• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

HẢI DƯƠNG - QUÊ HƯƠNG CỦA NHỮNG ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG

vanbon

New Member
Các đặc sản của HẢI DƯƠNG được giới thiệu ở đây nhé.!!!
Vải thiều:
IMG_0299.jpg
IMG_0287.jpg

Một trong các thương hiệu bánh đậu xanh ở HẢI DƯƠNG:
giabao_intro.jpg

Bánh gai NINH GIANG:
20081218354_9.jpg
images590423_BANH_GAI_2.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

mrlingling

Active Member
Bánh đậu xanh Hải Dương

Truyền thuyết cho hay, tục làm bánh chưng, bánh dày đã có từ thời Hùng Vương. Chế biến các loại bánh từ lâu đã trở thành nghề nghiệp cuả nhiều gia đình trong từng địa phương. Trong số đặc sản của tỉnh Đông xưa phải kể đến bánh đậu xanh của thành phố Hải Dương.
bdxnho.jpg

Nguyên liệu để chế biến nên loại bánh này không phải khai thác từ đâu xa mà lấy ngay từ hoa mầu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần của bánh cũng đơn giản : Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, mầu sắc của nhãn phải nghiên cứu để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh : Bánh từ lâu đã được đóng theo quy ổn định : 10 khẩu mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam, gần đây đã có những cải tiến, nhưng quy cách của khẩu không thay đổi.
2225897211_144902aa55.jpg

Bánh đậu xanh Hải Dương ra đời tại thị xã Hải Dương vào đầu thế kỷ 20, nổi tiếng có hiệu Bảo Hiên, Cự Hương, Mai Phương. Mai Hoa.... Bánh đậu xanh Hải Dương nhãn hiệu rồng vàng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh Bắc kỳ bốn lần tham gia hội chợ đều được giải. Người Hải Dương xa nhà nhìn thấy bánh đậu xanh như nhìn thấy quê hương, lòng rạo rực nhớ quê. Khách muôn phương thấy bánh đậu xanh lại nhớ lại một thành phố nhỏ êm đềm, cư dân thuần hậu, giữa đồng bằng châu thổnơi ấy có đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đi qua.

Những người luống tuổi hôm nay vẫn còn trong ký ức hình ảnh và hương vị bánh đậu xanh Bảo Hiên và Cự Hương xưa: Chủ hiệu Bảo Hiên là bà Nguyễn Thị Nhung, mở hàng làm bánh từ đầu thế kỷ khoảng năm 1922, khi tuổi còn đôi mươi. Làm bánh đậu là nghề bà được thừa kế gia đình từ thủa nhỏ . Tuy chồng mất sớm để lại một đàn con nhỏ. Bà Nhung vẫn đảm đương một cửa hiệu có trên 30 thợ, làm việc một ngày 2 kíp, sản xuất hàng tạ bánh mỗi ca. Buôn bán lấy lòng tin làm đầu. Sáng sáng hàng chục khách đến nhận hàng, chỉ cần ghi số lượng, chiều tối hoặc ngày sau thanh toán. Khi bánh mất phẩm chất bị huỷ ngay để giữ gìn tín nhiệm. Nguyên liệu mỗi lần nhận hàng toa tầu đường kính kết tinh loại tốt từ Tuy Hoà ra, từng thuyền lớn chở đậu xanh từ Lục Nam xuống và hàng tạ mỡ khổ từ lò mổ chở tới. Tinh dầu hoa bưởi thì nhà tự chưng cất lấy.Cửa hiệu tấp nập hoạt động nhịp nhàng suốt ngày đêm. Mọi việc từ kỹ thuật, giao dịch quản lý, kế toán, điều hành công nhân.. chỉ có một phụ nữ với một quyển sổ, một bàn tính cùng đàn con líu ríu bên mình.Với bàn tay tài hoa và khối óc năng động ấy, bánh đậu xanh Hải Dương nổi tiếng, rồi trở thành đặc sản và hiệu Bảo Hiên Rồng Vàng trở thành một hiệu lớn của tỉnh Đông.

Cùng với Bảo Hiên, bánh đậu xanh Cự Hương cũng rất nổi tiếng về chất lượng tuy sản lượng không lớn. Cự Hương có hai loại bánh : bánh ướt và bánh khô chất lượng đều cao. Bánh Cự Hương đã từng sản xuất tại Hà Nội, nhưng khi xa đất mẹ bánh đậu thật khó phát huy. Kháng chiến bùng nổ, rồi chiến tranh kéo dài, thị trường bánh đậu bị thu hẹp dần. Hoà bình lập lại bánh đậu xanh Rồng Vàng vào tổ chức sản xuất công tư hợp doanh rồi tiến lên quốc doanh. Qua nhiều năm tồn tại bánh đậu xanh không thiếu trên thị trường, trong đó có nhiều loại bánh kém phẩm chất với những nhãn hiệu và giấy bao gói khác nhau, tiếng tăm và hương vị của nó chỉ còn trong ký ức .

Từ năm 1986, đất nước có nhiều đổi mới, một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần được quan tâm và thừa nhận. Nền kinh tế quốc gia như nắng ấm đầu xuân tạo cho trăm hoa đua nở. Trong bối cảnh ấy, bánh đậu xanh Hải Dương được phục hồi và phát triển. Người tiên phong trong mặt hàng này là ông Đoàn Văn Đạt, nguyên một quân nhân về mất sức, học hành có hạn, ông từng trải làm nghề thợ mộc, nuôi lợn, làm bánh quy bằng bột sắn, tuy gian nan nhưng đều thành công.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Dương có trên 50 nhà hàng bánh đậu xanh, trong đó có những nhà hàng nổi tiếng như : Bảo Hiên, Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Hoà An, Minh Ngọc, Quê Hương...

" Ai qua thành phố Hải Dương
Nhớ mua bánh đậu "Quê Hương" làm quà,
" Quê Hương" thơm ngọt đậm đà,
Ngạt ngào hương vị mặn mà tình quê... "
2007-10-20-183226_hopluclang.gif

Trên đây chưa kể những cơ sở sản xuất theo thời vụ, sản xuất mà chưa đăng ký hoặc có chi nhánh ở các thành phố lớn trong nước. Dọc các phố lớn trong thành phố Hải Dương và nhất là dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng qua thành phố Hải Dương, bánh đậu bày bán đầy ắp các của hàng. Nhiều thế nhưng không ế. Trong một năm mùa xuân và mùa đông hàng bán chạy hơn cả. Nhất là vào dịp tết, những nhà hàng nổi tiếng thường không đủ bánh bán.

Thành phần của bánh đến nay chưa có gì thay đổi, nhưng công cụ sản xuất và vệ sinh công nghiệp, bao nhãn và phương pháp quảng cáo đã đạt trình độ cao, điển hình là nhà hàng Nguyên Hương, qua kiểm nghiệm của cơ quan có trách nhiệm, xác định, nếu bánh làm tốt, có thể sử dụng được trên 100 ngày, đây là điều kiện để bánh đậu mở rộng thị trường.

Chiếc bánh đậu xanh nhỏ bé, giản dị nhưng đã mang tiếng thơm của tỉnh Đông đến muôn nơi và mang về cho quê hương một nguồn thu không nhỏ. Hiện nay đã có một số nhà hàng doanh thu trên 10 tỷ một năm.

Ngoài ra:

Bánh đậu xanh được sản xuất từ bột đậu xanh nguyên chất, đường trắng tinh luyện và dầu thực vật. Bánh đậu xanh là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thích hợp với mọi lứa tuổi nhất là người già và trẻ em. “Có tác dụng giảm béo đối với người trung niên, giảm Cholesteron và mỡ trong máu, cũng như đề phòng các bệnh sơ cứng động mạch với người cao tuổi. Đông Y cho rằng: đậu xanh vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giảm độc, v.v...”

Ngày xưa bánh đậu xanh chỉ có người giàu mới được thưởng thức. Khi Vua Bảo Đại đi kinh lý qua Hải Dương, nhà vua đã được dâng bánh đậu xanh, nhà vua thưởng thức và khen ngợi hương vị đặc sản này và Nhà vua ban sắc khen bánh đậu xanh Hải Dương, trên sắc có in hình con “Rồng vàng” biểu tượng cho uy quyền của nhà vua và kể từ đó Bánh đậu xanh Hải Dương có tên gọi “Bánh đậu xanh Rồng vàng”.
Ngày nay, bánh đậu xanh đã đến được với mọi người và là đặc sản truyền thống mà mọi người chọn làm quà tặng người thân, bạn bè gần xa.

Mỗi khi ngồi thưởng thức bên tách trà nóng , ăn một khẩu bánh đậu xanh, khi bánh vào miệng lập tức tan mịn và có hương vị ngọt hài hoà. Nhất là khi các cụ già ngồi bên bạn tâm giao, để ngâm thơ, kể lại chuyện xưa bên cạnh là đàn cháu nhỏ vây quanh để được chia những khẩu bánh đậu xanh “thế mới hạnh phúc thanh cao biết bao”.

Bánh đậu xanh HD như nhịp cầu nối những nỗi lòng người viễn xứ luôn hướng về quê hương với tất cả hương vị ngọt ngào, đơn sơ mà ấm đượm tình quê...
 
Chỉnh sửa cuối:

mrlingling

Active Member
Vải thiều - Thanh Hà

qua%20vai.jpg

Vải thiều là một loại hoa quả đặc sản có nguồn gốc ở Thanh Hà, sau đó được nhân giống sang một số nơi khác trên cả nước (H.Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí Linh - Hải Dương ..)
vai1.jpg

Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác, chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là (vải) tu hú có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nó có tên gọi như vậy có lẽ là do gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú
IH207080.jpg

Hiện tại, ở Việt Nam thì chỉ có 2 huyện trồng nhiều vải nhất đó là Huyện Thanh Hà - Hải Dương (nguồn ngốc trồng cây vải Thiều đầu tiên ở Việt Nam), và Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang. Tuy sản lượng ở Lục Ngạn Bắc Giang nhiều hơn, nhưng vải ở Thanh Hà quả vẫn to, ngọt, và giá bán tại gốc cao hơn ...
 
Chỉnh sửa cuối:

mrlingling

Active Member
Bánh Gai - Ninh GiangCó ở nhiều vùng quê, nhưng là đặc sản truyền thống của Ninh Giang (Hải Dương), đó là thứ bánh được làm từ gạo nếp hoa vàng là lá gai. Cũng vẫn là đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn... nhưng bánh gai Ninh Giang lại có vị riêng không trộn lẫn của một vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa.
72731157_206d69d6f8_o.jpg

Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là vùng đất có một bề dày lịch sử văn hóa - sự đa dạng và phong phú không chỉ về văn hóa tinh thần mà còn cả những sản phẩm văn hóa vật chất nổi tiếng được truyền tụng lâu đời: đó là bánh gai.
images590425_BANH_GAI_1.jpg
images590423_BANH_GAI_2.jpg

Để có một chiếc bánh gai ngon làm vừa lòng khách tiêu dùng thì thật lắm công phu, mỗi gia đình đều có một bí quyết riêng.

Người ta phải kén gạo nếp hoa vàng, thơm, đem về vo sạch rồi ngâm nước lạnh qua đêm, gạo vớt ra cho vào rá để vào nơi thoáng cho ráo nước rồi đem xay thành bột mịn.

Lá gai phơi khô, tước bỏ hết gân, thái nhỏ đem luộc rồi vắt kiệt nước, cho vào cối giã thật nhuyễn, trộn với bột và đường kết tinh làm vỏ bánh, khi trộn bột phải vắt nhiều lần cho thật dẻo.

Nhân bánh cũng phải chọn nguyên liệu và gia công rất cầu kỳ: Đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn, hạt sen, hương liệu thơm như dầu chuốị.. mỡ lợn dày khổ đem pha rồi luộc chín, thái con chì, trộn đường rồi đem ủ vào chum, vạị Đến khi những miếng mỡ trắng, trong, giòn mới đem dùng. Đậu xanh cũng phải chọn loại ngon, hạt nhỏ, xay vỡ, ngâm đãi sạch vỏ, nấu chín giã nhuyễn. Các thức ấy được trộn, chế biến để làm nhân. Đặc biệt bánh gai phải được gói bằng lá chuối khô lau sạch, xếp nhiều lớp - dể giữ được lâu, người tiêu dùng, khách du lịch mua làm quà có thể mang đi xa mà không sợ bị hỏng. Khâu hấp bánh là khâu cuối cùng, bánh ngon hay không ngon, ngoài việc kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu, pha chế và giữ vệ sinh, còn phụ thuộc nhiều vào khâu gói và hấp bánh - việc làm bánh gai cầu kỳ phải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, điêu luyện và nhẫn nại của đôi bàn tay người thợ tài hoa.
 

TuyetKy

New Member
Ôi thèm quá, có ai ở Kim Thành ko, giới thiệu món thịt chuột Cổ Dũng í, lâu quá chưa được chén
 

vanbon

New Member
Bây giờ ở HẢI DƯƠNG có cả bột đậu xanh nữa rồi chỉ việc pha vào nước xôi là thưởng thức thôi hương vị thì khỏi phải nói :D
 

PhamQuang

Manager
THÊM VÀI NÉT VỀ CÂY VẢI THIỀU


Tương truyền cây vải thiều có mặt ở vùng Hồng Châu (Hải dương ngày nay) từ thời vua Mai Hắc Đế, tức là được chuyển ra trồng từ miền Châu Hoan (Thanh hóa) ra.
Thời đó đất Hồng Châu chủ yếu còn là hoang mạc, lầy lội, thưa người ở. Không rõ ai đã mang chúng trồng thử chắc với mục đích mang cống Bắc Triều cho tiện hơn chăng (Thời Bắc thuộc nước ta đã có thời bị lệ thuộc vào lệ cống nạp Lệ chi - quả vải).
Vùng đất Thanh hà có thổ nhưỡng khá đặc biệt, bao bọc xung quanh bởi các con sông trong hệ thống sông Thái bình và sông Hồng, thuở xưa rất hay bị lụt lội, tuy nhiên cũng vì vậy mà được phù xa bồi đắp, rửa chua khua mặn nên hình như vậy đất trở lên ngọt ngào hơn chăng? :D
Cây lệ chi (tiếng cổ của cây vải thiều) nhanh chóng được trồng trên đất Thanh hà và không ngờ đất đã cho quả hương vị đặc biệt ngon.
Quả vải thiều Thanh hà phải có mấy đặc biệt sau:
- Quả to vừa phải, chùm và quả to khá đều, cũng không chín đỏ quá
- Khi bóc ra múi vải dày, mọng nước
- Hạt vải thiều gần như bị triệt tiêu, xun lại chứ không trhành hạt như vải bình thường.
- Vải cho vào miệng sẽ cho cảm giác như tự tan ra, không cảm thấy vị se, vị chua, chát,... cứ ngọt dần, ngọt dần,...
Đó mới là giống vải thiều thứ thiệt.
Ngày nay vì số lượng người ta lai tạo và trồng các giống có năng xuất cao cho nên vải thiều bị biến chất khá nhiều. Ngay trên đất Thanh hà, để có chùm đúng vải thiều cũng không hẳn đã dễ. :D
Những trận lụt năm 1967, 1973 (mình trực tiếp phải trải qua) những cây đại thụ vải thiều hầu như bị chết gần hết.
Hiện nay có 2 cây vải tổ, cây mẹ và cây con (cây con to gấp rưỡi cây mẹ) có tán to như toà nhà vậy đang được bảo quản tại xã Thanh Sơn - Thanh Lâm, cách quốc lộ số 5 khoảng 15-17km.
2 cây vải tổ có tuổi thọ trên dưới 2 trăm năm và có miếu dựng thờ từ thời vua Lê - chúa Trịnh.
Ai có dịp vào mua vải chín, hãy ghé về thăm địa phương trên, bạn sẽ được nghe nhiều kỳ chuyện xung quanh những cây vải thiều này.
 

LeHai85

New Member
thêm chi tiết nhỏ cho anh em hải dương biết thêm vè vải thiều hải dương
hiện tại vải thiều được coi là ngon - ngọt -mát- thơm nhất là vùng đất 6 khu hà đông - thanh hà - hải dương
..............
6 KHU HÀ ĐÔNG - THANH HÀ - HẢI DƯƠNG

Là vùng đất được coi là hòn đảo nhỏ của thanh hà .nằm tách biệt riêng.và được vây xung quanh là biển.đất ỏ đây đã tạo nên cây vải khi ta ăn vào rất mát - thơm - ngọt - không bị nóng(mình thấy thế).
.
 
Chỉnh sửa cuối:

PhamHien

New Member
Năm ngoái, vải thiềy Thanh Hà đã được cấp thương hiệu hàng VN chất lượng cao và được bảo hộ đôcc quyền đó.

Mr Quang có tới mấy Ha vải thiều ở quê Thanh Hà đó anh em ạ.
 

vanbon

New Member
Ngoài vải tươi ra hải dương còn có đặc sản nữa là vải sấy:
Quy trình sấy vải: vải sau khi thu hoạch sẽ được bó thành từng bó nhỏ và được treo trên các giá của lò sấy. phía dưới lò sấy là các bếp than có thể điều chỉnh được nhiệt độ. sau khi sấy 1 thời gian thì vải sẽ được tách ra khỏi chùm và mang ra phơi nắng đến khi nào bóc quả vải thấy cùi mịn có mầu vàng cánh rán và không còn nước nữa là đạt tiêu chuẩn.
Vải khô có ưu điểm là có thể bảo quản và dùng được quanh năm.
 

LeHai85

New Member
bánh cuốn thành phố hải dương

Chào các bác, em có thêm một món đặc sản không phải là Hoa quả mà là món bánh, gọi là BÁNH CUỐN HẢI DƯƠNG,(hay bánh tráng ) bánh quê em chính gốc Hải Dương,

XuanHuong-9014.jpg


Bánh cuốn Hải Dương
Nói về món bánh cuốn, thì chỉ có ở Phủ Lý, Nam Định nhưng vẫn thấy không đâu bằng ở Hải Dương.
Ở Hải Dương có một phố chuyên tráng bánh cuốn (xóm hàn giang). Chỉ cần đi đến đầu phố là đã ngửi thấy mùi hành phi thơm ngào ngạt (Hành phải tự phi lấy mới ngon và ỏ kim thành - nam sách ). Ai đang đói mà lạc vào phố này thì ruột gan chỉ còn biết cồn cào cả lên.

DiaChiMonNgonHN6.jpg


Bánh cuốn được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ luya, rồi rưới nước mỡ có hành phi thơm ngào ngạt kia lên (Mỡ nước ở đây phải được làm từ mỡ khổ chứ không phải là mỡ lá, mỡ bèo nhèo, hay dầu ăn thì bánh sẽ không được thơm, béo, ngậy đâu). Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng hôi hổi.



Nước chấm phải được pha bằng loại nước mắm ngon, vàng sóng sánh, dậy mùi đặc trưng đến nỗi nếu lỡ để dây ra quần áo thì thơm suốt cả ngày cho đến khi thay ra. Yêu cầu của bát nước chấm là phải vừa có độ trong veo của nước sôi tinh khiết, vừa có màu vàng sóng sánh và mùi thơm đặc trưng của nước mắm, vừa có màu đỏ tươi của ớt, vừa có màu đen nhánh và thơm cay nồng của hạt tiêu xay rối, rồi có vị chua của dấm thanh pha thêm một chút chua hăng hăng nồng nồng của quất (Tất nhiên là phải có vị ngọt của đường nữa, còn mì chính không có cũng chẳng sao).



Ăn kèm với bánh cuốn phải có chả quế là thứ chả làm bằng thịt thăn lợn giống như để làm giò lụa nhưng có trộn bột quế và hạt tiêu rồi đắp tròn xung quanh một ống vầu to và quay đều trên bếp than hoa tới khi lớp vỏ vàng rộm lên còn bên trong có màu trắng đục của giò nhưng lại hơi nâu của bột quế. Chả quế được cắt chéo thành từng lát mỏng hình quả trám, ăn vào vừa có độ dai dai của vỏ, vừa có độ ròn và vị ngọt, bùi, ngậy của ruột.và có cả cuốn nhân thịt,ăn nóng hổi luôn các bác à.



nhìn thèm quá.muốn ăn quá:p:-?:((
 
Chỉnh sửa cuối:

minhphuong_197

New Member
Em tưởng hải dương gọi là bánh tráng chứ, bánh cuốn thì không phải tại vì ở hd có ở đâu cuốn bánh đâu, hình đâu tiên anh cop ở đâu ý chứ:p
 

LeHai85

New Member
Em tưởng hải dương gọi là bánh tráng chứ, bánh cuốn thì không phải tại vì ở hd có ở đâu cuốn bánh đâu, hình đâu tiên anh cop ở đâu ý chứ:p

đúng là chú xa quê hải dương nên không biết rồi =)).vào xóm hàn giang nhé.và tối ra phạm hồng thấi .sáng thì ra minh khai.và cầu trắng phạm ngũ lão..vv nhebans nhiều
..
và muốn mua xuất khẩu thì vào xóm hàn giang nhé

chú anh không chụp được trong xóm HÀN GIANG .mượn tí để viết bài mà.hi.nhưng hình đó là thật đó nhé.chú chưa ăn bánh cuốn à . pham j hồng thái .hoặc vào xóm hàn giang nhé.mua máy KG đi.hi
........
hình như còn mấy cái đặc sản gì nũa nhỉ anh em nào cho biết thêm đi.em còn biết để lần sau rủ anh em đi nũa chứ.hi
mà em thấy còn cái mà anh em hay uống là gì dó .. có ỏ hải dương không nhỉ anh
em thấy hình như có cả "chả Rươi" ỏ thanh hà - 6 khu hà đông - tứ ký và Đông Triều (QL).thì phải..anh em nào cho 1 bài viết về cái này đi.em không biết món này lắm- không biết có phải là đặ sản HD không.nhưng thấy trên mạng và người dân nói nhiều
 
Chỉnh sửa cuối:

HHN

Well-Known Member
ôi em rất thích món bánh cuốn HD đấy các bác à, còn nhớ trước đây chưa có đường 5 mới, đi từ HP về quê Hưng Yên phải đi qua TP HD, lần nào đi về quê củng phải dừng lại ở HD ăn bánh cuốn rồi mới về :D, còn mấy năm gần đây toàn đi đường 5, có một vài lần ăn bánh ở mấy quán cạnh đường 5 nhưng không ngon bằng ở trong TP, từ đó thôi không ăn nữa :D.
 

vanbon

New Member
CÁC LOẠI VẢI Ở HẢI DƯƠNG
Nhắc đến HẢI DƯƠNG là nhắc đến quê hương của vải thiều, nhưng bên cạnh đó quê hương chúng ta còn có rất nhiều các loại vải khác nữa:
-Vải UTRỨNG: có đặc điểm quả to và cũng khá ngon, nhưng điều đặc biệt hơn là loại vải này ra hoa kết trái và chín rất sớm( chín trước vải thiều 30-40 ngày ) vải này có giá bán rất cao vì đầu mùa mà.
-Vải chua: có đặc điểm là quả to và thuôn dài vỏ mịn nếu quả còn xanh thì hơi chua, nhưng khi chín thì thôi rồi...ngon. vài chua thu hoạch trước vải thiều khoảng 28-30 ngày
-Vải tầu lai: là 1 loại vải đã được lai gép quả tròn nhưng hơi nhiều gai 1 chút, thu hoach trước vải thiều khoảng 20-25 ngày.
-Cuối cùng là vải thiều: là đặc sản vải chính ở HẢI DƯƠNG mà đã được mọi người giới thiệu ở các bài trước rồi.
* Những thông tin trên e rút ra trực tiếp từ vườn vải của nhà em, nếu có gì thiếu sót mong các bác góp ý.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top