Tổng quan về sách điện tử
Tổng quan về sách điện tử
1. Sách điện tử
Sách điện tử (SĐT, e-book) là dạng xuất bản phẩm dưới dạng tập tin có thể đọc trên máy vi tính (personal computer, PC), các máy vi tính cầm tay (handheld, personal digital assistant, PDA) và thậm chí là các điện thoại đi động thông minh (smartphones). SĐT ngày càng trở nên phổ biến hơn khi máy vi tính cầm tay và điện thoại di động được sử dụng ngày càng nhiều. Lợi ích thấy ngay của SĐT so với sách bằng giấy thông thường đó là chúng rất gọn gàng khi chỉ 1 thẻ nhớ 128MB có thể chứa đến hơn 200 quyển sách. Hơn nữa SĐT có thể được gởi qua mạng rất nhanh: đặt mua sách mới nhanh chóng, chia sẻ cho bạn bè dễ dàng... Tất nhiên SĐT cũng có những hạn chế như phải lệ thuộc vào phương tiện, đòi hỏi một số kỹ năng nhất định để sử dụng.
2. Các dạng sách điện tử
Hiện tại có rất nhiều định dạng sách điện tử. Có dạng chỉ đọc được trên một dòng máy vi tính, có dạng đọc được trên nhiều dòng máy. Đặc biệt đáng quan tâm là các dạng sách điện tử dành cho máy PDA và ĐTDĐ được nén lại để thích hợp với bộ nhớ nhỏ.
2.1. Trên máy PDA
Máy vi tính cầm tay hiện tại có 2 dòng máy chính: máy Pocket PC (PPC) dùng hệ điều hành Pocket PC (phiên bản cũ) hoặc Windows Mobile (WM - phiên bản mới) của công ty Microsoft và máy palm dùng hệ điều hành Palm OS. WM có giao diện gần giống Windows trên PC trong khi Palm OS thì hơi khác.
Nếu trên dòng máy sử dụng hệ điều hành WM, Microsoft có riêng định dạng MS Reader .lit thì trên dòng máy Palm OS lại có rất nhiều định dạng, ví dụ dạng .pdb của Palm Reader, dạng .pdb của eReader, dạng .pdb zTxt, dạng .pdb của iSilo, dạng .prc của Mobibook, dạng .tr của TomeRaider, dạng .rep của Repligo v.v... Về sau người ta cũng viết các phần mềm trên WM để đọc sách điện tử của dòng máy Palm OS.
Một số dạng phổ biến gồm:
-
Dạng .lit là dạng SĐT của pocket PC, có phần mềm đọc trên PC. Trình bày trang sách khá đẹp như là một quyển sách thật, có hình và bảng. Tuy nhiên nó lại có nhiều hạn chế như không đổi font được, không thể đảo âm, không thể xoay ngang (trừ máy dùng hệ điều hành WM 2003 trở lên) và tất nhiên là không thể dùng được trên PDA Palm và điện thoại Symbian.
-
Dạng .pdb của Aportis là dạng SĐT đầu tiên của Palm OS, còn gọi là Palm Doc hoặc Aportis Doc, khả năng nén không cao và chỉ lưu được văn bản không hỗ trợ unicode và không chứa hình ảnh.
-
Dạng Mobibook có thể lưu được nhiều thông tin định dạng, hình ảnh, kể cả bảng biểu và các link đến các trang khác nhau (như 1 website thu gọn) và sử dụng được font unicode (trên dòng máy PC, pocket PC, smartphones dùng symbian OS version 5.0 và 7.0). Phần mềm MobiReader đọc SĐT dạng Mobibook có rất nhiều chức năng hay như xoay ngang, đảo trang sách thành âm bản (đỡ chói mắt nếu đọc trong bóng tối). Đặc biệt có MobiReader cho rất nhiều dòng máy khác nhau kể cả các dòng smartphones sử dụng hệ điều hành Symbian. Đặc biệt MobiReader có khả năng tự scale hình cho vừa với màn hình. Trình bày sách cũng khá đẹp. Khuyết điểm là không in được.
-
Dạng iSilo cũng lưu được các thông tin định dạng, hình ảnh và sử dụng được font unicode (trên dòng máy PPC và PC). Một SĐT iSilo thậm chí có thể là 1 website với đầy đủ các trang liên kết. Đặc biệt phần mềm đọc SĐT dạng iSilo trên PC có thể in được SĐT (trong khi các phần mềm đọc SĐT của PDA khác thì không). Đáng lưu ý là rất nhiều sách y khoa dùng định dạng iSilo. Hiện tại SĐT dạng iSilo có phần mềm để đọc trên cả Pocket PC, Palm OS, MS Mobile Smartphone và cả điện thoại di động dùng hệ điều hành Symbian OS 7 dòng máy UIQ (như Sony Ericsson P910/P900/P800).
-
Dạng RepliGo thực tế giống như dạng pdf trên Windows, có gắn kèm font trong tập tin nên không phụ thuộc font trên máy. Dạng này tiện dùng vì có thể sử dụng sách điện tử dùng font unicode trên máy Palm OS, tuy nhiên tập tin SĐT có kích thước lớn và không thể thay đổi font cho SĐT được. SĐT dạng RepliGo có thể in được bằng phần mềm RepliGo Viewer trên Windows.
- Ngoài ra còn một số dạng SĐT trên PDA nữa nhưng không thông dụng.
2.2. Trên máy PC
Dạng kinh điển nhất đọc trên máy vi tính thông thường (PC) là pdf (Acrobat Reader format). SĐT dạng này đưọc đọc bằng phần mềm Acrobat Reader không phụ thuộc font chữ trên máy. Phần mềm này cũng có thể dùng để in tài liệu ra với định dạng, màu sắc như là một cuốn sách bằng giấy thật.
Các dạng SĐT khác dùng trên máy cầm tay đều đọc được trên máy vi tính.
2.3. Trên điện thoại di động
Hiện tại có 2 loại ĐTDĐ có khả năng đọc sách điện tử:
- PDA có thêm chức năng điện thoại
- Điện thoại có thêm chức năng PDA (smartphones)
Loại đầu thì như PDA, riêng loại sau thì có nhiều máy sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau. Cụ thể:
- Nổi tiếng và phổ biến nhất là hệ điều hành Symbian (Symbian OS) đến nay đã có version 8.0. Hệ điều hành Symbian lại có những phiên bản dùng cho những dòng máy khác nhau (do kích thước màn hình khác nhau cũng như những đặc tính khác của máy) ví dụ series 40, series 60, series 70, series 90, series UIQ.
- Còn lại là Microsoft Mobile, Linux và một số ít hệ điều hành ít phổ biến khác.
Trên symbian có một số phần mềm để đọc sách điện tử, thông dụng nhất là Mobipocket Reader có rất nhiều phiên bản cho các dòng máy khác nhau. Riêng iSilo Reader chỉ mới có trên symbian OS 7.0 series UIQ (SonyEricson p800, p900, p910, Motorola A920, A1000).
Trên MS Mobile cũng có các phần mềm như Mobipocket Reader và iSilo Reader.
3. Các website tải phần mềm đọc sách điện tử
WWW.PDAVIET.NET