CongVoi
Super V.I.P
Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Trích lời tác giả:
... Những tài liệu này gồm các báo cáo hàng quý, hàng năm của Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội: báo cáo về các cuộc trao đổi của các quan chức Liên Xô và ngoại quốc; các báo cáo tin tình báo của KGB và GRU (tình báo quân đội), được chuẩn bị tại hai vụ quốc tế của Ban chấp hành Trung ương (Vụ quan hệ với các Đảng cộng sản và công nhân các nước tư bản chủ nghĩa, Vụ quan hệ với các đảng cầm quyền tại các nước xã hội chủ nghĩa) thực sự đã làm đảo lộn cách nhìn cũ của tôi về chính sách của Liên Xô đối với cuộc chiến Việt Nam cùng quan hệ của Matxcơva với đồng minh Bắc Việt Nam. Chính sách của lịch sử hóa ra không phải là trung thực và nhất quán như hoạt động tuyên truyền của những người cộng sản cố tạo dựng lên. Thay vào đó là một chính sách phức tạp và đầy tranh cãi, mâu thuẫn.
Ý tưởng viết một cuốn sách về chính sách của Liên Xô đối với chiến tranh Việt Nam thoạt đầu do các đồng nghiệp của tôi nêu ra. Sau khi đọc báo cáo của tôi chuẩn bị cho một hội nghị về bằng chứng mới trong lịch sử Chiến tranh Lạnh được tổ chức ở Matxcơva hồi tháng 1 năm 1993, họ đã động viên tôi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, và vì mục đích đó tôi sẽ sử dụng sáu tháng sang Mỹ để tìm tài liệu trong hồ sơ của Mỹ. Trên thực tế sự tổng hợp các tài liệu của Liên Xô và của Mỹ như vậy đã làm bức tranh toàn cảnh về chính sách của Liên Xô ở Đông Nam Á trong những năm chiến tranh đó ngày càng hoàn chỉnh và rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, mùa gặt hái của các học giả tìm tài liệu trong hồ sơ lưu trữ của Nga đã nhanh chóng đi đến màn kết thúc ở Matxcơva. Một bằng cớ cho việc các quan chức Nga thay đổi hẳn chính sách đã được tìm thấy trong mớ tài liệu về Việt Nam, và việc tờ Thời báo New York đăng tải một báo cáo của Bắc Việt Nam về số lượng các tù binh chiến tranh người Mỹ. Điều này đã gây tranh cãi ngoại giao và hàng loạt lời buộc tội lẫn phản bác trong giới quan chức ở Nga, Mỹ và ở Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Quan trọng hơn là các nhà lãnh đạo Nga thừa nhận một cách muộn màng rằng các tài liệu để trong kho hồ sơ lưu trữ của Đảng có thể được dùng để phục vụ cho các mục đích chính trị của riêng họ và chỉ được đưa ra vào những thời điểm thích hợp, nhưng khôgn đưa ra công khai toàn bộ các tài liệu đó. Kết quả là các quan chức đã quyết định chấm dứt toàn bộ việc thu thập tài liệu ở Trung tâm lưu trữ nói trên, bao gồm cả các tài liệu về Cuộc chiến tranh Việt Nam. Lại một lần nữa các nhà sử học quan tâm đến Cuộc chiến Việt Nam phải đào bới tìm kiếm từng mẩu thông tin trong các ấn phẩm chính thức của Liên Xô, sách vở, các báo cáo của các giới chức thẩm quyền về hồ sơ lưu trữ của Nga trong nhiều hội nghị ở nước ngoài, và một số tài liệu được dành riêng cho các khách du lịch trong Trung tâm lưu trữ trên.
Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu viết một cuốn sách dựa trên cơ sở chủ yếu là các tài liệu mật của Liên Xô cũng như các tài liệu được đưa ra công khai mới đây của hồ sơ lưu trữ Mỹ ngày càng trở nên cấp bách hơn. Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, và chúng ta cần phải có sự đánh giá, phân tích khách quan và toàn diện về kết quả, cùng hậu quả của cuộc xung đột này đã ảnh hưởng khủng khiếp đến như thế đối với sinh mệnh của hàng ngàn người Mỹ và Việt Nam, cũng như đối với các quan hệ quốc tế trong Chiến tranh Lạnh...
---
Thông tin ebook
Tên sách: Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Tác giả: Ilya V.Gaiduk
Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm xuất bản: 1998
-----
Đánh máy: Ptlinh – Trái tim Việt nam online
Làm ebook: Cotyba
Ngày hoàn thành: 26-12-2006
Trích lời tác giả:
... Những tài liệu này gồm các báo cáo hàng quý, hàng năm của Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội: báo cáo về các cuộc trao đổi của các quan chức Liên Xô và ngoại quốc; các báo cáo tin tình báo của KGB và GRU (tình báo quân đội), được chuẩn bị tại hai vụ quốc tế của Ban chấp hành Trung ương (Vụ quan hệ với các Đảng cộng sản và công nhân các nước tư bản chủ nghĩa, Vụ quan hệ với các đảng cầm quyền tại các nước xã hội chủ nghĩa) thực sự đã làm đảo lộn cách nhìn cũ của tôi về chính sách của Liên Xô đối với cuộc chiến Việt Nam cùng quan hệ của Matxcơva với đồng minh Bắc Việt Nam. Chính sách của lịch sử hóa ra không phải là trung thực và nhất quán như hoạt động tuyên truyền của những người cộng sản cố tạo dựng lên. Thay vào đó là một chính sách phức tạp và đầy tranh cãi, mâu thuẫn.
Ý tưởng viết một cuốn sách về chính sách của Liên Xô đối với chiến tranh Việt Nam thoạt đầu do các đồng nghiệp của tôi nêu ra. Sau khi đọc báo cáo của tôi chuẩn bị cho một hội nghị về bằng chứng mới trong lịch sử Chiến tranh Lạnh được tổ chức ở Matxcơva hồi tháng 1 năm 1993, họ đã động viên tôi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, và vì mục đích đó tôi sẽ sử dụng sáu tháng sang Mỹ để tìm tài liệu trong hồ sơ của Mỹ. Trên thực tế sự tổng hợp các tài liệu của Liên Xô và của Mỹ như vậy đã làm bức tranh toàn cảnh về chính sách của Liên Xô ở Đông Nam Á trong những năm chiến tranh đó ngày càng hoàn chỉnh và rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, mùa gặt hái của các học giả tìm tài liệu trong hồ sơ lưu trữ của Nga đã nhanh chóng đi đến màn kết thúc ở Matxcơva. Một bằng cớ cho việc các quan chức Nga thay đổi hẳn chính sách đã được tìm thấy trong mớ tài liệu về Việt Nam, và việc tờ Thời báo New York đăng tải một báo cáo của Bắc Việt Nam về số lượng các tù binh chiến tranh người Mỹ. Điều này đã gây tranh cãi ngoại giao và hàng loạt lời buộc tội lẫn phản bác trong giới quan chức ở Nga, Mỹ và ở Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Quan trọng hơn là các nhà lãnh đạo Nga thừa nhận một cách muộn màng rằng các tài liệu để trong kho hồ sơ lưu trữ của Đảng có thể được dùng để phục vụ cho các mục đích chính trị của riêng họ và chỉ được đưa ra vào những thời điểm thích hợp, nhưng khôgn đưa ra công khai toàn bộ các tài liệu đó. Kết quả là các quan chức đã quyết định chấm dứt toàn bộ việc thu thập tài liệu ở Trung tâm lưu trữ nói trên, bao gồm cả các tài liệu về Cuộc chiến tranh Việt Nam. Lại một lần nữa các nhà sử học quan tâm đến Cuộc chiến Việt Nam phải đào bới tìm kiếm từng mẩu thông tin trong các ấn phẩm chính thức của Liên Xô, sách vở, các báo cáo của các giới chức thẩm quyền về hồ sơ lưu trữ của Nga trong nhiều hội nghị ở nước ngoài, và một số tài liệu được dành riêng cho các khách du lịch trong Trung tâm lưu trữ trên.
Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu viết một cuốn sách dựa trên cơ sở chủ yếu là các tài liệu mật của Liên Xô cũng như các tài liệu được đưa ra công khai mới đây của hồ sơ lưu trữ Mỹ ngày càng trở nên cấp bách hơn. Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, và chúng ta cần phải có sự đánh giá, phân tích khách quan và toàn diện về kết quả, cùng hậu quả của cuộc xung đột này đã ảnh hưởng khủng khiếp đến như thế đối với sinh mệnh của hàng ngàn người Mỹ và Việt Nam, cũng như đối với các quan hệ quốc tế trong Chiến tranh Lạnh...
---
Thông tin ebook
Tên sách: Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Tác giả: Ilya V.Gaiduk
Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm xuất bản: 1998
-----
Đánh máy: Ptlinh – Trái tim Việt nam online
Làm ebook: Cotyba
Ngày hoàn thành: 26-12-2006