• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

EBOOK DÀNH CHO UIQ3.0 - DẠNG PRC

Status
Không mở trả lời sau này.

CongVoi

Super V.I.P
Văn hóa sử Nhật Bản - GS. Ienaga Saburou, Lê Ngọc Thảo dịch.
Nhật Bản là một nền văn hóa lớn ở Đông Phương sau Trung Quốc và Ấn độ, xứng đáng cho ta tìm hiểu sâu về văn hóa, lịch sử, triết học.
Xin giới thiệu quyển "Văn hóa sử Nhật Bản" của GS. Ienaga Saburou do Lê ngọc Thảo dịch và chú thích.
Ebook được thực hiện có nguồn từ www.erct.com. Mong www.erct.com, và dịch giả cho phép được sử dụng ở TVE này.


LỜI NGƯỜI DỊCH


Nhật Bản là một quốc gia phát triển, giàu mạnh hiện đại. Sản phẩm công nghiệp của Nhật nổi tiếng về chất lượng và được nhiều người trên thế giới yêu chuộng. Nhưng trước thời kỳ Minh trị duy tân, Nhật cũng chỉ là một quốc gia phong kiến nghèo khổ hơn cả Việt nam chúng ta thời đó.

Trước sự bành trướng của các thế lực Âu châu hùng mạnh, các nước Á châu chỉ có thể nghĩ ra được cách “bế quan tỏa cảng” để chống lại liệt cường Âu châu, nhưng cuối cùng đã bị liệt cường Âu châu xâu xé như Trung Quốc hoặc bị thành thuộc địa như Việt nam. Tại sao ở Á châu chỉ có Nhật bản đã lợi dụng được sức mạnh của người khác để cận đại hóa quốc gia, tạo ra một nước Nhật hùng cường như ngày nay.

Người ta thường bảo một dân tộc, một quốc gia có thể phát triển được hay không, điều nầy tùy thuộc lớn lao và cách suy nghĩ, sinh hoạt xã hội, nói một cách vắn tắt là văn hóa của dân tộc đó, quốc gia đó.

Ở đây tôi xin dịch và chú thích quyển “Văn hóa sử Nhật bản” do giáo sư Ienaga Saburou (giáo sư trường “Đại học sư phạm Toukyou”, nay là trường đại học Tsukuba) viết xuất bản vào năm 1982 (bản 2) để giới thiệu cùng bạn đọc vài nét đại cương về văn hóa của Nhật bản.

Đối với những người nghiên cứu về Nhật Bản, đầu đề “tại sao Nhật bản đã nghĩ ra và đã thực hành được 2 chữ “duy tân” vào khoảng 140 năm về trước, trong lúc không có nước nào nghĩ ra được”, là một đầu đề hết sức khó khăn.

Với ý nghĩa đó, quyển sách nầy được dịch ra với mục đích giúp bạn đọc có một kiến thức thường thức về văn hóa Nhật bản, và nếu nó là một kích thích khiến bạn đọc muốn biết sâu hơn về Nhật bản, để rồi một ngày nào đó có người đưa ra lời giải cho đầu đề nói trên để tham khảo trong việc kiến thiết đất nước, thì đó chính là điều hạnh phúc của tôi.

Sau cùng tôi xin cảm ơn tất cả anh em, gia đình và những ngườI thân yêu của tôi đã hết lòng giúp tôi trong việc hoàn thành quyển sách nầy.

Tháng 3 năm 2003

Lê ngọc Thảo


MỤC LỤC


Tập 1

Chương 1 : VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI BAN SƠ
Khởi điểm của lịch sử.
Thời đại xã hội nguyên thủy là một thời đại như thế nào.
Đồ gốm Jou-mon.
Sức sinh sản bị đình trệ.
Sự chi phối của bùa phép (chú thuật).

Chương 2 : VĂN HÓA THỜI KỲ ĐẦU XÃ HỘI THƯỢNG CỔ
Văn hóa kim loại đến Nhật.
Quốc gia và giai cấp được thành lập
Một quốc gia với chế độ quân chủ thành hình.
Tế lễ, một hình thức tôn giáo dân tộc.
Chuyện được truyền bởi "Cố sự ký" và "Nhật Bản thư ký"
Tình dục và văn hóa thời xưa.
Đời sống hằng ngày.
Mỹ thuật tạo hình.

Chương 3 : VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI LUẬT LỆNH
Cơ cấu luật lệnh được thành lập.
Du nhập văn hóa tinh thần của đại lục.
Nghệ thuật Phật giáo thời A-su-ka, Ha-ku-hou, Ten-pyou.
Phát triển mới của nghệ thuật truyền thống.
Văn hóa đầu thời Heian.

Tập 2

Chương 4 : VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI QUÍ TỘC
Đặc sắc của xã hội quí tộc.
Văn nghệ kể truyện (Monogatari) phát đạt.
Tranh cuống phát đạt.
Văn hóa quí tộc bành trướng ra địa phương và hải ngoại.
Sinh hoạt văn hóa ở nông thôn và đô thành.

Chương 5 : VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI PHONG KIẾN BÀNH TRƯỚNG
Sự nổi dậy thình lình của vũ sĩ và ý nghĩa của việc này.
Bản tính của vũ sĩ và tính chất văn nghệ của họ.
Phật giáo mới.
Những trứ tác lý luận xuất hiện.
Truyền thống của văn hóa quí tộc.
Thể chế trang viên bị giải tán và thế lực xưa cũ diệt vong.
Văn hóa "Hạ khắc thượng".
Văn hóa mới phát đạt từ việc thế tục hóa của tôn giáo.
Đời sống hằng ngày trong thời đại Muromachi.

Tập 3

Chương 6 : VĂN HÓA XÃ HỘI THỜI PHONG KIẾN VỮNG MẠNH
Mỹ thuật của vũ tướng và hào thương.
Những tiếp xúc đầu tiên với văn hóa Tây phương.
Sự cố định của trật tự phong kiến, đạo đức Nho giáo áp đảo.
Giới tư tưởng.
Học vấn thịnh hành và giáo dục phổ cập.
Sự phát triển nghệ thuật của người thành phố.
Đặc sắc văn hóa của dân thành phố thời Genroku.

Chương 7 : VĂN HÓA THỜI KỲ PHONG KIẾN SUY SỤP
Văn nghệ thành phố chín rục và trật tự phong kiến lung lay.
Sự nẩy nở tinh thần khoa học.
Sự phát triển những tư tưởng xã hội tiến bộ.
Văn hóa lan rộng ra khu vực và xã hội.

_______

Ebook gồm 3 phần :
2 phần sau kích thước lớn hơn 1M nên các bác tải từ đây :
http://www.esnips.com/web/tuanz-ebooks
 

CongVoi

Super V.I.P
Đông Phương Huyền Bí - Paul Brunton
Xin chia sẻ truyện Đông Phương Huyền Bí trích từ vnthuquan.
File Ðính Kèm 2005
 

CongVoi

Super V.I.P
hánh địa Mỹ Sơn
Xin giới thiệu cùng các bạn bài viết giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn, một trong hai di sản thế giới tại Tỉnh Quảng Nam.
Bài viết của Bác Sĩ Hồ Đắc Duy.
TTK
 

CongVoi

Super V.I.P
Lịch sử khẩn hoang miền Nam
Lịch sử khẩn hoang miền Nam là kết quả quá trình tìm tòi, chắt lọc bằng kinh nghiệm sống mấy chục năm lặn ngụp trong vốn tư liệu quý của dân tộc của nhà văn Sơn Nam. Sách chia làm hai phần, phần thứ nhất đi sâu vào khảo cứu công cuộc mở rộng, phát triển xứ Đàng Trong; xác định vùng biên giới Việt – Miên; chỉnh đốn nội trị… Phần thứ hai chủ yếu đưa ra cái nhìn bản chất về các vùng đất Rạch Giá, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ cùng những triệu chứng bất ổn của chế độ thực dân Pháp. Phần phụ lục phân tích các tài liệu liên quan đến hai biến cố quan trọng về quyền sở hữu đất riêng: Vụ Ninh Thạnh Lộc năm 1927 ở Rạch Giá và vụ Nọc Nạn năm 1928 ở Bạc Liêu. Dư luận mọi giới thời bấy giờ đặc biệt chỉ trích chính sách ruộng đất của thực dân. Xung quanh hai biến cố này có nhiều giai thoại truyền khẩu khiến chúng trở thành chuyện truyền kỳ.

Trong lời giới thiệu, tác giả ghi: “Đầu đề Lịch sử khẩn hoang miền Nam quá lớn, đòi hỏi sự làm việc cần cù, kiên nhẫn, lâu dài của một tiểu ban, một nhóm có thẩm quyền. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi đánh bạo, thử vạch một lối để trèo núi cao. Chắc chắn là có nhiều lối khác để đi tới đỉnh núi. Chúng tôi chỉ có hy vọng là dẹp một mớ sỏi gai, để thấy bóng dáng đỉnh núi…”. Song, điểm khởi đầu là công cuộc Nam tiến của cư dân Việt thế kỷ 16,17 đã cho thấy người viết phải có quá trình tích luỹ, dày công lật lại cả một vùng dân cư văn hóa đặc sắc Phù Nam, Óc Eo… Ông đã phân tích và chỉ rõ những lý do khiến vua chúa Việt Nam thúc đẩy việc khai hoang, đó là: 1/ Mở rộng địa bàn thống trị, đất rộng, dân giàu thì kinh đô được bảo vệ chu đáo hơn, 2/ Thuế điền và thuế đinh gia tăng nhanh chóng, 3/ Nạn đói kém được giảm thiểu, nơi này thất mùa, nơi kia bù lại, ít có nguy cơ nội loạn, 4/ Dân số tăng gia, thêm lính tráng, thêm dân xâu. Ngược lại, về phía dân chúng, khẩn hoang là việc tích cực, không phải là hưởng thụ, thụ động, chờ thời vận.

Cũng trong cuốn sách, tác giả đặc biệt quan tâm đến các vấn đề nổi cộm trong thời kỳ thực dân Pháp tác động mạnh đến việc khẩn hoang ở miền Nam như: tình trạng xáo trộn gia cư và tài sản; vấn đề lưu dân ở Sài Gòn; luật về đất công thổ; tình hình các tỉnh dưới mắt người Pháp…Sách khái quát việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ qua những số liệu thống kê cụ thể, phần lớn từ tài liệu của viên chức Pháp soạn ra.

Khi người Pháp đến, những vùng thuận lợi có sông rạch đều biến thành ruộng rồi. Trong thời kỳ cai trị của người Pháp, việc quan trọng hàng đầu phải kể đến là đào kinh xáng ở những nơi có thể làm ruộng được, tạo đường giao thông chuyên chở, rút bớt nước lụt, nước phèn. Sách đã dành nhiều trang nói về sức ảnh hưởng to lớn của kinh đào trong bước đường lập nghiệp của người nông dân. Đặc biệt kinh xáng Xà No có thể coi là công trình lớn lao đầu tiên của Nam kỳ về đường thuỷ, có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho: “Kinh Xà No đào từ 1901 đến tháng 7/1903 là xong, bề ngang trên mặt rộng 60 mét, dưới đáy 40 mét tổn phí 3.680.000 quan. Lần này, nhà thầu sử dụng loại xáng lớn chạy bằng hơi nước, với những giàn gàu bằng sắt. Máy của xáng mạnh 350 mã lực, mỗi gàu sắt múc được 375 lít, thổi bùn ra xa đến 60 mét… Vài chuyện khôi hài đã xảy ra: một số dân chạy theo xáng, dùng thúng mà hứng bùn để tìm vàng, nhưng chỉ gặp xương người và xương thú. Nhiều người cho rằng cứ “cắm dùi” là đất ấy về phần mình, vì mình đến trước nhứt…”.

Một trong những phong trào tranh đấu của trí thức Cần Thơ có tầm ảnh hưởng quy mô là phong trào Duy Tân do Gilbert Trần Chánh Chiếu cầm đầu. Lật lại những báo cáo với thống đốc Nam kỳ của các viên chủ tỉnh ở Cần Thơ, tác giả Sơn Nam đã đưa ra những chứng cứ thuyết phục về tinh thần dân tộc của người Việt. Báo cáo năm 1910 – 1911 thú nhận: “Không có cuộc biến loạn, không có sự bộc lộ cụ thể nào xảy ra. Tuy nhiên dưới bề ngoài yên ổn này, ta nhận ra một cách dễ dàng là còn một phần của dân chúng – may thay số người này không đông đảo cho lắm - họ có thái độ đối lập và thài độ chỉ trích không nhân nhượng, tận gốc đối với tất cả những gì mà chánh quyền, những gì xuất phát từ phía người Pháp” (…) “Gilbert Chiếu được toà xử miễn tố, vì vậy mà họ càng lẫy lừng hơn, còn lại một số người đồng loã trong vụ án cũng được miễn tố…”

Nếu Lịch sử khẩn hoang miền Nam giúp độc giả và những ai quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử dân tộc có cái nhìn hoàn thiện, chân xác về “những khoảng trống lịch sử trong bước đường mở nước và dựng nước” của người Việt thì Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam hướng bạn đọc đến những hoạt động tinh thần, tâm linh, đến những lễ hội truyền thống đậm màu sắc địa phương mang tính chất bảo tồn đời sống tinh thần. Sách gồm bốn phần chính : 1/ Lăng Ông bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian, 2/ Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam, 3/ Đình miếu và lễ hội dân gian, 4/ Người Việt Nam có dân tộc tính không?

Đặc biệt phần cuối được viết nhân cuộc tranh luận sôi nổi giữa một bên là những người chủ trương Âu Mỹ hóa mọi sinh hoạt cuộc sống ở Việt Nam với một bên là những người đấu tranh bảo vệ nền văn hóa dân tộc, chống đối lại sự xâm lăng về văn hóa của chủ nghĩa thực dân mới diễn ra ở Sài Gòn nửa cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Nhà báo Vũ Oanh khi đọc sách đã viết: “Với truyền thống hàng ngàn năm văn hiến, văn hóa dân gian vẫn trường tồn cùng lịch sử dựng nước và giữ nước, là vũ khí đấu tranh độc đáo, chống lại sự đồng hóa của các thế lực xâm lược, luôn phát huy và giữ được nét bản sắc riêng. Cùng với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, việc bảo tồn và phát huy vốn quý của các di sản văn hóa tinh thần của dân tộc ta đang là vấn đề hết sức bức thiết, đảm bảo cho công cuộc phát triển toàn diện của đất nước hiện tại cũng như lâu dài. Cuốn Đình miếu và lễ hội dân gian của nhà văn – nhà khảo cứu Sơn Nam sẽ góp phần vào việc giới thiệu những di sản văn hóa tinh thần trên, là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, cho các nhà trường, thư viện và cả những người Việt Nam ở nước ngoài muốn tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam”.

Trong sách này, độc giả có thể tra cứu một cách chính xác nguồn gốc, biến sự, nghi thức của lăng Ông bà Chiểu - một trong những chốn thiêng liêng bậc nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống tâm linh người dân Nam Bộ. Từ Tả quân Lê Văn Duyệt tới lăng ông bà Chiểu là sự chuyển hóa lớn về mặt tâm lý xã hội. Nhiều người tỏ ra thiếu cảm tình khi nhớ đến một công thần nhà Nguyễn lại chống vua nhà Nguyễn nhưng dường như thấy mình gần gũi với Ông khi đi ngang qua miếu thờ, phần mộ, cổng Tam quan… Cũng rất ít người biết rằng: trong miếu lăng Ông từ xưa, ngoài ông bà Lê Văn Duyệt còn có thờ hai vị thần khác là Phan Thanh Giản và Tổng trấn Bắc thành Lê Chất.

Ở phần cuối sách, tác giả đưa ra “Những đề tài về cá tính miền Nam” khá đặc sắc và thú vị. Theo Sơn Nam, “cá tính miền Nam không phải là những nét trừu tượng… Không có “người Việt miền Nam” mà chỉ có người Việt Nam. Cuộc di dân vào Nam là do dân Việt thực hiện… Việc khai hoang ở Đồng Nai và đồng bằng Cửu Long là thành tích chung của người Việt Nam chớ không có một sắc dân “Người Việt miền Nam, người Nam kỳ” nào riêng biệt. Người Việt cư ngụ ở Bắc hay Trung phần có quyền hãnh diện và chịu trách nhiệm tinh thần về điều hay điều dở của người Việt cư ngụ ở miền Nam”. Tựu trung, “cá tính miền Nam” là kết quả của sự giao thoa và tiếp biến giữa bản sắc Việt với ba nền văn hóa lớn là Khmer, Trung Hoa và Pháp.
(theo vietnamnet)
 

CongVoi

Super V.I.P
ướng Navarre Với Trận điện Biên Phủ
Tác giả: Jean Pouget
Dịch giả: Lê Kim
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Ngày xuất bản: quý 1/2004



Tóm tắt nội dung:

Được dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Nous étions à Dien Bien Phu của Jean Pouget, sĩ quan tùy tùng kiêm thư ký riêng của đại tướng Henri Navarre - Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp ở Đông Dương và là người bị nhiều công kích, chỉ trích nhất sau thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954.

Là người từng trải qua những giờ phút nghiêm trọng nhất của cuộc chiến tranh Đông Dương, từ cơ quan Bộ Tổng tư lệnh đến tận mũi nhọn của trận chiến; đồng thời sau đó bỏ ra hàng chục năm sưu tầm tài liệu, gặp gỡ nhân chứng, hệ thống lại những hồi ức, tác giả đã trình bày lại vấn đề Điện Biên Phủ một cách đầy đủ và sâu sắc. Đặc biệt, sách không chỉ viết về những điều tướng Navarre đã tuyên bố công khai mà còn tiết lộ những điều tướng Navarre viết trong báo cáo mật và cả những lời bộc lộ riêng tư, thầm kín. Thông qua cuốn sách này, người đọc sẽ được cung cấp nhiều sự thật bổ ích về Điện Biên Phủ.
 

CongVoi

Super V.I.P
ại thắng mùa xuân - Văn Tiến Dũng
Hôm nay ngày mùng 2/9/2006, cả nước đang từng bừng đón chào kỷ niệm 61 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .Khắp nơi trên đường phố rực rỡ cờ hoa đỏ thắm, nét rực rỡ hiện rõ hồng hào trên từng khuôn mặt người Việt Nam. Đất nước được hòa bình, độc lập, cuộc sống của nhân dân ngày càng được ấm no. Nước Việt Nam đã có tiếng nói riêng trong trường quốc tế. Điều đó có được là do những thành quả của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc hơn 61 năm trước của nhân dân ta, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 quét sạch bóng dáng quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, non sông ta đã thu về một mối. Trong không khí của cuộc cách mạng Tháng Tám năm xưa và Quốc khánh mùng 2 tháng 9, tôi xin được giới thiệu đến các bạn cuốn sách ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN của Đại tướng Văn Tiến Dũng, quyển sách là một tư liệu lịch sử quý về chiến thắng lịch sử của quân và nhân dân Việt Nam trước chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai. Đọc sách chúng ta sẽ thấy phảng phất trong đó cái khí thế tự chủ, tự cường của cha ông ta từ thủa Hùng vương dựng nước và giữ nước. Mời các bạn tải sách để được cùng trở về với những ngày tháng 4 lịch sử năm xưa qua lời kể của Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Đại tuớng Văn Tiến Dũng (1917-2002)

Sách do các bạn Việt Nam Thư Quán gõ:
Tải sáchgồm eBook+word) va` nha^'n Thanks
 

CongVoi

Super V.I.P
Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
Giá mà mình cũng được đứng trong danh sách này nhỉ??? Ui... trăm năm bia đá không mòn....:smile:


Cheers,

Mình mới tìm được thông tin tham khảo này, up lên cho bà con dễ tham khảo.



Học vị Trạng nguyên là học vị cao nhất, giành cho người đỗ đầu kho thi Đình.

Người đi học trước đây phải qua ba kỳ thi lớn (không kể những cuộc sát hạch) gồm có :

Thi Hương :
Là thi ở các trấn, các tỉnh. KHông phải tỉnh nào cũng được tổ chức thi Hương. Người ta chia ra làm nhiều vùng, gọi là các trường. Ba bốn (hoặc nhiều hơn) trấn hoặc tỉnh cùng thi ở một nơi, thí dụ trường Nam là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Nam Định , trường Hà là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Hà Nội v.v... Tùy theo qui định của các triều đại, các trường thi gồm các kỳ: đệ nhất, đê. nhị, đệ tam, đệ tứ. Đỗ được tất cả các kỳ thi là đỗ thi Hương.

Những người đỗ thi Hương đạt học vị Cử nhân và Tú tài (xưa gọi là Hương cống, Sinh đồ ). Số thí sinh kể có hàng nghìn, nhưng số lấy đỗ chỉ có 72 tú tài và 32 Cử nhân. Những người đỗ Cử nhân sẽ được bổ dụng ra làm quan, đầu tiên có thể được làm việc ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp trung ương, hoặc được đi làm quan các huyện, sau dần dần mới lên các chức vụ cao hơn. Những người đỗ Tú tài thì chưa được sử dụng đến, dó đó mà có nhiều người loay hoay thi cử nhiều lần để cố đạt cho được học vị Cử nhân. Lần thứ nhất đỗ gọi là ông Tú, lần thứ hai vẫn đỗ Tú tài thì gọi là ông Kép, lần thứ 3 vẫn thế thì gọi là ông Mền (có nơi gọi ngược lại) v.v... cũng vẫn chưa được nhận chức vụ gì cả (trừ một vài trường hợp được tiến cử hay được nhà vua biết đến, nhưng cũng chỉ tuyển dụng vào các cơ quan chuyên môn chứ không vào chính ngạch quan cai trị ).

2. Thi Hội
Kỳ thi Hội là kỳ thi ở cấp nhà nước. Số lượng thi Hội cũng rất đông, tất cả những người đã đỗ Cử nhân đều được dự thi. Có người đã ra làm quan cũng được thi để giành học vị cao và được bổ dụng cao hơn. Những người đỗ thi Hội đều vào thi một kỳ thi cuối cùng rồi mới chính thức nhận học vị. Kỳ thi ấy gọi là Thi Đình.

3. Thi Đình
Gọi là thi Đình, có nghĩa là thi ở sân đình nhà vua. Nơi thi là một cái nghè lớn, nên sau này người ta thường gọi các vị vào thi là các ông nghè . Nhà vua trực tiếp ra đầu đề , và sao khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài , cân nhắc điểm sổ , chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ. Có ba loại học vị trong kết quả thi Đình, được xếp vào ba cái bảng gọi là giáp: (chữ khoa giáp hay khoa bảng từ đây mà ra).

a. Đệ I giáp: Những người giỏi 1 được ghi tên vào bảng này, gọi là các ông Tiến sĩ cập đệ . Bảng này chỉ lấy có 3 người đệ nhất giáp : đệ nhất danh, đệ nhị danh và đệ tam danh.

b. Đệ II giáp: Những người được ghi tên vào bảng này gọi là các ông Tiến sĩ xuất thân . Còn một tên gọi khác để chỉ các ông này, gọi là hoàng giáp . Vậy những người đỗ hoàng giáp , tức là đỗ Tiến sĩ xuất thân , được ghi tên vào bảng thứ 2 : đệ nhị giáp.

c. Đệ III giáp: Trừ những người đỗ I giáp, nhị giáp ra, còn những người xuất sắc kah'c đều ghi tên vào bảng này, gọi là bảng đệ tam giác. Học vị của họ là đồng Tiến sĩ xuất thân (hoặc chỉ gọi gọn là đồng Tiến sĩ ) Tiếng thông thường gọi vị này hay vị kia là đỗ tam giáp, có nghĩa là đỗ đồng Tiến sĩ .

Ở triều Nguyễn, còn có thêm học vị phó bảng, để ghi tên những người, thực ra học lực cũng xứng đáng là Tiến sĩ, nhưng vì có một thiếu sót đó nên không được ghi tên vào bảng chính, mà chỉ ở bảng thứ. Tuy vậy, đây vẫn là những người đã đỗ đại khoa, cũng vào hàng ngũ các ông nghè.
*****
Số lượng người đựơc ghi tên vào đệ nhất giáp, gọi là đỗ Tiến sĩ cập đệ, chỉ có 3 người. Người đứng đầu là Trạng nguyên, người thứ hai là Bảng nhãn, thứ 3 là Th'am hoa. Tên gọi ông Trạng , ông Bảng, ông Thám là từ đây mà có.

Đỗ Trạng Nguyên là một vinh dự rất lớn. C'ac ông nghè, từ đời nhà Lê đã được tôn vinh. Có những lễ xướng danh, lễ vinh qui (vua ban cờ biển cho rước về huyện làng ) và được ghi tên vào bia đá đặc ở Văn Miếu. Đỗ TrTr.ng nguyên, tất nhiên được trọng vọng nữa. Đỗ Tiến sĩ, được bổ dụng đi làm quan, tối thiểu cũng làm quan tri phủ. Trạng nguyên , Bãng nhãn, Thám Hoa thì ở những chức vụ cao hơn.
* * * * *
Ở những kỳ thi Đình, có những năm nhà nước không lấy Trạng nguyên. Đó là vào những trường hợp, khi chấm bài, người ta thấy những người đi thi không đạt được điểm số nhất định. KHông đạt điểm để có học vị Trạng nguyên (TN). nhưng điểm số vẫn cao hơn tất cả những người thi Đình ấy, nên vẫn là đỗ đầu, gọi là Đình nguyên . Người đỗ đầu các kỳ thi Hội (đỗ đầu trong các Cử nhân gọi là Hội nguyên). Do đó, có người là Bãng nhãn, Tháo hoa hay Tiến sĩ mà số điểm cao nhất trong kỳ thi Đình, thì được gọi là Đình nguyên Bảng nhãn, Đình nguyên Thám Hoa, Đình nguyên Hoàng Giáp, Đình nguyên Tiến sĩ. Họ không phải là TN, nhưng vẫn có vinh dự là người đỗ đầu, là bậc nhất trong tất cả các ông nghè ở kỳ thi đó. Vinh dự của họ cũng lớn và thất ra họ cũng đáng là TN trong kỳ thi không có Trạng. Những người như Lê Quí Đôn, (Đình nguyên Bảng nhãn) hay một số vị Đình nhguye^n dưới triều Nguyễn (triều này không lấy trạng mà chỉ lấy Bãng nhãn, Thám hoa ), thực chất cũng xứng đáng là TN.

Trong số những người đỗ đầu, có người có học lực rất xuất sắc, ở các kỳ đều đỗ đầu (thi Hương, thi Hội, thi Đình). Nếu đỗ đầu hay kỳ thi gọi là Song nguyên đỗ đầu 3 kỳ thi gọi là Tam nguyên. Chẳng hạn như ông Vũ Dương (TN 1493) ông Yên Đỗ Nguyễn Khuyến (hoàng giáp 1871) vv.v... đều được gọi là các ông Tâm Nguyên.

Trong sách này, chúng tôi ghi thêm danh sách các vị Đình nguyên ấy (cả những người chỉ thấy sử sách nói là đỗ đầu cả nước mà không thấy được nêu học vị là gì ), đễ tỏ niềm trân trọng đối với tài năng và công phu học tập của các vị. Có nhiều giai thoại truyền văn về sự thiệt thòi của những vị này, nên không ghi tên của họ có lẽ là một bất công. (thí dụ như trường hợp ông Vũ Diễm, đình nguyên hoàng giáp (1739). Truyện kể rằng , ông là người rất lỗi lạc, Phương ngôn có câu: bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc, là nói về nho sĩ đất Thiên Lộc có tiết giỏi nhất nước. Vũ Diễm quên ở Thiên Lộc (Nghệ An). Nhưng khi ghi tên ông trên danh sách đỗ, đáng lẽ viết: đệ nhất giáp, đệ nhất danh, thì nhà vua lại ghi lầm là đệ nhị giáp, đệ nhất danh,. Vì thế mà ông không được mang danh hiệu Trạng.)
 

CongVoi

Super V.I.P
Ai Cập huyền bí
AI CẬP HUYỀN BÍ là cuốn sách viết về văn hóa Ai Cập theo lối tự truyện của tác giả. Viết về KIm Tự Tháp, viết về pháp sư, thủ lĩnh tinh thần, về đấng Allah, đấng trắc ẩn, đấng khoan dung, nghi lễ huyền bí, đền Denderah, ngày và đêm ở Karnak, người làm phép mê hoặc rắn nổi tiếng nhất ở Ai Cập, gặp một bậc chân nhân, những nấm mồ: bản thông điệp long trọng của một bậc chân nhân,... Bạn đọc sẽ được khám phá Ai Cập huyền bí, cùng với mỗi bước đi của tác giả trong từng trang sách...
 

CongVoi

Super V.I.P
Lã Bất Vy
Chắc trong chúng ta ai cũng từng nghe tới cái tên Lã Bất Vy, một con người từ một thương buôn rồi leo lên làm thừa tướng nhà Tần. Với quyển sách này chắc chắn bạn sẽ hiểu rỏ về con người đầy mưy mô này. Có rất nhiều giai thoại về Lã Bất Vy, và được sử sách ghi lại là cha của Tần Thủy Hoàng. Có một tình tiết mà tôi nhớ mãi đó chính là lúc Lã Bất Vy và Tần Thủy Hoàng trích máu xem có phải là cha con hay không. Kết quả máu không hòa hợp vào nhau, chính vì máu được chia thành nhiều nhóm, có lúc tuy là quan hệ họ hàng nhưng vẫn không trùng nhóm máu.
Rồi nhiều tình tiết trong truyện cũng làm chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của bậc vương giả, những đường lối chính trị của Lã Bất Vy cũng như cuộc dâm ô chốn hậu cung.
 

CongVoi

Super V.I.P
Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam
Tác giả: Trương Thái Du
(Nguồn: viendu.com)
Mạn phép tác giả convert sang PRC
 

CongVoi

Super V.I.P
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên... soạn thảo (1272 - 1697).
Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992).
Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993).

LỜI GIỚI THIỆU
Nguyễn Khánh Toàn

Một dân tộc có nền văn hóa lâu đời bao giờ cũng trọng thị, giữ gìn coi như thiêng liêng những di tích của nó, đặc biệt là dấu tích của những sự nghiệp anh hùng và quang vinh của ông cha, nòi giống, những gì nhắc lại những kỳ công của các bậc tiền bối trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì đời sống ấm no, hạnh phúc của các thế hệ đã qua.

Về phương diện ấy, những cái gọi là di sản văn hóa, tuy thuộc về quá khứ của một dĩ vảng không bao giờ trở lại, nhưng nó vẫn sống bởi vì những cái chúng ta làm hôm nay, trong đời sống vật chất cũng như trong đời sống tinh thần, là tiếp tục cái hôm qua.

Trong các loại di sản văn hóa của dân tộc, hiện nay chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến các loại sách cổ về đất nước và con người, về văn hóa, xã hội, nhất là về lịch sử nước ta.

Có sự mâu thuẫn lạ đời này, là dân tộc ta có một lịch sử lâu đời với một nền văn hóa độc đáo mà nhân dân ta từ bao đời, với bàn tay và khối óc của mình, đã tự xây dựng lấy, nhưng chỉ cách đây tám, chín trăm năm, mới có người Việt viết về lịch sử đất nước mình. Còn trước đó, trong các sách của người Tàu viết, chỉ thỉnh thoảng họ mới nói đến cái đất nước của một dân tộc "man di" gọi là Giao chỉ, một mảnh đất hầu như hoang vu, con người còn sống sơ khai, cần phải được "Thiên Triều" "giáo hóa".

Vì thế mà trong suốt cả một thời gian lịch sử rất dài - hai, ba nghìn năm, dân tộc Việt Nam phải liên tục đấu tranh chống họa xâm lược của nước ngoài. Chíh trong cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ, nhưng anh hùng bất khuất ấy mà dân tộc ta xây dựng và phát triển nền văn hóa độc đáo và xán lạn của mình, tiêu biểu là nền văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần, Lê.
Cho nên, rất dễ hiều, cách đây tám, chín trăm năm, khi lịch sử nước ta đi vào kỷ nguyên Đại Việt, xuất hiện những nhà sử học lớn như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên.

Đối với thời kỳ lừng danh như thời Đại Việt, nó là cả một bản anh hùng ca, cái gì có liên quan đến nó, dẫu là một câu, một dòng chữ tự tay nhân vật đã sống hoặc đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng viết ra, mà ta được đọc hay được nghe, đều là tiếng nói thân thiết từ ngàn xưa vọng lại, làm rung động tâm hồn của chúng ta biết bao.

Cho nên, việc đáng mừng là chúng ta đã tìm lại đợc bản in xưa nhất của bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Đó là bản in theo ván khắc năm Chính Hoà thứ 18, tức năm 1697, mà trước đây tưởng như không hy vọng tìm thấy. Còn những bản in chúng ta vẫn thường dùng là những bản in sau đó, vào đời Nguyễn.

Đại Việt sử ký toàn thư là một thành tựu của nền văn hóa Đại Việt. Nó là một công trình biên soạn lịch sử đồ sộ của nhiều nhà sử học nổi tiếng của nước ta, từ Lê Văn Hưu đời Trần, qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, đến Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê.

Bộ sự được đặt cơ sở đầu tiên với Đại Việt sử ký toàn thư 30 quyền của Lê Văn Hưu, viết xong năm 1272, trong thời kỳ chiến đấu oanh liệt chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Nó được tiếp tục với Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV, trong giai đoạn phát triển cao nhất của nền văn hóa Đại Việt, giao đoạn của vũ công chống Minh, của Đại Cáo Bình Ngô, của chủ nghĩa yêu nước hoàn chỉnhv à tiên tiến của Nguyễn Trãi. Nó được hoàn thành và công bố năm 1697, biên chép lịch sử dân tộc từ buổi đầu dựng nước cho đến năm 1675.

Một công trình sử học được xây dựng trong bối cảnh lịch sử như thế hẳn mang hơi thở của thời đại, phản ánh được tương đối chính xác và đầy đủ thực tế hào hùng của đất nước. Và điều chắc chắn, nó là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa.

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư là một di sản vô giá của văn hóa dân tộc.
Tôi xin trân trọng giới thiệu với các nhà khoa học trong và ngoài nước, với tất cả bạn đọc, bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư dựa trên ván khắc năm 1697 kèm theo chú giải, sách dẫn và bản chụp nguyên văn chữ Hán.
Tôi hy vọng công trình xuất bản này sẽ đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của các nhà sử học, các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khoa học xã hội trong nước, các nhà Việt Nam học trên thế giới và tất cả những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
 

CongVoi

Super V.I.P
Việt Nam-những địa danh nổi tiếng
Đây là quyển sách nói về những địa danh nổi tiếng ở nước ta.
Các bạn đọc xong rồi cho cảm nhận nhé !!!
 

CongVoi

Super V.I.P
Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc


CHƯƠNG I: THUẾ MÁU
I- CHIẾN TRANH VÀ "NGƯỜI BẢN XỨ"
II- CHẾ ĐỘ LÍNH TÌNH NGUYỆN
III- KẾT QUẢ CỦA SỰ HY SINH
IV- HÀNH VI QUÂN PHIỆT TIẾP DIỄN
CHƯƠNG II : VIỆC ĐẦU ĐỘC NGƯỜI BẢN XỨ
CHƯƠNG III: CÁC QUAN THỐNG ĐỐC
I- ÔNG PHUỐC
II- ÔNG LÔNG
III - ÔNG GÁCBI
IV- ÔNG MÉCLANH
V- ÔNG GIÊRÊMI LƠME
VI- ÔNG UTƠRÂY
CHƯƠNG IV: CÁC QUAN CAI TRỊ
I- ÔNG XANH
II- ÔNG ĐÁCLƠ
III- QUÝ NGÀI BUĐINÔ, BÔĐOANH VÀ NHỮNG NGÀI KHÁC
CHƯƠNG V: NHỮNG NHÀ KHAI HOÁ
CHƯƠNG VI
TỆ THAM NHŨNG TRONG BỘ MÁY CAI TRỊ
Chương VII: BÓC LỘT NGƯỜI BẢN XỨ
Chương VIII: CÔNG LÝ
Chương IX: CHÍNH SÁCH NGU DÂN
Chương X: CHỦ NGHĨA GIÁO HỘI
Chương XI: NỖI KHỔ NHỤC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ BẢN XỨ
Chương XII: NÔ LỆ THỨC TỈNH
I- Ở ĐÔNG DƯƠNG
II- Ở ĐAHÔMÂY
III- Ở XYRI
IV- CÁCH MẠNG NGA VỚI CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA
V. HỠI ANH EM VÔ SẢN VÀ NÔNG DÂN CÁC THUỘC ĐỊA!
VI- MỘT BẢN HIỆU TRIỆU CỦA QUỐC TẾ NÔNG DÂN GỬI NÔNG DÂN LAO ĐỘNG CÁC THUỘC ĐỊA
VII- TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Ở THUỘC ĐỊA
TUYÊN NGÔN CỦA "HỘI LIÊN HIỆP THUỘC ĐỊA"23, TỔ CHỨC CỦA NHỮNG NGƯỜI DÂN BẢN XỨ Ở TẤT CẢ CÁC THUỘC ĐỊA
 

CongVoi

Super V.I.P
Một lần khi tiếp xúc với 1 người nước ngoài , ông ấy hỏi tôi có mang theo tuyên ngôn độc lập không cho ông mượn vì ông đang muốn nghiên cứu về con người Hồ Chủ Tịch , nói thật là tôi cũng hơi bất ngờ , và xấu hổ bởi tôi không có mang theo , tôi không biết có phải không , nhưng hình như người nước ngoài trân trọng cái đó lắm , nhất là người Mỹ và người Pháp .Về phần tôi , tôi rất ngưỡng mộ nó , bởi có thể nói Bản tuyên ngôn độc lập là kim chỉ nam định hướng cho sự đấu tranh của dân tộc ta suốt 30 năm sau đó , Chúng ta ngày nay có điều kiện sử dụng các thiết bị cầm tay như PDA hay điện thoại di động , theo tôi lên mang theo một ấn bản , đọc để cảm nhận cái khí của dân tộc .
Có lẽ tôi đăng tham gia ở đây không hợp lệ lắm , do không phải là sách , nhưng xin tặng thêm cho những ai yêu mến Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh .
 

CongVoi

Super V.I.P
Danh nhân đất Việt - nhiều tác giả
Quyển sách bao gồm một số bài viết ngắn, tóm tắt về cuộc đời và cống hiến của một số nhân vật lịch sử nước ta (đọc mới thấy đa phần là các danh nhân về quân sự và chính trị, hic, DN văn hóa chẳng có mấy người, khổ thân nước mình quá
 

CongVoi

Super V.I.P
10 ngày trước D Day - David Staffor
Cuộc đổ bộ lịch sử Normandy đã chọc thủng tuyến phòng ngự của Đức quốc xã ở châu Âu, mở đầu cuộc tấn công dẫn đến chiến thắng của Đồng minh 11 tháng sau đó. Những công việc chuẩn bị, những giờ phút hồi hộp đợi chờ nghẹt thở, và những gì diễn ra ngày 6/6/1944 được chuyên gia nghiên cứu Thế Chiến II David Staffor thuật lại trong cuốn “10 ngày trước D-day”.
 

CongVoi

Super V.I.P
Xem nhiều phim lịch sử Trung Quốc lại thấy chạnh lòng khi nghĩ đến Lịch Sử VN, lịch sử VN cũng hào hùng lắm chứ, cũng có nhiều chuyện hậu cung, cũng có biết bao nhiêu cuộc đấu trí với sứ giả các nước láng giềng, bao nhiêu chuyện triều chính và cách trị nước của vua quan ta ngày xưa. Thế nhưng tiếc rằng điện ảnh VN chưa đủ mạnh để dựng lại những năm tháng xa xưa ấy giúp thế hệ sau này tìm hiểu và say mê xem, say mê nghiên cứu như khi xem những phim lịch sử TQ. Hè vừa rồi đi Huế và sau khi về vẫn chưa hết những bức xúc của cái ý nghĩ: người Việt mà không hiểu lịch sử Việt thì thật đáng trách nên đã lên forum tìm down mấy cuốn sách lịch sử về định ngâm cứu. Nhưng tiếc rằng không đủ kiên nhẫn nên đến giờ vẫn không đọc xong được và còn chưa hiểu thêm được gì. Nếu như dựng thành phim được chắc sẽ hay hơn và nhiều người xem được hơn. Hy vọng một ngày không xa sẽ có những bộ phim lịch sử VN hoành tráng không thua TQ
 

CongVoi

Super V.I.P
18 đời Vua Hùng - một ý niệm về liên tục
Đề tài chính của bài này: Chuyện 18 đời vua Hùng Vương có thật hay không? Con số 18 có chính xác chỉ

18 đời vua hay không? Hoặc giả được ghi sai chép trật? Từ 80 đời hoặc 180 đời, chép lộn ra thành 18

đời? Hoặc không có gì hết.


Sau đây xin quan sát 'chuyện 18 đời' dưới một góc độ tương đối mới, và sẽ cố gắng tránh đề cập đến những vấn đề liên hệ, như: trăm con, gốc gác Âu Cơ và Lạc Long Quân, Hùng Vương, Văn Lang, v.v. Xin
để dành cho những dịp khác.....
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top