• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

PHÒNG MẠCH VÀ CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH!!!

PhuongAnh

New Member
Những món ăn chữa bệnh

Công việc căng thẳng, môi trường ô nhiễm... luôn khiến chúng ta mệt mỏi và dễ sinh ra bệnh tật. Một số thực phẩm nếu ăn đủ và đúng cách sẽ chữa được những chứng bệnh như trầm cảm, yếu sinh lý, tóc khô, da tái...

1. Yếu sinh lý

Nếu vì lý do nào đó mà chuyện ấy diễn ra không suôn sẻ do không thể cương cứng được thì bạn hãy thử một vài loại thức ăn giúp bạn lưu thông máu trong cơ thể tới nơi cần thiết. Hải sản rất có ích đối với bạn.

Vì chúng chứa axít béo omega-3, giúp hạ thấp cholesterol, từ đó giảm đông máu và tắc nghẽn động mạch. Hàu, đậu hạt lại giàu kẽm, khoáng chất; mà thiếu những chất này số lượng tinh trùng và cả ham muốn yêu đương đều suy giảm. Lúa mỳ lại chứa kẽm và vitamin B3 rất thiết yếu cho sự tổng hợp các hormone sinh dục.

2. Suy nhược cơ bắp

Thức ăn từ ngũ cốc hoặc yến mạch, rau có lá màu xanh thẫm, hoa quả giống cam quýt và tiêu ớt là những thứ bạn nên thử nếu thấy cơ bắp của mình rã rời và không còn cường tráng được như trước. Lý do là vì ngũ cốc hoặc yến mạch đều giàu vitamin B1, thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ bắp và sự phát triển của các khối cơ.

Rau xanh chứa Cali, giúp cân bằng nước trong cơ thể và có thể giảm được chứng chuột rút khi phải luyện tập căng thẳng. Để xây dựng xương sụn và cơ, cơ thể không thể thiếu Vitamin C trong cam quýt.

3. Thiếu năng lượng

Nên ăn thịt động vật, rau nhiều lá xanh thẫm, đậu quả và đậu hạt các loại và thịt gia cầm để tăng cường năng lượng bởi các thức ăn này giàu sắt, khoáng chất giúp các tế bào máu đưa oxy tới não và các mô trong cơ thể, tăng cường sự tỉnh táo.

Chậm chạp, mệt mỏi, thiếu máu và giảm sức đề kháng với stress, bệnh tật đều do thiếu sắt. Cũng nên ăn thêm thức ăn giàu Vitamin C như cam quýt để cơ thể dễ hấp thụ sắt.

4. Hay quên

Khi thấy dạo mày mình hay quên kể cả những việc nhỏ nhất thì bạn cần phải xem lại chế độ ăn uống của mình. Nên ăn súp lơ, lòng đỏ trứng, táo, lê, cải xanh, cà chua, tôm... Vì súp lơ và lòng đỏ trứng đều chứa choline, dưỡng chất giúp sản xuất acetylcholine, hoá chất không thể thiếu trong việc liên lạc giữa các tế bào não, tăng khả năng tập trung và trí nhớ của bạn.

Những loại thực phẩm giúp cải thiện trí nhớ

Táo, lê và cải xanh đều rất giàu boron, khoáng chất chịu trách nhiệm tăng cường tập trung và cải thiện sự kết hợp giữa tay, mắt với trí nhớ ngắn hạn. Còn cà chua, tôm là nguồn dồi dào các chất chống oxy hoá như Selenium và Lycopene, chất trung hoà các gốc tự do, những phân tử phá huỷ trong cơ thể có liên quan đến mất trí và suy thoái tâm lý.

5. Trầm cảm

Chỉ cần ăn gạo, mỳ và khoai lang thì bạn sẽ bớt được stress. Những loại carbonhydrate phức hợp này có chứa axit Amino tryptophan, giúp sản xuất các chất dẫn truyền não Serotomin (chất tạo sự hưng phấn và hạnh phúc) trong não.

6. Tóc khô, da tái

Đây là hậu quả của việc thiếu các Vitamin từ cà rốt, ớt vàng, trứng, sữa, quả hạnh nhân và các loại rau nhiều lá. Cà rốt và ớt vàng giàu vitamin A giúp duy trì cho làn da, tóc, răng khoẻ mạnh và còn chứa các thành phần chống oxy hoá quan trọng cho sự tăng trưởng của tế bào. Thiếu Vitamin A có thể dẫn tới mất tế bào sản xuất lubricant giữ cho da mềm và đàn hồi tốt.

Trứng, sữa và quả hạnh nhân lại giàu Vitamin B2, chất cần thiết cho tăng trưởng tế bào da mà nếu thiếu nó có thể dẫn tới nhiều thương tổn, sưng tấy trên da, đặc biệt quanh miệng, mí mắt. Sắt trong rau xanh cần thiết cho việc sản xuất các hồng cầu khoẻ mạnh mà nếu thiếu nó thì rụng tóc, da ngứa và móng tay giòn.

7. Tâm trạng không tốt


Rất nhiều vitamin và khoáng chất ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta có trong các loại thức ăn. Vì vậy bạn nên chú ý đến việc tăng cường thể chất và tinh thần bằng những bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thường xuyên thay đổi thực đơn với trứng, cá, salad rau chân vịt và cà chua... để tăng cường sự tự tin cho mình.
 

PhuongAnh

New Member
10 điều thú vị về cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người. Nó giúp mang lại trái tim khỏe mạnh, kích thích ham muốn cho giới nữ. Nhưng uống nhiều quá cũng không có lợi cho sức khỏe.

1. Có thể giết chết bạn:
Nhưng bạn cần phải uống liên tục 80 đến 100 cốc cà phê. Tất nhiên các chuyên gia không khuyên bạn điều đó.

2. Tốt cho tim: Một nghiên cứu tìm thấy người Mỹ lấy hầu hết các chất chống oxy hóa từ những cốc cà phê hằng ngày. 1-2 cốc mỗi ngày sẽ có lợi cho bạn. Nếu không thích đồ uống này, bạn có thể uống trà đen.

3. Thúc đẩy ham muốn tình dục cho phái nữ: Nghiên cứu trên chuột đã chứng tỏ điều đó. Nhưng ở con người, các chuyên gia cho biết cà phê chỉ có tác dụng tình dục đối với những người không uống thường xuyên.

4. Giúp giảm đau: Một lượng cà phê vừa phải tương đương 2 cốc - sẽ giảm những cơn đau cơ sau khi tập thể dục. Nhưng nó cũng chỉ có tác dụng trên những người không uống đều đặn.

5. Khiến bạn thức đêm: Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng bạn không nên uống trong vòng 6 tiếng trước khi đi ngủ.

6. Cà phê lọc caffein vẫn có caffein: Nếu bạn uống tới 5-10 cốc cà phê đã lọc caffein, thì bạn vẫn thu được lượng chất này như uống 2 cốc bình thường.

7. Việc lọc caffein phải sử dụng hóa chất: Hạt cà phê được hấp lên để chất caffeine phân hủy nổi lên bề mặt. Tại đó nó sẽ được loại bỏ bằng một chất hòa tan gọi là methylene chloride.

8. Caffein không phải thủ phạm gây đắng: Caffein không phải là chất gây đắng chủ yếu trong cà phê, thủ phạm chính là những chất chống oxy hóa.

9. Cà phê ngon phụ thuộc vào việc rang, sấy: Để có hương vị thơm ngon, tất cả phụ thuộc vào khâu rang và sấy. Trong khi rang, dầu có trong các hạt cà phê bắt đầu nổi lên ở nhiệt độ 200o C. Càng nhiều dầu, hương vị càng rõ nét. Cà phê thông thường sẽ đậm đặc hơn espresso hay cappuccino.

10. Do loài dê phát hiện ra: Một nghìn năm trước trên một ngọn núi ở châu Phi, một đàn dê đã khiến người chủ của chúng thức suốt đêm sau khi ăn những quả cà phê màu đỏ.

Người chăn dê đã mang thứ quả đó tới một số nhà sư. Từ đó, các nhà sư đã biến thứ quả này thành món đồ uống giúp họ có thể tỉnh táo trong những buổi cầu nguyện lâu dài.
 

PhuongAnh

New Member
Lưu ý khi dùng sữa chua

Sữa chua uống có bổ dưỡng? Nên ăn khi nào? Bà bầu ăn sữa chua có tốt?... Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia Trung Quốc:

1. Phân biệt rõ chủng loại

Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều các sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy hãy nên chọn lựa kĩ trước khi mua.

2. Dùng sau bữa ăn

Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ PH >= 5,4. Khi đói, độ PH trong dạ dày chỉ =< 2. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.

Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ PH có thể tăng lên từ 3 - 5. Đây là điều kiện lí tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

3. Súc miệng ngay sau khi ăn

Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy nên súc miệng ngay sau khi ăn.

4. Không nên dùng nóng

Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng, sữa chua sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

5. Không dùng chung với các loại thuốc khác

Các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

6. Phụ nữ mang thai không nên ăn sữa chua

Phụ nữ mang thai cần 1 lượng lớn canxi, nhưng lượng canxi trong sữa chua không nhiều. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phát triển thành chất đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt được 1 số vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của 1 số vi khuẩn có ích, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường và sự phát triển của thai nhi.
 

PhuongAnh

New Member
Bài thuốc từ bạch truật

Bạch truật là cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Thân thẳng, cao 0,30 - 0,80m, đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dưới thân hóa gỗ...

Phần dùng làm thuốc:


Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.

Tác dụng:


+ Trừ thấp, ích táo, hòa trung, ích khí, ôn trung, chỉ khát, an thai.

+ Bổ Tỳ, ích Vị, táo thấp, hòa trung.

+ Kiện Tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy, chỉ hãn, an thai.

+ Kiện Tỳ táo thấp.

Đơn thuốc kinh nghiệm:


+ Trị tim có cảm giác cứng như cái tô do ăn uống quá độ: Bạch truật 40g, Chỉ thực 7 trái, nước 5 thăng, sắc còn 3 thăng, chia làm ba lần uống.

+ Trị mặt xám hoặc loang lổ đen như trứng chim sẻ tàn nhang: Bạch truật tẩm giấm, sức hàng ngày.

+ Trị phong thấp ban chẩn ngứa ngáy: Bạch truật tán nhỏ uống mồi lần 1 thìa với rượu, ngày hai lần.

+ Trị mồ hôi tự chảy không cầm: Bạch truật tán bột, mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày uống hai lần.

+ Trị bứt rứt, bồn chồn ở ngực: Bạch truật tán bột, mỗi lần dùng một thìa cà phê (4g), uống với nước.

+ Trị trúng phong cấm khẩu, bất tỉnh nhân sự: Bạch truật 160g, rượu 3 thăng, sắc còn một thăng, uống hết để ra mồ hôi.

+ Trị đột nhiên xây xẩm chóng mặt hơn một buổi mà không bớt, người ốm, suy nhược, ăn uống không có mùi vị, thích ăn đất vàng: Bạch truật 1,8kg, đâm nát, rây nhỏ, trộn với rượu làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, ngày 3 lần. Cữ ăn rau cải thìa, đào, mận, thanh ngư.

+ Trị phụ nữ da thịt nóng vì huyết hư, trẻ nhỏ nóng hâm hấp do Tỳ hư: Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược mỗi thứ 40g, Cam thảo 20g, tán bột, sắc với Táo và Gừng.

+ Trị bỉ khối, làm mạnh Vị, uống lâu ngày làm cho ăn uống tiêu hóa khỏi đình trệ: Bạch truật 40g, Hoàng bá (sao khử thổ), Chỉ thiệt (sao cám) đều 40g. Táùn bột, lấy lá Sen gói lại nấu chín với cơm nếp đâm nhỏ làm viên bằng hạt Ngô đồng lần uống 50 viên với nước sôi. Nếu có khí trệ, thêm Quất bì 40g, có hỏa thêm Hoàng liên 40g, có đàm thêm Bán hạ 40g, có hàn thêm Càn khương 20g, Mộc hương 12g, có thực tích thêm Thần khúc, Mạch nha mỗi thứ 20g.

+ Trị tiêu chảy, lỵ lâu ngày: Bạch truật loại tốt 6,4kg, xắt lát bỏ vào nồi sành ngập nước 2 tấc 3, đun lửa vừa sắc còn nửa chén, lấy nước đổ riêng ra nồi khác, còn bã sắc lại, làm vậy 3 lần, rồi lấy những nước đã sắc trộn lại cô thành cao trong nồi 1 đêm, khử nước trong ở trên, lấy cao đọng dưới, cất dùng, uống lần 1-2 thìa (5-10ml) với mật ong.

+ Trị các loại Tỳ Vị bị hư tổn: Bạch truật 640g, Nhân sâm 160g, ngâm với nước trường lưu thủy một đêm rồi nấu với củi dâu lửa liu riu thành cao, khi dùng hòa với mật ong.

+ Trị có cảm giác như có nước dưới tim: Bạch truật 120g, Trạch tả 200g, nước 3 thăng, sắc còn một thăng rưỡi, chia làm ba lần uống.

+ Trị ngũ ẩm tửu tích: Bạch truật 640g, Gừng khô (sao), Quế tâm, mỗi thứ 320g, tán bột, trộn mật, làm viên bằng hạt ngô đồng,uống ngày 20-30 viên với nước ấm.

+ Trị tay chân phù thũng: Bạch truật 120g,Mỗi lần dùng 20g, thêm 3 trái táo, sắc với một chén rưỡi nước còn chín phân uống nóng, ngày 3-4 lần.

+ Trị sản hậu trúng hàn, lạnh toát cả người, cấm khẩu bất tỉnh: Bạch truật 40g, Trạch tả 40g, gừng sống 20g, sắc với một chén nước, uống.

+ Trị Tỳ hư, ra mồ hôi trộm: Bạch truật 160g, xắt lát, dùng 40g sao với Mẫu lệ, 40g sao với Thạch hộc, 40g sao với cám gạo miến, xong chỉ lấy Truật tán bột, mỗi lần uống 12g với nước cơm, ngày 3 lần.

+ Trị ra mồ hôi do hư (chung cho cả trẻ em lẫn người lớn): Bạch truật 20g, Tiểu mạch 12g, sao khô, bỏ Tiểu mạch, lấy Bạch truật tán bột, mỗi lần uống 4g trộn với nước Hoàng kỳ sắc.

+ Trị sản hậu bị nôn mửa: Bạch truật 48g, Gừng sống 60g, rượu và nước mỗi thứ hai thăng, sắc còn một thăng, chia làm 3 lần uống.

+ Trị Tỳ hư đầy trướng, tỳ khí bất hòa, hàn khí ngưng trệ bên trong làm trở ngại lưu thông: Bạch truật 80g, Quất bì 160g, tán bột, hồ với rượu làm viên bằng hạt ngô đồng, uống 30 viên với nước sắc Mộc hương, trước khi ăn.

+ Trị Tỳ hư, tiêu chảy: Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Can khương 8g, Đản sâm 12g.

+ Trị Tỳ hư, tiêu chảy: Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g. Sắc nước uống hoặc tán bột làm hoàn.

+ Trị Tỳ hư, tiêu chảy: Bạch truật, Bạch thược dược đều 40g, tán bột, trộn với nước cơm làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên ngày 2 lần, mùa đông uống với nước sắc Nhục đậu khấu.

+ Trị tiêu chảy do thấp thử: Bạch truật, Xa tiền tử hai vị bằng nhau, sao, tán bột, uống 8 đến 12g với nước.

+ Trị tiêu ra máu đến nỗi sắc mặt vàng úa, trĩ, trực trường sa lâu ngày không bớt: Bạch truật 640g,sao với Hoàng thổ, tán bột. Can địa hoàng 320g, hấp cơm, nghiền nát, cho vào tí rượu, trộn với thuốc bột làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 15 viên với nước cơm, ngày 3 lần.

+ Trị thai động không yên: Bạch truật, Chỉ xác (sao cám), hai vị bằng nhau, trộn với nước cơm làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi tháng uống một lần 30 viên với nước nóng, trước khi ăn.

+ Trị răng đau lâu ngày: Bạch truật sắc lấy nước, ngậm, khi lành thì thôi.

+ Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Lý Kính Thanh dùng: Bạch truật (sao với đất), Sơn dược (sao với miến), mỗi thứ 200g, vỏ cây táo (sao vàng), Xa tiền tử (sao muối), mỗi thứ 150g, tán bột mịn. Trẻ em dưới 1 tuổi: 0,5-1g/lần, 2-3 tuổi: 2-3g, 4-6 tuổi: 3-4g. Ngày uống 3 lần, trước khi ăn. Trong thời gian uống thuốc không cho ăn chất sống lạnh, dầu, mỡ. Chứng lỵ cấp sau khi đã ổn định dùng bài này uống tốt. Đã trị 320 trường hợp tiêu chảy kéo dài, khỏi 259, tốt 56, không kết quả 05.

+ Trị mồ hôi ra do khí hư: Bạch truật 12g, Mẫu lệ 24g, Phòng phong 12g. Sắc uống hoặc tán bột uống.

+ Trị mồ hôi ra do khí hư: Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 12g, Phù tiểu mạch 20g. Sắc uống.

+ Trị bệnh về Gan: dùng Bạch truật.

+ Trị xơ gan cổ trướng: dùng 30-60g.

+ Trị gan viêm mạn: dùng 15-30g.

+ Trị ung thư gan: dùng 60-100g.

Nếu do Tỳ hư, thấp, dùng loại Tiêu Bạch truật - Âm hư dùng loại sinh Bạch truật. Tùy bệnh chứng mà gia giảm, có hiệu quả nhất định.

+ Trị phụ nữ có thai bị phù: Bạch truật 12g, Đại phúc bì 12g, Địa cốt bì 12g, Ngũ gia bì 12g, Phục linh 20g, Sinh khương bì 12g.

+ Trị chứng huyễn vựng nội nhĩ, chóng mặt do rối loạn tiền đình (Hội chứng Ménière): Bạch Liên Chương dùng Bạch truật (sao miến), Trạch tả, Ý dĩ (sao), mỗi thứ 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Phòng trị chứng huyễn vựng nội nhĩ có kết quả tốt.
 

PhuongAnh

New Member
Ớt - Thuốc mang vị cay

Ớt không chỉ trang trí và làm gia vị cho bữa ăn mà còn là vị thuốc quý chăm sóc sức khỏe gia đình. Tính cay và nóng của ớt có tác dụng chữa đau bụng, tiêu hóa kém.

Vì vậy, mùa đông, thời tiết giá lạnh, bạn cần bổ sung thêm cho bữa ăn nhiều gia vị cay nóng như ớt, tỏi, tiêu... nhưng không nên ăn quá nhiều, dễ dẫn đến khí dương uất kết, hóa nhiệt.

Ớt không chỉ mang lại vị cay mà còn làm tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn... Trong chốn phòng the, ớt là thần dược cho quý ông, nhưng lại làm giảm ham muốn ở nữ giới. Các quý ông đau khổ vì chứng hói tóc có thể xoa rượu ớt này lên vùng da đó để kích thích mọc tóc.

Ớt ngâm rượu với tỷ lệ 1 phần ớt tươi, 2 phần rượu, dùng để xoa bóp chữa đau lưng, thấp khớp.

Ớt và các loại rau củ như cải bó xôi, cà rốt, hoa lơ, đậu Hà Lan, cà chua, cải xanh, rau cần, hành, hẹ, các loại lạc, đậu... là những thức ăn bổ dưỡng cho não.

Ớt chứa các hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa nguy cơ tai biến tim mạch.

Nghiên cứu cũng cho thấy ớt cũng có tác dụng giảm đau. Những người bị ung thư, đau nhức xương cốt có thể đỡ đau nếu ăn mỗi ngày một chút ớt tươi.

Giã nát ớt tươi, chắt lấy nước pha vào nước lọc để súc miệng có thể giảm khản giọng.

Các loại ớt


Ớt xanh: Trong các loại ớt, ớt xanh ít cay nhất. Vì thế, người Nam Phi, Hàn Quốc thường nhai sống những quả ớt xanh để tăng gia vị cho bữa ăn. Nhưng đừng thử cách này với các loại ớt khác nếu không muốn sở hữu một đôi môi sưng vều.

Ớt sừng trâu:
Bạn có thể bổ dọc hoặc ngang trái ớt, tùy theo cách chế biến, nhưng phải bỏ hết hạt.

Ớt hiểm xanh: Nên cho ớt hiểm xanh ngay từ khi đang chế biến món ăn để vị cay của ớt tiết ra hết.

Ớt chỉ thiên: Cay nhất trong các loại ớt.
 

PhuongAnh

New Member
Quả đu đủ có lợi như thế nào?

Đu đủ luôn là món ăn nên thuốc nhờ một nhóm hoạt chất đặc hiệu: men papain! Cũng như sinh tố và khoáng tố, men còn có tên là diếu tố, là hoạt chất tuy không cần phải có hàm lượng cao nhưng giữ vai trò tối cần thiết cho sự sống vì đóng vai mấu chốt trong vô số phản ứng biến dưỡng.

Nói cách khác, thiếu men thì cơ thể nếu chưa bệnh dễ bị bệnh, nếu đã bệnh thì khó lành. Hơn thế nữa, nhờ tác dụng giúp phát hiện mầm bệnh ngoại lai của men mà hệ thống kháng bệnh giữ được tính chính xác và bén nhọn, cụ thể là khả năng truy lùng và huỷ diệt của bạch cầu và thực bào. Điều đáng tiếc là khả năng tổng hợp diếu tố của cơ thể giảm dần theo tuổi đời. Đó là lý do tại sao nhiều loại bệnh bội nhiễm, thoái hoá, ác tính... dễ phát tán ở người cao tuổi.

Trên cơ sở vừa phân tích, thầy thuốc đã ứng dụng men trong quy trình điều trị nhiều bệnh nghiêm trọng. Một trong số đó chính là men papain trong đu đủ. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên vừa qua cho thấy papain có công năng.

Giảm đau cũng như hỗ trợ tác dụng của nhiều loại thuốc giảm đau.

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Thu ngắn thời gian hoành hành của bệnh nhiễm siêu vi, như cảm cúm, lở môi do herpes.

Gia tốc tiến trình hồi phục của mô mềm trong trường hợp bị chấn thương.

Bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trước độc chất từ môi trường ô nhiễm.

Rút ngắn thời gian làm lành vết thương trong vùng hầu họng

Cải thiện tuần hoàn ngoại biên bằng cách ổn định độ loãng của máu.

Nhờ các tác dụng nêu trên mà men papain đã từ nhiều thập niên là nhân tố quan trọng trong phác đồ điều trị các bệnh chứng như:

Viêm xoang, viêm nướu, viêm nha chu, viêm bạch hạnh nhân, viêm họng hạt, viêm thanh quản...

Viêm tĩnh mạch, trĩ, viêm mạch tân dịch.

Viêm khớp, viêm gân cơ, chấn thương phần mềm.

Bệnh tự miễn, bệnh dị ứng, ung thư.

Đu đủ, bên cạnh men papain, còn có nhiều hoạt chất thiên nhiên khác, như tiền sinh tố A, sinh tố E...

Thầy thuốc ở Áo và Đức sau khi đúc kết dữ liệu nghiên cứu qua nhiều vận hội, đã không ngần ngại xếp loại men papain vào vị trí hàng đầu trên danh mục các loại thuốc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho vận động viên.

Theo họ, papain không những hữu dụng trong các trường hợp bong gân, trật khớp nhờ tác dụng kháng viêm giảm đau cục bộ, mà còn có khả năng tăng cường sức chịu đựng trước va chạm khó tránh trong lúc thi đấu. Dược phẩm có papain, dưới dạng dùng ngoài cũng như thuốc, nhờ đó đã từ lâu có mặt thường xuyên trong hành lý của nhiều vận động viên ở phương Tây.

Thuốc có papain bên cạnh tác dụng nhanh còn có thêm lợi điểm là dễ được dung nạp và hầu như không có phản ứng phụ.

Dược phẩm chứa papain, tuy có lợi hơn về mặt hàm lượng, nhưng nếu so sánh với miếng đu đủ ướp lạnh thì lại kém xa, tối thiểu ở hai điểm:

Đu đủ, bên cạnh men papain, còn có nhiều hoạt chất thiên nhiên khác, như tiền sinh tố A, sinh tố E...

Đu đủ thường ngon hơn viên thuốc. Với thói quen "đứng núi này trông núi nọ" nhiều người vẫn tưởng phải có thuốc chi phức tạp tốn kém mới mong ngừa bệnh. Uổng ghê! Muốn thừa sức kháng bệnh có khó gì đâu nếu đừng quên loại trái có tên rất hiền hoà, nghe rất khiêm tốn: trái đu đủ!
 

PhuongAnh

New Member
Dấu hiệu bệnh từ bàn chân

Một số thay đổi khác thường xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh như: bệnh tim, thận, gan, xơ động mạch hay như bệnh tiểu đường...

Với người trưởng thành, đau gót chân là rối loạn thường thấy nhất của bàn chân. Ðau xảy ra khi vận động hoặc làm các công việc hàng ngày.

Xương gót chân là xương lớn nhất của bàn chân đồng thời cũng là phần đầu tiên tiếp xúc với mặt đất khi ta bước đi.

Ðau gót chân thường thấy ở người ngoài 40 tuổi, hoạt động nhiều. Ở tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt. Đa số các trường hợp đau gót chân đều tự nhiên khỏi. Vật lý trị liệu cũng là phương thức trị liệu tốt. Rất ít trường hợp phải giải phẫu vì đau gót chân.

Nếu đi giày quá chật, gót quá cao có thể bị sưng các mô bào chung quanh ngón chân cái. Ngón chân cái, thay vì hướng thẳng về phía trước, lại vẹo về phía ngón chân thứ hai. Mô bào sẽ mọc phủ lên mấu xương nhô ra để bảo vệ ngón chân lệch chỗ. Qua sự cọ xát với giày, lớp mô này càng ngày càng dày lên, gồ ghề, viêm và gây cảm giác đau. Hình dạng bàn chân cũng thay đổi và không vừa với giày. Lâu ngày, bệnh gây khó khăn cho sự đi đứng nếu không điều trị.

Ðiều trị không làm giảm sưng, nhưng có thể tránh sưng trở nên trầm trọng và để giảm đau. Có thể mang một loại giày đặc biệt bằng da mềm, phần đầu rộng rãi để ngón chân khỏi ép vào nhau, gót thấp để giảm áp lực lên ngón chân.

Nếu đi giày quá chật, một dây thần kinh ở bàn chân có thể bị kẹp giữa hai ngón chân thứ ba và thứ tư, bóp các xương vào với nhau. Lâu ngày, dây thần kinh đó phản ứng lại bằng cách tạo ra một cục u, gây ra đau. Cảm giác đau lan cả xuống các ngón chân.

Đi giày chật còn tạo ra chai, là một vùng da ở trên hoặc giữa hai ngón chân dày cứng lên, các ngón chân ép với nhau hoặc cọ xát với giày. Ngón chân cái và ngón thứ 5 thường hay bị chai. Chai cũng thấy ở gót chân.

Ngâm chân vào nước ấm cho tới khi chai mềm, rồi dùng hòn đá riêng có bán ở tiệm để mài chai cho mòn đi. Sau đó mang miếng đệm để giảm sức đè vào da. Nếu chai quá dày và gây đau, khó khăn khi đi lại, nên tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Chăm sóc bàn chân

Những người hay đi giày, loại không phải bằng da, bàn chân đổ mồ hôi, nóng và bí hơi tạo ra môi trường tốt cho những loại nấm gây bệnh. Nấm thông thường tấn công bàn chân thuộc nhóm trichophyton. Bàn chân luôn luôn ngứa ngáy khó chịu với các mụn nước, da tróc, nứt nẻ, mùi hôi.

Để hạn chế điều này, cần thay tất thường xuyên. Không nên mang một đôi giày mấy ngày liên tiếp, để giày khô bớt độ ẩm. Không nên đi chân đất nơi công cộng, để tránh lây truyền nấm cho người khác nếu họ cũng đi chân không.

Với những người hay đi chân đất, nhất là ở những nơi ẩm thấp, hay bị mụn cóc ở lòng bàn chân và do một loại virus gây ra. Virus có ở nơi ẩm ướt, như cạnh hồ bơi, người nhiễm phải khi đi chân đất. Thường thường mụn cóc trên da ở các nơi khác mọc ra ngoài, nhưng ở bàn chân lại mọc sâu vào trong, vì sức nặng cơ thể đè lên bàn chân. Do đó, cảm giác đau mạnh mẽ hơn khi đi đứng.

Mụn cóc bàn chân hơi khó chữa. Thuốc bôi acid salycilic có thể hủy hoại mụn cóc. Bác sĩ cũng có thể chích vài loại thuốc vào mụn cóc, làm đông cứng mụn với dung dịch nitrogen, hoặc cắt mụn cóc với tia laser, tiểu phẫu.

Báo hiệu nhiều bệnh nguy hiểm

Đôi bàn chân nếu không được chăm sóc đúng mức sẽ gây nhiều phiền toái như đã nêu trên. Hơn nữa, một số thay đổi khác xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh tổng quát. Chẳng hạn:

- Sưng phù một bàn chân có thể là do huyết cục tĩnh mạch nằm sâu hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết.

- Sưng phù hai bàn chân trong bệnh tim, thận, gan.

- Ngón chân hai bên tái xanh trong bệnh Raynaud vì co thắt hoặc vữa xơ động mạch.

- Ðau bàn chân khi nghỉ hoặc nâng cao, bớt đau khi hạ thấp trong giai đoạn cuối của bệnh động mạch.

- Bàn chân đau với cảm giác tê tê do bệnh của dây thần kinh ngoại vi như trong trường hợp bệnh tiểu đường.

- Ðầu ngón chân và cổ chân đau, nóng và đỏ trong bệnh thống phong (gout)...

Bạn có thể tới để tham khảo, điều trị khi có khó khăn của bàn chân ở bác sĩ y khoa chuyên ngành xương (orthopedic surgeon), là bác sĩ y khoa có huấn luyện chuyên môn thêm về các bệnh xương khớp - cơ bắp. Vị bác sĩ này cũng khám chữa các bệnh về xương ở chân hoặc bác sĩ chuyên về chân (podiatrist) được huấn luyện về khám xét định bệnh, điều trị và phòng ngừa các bệnh của bàn chân, có thể làm giải phẫu, làm giày đặc biệt cho người bệnh.

Hai bàn chân tuy bé nhỏ nhưng công dụng cho cơ thể rất nhiều. Chúng cần được chăm sóc chu đáo để luôn luôn trong tình trạng tốt lành. Bàn chân cần khoảng trống để thở. Chúng không thích bị gò bó, ép sát với nhau trong đôi giày kiểu cọ hợp thời trang nhưng không thoải mái cho chúng. Chúng cũng cần được rửa sạch mỗi ngày, được mang đôi tất mềm, khô sạch, để nấm độc không quấy rầy.
 

CongNam

New Member
Chà chị PA sợ anh em trên PDA bị bệnh nên mở chủ đề này đấy hả.
 

Anhtoitb

New Member
Các bài thuốc chữa bệnh về tiểu tiện

Để chữa chứng tiểu tiện quá nhiều lần trong ngày, bạn có thể nấu cháo đại tràng lợn và thận lợn để ăn; hoặc lấy gan lợn, đỗ đen, gạo nếp, nấu chín lên ăn. Món phổi dê luộc cũng tốt cho bệnh này.

Chữa bí tiểu


Rửa sạch khoai tây, ép hoặc giã, vắt lấy nước, nấu sôi nước đó lên uống ngày 2 lần, mỗi lần nửa cốc.

Chế biến hành tây thành món ăn hằng ngày. Món này còn chữa chứng thủy thùng do viêm thận. Chất meletin trong hành tây có tác dụng lợi tiểu.

Xa tiền tử 15 g, lá cây vầu 9 g, lá sen 1/3 tàu, nấu lấy nước uống thay nước trà.

Vỏ hạt đỗ xanh nấu lấy nước uống.

Giá đỗ xanh 500 g rửa sạch ép lấy nước, hòa với đường trắng uống. Chủ trị bí tiểu tiện, tiểu tiện bỏng rát, buốt.

Vỏ quả đậu ván nấu lấy nước uống ngày 3 lần mỗi lần 1 cốc.

Lấy mấy nhánh tỏi tươi bóc bỏ võ, rửa sạch, thái mỏng giã ép lấy nước, nhỏ vào đầu dương vật hoặc miệng âm hộ. Chủ trị tiểu tiện khó khăn hoặc không tiểu tiện được sau khi phẫu thuật. Nếu nhỏ 1 lần không khỏi, có thể nhỏ lần thứ 2 trong ngày.

Tiểu tiện ra máu


Vỏ lụa của nhân lạc (loại càng đỏ sẫm càng tốt) nấu lấy nước uống hoặc rang khô nghiền thành bột, uống với nước sôi để ấm.

Lá cây cà già (loại cà pháo, cà bát...) khô, rang khô nghiền thành bột uống với chút muối pha loãng, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10 g bột lá cà.

Đái dầm, tiểu són, tiểu không tự chủ

Ngũ bội tử 3-6 g, nấu lấy nước, cô đặc thành dạng hồ vữa, đắp vào rốn băng lại, làm liền một tuần như vậy.

Táo tàu 10-15 quả ăn vào lúc sáng sóm, 15-20 quả ăn vào trước lúc đi ngủ.

10-20 g rượu trắng hòa với cùng lượng đường đỏ để uống trước khi đi ngủ, uống liền nửa tháng.

Lòng gà khỏe mạnh một bộ làm sạch, nấu với một chút rượu và nước để ăn.

Lòng gà trống làm sạch, rang khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 5 g, uống với nước cơm hoặc nước cháo.

Rửa sạch quả trứng gà, đục một lỗ ở vỏ, nhét 5 hạt hồ tiêu trắng vào, hấp chín trứng để ăn. Từ 5 tuổi trở xuống mỗi lần ăn một quả trứng làm như vậy, từ trên 5 tuổi mỗi lần ăn 2 quả vào buổi tối. Ăn liền một tuần.

Thịt chó 100 g thái nhỏ, nấu với 50 g đỗ tương cho chín dừ, cho gia vị vào ăn, ăn cách ngày, liền 6 lần.

Vitamin E, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 50 mg, uống liền 1 tháng. Chủ trị di niệu (đái dầm, tiểu són, tiểu không tự chủ) trẻ em.

Trước khi đi ngủ hằng ngày, uống 1 thìa mật ong, uống liền đến khi khỏi. Chủ trị di niệu trẻ em.
 

Anhtoitb

New Member
Chữa bệnh giời leo bằng đông y

Zona là tên bệnh theo y học hiện đại, tên gọi dân gian là giời leo, là một bệnh cấp tính thuộc hệ thần kinh trung ương. Bệnh do virut Vancella Zoster - một loại virut ái tính thần kinh nhiễm vào hạch của các rễ sẽ gây đau dây thần kinh rồi phát thành ban, nổi nốt phỏng nước cấp tính, kèm theo triệu chứng đau rát như bỏng lửa.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ, thường gặp ở người trưởng thành và chỉ mắc một lần. Thời gian ủ bệnh từ 5 - 7 ngày. Người bệnh có triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu. Giai đoạn khởi phát thường sốt, rét run, nhức đầu khó chịu, rối loạn tiêu hóa đau như bị phóng hỏa, đau dây thần kinh. Giai đoạn toàn phát, phát ban nổi nốt phỏng khu vực vùng rễ thần kinh rồi mụn nước xuất hiện trên nền da màu hồng thành từng chùm kích thước thay đổi đường kính từ vài ba cm đến 10cm.

Sau vài giờ thì nổi nốt phỏng trong và đến ngày thứ ba thì đục và khô lại. Có khi những mụn nước gom lại thành bỏng nước, sau đó hóa mủ, vỡ ra, đóng vảy. Các nơi bị phát ban nổi nốt phỏng đỏ, đau dữ dội, kéo dài, nhất là ở người lớn tuổi. Cảm giác và vị trí đau nhức tùy theo nơi, nhánh thần kinh bị tổn thương và chỉ ở một bên cơ thể, rất hiếm khi bệnh xuất hiện ở hai bên.

Bệnh tiến triển khoảng 2 - 3 tuần tùy theo sức đề kháng của người bệnh và vị trí tổn thương, càng trẻ diễn tiến càng nhanh, nhẹ và tự khỏi. Bệnh nặng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như bị mù nếu tổn thương dây thần kinh thị giác, liệt mặt, mất vị giác khi tổn thương dây thần kinh mặt... Vết thương tổn sẽ để lại sẹo tròn bạc màu, sắp xếp từng đám và dần dần màu da sẽ trở lại bình thường. Người bệnh lớn tuổi nhất là người già thường sau khi hết các triệu chứng vẫn cảm thấy đau nhức rất nhiều ở các sẹo của bệnh, tạo nên chứng sau zona.

Đông y coi zona thuộc chứng đơn hoặc chứng “sang” và cho rằng bệnh là do can, đởm có phong nhiệt hoặc có thấp nhiệt ở bên trong xuất ra ngoài da gây nên. Một nguyên nhân nữa là do độc tà ứ trệ, kinh mạch không thông khiến cho khí trệ huyết ngưng gây đau như kim châm liên tục. Để điều trị bệnh này Đông y dùng phương pháp thanh nhiệt, giải độc.

Một số bài thuốc thường dùng theo thể bệnh:

Thể thấp nhiệt: Vùng tổn thương màu đỏ, mụn nước tụ lại, chất nước trong vỡ ra hoặc lở loét đau nhức ấn vào đầy trướng, mạch nhu sác hoặc hoạt sác, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng bệu hoặc vàng bệu, phải thanh hóa thấp nhiệt, lương huyết, giải độc.

Dùng bài Ý dĩ nhân, xích đậu thang gia giảm: Ý dĩ nhân 15g, đậu đỏ 15g, phục linh bì 12g, kim ngân hoa 12g, địa phu tử 12g, sinh địa 12g, xa tiền tử 10g, xa tiền thảo 10g, xích thược 10g, mã xỉ hiện (rau sam) 10g, cam thảo 6g, hoắc hương 9g, bội lan 9g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do nhiệt độc: Vùng tổn thương màu đỏ, có thể có nốt ban có nước mọc gom lại một chỗ hoặc giống như dải khăn, người bệnh cảm thấy nóng rát, đêm không ngủ được, họng khô, miệng đắng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch huyền, sác.

Phép trị: Thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, giảm đau.

Dùng bài Đại thanh liên kiều thang gia giảm: Đại thanh diệp 9g, huyền sâm 9g, quán chúng 9g, hoàng cầm 9g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, sinh địa 12g, mã xỉ hiện 15g, đơn bì sao 6g, xích thược 6g, lục đậu 15 - 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do khí trệ huyết ngưng: Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, sau khi vết thương đã lành, còn rất đau, đêm không ngủ được, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ hoặc đỏ tối, rêu lưỡi ít hoặc rêu trắng nhạt, mạch tế, sáp.

Phép trị: Thư can, lý khí thông lạc giảm đau.

Dùng bài Kim linh tử tán gia giảm: Kim linh tử 9g, uất kim 9g, tử thảo căn 9g, huyền hồ sách 6 - 9g, sài hồ (tẩm giấm) 6g, thanh bì 6g, bạch thược sao 12g, đương quy 12g, ty qua lạc (xơ mướp) 10g. Sắc uống ngày một thang.

Thể can kinh uất nhiệt: Có nốt ban đỏ, có nước, mặt căng bóng, đau như lửa đốt, họng khô miệng khát, người bứt rứt khó chịu, dễ nổi nóng, ăn không ngon, táo bón, nước tiểu vàng đậm, rêu lưỡi vàng, mạch huyền, hoạt, sác.

Phép trị: Phải thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giảm đau.

Dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: Long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 16g, trạch tả 12g, mộc thông 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, cam thảo 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang.

Nếu bệnh ở vùng đầu mặt thêm cúc hoa 12g, ở vai và tay gia khương hoạt 12g, khương hoàng 10g, ở chi dưới thêm ngưu tất 12g, độc hoạt 12g. Trường hợp huyết nhiệt thêm bạch mao căn 12g, đan bì 12g. Nếu bội nhiễm, nhiệt độc thịnh thêm kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, thạch cao 10g. Táo bón thêm đại hoàng 8g. Nếu đau nhiều thêm huyền hồ 12g, xuyên luyện tử 10g. Người già, sức yếu gia phòng đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g.

Thể tỳ hư, thấp trệ: Sắc ban chẩn không tươi, mụn nước dày có thủy bào lớn, loét chảy nước thì đau nhẹ hơn, miệng khô khát, chán ăn, bụng đầy, phân lỏng, lưỡi bệu, sắc nhợt, rêu trắng dầy hoặc nhầy, mạch trầm, hoạt.

Dùng Bài trừ thấp vị linh lang để kiện tỳ, trừ thấp, giải độc: Dùng thương truật 16g, hậu phác 16g, trần bì 12g, bạch truật 16g, bạch linh 16g, trạch tả 12g, trư linh 12g, cam thảo 6g, nhục quế 4g, sinh khương 4g, khương hoạt 12g, đại táo 10g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, huyền hồ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể khí trệ huyết ứ: Nốt phỏng sắc tối, đau liên tục, môi thâm, móng tay xanh, chân tay lạnh, mệt mỏi, da đã lành mà vẫn đau. Lưỡi có điểm ứ huyết hoặc tím.

Phép trị: Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, giảm đau, giải độc.

Dùng bài Huyết phủ trục ứ thang: Đương quy 18g, sinh địa 18g, đào nhân 16g, hồng hoa 10g, chỉ xác 12g, xích thược 12g, sài hồ 6g, cam thảo 6g, cát cánh 8g, xuyên khung 6g, ngưu tất 18g. Trường hợp đau nhiều thêm huyền hồ 10g, nhũ hương 10g, một dược 10g, đan sâm 12g, táo bón thêm đại hoàng 10g.

Người già sức yếu thêm đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g. Bệnh ở vùng đầu, mặt thêm ngưu bàng tử 10g, dã cúc hoa 12g, thạch quyết minh 10g, ở vùng sườn ngực thêm qua lâu nhân 12g.

(Theo HNM)​
 

Anhtoitb

New Member
Món ăn giảm khó chịu trong ngày "đèn đỏ"

Ngày thấy tháng là thời điểm "đen tối" đối với nhiều phụ nữ bởi cảm giác đau bụng, đau ngực, mệt mỏi... Một số món ăn có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này như chè đậu xanh, canh thịt, cháo ý dĩ, ngải cứu...

Cháo ý dĩ, ngải cứu

Ngải cứu tươi 20 g, ý dĩ 40 g, độc hoạt 15 g, gạo tám thơm 70 g, đường đỏ, nước đủ dùng. Các thứ trên (trừ gạo) rửa sạch cho vào nồi hầm khoảng 30 phút, rồi chắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào hầm thành cháo, cho đường đỏ vào khi cháo đã chín. Ăn trong những ngày có kinh. Món ăn này có thể chữa bệnh đau bụng hay mệt mỏi khi hành kinh, kinh thưa, ít.

Chè đậu xanh

Đậu xanh đã bỏ vỏ 150 g, đường trắng và nước đủ dùng. Nấu nhừ đậu xanh rồi cho đường trắng vào đánh kỹ. Nên ăn trước khi bị hành kinh 3 ngày và ăn liên tục trong 10 ngày. Món ăn này có công dụng giải nhiệt, giảm đau, chữa đau đầu khi bị kinh nguyệt.

Canh thịt lợn và hạ khô thảo

Thịt thăn lợn 60 g, hạ khô thảo 15 g, nước đủ dùng. Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng, cho cùng với hạ khô thảo, nước vào nồi nấu chín mềm, nêm gia vị, dùng nóng. Ăn cả nước và cái. Nên ăn trước mỗi kỳ kinh, liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày một lần. Món ăn này có công dụng giảm đau nhức mỗi khi hành kinh.

(Theo SK&ĐS)​
 

Anhtoitb

New Member
Món ăn chống mệt mỏi trong mùa hè

Phương pháp điều trị và dưỡng sinh giúp sức khỏe tốt trong mùa hè là lấy thanh nhiệt, giải thử trừ thấp, có thể dùng các đồ ăn và loại thuốc có tác dụng thanh giải trừ nhiệt như dưa hấu, bí đao, canh đậu xanh, hà diệp, ngân hoa, hoắc hương, mai chua, rau má, bạc hà. Về động vật nên ăn thịt vịt, cua, sò, hến, ốc...

Mùa hè nóng nực nên chú ý nghỉ ngơi, không nên lao lực quá độ, không nên phơi nắng quá nhiều. Sau khi ra mồ hôi nên kịp thời thay quần áo, không nên quá ham mát lạnh, ăn uống nhiều các đồ lạnh sống, ẩm thực nên thanh đạm, dễ tiêu hóa, không nên quá nhiều cá, thịt, và đồ cay nóng.

Đồ uống

Nước dưa hấu ngân hoa: Vỏ dưa hấu loại vỏ xanh 200g, kim ngân hoa 9g, đường trắng 30g. Rửa sạch vỏ dưa hấu, cắt nhỏ, rửa sạch kim ngân hoa. Bỏ vỏ dưa hấu và ngân hoa vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa sắc 30 phút. Dùng vải xô lọc bã lấy nước, cho đường vào đợi nguội uống. Uống nhiều lần.

Có tác dụng: Khu thử sinh tân, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Phòng chữa: Bệnh thử phát nhiệt, tâm phiền miệng khát, mắt đỏ, thần trí không tỉnh táo, cổ họng sưng đau, tiểu tiện ngắn ít, vàng đỏ, nhọt độc lở loét.

Nước mai chua - Bạc hà: Ô mai 20 quả, bạc hà 12g, đường trắng 30g. Đem ô mai, bạc hà rửa sạch dùng, bỏ ô mai vào nồi sắc 30 phút, bỏ tiếp bạc hà sắc tiếp 2 - 3 phút dùng vải xô lọc bã lấy nước, cho đường vào là được. Uống nhiều lần.

Có tác dụng: Thanh thử giải nhiệt, sinh tân chỉ khát.

Phòng chữa: Bệnh thử phát nhiệt, ác phong hàn nhẹ, đau đầu, đầu óc mê mẩn, tâm phiền miệng khát.

Nước đậu xanh bạc hà: Đậu xanh 100g, bạc hà 12g, đường trắng 30g. Đậu xanh và bạc hà đãi rửa sạch. Bỏ đậu xanh vào nồi đổ 1 lít nước, to lửa đun sôi, bỏ bạc hà vào đun thêm 2 phút (nếu sau quá trình sắc mà nước không có màu xanh thì vô hiệu) dùng vải xô lọc qua rồi bỏ đường quấy đều là được. Uống nhiều lần.

Có tác dụng: Thanh nhiệt khu thử, sơ phong giải biểu, trừ phiền chỉ khái.

Phòng chữa: Bệnh thử phát nhiệt, ác phong hàn nhẹ, đau đầu, đầu óc mơ màng, tâm phiền miệng khát.

Món ăn

Canh bầu nấu cua: Bầu 500g, cua đồng 500g, nước mắm, muối, mì chính đủ dùng. Bầu gọt vỏ, băm nhỏ, bỏ ruột, cua đồng rửa sạch xé bỏ yếm, mai cho vào cối giã (hoạc xay) nhỏ, cho nước lã (1 lít) vào bóp kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.

Khều gạch ở mai cua, rửa sạch cho vào nồi cùng nước lọc cua. Cho mắm, muối, mì chính khuấy đều, đun nhỏ lửa đến khi gạch cua nổi lên, cho bầu vào nấu đến khi chín bắc ra ăn với cơm.

Cháo lá sen: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, đường trắng 30g. Đãi sạch gạo, lá sen rửa sạch, cho 1 lít nước vào nồi, đổ gạo đã vo sạch vào hầm kỹ thành cháo, lấy lá sen úp lên mặt cháo, đun thêm 5 phút, đợi cháo nguội bỏ lá sen đi, cho đường vào khuấy tan đều là được.

Dùng cháo này ăn bữa sáng hoặc bữa tối. Có tác dụng thanh thử nhiệt, trừ phiền khát, phòng và chữa cảm thứ nhiệt mùa hè, tâm phiền, miệng khát, đau đầu, tiểu tiện vàng nóng, bí tiểu tiện.

Giá đỗ xanh xào: Giá đỗ 250g, dầu ăn, gừng, hành, muối, mì chính vừa đủ. Đem giá đỗ chọn nhặt sạch rửa sạch, cho dầu ăn vào nồi đặt lên bếp đun nóng, bỏ giá vào, cho muối, xì dầu vào xào tái lên cho mình chính là được.

Có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp.

Phòng chữa bệnh: Ban đỏ, vết ban đỏ sẫm tươi sưng đau.
 

Anhtoitb

New Member
Hạ mỡ máu và giảm béo bằng dược thảo

Lá sen khô và lá chè mỗi thứ 60 g, sơn tra xanh, ý dĩ xanh mỗi thứ 10 g, lạc lá 15 g, vỏ quýt 5 g. Tất cả tán thành bột pha với nước sôi uống thay trà trong ngày. Thuốc có tác dụng hạ mỡ máu, giảm béo, hợp với người thừa cân, hay chóng mặt, nhức đầu, mạch căng.

Dưới đây là các phương pháp làm giảm mỡ máu bằng Đông dược dễ tìm, giá thành rẻ, ai cũng có thể thực hiện được:

- Trà ô long (Trung Quốc) 3 g, hoa hòe 18 g, hà thủ ô 30 g, vỏ bí đao (đông qua) 18 g, ruột sơn trà 15 g; sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Thuốc có tác dụng làm hạ mỡ máu, tăng tính đàn hồi của huyết quản, do vậy phòng ngừa được chứng mỡ máu cao và xơ hóa thành mạch.

- Lá sen tươi 20 g, xé vụn, hãm 15 phút, lấy nước uống thay trà. Nếu không có lá tươi, dùng lá khô 10 g hãm lấy nước uống như trên. Tác dụng: làm hạ cholesterol máu.

- Vừng đen (mè) 60 g, quả dâu 60 g, đường trắng 10 g, gạo tẻ 30 g. Giã nát vừng đen, quả dâu, gạo tẻ. Lấy nước đổ vào nồi đất, đun đến khi sôi thì cho đường trắng vào, chờ tan hết mới đổ từ từ 3 vị giã nát nói trên vào (không đổ nhanh, để nguội ăn giúp tiêu bệnh, khỏe người. Tác dụng: Bổ âm, thanh nhiệt, hạ mỡ trong máu.

- Mộc nhĩ trắng 20g, sơn trà thái lát 40g, đường trắng 1 thìa. Mộc nhĩ trắng ngâm nước, lọc bỏ tạp chất, cắt thành miếng vuông nhỏ, cho vào nồi đất đun nhỏ lửa chừng 1 giờ rồi đổ sơn trà và đường trắng vào, hầm tiếp 30 phút nữa, khi mộc nhĩ nhừ thì bắc ra để dùng.
Ăn cả nước lẫn cái, ngày 1-2 lần, mỗi lần một bát nhỏ (điểm tâm hoặc trước lúc đi ngủ). Ăn hết trong 2 ngày với lượng trên. Sau đó nếu dùng tiếp thì mỗi ngày chỉ cần ăn với lượng bằng nửa của 2 ngày đầu.

Tác dụng: Bổ dưỡng huyết mạch, làm hạ huyết áp, giảm mỡ máu, mát phổi. Có thể dùng làm món ăn tẩm bổ cho bệnh nhân đang điều trị tim mạch.

(Theo SK&ĐS)​
 

Anhtoitb

New Member
Thuốc từ hoa dâm bụt

Dâm bụt (các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp) nói ở đây là dâm bụt ta - một loại cây khiêm nhường thường chỉ được trồng làm hàng rào.

Tuy nhiên, hoa dâm bụt khá đẹp nở rộ vào mùa hè và đầu mùa thu, hoa to xòe 5 cánh đỏ rực rỡ, trông na ná như cái dù, ở giữa vươn ra nhụy dài.

Trẻ em thường lấy nhụy hoa dâm bụt để ăn. Trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, và trong Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông có ghi: “Dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, trị lở ngứa, sưng đau, bạch đới, mất ngủ, giải khát”. Hoa dâm bụt thường được dùng làm thuốc chữa một số bệnh:

Trị mụn nhọt: Lấy hoa tươi và lá sạch, giã nát với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ (khô thuốc lại thay) cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ. Hoặc dùng hoa dâm bụt phối hợp với lá trầu không, lá thồm lồm (3 thứ bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ, cũng có công dụng tương tự.

Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà.

Chữa kiết lỵ: Bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá. Hái 10 hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn. Bài thuốc này không độc, trẻ em rất thích ăn, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.

Chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ: Lấy một nắm hoa dâm bụt (khoảng 50g) và 40-50g gỗ vang, 3 lát gừng tươi, tất cả đem sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa di mộng tinh: Lấy hoa và lá dâm bụt, lá bấn hoa trắng (còn gọi là bạch đồng nữ), thài lài tía, mã đề; mỗi thứ một nắm bằng nhau (chừng 50g) đem sắc uống. Với phụ nữ ra khí hư bạch đới như máu cá, hoặc đái buốt, đái rắt cũng dùng bài thuốc này để chữa trị.

Ngoài hoa, lá, thì vỏ và rễ của cây dâm bụt cũng được dùng làm thuốc - rễ tiêu viêm tiết niệu, điều hòa kinh nguyệt...

Cũng nên biết thêm: Cần phân biệt dâm bụt ta, với cây dâm bụt Tây (có nguồn gốc từ Nam Mỹ) còn gọi dâm bụt dấm, hoa có màu đỏ tía, cấu trúc hoa có khác khi nhìn gần. Loại cây này mới được du nhập vào trồng ở nước ta, những năm gần đây, cũng có nhiều lợi ích tốt; nhưng không thuộc vào các trị liệu nói trên.

(Theo SK&ĐS)​
 

Anhtoitb

New Member
Chữa nấc bằng mẹo

Khi bị nấc, bạn lấy 2 lát gừng tươi giã nhỏ, đun sôi cùng 200 ml nước rồi lọc bỏ bã, cho thìa đường nhỏ khuấy đều. Bạn vừa uống vừa đếm từ 1 đến 9, uống 1-2 lần trong ngày.

Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực, kèm theo một tiếng động khàn gây ra do không khí rung động khi bị đẩy ra khỏi thanh môn đang bị co.

Nguyên nhân nấc tạm thời thường là rối loạn hoạt động tạm thời của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp-xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi màng phổi, bệnh tim như thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết.

Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận và không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí mà gây nên.

Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược cũng gây nấc. Các nguyên nhân khác: ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống đồ lạnh, hoặc dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết nên khí của nó đi ngược lên cơ hoành gây nấc.

Người ta chia nấc làm 3 loại:

Nấc do nhiễm lạnh: Thường có biểu hiện như buổi sáng tiếng nhẹ, buổi tối tiếng nấc nặng, liên tục, thời gian nghỉ giữa hai tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.

Nấc do nhiệt thịnh: Thường tiếng nấc to trong mạnh, thời gian giữa hai tiếng nấc không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó.

Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: Tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa hai tiếng nấc dài, người mệt mỏi, không muốn ăn, ngủ kém.

Món ăn, nước uống chữa nấc

Nước vải: Vải chín 10 quả, mật ong 1 thìa cà phê. Vải bóc lấy cùi cho vào cốc với mật ong hấp cách thủy, khi cùi vải chín thì ép lấy nước để riêng, ăn cùi vải trước, sau đó uống nước như bài trên, uống hai lần trong ngày.

Nước quất hồng bì: Quất hồng bì chín 20 quả, đường trắng 1 thìa canh. Quất hồng bì rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm đường trộn đều hấp cách thủy cho nóng, khi quất hồng bì chín ép lấy nước và dùng như trên.

Cháo hạt tía tô: Hạt tía tô 20 g, hạt tiêu 4 hạt, gạo 100 g, đường phèn 20 g, gạo xay thành bột mịn. Hạt tía tô, hạt tiêu giã dập cho vào nồi thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hạt tía tô, quấy đều, đun nhỏ lửa, cháo chín cho đường phèn vào quấy cho tan đường là được. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

Cháo nho: Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa canh. Gạo xay thành bột, nho rửa sạch, giã dập cho vào nồi thêm 200 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền trong 2 ngày.

Chữa nấc không dùng thuốc

Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, hoặc uống nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục.

Dùng ngón trỏ và ngón cái bàn tay, bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây, lặp lại khoảng 15-20 lần.

Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy 15-20 lần.

(Theo SK&ĐS)​
 

Anhtoitb

New Member
Chuối - Cây thuốc đa năng

Nếu tóc rụng nhiều, bạn có thể dùng nước nhựa trong của cây chuối để bôi vào vùng da đầu hằng ngày. Nhựa chuối có tác dụng ngăn rụng tóc và giúp tóc mọc lại. Mỗi ngày cần dùng 30 ml để bôi.

Quả chuối cung cấp nhiều kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, tinh bột và đường, vitamin A, C, B... nên rất bổ dưỡng, giúp phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương và sức đề kháng.

Đông y cho rằng, những người phổi yếu, đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn, cơ thể hàn không nên ăn chuối.

Một số bài thuốc hay từ chuối:

Sỏi thận, mật, bàng quang: Lấy nước từ cây chuối hột, uống vào buổi sáng một chén. Dùng liên tục 1-2 tháng mới hiệu quả. Hoặc: Lấy quả chuối hột già hoặc mới chín vàng, đốt không cháy hoàn toàn (đốt tồn tính), sau tán thành bột, uống mỗi lần một muỗng cà phê bột chuối với 30 ml rượu nếp trước bữa ăn 30 phút, ngày uống 2 lần và liên tục 1-2 tháng. Cần kiên trì, sẽ hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Lấy một chén nước từ cây chuối hột uống vào mỗi buổi sáng, sẽ tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu. Hoặc: Dùng quả chuối hột già hoặc vừa chín, xắt mỏng, phơi khô, sắc uống thay nước trong ngày.

Viêm loét dạ dày: Chuối hột già đem xắt mỏng, phơi khô trong râm mát, tán bột, uống mỗi lần 2 muỗng cà phê với nước nóng vào trước bữa ăn, ngày 3 lần. Dùng liên tục 1-2 tuần.

Chữa đau nhức răng: Lấy củ cây chuối hột, giã nát cùng một chút phèn chua và muối ăn, sau cho vào vải sạch vắt lấy nước cốt đủ để ngậm 3-5 lần trong ngày, làm như vậy trong 3-5 ngày liền sẽ hết đau nhức.

Trị lang ben, hắc lào: Dùng quả chuối tiêu xanh cắt theo chiều dọc của quả rồi chà xát vào vùng lang ben hay hắc lào sau khi đã làm sạch. Làm như vậy đến khỏi thì thôi.

Giải độc trong thực phẩm: Dùng quả chuối xanh thái mỏng ăn sống chung với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc có ở rau sống hay thịt cá.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hằng ngày ăn 3-5 quả chuối chín, sẽ góp phần làm giảm huyết áp vì trong chuối chứa nhiều kali.

Trị tiêu chảy: Lấy 1 quả chuối tiêu xanh, rửa sạch, xắt lát mỏng rồi chấm với muối ăn.

Hỗ trợ chữa phù do suy tim, viêm thận: Hằng ngày lấy một quả chuối tiêu chín ăn chung với cơm mỗi bữa. Tác dụng chống phù là nhờ khả năng lợi tiểu của chuối.

(Theo SK&ĐS)​
 

Anhtoitb

New Member
Thuốc chữa đau răng từ thảo dược

Bồ kết, cúc áo hoa vàng, trám trắng là những vị thuốc chữa đau răng rất hay.

Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 - 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 - 3 lần.

Cúc áo hoa vàng: Lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 - 3 lần.

Có người còn dùng hoa cúc áo thay thuốc tê để nhổ răng. (Cây cúc áo hoa vàng mọc ở chỗ ẩm bên bờ ao, ven hồ).

Sao đen: Lấy 50 - 100g vỏ thân, cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, ngâm với 100ml rượu 30 - 40o, càng lâu càng tốt. Dung dịch có mầu nâu đen, hơi đỏ. Mỗi ngày ngậm 2 - 3 lần rượu này trong 15 phút, rồi nhổ đi. Hoặc nấu vỏ thân sao đen, sắc lấy nước đặc, cũng ngậm nhổ nước. Thuốc làm giảm đau nhanh, chắc lợi.

Trám trắng: Vỏ thân thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi khô, lấy 30 - 50g thái mỏng, sắc lấy nước đặc, ngậm nhổ nước. Ngày làm nhiều lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ cà dại, rễ chanh và vỏ cây lai hay cây trẩu.

Có thể dùng quả trám trắng, đốt thành than, tán bột, trộn với ít xạ hương, rồi bôi xỉa.

Đốt mắt ở cành thông, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè thu. Cắt về, cạo sạch vỏ, bỏ giác trắng, chỉ lấy toàn lõi đỏ. Phần này có tên thuốc trong y học cổ truyền là tùng tiết, đem chặt nhỏ, ngâm rượu, càng đặc càng tốt. Hằng ngày ngậm rồi nhổ nước.

(Theo Đại đoàn kết)​
 

Anhtoitb

New Member
Dược thảo điều trị ho do viêm họng và viêm phế quản

Ho do viêm họng và viêm phế quản là những chứng bệnh thường gặp, nhất là trong mùa thu - đông. Theo y học cổ truyền, bệnh được chia làm hai thể cấp tính và mạn tính.

Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể sinh viêm, nhiễm khuẩn khí phế quản, gây ho đờm nhiều; Khí táo là giảm tiết dịch niêm mạc đường hô hấp gây ho khan, viêm họng, ngứa họng.

Dược thảo trị ho do viêm họng, viêm phế quản.

1. Cam thảo

Trong thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.

2. Cát cánh

Trên thực nghiệm, rễ cát cánh biểu hiện các tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài.

Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20g dạng thuốc sắc.

3. Dâu

Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.

4. Gừng

Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản; Làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.

5. Mạch môn

Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20g, dạng thuốc sắc.

6. Tía tô

Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.

7. Tiền hồ

Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15g dạng thuốc sắc.

Các bài thuốc

1. Chữa ho do lạnh

Tía tô, bách bộ, mỗi vị 12g; Húng chanh, sả, mỗi vị 10g; Gừng, trần bì mỗi vị 8g; Bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày một thang.

2. Chữa ho có đờm

a. Cam thảo 8g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.

b. Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g; Trần bì 100g, cam thảo 60g. Các vị tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 1-3g, ngày 3 lần vào sau hai bữa ăn và trước khi đi ngủ.

3. Chữa ho viêm họng

Vỏ trắng rễ dâu, bách bộ (bỏ lõi sao vàng), mạch môn, mỗi vị 10g; Vỏ quýt, xạ can, cam thảo dây, mỗi vị 5g. Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngậm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến.

4. Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản

Mạch môn, huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần.

5. Chữa viêm phế quản đờm không tiết ra được

Tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; Khoản đông hoa 8g, cát cánh 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.

6. Chữa viêm phế quản cấp tính

a. Kim ngân, lá dâu, mỗi vị 12g; Bạc hà, cúc hoa, lá ngải cứu, mỗi vị 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày một thang.

b. Tía tô 12g; Lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10g; Bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8g; Xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

c. Tiền hồ, hạnh nhân, tử uyển, mỗi vị 12g; Cát cánh 8g, cam thảo 4g. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia 3 lần.

d. Tiền hồ, hạnh nhân, tô diệp, mỗi vị 10g; Cát cánh 8g; Bán hạ chế, chỉ xác, phục linh, cam thảo, mỗi vị 6g; Trần bì 4g, đại táo 4 quả, gừng 3 lát. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia làm 3 lần.

7. Chữa viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính

Tiền hồ, lá dâu, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, mỗi vị 12g; Cát cánh 8g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

8. Chữa viêm phế quản mạn tính

Vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10g; Trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

(Theo SK&ĐS)
 

Anhtoitb

New Member
Thuốc quý từ quả chua

Các loại quả chua như khế, sấu, me, mơ... không chỉ cho bạn bát canh ngon, bổ dưỡng và món ô mai hấp dẫn. Chúng còn là thuốc chữa các bệnh do nhiệt như chảy máu chân răng, viêm họng, ho...

Quả me

Me có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải cảm nắng, tiêu thực, nhuận tràng, lợi mật, trị đầy hơi, làm sáng mắt. Quả me chín để ăn tươi, làm mứt hoặc pha nước đường uống giúp chữa chảy máu chân răng, đau gan, vàng da, rối loạn tiết mật, viêm dạ dày mạn tính, khó tiêu, hoặc khi có thai hay nôn oẹ, chán ăn, ốm nghén. Ngày dùng 2-6 g thịt quả. Nước hãm quả, uống trị sốt rét.

Ô mai me có tác dụng chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, cầm nôn. Ngày ngậm nhiều lần. Cách làm: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn.

Siro me: Quả me chín đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy thịt quả 200 g, nghiền nát, bỏ xơ, trộn với 200 ml nước. Đun nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi gần quánh. Đun 1,5 kg đường kính với 1 lít nước đến khi sôi, vớt bọt nổi ở trên. Lọc nóng, được siro đơn. Trộn dịch me đã nấu với siro đơn theo tỷ lệ 1/2; thêm 0,1% natri benzoat để bảo quản được lâu. Khi dùng, pha một phần siro me với 3-4 phần nước đun sôi để nguội.

Quả mơ

Quả mơ được chế thành bạch mai hoặc ô mai. Để chế bạch mai, người ta thu hái quả chín, tãi mỏng, dùng muối sát đều, bỏ vào vại sành, muối trong 3 ngày 3 đêm, vớt ra phơi cho tái rồi lại cho vào vại muối thêm 1 ngày 1 đêm nữa, phơi cho thật khô. Muối thấm vào quả mơ kết tinh thành một màng trắng.

Để làm ô mai mơ, người ta thu hái những quả thật già, phơi ở nơi mát trong 3 ngày cho héo. Sau đó cho vào nước đun sôi đến khi da quả mơ nhăn lại, rồi đồ và phơi. Làm như vậy 6-7 lần đến khi quả mơ tím đen là được. Ô mai có vị chua, bạch mai có vị chua mặn, có tác dụng giảm ho, sinh tân dịch.

Ô mai được dùng làm thuốc giảm ho, trừ đờm, chữa viêm họng, hen suyễn, khó thở, phù thũng, tả lỵ ra máu, nôn mửa; Ngày dùng 4-8 g dạng thuốc sắc uống hoặc viên ngậm. Người ta còn dùng ô mai để chữa giun, phối hợp với các vị thuốc khác. Đặc biệt khi giun chui ống mật, ô mai có tác dụng tạo môi trường axit làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra. Rượu mơ là thuốc giúp ăn cơm ngon, đỡ khát nước. Có thể pha nước uống giải khát.

Bài thuốc có mơ

Chữa đau họng, ho lâu bị mất tiếng: Mơ chín vàng 100 quả, nước quả chanh 1 chén, cam thảo 40 g, mật ong 320 g. Tất cả nấu nhừ, bỏ bã rồi cô thành cao mà ngậm.

Hoặc: Mơ muối (bỏ hột), thiên môn, mạch môn, bách bộ, vỏ rễ dâu, các vị bằng nhau. Các dược thảo phơi khô, trừ mơ muối, tán nhỏ, luyện với mật ong và nước gừng, làm viên bằng hạt nhãn, mỗi lần dùng một viên ngậm và nuốt dần.

Chữa ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản và viêm họng: Ô mai 4 g, lá tre, tô mộc mỗi vị 8 g; cam thảo dây, chua me đất mỗi vị 5 g, lá chanh 4 g, gừng sống 2 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ho nhiệt, khạc ra đờm có máu: Ô mai, hoa hòe sao, dành dành sao, vỏ rễ dâu mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa lỵ: Mơ 20 quả, nước 1 bát, sắc còn 6/10, uống vào lúc đói. Hoặc ô mai 10-15 quả, thêm nước vào đun sôi, giữ sôi 15 phút. Dùng uống thay nước trong ngày.

Chữa lỵ mạn tính: Ô mai 8 g, đẳng sâm 16 g; hoàng liên, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12 g; xuyên tiêu, tế tân, can khương, quế chi mỗi vị 6 g. Tán bột, uống mỗi ngày 20 g bột chia thành liều nhỏ, hoặc sắc uống ngày một thang.

Chữa tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn: Ô mai, sa nhân, thảo quả, sắn dây, mỗi vị 12 g; bạch biển đậu 20 g, cam thảo 6 g. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 20 g với nước chè đặc.

Chữa giun chui ống mật: Ô mai 16 g, sử quân tử 12 g, hạt cau, mộc hương, chỉ thực mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường): Ô mai (bỏ hột) 80 g, sao qua tán nhỏ, mỗi lần dùng 8 g với đậu xị (đậu đen đồ ủ lên men) 20 g. Sắc uống hoặc nấu ăn vào lúc đói.

Chữa sốt rét cơn: Ô mai (bỏ hột) 4 quả, thường sơn (đồ với giấm, phơi khô tán nhỏ) 8g. Giã nhỏ làm viên, uống với rượu vào sáng sớm, trước khi lên cơn.

Chữa sốt rét mạn tính có lách to: Ô mai 8 g, miết giáp 16 g; bạch truật, hoàng kỳ mỗi vị 12 g; thảo quả, binh lang, xuyên khung, bạch thược, thanh bì, cam thảo, hậu phác, gừng mỗi vị 8 g. Tán bột, ngày uống 40 g bột chia nhiều lần, hoặc sắc uống ngày một thang.

Quả khế

Khế lúc chín hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu viêm; được dùng chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị ứng, lở sơn, bí tiểu tiện, sốt rét, chảy máu chân răng và để thúc sởi. Ngày dùng 20-40 g hoặc hơn, sắc uống.

Chữa ho, viêm họng: Quả khế tươi 60-80 g, ép lấy nước uống.

Chữa tiểu tiện không thông: Khế chua 7 quả, cắt mỗi quả lấy 1/3 ở phía cuống, đổ vào một bát nước, sắc còn nửa bát, uống khi còn ấm. Kết hợp, lấy một quả khế và một củ tỏi giã nát, đắp vào rốn.

Thuốc thúc sởi, làm sởi chóng mọc và mọc đều: Quả khế thái lát phơi khô, rau dệu, lá nọc sởi, canh châu, mỗi vị 20 g, sao vàng hạ thổ. Sắc uống ngày 1 thang.

Phòng bệnh cho phụ nữ sau khi sinh: Quả khế, rễ cây cỏ quả giun mỗi vị 20 g, vỏ cây hồng bì 30 g. Sắc uống thay nước trong ngày.

Quả sấu

Quả sấu có tác dụng kiện vị, tiêu thực, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm. Nó được dùng chữa bệnh nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa. Mỗi lần dùng 4-6 g cùi quả sấu, sắc nước, hãm với nước sôi, hoặc giầm với muối, đường rồi ăn; có thể phơi khô quả chế thành ô mai.

Quả sấu xanh tươi dùng nấu canh chua, có tác dụng làm ăn ngon và tăng cường tiêu hóa. Sấu hấp với đường dùng làm nước giải khát. Quả sấu chín để ăn, hoặc làm mứt sấu, tương sấu.

Chữa phụ nữ bị nôn do thai nghén: Quả sấu nấu với cá diếc hoặc thịt vịt rồi ăn.

Chữa ho: Cùi quả sấu 4-6 g, ngâm với ít muối, hoặc sắc nước, rồi thêm đường uống. Ngày 2-3 lần như vậy. Hoa sấu hấp với mật ong là thuốc chữa ho cho trẻ em.

(Theo SK&ĐS)​
 

Anhtoitb

New Member
Các bài thuốc chữa táo bón

Theo y học cổ truyền chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa (yếu tố bẩm sinh) như âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra, hoặc do người già, phụ nữ sau đẻ cơ nhục bị suy yếu khí trệ,...

hoặc do người vốn dương hư không vận hành được khí gây tân dịch không lưu thông hoặc đi kiết lỵ mãn tính làm tỳ vị kém vặn hoá hây táo bón. Y học cổ truyền chia táo bón thành các thể khác nhau.

Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khát, hay lở loét miệng, tính tình cáu gắt. Dùng bài thuốc sau: Lá dâu 100g, vừng đen 100g, mạch môn 100g, sa sâm 200g. Tất cả các vị này rửa sạch, để khô rồi xay thành bột mịn, mỗi ngày trộn 10 - 20g với mật ong uống. Ngày uống 2 lần.

Táo bón do thiếu máu ở phụ nữ sau đẻ, người mới ốm dậy: Khó đại tiện, người gầy còm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Dùng bài thuốc: Thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí hư thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm với các triệu chứng cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí trệ, thường gặp ở những người ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do viêm đại tràng mạn tính. Dùng bài thuốc: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 10g, vừng đen 10g, chút chít 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

(Theo Khoa học & Đời sống)​
 
Top