• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH!!!

Status
Không mở trả lời sau này.

Anhtoitb

New Member
HÀNH TRANG GIẢN DỊ​

Tư trang của một vị Chủ tịch nước như ở Bác Hồ thật đặc biệt, bởi nó quá giản dị. Có lẽ những thế hệ mai sau khi nghe kể có thể tin được đó là huyền thoại. Đôi dép cao su làm từ lốp cũ xe hơi, Bác dùng đến mòn vẹt phải đóng đinh bao lần mà Bác vẫn dùng, đôi tất vá đến hai, ba lần, cổ áo sờn rách đã mấy lượt lộn lại trong ra ngoài...

Nếp sinh hoạt, cách ǎn mặc của Bác đã thành thói quen, Người luôn có ý thức trước những việc làm đó. Từ những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lúc ở Thái Lan, khi về Trung Quốc, về nước thời kỳ bí mật ở Cao Bằng hay khi làm Chủ tịch nước. Những nǎm tháng đi kháng chiến, lúc về thǎm nông dân gặt hái hay làm thượng khách ở nước ngoài, Bác luôn luôn với một tư thế giản dị, ung dung, tự tại, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh. Dù ở đâu lúc nào Bác cũng để lại ấn tượng tốt đẹp, một phong cách mẫu mực của một lãnh tụ. Hành trang Bác mang theo tự nói lên một điều chân thực: Làm chức càng cao càng phải giản dị. Làm Chủ tịch nước Bác nhận lấy cho mình được cái quyền sống giản dị, bằng mức sống bình thường của người dân. Các đồng chí được giao việc phục vụ Bác, tìm mọi cách lo cho Bác được chu tất về mọi mặt. Nhưng Bác luôn có cái lý của Bác, thời kỳ chiến khu gian khổ Bác bảo chưa cần thiết, khi làm Chủ tịch nước Bác bảo dân còn nghèo.

Nhớ thời kỳ về nước ở hang Cốc Bó, Bác thường vào các bản làng thǎm đồng bào, với bộ quần áo Chàm, chân đi giày vải, trông như một ông Ké thực thụ. Khi về Thủ đô Hà Nội đọc Tuyên ngôn độc lập, các đồng chí Trung ương may cho Bác bộ quần áo bằng vải Kaki. Thời kỳ kháng chiến, Bác có thêm bộ "quân phục màu xanh" Bác thường mặc lúc hành quân đi lẫn trong đoàn quân ra trận. Bác còn có thêm chiếc áo len cho ấm về mùa đông, chiếc áo khoác tránh mưa là chiến lợi phẩm của một đơn vị bộ đội tặng Bác. Trời nắng Bác thường dùng bộ "gụ Hà Đông".

Đồ dùng của Bác có chiếc va ly nhỏ đựng sách, tài liệu và cái máy chữ, quần áo tư trang cho vào một túi nhỏ. Các đoàn thể tặng Bác nhiều tư trang, đồ dùng. Bác thường đem làm tặng phẩm cho cá nhân, tập thể có thành tích, hoặc đem bán đấu giá lấy tiền cho cách mạng.

Tư trang của Bác bao giờ cững ở mức cần thiết cho sinh hoạt, nhưng Bác lại luôn luôn lo cho sự thiếu đủ của từng người. Bác đến thǎm thương binh, Bác lo từng chiếc áo ấm cho họ lúc vào trại tù binh thấy tù binh thiếu áo, Bác cũng lo áo cho họ, cử nghĩa đó làm bớt đi sự cǎng thẳng hận thù của con người với con người, của hai dân tộc. Trong gian khổ kháng chiến, Bác cùng chịu đựng đói, no, giá lạnh như người chiến sỹ. Không để lại gì cho riêng mình mà lo cho chiến sỹ trước. Bác là người khởi xướng phong trào "mùa đông binh sỹ", vận động nhân dân không những lo cái ǎn mà còn lo cái mặc cho chiến sỹ. ở hậu phương ai có thành tích lo cho chiến sỹ mặc ấm Bác đều gửi thư khen ngợi.

Kháng chiến thắng lợi Bác trở về Thủ đô, ǎn mặc của Bác cũng không thay đổi lắm. Bác thường dặn các đồng chí phục vụ khi giặt áo cho Bác thấy chỗ nào rách thì vá lại cho Bác dùng, cho nên việc khâu vá quần áo cho Bác các đồng chí phục vụ cũng tự làm lấy. Khi cần lắm các đồng chí không làm được mới xuống nhà máy nhờ làm giúp. Bác mặc số lượng ít nên phải thay đổi luôn. Bác đi nhiều nơi. Khi xuống đồng ruộng gặt lúa, chống hạn với bà con nông dân, quần áo thường vấy bùn. Khi thǎm nhà máy Bác thường xuống tận nơi làm việc của công nhân nên dầu mỡ, chất xút thường vấy vào quần áo Bác, những chỗ đó dẫu giặt sạch ít lâu sau cũng bị bủng. Thay cái mới Bác không chịu, Bác bảo khâu vá lại cho Bác để Bác dùng. ở những bộ quần áo đó những vết mạng, những miếng vá đều gắn với những kỷ niệm. thời kỳ Bác đi kháng chiến, trong bộ quần áo xanh, trên đường hành quân, Bác như một người lính, vai thắt bao gạo ngang lưng, mũ cài lá nguỵ trang, khǎn vắt ngang vai hoà vào nhịp bước hành quân của bộ đội, dân công đi chiến dịch. Trên đường gặp một ông cụ trong đoàn dân công. Hai người chuyện trò tâm đầu hợp ý. Bác khen ông cụ "Cụ già còn phục vụ tiền tuyền làm gương cho con cháu noi theo". Cụ kia khen Bác: "Tôi làm sao bì được với Cụ, Cụ râu tóc đã bạc mà vẫn "chiến sỹ Bạch đầu quân". Hai Cụ vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ. Khi lội qua suối, cụ dân công trượt chân, Bác vội đỡ kịp thời nên cụ không bị ngã, nhưng chiếc đinh ở đầu đòn gánh đã vướng làm rách áo Bác. Cụ dân công vội cảm ơn "thật là em ngã anh nâng". Cả hai cụ cùng cười vui vẻ. Còn vết mạng ở đầu gối là kỷ niệm ở Ngòi Thia, gần Tân Trào. Hôm đó Bác đi ngựa, khi đến chỗ vòng ngoặt gấp có cây tre chắn ngang lối đi, ngựa phi nhanh Bác chưa kịp ghìm cương, ngựa dừng đột ngột Bác mất đà bị ngã, nhưng may Bác phản xạ nhanh nên chỉ xước đầu gối, vết xước làm rách vải và chảy máu. Khi mọi người chưa kịp đến thì Bác đã đứng dậy, chân đi cà nhắc. Còn vết khâu ở gần gấu áo là lần Bác về chống hạn. Bác cùng đồng chí Tỉnh ủy tát nước gàu dai, nhưng đồng chí Tỉnh uỷ không biết tát nước, cứ lóng ngóng chân tay, làm dây gàu vướng vào làm gấu áo Bác bị rách, sau phải vá lại, Bác bảo: "Làm cán bộ lãnh đạo nông nghiệp thì phải biết cách lao động của nông dân", rồi Bác tập cho đồng chí tát nước. Có lần Bác đi thǎm một nhà máy, Bác xuống tận tổ công nhân đang cho chạy máy, Bác đến hỏi han công việc: chất xút bắn vào áo, tạo thành nhiều vết khác màu áo, Bác bảo đồng chí phục vụ khắc phục làm cho máu áo và màu vết xút gần giống nhau, và áo lại dùng được bình thường. Tất cả những áo quần đó vì đã mang vết nên không thể giấu Bác để thay cái mới được, thay cái khác lá Bác biết, Bác phê bình ngay.

Đồng chí Cần, chuyên lo ǎn uống, quần áo cho Bác thời kỳ ở Hà Nội. Đồng chí tầm cỡ người như Bác, nên khi may quần áo cho Bác đồng chí mặc vừa là Bác mặc vừa. Quần áo thường ngày Bác thích màu gụ, nên khi may xong đồng chí mang sang xí nghiệp Tô Châu nhuộm gụ. Bộ nào hơi cũ là đồng chí thay bộ khác cùng kiểu cùng màu nên lúc đầu Bác không biết. Một thời gian sau Bác thấy quần áo vẫn mới, Bác bèn đánh dấu rất kín và phát hlện ra là đồng chí đã đổi quần áo của Bác. Bác liền phê bình, từ đó rất khó thay đổi quần áo của Bác. A'o Bác dùng lâu giặt đi giặt lại nhiều lần nên cổ áo bị sờn và rách dần, khi mọi người đề nghị Bác cho thay cái khác~ Bác bảo: "Cả cái áo chỉ sờn chỗ cổ, mà vứt đi thì không được, chú chịu khó tháo rồi lộn trong ra ngoài, may lại vẫn lành "như mới". Làm theo ý Bác được mấy lần, sau không thể "khắc phục" được nữa Bác mới cho thay cái mới. Đôi bít tất Bác đi cũng vậy, bị thủng ở đầu ngón chân Bác bảo khâu lại cho Bác dùng, vì không biết làm nên phải xuống xí nghiệp may mặc của Bộ Nội vụ nhờ các cô giúp. Các cô đề nghị thay đôi khác cho Bác, nhưng Bác đã dặn là bít tất của Bác chỉ hỏng mũi, còn mọi chỗ vẫn lành nguyên, chỉ nhờ các cô khâu lại, nếu đem đổi đôi khác là Bác không dùng đâu. Khi Bác dùng lại đôi tất, khen các cô khéo tay, Bác nói: "Chú xem, chỉ chịu khó một tý là có đôi bít tất như mới". Lần sau đôi bít tất đó thủng hai lỗ trước và sau, rồi lại lần nữa, các cô phải khâu vá đôi bít tất đến ba lần. Bác thường dùng khǎn mặt vuông, vì dùng khǎn mặt vuông tiết kiệm hơn khǎn mặt chữ nhật, mỗi khi dùng xong Bác có thói quen phơi lên dây, luôn giữ hai mép dưới bằng nhau. Bác tìm mấy hòn cuội nhỏ xếp vào trong hộp đựng xà phòng, khi dùng xong Bác để xà phòng lên những hòn cuội, xà phòng mau khô, nên tiết kiệm.

Chị Liên là người được đồng chí Cần nhờ may vá giúp Bác. Chị kể lại, khi làm việc này mới thực sự hiểu Bác giản dị và tiết kiệm đến chừng nào. Bác có chiếc áo gối vải màu xanh hoà bình, miếng vá này chồng lên miếng vá kia, mỗi lần cầm chiếc áo gối vá lại cho Bác mà chị không cầm nổi nước mắt, không cầm kim vững để khâu lại được chị nói với đồng chí Cần: "Anh đừng bắt tôi vá áo gối cho Bác nữa. Tôi thương Bác lắm, anh có cách nào thay áo gối khác cho Bác". Đồng chí Cần nói: "Tôi đã nhiều lần đề nghị Bác cho thay cái khác, nhưng Bác chưa đồng ý Chị chịu khó vá giúp tôi". Cầm kim mà lòng chị không cầm nổi nước mắt. Những lúc đó chị hình dung Bác như thấu hiểu nỗi lòng người mẹ hiền thôn quê tần tảo lo cho đàn con nhỏ miếng ǎn, manh áo trong cảnh túng thiếu. Bác hiện thân của Người mẹ Việt Nam, đối với ai đó dẫu ở cương vị công tác nào Bác cũng giáo dục tinh thần biết quý trọng con người là ở thái độ đối với tiết kiệm, đó là thước đo đạo đức của cán bộ. Đối với anh em phục vụ Bác chân tình mà nghiêm khắc khi giáo dục tiết kiệm.

Đôi dép cao su của Bác đã đi vào thơ ca nhạc hoạ, hiện thân trong đời sống nhân dân như một huyền thoại, gắn liền với cuộc đời vĩ đại, đức tính giản dị, ý chí kiên cường, bền bỉ cùng với dân tộc trên dặm đường trường chinh vạn dặm vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đôi dép của Bác được cắt từ chiếc lốp ôtô quân sự, chiến lợi phẩm của trận phục kích địch tại Việt Bắc, đôi dép được cắt vừa chân Bác, hai quai trước to bản kiểu quai vắt chéo, vừa êm vừa chắc chắn cho khi lội suối, trèo đèo, vượt đường trơn, dốc cao. Thấy tiện, dễ sử dụng lại hiệu quả, Bác cho phổ biến trong toàn mặt trận, thay thế dần giày vải, dép rơm, dép mo cau... Nhân chuyến hành quân đi chiến dịch, Bác thấy ai cũng đi đôi dép cao su vượt suối bǎng đèo thoǎn thoắt, Bác nói vui: "Như vậy Bác cháu chúng ta có đôi hài cao su vạn dặm, chúng ta muốn đi đâu cũng được".

Về Hà Nội, Bác vẫn dùng dép cao su. Đôi dép Bác dùng lâu ngày vẹt cả đế, quai bị tuột luôn, đóng đinh gǎm quai nhiều lần mà vẫn tuột, có kiên trì và khéo tay mới làm lại được, khi sửa xong thấy vẫn dùng được là Bác cứ dùng. Thấy dép Bác cũ, hỏng nhiều, các đồng chí phục vụ đề nghị thay đôi khác, Bác không chịu. Anh em bàn "kế hoạch" làm một đôi khác thật giống đôi dép Bác đang đi chỉ có khác là chắc, bền hơn, lợi dùng thời cơ thay vào. Hôm đầu Bác đi Bác không nói gì, anh em tưởng việc đã êm, nào ngờ sáng hôm sau Bác hỏi sao lại đổi dép của Bác, anh em đành thưa thật với Bác, Bác ôn tồn bảo:

"Các chú biết lỗi nhận lỗi là tốt, đôi dép cũ của Bác nếu chịu khó sửa vẫn còn dùng được, lần sau mua sắm cái gì cho Bác, các chú phải báo cho Bác biết". Anh em tưởng Bác nói thế là đã chấp nhận đổi dép, nhưng Bác vẫn giữ đôi dép đó mặc dầu đã sửa nhiều lần, vì nó là kỷ niệm bên Bác từ những ngày gian khổ. Bác còn có một ước mơ duy nhất nữa là cùng đôi dép đó vào thǎm đồng bào miền Nam là Bác thoả mãn ước nguyện. Bác nói thật cảm động. Một lần Bác đến thǎm một đơn vị hải quân, các chiến sĩ lần đầu gặp Bác, ai cũng muốn được gần Bác nên chen chúc nhau làm tuột quai dép của Bác. Bác bảo chú nào khéo tay sửa lại cho Bác. Ai cũng muốn giành lấy để giúp Bác, thế rồi đôi dép được chuyền tay nhau, nhưng không ai sửa được vì dép đã quá vẹt mòn, đã đóng đinh mấy lần rồi, xâu vào nó lại tuột ra. Có người nhanh chân kịp lấy búa và đinh sửa lại giúp Bác, Có người yêu cầu Bác đổi dép khác. Bác bảo: "Dép đã sửa xong khi nào không sửa được hẵng hay, giờ mua chiếc khác không cần thiết, vẫn dùng được sao vứt nó đi, dân ta còn nghèo, mỗi người kể cả Chủ tịch nước cũng phải tiết kiệm".

Có mẩu chuyện vui về đôi dép của Bác, lần đó xem phim, tất cả đều ngồi bệt xuống nền nhà gỗ, Bác để dép bên cạnh phía trước để khi về cho tiện lấy và không nhầm lẫn. Xem phim xong, Bác cùng mọi người chụp ảnh, cô gái ngồi cạnh Bác, thấy đôi dép đã quá cũ, không biết dép Bác, sợ làm xấu mất ảnh, cô vươn người với tay định cất đi, Bác nhanh tay hơn với trước, vội cất ra sau và nói vui, ờ đúng rồi, phải giấu nó đi, chứ vào ảnh hỏng mất ảnh.

Bác có thói quen, khi đã đi dép là cúi xuống kéo quai hậu cẩn thận, vừa dễ đi, chắc chắn, dép không kêu lẹt bẹt, làm mất tác phong của người đứng đắn, và dép mòn cũng mòn đều, không mòn vẹt một bên, hai quai trước cũng đỡ hỏng. ở Bác đi dép cũng là một nét vǎn hoá.
Đầu nǎm 1958, Bác đi thǎm Â'n Độ, Bác vẫn đi đôi dép thường ngày. Mọi người trong đoàn thấy thế, rất ái ngại nên bàn nhau mang theo một đôi giày vải. Lên máy bay nhân lúc Bác ngủ, thay đôi dép bằng đôi giày vải, khi thức giấc Bác hỏi dép, anh em trả lời Bác là đôi dép đã để dưới khoang máy bay. Khi xuống sân bay, Bác yêu cầu lấy dép để Bác đi. Bác bảo đừng lo gì cả, đất nước Â'n Độ cũng nghèo như mình, mới có độc lập nên nhiều vất vả. Bác đi dép có bít tất thế là tốt, họ không chê mình đâu. Nhân dịp này Bác muốn gần gũi với nhân dân lao động Â'n Độ. Hôm sau trên các trang báo lớn Â'n Độ đều hết lời ca ngợi Bác là vị Chủ tịch nước dân chủ nhất thế giới. Ca ngợi đôi dép Bác Hồ là một huyền thoại của một con người huyền thoại. Hôm Bác đến thǎm một ngôi chùa, Bác vừa cởi dép ở ngoài để vào nhà chùa, các phóng viên được dịp tha hồ quay phim, chụp ảnh đôi dép huyền thoại đó.

Bác lo cho dân không chỉ ngồi ở bàn giấy rồi nghe báo cáo, mà Bác trực tiếp xuống tận cơ sở, đến với từng người lao động để hiểu hơn tình hình thực tế. Đi đâu Bác chỉ dùng một chiếc xe "Pabêđa" do nhân dân Liên Xô gửi tặng. Xe dùng đã lâu ngày nên cũ và hay hỏng vặt, vǎn phòng đề nghị Bác cho đổi xe khác tốt hơn, Bác không đồng ý Bác bảo: "Ai thích đi nhanh, thích êm thì đổi. Còn Bác thì không". Có hôm đến giờ đi công tác, xe không nổ máy được, Bác ôn tồn bảo đồng chí lái xe: "Máy móc có lúc trục trặc. Chú cứ bình tĩnh sửa, sửa xong Bác cháu đi cũng kịp" mấy phút sau xe mới nổ máy được, Bác cười vui và nói: "Thế là xe vẫn còn tốt".

Ở Bác, tiết kiệm là hành trang trong cuộc đời. Thật cảm động khi biết rằng bản di chúc của Bác đã đi vào lịch sử dân tộc được Bác viết, ở mặt sau tờ tin hàng ngày của Việt Nam Thông tấn xã. Hành trang của Bác - của một vị lãnh tụ, giản dị như hành trang của một người dân bình thường, bởi Bác sống không chỉ cho riêng mình.
 

salemgtvt84

New Member
HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI

1101750512_400.jpg

E thấy mọi người đã post rất nhiều bài về Bác....E xin đóng góp 1 bộ phim tài liệu quý và nổi tiếng về cuộc đời hoạt động và chiến đấu của Người....

Bộ phim được hoàn thành năm 1990, công chiếu vào ngày 19-5-1990 kỷ nệm 100 năm ngày sinh của Người

Đạo diễn: Bùi Đình Hạc - Lê Mạnh Thích
 
Last edited by a moderator:

Anhtoitb

New Member
NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH

Một lần một người bạn nước ngoài hỏi Bác về tài sản riêng Bác vui vẻ chỉ đàn cá Bác đang cho ǎn và nói. "Đây là tài sản của tôi". Bác sống trọn cuộc đời cống hiến, ra đi không để lại chút gì riêng tư, từ nguồn vui gia đình sản phẩm tinh thần quý giá của con người bình thường, đến tài sản vật chất.

Suốt cuộc đời Bác chỉ nghĩ đến giải phóng những người lao động cần lao, nghĩ đến nhân dân mình, dân tộc mình. Lo từ việc nhỏ bình thường đến đại sự quốc gia. Quan tâm từ miếng ǎn cho người nghèo đến sự thái bình cho dân tộc. Nhớ hồi làm phụ bếp bên Anh, khi rửa bát đĩa, Bác để riêng những thức ǎn thừa còn lại, gói vào một gói, khi về mang ra cho những người nghèo khổ ǎn xin ngoài đường. Khi dự tiệc chiêu đãi ở Pari, ra về Bác dành quả táo cho em nhỏ. Khi mùa hè đến? mồ hôi thấm áo, Người nghĩ đến những chiến sỹ phòng không trên trận địa nóng bỏng. Khi đi công tác ở nước ngoài được biết có loại cây lá xanh quanh nǎm không rụng lá, Bác nghĩ tới chị lao công đêm đêm vất vả quét lá nên Bác khuyên tìm cách đưa loại cây ấy về nước. Khi đi thǎm hồ Suối Hai thấy nhà nghỉ của Tỉnh ủy xây to đẹp, Bác bảo phải lo xây nhà cho nhân dân lao động trước. Lúc đi công tác xa lâu ngày Bác nghĩ đến những người phục vụ mình ở nhà, Bác dặn những ngày Bác đi xa các chú tranh thủ về thǎm quê hương gia đình. Đối với người phục vụ, Bác quý trọng xem như những người thân thiết nhất, Bác không có gia đình riêng, họ là những người gần gũi với Bác như những người ruột thịt. Đầu tháng 5- 1948, đồng chí Lộc, người nấu ǎn cho Bác không may bị sót rét ác tính mất. Bác thương xót, và đã khóc như mất đi một người ruột thịt. Đến ngày kỷ niệm sinh nhật Bác, anh em tìm một bó hoa rừng chúc mừng sinh nhật Người. Trong phút giây xúc động, Bác rơm rớm nước mắt:

- Cảm ơn các chú, nhưng bó hoa này ta mang ra đặt lên mộ đồng chí Lộc.

Và Bác kể cho mọi người nghe về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lộc. Đồng chí vốn là Việt kiều ở Thái Lan, gặp Bác bên đó, đồng chí đã đi theo giúp việc Bác. Hai người thường quẩy hai bồ thuốc giả làm người đi bán thuốc rong, đi đến nơi có bà con Việt kiều để tuyên truyền cách mạng. Bác sang Trung Quốc đồng chí Lộc cũng theo sang, rồi cùng về nước với Bác. Đồng chí lo công việc ǎn uống cho Bác. Hồi đó sinh hoạt khó khǎn, có lúc phải ǎn ngô bung, hoặc cơm độn ngô, đồng chí Lộc bao giờ cũng dành phần nhiều cơm cho Bác. Bữa nào đồng chí cũng chắt lấy nước cơm đặc, nài nỷ Bác uống cho kỳ được. Cách mạng tháng Tám thành công: đồng chí xung phong ở lại xây dựng công binh xưởng cho cách mạng. Theo Bác hoat động cách mạng ở nước ngoài, tới khi cách mạng thành công đồng chí Lộc vẫn an tâm vui vẻ làm một công việc hết sức bình thường - nấu cơm cho Bác.

Phục vụ Bác có nhiều anh em dân tộc ở Cao Bằng. Có đồng chí được một thời gian nhớ nhà và cũng vì hoàn cảnh gia đình nên xin Bác cho về giúp gia đình. Bác rất muốn đồng chí cùng ở lại nhưng vì hoàn cảnh gia đình và ý nguyện của họ, Bác đồng ý. Khi có ai đi công tác lên vùng đó Bác nhờ ghé vào thǎm, nhắc nhở địa phương giúp đỡ đồng chí khi gặp khó khǎn. Thời gian ở Pắc Bó có lần Bác nhận được gói quà có đường và lạc. Bác cho làm kẹo và báo đồng chí Cáp mang vào trong bản phân phát cho các cháu. Mọi người rất muốn để lại cho Bác bồi dưỡng, biết ý Bác nói: "Người già nên để kẹo cho các cháu" trước lý lẽ của Bác, đồng chí Cáp Phải mang kẹo vào cho các cháu. Hồi ở Tân Trào, đồng chí Thắng mới được cử về phục vụ Bác. Đồng chí chí có một: bộ quần áo vải mộc. Khi làm việc với Bác đồng chí cố nén không ho, nhưng vừa ra khỏi nhà đồng chí ho rũ rượi, thấy vậy Bảc bảo: "Chú Thắng ốm à". "Sao trông người chú khác thế". Nói rồi Bác đứng dậy lấy chiếc áo trấn thủ của mình đưa cho đồng chí và dặn: "Chú mặc tạm cho đỡ lạnh, mùa đông cốt nhất phải giữ ngực cho ấm". Đồng chí Tháng ngần ngại không dám cầm, vì thấy Bác không có áo ấm tốt mà Bác cũng phải mặc độn nhiều áo. Thấy vậy Bác giục, rồi Bác hiền từ giúp đồng chí cài từng chiếc nút áo. Có lần Bác đến thǎm đồng chí Lê Trọng Tấn, gia đình làm bánh mời Bác, Bác ǎn một miếng thấy ngon, Bác xin một ít mang về cho anh em phục vụ. Hồi ở Việt Bắc, kỹ sư Trần Đại Nghĩa dồn hết trí tuệ tâm huyết để nghiên cứu vũ khí mới cho quân đội. Biết kỹ sư thường làm việc ban đêm, có khi làm việc suốt sáng, lại nghiện thuốc lá Bác dành một phần thuốc của mình đến biếu kỹ sư. Sau đó Bác chỉ thị cho hậu cần dù khó khǎn cũng cố tìm thuốc lá đủ hút cho kỹ sư. Có lần về ban đêm đồng chí bảo vệ đứng gác nơi ở của Bác không may trượt chân rơi xuống hầm tránh máy bay. Nghe tiếng động Bác vội chạy ra không kịp đi dép và mặc áo ấm Bác giúp đồng chí lên khỏi miệng hầm, Bác nắn bóp chân cho đồng chí ấy rồi ân cần bảo: "Chú cứ ngồi yên cho đỡ đau, để Bác gác cho". Đồng chí cảm động nói không nên lời, chỉ biết làm theo. Về mùa đông Bác ở gác hai trên nhà sàn nên gió lạnh, cơ quan tìm cho Bác chiếc lò sưởi điện. Một lần nửa đêm gió lạnh, Bác thức giấc dậy nghe tiếng người gác ho phía dưới. Bác cầm chiếc lò sưởi điện và tự tay nối dây điện từ trên gác hai xuống cho đồng chí bảo vệ, và nói: "Bác nằm trên nhà đã có chǎn đắp ấm rồil". Một buổi trưa, thấy đã quá giờ đổi gác bình thường, Bác mang chuối xuống mời, đồng chí bảo vệ thưa với Bác đang bận gác không đặt súng xuống được, xin Bác lúc khác. Bác bảo đưa súng Bác cầm gác cho: "ǎn đi kẻo đói, cốt là ǎn lúc này". Đồng chí Tùng vừa được chuyển từ một đơn vị ở chiến trường về làm nhiệm vụ bảo vệ Bác. Một hôm Bác đang cho cá ǎn đồng chí đứng gác từ xa. Bác gọi lại hỏi thǎm sức khoẻ gia đình vợ con... Bác nói" Thế là chú về chỗ Bác được 3 tháng rồi đấy nhỉ? Dạo nàv chú đã hết sốt rét chưa" đồng chí Tùng không cầm được nước mắt không ngờ Bác bận trǎm công nghìn việc mà vẫn chú ý đến một chiến sĩ bình thường như mình. Bác không những nhớ mặt, nhớ tên từng người mà còn hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm của họ. Bác không những quan sát đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn lo lắng tới sự tiến bộ trong công tác của từng người - Bác thường nhắc nhở mỗi người mỗi việc cố gắng tiến bộ không ngừng. Bác ân cần hỏi dồng chí Tùng:"Chú về đây đã khá lâu, thế chú có biết cầu thang lên xuống nơi cạnh chú đứng có mấy bậc?" Những việc tưởng bình thường nhưng đối với người công an, bảo vệ càng cần phải tỷ mỉ, sâu sát cụ thể. Một đêm, lúc khoảng hai giờ mưa phùn gió bấc, Bác thức giấc đi xuống cầu thang đến cạnh đồng chí bảo vệ, Bác hỏi: "Chú gác từ mấy giờ?","Chú mặc thế có đủ ấm không?", Bác đến gần sửa lại vành mũ và kéo lại cổ áo cho kín và bảo: "Lần sau chú gác đêm giá lạnh nhớ đi giày, nếu đi dép phải có tất cho đủ ấm, đi dép chân không đêm sương giá lạnh dễ bị ốm".

Thời gian sau ngày giải phóng, mới về Hà Nội nhân ngày Tết cổ truyền, các đồng chí bảo vệ, phục vụ mang bó hoa đến chúc Tết Bác. Bác rất vui mừng và nói:"Các chú khéo vẽ chuyện, Bác và các chú sống bên nhau hàng ngày, việc gì phải hoa. Từ nay các chú tǎng gia được rau, xu hào, bắp cải, Tết đến chọn mấy cây đẹp cho vào chậu cảnh mang tới biếu Bác, Bác sẽ để trước cửa phòng khách, khách đến Bác sẽ giới thiệu của các chú biếu Bác, thế là Bác có quà tặng, các chú lại được Bác tuyên tryền cho. Hết Tết các chú lại mang về chén, như vậy chẳng mất gì cả". Từ đó thành thông lệ, hàng nǎm Tết đến anh em chọn 4 cây bắp cải, 4 cây xu hào loại to đẹp nhất tới chúc Tết Bác. Những cây xu hào bắp cải xen lẫn với gốc quất, gốc đào góp thêm thi vị bên ngôi nhà Bác ở. Nhớ lại đầu nǎm 1946, nơi nghỉ của anh em bảo vệ Bác ở Bắc Bộ phủ, về mùa hè nóng ẩm vì ở nhà kho cũ, chật chội. Thấy thế, Bác cho lên phòng khách ngủ cho thoáng mát. ở phòng khách anh em sơ ý làm vỡ mặt đá của chiếc bàn lớn. Đồng chí cán bộ phụ trách cáu gắt nặng nề và không cho anh em lên đó ngủ nữa. Bác nghiêm khắc bảo:"Cái bàn quý hơn hay anh em chiến sỹ quý hơn. Vỡ sau ta tìm cái khác, chỉ cần giáo dục anh em có ý thức bảo vệ của công. Chú mở cửa cho anh em vào ngủ tiếp". Tuy bận nhưng Bác vẫn thường xuyên xuống nhà bếp, khu vệ sinh để kiểm tra xem có sạch sẽ không. Bữa ǎn có những món gì phải mua, món gì tǎng gia cải thiện được. Nhớ ngày Tết cuối cùng của Bác, Bác và Bác Tôn chụp ảnh chung với anh em trong đội bảo vệ có đồng chí Cương ít tuổi nhất được Bác rất quý. Trước khi chụp ảnh Bác gọi:"Viên kim cương của Bác đâu, lại đây đứng bên Bác"- Bác quan tâm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em. ở chiến khu việt Bắc, tối ngủ anh em thường để dép lộn xộn khi báo động hoặc sáng dậy, lẫn dép lung tung. Trước khi ngủ Bác đi kiểm tra một vòng, sắp xếp lại gọn gàng đôi nào đôi nấy sáng ra ai cũng ngạc nhiên, sau mới biết tối qua Bác kiểm tra và xếp lại. Từ đó trở đi nội vụ từ đôi dép đến đồ dùng cá nhân anh em đều sắp xếp ngǎn nắp. Bác đi thǎm nhiều nơi, nhưng không qua loa đại khái, Bác quan tâm đến tập thể nhưng không quên cái nhỏ nhất của người dân. Bác không những rất ghét tội tham ô ǎn cắp của dân mà còn phê bình gay gắt bệnh hình thức dối cấp trên lừa dân. Bác đến thǎm một cơ quan thấy đèn trang trí từ cổng vào nhà hội trường sáng trưng, xung quanh khẩu hiệu đèn xanh đèn đỏ loè loẹt, Bác đi thẳng vào nơi ǎn ở khu vệ sinh của cán bộ thấy tối tǎm chật chội. Bác cho tập trung cán bộ chủ chốt trong cơ quan, Bác chỉ nói: "Các chú không thương quần chúng". Khi duyệt các chủ trương, chỉ thị Bác sửa chữa nhiều nhất chú ý nhiều nhất ở chỗ có quan tâm đến lợi ích, đời sống sinh hoạt của quần chúng hay không. Có lần đồng chí Nguyễn Tạo lên báo cáo Bác về phong trào trồng cây. Khi nghe xong được biết các cụ có thành tích rất lớn, Bác hỏi: "Thế công sá đối với các cụ thế nào", Đồng chí Tạo trả lời Bác: "Thưa Bác các Cụ ǎn theo công diểm của hợp tác xã ạ" Bác hỏi cụ thể và được biết các loại cây như nhãn, vải, cam, quít. Khi thu hoạch các Cụ không được hưởng phần nào, Bác phê bình, đồng chí thưa với Bác sẽ về nhắc các địa phương dành một phần thu hoạch biếu các cụ Bác nói ngay: "Không phải biếu mà các Cụ có quyền hưởng, người nào làm nhiều hưởng nhiều, hợp tác xã chia cho các Cụ như vậy là không công bằng, không theo nguyên tắc phân phối lao động xã hội chủ nghĩa - ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít", Nǎm 1963, Bác về thǎm tỉnh Vĩnh Phú, trên đường Bác rẽ vào một gia đình nông dân. Gặp bà cụ già, Bác hỏi thǎm sức khoẻ và kinh tế, Cụ thưa gia đình có 5 người được chia 3 tạ thóc. Bác hói: "Thế có đủ ǎn không?", Cụ già chưa kịp trả lời thì một đồng chí trong tỉnh uỷ trả lời: 'Thưa Bác, đấy mới là hợp tác xã chia tạm chưa phải chính thức". Bác phê bình ngay: "Bác có hỏi chú đâu mà chú trả lời". Như được thêm chỗ dựa lòng tin, Cụ già thưa thật với Bác hằng nǎm, nếu ǎn uống theo định lượng tằn tiện, độn thêm ngô sắn thì cũng tạm đủ". Rồi Bác bảo đồng chí có trách nhiệm nghe nói để tính toán lại cho sát đừng để dân quá vất vả thiệt thòi. Nhà nước phải lấy phục vụ dân làm chính. Nǎm 1960, Bác ra thǎm đảo Tuần Châu (Vịnh Hạ Long) khi ca nô vừa rời bến thì trong bờ có tiếng vọng ra: "Sao các ông không cho tôi gặp Cụ Hồ". Biết chuyện Bác cho ca nô quay lại, trên bờ một cụ già trên 70 tuổi bị mù, Bác vội chạy đến chỗ cụ và nói: "Thưa cụ, tôi đây, Cụ có khoẻ không". Nghe tiếng Bác, cụ già đứng không vững nữa, khuỵ xuống trên cánh tay nâng đỡ của Bác: "Bác đây ư Bác Hồ, tôi được gặp Bác thật ư! ". Đôi bàn tay xương xẩu của cụ già vuốt trên cánh tay, trên vai Bác, hai dòng nước mắt trào ra từ đôi mắt mù loà của cụ chảy xuống hai gò má nhǎn nheo. Bác đứng lặng hồi lâu, xúc động. Mọi người đứng lặng cảm động trước tình cảm của hai con người. Một lần đến thǎm bệnh viện Bạch Mai mọi người ra đón và tặng hoa, Bác nhận bó hoa rồi đên tặng một cụ già đang trông xe đạp ở cổng bệnh viện. Bác bảo với cụ và mọi người: "Cụ trông xe đạp cũng rất quan trọng, nếu mà trông không cẩn thận mất xe đạp của các cô các chú, hỏi có ai an tâm công tác không?" Một lần đến thǎm một nhà máy thấy cô công nhân đang chạy máy để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy đến gần ân cần nhắc: "Cháu là gái khi lao động vấn tóc lên và đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn, bộ tóc là góc con gái". Lần đi thǎm Vĩnh Phú, trên đường thấy hai chị em ǎn mặc rách rưới, dắt tay nhau đi, Bác cho dừng xe hỏi chuyện hai chị em về hoàn cảnh gia đình, bố mẹ, được biết bố hai em đi bộ đội, Bác hỏi ǎn có đủ không, trưa, sáng ǎn gì, cùng lúc đó có đồng chí tự xưng là cán bộ xã nhanh nhẩu trả lời thay hai em, Bác nhắc nhở: "Bác có hỏi chú đâu, nếu chú là cán bộ xã thì tại sao lại để con cái người đi bộ đội phải ǎn mặc, đói rách thế này". Dọc đường, thấy cột số Km chỉ ghi rõ chữ số 65 còn chữ địa danh bị mờ, Bác nhắc nhở cán bộ giao thông phải chú ý để sửa lại. Đi qua Cổ Nhuế, thấy dân bón rau phân tươi, Bác nhắc phải đề phòng ruồi, bệnh tật vệ sinh. Đến trạm bơm Chèm, thấy chân đê bị sụt lở, Bác nhắc trồng tre để bảo vệ đê. Khi giải quyết các vụ tranh chấp đất đai nhà cửa, các đồng chí phân tích người này sai, người kia có khuyết điểm. Bác kết luận, do chỗ ở quá chật chội nên mới sinh ra tranh chấp, chứ phải người ta ghét bỏ nhau đâu. Khi đến thǎm nhà dân nơi chật chội, ổ chuột, bẩn thỉu, Bác phê bình gay gắt cán bộ không sâu sát dân, quan liêu, không thương dân, phải tìm mọi cách vận động, tổ chức bà con dọn vệ sinh, sửa sang nhà cửa, lối ra vào và phối hợp với cơ quan chức nǎng lo nhà cho dân. Khi về hợp tác xã thǎm nông dân, Bác xuống tận các gia đình để biết mức sống của dân chứ không nghe hoàn toàn các báo cáo. Thǎm xã Nam Chính, Bác vào nhà anh Giao một nông dân lao động cần cù, đứng ngoài sân, Bác hỏi mấy câu chuyện làm ǎn sinh hoạt đời sống rồi vào nhà xem vại gạo, cót thóc, vòng ra phía sau xem chuồng lợn, nhà vệ sinh, thấy hai con lợn đang án. Bác khen lợn đẹp, giống lợn thẳng lưng mông to chắc chóng lớn, rồi Bác xem giếng nước, nhà tắm, Bác nhìn xuống giếng và bảo: "Giếng nên có nắp đậy, vừa sạch vừa đề phòng tai nạn". Xem nhà tắm Bác khen xây thế này là tốt nhưng nên đơn giản hơn trong lúc ít gạch, nhà nào không có gạch nên làm bằng cót, trồng cây dâm bụt xung quanh, khi cót hỏng thì dâm bụt đã tạo thành nhà tắm kín đáo mà đẹp.
 

Anhtoitb

New Member
Nhiều lúc Bác muốn đi dã ngoại bí mật vừa thǎm dân được lâu, rõ hơn và thay đổi không khí. Bác bảo đồng chí phục vụ chuẩn bị thức ǎn, không nói với ai, sáng đi sớm không mang theo bảo vệ và quay phim, chụp ảnh. Hành trình Bác định trước đến đâu thǎm nơi nào, nghỉ ǎn cơm ở đâu, mấy giờ về... Bác thấy đi như vậy thoải mái, thích thú lại đỡ tốn thời gian và tiền bạc. Vì một lần Bác về thǎm một tỉnh nghèo cán bộ tỉnh tổ chức liên hoan linh đình đón Bác, Bác bảo: "Các chú làm thế này thì lần sau dân không ai mong Bác về nữa các chú cho công an, bộ đội đứng gác khắp nơi làm dân họ sợ không dám đến gần Bác. Mà dân có đến cũng là do các chú sắp đặt nên không tự nhiên vui vẻ" . Đến thǎm vào mùa rét Bác đội mũ lông, quấn khǎn kín, hôm đó các đồng chí quay phim nhiếp ảnh đông Bác nói vui, hôm nay Bác không biểu diễn đâu, các chú chẳng có làm ǎn được gì. Hôm đó vui kể chuyện đồng chí bác sĩ người Cửu Long kể ở trong đó có những con tôm to bằng bắp tay, đồng chí Vũ Kỳ không tin, Bác cười góp vui nghe nói Đồng Tháp mười có muỗi to lắm, muỗi đậu ngoài màn người nằm trong màn nắm được chân nó, nó dẫy hai cánh đập như hai cái quạt máy mát lắm, mọi người được phen cười vui vẻ.
Tết nǎm 1966, Bác về thǎm tỉnh Thái Bình. Ngày 30 Tết Bác đi thǎm và nói chuyện một số nơi. Đêm 30 Tết; Bác tranh thủ làm việc, liên quan đến chương trình mồng Một Tết, Gần đến Giao thừa, đồng chí phục vụ mời Bác đi nghỉ. Bác bảo "Còn ít phút nữa bước sang nǎm mới, cộng việc của nǎm cũ không nên để lại". Xong công việc thời gian đã chuyển sang nǎm mới, biết phòng bên có nhiều người thức dậy đón nǎm mới, Bác xách đèn bão sang thǎm và chúc tết mọi người, sau đó Bác trở về làm việc tiếp. Bác về thǎm tỉnh lần thứ 5, Bác bảo Thái Bình là tỉnh 5 tấn, Bác đã về 5 lần, nếu thêm nhiều tấn nùa Bác sẽ về nhiều nữa.

Lòng tin ở nhân dân trong Bác là tuyệt đối, Bác bảo nếu trong dân còn người xấu, họ chưa yêu cách mạng thì cách mạng phải tỏ rõ lòng khoan dung, thuyết phục chứ tuyệt đối không bắt ép. Có lần Bác về thǎm tỉnh Yên Bái, các đồng chí bố trí mít tinh đón Bác trong doanh trại tỉnh đội Bác không đồng ý, Bác nói mít tinh đón Bác không nên làm trong đơn vị bộ đội, các chú canh gác cẩn mật thì ai dám vào, vả lại nếu mọi người vào được thì còn đâu là cẩn mật. Theo ý Bác nên chọn chỗ nào thuận tiện để mọi người đến được, thành phần đến tham dự là toàn dân. Các đồng chí bảo vệ cứ bǎn khoǎn sợ kẻ xấu lẫn vào, biết được ý nghĩ đó, Bác nói: "Những người xấu cũng cho họ vào, nếu không cho họ nghe chuyện thì làm sao họ giác ngộ được, họ sẽ không làm điều gì xấu đâu". Lần về thǎm mỏ Quảng Ninh công nhân phấn khởi chạy ào ra đón Bác, có chị cũng vội bế con chạy ra đón Bác, vì vội quá nên không kịp thấy trong tay con mình cầm vật gì. Thấy hai mẹ con chạy vội, Bác ôn tồn: "Đi từ từ kẻo ngã" Bác tiến lại gần hai mẹ con, Bác nhẹ nhàng gỡ con dao nhỏ trên tay đứa bé rồi đưa cho chị và ân cần dặn: "Đừng cho trẻ con chơi dao, nguy hiểm" , lúc đó mọi người mới nhận ra. Bác đi thǎm đảo Vạn Hoa, Bác hỏi các chiến sỹ có được xem phim, xem vǎn nghệ thường xuyên không, các chiến sĩ trả lời Bác là 6 tháng được xem phim một lần, còn vǎn nghệ thì chưa lần nào. Bác quay sang đồng chí Lê Trọng Tấn nói: "Hôm nay có ông tướng đi cùng đây "ông" nghĩ thế nào?". Đồng chí hứa với Bác là sẽ sửa chữa khuyết điểm, Bác nói ngay: "Chú hứa chung chung quá" đồng chí hứa với Bác là 6 tháng một lần xem vǎn công còn 3 tháng một lần xem phim, Bác gật đầu, cười đồng ý.
Ban Việt kiều đưa lên Bác kế hoạch đón Việt kiều ở Thái Lan về nước Bác phê bình, là chỉ chú trọng đến lễ đón tiếp chứ không chú ý bố trí công ǎn việc làm, nơi ǎn ở cho người về nước, Bác chỉ thị, phải có biện pháp cụ thể cho tương lai của kiều bào, sử dụng hợp lý khả nǎng chuyên môn, công việc của họ, và trường học cho con em Việt Kiều.

Bác giáo dục cán bộ đối với nhân dân không được phân biệt, cách biệt, không được có thái độ cho dân vùng này tốt nơi kia xấu, ở đâu, người nào cũng phải bình đảng, tôn trọng yêu quý nhân dân thì họ mới yêu quý cán bộ. Đối với dân tộc ít người, tôn giáo hay Việt kiều về nước, tinh thần đại đoàn kết của Bác luôn luôn được mọi tầng lớp mọi giới ủng hộ.

Bác đến thǎm huyện Mường Tè, nơi xa xôi của tỉnh Lai Châu, khi thấy nhân dân còn cực khổ lạc hậu, Bác đi bộ xuống tận bản làng nơi nhân dân đang sống theo tập quán cũ, Bác bảo, chúng ta có Đảng, có Chính quyền nhưng chưa mang ánh sáng vǎn minh đến những vùng cao như ở đây, chúng ta còn có lỗi với dân, rồi Bác chỉ thị cho cán bộ địa phương phải có biện pháp cụ thể giúp đỡ đồng bào cải thiện đời sống, lối sống, để họ dần dần tiến kịp miền xuôi, có như vậy cách mạng mới thực sự của toàn dân, công bằng với mọi nơi. Nǎm 1957 , Bác về thǎm Đồng Hới, khi được biết nguyện vọng của đại biểu Phật giáo thiên chúa giáo xin được thǎm Bác. Mặc dầu chương trình rất nhiều, Bác bảo, gặp cán bộ cốt cán, đảng viên thì lúc nào cũng được, bây giờ các chú để Bác được gặp các Cụ. Bác đi bộ đến chỗ các cụ đã tập trung đông đủ, lúc đó có một bà cụ thay mặt mọi người mang bó hoa lên tặng Bác. Bác sung sướng cầm bó hoa và cảm ơn, rồi nhanh nhẹn tách bó hoa làm đôi đi đến tặng cho sư Phổ Minh và cha cố Thông. Những người có mặt lúc đó ai cũng cảm động và quý phục phong cách linh hoạt tài tình của Bác. Một biểu hiện đoàn kết tôn giáo cao quý đẹp đẽ cử chỉ đó của Bác đã nói bao điều mà ai cũng hiểu, ghi nhớ sâu sắc Hai lần về thǎm quê hương Nghệ An, Bác đều đến thǎm Hội Phật giáo, sư bà Thích Dlệu Niệm tặng Bác lẵng hoa làm theo 5 cánh "5 chân lý hợp nhất" và một bài thơ, Bác trân trọng nhận hoa và đọc thơ, xong Bác lấy bút đề tặng lại thơ cho nhà sư nữ và cho cả tǎng ni phật tử Nghệ An. Đến nǎm 1962, Bác đến thǎm trường Hội Phật giáo, lúc đó sư nữ Thích Diệu Niệm cũng ra học, từ xa Bác đã nhận ra, Bác đến nói chuyện hỏi han công việc Hội Phật giáo Nghệ An, nhà sư tặng Bác bài thơ, ý trong bài thơ là làm tốt những điều Bác dặn khi hai lần về thǎm quê, Bác vui vẻ bảo: "Như ri thì sư nhớ lời Bác dặn".

Bác quý trọng nhân cách con người. dù người đó là ai, tầng lớp nào, bên Bác dẫu một lần ai cũng cảm thấy giá trị của cuộc đời được nâng lên. Bác không bao giờ nói "cho" mà chỉ nói "biếu cô", "biếu chú'', "tặng cô", tặng chú"... Bác không ngồi nghe khi người khác đứng nói, sẵn có ghế Bác mời cùng ngồi, nếu không có ghế thì cùng đứng có lần đến thǎm bà con nông dân, có các cụ già đến nghe Bác nói chuyện không có ghế phải ngồi xuống đất, Bác bảo tìm ghế cho các cụ rồi Bác mới bắt đầu nói chuyện với mọi người.

Khi có chút quà ngon, Bác không dành riêng cho mình, mà dẫu ít Bác cũng chia đều cho anh em phục vụ. Bác không quan niệm "lộc bất tận hưởng" một cách máy móc, mà xuất phát từ tấm lòng quý trọng con người. Có đồng chí đi họp ở Pari về, mang biếu Bác gói kẹo mà ở bên Pháp Bác rất thích. Có kẹo ngon, lạl hiếm, Bác đem chia đều cho mọi người, có người thấy kẹo của Bác chỉ có ít, muốn để dành cho Bác ǎn, nên từ chối không dám nhận, Bác bảo, ít cũng phải chia đều, mỗi người hưởng một ít. ở nhà sàn, buổi trưa xung quanh mọi người ngủ trưa yên tĩnh, có việc lên xuống, Bác ghì quả chuông treo ở cầu thang lên xuống cho nó khỏi kêu, làm anh hưởng đến giấc ngủ mọi người. Bác bận nhiều việc lớn của Đảng, của Nhà nước nhưng việc nhỏ Bác không quên, khi có anh em phục vụ đi phép, Bác đến gửi quà và gửi lời thǎm sức khoẻ gia đình, khi trả phép Bác đến hỏi han tình hình gia đình. Có đồng chí vì bận công tác không về thǎm quê và gia đình được, khi người nhà lên thǎm, Bác biết bao giờ Bác cũng gặp, nếu gặp vào đúng tối thứ bảy có phim, Bác mời xem phim. Có một lần trong buổi xem phim, Bác thấy một cụ già ngồi xem, lúc đó hỏi thǎm không tiện, sau Bác hỏi đồng chí Vũ Kỳ cụ già xem phim là ai mà không báo để Bác biết tiếp chuyện, được biết là bố của bác sĩ Mẫn (người bảo vệ sức khoẻ riêng của Bác ) lúc đó cụ già đã lên đường về quê, vì không gặp được cụ, Bác gửi bác sĩ Mẫn một chai mật ong nhờ chuyển về làm quà biếu cụ. Cụ già ở quê rất cảm động khi đón nhận món quà quý giá của Chủ tịch nước gửi. Hàng nǎm đến tối 30 Tết, anh em không về quê đón Tết. Bác tổ chức gặp mặt tất niên. Bác thường bố trí Bác ngồi một bên bàn còn Thủ tướng Phạm Vǎn Đồng ngồi đối diện, anh em ngồi quây quần xung quanh, đêm giao thừa có hai Bác và anh em nên không khí trong Phủ Chủ tịch thêm ấm cúng không khí gia đình. Khi mọi người yên chỗ ngồi, Bác đi một vòng xung quanh kiểm tra xem còn thiếu ai. Nếu thiếu Bác dặn đồng chí cấp dưỡng để phần lại cho anh em đi vắng. Những anh em ngồi cạnh Bác lúc đầu thường e dè, không tự nhiên tay cầm đũa cứ lóng ngóng. Bác chủ động gắp thức ǎn và động viên, có khi Bác pha trò một câu gì đó tạo không khí vui vẻ những lúc đó Bác hiện thân một người Cha bên đàn con yêu quý trong giờ phút thiêng liêng chuyển nǎm cũ sang nǎm mới. Xong buổi liên hoan Bác cùng anh em chụp ảnh lưu niệm và vui vǎn nghệ "cây nhà lá vườn" Bác đi thǎm nước ngoài nhiều lần, họ biếu Bác nhiều tiền và quà , Bác cho vào công quý hết, cái nào chia được Bác chia cho anh em. Mỗi lần đi nước ngoài về Bác thường mua quà kỷ niệm cho anh em phục vụ, khi đôi bít tất lúc chiếc khǎn hay gói kẹo.

Bác sống cuộc đời một vị Chủ tịch nước, nhưng mỗi người chúng ta đều thấy một phần cuộc đời mình trong đó, bởi vì Bác là hiện thân cốt cách dân tộc, là cái chung trong mỗi cái riêng.
Bác chu tất với mọi người, mọi việc, có lần Bác đi qua nhà ǎn thấy đồng chí Lơ người nấu ǎn cho Bác đang dùng cát để đánh xoong cho sạch, Bác rẽ vào bày cách đánh xoong nồi chóng sạch lại không bị xước mòn. Hồi ở chiến khu khi đi trong rừng gặp trời mưa vắt nhiều, Bác bày cho cách dùng tàn thuốc lá để chống vắt rất hiệu quả Bác thường xuyên khuyên bác sĩ học cách chữa bệnh bằng thuốc nam, ta là người nam hợp với thuốc nam vì cha ông tổ tiên đã để lại kinh nghiệm quý báu đó ta nên phát huy thêm. Bác kể chuyện hồi xưa Bác đi bộ từ Nghệ An vào Huế. Dọc đường chân bị sưng lên đau không đi được nhờ xoa bóp bằng nước tiểu đỡ đau mới đi tiếp được. Khi về già có lần Bác đau ở bả vai, bác sĩ cho chạy vật lý trị liệu mãi không khỏi, Bác lấy lá ngải cứu vò với nước tiểu xoa vào chỗ đau, chỉ mấy lần làm thấy giảm hẳn.

Đối với khách là người nước ngoài nếu là người quen biết từ trước, Bác tiếp không những trên cương vị Chủ tịch nước mà còn trên tình cảm anh em gần gũi, khách đến tuy là lần đầu Bác cũng rất chu tất, truớc khi khách về nước, Bác đến thǎm, gửi quà... hôm sau Bác lại đến chia tay. Bác bảo họ là khách, mình là chủ làm thế mới có tình có nghĩa. Rời Việt Nam, nhưng khách không quên Việt Nam có Bác Hồ, con người của mọi người. Một lần có vị quan chức của một nước đi thǎm các nước láng giềng quanh ta, người này có cảm tình với Việt Nam. Lúc đó nước ta đang có chiến tranh, có người đến bàn với Bác, ta lấy cớ không có điều kiện tiếp nên không mời, Bác bảo "Khi người anh em đi qua trước ngõ không mời vào nhà chơi là không lịch sự" Bác đích danh mời vị đó vào thǎm. Khi về nước vị khách hết lòng ca ngợi Việt Nam và tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam chiến đấu.

Bác quan tâm con người không chung chung, mà rất cụ thể, không những đối với những người gần gũi bên Bác, những người Bác gặp mà còn đến những người có thể Bác không gặp. Khi đi qua chiếc cầu gập ghềnh hay gặp hòn đá khập khiễng Bác dừng lại cùng anh em sửa sang cho chắc để người đi sau khỏi gặp nguy hiểm. Lội qua suối gặp hòn đá trơn Bác cúi xuống nhặt ném đi xa để người đi sau không bị ngã. Có lần đi chiến dịch, đường đi nhiều ổ gà, phía trước có hòn đá to, đồng chí lái xe cứ cho xe vượt, không ngờ xe va vào hòn đá bị hỏng, Bác xuống xe, chiếu đèn pin giúp cho các đồng chi sửa xe, Bác động viên cứ bình tĩnh chữa cho cẩn thận. Khi xe sửa chữa xong tiếp tục lên đường, bấy giờ Bác mới nói: "Đáng ra lúc nãy chú cho xe dừng lại lǎn hòn đá xuống vực rồi mới đi, có lâu cũng chỉ dǎm phút, không phải dừng sửa chữa mất hơn nửa tiếng, mà lại giúp các xe sau không bị nạn, chú đã "tham đĩa bỏ mâm".

Trên đường ra trận Bác cùng lǎn lộn với anh em, cùng đổ mồ hôi cùng sôi khí thế. Khi đi chỗ đường trơn, suối đá trơn gập ghềnh, anh em bảo vệ muốn giúp Bác kảo ngã, Bác bảo tự Bác đi dễ hơn, hơn nữa Bác đi nhanh và khéo hơn các chú đấy. Có lần mùa mưa, gặp con suối nước chảy xiết, việc cần gấp phải qua, các đồng chí đang lúng túng không biết làm sao qua được. Bác bảo tìm sợi dây rừng thật chắc buộc chặt vào người rồi dìu dắt nhau qua, Nhớ lần Đại Hội Đảng lần thứ II ở Tuyên Quang, Bác biết chị Quý nhân viên phục vụ Đại hội mới sinh cháu bé được 5 tháng, Bác bảo, Bác sẽ đến thǎm, vì ngại nơi ở xa và chưa chu tất, gia đình muốn bế cháu đến thǎm Bác. Bác bảo, ông phải đến thǎm cháu chứ. Thế rồi Bác tranh thủ thời gian đến thǎm, cho quà và chụp ảnh với cháu. Nhạc sỹ Phong Nhã lên báo cáo với Bác về tình hình thiếu nhi. Nhạc sĩ chuẩn bị nhiều nội dung lớn, nhưng khi lên Bác chỉ hỏi kỹ về việc các cháu con nhà nghèo vào đội ra sao, việc ǎn ở, học hành, vui chơi thế nào, Bác chǎm chú lắng nghe nhạc sĩ kể về các cháu tham gia mít tinh, tuần hành., cổ động. Bác đǎm chiêu nhìn ra trời. nắng nóng và nói, nhưng nhớ đừng để các cháu đi đầu trần dưới nắng dễ bị ốm. Mùa rét Bác chỉ thị cho Bộ Giáo dục khi nhiệt độ xuống 10 độ C thì cho các cháu học sinh cấp I nghỉ học, xuống dưới 10 độ C cho các cấp các trường nghỉ học.

Có lần Bác đến dự cuộc họp cán bộ cấp cao, khi nghỉ giải lao các đồng chí vào phòng giải khát riêng, còn anh em khác không thuộc diện tiêu chuẩn đứng ngoài uống nước trà, thấy vậy Bác ra mời anh em vào hết, Bác bảo: "Ai đến họp đều có phần như nhau". Cứ mỗi lần chiêu đãi khách khi tan tiệc Bác bảo "Theo tục lệ Việt Nam, khi đi ǎn cỗ thì phải có phần mang về, các chú nhớ lấy phần về chia cho người ở nhà cho các cháu, người được ǎn phải nhớ người ở nhà" . Việc đó thành nếp mãi về sau. Ai được Bác chiêu đãi đều có phần mang về cho người ở nhà.

Về tặng thưởng của Bác thì có nhiều với mọi đối tượng. Hồi mới đầu kháng chiến có một phóng viên nước ngoài gửi tặng Bác mấv bức ảnh, Người không quên gửi tặng lại ảnh có tựa đề thân thiện, Ai có thành tích kháng chiến Bác gửi thư khen ngợi gửi tặng quà là chiếc áo mà đồng bào tặng Bác Khi cấp dướí ốm đau Bác biết, Bác đến tận giường bệnh hỏi thǎm Người yêu thơ gửi thơ tặng Bác, Bác gửi tặng lại thơ những bài thơ đó thường là thơ tức cảnh, là cảm xúc thực, dung dị, xuất phát từ hoàn cảnh thực mà ai nhận được cũng cảm thấy gần gũi, xúc động bởi trái tim và tấm lòng Bác quá bao la, soi rõi tận tâm can xúc cảm của con người. Những ngày cuối cuộc kháng chiến, Bác nhận được thơ của hai cháu thân quen là Hà, Hạnh (con gái nhà vǎn Đặng Thai Mai). Bác viết thư trả lời và gửi kèm "Bài thơ tức cảnh khi thức giấc":
 

Anhtoitb

New Member
Món quà Bác tặng, tuy nhỏ bé nhưng mang một ý nghĩa thiết thực, mà Bác gửi gắm vào đó một điều mong muốn, một lời khuyên chân tình. Có lần anh em trẻ mới bổ sung làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, vì chưa quen một số nguyên tắc bảo vệ nên thường có mặt hạn chế. Khi thấy Bác có đôi đũa đẹp, anh em bànnhau dấu đi, mỗi người cắt một khúc giữ trong mình làm kỷ vật. Đồng chí phụ trách phê bình anh em gay gắt. Biết chuyện, Bác lấy tặng mỗi người một cuốn sổ với lời đề tặng. Anh em rất sung sướng và cuốn sổ ngày ngày được anh em dùng ghi những việc làm tốt, những suy nghĩ hay: Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam còn lưu giữ hai kỷ vật Bác tặng, đó là chiếc máy quay đĩa và ghi âm vào đĩa nhựa hiệu Wilox má bà con Việt kiều tặng Bác khi Bác sang Pháp nǎm 1946. Chiếc đồng hồ Rolex Royal do Việt kiều ở Thái Lan tặng Bác, Bác cũng tặng lại đài.

Bác viết hàng nghìn bài báo, khi có nhuận bút vǎn phòng đều gửi vào tiết kiệm, đến nǎm 1967, tổng số tiền lên đến 25.000 đồng (tương đương 60 cây vàng), khi biết, bộ đội pháo binh trực chiến dưới trời nóng, khát nước, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ chuyển số tiền đó để mua nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không. Bác lo cho con người từ cái nhỏ nhất đến việc lớn, Bác quan tâm từ người cán bộ đến anh em chiến sĩ, dù ở đâu, hoàn cảnh nào. Nhớ lần họp Hội đồng Chính phủ tại thôn Chúc Sơn đầu nǎm 1948, đồng chí Hoàng Hữu Nam nhờ cụ chủ nhà mua hộ cho 20 quả trứng luộc để anh em ǎn về đêm cho đỡ đói Giữa cuộc họp Bác đến, cùng lúc đó rổ trứng được mang đến, Bác biết số trứng không đủ cho số người họp, nhưng nhất định từ chối không được, Bác vờ lấy một quả như mọi người. Có lần nhân ngày sinh nhật Bác, ở chiến khu anh em phục vụ cố gắng cải thiện bữa ǎn tươi. Gần trưa Bác đứng hóng mát ở bóng cây thấy một đồng chí cán bộ đi công tác, phi ngựa qua, Bác cho gọi lại và mời vào ǎn cơm thân mật với Bác và anh em nhân ngày vui. Được biết bố đẻ liệt sỹ Lý Tự Trọng (thời kỳ Bác hoạt động ở Thái Lan, ông này thường mời Bác những món ǎn dân tộc mà Bác rất thích) ra Hà Nội, Bác cho mời vào nơi Bác, trong không khí hàn huyên nhớ thủa hàn vi, Bác mời ǎn những món ǎn xưa như để nhắc lúc nào cũng nhớ về nhau như đôi bạn tri kỷ. Hồi ở chiến khu, Bác tiếp anh hùng La Vǎn Cầu, khi anh qua một trận chíến đấu rất anh dũng. Đến bữa cơm Bác nói chân tình để anh ǎn được nhiều cơm: "Hôm nay Bác thết chú, chú ǎn đừng làm khách nhé, bởi toàn "cây nhà lá vườn" cả, này nhé rau xanh Bác trồng, gà Bác nuôi, trứng là trứng gà Bác nuôi đẻ đấy, chỉ có mǎng muối là phải mua thôi. Chú ǎn thật no đấy!". Hai Bác cháu chuyện trò vui vẻ bữa ǎn anh Cầu ǎn được nhiều hơn bình thường. Tối đó Bác lưu anh Cầu ở lại ngủ qua đêm. Bác quý, Bác xem anh như con đẻ. Sau này về Hà Nội, tại cuộc họp Quốc hội, khi nghỉ giải lao, Bác gọi anh Cầu lại hỏi thǎm sức khoẻ, gia đình. Biết anh Cầu đã có vợ, con. Vợ anh, là chiến sỹ thi đua ngành công nghiệp giấy Trần Thị Thanh, Bác hỏi anh Cầu: "Thế cô ấy có lớn lên được tý nào không?". Hôm sau Bác mời cả nhà anh vào thǎm Bác tại Phủ Chủ tịch. Bác ân cần, chu đáo quan tâm đến con người là vậy, nhớ lần Bác đến thǎm bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc, Bác hỏi người phụ trách trong bệnh viện có bệnh nhân nào nặng nhất, cho Bác đến thǎm. Bác được dẫn đến chỗ chị cấp dưỡng khu gang thép Thái Nguyên, chị bị bỏng đến 80%, lúc đó chị đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn nằm bất động, Bác đến gần giường ân cần hỏi:"Cháu có đau lắm không?". Biết bệnh tình nguy kịch Bác rất lo cho tính mạng chị Bác dặn y bác sĩ: "Bệnh nặng thế liệu có chữa khỏi không? Các cô các chú cố gắng cứu lấy chị". Bác đến thǎm như thêm sức mạnh kỳ diệu cho chị và cả tập thể y bác sĩ, họ đã quyết tâm vượt qua được cơn bệnh hiểm nghèo.

Những chuyến đi xuống thǎm các cơ sở sản xuất, thǎm nhân dân, mặc dầu đã có chương trình bố trí cho Bác đi, nhưng Bác vẫn có cách tiếp xúc trực tiếp với dân. Một lần nhân đầu nǎm mới Bác lên Vĩnh Phú thǎm và chúc tết Các đồng chí cấp tỉnh đã chuẩn bị một số nơi cho Bác đến. Bác biết, nên Bác chưa đến những nơi đó trước. Bác vào thǎm một gia đình của một đồng chí dang chiến đấu ở miền Nam, Bác ân cần hỏi thǎm sức khoẻ gia đình việc học hành của các cháu và sự quan tâm của địa phương ra sao, chị chủ nhà nói những gì có thật, khác xa sự báo cáo của địa phương, Bác không vui, Bác phê bình thế là không tốt với dân, lừa dối cấp trên. Khi tập trung nói chuyện với nhân dân các đồng chí cán bộ thì ngồi gần Bác, còn các cụ thì ngồi phía sau chỗ xa Bác đứng. Bác trực tiếp sắp xếp lại, Bác mời các cụ lên ngồi gần Bác, rồi Bác mới bắt đầu nói chuyện. Bác rất biết những nhược điểm của một số cán bộ thường mắc bệnh hình thức chủ nghĩa, cho nên khi đi đâu thǎm dân, Bác dặn các đồng chí phục vụ, bảo vệ không được cho cán bộ địa phương biết trước. Một lần Bác xuống thǎm nhà trẻ, Bác đi vào cổng giữa trời nắng chang chang đã thấy hai dãy hàng các cháu, quần áo ǎn mặc chỉnh tề, cháu nào mặt cũng đỏ gay vì nắng. Thấy Bác các cháu rất vui, Bác cùng hoà trong niềm vui với trẻ thơ như để bớt đi nỗi vất vả mà các cháu phải chịu đựng khi chờ đợi Bác. Nhưng khi về Bác phê bình, vì sao "để lộ ra" , vì sao bắt các cháu đứng giữa nắng. Tết nǎm 1962, theo kế hoạch ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội bố trí Bác đi chúc tết một số gia dình, Bác dặn đồng chí phục vụ ngoài chương trình của thành phố bố trí cho Bác đi thǎm một số gia đình còn khó khǎn. Sau khi "hoàn thành" chương trình của thành phố, Bác vào phố hàng Hàng Chĩnh đến thǎm nhà chị Tín. Chị đi gánh nước thuê ra đến ngõ thì gặp Bác, cảm động quá đôi quai thùng rơi xuống đất. Bác đến gần ôn tồn động viên chị, hỏi thǎm sức khoẻ gia đình và học hành của các cháu. Được biết chồng mất sớm, một mình nuôi bốn con còn nhỏ, thiếu ǎn, thiếu mặc nên các cháu thất học. Nhìn trong nhà thấy không có gì cả, Bác hỏi; "Thế mẹ con cô ǎn tết thế nào?". Chị trả lời trong nước mắt: "Dạ thưa Bác không có gì để đón tết cả, cả nhà chỉ còn một lon gạo để dành sáng mồng một tết nấu cháo cho các cháu ǎn, nên tuy nǎm hết tết đến cũng phải tranh thủ đi gánh nước thuê, kiếm ít tiền mua cái gì cho các cháu". Nghe vậy, Bác rất cảm động. Bác tặng quà cho các cháu và dặn: "Cố gắng sǎn sóc các cháu", Chị cảm động nói? "Không ngờ như gia đình cháu mà Bác cũng đến thǎm". Bác ân cần bảo: "Bác không đến thǎm những gia đình như gia đình cô thì thǎm ai". Khi xe đưa Bác về đến nhà thì gia đình một số đồng chí cán bộ vui mừng ra đón Bác, chúc tết Bác. Nhưng tất cả bỗng im lặng và đi chậm lại khi thấy Bác đi chúc Tết về mà không vui, vào nhà, Bác kể chuyện đến thǎm gia đình chị Tín cho mọi người nghe, và Bác nhấn mạnh: "Ta có chính quyền trong tay nhưng không sát dân, cho nên phục vụ nhân dân chưa tốt". Sáng hôm sau mặc dầu mồng một Tết Bác cho gọi đồng chí Chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố lên và nói lại chuyện trên, Người nghiêm khắc nhắc nhở chung cán bộ thành phố chưa sâu sát dân, chưa biết cách tổ chức vận động nhân dân "lá lành đùm lá rách" có nhiều gia đình Tết đến mà không có Tết, đó là lỗi của cán bộ không gần dân, ta có chính quyền nhưng chưa gần và hiểu dân". Bác đến thǎm dân, Bác tới những nơi cán bộ ít hoặc không bước chân đến, nơi đó người dân phải chịu đựng nỗi vất vả, gian nan.

Nhớ lần Bác đến thǎm một cơ quan Bác đi thẳng vào nhà ǎn, Bác bước xuống chỗ nhớp nháp, trơn, đồng chí cán bộ lãnh đạo cơ quan vội thưa Bác là chỗ đó bẩn, dễ ngã, đồng chí mời Bác đi hướng khác, nhưng Bác không nghe, Bác nói: "Bác đi lối này để chú biết lần sau dọn cho sạch sẽ". Vào nhà ǎn Bác xem kỹ tường, trần nhà, nền nhà bàn ǎn, Bác chỉ vào chỗ ruồi đang bay, Bác bảo: Hình như có tiếng vè vè của máy bay "trực thǎng". Bác phê bình, đại ý "hồi xưa thằng Tây nó to, ác như thế, nó có súng to súng nhỏ mà ta còn đánh được, thế mà bây giờ con ruồi nó không có súng, nó không to thế mà các cô các chú không đoàn kết tiêu diệt được nó". Bác phê bình là vì sức khoẻ của anh em cán bộ, Bác mong mọi người cùng nhau tiến bộ không chỉ ở những công việc lớn lao mà ngay cả những việc tưởng tầm thường nhỏ nhặt. Có lần đến thǎm đơn vị, thấy một đồng chí có vết bẩn ở mặt mà đồng chí không chú ý nên không biết. Bác đến gần ân cần lấy khǎn mặt của mình lau cho đồng chí và phê bình nhẹ:"Lần sau chú phải chú ý hơn". Tết nǎm 1956, Bác đến thǎm trường thương binh hỏng mắt, Bác vui vẻ nói chuyện với anh em thương binh. Bác rất khen ngợi tinh thần khắc phục khó khǎn, bệnh tật, luôn cố gắng phấn đấu vươn lên Bác rất vui lòng khi được biết số tiền Bác tặng đã được dùng vào trồng rau, nuôi lợn cải thiện bữa ǎn cho anh em. Bác ân cần động viên: Các chú được học chữ, học nghề sau này phục vụ nhân dân được tốt hơn, như vậy các chú "tàn nhưng không phế". Thời kỳ kháng chiến ở chiến khu, khi nghe tin đôi trai gái Bác quen biết, tổ chức lễ cưới Bác bận không đến được, Bác gửi thiếp chúc mừng:

"Chúc Lương Thuận đoàn kết chặt chẽ. Ký tên Hồ Chí Minh" Lần sau nhân dịp đi công tác Bác ghé thǎm nhà, anh chị là cán bộ tài chính nhưng kinh tế cũng như mọi gia đình khác vào nhà không có bàn ghế ngồi Bác bảo ra ngồi ngoài thềm cho thoáng mát, Bác ngồi xuống vỉa hè bảo chị Thuận và mọi người cùng ngồi cạnh, Bác hỏi thǎm mọi mặt, Bác khuyên nên tích cực tǎng gia sản xuất, thấy cháu bé con chị ngồi trong xe cút kít làm bằng gỗ, Bác bế cháu âu yếm, dỗ dành bón từng thìa cơm cho cháu. Nhớ hồi ở Pác Bó, khi vào bản thǎm bà con thấy các cháu nhỏ nghịch dơ bẩn không tắm giặt, Bác bảo các đồng chí cùng đi tìm một cây gỗ lớn về làm một cái máng đựng nước rồi tắm cho các cháu. Thời kỳ Bác ở Trung Quốc, có lần đến tuyên truyền cách mạng trong anh em công nhân đường sắt Bác ở tạm trong một cơ sở tin cậy, thời gian rỗi Bác thường tham gia lao động giúp gia đình, như chặt củi, hái rau, nấu cơm. Thấy chị chủ nhà vất vả, lo toan mọi việc, Bác không nề hà giúp chị trong những công việc của người phụ nữ. Gia đình có cháu bé hay khóc, Bác dỗ rất khéo tắm giặt sạch sẽ, khéo vỗ về nên khi Bác cho ǎn cháu thường ǎn được nhiều, từ đó, cháu ít khóc, chóng lớn, không những chỉ chủ nhà mà mọi người ai cũng khen và phục tài cúa Bác. Có lần Bác gặp gỡ các anh hùng lực lượng vũ trang, thấy cô gái nhỏ bé, Bác đến gần và hỏi:

"Cháu là gì", cô gái thưa với Bác: "Dạ thưa Bác, cháu là dân quân" Bác vui vẻ nói: "Là dân quân, cháu vừa là dân, vừa là quân, hai nhiệm vụ nặng nề cháu có vất vả lắm không?".
Thường thường trước ngày duyệt binh kỷ niệm Quốc khánh 2-9, Bác đến thǎm các lực lượng tham gia duyệt binh thử, Bác nói đại ý, hôm nay Bác đến để các cô các chú nhìn thấy Bác trước, ngày mai tại quảng trường Ba Đình trước toàn dân và khách quốc tế các cô các chú lo làm cho đúng động tác, khỏi ảnh hưởng đến quân thể và uy tín của các lực lượng vũ trang.

Bác Hồ gần với dân là vậy. Không chỉ xuất phát từ nỗi lo toan của vị Chủ tịch nước với dân mà còn là tình thương yêu con người với con người. Bác lo lắng giáo dục đội ngũ cán bộ vừa có tài nhưng phải có đức. Bác theo dõi sự tiến bộ của cán bộ từ học hành, công tác đến các mối quan hệ với dân. Bác thương yêu giúp đỡ những người yếu, những hoàn cảnh khó. Nỗi lo, tình thương ở Bác đã trở thành tâm linh của một vĩ nhân, một bậc thánh hiền.
 

Anhtoitb

New Member
TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN​

Cuộc đời của Bác là một mẫu mực về tự rèn luyện. Bác đã làm thơ nói rõ con người tốt hay xấu là do rèn luyện mà nên. Từ tuổi học trò, đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh gian khổ, vươn lên tự hoàn thiện mình. Mỗi hành vi của mình, Bác như đã hoá thân trong quảng đại quần chúng. Muốn đạt tới sự hoàn thiện đó phải dày công khổ luyện, khổ luyện đến mức thành nếp sống, thành thói quen. Bác nói thật chí lý: "Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Bác có kiến thức uyên Bác, kết tinh trí tuệ Đông Tây kim cổ là nhờ công khổ luyện. Bác hoàn thiện nhân cách của mình, tự tại, hoà mình, lich sự, ân cần, nồng nhiệt tạo nên sức mạnh cảm hóa mọi nhân cách cũng do rèn luyện mà nên.

Những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm mọi cách để học tập, Bác tận dụng công việc để có thể học được, nhất là học tiếng nước người. Hàng ngày trước khi thức dậy, Bác viết lên cánh tay mấy từ mới để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác cũng đã thuộc. Bác dùng ngoại ngữ làm phương tiện để đấu tranh. Bác tập viết báo rồi trở thành chủ bút tờ báo của thợ thuyền, Bác đọc nhiều, viết nhiều với mục đích thật đơn giản là đem kiến thức đó về giải phóng dân tộc.

Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bom miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài...

Thời gian bị giam giữ ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chế độ lao tù hà khắc đến sức lực tuổi trẻ như Dương Đào cũng phải bỏ mạng. Bác sống được là nhờ ý chí rèn luyện thân thể. Thời kỳ ở núi rừng, hang động thiếu thốn trǎm bề, ǎn uống kham khổ nhờ tự rèn luyện mà Bác và nhiều đồng chí đã vượt qua.

Thói quen làm việc đúng giờ, Bác luôn giữ, dẫu ở đâu, lúc nào, nên anh em phục vụ gọi Bác là "cái đồng hồ" chính xác. Bác đã hẹn ai là Bác đến đúng giờ. Một lần xe đưa Bác đi trên đường, trời đỗ bão, cây cối ngổn ngang, xe không đi được, Bác vẫn tìm cách đến đúng hẹn. Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện. Khi về Hà Nội, hàng ngày đúng gìơ Bác tập thêm môn quyền để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ. Bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, đi xe ôtô không tiện Bác đi xe đạp, đi ngựa, để khi đi công tác hay hội họp được chủ động.

Bác rèn luyện để có thói quen làm việc khoa học. Nước nhà mới được Độc lập, công việc nhiều, Bác sắp xếp thời gian hợp lý nên công việc bảo đảm đúng thời gian đặt ra. Bác vẫn dành thời gian để gặp mặt, tiếp xúc với đồng bào, các đoàn thể, viết báo tuyên truyền cách mạng, vẫn có phút giây thanh thản thả tâm hồn với những vần thơ. Ung dung tự tại một phong cách, một lối sống Hồ Chí Minh. Trí tuệ mẫn tiệp ở Bác cũng do dày công khổ luyện mới có. Sau cách mạng Tháng Tám, thế nước "nghìn cân treo sợi tóc" mỗi quyết định của Bác có ảnh hưởng đến sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, tồn vong của dân tộc. Việc quản lý một nhà nước đối với Bác cũng như những người đồng sự chưa có truyền thống kinh nghiệm nhưng nhờ có kiến thức tổng hợp tin dân và dựa vào dân, nên con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh cập bến thắng lợi Nhờ dày công rèn luyện đã hình thành ở con người Bác một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt, tự nhiên. Cảm hoá mọi trái tim, mọi tính cách con người. Những người đứng về phe chống đối cũng phải thừa nhận "Ông Hồ là người đối thủ chứ không phải kẻ thù. Giáo sư Pôn-muýt người nhận sứ mệnh đến thuyết phục Bác cũng bị chính sức mạnh cảm hoá của Bác thuyết phục. Nǎm 1945 những tình báo chiến lược của Mỹ vào Việt Nam để thuyết phục "lực lượng Việt Minh" của Hồ Chí Minh vào quỹ đạo hoạt động của họ, nhưng rồi chính họ lại trở thành những người tuyên truyền cho Việt Minh. Một chí sĩ cách mạng "bất hợp tác với cộng sản" khi gặp Bác rồi trở thành người tri kỷ với lý tưởng mà dân tộc Việt Nam đang thực hiện. Hiện thân Bác là da là thịt, nhưng các tín đồ tôn gláo tôn vinh Bác như vị Thánh hiền của họ. Bác có được thiên nǎng đó là do rèn luyện mà nên.

ở Bác sống là một cuộc đấu tranh. Khi ốm đau Bác tự chịu đựng, không làm phiền đến người khác, ngược lại còn động viên những người xung quanh. Hồi ở Tân Trào Bác ốm nặng, thuốc thang cứu chữa một phần nhưng điều quan trọng là ý chí, sức chịu đựng và lòng tin đã giúp Bác vượt qua cơn hiểm nghèo. Bác ốm mê man nhưng khi tỉnh dậy Bác nói chuyện hỏi han những người xung quanh, nếu ngồi được là Bác gượng ngồi, tập khởi động rồi làm việc. Có những cuộc họp quan trọng Bác không đi được phải cáng, Bác cùng yêu cầu đến dự phát biểu ngắt quãng trong hơi thở, nhưng Bác nói rõ ràng, rành mạch. Họp hội đồng Chính phủ, tuy rất, mệt nhưng Bác vẫn đến dự, suốt cuôc họp Bác phải ngồi tựa vào cột nhà. Khi đau ốm nhẹ không ai biết Bác ốm. Chỉ khi Bác không đi lại được mới biết Bác ốm nặng. Không bao giờ Bác kêu ca phàn nàn bộc lộ vẻ mệt nhọc ra ngoài. Chỉ có bộc lộ niềm vui phấn khởi sự đồng cảm để truyền thêm sức mạnh tinh thần cho đồng chí, đồng bào.

Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Nǎm 1966, do sức khoẻ giảm sút, bác sỹ đề nghị Bác bỏ thuốc, Bác nói "Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này". Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần, lúc đầu giảm số lượng điếu hút trong ngày trong giờ. Khi thèm hút lắm Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung tư tưởng để bớt đi cơn nghiện. Tuổi già làm việc đó thật quá vất vả, tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào, phải có một nghị lực phi thường như Bác mới làm được. Bác tìm một lọ thuỷ tinh nhỏ để trên bàn, lấy một điếu hút một nửa, còn nửa kia Bác dụi vào lọ thuỷ tinh, có lúc Bác nói vui: "gái một con thuốc ngon nửa điếu". Dần dần một điếu Bác chỉ hút một hơi rồi dụi vào lọ thuỷ tinh. Bác hút thưa dần rồi sau bỏ hẳn. Còn chuyện uống rượu cũng vậy. Rượu Bác uống không nhiều, không uống rượu quá mạnh uống một ít, trước bữa ǎn cho ngon miệng hoặc khi có khách quý, khi tuổi già sức khỏe yếu, Bác tập bỏ thuốc và bỏ luôn cả rượu, cung như bỏ thuốc, bỏ rượu, Bác cũng làm từ từ Bác để chai nước uống trên bàn, Bác nói vui: chai "Vốt ka" của Bác đấy. Khi bỏ được thuốc, được rượu Bác làm thơ kỷ niệm:

Thuốc kiêng rượu cự đã ba nǎm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần...

Tuổi cao thường run tay khó viết, nhưng Bác viết nhiều viết khoẻ là nhờ rèn luyện thường xuyên, Bác có thói quen vừa đọc sách vừa luyện gân bàn tay bằng cách bóp hai hòn cuội trắng có từ ngày chiến khu.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Bác đi nhiều nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ dẻo dai, nhanh nhẹn. Có lần đi thǎm núi Tam Đảo, đồng chí dẫn đường muốn Bác đi theo con đường dễ đi, biết ý Bác đi nhanh lên trước, đến chỗ khó đi Bác cởi dép, mặc quần ngắn đi đỡ vướng, Bác leo dốc, cánh thanh niên theo không kịp. Nǎm 1958, Bác sang thǎm Â'n Độ. Có ngọn tháp cao chưa có nguyên thủ quốc gia nào dám lên đến đỉnh. Bác leo nhanh lên đến đỉnh trước, Bác vẫy tay chào mọi người trước sự ngạc nhiên thán phục về sức dẻo dai của Bác.

Hàng ngày Bác dành thời gian nghỉ ngơi, đi bách bộ, Bác đi nhanh, đồng chí bảo vệ đi với Bác cũng khó theo kịp. Những nǎm cuối đời, chân bị tê thấp, Bác tập đi từng bước, đến một ghế đá Bác nghỉ tạm bằng cách ngồi toạ tĩnh tập khí công, rồi lại từng bước đi tiếp. Bác tập nhảy cao. Bác trồng một bờ cây dâm bụt hàng ngày Bác tập nhảy qua, ngày ngày cây lớn cao dần và Bác cũng nâng dần sức bật độ cao. Kiên trì tập nên Bác nhảy được khá cao, thanh niên nếu không tập nhảy cao chắc chắn thua Bác. Nǎm 1960 Bác bị rối loạn tuần hoàn não mức độ nhẹ nửa người bên phải bị liệt. Bác kiên trì luyện tập, kết hợp xoa bóp nên đỡ dần. Bác dùng gậy tập đi, điều độ, đúng mức, đúng phương pháp nên chức nǎng thần kinh dần dần được phục hồi. Khi có thể đi lại được Bác ít dùng gậy vì theo Bác dùng gậy hay có thói quen ỷ lại. Khi tay bị yếu giơ lên khó khǎn, Bác lấy bức tường làm chuẩn tập nâng dần mỗi ngày một ít, dần dần tay giơ được cao. Bác tập phản xạ bằng cách ném, bắt bóng. Bác để cái rổ xa rồi ngồi tập ném bóng vào rổ, lúc đầu gần sau tập ném xa hơn.

5 giờ chiều ngày 12- 8-1969, gió và mưa lất phất, Bác bảo đi Hồ tây thǎm các đồng chí vừa ở hội nghị Pari về, các đồng chí bảo vệ sức khoẻ can ngǎn, đề nghị Bác mời các đồng chí đến, Bác bảo các chú vừa mới về đang mệt ta lên thǎm và luôn tiện hỏi tình hình Hội nghị và tình hình miền Nam. Hôm đó Bác về đến nhà thì ho và sốt. Các bác sỹ chẩn đoán Bác bị viêm phổi và quyết định dùng thuốc kháng sinh liều cao để dứt viêm phổi. Nhưng do tuổi già, đến tối 24-8 Bác bị cơn đau vùng tim. Ghi điện tim biết được Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau. Bệnh tình ngày một nặng thêm. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đến thǎm, ngày nào Bác cũng nói sức khoẻ Bác khá hơn hôm qua. Hàng ngày khi đồng chí Võ Nguyên Giáp vào báo cáo tình hình miền Nam Bác mới yên tâm. Tuy mệt nằm một chỗ, khi nào mỏi ở vai Bác mới yêu cầu xoa bóp, Bác không hề kêu ca. Những ngày cuối ai vào thǎm cũng lo lắng.

Muốn phá tan không khí lo lắng đó, Bác bảo cả phòng không có lọ hoa, anh em đưa vào bó hoa hồng, Bác không thích. Chị Hà, vợ đồng chí Võ Nguyên Giáp đưa vào bó hoa Huệ, loại hoa Bác yêu thích thường ngày. Bác bảo các cô y tá thay phiên hát cho vui. Bác dặn ngày 2-9 tổ chức long trọng, đốt pháo hoa để đồng bào vui. Bác biết ngày mình mất nhưng vẫn truyền niềm vui lạc quan cho người khác. Cả cuộc đời Bác là thế, không chỉ đem độc lập tự do, cơm no áo ấm về cho dân tộc mà còn cả niềm vui trọn vẹn cho mọi người. Bác mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân là thế.
 

PhuongAnh

New Member
Tôi học Bác từ những chuyện nhỏ nhất!

Ông Phạm Ngọc Toản ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, Quảng Nam là một trong số rất ít cán bộ miền Nam được cử đi học lớp đào tạo Công an nhân dân Việt Nam khóa 1 tại căn cứ Việt Bắc. Sau khi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, ông được chọn lựa vào đội ngũ những người cận vệ trung thành bảo vệ Bác Hồ cho đến lúc Bác đi xa.

Năm nay đã hơn 82 tuổi, dù đã bị căn bệnh tai biến hành hạ hơn 10 năm trời, nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn. Bên ly nước chè xanh trong căn phòng khách nhỏ gọn gàng, đơn sơ dưới cái nắng gay gắt giữa mùa hè của đất Quảng Nam, ông nhớ lại. "Đầu năm 1953, tôi có quyết định ra Việt Bắc học trường công an. Nghe tin thế, tôi rất vui sướng vì tin chắc rằng đến Việt Bắc nhất định sẽ được gặp Bác Hồ, lúc đó được gặp Bác Hồ là ước mơ đến cháy bỏng của biết bao người.

Trong 15 năm ở gần Bác Hồ, tôi chỉ được ở gần Bác thôi, như là người hàng xóm của Bác chứ không phải như người trong nhà. Bởi vì có một số anh em được trực tiếp, tiếp cận bảo vệ Bác, còn tôi chỉ bảo vệ vòng ngoài. Bác đi đâu, chúng tôi lo đường đi chỗ đến cho Bác. Tôi có may mắn là trong nhiều năm luôn là người trực tiếp đi chuẩn bị những nơi Bác đến thăm. Bác cũng đến những nơi mà không ai ngờ nhất. Bác luôn quan tâm đến mọi người dù những việc nhỏ nhất. Có 1 lần Bác đến thăm 1 cơ quan, trong lúc lãnh đạo cơ quan đang chuẩn bị đón Bác ở trên hội trường được trang hoàng rất sạch đẹp. Nhưng khi chúng tôi đưa đến, Bác yêu cầu đưa Bác ra phía sau trước. Thế là Bác xuống bếp ăn, xuống nhà vệ sinh, xuống thăm khu tập thể... Khi thăm xong thấy mặt Bác không vui. Ngay sau đó, Bác cho gọi lãnh đạo cơ quan ấy, cho gọi Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn thanh niên và đề nghị cho giải quyết ngay vấn đề vệ sinh và hẹn sau 5 ngày phải báo cáo cho Bác biết".

"Trong suốt 15 năm phục vụ Bác Hồ, ông học được gì về đạo đức tư cách của Bác?" - chúng tôi hỏi. Ông Phạm Ngọc Toản trả lời: "Nhiều lắm, mênh mông lắm. Thực sự mà nói, tôi cảm nhận Bác như là một ông tiên. Tôi được học Bác từ những chuyện rất là nhỏ nhưng không thể nào quên được". Ông kể tiếp:

"Lúc ấy chúng tôi ở tại Văn phòng T.Ư bên này, Bác ở bên Văn phòng Phủ Chủ tịch cách nhau một con đường Hoàng Diệu. Bác thường thức dậy rất sớm (khoảng 5 giờ hoặc 5 giờ 30 phút). Nhiều lần nhìn sang bên chúng tôi, thấy còn để đèn sáng là Bác gọi điện qua nhắc nhở. Bác nói: "Đã sáng tỏ mặt người rồi sao các chú còn để điện? Phải tiết kiệm chứ". Tôi đã học được từ Bác chữ kiệm rất nhiều. Ngày ấy, có khoảng thời gian cả nước gặp khó khăn, bì thư mà Bác sử dụng luôn được làm từ giấy báo. Bác nhờ chúng tôi lấy giấy báo đã đọc rồi cắt làm bì thư, chứ Bác không chịu sử dụng phong bì bằng giấy trắng. Những mảnh giấy trắng nếu còn dùng được dù chỉ bé bằng bàn tay, Bác cũng cất lại để dán lên phong bì giấy báo để ghi địa chỉ người nhận, người gửi".

Ông Toản dừng lại một hồi... Bất chợt, ông lại kể tiếp: "Vào những lúc chúng tôi được ăn cơm cùng Bác, Bác thường bảo cái gì mà mình đã ăn thì phải ăn hết, còn cái gì mà mình không thích thì đừng đụng đũa để dành cho người khác ăn. Đừng có ăn lở dở mỗi đĩa một miếng không hay lắm. Ăn xong rồi Bác bảo phải thu dọn cho ngăn nắp, đĩa ra đĩa, chén ra chén, đũa ra đũa để khi người phục vụ đến người ta bưng cho đỡ bớt thì giờ của người ta. Đó là những chuyện rất nhỏ, còn những chuyện lớn thì ai cũng biết rồi, tôi không cần nói làm chi".

Sau ngày Bác mất, ông Phạm Ngọc Toản được bổ nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng trường An ninh E1171, là cơ sở đào tạo cán bộ an ninh cho toàn bộ chiến trường miền Nam và sau đó là lãnh đạo trường Công an 5 ở huyện Núi Thành, Quảng Nam và ông về hưu cách đây gần 30 năm với quân hàm thượng tá. Học tập chữ Kiệm của Bác, ông hiện sống rất giản dị, thanh thản với căn nhà nhỏ quây quần bên gia đình và con cháu.
 

Anhtoitb

New Member
TÀI ỨNG KHẨU CỦA BÁC

Bác là một lãnh tụ, nhưng khi hoà mình với nhân dân, không chỉ bằng những lời giáo huấn đơn điệu, mà là sự kết hợp hài hoà giữa tác phong quần chúng, những lời nói bình dị, dễ hiểu và khả nǎng gây cười , sự dí dỏm tự nhiên. Phản xạ, ứng đáp nhanh nhạy trước mọi tình huống ở Bác có nét đặc trưng riêng, đã trở thành thói quen phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận, thích ứng với mọi hoàn cảnh xung quanh. Đó là kết quả của một trí tuệ mẫn tiệp của thái độ, phong cách quần chúng. Bác luôn tạo nên một không khí hoà đồng, một mối liên hệ gần gũi giữa người nói, người nghe, xoá đi những cách biệt, những suy nghĩ tự ty của người dân trước lãnh tụ và đưa lại không khí tự nhiên vốn có giữa con người với con người. Nó không dừng lại ở nghệ thuật ứng xử mà là phản xạ tự nhiên của lãnh tụ rất nhân dân.

Một lần tại bữa tiệc do Hầu Chí Minh (người góp phần đưa Bác ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch) chủ nhiệm Cục chính trị đệ tứ chiến khu chiêu đãi, hôm đó có Bác và Nguyễn Hải Thần cùng dự. Nguyễn Hải Thần rất tự phụ về vốn Hán học của mình và nhân dịp này đã ra một vế đối: "Hầu Chí Minh - Hồ Chí Minh, lương vị đồng chí, chí giai minh" (Hầu Chí Minh - Hồ Chí Minh hai vị đồng chí, chí đều sáng). Khi mọi người còn đang nghĩ vế đáp, thì Bác ứng khẩu: "Nhĩ cách mệnh ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách (anh cách mạng tôi cách mạng, mọi người cách mạng, mạng phải cách). Chỗ khó và hay của về đối là hai chữ "chí và minh" là tên của hai nhân vật chính trong bữa tiệc, cái tài tình của vế đáp của Bác là vừa kịp thời, hợp cảnh và chuẩn chỉnh cả ý lẫn từ nhưng nâng tầm nhận thức, tư tưởng cao hơn, mang tính cách mạng hơn. Hầu Chí Minh hết lời ca ngợi người đối đáp "đối tuyệt lắm, tuyệt lắm". Nguyễn Hải Thần cung kính thốt lên: "Hồ Tiên sinh, tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục". Nǎm 1946 Bác sang Pháp, người phụ trách làm hộ chiếu xin phép Bác làm thủ tục. Bác vui vẻ nói: "Chú cứ hỏi, Bác trả lời đầy đủ". Đến câu thân sinh Bác là gì? Bác cười, trả lời hóm hỉnh: "Bác là Hồ Chí Minh thì, ông cụ thân sinh là... Hồ Chí Thông!". Mọi người nhìn nhau cười vui vẻ. Một lần có nhà báo nước ngoài hỏi Bác: "Có phải Hồ Chí Minh là Nguyễn A'i Quốc không?". Bác trả lời: "Ông cứ đến ông Nguyễn A'i Quốc mà hỏi". Lần khác nhà báo nước ngoài xin phỏng vấn Bác, ông ta đặt câu hỏi: "Thưa Chủ tịch, trước hoạt động ở nước ngoài, vào tù ra khám, nay làm Chủ tịch nước. Chủ tịch thấy có thay đổi trong đời mình không?" Bác trả lời hóm hỉnh: Không, không có gì thay đổi cả, lúc bị tù ở Quảng Tây luôn luôn có hai lính gác giải đi, lúc trong tù mỗi ngày 5 phút được hai người lính bồng súng dẫn ra dạo chơi. Nay làm Chủ tịch nước đi đâu cũng có hai đồng chí mang súng lục đi theo, ông thấy có gì thay đổi không nào?"- Nǎm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam đến vùng biển Cam Ranh, Bác nhận đươc bức điện của Đô đốc Đác-giǎng-li-ơ xin gặp Bác trong cảng, mục đích của chúng là giễu võ dương oai để uy hiếp tinh thần Bác. Trong bộ quần áo giản dị Bác ngồi giữa một bên là Đô đốc hải quân Pháp, bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn đông với những bộ quân phục sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. Đác giǎng-li-ơ giọng mỉa mai bóng gió: "Thưa ông Chủ tịch ông đã được đóng bộ khung rất đẹp của hải và lục quân đó"- Bảc thản nhiên mỉm cười: "Đô đốc biết đó, giá trị là ở bức họa chứ không phải bộ khung. Chính bức hoạ đem lại giá trị cho bộ khung". Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Bác, cả hai không dám nói xách mé nữa mà to ra rất lịch lãm và kính phục. Lần khác, Bác lên tàu đàm phán với Đô đốc Đác-giǎng-li-ơ ở Vịnh Hạ Long, khi gặp Bác chủ động ôm hôn Đô đốc, các đồng chí đi theo thắc mắc, Bác nói: "Đánh nhau thì đánh nhau, mình hôn nó một cái thì có mất gì". Hôm sau báo chí đưa ảnh và bình luận... "Hồ Chủ tịch ôm hôn Đô đốc chính là ôm chặt để bóp chết". Khi bàn về quy định các phù hiệu đi lại trên xe của ủy ban liên hiệp thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, phía Pháp đề nghị trên xe có hai lá cờ một bên của ta một bên của Pháp, còn phía dưới là cờ chính quyền Bảo Đại. Việc được hỏi ý kiến Bác. Bác bảo cứ chấp nhận đi rồi sẽ có những diễn biến lý thú. Đúng như Bác nói, khi xe đi đến đâu dân cũng chế giễu lá cờ ǎn theo ngoại bang. Chuyện tếu lan khắp nơi "3 cột 3 cờ" có ý nhạo báng cờ Bảo Đại. Bọn bù nhìn nguỵ quyền phản đối đòi thay đổi. Ta lấy cớ, đó là ý của Pháp nêu ra. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có một cán bộ cao cấp nước ngoài khi đứng trước hàng quân cứ nói thao thao bất tuyệt nào là chê ta cái này cái nọ, cứ yêu cầu làm theo họ thế này thế kia. Bác nghe, rất bực nhưng không nói gì. Đến giờ nghỉ, cùng ngồi uống nước Bác giới thiệu đồng chí Hoàng Đạo Thuý trước đây là hướng đạo sinh, nay là cán bộ phụ trách công tác thông tin của quân đội. Vị cán bộ nọ hết sức thắc mắc vì sao lại giao một nhiệm vụ quan trọng như thế cho một hướng đạo sinh, Bác bảo, "Nước chú khác, nước chúng tôi khác", Ông ta chắc hiểu ý Bác.

Đầu nǎm 1950, Chính phủ nước "anh cả" mở tiệc chiêu đãi trọng thể Chủ tịch nước láng giềng của ta. Hôm chiêu đãi có mời Bác đến dự. Khi chuyện trò Bảc hỏi đồng chí Chủ tịch nước "anh cả": "Các đồng chí đã ký hiệp ước với nhau, nhân dịp tôi ở đây chúng ta cùng ký một hiệp ước với nhau". Chuyến đi của Bác lúc đó là đi bí mật, nên đồng chí Chủ tịch trả lời Bác là: "Người ta sẽ nói đồng chí ở đâu đột ngột đến thì không tiện". Bác trả lời: "Cái đó dễ thôi, đồng chí cho một chiếc máy bay, đưa tôi bay một vòng trên trời, sau đó cho người ra đón, rồi quay phim chụp ảnh đưa tin là ổn". Nǎm 1967 Liên Xô quyết định tặng Bác huân chương Lênin. Nếu Bác từ chối không nhận thì không thuận cho quan hệ ngoại giao. Bác vốn xưa nay chưa bao giờ nhận huân chương, lần này Bác có cách từ chối khéo. Bác viết thư chỉ xin hoãn việc trao huân chương, chờ khi nào giải phóng hoàn toàn Tổ quốc lúc đó Bác sẽ thay mặt nhân dân Việt Nam, nhận huân chương cao quý đó - Hôm sau các báo ở Liên Xô đǎng trang trọng trên trang nhất quyết định tặng huân chương của Bác. Qua đó nhân dân Liên Xô càng yêu quý Bác hơn. Nhớ lần Bác đến thǎm một nông trường ngoại ô Ki-ép, Bác đi xuống nơi công nhân đang lao động, thấy Bác ǎn mặc giản dị ai cũng quý, cũng muốn đến gần. Khi đó có một cô công nhân đứng cạnh Bác mạnh dạn hỏi: "Thưa Bác, cháu trộm nghĩ một mình Bác chắc không tiêu hết lương Chủ tịch nước?". Bác nhẩm tính và vui vẻ trả lời:"Thế tính ra lương cháu gấp đôi lương Bác đấy". Hồi kháng chiến chống Pháp, Bác thường đi xuống thǎm các đơn vị cơ sở. Một lần đi thǎm xưởng quân giới Lê Tổ. Bác trả lời các câu hỏi của anh chị em ngắn gọn dễ hiểu. Có người hỏi, khi nào thì đồng tiền Việt Nam trở lại giá trị như khi nó mới có, Bác trả lời: "Khi các cô các chú tǎng gia sản xuất tǎng hai lần thì nó trở lại hai lần tǎng ba lần nó trở lại ba lần". Có người hỏi, Đảng ta sắp ra công khai, vậy Bác có ra không, tên thật Bác là gì? Khi nói đến Bác có ra không? Cả hội trường cùng cười. Bác nói: "Đấy, cười là trả lời rồi đấy". "Tên thật Bác là Bác". Có câu hỏi: "Khi nào thì Bác có Bác gái?" toàn thể reo cười, Bác trả lời:"Khi nào có thì Bác sẽ trả lời" Câu hỏi tiếp: "Phụ nữ các nước dân chủ họ làm gì ạ?". Bác trả lời: "Họ cũng lao động tǎng gia sản xuất, và học hát, các cô các thím thua họ ở chỗ học hát"...

Nǎm 1948, nhân ngày phong Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bác vui vẻ ra câu đối "Giáp phải giải Pháp", Các vị có mặt gặp thế bí vì câu vế đối nói lái này gói gọn ý Đại tướng Giáp phải giải giáp được thằng Pháp. Ông Tôn Quang Phiệt nhìn Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Vǎn Hiến đọc vế đối "Hiến tài, hái tiền" Bác khen vế đối hay, đạt cả ý lẫn lời, nên Bác tặng tác giả một quả cam. Sau một cuộc họp lớn, giữa trưa hè nắng đẹp, mọi người đề nghị ra sân chụp chung ảnh với Bác, mọi người đứng đâu vào đấy cả rồi, thợ ảnh cứ chạy bên này bên kia chọn góc chụp, Bác đứng cạnh nhà thơ Tú Mỡ Bác nói vui: "Chú chụp nhanh không thì tất cả bọn này thành Tú Mỡ cả," Mọi người được phen cười vui vẻ. Bác vừa nói theo nghĩa tiếng Pháp (Tout là tất cả, mỡ là mồ hôi) vừa theo nghĩa tiếng ta, ngụ ý dí dỏm, vui vẻ. Đồng chí Nguyễn Đǎng Bảy, thời kỳ kháng chiến là phóng viên nhiếp ảnh thông tin Trung ương, khi chụp được một số ảnh của Bác, anh em bàn đưa ra trưng bày triển lãm. Hôm đó Bác tình cờ vào xem. Đồng chí- đang hý hoáy trang trí, Bác hỏi: "Chú treo được bao nhiêu bức ảnh tất cả?". Đồng chí Bảy trả lời Bác là được tất cả 20 tấm ạ, Bác nói: "Hơn chứ, chú đếm lại xem thử". Đồng chí đếm đi tính lại cũng chỉ có 20. Lúc ấy, Bác cười, chỉ vào mình và nói: "Còn đây là chiếc thứ 21 chứ". Hôm khai mạc lớp chỉnh huấn có vui vǎn nghệ. Có đồng chí xung phong lên đọc thơ của Huy Cận, Bác hỏi vui "Cái tác thật (tác giả bài thơ) có ở đây không?". Nhà thơ Huy Cận thưa có "Thế thì mời tác thật lên đọc thơ của mình cho nó thật hơn". Sau Bác hỏi "Có chú nào dân tộc Mường lên hát một bài tiếng Mường cho mọi người thưởng thức". Có đồng chí xung phong đọc bài thơ lục bát tiếng Kinh, đọc lơ lớ bỏ hết dấu, Bác bảo "đấy không phải tiếng Mường".

Bác đến thǎm nhà chị Loan (người kéo cờ ở quảng trường Ba Đình ngày 2-9) ở chiến khu vào đến nhà thấy đông con nhỏ, Bác nói vui? "ồ tưởng đây là nhà cô Loan, hoá ra mình vào nhầm nhà trẻ". Biết Bác phê bình khéo, chị gượng cười vả báo cáo: "Thưa Bác đây là "tiểu đội" của vợ chồng cháu đấy ạ", Bác vui vẻ bảo chị tập trung "tiểu đội", cứ lần lượt bé nhất đứng trước để Bác chia kẹo, chị đang loay hoay sắp xếp đội hình, Bác bảo "Tiểu đội trưởng cũng đứng vào hàng chứ", Bác chia kẹo cho các cháu và cho cả chị nữa. Khi đến lượt chị, Bác nói vui: "Bác khen là cô đã có công nuôi dạy các cháu ngoan".

Nhớ lần Bác đến thǎm một gia đình cán bộ, thấy ba cháu gái xinh xắn ra chào Bác, Bác hỏi vợ chồng chủ nhà tên các cháu là gì, chị chủ nhà thưa Bác tên các cháu là Thu Thuỷ, Thu Thảo, Thu Vân, Bác cười hiền lành và nói: "Sao đặt "vǎn chương": thế, gọi là Thu Ngô, Thu Sắn, Thu Khoai có hay không". Khi ra về Bác bảo "Nói vui thế thôi, chứ những tên Việt Nam ấy rất đẹp". Đồng chí Tạ Quang Bửu sinh cháu trai đầu lòng, Bác có chai mật ong, Bác gửi tặng cháu, tự tay Bác viết "nhãn hiệu" tặng cháu Quang. Thời gian sau, Bác ghé vào thǎm nhà đồng chí Bửu, Bác gọi âu yếm "Thằng Quang đâu? Tháng :"xã xệ" đâu ra ông bế nào". Rồi Bác chụp ảnh với cháu và không quên gửi tặng ảnh cho cháu.

Một lần đến dự cuộc họp Trung ương thấy một cô gái đứng cạnh đường, chào Bác, Bác hỏi, cháu đứng đây làm gì, được biết cô là lính bảo vệ, Bác hỏi vui: "Thế cháu bảo vệ Bác thì ai bảo vệ cháu?". Có lần Bác đến thǎm một địa phương, đồng chí Bí thư tỉnh ủy đứng lên thưa với Bác, có câu "Thưa Bác Hồ, vị cha già dân tộc", Bác ngoảnh lại nói với mọi người "Bác chưa già đâu". Buổi đó Bác được tặng ba bó hoa, Bác hỏi đồng chí Bí thư: "Theo chú thì Bác nên tặng hoa cho ai?". Đồng chí trả lời Bác? "Thưa Bác, Bác tặng cho phụ nữ, thanh niên". Bác cười và nỏi vui: "Phụ nữ, thanh niên không tặng Bác thì thôi". Bác xuống sân tặng một cụ già cao tuổi nhất, một cháu thiếu nhi và cho bộ đội.

Lần Bác tiếp các anh hùng quân đội, Bác hỏi: "Chú nào hạ đựợc nhiều máy bay nhất?". "Thưa Bác đồng chí Cốc ạ". Mọi người đồng thanh trả lời. Bác gọi:"Chú Cốc lên đây Bác bắt tay". Bác nói: "Nǎm nay mong chúng ta có nhiều Cốc hơn nữa". Đến thǎm đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc, Bác đến gần một cô gái và hỏi: "Đơn vị cháu có mấy người trong đoàn?" Cô gái lúng túng trả lời: "Thưa Bác, chỉ một mình cháu được đi thôi ạ", Bảc dí dỏm: "Thế đơn vị cháu nhiều người tiêu cực thế à, chỉ được một mình cháu?". Một đoàn cán bộ vào gặp Bác, Bác mời ǎn kẹo, nhưng ai cũng nghe Bác nói chuyện chứ không muốn ǎn, thấy thế Bác bảo "Không ai ǎn kẹo thì Bác cho mang về". Lúc đó Bộ trưởng Nguyễn Vǎn Huyên; hóm hỉnh nói "Bác cho ta đưa cả về", Bác cười vui nói ngay:" Bác cho đưa kẹo về, đĩa phải để lại Bác còn tiếp khách chứ".

Nhớ lần đi "dã ngoại" bữa ǎn mang theo có thịt bò, đến bữa ǎn đồng chí Vũ Kỳ chỉ vào đĩa thịt, hỏi đồng chí bảo vệ: "Đố biết là thịt gì?". Đồng chí này trả lời là thịt bò, đồng chí Vũ Kỳ hỏi tiếp: "Nhưng mà thịt bò gì chứ? ", đồng chí bảo vệ đang bǎn khoǎn chưa kịp trả lời, đồng chí Vũ Kỳ nói tiếp: "Đây là thịt bò rừng, loại này đặc biệt lắm, người ta không bắn được nó mà phải dùng muối bỏ vào bẫy rồi mới bắt được nó". Đang lúc lúng túng lại nghe kể có vẻ ly kỳ nên đồng chí bảo vệ chǎm chú lắng nghe, tưởng như thật. Thấy vậy, Bác vỗ vai vừa cười, vừa hỏi:"Thế Bác đố chú một cân sắt nặng hơn hay một cân bông nặng hơn". Nghe Bác đố, lúc đầu đồng chí định trả lời là cân sắt nặng hơn, nhưng nhìn ánh mắt vui vẻ của Người, đồng chí bình tĩnh cân nhắc khi trả lời là nặng bằng nhau. Bác nói đùa vui: "Cân sắt chắc nặng hơn chứ" như muốn nói thịt bò nào mà chẳng giống nhau, cái chính là phải trả lời dứt khoát để khỏi người ta vặn vẹo, quanh co.

Một lần đến thǎm đơn vị bộ đội, đi đường xa trời nắng, nhưng tới nơi Bác đi thǎm anh em ngay, Bác đến thǎm nơi ǎn chốn ở, thǎm nơi sinh hoạt vǎn hoá, thấy tờ báo tường viết câu "Hồ Chủ tịch muôn nǎm" kẻ đẹp nắn nót nhưng không có dấu, Bác bảo vui "Ư` đúng Bác đi mệt, Hồ Chủ tịch muốn nằm", rồi Bác hỏi: "Sao viết không có dấu người đọc có thể đọc sai ý", có dồng chí trả lời Bác là thêm dấu nó mất đẹp đi, Bác nói: "Các chú viết đẹp nhưng chưa đúng nên mất đẹp đi đấy, chữ Việt ta rất đẹp khi đúng đủ dấu càng đẹp hơn". Lần đến thǎm xã Sài Sơn, thấy tấm biển treo trên trụ sở Việt Minh xã có dòng chữ không dấu "TRU SO VIET MINH" Bác liền đọc... "Sô viết mình", rồi Bác bảo các chú viết thế ai mà đọc đúng được. Tấm biển được thêm dấu nên rõ ràng hơn, ai mới biết chữ cũng đọc được. Bác vào thǎm nông trường Sông Hiếu, cùng đi với đồng chí giám đốc vào trung tâm nông trường, Bác chỉ câu khẩu hiệu viết không dấu, Bác hỏi: "... LAM TRA NOI SONG" là gì? Đồng chí thưa Bác câu khẩu hiệu là "hưởng ứng chiến dịch Lam Trà nổi sóng". Bác bảo: "Thế thì chú phải cho một người đứng đây để đọc dịch câu khẩu hiệu đó chứ". Khi Bác thǎm xong nông trường thì câu khẩu hiệu cũng được sửa xong. Lần Bác đi qua nhà máy cơ khí Gia Lâm, đến trước cổng nhà máy thấy dòng chữ to chạy dài trên cổng nhà máy "NHA MAY CO KHI GIA LAM", Bác bèn đọc "nhà mày có khỉ già lắm', Bác phê bình chữ viết phải có dấu để người đọc khỏi nhầm.
 

XuanTruong

Super V.I.P
Bác ơi tết đến giao thừa đó.
Vẫn đón nghe thư Bác mọi lần!
Ríu rít đàn em vui pháo nổ.
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân!!!​
Tố Hữu!
 

Anhtoitb

New Member
Lâu rùi không thấy đồng chí nào báo cáo kết quả về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác!
 

vanhuan

New Member
LONG TRỌNG KỶ NIỆM 118 NĂM NGÀY SINH BÁC HỒ VĨ ĐẠI!
Chủ đề:Suốt đời học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trọng thể kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những vị anh hùng lớn nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, một nhà tư tưởng lớn, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, một danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới.

Khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc đã chung đúc nên Người và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

Kế thừa những truyền thống tốt đẹp nhất của gia đình, quê hương, dân tộc và tiếp thu tinh hoa của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành người Việt Nam đầu tiên tìm ra con đường cứu nước

đúng đắn cho dân tộc và dẫn dắt toàn dân tộc đi theo ngọn cờ tư tưởng bách chiến, bách thắng của Người. Vượt qua bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã bước lên làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Gần 22 năm qua, công cuộc đổi mới của nước ta đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam, tạo ra tiền đề rất quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang, chúng ta càng thấm thía rằng, mỗi bước đi lên, mỗi chiến công và thành tựu mà Ðảng ta và dân tộc ta giành được, đều bắt nguồn từ công lao trời biển và gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong những ngày Tháng 5 lịch sử này, Quốc hội khóa XII đang tiến hành kỳ họp thứ ba trong bối cảnh kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế nước ta. Ở trong nước, đợt rét đậm, rét hại kéo dài, một số dịch bệnh diễn ra trên diện rộng đã tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có biểu hiện chậm lại, lạm phát vượt xa mức dự báo, thị trường tài chính - tiền tệ có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, tác động đến tư tưởng và tâm lý xã hội. Tin chắc rằng, các vị đại biểu Quốc hội sẽ phát huy cao nhất trình độ, năng lực, trách nhiệm của mình tập trung thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, bức thiết nhằm mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, quan tâm vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý để bảo đảm cho sự phát triển cao, bền vững. Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy ý chí tự lực, tự cường, bền gan, vững chí, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Năm nay, kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ vào dịp cả nước tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Ðảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn: "Ðảng ta là một Ðảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Qua hơn một năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp nhân dân đã có những chuyển biến bước đầu quan trọng, đáng phấn khởi. Năm nay, cần tạo nên bước chuyển mạnh mẽ, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, theo hướng chuyển từ nhận thức sang hành động, làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, sửa đổi lối làm việc gắn với cải cách hành chính và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, đưa việc rèn luyện xây dựng đạo đức thành phong trào sâu rộng, là việc làm thường xuyên trong Ðảng và toàn xã hội. Cuộc vận động phải được thực hiện đồng thời với quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh và gắn với các phong trào thi đua yêu nước.

Thiết thực kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, để xứng đáng với công lao trời biển của Người, chúng ta nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đoàn kết phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Ðảng, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, tiến lên quyết thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ X của Ðảng.
Theo báo NHÂN DÂN
 

namphi

New Member
Trong 4rum của mình có ai đi thi Tấm gương đạo đức HCM ko? có kết quả gì ko? Riêng nhà em đi thi thì chỉ được giải kk cấp xóm...Em xin học tập thêm để có giải cao hơn vào năm sau.
 

thonhi

Member
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Nhìn Chữ kí Anh TRường đủ để biết anh ý mê HCM & CNXH như thế nào

Vây hôm nay em lập topic để đưa ra những câu chuyện về BÁc Hồ
P/S Ai còn thì post thêm cho xôm tụ ( nhất là S.Mod Xuân Trường)

BÁC ĐÃ DẠY TÔI YÊU THƯƠNG CON TRẺ

(Ghi theo lời cụ Lê Thị Hoan, Hội Phụ nữ Đống Đa, Hà Nội)

Vào cuối tháng tư nǎm 1964, Đại hội Liên hoan Phụ nữ "5 tốt" toàn miền Bắc họp tại Thủ đô. Tất cả đại biểu về dự phần lớn là rất trẻ, nhiều cô còn trẻ hơn con dâu út của tôi, duy chỉ tôi là đầu đã bạc.

Hội trường Ba Đình bữa đó bỗng náo nhiệt hẳn lên khi nghe tin Bác đến.

Bác đến vào giữa lúc họp. Thật quá bất ngờ. Tiếng hô "Bác Hồ muôn nǎm" vang lên bắt đầu từ những hàng thế trên cùng, phút chốc loan đi khắp cả phòng họp rộng lớn này. Tôi mừng vui và cảm động đến chảy nước mắt. Nhất là khi Bác lên bàn nói chuyện thân mật, Bác lại nhắc đến tên tôi. Tôi run lên, thú thật tôi không còn tin ở tai mình nữa. Tôi cứ tưởng mình đang nằm mơ! Bên cạnh tôi, cháu Trương Thanh Trúc, diễn viên đoàn vǎn công quân đội ghé sát vào tai tôi nói khẽ : "Mẹ Hoan, Bác nhắc đến tên mẹ!". Lúc đó tôi mới tin là không phải trong mơ, mà là sự thật. Trong đời tôi, đây là một vinh hạnh quá lớn, một điều mà chưa bao giờ tôi dám nghĩ đến. Tôi là một người phụ nữ bình thường ở một khu phố nhỏ, một người thợ thủ công già, thế mà Bác lại quan tâm đến công việc làm của tôi!

Thì ra nãy giờ tôi mải ngắm Bác... Giờ đây, tiếng Người vẫn bên tai. Mãi mãi trong đời tôi ghi tạc lời dạy của Người:
"Tǎng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân, tǎng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc".
Rồi Bác giải thích điều thứ 5 trong phong trào "5 tốt" vấn đề xây dựng gia đình nuôi dạy con cái, Bác nói: "Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Rộng ra nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong một đại gia đình. Ta có câu hát:

Nhiễu diều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Rộng hơn nữa chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa:

Lọ là thân thích ruột rà
Công nông thế giới đều là anh em.

Đã là đại gia đình, thì sự sǎn sóc dạy dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho con cháu mình khỏe và ngoan. Mà phải cố gắng giúp đỡ cho tất cả các cháu đều ngoan và khỏe. Về việc này chúng ta có những gương mẫu như cụ Lê Thị Hoan (Bác nhắc đến tên tôi). Cụ Hoan đã có công giáo dục mấy chục cháu xấu trở thành những cháu tốt. Nếu tất cả chị em phụ nữ ta đều cố gắng làm được như cụ Hoan thì chắc rằng con cháu của chúng ta đều sẽ ngoan và tốt.

Hội trường hướng về phía tôi vỗ tay ầm vang. Lúc này tôi lúng túng quá, chẳng biết làm gì. Tôi cúi mặt xuống, không dám ngẩng lên. Bác lại cǎn dặn các cấp Đảng bộ, chính quyền cần thiết thực giúp đỡ phong trào 5 tốt không ngừng tiến lên, để phụ nữ được đóng góp nhièu cho cuộc chống Mỹ cứu nước.

Sau cùng với giọng nói đầm ấm, Bác vui vẻ hỏi:
Già như cụ Hoan, sao cụ Hoan làm được? Tại sao các cô chưa làm được? Thế các cô có làm không?
Mọi người đều đáp:
- Có ạ? Bác lại hỏi:
- Bao giờ làm?
- Dạ, họp xong về làm ngay.
Làm được bao nhiêu?
- Thưa Bác làm khắp nơi ạ!
Tôi liếc mắt nhìn Bác, thấy Bác gật đầu tỏ vẻ hài lòng.
Thế rồi, Bác bước xuống bục. Các cô trẻ chạy tràn ra cả lối đi để đón Bác. Bỗng chị Hà Quế đi đến chỗ tôi ngồi, chị gọi:
- Cụ Hoan ơi? Cụ Hoan lên gặp Bác.
Lúc đó tôi bàng hoàng cả người. Vừa mừng vui, vừa lo lắng. Tôi cố nhấc bước lên nhưng chân tay cứ run rẩy vì quá mừng. Tôi chưa đi được mấy bước, cũng vừa Bác đến. Bác cầm tay tôi. Luýnh quýnh tôi chẳng biết nói gì, thưa gì.
Nhưng tôi toát mồ hôi, ác một nỗi các anh quay phim lại chĩa những ngọn đèn sáng rực vào phía tôi.
Như biết tôi đang lúng túng. Bác chỉ vào chiếc ghế:
- Cụ ngồi xuống đây
Tôi mạnh dạn ngồi bên cạnh Bác. Bác ân cần thǎm hỏi gia đình tôi.
- Cụ ông có khỏe không?
Thưa có ạ!
- Cụ dạy bao nhiêu cháu, các cháu hiện có ngoan không?
Tôi rất kinh ngạc, thế ra mọi việc làm của tôi và của các cháu Bác đều biết. Tôi lần lượt thưa cùng Bác số cháu nơi tôi đỡ đầu có 30 cháu. Đó là những cháu chưa ngoan. Các cháu mảng học, ham chơi bời, trèo cây, đánh nhau, có cháu ǎn cắp làm mất trật tự trị an đường phố. Mẹ cha thì buồn phiền, nhà trường lo lắng. Tôi cũng thưa với Bác những khó khǎn bước đầu trong việc tập hợp các cháu lại, tổ chức cho các cháu vui chơi, lao động và học tập. Và đến nay tôi đã có một đóng góp nhỏ đã là giáo dục được 180 cháu trở thành những đội viên thiếu niên tốt, những cháu ngoan của Bác. Có 8 cháu được chọn đến Phủ Chủ tịch liên hoan cùng thiếu nhi Thủ đô, hè nǎm 1962. nhiều Cháu đã được đeo huy hiệu Đoàn.
Bác lại hỏi thêm.
- Các cháu đối với cụ thế nào?
- Rất thương ạ! Chúng đều gọi bằng "bà nội". Và hôm nay các cháu đều cố gắng thực hiện "5 điều Bác Hồ dạy".
Bác nhìn sang phía chị Nguyễn Thị Thập và các đại biểu rồi Bác hỏi tiếp:
- Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể có giúp gì cụ không?
- Dạ có ạ!
- Cụ còn nguyện vọng gì nữa không?
Thưa Bác, được gặp Bác, biết Bác khỏe, là điều sung sướng nhất, và ước mong cho miền Nam giải phóng để chị em phụ nữ và đồng bào miền Nam được đón Bác, đó là nguyện vọng duy nhất của tôi, cùng là nguyện vọng của mọi người ạ.
Bác quay sang các đại biểu trẻ, vui cười nói:
- Muốn Bác mạnh khỏe, muốn miền Nam giải phóng, thì phải ra sức thi đua.
Thế là tất cả chúng tôi đều hô to: "Bác Hồ muôn nǎm?" và cứ vây lấy Người, không muốn rời Người nửa bước.

Hôm ấy về nhà, tôi đem chuyện gặp Bác kể cho các cháu nghe, thuật lại lời dặn dò của Người cho chị em phụ nừ trong khu Hội phụ nữ Đấng Đa. Ai nấy đều vui mừng, nhất là các cháu chưa ngoan phải suy nghĩ nhiều. Tôi cũng lại nói cho mọi người ở khu phố tôi nghe. Lời kêu gọi thi đua của Bác đã được đǎng lại trên báo Đảng ngay ngày hôm sau "Trong lúc miền Nam chúng ta đang ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống mới thì phụ nữ ở phía bên kia sông Bến Hải đang cùng toàn thể đồng bào miền Nam anh dũng, hy sinh anh dũng chống đế quốc Mỹ cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Tôi đề nghị Đại hội hoan hô đồng bào miền Nam anh hùng và chúc đồng bào miền Nam giành nhiều thắng lợi hơn nữa! Chính vì chúng ta đang xây dựng trong hoàn cảnh hòa bình, còn đồng bào miền Nam đang phải ngày đêm chiến đấu nên nhân dân miền Bắc chúng ta cần phải thi đua mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt". Thế là thành một cao trào thi đua "vì miền Nam" trong các cháu. Các cháu vừa học vừa làm tǎng giờ lấy tiền mua sách, xây dựng tủ sách kết nghĩa với các bạn thiếu niên Huế, Sài Gòn, kết nghĩa anh em và góp tiền mua vũ khí ủng hộ đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ. Nhiều cháu đã trở thành những công nhân, cán bộ trong các cơ quan, xí nghiệp. Nhiều cháu đã lên đường giết giặc, như cháu Quách Vǎn Long cùng anh em bắn rơi máy bay Mỹ được Bác tặng huy hiệu.

Cháu Phạm Vǎn Phương, Nguyễn Vǎn ý lái xe cho bộ đội pháo binh, cháu Nguyễn Vǎn Thanh, Nguyễn Vǎn Thao là học sinh giỏi toàn huyện. Nhiều cháu đi học xa tận các nước đã về làm thợ, làm cán bộ như các cháu Hoàng Đình Nội, Cao Đắc Quý... các cháu cùng chúng tôi có chút ít thành tích nhỏ như vậy là nhờ công ơn dạy bảo của Bác, cửa Đảng. Và chính Bác là người dạy cho tôi tình yêu trẻ, cách giáo dục trẻ. Lúc sinh thời, người là "ông cụ trồng cây giỏi nhất nước". Và cũng vì yêu cây yêu người, Bác đã từng nói "Vì lợi ích mười nǎm trồng cây, vì lợi ích trǎm nǎm trồng người cho thế hệ mai sau.

Ghi sâu lời Di chúc của Bác "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết", tôi xin hứa trước anh linh Người còn được ngày nào, tôi ra sức làm việc "bằng hai" để cho miền Nam chóng được giải phóng và để Bác vui lòng nơi chín suối.

Những điều này đã được ghi lại từ 1969 - một ngày thu mưa sầu gió thảm lưu luyến tiễn Bác đi xa...

Cụ Lê Thị Hoan vẫn còn sống, nǎm nay gần 90 tuổi. Tuổi cao, sức yếu, mắt kém, cụ không còn đủ sức dạy bảo các cháu nữa. Nhưng đã có người thay thế cụ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ tiếp tay cùng cụ nhân hạt giống tình thương yêu của Bác gieo trồng khắp cả cánh đồng từ Bắc chí Nam. Cây tình thương yêu con trẻ của Bác Hồ mãi mãi lên xanh nay đã trở thành cây cổ thụ.
 

PhuongAnh

New Member
Ngày 2 tháng 9 – ngày hội lớn nhất,vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam​


Sáu mươi ba năm đã trôi qua, ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam.

Trong 4.000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang với những chiến công chói lọi chống xâm lược và chống ách thống trị của nước ngoài. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những trang sử vẻ vang, chói lọi nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.

Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình - Hà Nội, trước cuộc mít tinh của gần 1.000.000 người, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, tuyên bố với toàn thể nhân dân, với thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập và tự do ra đời. Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng một chân lý lịch sử:

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Tuyên ngôn độc lập vạch rõ đó là lẽ phải không ai chối cãi được. Lẽ phải đó được ghi trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và trong bản Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789. Các bản Tuyên ngôn ấy khẳng định quyền tự do, bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người.

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam không có quyền tự do, bình đẳng và không có quyền mưu cầu hạnh phúc. Khẩu hiệu vĩ đại “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng Pháp đã bị giai cấp tư sản phản bội khi chúng lên nắm chính quyền. Thực dân Pháp núp dưới chiêu bài của cách mạng Pháp để tiến hành cướp bóc các nước thuộc địa và tước đoạt độc lập, tự do của các dân tộc ấy.

Bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Từ mùa Thu năm 1940, nước ta trở thành thuộc địa của Nhật. Pháp hai lần quỳ gối đầu hàng Nhật, chịu làm tay sai cho Nhật đàn áp và bóc lột nhân dân ta. “Khi Nhật đầu hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập…đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam đã thành một nước tư do, độc lập. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập” Việt Nam tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

Tuyên ngôn độc lập kết thúc bằng một quyết tâm sắt đá, tiêu biểu cho ý chí của dân tộc Việt Nam : “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Ngày 2-9-1945 mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam, là ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất - ngày quốc khánh của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập và tự do ngày 2-9-1945, trước hết là thắng lợi của việc xây dựng một Đảng Mác-Lênin có đường lối đúng đắn, bảo đảm thông suốt và quán triệt đường lối đó trong thực tiễn chuẩn bị khởi nghĩa và khởi nghĩa, làm cho tổ chức Đảng có chất lượng cao, gọn nhẹ, trong sạch, vững mạnh và ăn sâu bám rễ trong quần chúng.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trước hết và chủ yếu là thắng lợi của đường lối chiến lược và sách lược của Đảng đúng đắn ngay từ đầu và không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn. Tính chất đúng đắn đó bắt nguồn từ chỗ Đảng đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, thấm nhuần nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, phân tích đúng đắn thực tế xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, kịp thời tổng kết kinh nghiệm dể rút ra những quy luật của cách mạng dân tộc dân chủ, trước hết là quy luật đấu tranh giành chính quyền. Đảng luôn luôn tìm mọi cách làm cho toàn bộ đường lối chiến lược và sách lược thông suốt đến từng đảng viên và quần chúng cách mạng. Đảng luôn luôn nêu cao ý chí kiên cường bất khuất, căm thù địch, nêu cao khí tiết người Cộng sản, lòng trung thành với cách mạng, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh. Với đường lối chính xác, với tổ chức khoa học và với công tác tư tưởng sắc bén, dù số lượng đảng viên chỉ có gần 5.000 người, Đảng đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và tính thời đại sâu sắc.

Giữ vững vai trò lãnh đạo; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tiến trình cách mạng, là điều kiện để cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên và giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn trong thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top