• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CÁC TIN TỨC THỜI SỰ HÀNG NGÀY NGOÀI XÃ HỘI!!!

Status
Không mở trả lời sau này.

persie

New Member
Bị cướp xe khi đang tâm sự dưới trăng

Đang ngồi tâm sự với bạn gái, anh Ngân Văn Dần phát hiện 4 thanh niên rút mã tấu tiến lại chỗ mình ngồi. Quá hoảng sợ, đôi tình nhân bỏ xe chạy bộ. Nhóm cướp liền lấy chiếc xe Wave phóng như bay vào đêm tối.

Sự việc xảy ra đêm 10/11 khi anh Dần cùng bạn gái đang ngồi "tâm sự" dưới ánh trăng thơ mộng trên một con đường trong Khu Liên hợp - Công nghiệp - Dịch vụ Bình Dương. Ngay sau đó anh Ngân Văn Dần đến công an phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương trình báo việc mình vừa bị cướp xe.

Trước đó, khoảng 22h30 ngày 5/11, một thanh niên khác hớt hải chạy đến công an phường Phú Lợi trình báo việc cướp xe cũng tại địa điểm trên.

Theo lời kể của thanh niên 25 tuổi này, khoảng 22h, khi anh đang điều khiển xe Dream chạy đến khu vực này thì bị 4 thanh niên chặn lại khống chế và cướp xe.
 

persie

New Member
Vàng, dầu lại giảm giá mạnh


Chỉ tăng được một phiên nhờ vào đại kế hoạch 586 tỷ USD kích thích kinh tế của Trung Quốc, vàng, dầu đã quay đầu giảm mạnh vào đầu phiên giao dịch sáng 12/11 (giờ Việt Nam).

Trong nước, vàng tiếp tục giảm phiên thứ 2 liên tiếp xuống chỉ còn 16,53 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng hôm 11/11 không còn sôi động như trong phiên liền trước. Nhiều nhà đầu tư bất ngờ quay ra bán vàng thay vì chỉ một chiều mua vào như trước đó.
Đúng như dự báo trước đó, nỗi lo suy thoái kinh tế thế giới vẫn tràn ngập khắp nơi với biểu hiện là thị trường chứng khoán Âu, Á và Mỹ đồng loạt mất điểm đã khiến vàng và dầu quay đầu đi xuống khá mạnh bất chấp các nước liên tục tung ra nhiều biện pháp kích thích nền kinh tế.
Theo một số chuyên gia, cuộc khủng hoảng tài chính tại nhiều nước chưa có dấu hiệu dừng lại cho dù đã làm khuynh đảo thế giới trong vài tháng qua.

Trong khi đó, sự suy thoái kinh tế của một số quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Mỹ có khả năng kéo dài khoảng 1-1,5 năm nữa.

Đây là những yếu tố chính khiến vàng vẫn đang nằm ở mức thấp và dường như chưa thể trở lại được ngưỡng trên 800 USD/ounce như cách đây một tháng

Tính tới 9h00 sáng 12/11 (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới giao ngay giảm hơn 7 USD so với cùng giờ ngày 11/11 xuống 734,6 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 12 còn giảm mạnh hơn với 10,8 USD xuống 733,4 USD/ounce.

Giá dầu thô giao tháng 12 trên sàn New York giảm 163SD xuống 59,17 USD/thùng.

Giá vàng trong nước giảm xuống 16,53 triệu đồng/lượng

Cùng với sự giảm giá trở lại của vàng thế giới, các cửa hàng vàng trong nước giảm giá vàng vào đầu giờ sáng 12/11.

Cụ thể, giá vàng miếng Phượng Hoàng PNJ-DAB của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ, chi nhánh Hà Nội vào lúc 9h00 sáng 12/11 đang được giao dịch ở mức 16,53 triệu đồng/lượng (mua) và 16,64 triệu đồng/lượng (bán) so với 16,62 triệu đồng/lượng (mua) và 16,68 triệu đồng/lượng (bán) vào cuối giờ chiều 11/11.

Giá vàng 24-K của các cửa hàng Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu tại Hà Nội cũng đang ở mức gần tương tự.

Khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra tại các cửa hàng vàng bạc tại Hà Nội hôm nay (12/11) tăng lên 110.000 đồng/lượng, so với 60.000 đồng/lượng trong phiên liền trước.

Giá vàng trong nước hiện cao hơn thế giới 1,2 triệu đồng/lượng

Thị trường vàng hôm qua 11/11 chứng kiến khá nhiều người mang vàng miếng đi bán.

“Hôm qua (11/11), các cửa hàng vàng tại khu vực Trần Nhân Tông - khu phố buôn bán vàng lớn tại Hà Nội chứng kiến lượng người đến bán vàng tăng mạnh. Có thể họ bán vàng để chuyển sang đầu cơ vào các lĩnh vực khác trong đó có chứng khoán do giá cổ phiếu trong phiên 11/11 lại giảm xuống vùng đáy 330-366 điểm”, một nhân viên kinh doanh vàng cho biết.

PNJ Hà Nội cho biết, trong phiên giao dịch ngày 11/11, đơn vị này chỉ bán ra được gần 80 lượng, so với hơn 200 lượng trong phiên liền trước. Trong khi đó, lượng mua vào bất ngờ tăng mạnh lên 100 lượng, so với tổng cộng chỉ vài lượng trong hầu hết các phiên trước đó.
 

persie

New Member
Hãng xe lớn nhất thế giới đối mặt với nguy cơ phá sản

Ngày 10/11, cổ phiếu của General Motors xuống thấp nhất trong vòng 60 năm. Các chuyên gia dự báo việc tập đoàn này phá sản là điều dễ hiểu, nếu chính phủ Mỹ không nhanh tay hỗ trợ.

Tin xấu đến với GM ngày một dồn dập. Sau khoản lỗ 2,5 tỷ USD trong quý 3 và dự báo hết tiền mặt để hoạt động vào giữa 2009, ông lớn số 1 của Mỹ lại đối mặt với tình trạng cổ phiếu tụt dốc không phanh. Trong phiên giao dịch ngày 10/11, cổ phiếu GM giảm 1 USD, xuống còn 3,36 USD, tương đương 23%, mức thấp nhất kể từ 1949.

"Nếu không có những trợ giúp từ chính phủ, chúng tôi tin GM sụp đổ là điều hoàn toàn có thể. Sự đi xuống của gã khổng lồ này mang tính hệ thống và rất khó vượt qua. Các nhà cung cấp, bán lẻ cũng bị ảnh hưởng", Rod Lache chuyên gia của ngân hàng Deutsche Bank lưu ý các nhà đầu tư.

Theo Rod Lache, dự trữ tiền mặt chỉ còn 5 tỷ USD vào tháng 12. Điều này có nghĩa General Motors không còn khả năng thanh toán cho các nhà cung cấp. Hoạt động trong phạm vi nước Mỹ sẽ bị ảnh hưởng và có thể ngừng vào tháng 1/2009, sớm hơn nhiều so với tuyên bố.

Để cầm cự, 1.900 USD nhân công ở các nhà máy sẽ bị mất việc trong thời gian tới. Còn trong bản báo cáo mới nhất, GM cho rằng hãng con Delphi sẽ không bao giờ thoát khỏi điều 11 của Luật bảo vệ phá sản Mỹ.

Bên cạnh kế hoạch cải tổ nội bộ, khoản vay 50 tỷ USD cũng đang được 3 hãng có trụ sở ở Detroit (gồm Chrysler, GM và Ford) thúc ép Quốc hội. Số tiền này được coi là cái phao giúp "Big Three" vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính.

Trong số đó, GM cần ít nhất 10 tỷ USD để duy trì hoạt động qua 2010 và 25 tỷ USD nhằm lấy lại sức khỏe.

Sự xuống dốc của General Motors cùng các hãng xe Mỹ khác là Ford và Chrysler bắt nguồn từ sai lầm trong chiến lược sản phẩm. Cả ba nhà sản xuất đã tập trung quá lớn cho những mẫu xe cỡ lớn, công suất cao và hao xăng lúc giá dầu thấp. Khi giá dầu lên cao, người tiêu dùng bắt đầu tẩy chay xe Mỹ và khủng hoảng diễn ra.

Hiện tại, GM, Ford đang cố gắng theo chân Toyota và Honda trong lĩnh vực xe sử dụng hỗn hợp xăng-điện hybrid, vận dụng toàn bộ thế mạnh vào các mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, bão tài chính nổi lên khiến khó khăn ngày càng lớn.

Giống như phố Wall, cả Detroit đang trông chờ vào những khoản tiền trợ giúp của chính phủ.
 

persie

New Member
Thế giới kỷ niệm 90 năm Đại chiến I

Hôm 11/11, các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã được tổ chức long trọng ở khắp nơi trên thế giới

Tại Mỹ, các chính trị gia đã tham gia lễ kỷ niệm Ngày cựu chiến binh hàng năm tại nghĩa trang Arlington, gần thủ đô Washington. Phó Tổng thống Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cũng tới đặt vòng hoa tưởng nhớ những người chết vì nước Mỹ tại nghĩa trang các liệt sĩ vô danh.

Tổng thống Bush tham dự lần cuối lễ kỷ niệm Ngày cựu chiến binh. Với tư cách là Tổng tư lệnh, ông Bush đã có một bài phát biểu trên chiếc hàng không mẫu hạm đã hỏng USS Intrepid tại New York. Nhà lãnh đạo này tỏ lòng biết ơn đối với lực lượng vũ trang, cảm ơn các cựu binh trên toàn nước Mỹ vì đã đứng lên khi quốc gia cần họ nhất.

Trong khi đó, Tổng thống mới đắc cử Barack Obama tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống bằng cách đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm ở Chicago.

Trước đó, tại London, ba trong số 4 cựu binh Anh còn sống sau Thế chiến 1 đã tham dự lễ kỷ niệm tại Cenotaph. Henry Allingham, 112 tuổi, Harry Patch 110 tuổi và Bill Stone 108 tuổi, đại diện cho Không quân, Lục quân và Hải quân Hoàng gia.

Lúc 11h GMT, hai phút mặc niệm diễn ra, đánh dấu giờ thứ 11 của tháng 11 - khi Hiệp ước đình chiến có hiệu lực để chấm dứt chiến tranh.

Trước đó, vào đầu ngày 11/11, Tổng thống Pháp Sarkozy đã tham gia lễ kỷ niệm Ngày đình chiến tại Verdun và bày tỏ sự tri ân đối với những người đã ngã xuống. Nước Pháp không bao giờ quên những người con đã hy sinh cho tổ quốc.

Nhà lãnh đạo Pháp đã tỏ lòng biết ơn với các binh lính ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi và Australia "những người hy sinh để bảo vệ tự do của chúng ta".

Thái tử Charles, người thừa kế ngai vàng nước Anh và vợ là nữ Công tước xứ Cornwall Camilla là khách mời danh dự tại sự kiện này.

Tuy nhiên, trong buổi lễ này không một cựu binh Đức hay Pháp nào dự buổi lễ, phóng viên BBC Jonny Dymond cho hay. Không một người lính nào thuộc hai đội quân trên còn sống sót sau trận chiến.

Tổng thống Sarkozy, Thái tử Charles, Toàn quyền Quentin Bryce và Chủ tịch Thượng viện Đức Peter Mueller đã đặt vòng hoa tại khu vực có 15.000 ngôi mộ.

Kể từ Đại chiến 1, Verdun đã trở thành biểu tượng hòa giải giữa Pháp và Đức.

Ngoài các lễ kỷ niệm ở châu Âu, Iraq và Afghanistan, hoạt động tương tự cũng diễn ra ở Australia, quốc gia có 60.000 nam giới đã thiệt mạng trong cuộc chiến.

Đại chiến thế giới thứ 1 đã đánh đổ 4 đế chế ở châu Âu, dẫn tới sự thành lập Liên bang Xô viết và chấm dứt quyền bá chủ lâu dài của châu Âu với thế giới
 

persie

New Member
'Phù phép' lợn nái thành lợn rừng

Lợn nái già được xăm lông rồi mang đi tiêu thụ ở các nhà hàng, quán nhậu. Bao tử chó thành bao tử... nhím. Thực khách vô tư thưởng thức "đặc sản rừng" mà không hay biết mình bị lừa.

Trung tâm chuyên chế biến lợn nái thành lợn rừng nằm ở xã Xuân Hưng (Xuân Lộc, Đồng Nai). Nơi đây có hàng chục lò đang “sản xuất” ngày đêm cung cấp "lợn rừng” cho TP HCM, Đồng Nai, Bình Thuận và các vùng lân cận.

Khâu đầu tiên của các lò chế biến này là đi thu mua lợn nái đã bị "sa thải", không còn đẻ được nữa. Nếu chọn được con màu đen hay khoang trắng, khoang đen càng tốt và thường được mua với giá khoảng 15.000 đồng một kg.

Sau đó, lợn nái già được tống vào chuồng và mỗi ngày chỉ cho uống một lần nước pha với cám loãng để cầm hơi. Mục đích của việc “tra tấn” này là làm cho lợn thật gầy, teo bớt mỡ cho giống lợn rừng. Thông thường, mỗi con bị “tra tấn” kiểu này chỉ một tháng là đạt yêu cầu. Có con do quá kiệt sức ngã lăn ra chết cũng được lôi vào chế biến.

Sau khi xẻ thịt, cạo lông, người ta dùng đèn khò (loại sử dụng khí đá để đốt) xì lên da lợn cho vàng rộm như da bê thui. Sau đó thịt được ướp đá một ngày đêm. Kế tiếp là công đoạn quan trọng nhất: xăm lông. Để xăm, họ dùng bốn chiếc kim cột chặt vào một đầu đũa rồi hơ trên ngọn đèn dầu, khi đầu kim đỏ là cắm phập vào da lợn.

Muội khói của các vết xăm này sẽ lưu lại và giống hệt như lỗ chân lông của lợn đã cạo sạch. Chỉ trong 3 giờ, một người có thể xăm kín một con lợn nái cả tạ thịt. Mỗi công xăm lông được trả 150.000 đồng một ngày.

Chỉ với công nghệ chế biến đơn giản trên, một kg lợn rừng giả được bán với giá 120.000 đồng. Trừ chi phí, một con lợn nái họ bỏ túi cả chục triệu đồng. Vì siêu lợi nhuận, lại quá đơn giản nên ở khu vực ấp 1, Xuân Hưng, có rất nhiều lò của ông Mừng, bà Lẹ, ông Trung, bà Út Dưng, bà Hường. Đặc biệt, lò bà Nga mỗi ngày “sản xuất” cả tấn thịt và thường vận chuyển vào TP HCM bỏ mối.

Với hàng loạt lò chế biến và hoạt động công khai từ nhiều năm qua, nhưng duy nhất một lần vào ngày 29/7, tổ kiểm tra liên ngành huyện Xuân Lộc mới phát hiện một vụ. Theo đó, qua kiểm tra lò chế biến của ông Nguyễn Việt Hùng, ông Hùng đã thừa nhận mình “hô biến” lợn nái thành lợn rừng để bán kiếm lời.

Ngoài công nghệ chế biến lợn nái thành “lợn rừng”, nhiều lò ở xã Xuân Hưng còn “sản xuất” ra đủ loại thịt giả khác, đánh lừa người tiêu dùng: Voọc khô làm từ bò vụn cán mỏng, bán với giá 400.000 đồng một kg; nai khô thực chất cũng là thịt bò; thịt đà điểu cũng là thịt bò xắt mỏng, sau đó bỏ huyết lợn vào xốc trộn đều cho thịt có màu đỏ rực như thịt đà điểu rồi bỏ vào hộp vài trăm gram bán với giá 100.000 đồng một hộp.

Đặc biệt, khi mua bao tử nhím về ngâm rượu chữa bệnh đau dạ dày thì hãy coi chừng. Người ta thường đến các tiệm thịt cầy để đặt mua bao tử chó. Sau đó, họ băm một loại rễ cây rừng có vị đắng nhét vào dạ dày, phơi cho thật khô để teo tóp lại rồi bán mấy trăm ngàn đồng một cái.
 

persie

New Member
Đám cưới bị hoãn vì ảnh sex

Bị ghép khuôn mặt vào ảnh sex rồi phát tán khắp nơi, nạn nhân đã đình hoãn đám cưới vì không chịu nổi áp lực dư luận. Công an đang xác minh vụ việc.

Sáng 30/10, người dân hai xã Gia Tân 1 và 2 (Thống Nhất, Đồng Nai) nhìn thấy hàng trăm tấm ảnh chụp cảnh đôi nam nữ trong tư thế phòng the rải đầy đường. Phía sau tấm ảnh này còn ghi rõ tên tuổi của người nam trong ảnh kèm lời bình bêu xấu.

Theo tố cáo của anh Tiến, khuôn mặt của người nam trong ảnh chính là anh, còn người nữ có thể được lắp ghép từ ảnh sex trên mạng. Anh khẳng định kẻ phát tán những tấm ảnh chính là ông Phu nhằm bôi nhọ danh dự, gây ảnh hưởng cuộc hôn nhân giữa anh và bạn gái sắp tới.

Anh Tiến còn cho biết ông Phu đã nhiều lần nhắn tin đe dọa bạn gái anh bởi trước đây chị từng là bạn gái của ông Phu. “Khi biết tôi sắp cưới vợ, ông Phu đã tìm cách ngăn cản, thậm chí dọa sẽ gài bom cho nổ tung nhà bạn gái tôi và thuê giang hồ xử đẹp tôi”, anh Tiến nói. Ba ngày trước khi xảy ra vụ phát tán ảnh sex, ông Phu đã bắn tin với một người trong xã là sẽ làm việc này.

Bạn gái anh Tiến cho biết, có quen biết ông Phu từ 8 năm trước. “Trong thời gian đó, ông Phu đã cưỡng hiếp tôi nhiều lần khiến tôi có bầu. Ông bắt tôi phải đi phá thai vì khi đó tôi chưa đủ tuổi thành niên. Khi biết tôi và Tiến có quan hệ tình cảm, ông ấy đã nhiều lần ngăn cản, đe dọa”, chị kể.

Theo lời tố cáo của bạn gái anh Tiến, ông Phu nhiều lần ép chị phải chết. Trong thế cùng quẫn, có lần chị đã uống thuốc tự vẫn. May sao lúc “thập tử nhất sinh”, chị kịp suy nghĩ lại nên gọi điện thoại cho người nhà đưa đi cấp cứu.

Bất chấp sức ép của ông Phu, Tiến quyết tâm xây dựng gia đình với bạn gái, cả hai đã đi đăng ký kết hôn. Gia đình hai bên cũng đã quyết định tổ chức đám cưới vào ngày 16/11. Vụ rải ảnh sex đã khiến đám cưới bị đình hoãn...

Hôm qua, thượng tá Trần Sỹ Quỳnh, Phó trưởng Công an huyện Thống Nhất, cho biết cơ quan điều tra đã nhận đơn tố cáo của anh Tiến và đang xác minh vụ việc. Bước đầu, công an đã mời ông Phu đến lấy lời khai.
 

persie

New Member
Một bí thư xã bị kỷ luật đảng vì chiếm đất

Ủy ban kiểm tra thành ủy thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) vừa ký quyết định kỷ luật về mặt đảng đối với ông Nguyễn Tấn Hưng, Bí thư đảng uỷ xã Tam Phú (thành phố Tam Kỳ) do ông này chiếm đất tái định cư thuộc dự án di dời dân vùng sạt lở ven sông Trường Giang (Quảng Nam).



Ủy ban kiểm tra cũng đề nghị UBND thành phố Tam Kỳ kiểm tra thu hồi lô của đất ông Hưng chiếm dụng giao lại xã quản lý.



Khu tái định cư Tam Phú xây dựng gần 10 năm trời nhưng vẫn “vườn không nhà trống”, chủ đầu tư dự án là Chi cục Định canh Định cư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam.



Trong dự án lắm tai tiếng này, không ít vị lãnh đạo từ xã đến thôn đang sở hữu những “mảnh đất vàng”, nhiều hộ không nằm trong vùng sạt lở ven sông Trường Giang nhưng vẫn được cấp đất…Ví dụ như trường hợp của các ông Nguyễn Tấn Hưng, nguyên Chủ tịch UBND xã, nay là Bí thư Đảng ủy xã; ông Nguyễn Văn Nhật, nguyên cán bộ địa chính xã, nay là cán bộ thủy lợi; ông Trần Văn Luận, Phó chủ tịch HĐND xã, một cán bộ thuế và nhiều cán bộ xã, trưởng, phó thôn khác đang sở hữu đất tái định cư.



Để qua mắt dư luận, nhiều cán bộ xã, thôn chưa xây nhà, mà kiếm đất làm “của để dành”. Miếng đất hơn 500 m2 của Bí thư Hưng không làm nhà mà rào lại bằng dây thép để trồng cây.



Qua điều tra của Đất Việt, một số trường hợp nhận đất sai đối tượng đã bán một nửa mảnh đất được phân trái phép để lấy tiền. Những hộ tái định cư không sinh sống ở đây cũng bắt đầu rao bán khắp nơi. Một người dân ở đây bức xúc: “Tại sao dân chúng tôi nằm ở tận khu xa xôi, trong khi nhiều cán bộ lãnh đạo xã, thôn được bố trí ở gần mặt tiền đường… Bất công quá!”.
 

PhuongAnh

New Member
Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát được lạm phát​

Chỉ 5 chất vấn bằng văn bản, 7 ý kiến nêu tại hội trường trong thời gian ngắn ngủi bằng nửa quy định, song phiên đăng đàn của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu có phần nặng nề trước sự truy vấn trách nhiệm từ phía đại biểu về hệ quả của chính sách tiền tệ, tỷ giá với doanh nghiệp, người dân.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên Chính phủ thứ năm giải trình trình trực tiếp trước Quốc hội kỳ này và là người thứ hai đăng đàn sáng nay. Ông dành hơn 20 phút báo cáo chi tiết về việc thực hiện lời hứa từ kỳ họp thứ ba và đưa ra số liệu thống kê tỉ mỉ về tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay, cho thấy rõ tinh thần trách nhiệm và sự am hiểu tường tận, nắm chắc vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Tuy nhiên, trong 40 phút ít ỏi còn lại, đại biểu vẫn yêu cầu Thống đốc Nguyễn Văn Giàu giải thích rõ hơn về cơ chế điều hành tỷ giá và chính sách tiền tệ, cũng như trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về những hệ lụy của các chính sách, cho dù các đại biểu đều hiểu đó là các biện pháp cần thiết trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao.

Nữ doanh nhân trẻ Nguyễn Thị Nguyệt Hường căn vặn điều hành tỷ giá thời gian qua còn lúng túng, khó dự đoán khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao đao. Có lúc tỷ giá ngoài thị trường tự do bị đẩy lên cao, cách xa giá ngân hàng, doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn đôla theo giá ngân hàng. Doanh nghiệp cũng bị sốc khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt đột ngột và kéo dài, khó tiếp cận vốn vay.

"Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành tỷ giá thời gian qua và dự báo xu hướng điều hành tỷ giá thời gian tới. Chính sách tiền tệ thời gian tới sẽ như thế nào để vừa kiểm soát lạm phát vừa chống giảm phát", đại biểu Nguyệt Hường chất vấn Thống đốc.

Chúc mừng Thống đốc vừa được bầu giữ chức Chủ tọa Hội nghị Hội đồng Thống đốc của IMF và WB năm 2009, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương yêu cầu làm rõ sự bất hợp lý khi ngân hàng đổ vốn vào mảng rủi ro là bất động sản, chứng khoán giữa lúc vốn phục vụ cho sản xuất khan hiếm. Theo đại biểu Hương, trong bối cảnh doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, việc áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng 30% cào bằng cho tất cả các ngân hàng là không hợp lý.

Đại biểu Vi Thị Tuyết thắc mắc về chuyện ngân hàng nhanh chóng tăng cao lãi suất cho vay khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất cơ bản, nhưng khi lãi suất cơ bản điều chỉnh giảm, lãi suất cho vay trong các hợp đồng thỏa thuận vay vốn trước đây không được điều chỉnh theo, tạo sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

Phần chất vấn của các đại biểu nữ không gay gắt bằng các nam nghị sĩ. Cả hai đại biểu nam đứng lên phát biểu sáng nay đều truy trách nhiệm cá nhân của Thống đốc và các bộ phận tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước để đưa ra các biện pháp với liều lượng lớn, thời điểm áp dụng đột ngột và kéo dài.

Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn than phiền câu hỏi chất vấn của mình gửi từ trước vẫn chưa được trả lời bằng văn bản và trách khéo Thống đốc dành nhiều thời gian cho phần trình bày đầu tiên trước khi trả lời trực tiếp. Ông còn đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh chính sách của Ngân hàng Nhà nước có phần đột ngột và liều lượng lớn.

Trong bối cảnh giá cả tăng cao, yêu cầu quan trọng với Ngân hàng Nhà nước là hút bớt tiền từ lưu thông để kiểm soát lạm phát. Bên cạnh quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước còn phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc và yêu cầu huy động đủ sau một tháng kể từ ngày ban hành quyết định (13/2). Để có đủ vốn mua tín phiếu và gửi dự trữ, các ngân hàng phải chạy đua huy động, đẩy lãi suất tăng cao, kéo theo đó là tăng chi phí vốn vay của doanh nghiệp.

Biện pháp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần kiềm chế lạm phát. Song theo đại biểu Nguyễn Hồng Sơn, nó khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn, không kham nổi lãi suất cao và dù chấp nhận cũng không thể vay vì ngân hàng đang thiếu vốn. Nhiều doanh nghiệp vì thế bị đình trệ sản xuất, đứng trước nguy cơ phá sản. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thậm chí phải gửi văn bản khẩn cấp đề nghị các ngân hàng có biện pháp tháo gỡ.

"Tôi băn khoăn không biết khi ban hành văn bản với thời gian thực hiện gấp gáp và liều lượng cực lớn như vậy, Ngân hàng Nhà nước và Thống đốc có tiên lượng được những ảnh hưởng cực lớn với doanh nghiệp? Nếu không tiên lượng được, cho thấy năng lực yếu kém và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Nếu tiên lượng được mà vẫn quyết định, thì trách nhiệm còn lớn hơn nữa. Trong trường hợp không thể cứu nguy cho hệ thống doanh nghiệp dẫn tới chuyện phá sản hàng loạt, Thống đốc có nghĩ tới chuyện mình phải từ chức?", đại biểu Nguyễn Hồng Sơn thẳng thắn nói.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu không tỏ ra bối rối trước câu hỏi sốc của đại biểu Nguyễn Hồng Sơn và nhiều ý kiến chất vấn gai góc khác, trong lần đăng đàn thứ ba này kể từ ngày nhậm chức vào tháng 8/2007. Ông điềm đạm tổng hợp ý kiến của các đại biểu và chia thành các nhóm vấn đề để trả lời, với những dẫn chứng cụ thể, mạch lạc, ngắn gọn.

Theo Thống đốc, tỷ giá được xây dựng trên cơ sở quan hệ cung cầu thị trường và lấy xuất khẩu là động lực. Nhiều năm qua, chính sách điều hành tỷ giá đều có ý hỗ trợ xuất khẩu. Năm ngoái, đồng tiền các nước mất giá, tạo sức ép tăng giá đồng nội tệ, nhưng đồng Việt Nam vẫn duy trì giữ giá hoặc mất giá. Tình hình biến động mạnh vào đầu năm nay. Trong hai tháng 4-5, nhập siêu tăng nhanh, tác động tới kinh tế vĩ mô, Chính phủ và các thành viên đã bàn tìm các biện pháp hạn chế, song bị vướng nhiều quy định WTO. Vì vậy, tỷ giá là một trong những biện pháp quan trọng. Bản thân Ngân hàng Nhà nước luôn sát sao phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi diễn biến thị trường để điều hành cho phù hợp. Một phó thống đốc đã được phân công làm việc hằng ngày cùng thứ trưởng Bộ Công Thương về tỷ giá.

Về chính sách tiền tệ, theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu không phải là quá bất ngờ. Ông lấy ví dụ khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định một tháng trước khi áp dụng. Phát hành tín phiếu bắt buộc là biện pháp quan trọng để hút tiền từ lưu thông và trước khi triển khai đã có trao đổi với các ngân hàng.

Ông chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, song đưa ra những số liệu cho thấy khó khăn đó không phải phổ biến trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Thực tế là các ngân hàng vẫn xem xét cho vay với những hồ sơ đảm bảo đủ điều kiện. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 30% được đưa ra nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, và là tỷ lệ bình quân cho toàn hệ thống, chứ không phải áp dụng cho từng ngân hàng như ý kiến đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương nêu. Ông cho biết thêm, trên 20 ngân hàng trong toàn hệ thống đã cho vay vượt tỷ lệ 30%.

Riêng mảng cho vay bất động sản và chứng khoán, ông Giàu thừa nhận các ngân hàng có phần mạnh tay, song Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát được. Đến nay, dư nợ cho vay bất động sản toàn quốc vào khoảng 115.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp như vay mua nhà, sửa chữa nhà cửa, hay đầu tư xây dựng chung cư, văn phòng cho thuê... Dư nợ cho vay chứng khoán giảm mạnh từ trên 20.000 tỷ đồng xuống còn hơn 6.000 tỷ đồng.

Những thắc mắc của các đại biểu về bất hợp lý trong thỏa thuận lãi suất cho vay, giải pháp điều hành sao cho vừa kiểm soát lạm phát và chống thiểu phát... đều được Thống đốc Nguyễn Văn Giàu giải đáp gọn gàng trong ít phút còn lại của phiên chất vấn.

Tuy nhiên, ông không hề đề cập tới giả thiết mà đại biểu Nguyễn Hồng Sơn đặt ra. Phần chất vấn người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi còn 3 đại biểu đăng ký mà chưa được đặt câu hỏi. Chiều nay, Quốc hội sẽ chuyển sang phần chất vấn Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân.
 

PhuongAnh

New Member
Bộ trưởng Công Thương bị truy trách nhiệm về xuất khẩu gạo

Cho ngừng xuất khẩu khi giá đang cao, lúa còn nhiều, đến khi giá rớt thê thảm mới cho ký hợp đồng trở lại, trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu trước vấn đề xương máu của nông dân? Câu hỏi này được nhắc lại nhiều lần trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng nay.

Là người đăng đàn thứ tư, song Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng là thành viên Chính phủ nhận được nhiều câu hỏi nhất, với 50 chất vấn của đại biểu, xoay quanh ba nhóm vấn đề lớn: điều hành xuất nhập khẩu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực.

Gần hết nửa buổi chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Hoàng phải nhiều lần giải đáp thắc mắc của các đại biểu khu vực ĐBSCL về điều hành xuất khẩu gạo, cho dù những vấn đề này ông đã giải trình bằng văn bản gửi đại biểu. Ngay cả khi chủ tọa phiên họp đề nghị chuyển sang bàn về các vấn đề khác, vẫn có đại biểu đăng ký hỏi thêm.

Đại diện cho cử tri tỉnh An Giang, đại biểu Phạm thị Hòa tỏ ra không hài lòng với phần giải trình bằng văn bản của người đứng đầu ngành Công Thương, cơ quan tham mưu cho Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo. Theo bà Hòa, cần tách bạch giữa lúa vào gạo, giá gạo mới là yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát, còn lúa thì không. Bà cho biết thêm, nông dân nơi bà trúng cử cũng không hài lòng khi Bộ trưởng cho rằng bà con gieo cấy lúa chất lượng kém, không phục vụ cho xuất khẩu, vì lâu nay bà con vẫn trồng chủng loại lúa đó để sản xuất gạo 25% tấm xuất sang thị trường truyền thống Philippines.

Đại biểu Lê Thị Dung cũng cho rằng phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng không làm thỏa mãn cử tri khu vực ĐBSCL và tiếp tục truy trách nhiệm người tham mưu cho Chính phủ khi để giá rớt thê thảm từ 1.200 USD mỗi tấn xuống gần 300 USD và sản lượng dự báo tăng thêm 2 triệu tấn mới đề nghị cho ký hợp đồng trở lại. "Trễ một giờ cũng gây thiệt hại cho nông dân. Vậy mà Bộ trưởng chỉ nhận trách nhiệm một phần, vì cơ chế điều hành bất cập, chưa kịp thời. Nhận trách nhiệm như vậy là chưa thỏa đáng", đại biểu Dung nhấn mạnh.

Trước bức xúc của các đại biểu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng điềm đạm nhắc lại việc mình đã nhận một phần trách nhiệm trước Quốc hội. Và theo ông, điều hành xuất khẩu gạo là vấn đề phức tạp, phạm vi rộng, có thể có nhiều quan điểm khác nhau nên phần trả lời bằng văn bản có thể chưa thỏa đáng với bà con nông dân, cho dù Bộ đã cố gắng giải thích kỹ.

Bộ trưởng nhắc lại bối cảnh đầu năm 2008, khi thiên tai kéo dài, nhiều diện tích lúa bị ảnh hưởng gây khó khăn cho dự báo tình hình mùa vụ xuân ở phía Bắc. Trước tình hình đó, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trở nên rất quan trọng và giá lương thực tăng cao đe dọa tới mục tiêu kiềm chế lạm phát. Với các hợp đồng đã ký hết tháng 6, lượng gạo theo đơn đặt hàng lên đến 2,4-2,6 triệu tấn, nhưng thực tế doanh nghiệp mới xuất được hơn 800.000 tấn. Vì thế, sau khi nghe ý kiến của Bộ Công Thương và Nông nghiệp, Chính phủ quyết định tạm ngừng ký hợp đồng mới cho tới quý III.

"Tôi xin nhấn mạnh chưa bao giờ Bộ tham mưu và Chính phủ quyết định ngừng xuất khẩu, mà là tạm ngừng ký hợp đồng mới", Bộ trưởng Hoàng tách bạch. Bộ trưởng dẫn chứng trong thời gian ngừng ký hợp đồng, các doanh nghiệp vẫn xuất khẩu. Vì thế, 10 tháng đầu năm đã xuất gần 4 triệu tấn, kim ngạch 2,5 tỷ USD, bình quân mỗi tháng xuất gần 400.000 tấn, không thấp hơn năm ngoái. Tháng 11-12 có thể xuất khẩu thêm, đến hết năm sẽ xuất được 4,5-4,7 triệu tấn, bằng hoặc lớn hơn năm ngoái.

Tình hình lương thực thế giới thay đổi nhanh kể từ tháng 7, căng thẳng về gạo của nhiều nước cũng giảm đi nhiều. Bộ đã kiến nghị điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu gạo và Chính phủ đồng ý cho ký thêm các hợp đồng mới. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hoàng thừa nhận khi đó giá đã không còn cao như trước, cho dù tất cả các biện pháp đã được triển khai. "Tất nhiên giá không cao như trước, song tất cả các biện pháp cần thiết đã được triển khai. Chính phủ chỉ đạo ứng vốn cho hai doanh nghiệp để mua gạo cho nông dân. Đây là nỗ lực lớn của chính phủ, với mục tiêu vừa đảm bảo thu nhập của bà con".

Phần giải thích tỉ mỉ của Bộ trưởng Công Thương vẫn chưa làm hài lòng đại biểu Lê Thị Dung. Bà lần thứ hai đứng lên xin đặt câu hỏi, bày tỏ quan điểm và truy trách nhiệm Bộ trưởng cho dù chủ tọa phiên họp cho rằng vấn đề xuất khẩu gạo đã được trình bày kỹ lưỡng.

Đáp lời đại biểu, Bộ trưởng Hoàng cho rằng vào thời điểm đầu năm, nếu để thương lái ký hợp đồng mua và xuất khẩu gạo với giá cao sẽ gây nguy cơ lớn với lạm phát. Và lúc đó rất khó dự báo về sản lượng. Vì thế, ông nhận trách nhiệm tham mưu điều chỉnh chưa kịp thời khi diễn biến cung cầu và giá cả thay đổi, song phần tham mưu khi giá đang sốt hồi đầu năm là phù hợp và chính xác vào thời điểm đó.

Câu trả lời này của người đứng đầu ngành Công Thương càng khiến các đại biểu quan tâm tới vấn đề xuất khẩu gạo bức xúc. Đại biểu đưa ra dẫn chứng cho thấy Bộ nhiều lần ban hành văn bản yêu cầu ngừng ký hợp đồng và xuất khẩu gạo. Đại biểu tỉnh Đồng Tháp thậm chí còn coi đây là vấn đề xương máu của nông dân, không thể không truy trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng và không thể nói rằng bộ đã tham mưu chính xác.

"Tôi hiểu người nông dân hai sương một nắng, nên khi đưa ra cơ chế điều hành luôn nghĩ làm sao hạn chế ảnh hưởng tới bà con. Tôi đã nhận trách nhiệm khi tham mưu chưa kịp thời, chứ không phải là tham mưu chưa chính xác", Bộ trưởng Hoàng kiên quyết đáp lại.

Câu chuyện xuất khẩu gạo tiếp tục làm nóng nghị trường sau giời giải lao. Một số đại biểu đay lại câu nói của Bộ trương Công Thương khi cho rằng đã tham mưu chính xác và muốn truy đến cùng trách nhiệm cá nhân của ông Hoàng. Khâu dự báo có vấn đề, khiến gạo hàng hóa tồn trong kho nhiều. Cho dù tới cuối năm tăng cường xuất khẩu, đạt tới 4,5-4,7 triệu tấn như Bộ trưởng dự báo, vẫn dư ra 2,5 triệu tấn. Lúa tồn trong kho nhiều, trong khi ở khu vực ĐBSCL cứ 100 ngày lại có một vụ mới, bà con nông dân rất khó khăn.

Đến lúc này, Bộ trưởng Hoàng phải thừa nhận khâu dự báo rất khó khăn, khiến một số giải pháp đưa ra chỉ mang tính tình thế.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng thu hút sự quan tâm của đại biểu Quốc hội. Trong đó đáng chú ý là chuyện đề nghị tăng giá điện trong khi chất lượng dịch vụ chưa cải thiện, và lại xin trích quỹ thưởng hơn 1.000 tỷ đồng. Các đại biểu cũng đề nghị làm rõ EVN đang lãi hay lỗ, mục tiêu kinh doanh của tập đoàn là gì, tại sao trả lại 13 dự án điện mà đi đầu tư vào những lĩnh vực ngoài ngành như ngân hàng, chứng khoán, viễn thông.

Đại biểu Vũ Quang Hải cho biết, ông chịu nhiều sức ép của cử tri về việc cắt điện luân phiên và tiết kiệm điện. "Nếu năm tới đã tăng giá mà vẫn cắt điện, có tính tới việc đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp và người dân?", đại biểu Hải chất vấn cơ quan chủ quản của EVN.

Vẫn với thái độ điềm đạm và tự tin vì chuẩn bị kỹ lưỡng, Bộ trưởng Hoàng trả lời rành rọt từng vấn đề đại biểu chất vấn. Theo ông, EVN chưa làm hết trách nhiệm khi trả lại 13 dự án điện cho Chính phủ, song tập đoàn cũng có khó khăn riêng, bởi cùng một lúc đảm đương việc phát triển nguồn điện, lưới điện, các trạm biến thế trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng cao. Đến 2008, tình hình kinh tế biến động, chính sách tiền tệ bị thắt chặt khiến khó tiếp cận vốn ngân hàng, các nhà máy được giao xây dựng đều sử dụng than trong khi nguồn than hạn chế, EVN đã phải trả lại 13 dự án được giao. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng phương án xử lý 13 dự án mà EVN trả lại.

Về chuyện EVN xin trích thưởng 1.002 tỷ đồng, ông Hoàng cho biết phần xin trích thưởng này được lấy từ lợi nhuận của năm 2007, không phải của năm nay. Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, đơn vị có thẩm quyền xem xét việc thu chi của doanh nghiệp Nhà nước, và nêu rõ quan điểm yêu cầu EVN tuân thủ các quy định hiện hành về phân chia lợi nhuận. Khẳng định EVN lãi hơn 4.000 tỷ đồng trong năm 2007 (tương đương lãi trên 140 đồng mỗi kWh điện), song Bộ trưởng Công Thương cho rằng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của tập đoàn mới đạt 3% là quá thấp, rất khó khăn khi đi huy động vốn để đầu tư dự án mới. Dự kiến năm 2008, mức lãi của EVN chỉ còn 60-70 đồng mỗi kWh, tỷ suất lợi nhuận còn thấp hơn 3%.

Thời gian chất vấn dành cho Bộ trưởng Công Thương kéo dài hơn so với quy định (gần 130 phút), song khi hết giờ vẫn còn 16 đại biểu chưa có cơ hội đặt câu hỏi. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị trả lời bằng văn bản cho các đại biểu, và có lời khen ngợi Bộ trưởng Hoàng nắm chắc vấn đề, trả lời khúc triết các câu hỏi mà đại biểu và cử tri quan tâm.
 

PhuongAnh

New Member
Hạ lãi suất chưa thể cứu thị trường nhà đất
Còn 15% một năm, lãi suất được dự báo sẽ giảm thêm do xu hướng cạnh tranh của các ngân hàng. Song theo các chuyên gia, tín hiệu này khó có thể thay đổi cục diện thị trường nhà đất vốn trầm lắng trong nhiều tháng qua.

Hiện nay, lãi suất cơ bản bằng tiền đồng Việt Nam đã giảm từ 13 xuống còn 12% một năm. Riêng lãi cho vay các tổ chức tín dụng từ 18-19,5% đã hạ dần xuống còn 15-16%. Đây được coi là động thái tích cực của ngân hàng, sẽ tác động sâu rộng đến doanh nghiệp, ngành nghề. Tuy nhiên, riêng đối với bất động sản, bài thuốc hạ nhiệt lãi suất không chữa được "bệnh" sụt giảm của thị trường địa ốc TP HCM.

Khảo sát một vòng thị trường nhà đất Sài Gòn, nhiều sàn giao dịch tại quận 2 chỉ nhận được lèo tèo vài cuộc điện thoại trong 1 tuần. Các sàn ở quận 4, 6, 7 cũng rơi vào tình trạng tương tự, ngay cả khách tìm hiểu giá cả cũng không tới lui nhiều. Thống kê của sàn địa ốc ACBR, lượng giao dịch thành công mảng nhà đất dự án hầu như không có người quan tâm.

Trong khi đó, để thuyết phục khách "ruột", Sacomreal đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến về việc giảm giá dự án Phú Mỹ đã từng phát hành trái phiếu bất động sản. Theo đó, khung giá dự kiến trước đây từ 1.500 USD mỗi m2 nay giảm xuống còn khoảng 1.000 USD mỗi m2. Giá nhà đất trên thị trường theo khảo sát hàng tuần của Sacomreal và Vinaland cũng cho thấy các dự án đang đứng giá hoặc tiếp tục xuống giá trung bình 5-7%. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn dự báo mảng dự án nhiều khả năng sẽ giảm thêm trong vài tháng cuối năm.

Để giải "hạn" cho thị trường nhà đất, theo các chuyên gia, chỉ hạ lãi suất không chưa đủ mà phải cấp bách giãn nợ vì tính thanh khoản của bất động sản đang mất dần đi.

Trao đổi với VnExpress.net, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thủ Đức House), ông Lê Chí Hiếu cho biết: "Nới lỏng tín dụng và hạ lãi suất trên thực tế chỉ ủng hộ về mặt tinh thần chứ không kéo doanh nghiệp ra khỏi khó khăn hiện tại".

Theo ông Hiếu, 15% một năm vẫn còn rất cao so với ngưỡng lãi suất mà ngành bất động sản có thể vay. Khi thị trường bị nghẽn đầu ra, sức mua giảm, bất động sản mất tính thanh khoản (cầm cố, thế chấp không được) thì càng vay chỉ càng lún sâu vào "quỹ đạo" thua lỗ.

Lãnh đạo Công ty Thủ Đức House phân tích, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang "kẹt cứng" vì các khoản tài sản không giải chấp được, các khoản nợ lớn vượt khả năng chi trả cũng đang là một áp lực đè nặng tâm lý doanh nghiệp. Chính vì vậy, theo ông Hiếu, vay vốn trong lúc này chỉ là nước cờ tạm, có tính chất đối phó chứ không giải quyết căn cơ lâu dài.

Giám đốc Công ty địa ốc Phúc Đức Lâm Văn Chúc chia sẻ với VnExpress.net: "Đang lúc dầu sôi lửa bỏng bán không được hàng, lãi suất 12% cũng gây khó cho doanh nghiệp bất động sản huống hồ gì 15-16% một năm".

Ông Chúc nhẩm tính rằng, phải bán được sản phẩm với mức lợi nhuận 20% xoay vòng trong 1 năm thì lãi suất 15% may ra mới tạm chấp nhận được. Nhưng chuyên gia này dự báo năm 2011 thị trường mới có thể sôi động lại, đầu năm 2009 bất động sản mới hy vọng chuyển biến dần. Thêm vào đó, sức mua hiện nay gần bằng 0, giá nhà đất vẫn giảm nên vay với lãi suất 15% là thất sách.

Hơn nữa, ông khẳng định thêm, hiện nay ngân hàng không hề ưu tiên cho các đơn vị kinh doanh bất động sản vay mà chỉ tập trung vào các ngành sản xuất khác. Vì vậy, mong mỏi lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản trong thời điểm này là giãn nợ. "Án binh bất động là lựa chọn tốt nhất, đi vay thực hiện dự án lúc này chỉ tổ rước cái khó vào mình mà thôi", ông Chúc nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM Lê Hoàng Châu đã nhiều lần kiến nghị với ngân hàng về chính sách giãn nợ, nới lỏng tín dụng cho doanh nghiệp địa ốc, đặc biệt là các dự án khả thi.

Theo ông Châu, lãi suất phải điều chỉnh phù hợp đối với từng ngành nghề chứ không nên ấn định khung đại trà. Bởi lẽ, có những ngành nghề chỉ cần vay trong ngắn hạn vẫn chịu được lãi suất cao nhưng đặc thù của ngành bất động sản phải vay trung và dài hạn mới kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên, đáp lại các đề xuất này, trong cuộc gặp hiệp hội các ngành nghề và lãnh đạo UBND TP HCM hôm 7/11, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu chỉ dự báo tới đây sẽ có làn sóng cạnh tranh hạ lãi suất từ các nhà băng. Các kiến nghị giãn nợ, hạ thêm lãi suất cho ngành bất động sản vẫn còn bỏ ngỏ.

Quan điểm của ông Giàu, địa ốc dù giảm giá vẫn còn xoay quanh trục giá trị và cần phải phát triển chậm lại để hướng tới sự bền vững. Trước đó, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy từng hứa sẽ chuyển những kiến nghị của doanh nghiệp bất động sản TP HCM lên các bộ ngành và Chính phủ để tìm giải pháp hiệu quả ứng cứu thị trường này.

Hiện nay, ngoài việc phải loay hoay với nợ cũ sắp đáo hạn, giới kinh doanh bất động sản đều tự nhắc nhau án binh bất động, chờ đợi lãi suất hạ thêm và kỳ vọng vào chính sách giãn nợ thiết thực hơn.
 

O2XDAEXEC

New Member
Tp.HCM chuẩn bị tinh thần giống HN nhé, bão đã đến và mực nước biển đang dâng lên thật cao,nhất là ở tp.HCM rồi, chuẩn bị mua thuyền thôi pà kon ơi!!!
 

persie

New Member
Nhập đồ giả hàng hiệu tuồn vào khu mua sắm Sài Gòn

Hàng ngàn bộ quần áo thể thao giả nhãn hiệu các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Jacket, Nike...được đội quản lý thị trường phát hiện sáng 13/11 tại căn hộ trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Tất cả lô hàng đều không in địa chỉ sản xuất nhưng lại được gắn các nhãn mác nước ngoài. Đại diện của hãng thời trang thể thao Nike đặt tại Việt Nam đã xác nhận với Đội quản lý thị trường quận Bình Thạnh, số hàng trên là giả.

Ông Nguyễn Trí Vị, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Bình Thạnh cho biết, chủ của số hàng nói trên là bà Minh Châu. Tại thời điểm kiểm tra, bà Châu đã không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoá đơn, chứng từ của lô hàng.

Bà Châu khai nhận, toàn bộ số hàng trên là bà thu mua từ nguồn hàng trôi nổi trên thị trường với giá từ 100- 110 USD/cái. Sau khi thu gom đủ các mặt hàng, bà Châu đem trưng bày bán cho khách thích hàng hiệu tại khu mua sắm Saigon (quận 1).

Sau khi lập biên bản, toàn bộ số hàng trên đã bị tịch thu, niêm phong.
 

persie

New Member
Cựu nhân viên kinh doanh của Toyota "bóc lịch" 20 năm​

Ngày 13/11, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Trọng Hải, sinh năm 1977, ở xã Yên Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 20 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Được nói lời cuối cùng, Hải cúi đầu xin lỗi các nạn nhân, đồng thời là những khách hàng thân thiết của mình.

Theo cáo trạng, từ tháng 8/2007 đến tháng 1/2008, với danh nghĩa là nhân viên tiếp thị của Công ty liên doanh Toyota Giải Phóng, Đỗ Trọng Hải đã tự soạn thảo giấy biên nhận tiền, có lô gô và tên của công ty, hứa hẹn giúp khách hàng được mua ôtô sớm.

Bằng thủ đoạn này, Hải đã nhận của khách hàng tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng và hơn 54 nghìn USD, nhưng Hải chỉ nộp về công ty 2.000 USD và làm hợp đồng mua xe ở Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm cho anh Hoàng Chuyên Cần và anh Nguyễn Mạnh Cường hết 15 triệu đồng.

Số tiền còn lại Hải đem đi “đập phá” và “nướng” hết vào lô đề, đến khi khách hàng đợi mãi không có xe liền đi tìm Hải thì y khất lần và cuối cùng là "đánh bài chuồn".

Trong khi đang lẩn trốn, cầm trong tay số tiền gần một tỷ đồng, Hải tiếp tục lao vào lô đề. Đến khi trắng tay, ngày 30/1, Hải mới đến Công an quận Hoàng Mai đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi lừa đảo của mình.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ là giáo viên nghỉ hưu, bố là thương binh nhưng Hải vẫn được bố mẹ lo cho ăn học tử tế và trở thành niềm tự hào của họ.

Tháng 8/2004, Hải được ký hợp đồng làm nhân viên tiếp thị của Công ty liên doanh Toyota Giải Phóng. Do mồm miệng hoạt bát nên khách hàng đến với Hải khá đông. Những tưởng có công việc ổn định Hải sẽ chí thú làm ăn. Tuy nhiên, "con ma cờ bạc" đã khiến đồng lương của Hải không đủ để trả các khoản nợ nần.

Thời điểm giữa năm 2007, thị trường ôtô trong nước khá khan hiếm, những ai muốn mua xe phải làm hợp đồng, đặt tiền trước hàng tháng mới có xe. Đang cần tiền để trả nợ, nhân cơ hội đó Hải liền nảy sinh ý định lừa khách hàng để chiếm đoạt tiền.

Để tạo lòng tin cho khách hàng, Hải đã tự soạn thảo giấy biên nhận tiền, trên đó có in lô gô, tên công ty. Mặc dù, không có quyền quyết định phân phối và bán xe cho khách, nhưng lợi dụng danh nghĩa là nhân viên bán hàng của công ty giao dịch với khách hàng, Hải đã hứa hẹn giúp khách hàng mua xe trong thời gian sớm nhất.

Bằng thủ đoạn đó, Hải đã cho 18 khách hàng ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc “sập bẫy”, người ít nhất hơn 50 triệu đồng, người nhiều lên tới gần 600 triệu đồng.

Trong phiên tòa kéo dài 2 ngày 12 và 13/11, HĐXX cho rằng việc Hải nhận và chiếm đoạt tiền khách là do Hải tự ý làm, trái với quy định về hoạt động quản lý tiền mặt của công ty, không được sự đồng ý của công ty.

Hơn nữa, toàn bộ giấy tờ liên quan là do Hải viết và ký chứ không hề có dấu hoặc chữ ký của lãnh đạo công ty. Vì vậy, không có đủ căn cứ để yêu cầu Toyota Giải Phóng phải bồi thường thiệt hại cho các khách hàng.

Tuy nhiên, HĐXX đã yêu cầu lãnh đạo công ty phải có biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quá trình hoạt động, quản lý nhân viên, nhằm hạn chế những sự việc tương tự có thể xảy ra.
 

persie

New Member
Tráo tiền khi mua xe​

Ngày 12/11, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đã bắt giữ Ngô Thị Lan, 45 tuổi, ở Phủ Lý, Hà Nam. Con rể bà ta là Nguyễn Thành Long, 33 tuổi và Nguyễn Thành An, 25 tuổi (em trai Long) cùng ở Phủ Lý đang bỏ trốn.

Tối 8/11, Lan cùng rể là Long, tới gặp anh Toàn (32 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) tại một quán cà phê để mua xe. Lan bỏ ra 35 triệu đồng để mua chiếc Air Blade. Anh Toàn nhận đủ tiền gồm 1.800 USD và 2,5 triệu đồng.

Lan đề nghị người bán cho đếm lại số tiền. Trong khi đếm, Lan tráo một cọc tiền khác và đưa lại cho anh Toàn. Về đến nhà, anh này phát hiện chỉ còn 100 USD thật và 2,5 triệu đồng.

Tại cơ quan điều tra, Lan khai khi thỏa thuận đã giao tiền đầy đủ, sau đó giả vờ đếm lại rồi tráo tiền. Ngoài ra, nhóm của Lan còn lừa được một người bán xe LX giá 4.400 USD và 2 triệu đồng. Lan "cuỗm" lại được 4.000 USD.

Cơ quan điều tra đang tiếp tục tìm các bị hại của Lan và truy bắt hai tên đồng bọn.
 

persie

New Member
Mỹ sắp phóng tàu đưa toilet lên vũ trụ​

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng tàu Endeavour lên Trạm không gian quốc tế (ISS) vào ngày mai, với sứ mệnh góp phần mở rộng căn cứ này trong đó mang thêm một hệ thống vệ sinh cho các phi hành gia.

Endeavour sẽ xuất phát vào 19h55 chiều thứ sáu theo giờ địa phương (0h55 sáng thứ bảy theo giờ GMT) tại trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida. Nhiệm vụ của Endeavour, kéo dài trong 15 ngày, là hoàn thành việc mở rộng ISS để nó có thể chứa được 6 người (gấp đôi số lượng hiện nay).

Trong số thiết bị con tàu mang lên Trạm không gian quốc tế có một hệ thống tái chế nước thải trị giá 250 triệu USD để biến nước tiểu và các loại nước thải khác thành nước uống., hai giường ngủ và một nhà vệ sinh.

“Số lượng phi hành gia trên ISS sẽ tăng lên 6 người, vì thế mà một nhà vệ sinh không thể đáp ứng nhu cầu của họ. Chúng tôi cần bổ sung thêm một nhà vệ sinh nữa”, Joe Delai, người phụ trách việc vận chuyển hàng hóa của Endeavour, phát biểu.

NASA dự định phóng một tàu vũ trụ lên không gian để sửa chữa kính thiên văn Hubble nhưng chuyến bay phải hoãn lại để các kỹ sư có thêm thời gian xử lý sự cố kỹ thuật khiến một trong các máy tính của Hubble hỏng. Sự trì hoãn ấy khiến NASA chuyển hướng sang kế hoạch mở rộng trạm không gian quốc tế.
 

persie

New Member
Tạo kim cương từ rượu​

Các nhà khoa học thuộc một trường đại học của Mexico vừa công bố tạo được kim cương từ rượu sau suốt 13 năm miệt mài nghiên cứu.
Theo Miguel Apatiga, một nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu, họ đã tạo được những tinh thể kim cương từ loại rượu tequila nổi tiếng của Mexico bằng cách nén hơi nóng của rượu này trong thiết bị thép không gỉ. Tuy nhiên, sản phẩm thu được mới chỉ là những tinh thể kim cương có kích thước siêu nhỏ, chưa thể dùng để chế tác nữ trang. Sau thành công này, các nhà khoa học Mexico đã lần lượt thử nghiệm chế tạo kim cương từ các loại rượu khác và rút ra được công thức lý tưởng với tỉ lệ 40% ethanol và 60% nước.

Trước mắt, những tinh thể này có thể được sử dụng để phát hiện chất phóng xạ, tráng các dụng cụ cắt gọt cần độ sắc cao hoặc thậm chí có thể thay thế chất silicon trong chíp điện tử.
 

persie

New Member
Chung cư ẩm dột là do bỏ không 2 năm

Trong khi người dân khu tập thể C1 Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đang lâm vào cảnh "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa" khi di dời tới nhà N06 Dịch Vọng thì đơn vị thi công nhà lại cho rằng, nhà ẩm dột là do xây xong 2 năm không có người ở.

Ngày 13/11, hàng chục toán thợ vẫn tấp nập lên xuống chung cư N06 Dịch Vọng (quận Cầu Giấy). Hầu khắp các tầng đều có nhà thuê sửa khu vệ sinh, thay ổ khóa... Tiếng khoan đục vang từ sáng đến tối.

Theo thống kê sơ bộ của Xí nghiệp quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị (đơn vị quản lý nhà N06), 8 trong tổng số 14 tầng của tòa nhà có dấu hiệu hỏng hóc.

Trong đó, tầng 8 bị hư hỏng khá nặng với nhiều căn hộ xuất hiện vết nứt dài, tường thấm nước và phồng rộp. Hàng chục căn hộ ở các tầng khác gặp phải trục trặc như hỏng ổ khóa hàng loạt, van nước đồng hồ bị dò rỉ, chậu nước rửa bát bị sập xuống khỏi bệ, cửa ra lan can không đóng được...

Đơn vị quản lý nhà N06 cho biết, tòa nhà vẫn đang trong thời gian bảo hành, các hỏng hóc trên đều là do lỗi kỹ thuật nên trách nhiệm sửa chữa thuộc về chủ đầu tư và đơn vị thi công.

Trong khi đó Phó giám đốc Ban quản lý dự án quận Cầu Giấy Hồ Minh Quốc lại cho rằng: "Trước khi bàn giao đã rà soát chất lượng. Trong quá trình sử dụng cũng không có hư hỏng gì lớn".

Đại diện đơn vị thi công, ông Nguyễn Quốc Tuấn, giám đốc Xí nghiệp 1 (Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội), khẳng định, việc hỏng hóc là do thi công xong từ 2005 nhưng đóng cửa đến tháng 9/2007 mới bàn giao.

"Việc đóng cửa mấy năm nên nhà bị ẩm dẫn đến phần sơn, nền nhà bị bong rộp", ông Tuấn nói.

Theo giải thích của ông Tuấn, hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm nước, đi vệ sinh phải đội nón tránh dột là do đoạn khớp nối để lắp bình nóng lạnh lắp không chặt nên rò nước, chứ không phải sàn nhà vệ sinh bị thấm.

Để khắc phục các sự cố tại nhà N06 và ổn định cuộc sống của các hộ dân di dời, ông Tuấn cho biết, đơn vị thi công đang tiến hành sửa chữa. Việc khắc phục sẽ hoàn tất và ngày 20/11.

Đến hết ngày 13/11, toàn bộ 109 hộ dân tại khu tập thể C1 Thành Công đã đến nhận nhà tại chung cư N06 Dịch Vọng.

Năm 2005, nhà C1 được giám định là nhà nguy hiểm cấp độ cao nhất vì tình trạng nghiêng, sụt lún nặng. Trong trận mưa lịch sử vừa qua, thành phố Hà Nội đã quyết định di dời khẩn cấp toàn bộ người dân ở đây để phá dỡ, xây dựng lại khu tập thể. Tại thời điểm đó, nhà C1 đã bị lún hơn một mét, nghiêng 15 độ.
 

PhuongAnh

New Member
Tp.HCM chuẩn bị tinh thần giống HN nhé, bão đã đến và mực nước biển đang dâng lên thật cao,nhất là ở tp.HCM rồi, chuẩn bị mua thuyền thôi pà kon ơi!!!

SG mà chịu trận mưa như hôm trước ở HN chắc phải gập đến qua đầu :))
 

PhuongAnh

New Member
'Tôi rất trăn trở khi dừng ký hợp đồng xuất gạo'​

"Trước khi Chính phủ quyết định dừng ký hợp đồng xuất gạo, không chuyên gia nào dám nói với tôi là vụ đông xuân sẽ được mùa hay mất mùa", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời khi vấn đề lúa gạo một lần nữa được các đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn sáng nay.

Dù đã có 2 Bộ trưởng Nông nghiệp và Công thương giải trình về việc tạm dừng xuất khẩu gạo trong khi giá thế giới lên cao, nhưng trong phiên chất vấn hôm nay, Thủ tướng đã dành thời gian đáng kể cho vấn đề này.

Ông cho biết, cuối tháng 3, các chuyên gia thế giới dự báo thiếu gạo trên toàn cầu, trong khi trong nước vẫn còn 1,6 triệu tấn gạo đã ký kết chưa giao hàng. Miền Bắc đầu năm rét đậm khả năng được mùa là 50%. Nguồn hàng cân đối cho xuất khẩu không còn. Do đó, ngày 25/3, Chính phủ đã quyết định tạm ngừng ký thêm hợp đồng xuất khẩu.

"Lúc họp bàn về vấn đề này tôi rất suy nghĩ, không chuyên gia nào dám nói với tôi là vụ đông xuân sẽ được mùa hay mất mùa, rất khó cho lựa chọn quyết định của lãnh đạo. Đúng là việc dự báo rất khó khăn", người đứng đầu Chính phủ trùng giọng chia sẻ.

Phía dưới hội trường, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng khá trầm tư.

Theo Thủ tướng, việc tạm dừng xuất khẩu gạo là để đảm bảo an ninh lương thực trong trường hợp mất mùa. Ngoài ra, nếu ký hợp đồng ngay lúc đó, có thể doanh nghiệp vét gạo trong nước để xuất khẩu, đẩy giá trong nước, khiến lạm phát tăng thêm.

Ông cũng khẳng định, trong kho dự trữ còn hơn 100.000 tấn lúa, không có chuyện còn 4-5 triệu tấn như có ý kiến nêu. Việc tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo là hợp lý để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh lương thực.

"Tuy dự báo chưa thật chính xác nhưng việc điều hành xuất khẩu gạo vừa qua dựa trên cơ sở lợi ích tổng thể của đất nước và đã cơ bản đạt được các yêu cầu. Đầu tháng 6 khi vụ hè thu và đông xuân có triển vọng tốt, chúng ta đã ký hợp đồng xuất khẩu. Đến hết tháng 10, cả nước xuất khẩu 4 triệu tấn và phấn đấu cả năm 4,7 triệu tấn, giá xuất khẩu 600 USD một tấn tương đương Thái Lan", Thủ tướng nói.

"Tôi cảm thông với Thủ tướng vì tình hình lúc đó phức tạp, nếu lúc đó Thủ tướng xuất tiền mua lúa thì nông dân sẽ đỡ thiệt thòi hơn chăng", ông Trần Hồng Việt chất vấn như một gợi ý điều hành.

Thủ tướng cho rằng, khi tạm dừng xuất khẩu, Chính phủ đã thu mua ngay 300.000 tấn gạo. Trong thời gian tới, nông dân sẽ tiếp tục được đình hoãn các khoản vay nợ ngân hàng, được vay vốn sản xuất, ưu ái về vay vốn học tập...

Làm gì để hoạt động dự báo không quan liêu

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho biết, để nhắc nhở các bộ trưởng và trưởng ngành thực hiện trách nhiệm đã hứa thì Quốc hội sẽ trích dẫn bóc băng ghi âm và gửi tới bộ trưởng cũng như người hỏi để theo dõi, giám sát. Những vấn đề đại biểu hỏi, song chưa được trả lời thì sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp.
Từng phàn nàn về công tác dự báo của Chính phủ, hôm nay các đại biểu Phạm Quốc Anh, Nguyễn Đức Hiền, Huỳnh Thị Hoài Thu đặt lại vấn đề. "Qua trả lời chất vấn thấy rằng các bộ trưởng lúng túng, ảnh hưởng đến chức năng tham mưu cho Thủ tướng. Thủ tướng có biện pháp gì để nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu, đề xuất giải pháp sát hơn, không quan liêu", ông Quốc Anh hỏi.

Người đứng đầu Chính phủ thừa nhận thực tế có tình trạng bộ máy tham mưu còn lúng túng, có lúc không chính xác, nhưng khẳng định "so với trước đã hơn nhiều". "Trong lãnh đạo điều hành, công tác dự báo kém sẽ gây lúng túng. Chính phủ nhận thức được điều này và qua khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, Chính phủ yêu cầu các bộ tăng cường công tác dự báo", ông Dũng nói.

Về ý kiến của đại biểu Nguyễn Đức Hiền rằng có nên giao cho một cơ quan làm đầu mối trong việc dự báo, Thủ tướng trả lời: "Ta đã có Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tổng tham mưu kinh tế, Bộ Kế hoạch làm chưa tốt thì phải cố gắng làm tốt hơn. Bộ này có 2 viện rất lớn. Tôi cho có 3 việc cần phải làm: thể chế, bố trí cán bộ, tạo điều kiện cơ sở vật chất".

Từng nhiều lần chất vấn lãnh đạo Chính phủ, hôm nay, nhà sử học Dương Trung Quốc đặt câu hỏi khá sốc: "Với tư cách là nhạc trưởng, khi nhạc công có lỗi nhạc trưởng có nhận trách nhiệm không?".

Thủ tướng đáp: "Là người đứng đầu Chính phủ, khi các thành viên Chính phủ làm chưa tốt, Thủ tướng cũng có phần trách nhiệm. Trong báo cáo Quốc hội, chúng tôi cũng nhìn nhận 7 hạn chế, khuyết điểm. Tư tưởng của Chính phủ là nhìn thẳng vào yếu kém để khắc phục, phấn đấu phục vụ tốt hơn".

Nói bộ máy hành chính "hành dân" là quy kết thiếu thực tiễn

Chất vấn trực tiếp, đại biểu Vũ Hồng Anh đặt câu hỏi, có cần sửa Hiến pháp để Chính phủ thực sự năng động, đủ khả năng giải quyết mọi vấn đề. "Với cương vị đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng đã và sẽ có giải pháp gì để nền hành chính thực sự giúp dân, chứ không phải là hành dân, như có ý kiến đã nêu?", đại biểu Hồng Anh đặt thêm câu hỏi.

Theo Thủ tướng, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 thấp hơn cả năm 2008. Xuất khẩu trong nước sẽ gặp khó khăn, đầu tư nước ngoài giảm mạnh, một số dự án có thể bị đình hoãn. Trong tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam đã thấp hơn bình quân 9 tháng là 300 triệu USD.

Năm 2009, Chính phủ chủ trương điều chỉnh giá điện, than, tăng lương tối thiểu. Đây là những yếu tố tăng giá. Do đó, mục tiêu của Chính phủ không để lạm phát tăng trở lại.

Thừa nhận so với yêu cầu mới, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế bộ máy, Thủ tướng cho biết, chuẩn bị đánh giá lại Luật tổ chức Chính phủ, để khi kết thúc nhiệm kỳ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung những gì còn bất cập, làm sao Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước thống nhất quản lý lĩnh vực hành chính.

"Cải cách hành chính so với yêu cầu vẫn chưa đạt, chưa phải là khâu đột phá, nhưng công bằng mà nói ta đã có bước tiến dài, gồm cả cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính, tài chính công, đội ngũ bộ máy..., góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ta nói bộ máy hành chính hành dân là quy kết, áp đặt, không đúng với thực tiễn. Còn một bộ phận nào đó làm chưa đúng thì ta phải tiếp tục kiện toàn, xây dựng", Thủ tướng quyết liệt thể hiện quan điểm.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh về nạn công chức nhũng nhiễu, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đang hoàn thiện thể chế, tiến hành thanh kiểm tra để xử lý nghiêm. Tuy nhiên, đa số công chức là tốt.

"Chúng ta thử tính xem số cán bộ nhũng nhiễu nhiều hay số lo cho dân là nhiều. Tôi muốn nói có cán bộ nhũng nhiễu nhưng không phải là tất cả. Đại biểu, nhân dân phát hiện ai thì dứt khoát xử lý", ông nói.

Ngành điện không đùn đẩy cho Chính phủ

Đề cập đến chủ đề "nóng" là chủ trương tăng giá điện và việc ngành điện "trả" 13 dự án Chính phủ giao, Thủ tướng dẫn giải, theo Bộ Công thương, lợi nhuận 5% của EVN là mức thấp, ngân hàng sẽ không cho vay và ngành điện phải bù chéo từ khu vực giá cao cho khu vực giá thấp.

Để đạt mục tiêu cung cấp 34.000 MW chiếm 57% dự án điện, EVN cần đầu tư 800.000 tỷ đồng. Chính phủ họp bàn và thấy EVN không đủ vốn, do đó đã tính đến phương án chuyển bớt sang các ngành khác như dầu khí, than.

"Đây không phải ngành điện đùn đẩy Chính phủ. Mời gọi nước ngoài đầu tư vào ngành điện không dễ bởi các nhà đầu tư đòi bán giá điện cao. Trong khi đó, EVN không mua giá điện cao vì phải bán cho dân theo khung của Chính phủ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cân đối để tăng giá điện hợp lý", Thủ tướng nói.

Ngừng giây lát, Thủ tướng tiếp: "Ngành điện độc quyền là do tự nhiên lịch sử. Chúng tôi giao Bộ Công thương xây dựng đề án tách sản xuất và truyền tải phân phối điện. Nhiều nhà đầu tư sản xuất nhưng phân phối, bán điện phải thuộc nhà nước

Hơn 3 tiếng "xin đứng để trả lời", Thủ tướng hoàn tất phần trả lời chất vấn. 16 đại biểu đăng ký tiếp nhưng "vì lý do thời gian", các ý kiến này sẽ được chuyển tới Thủ tướng bằng văn bản.

Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng: "Sẽ tiếp tục đổi mới phiên chất vấn"

Đánh giá 3 ngày hỏi và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng nhìn tổng thể là có chất lượng, đề cập đến những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Không khí trả lời dân chủ, trách nhiệm. Hỏi và trả lời ngắn gọn, có tranh luận, có sự tham gia của nhiều bộ trưởng vào cùng một vấn đề. Chưa bao giờ số câu hỏi nhiều đến thế, hơn 300 chất vấn văn bản và 129 lượt ý kiến tại hội trường.

"Có thể có những điều ta chưa hài lòng, hỏi và trả lời chưa gặp nhau, nhưng rõ ràng người hỏi và trả lời đã có trách nhiệm cao trước nhân dân", ông Trọng đánh giá và khẳng định sẽ tiếp tục đổi mới phiên chất vấn theo tinh thần đã vạch ra là lựa chọn theo những nhóm vấn đề bức xúc, tập trung tranh luận, giảm báo cáo giải trình.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top