• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

FESTIVAL CỒNG CHIÊNG QUỐC TẾ NĂM 2009 TẠI GIA LAI

XuanTruong

Super V.I.P
Thanks Bạn hotelhoangminh đã ủng hộ chủ đề này, nếu còn thì xin tiếp tục nhé!;;)=D> Mình cũng còn hình ảnh nữa, nhưng "Cây nhà lá vườn" nên không được đẹp lắm!:)
 

HotelHoangMinh

New Member
Nhiều "món lạ" tại Festival Cồng chiêng quốc tế

(VnMedia) - Nằm trong khuôn khổ các chương trình của Festival Cồng chiêng quốc tế 2009, nhiều hoạt động đã diễn ra sôi nổi và trở thành những món ăn tinh thần khá lạ cho du khách trong suốt những ngày qua.

small_242117.JPG


Trình diễn tại Festival​

Sáng 13/11, chương trình trình diễn cồng chiêng của 45 đoàn cồng chiêng tham dự Festival đã đồng thời diễn ra tại 3 địa điểm tại TP.Fleiku như: Công viên Văn hoá Đồng Xanh, Khu du lịch sinh thái Về Nguồn và Công viên Diên Hồng. Lần đầu tiên du khách của tỉnh nhà và mọi miền đất nước được thưởng thức một chương trình trình diễn cồng chiêng phong phú và hấp dẫn đến như vậy.

Trong cuộc trình diễn cồng chiêng có quy mô lớn nhất từ ttrước đến nay, các dân tộc đã thể hiện và khẳng định được nét văn hoá độc đáo thông qua các nhạc cụ và phong cách trình diễn. Độc đáo và để lại nhiều ấn tượng với du khách cũng như bạn bè quốc tế là phần trình diễn của đội cồng chiêng làng Djrết, thị trấn Nhơn Hoà (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Phần trình diễn cồng chiêng của đoàn thật sự nổi bật với rối giật, hình nhân nam nữ mặc trang phục Jrai và phong cách hoá trang bằng cách mặc áo vỏ cây, đeo mặt nạ…đầy nét “hoang dã”.

Ngoài ra 2 nghệ nhân “tí hon” của đoàn này là Ksor Sia và Siu Khai đồng thời cũng nhỏ nhất Festival lần này cũng đã làm “cháy phim” các nhiếp ảnh gia với những màn trình diễn hết sức ấn tượng.

Không thua kém với các màn trình diễn của đồng bào Tây Nguyên, các đoàn quốc tế cũng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khán giả. Đoàn Indonexia mang đến Festival một “nhà hát di động” với tổng cộng trên 10 nhạc cụ diễn tấu với cồng chiêng.

Cũng trong ngày 13/11, trong tiếng róc rách của nước, cùng những âm thanh trầm hùng của cồng chiêng. Du khách được chứng kiến các nghệ sĩ biểu diễn nhân tượng - những hình ảnh đó đã đem đến cho người xem những xúc cảm mới mẻ về nghệ thuật của…sự im lặng. Nếu nhìn từ xa, “Nhân tượng” như được điêu khắc từ những tảng đá lớn hay được nung từ đất. Đây là một chương trình biểu diễn hấp dẫn và lôi cuốn với những người đến tham quan tại Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Gia Lai. Đến với Festival và ở Hội chợ Hàng VN chất lượng cao lần này, nhóm nhân tượng “Những người bạn” biểu diễn chủ đề về Tây Nguyên mô tả sinh hoạt thường ngày của người dân Tây Nguyên.

Ngoài những hoạt động về Không gian văn hoá cồng chiêng thì trong ngày 13/11, UBND tỉnh Gia Lai cũng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Gia Lai với sự tham dự của 250 doanh nghiệp. Hội nghị cho biết: Hiện nay, Gia Lai có 147 dự án đã và đang triển khai với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 35.000 tỷ đồng. Tại Hội nghị Gia Lai tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 53 dự án trong giai đoạn 2009 - 2015. Cũng trong Hội nghị này đã có 14 dự án được các doanh nghiệp trong và ngoài nước ký cam kết đầu tư với tổng số vốn 5.515 tỷ đồng.

small_242119.JPG


Hội thảo quốc tế “Sự thay đổi đời sống kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hoá cồng chiêng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á”​

Nằm trong khuôn khổ 15 hoạt động chính diễn ra tại Festival, sáng 14/11, dưới sự phối hợp của UBND tỉnh Gia Lai và Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Hội thảo quốc tế “Sự thay đổi đời sống kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hoá cồng chiêng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á” cũng đã diễn ra. Hội thảo với 74 tham luận của 70 nhà khoa học Việt Nam và Quốc tế. Đây là Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội với việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Trong cuộc hội thảo, sau khi nghe tổng hợp các tham luận, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã thảo luận và cùng nhau thống nhất nhận thức, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nói chung, không gian văn hoá cồng chiêng nói riêng, từ đó làm rõ quan điểm chủ chương, đề cuất những phương thức, giải pháp nhằm làm tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Cũng trong sáng 15/11 tại Khu du lịch sinh thái Về Nguồn, đông đảo du khách đã được chứng kiến tái hiện Lễ đâm trâu mừng chiến thắng của dân tộc Bahnar, huyện Kbang tỉnh Gia Lai và tại Công viên Văn hoá Đồng Xanh cũng đã diễn ra Lễ công bố chiếc Chiêng đồng lớn nhất Việt Nam. Dự kiến tối nay tại TP.Fleiku cũng sẽ diễn ra buổi giao lưu cồng chiêng giữa các đoàn cồng chiêng trong nước và quốc tế.

Sau đây là những hình ảnh mà VnMedia ghi nhận tại Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai trong những ngày qua.

small_242122.JPG


Cái nắng chói chang của Tây Nguyên chẳng thể ngăn được những bước nhảy của các thiếu nữ

small_242123.JPG


Bahnar Phục dựng Lễ đâm trâu mừng chiến thắng

small_242125.JPG


Không gian văn hoá cồng chiêng cần lắm những thế hệ trẻ …

small_242126.JPG


...thì đó mới là niềm vui của thế hệ nghệ nhân cao tuổi ở đất này

small_242127.JPG


Bên cạnh những âm thanh của cồng chiêng thì khí nhạc cũng làm say đắm lòng người

 

HotelHoangMinh

New Member
small_241823.JPG

Những bàn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc

small_241820.JPG

Cảnh châm đuốc khai mạc Festival được coi là đặc biệt và ấn tượng nhất từ trước đến nay.

small_241828.JPG


small_241830.JPG


small_241831.JPG


small_241832.JPG


small_241833.JPG


small_241834.JPG


small_241835.JPG


small_241837.JPG


small_241839.JPG


small_241840.JPG


small_242130.JPG

Nụ cười Tây Nguyên

small_242133.JPG

Trai tráng Tây Nguyên vạm vỡ trong những tiếng cồng

small_242134.JPG

Trời Tây Nguyên xanh hơn, hoa Tây Nguyên thắm hơn...

Theo VnMedia
 
Top