lại cúi gằm mặt xuống đất. Nó thì thào qua tiếng nấc: "Con xin cô, cô đừng mách. Con không muốn bị đuổi học". Và nó tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: "Ồ không, Nicole. Người đáng bị đuổi là cô kia".
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top