saodoingoi142
Moderator
Bàn về màn hình Retina của iPhone 4 (cập nhật) !!!
Trong suốt buổi giới thiệu chiếc iPhone 4, Steve Jobs đã mô tả chi tiết rằng thiết bị sắp ra mắt người dùng này sẽ được trang bị một công nghệ màn hình mới mà Apple gọi là “Retina display”. Nhưng chính xác thì một màn hình Retina là gì và nó trông sẽ như thế nào, kèm theo các công nghệ khác của màn hình thì liệu lợi ích của màn hình mới này sẽ mỏng hơn, và iPhone đã sẵn sàng cho trình diễn HD?
Tìm hiểu một chút về Retina display của iPhone 4 !!!
Để đơn giản hơn, hãy hình dung rằng cơ chế hiển thị Retina của Apple là một màn hình LCD khoác một độ phân giải cao với tỉ lệ phân giải lên tới 960×640 pixels nén vào một màn hình 3.5 inches tương đương với 326 pixels cho mỗi một inch (300 ppi).
Liệu màn hình iPhone 4 sẽ tỏa sáng như hứa hẹn?
Cơ chế hiển thị Retina có mật độ điểm ảnh gấp 4 lần so với số điểm ảnh của các thế hệ iPhone trước, trong khi kích thước màn hình không đổi, kết quả là có được một màn hình có tỉ lệ phân giải cao gấp đôi. Khi so sánh mức giả 99$ hiện nay của iPhone 3GS, thiết bị có màn hình có mật độ điểm ảnh 163ppi, và độ phân giải 480×320 pixels, thì có thể dễ dàng hình dùng màn hình mới sẽ thực sự tỏa sáng và hào nhoáng đến mức nào!
Trong khi đề cập về màn hình mới, Steve Jobs cũng đi vào chi tiết rằng ở một giới hạn nhất định, mắt con người sẽ không phân biệt được các pixel phân bổ riêng biệt. Theo chủ tịch của hãng Apple thì đây là “con số ma thuật,” khi mà các điểm ảnh hiển thị không thể nhiều hơn được nữa, đạt giá trị tới hạn ở mức khoảng 300ppi. Do vậy, màn hình iPhone 4 sắp được tung ra có độ phân giải lớn hơn cả mức tới hạn đó (tức là 326ppi), màn hình dường như sẽ luôn có cảm giác mượt mà và sinh động hơn, không còn dấu hiệu răng cưa trong tầm nhìn nữa.
Một bức ảnh chụp cận cảnh một icon trên màn hình iPhone 3GS và iPhone 4. Bạn có thể dễ sàng nhận ra độ mịn của màn hình Retina ở iPhone 4
Các ảnh ở hình minh họa được chụp bởi biên tập viên kỳ cựu Melissa J. Perenson của tạp chí PC World Mỹ đã thể hiện một icon trên màn hình của chiếc iPhone 4 so sánh với cùng một icon trên màn hình iPhone 3GS. Như bạn có thể thấy, sự khác biệt khá lớn!
Cơ chế hiển thị Retina cũng hứa hẹn cải thiện tỉ lệ tương phản đáng kể. Công ty xác nhận rằng thế hệ iPhone 4 sắp tới sẽ có một độ phân giải cao hơn gấp 4 lần so với các thế hệ iPhone trước đây. Ngoài việc sử dụng màn hình với hệ số nén pixel nhiều hơn, cộng với một đèn hình backlit LED, màn hình này cũng đi theo xu hướng công nghệ In-Plane Switching (IPS) nhằm cải thiện góc nhìn và tăng cường khả năng hiển thị màu sắc.
Màn hình Retina của iPhone 4 hiển thị dải màu liên tục tốt hơn so với NexusOne
Apple không phải là thiết bị đầu tiên sử dụng một màn hình siêu phân giải trên một chiếc smartphone. Trước họ cũng có một số sản phẩm đi tiên phong trong trào lưu này, chẳng hạn như sản phẩm Nexus One của Google cũng nổi bật với một màn hình OLED có độ phân giải lên tới 800×480 pixels, nhưng việc sắp xếp mật độ phân giải phụ của nó đã có phát sinh một vài vấn đề, do vậy Nexus One đã không thực sự thành công về mặt cải thiện chất lượng màn hình của nó như đã hứa hẹn.
Nhưng sau tất cả những ưu việt xem ra có vẻ vượt trội và hứa hẹn đó, chúng ta sẽ tự hỏi: Liệu màn hình iPhone 4 có thực sự sở hữu một màn hình Retina tinh xảo đến như vậy không? Dĩ nhiên, bạn vẫn đang trông đợi sở hữu trong tay một chiếc iPhone 4, và cho tới khi đó thì chúng ta chưa thể chắc chắn gì quá nhiều vào những lời có cánh của Jobs.
Màn hình của iPhone 4 thực chất là màn hình sử dụng công nghệ In-Plane Switching (IPS) technology đã từng có trên iPad chứ không có gì mới
Và trong khi chờ đợi điều đó, hãy thử tìm hiểu xem liệu thực sự màn hình mới của iPhone 4 có đạt đến tầm tới hạn tối đa của võng mạc chúng ta hay không? Đấy cũng là điều mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần thứ 2 của bài viết này:
iPhone 4 có thực sự sở hữu một cơ chế hiển thị của võng mạc?
Tiến sĩ Raymond Soneira hiện đang làm việc tại hãng công nghệ DisplayMate Technologies, nơi chuyên viết các phần mềm để kiểm nghiệm chất lượng hiển thị hình ảnh. Ông cũng có nhiều kiến thức và trải nghiệm về các cơ chế hiển thị hình ảnh số hơn bất kỳ ai mà tôi được biết – và tôi biết cũng khá nhiều chuyên gia khá giỏi về vấn đề này.
Có vẻ như Apple khiến chúng ta kỳ vọng vào một màn hình... siêu điểm ảnh
Dịp này, tiến sĩ Soneira đã gửi cho tôi một email về vấn đề được gọi là “Retina Display” của iPhone 4. Để làm sáng tỏ vấn đề: Một cơ chế hiển thị Retina là một độ phân giải đạt mức tiệm cận hoặc vượt quá ngưỡng khả năng nhận biết của võng mạc chúng ta, giới hạn tầm nhìn ở mức hoàn hảo. Trước khi đi vào phân tích này, tôi xin lưu ý một chút, cái tên retina mà Apple sử dụng cũng có nghĩa là võng mạc (elpvn).
Đây là một vấn đề hơi khó diễn giải về mặt ngôn từ, bởi vì mắt người không có khái niệm “pixels” và độ phân giải đòi hỏi khớp với khả năng quan sát của mắt người tùy thuộc vào khoảng cách từ mắt bạn đến màn hình. Nếu bạn ngồi cách xa màn hình tivi 50″ ở độ phân giải HD 1080p cỡ 4 feet (tương đương với khoảng 1,3m), thì bạn sẽ nhìn thấy các điểm ảnh (pixel).
Khả năng ghi nhận điểm ảnh của võng mạc chúng ta phụ thuộc vào khoảng cách giữa võng mạc và đối tượng quan sát
Cũng với màn hình đó, nhưng nếu bạn ngồi cách xa tới cỡ 100 feet (khoảng 32m), thì bạn sẽ không thấy được các điểm ảnh đó nữa. Khoảng cách giữa bất kỳ hai yếu tố thị giác luôn là một vấn đề quyết định mật độ điểm ảnh cho mỗi “cấp độ” hiện thị. Theo nội dung e-mail của tiến sĩ Soniera, chúng tôi xin lược trích đầy đủ một đoạn chưa biên tập về vấn đề này như sau:
“… iPhone 4 sở hữu một màn hình xuất sắc… và tôi rất vui khi được biết Apple không đụng tới các công nghệ OLED bởi vì chúng vẫn cần cải thiện nhiều trước khi sẵn sàng hoàn thiện với các màn hình LCD tinh tế theo chuẩn IPS. Màn hình iPhone 4 có thể sánh ngang với màn hình LCD công nghệ IPS mà thế hệ Motorola Droid đang sở hữu, một mẫu mà tôi đã thử và so sánh với Nexus One OLED, và ngay lập tức đã bị Droid “đánh cho tơi tả”.
Steve Jobs đã xác nhận rằng iPhone 4 có độ phân giải cao hơn ngưỡng nhận biết của giác mạc – nhưng theo tôi điều đó là không chính xác, bởi hai yếu tố:
1.Độ phân giải của võng mạc được đánh giá theo góc nhìn – vào khoảng 50 chu trình/độ (Cycles per degree). Một chu trình là một cặp điểm, tức là hai pixel tương ứng hai mắt nhìn, do vậy độ phân giải góc của mắt người nằm ở tầm 0.6 arc minutes/pixel.
2.Do vậy nếu bạn đặt một chiếc iPhone cách mắt tầm 12 inches (khoảng 30cm), thì khả năng nhận biết của mắt đạt tầm 477 pixels/inch. Tương tự vậy, khi bạn đặt mắt sát khoảng 8 inches (cỡ 20cm) thì con số nhận biết của mắt người tăng lên ngưỡng 716 ppi. Do vậy, bạn phải đặt nó ngoài tầm mắt khoảng 30cm trước khi đến ngưỡng phân giải 318 ppi mà nó sở hữu thì mới thực sự… không phân biệt được.
Do vậy, có thể khẳng định rằng màn hình iPhone 4 chứa đựng độ phân giải thấp hơn khả năng nhận biết của võng mạc chúng ta. Nó thực sự cần một độ phân giải cao hơn đáng kể so với khả năng nhận biết tới hạn của võng mạc mới có thể cung cấp một hình ảnh xuất hiện hoàn hảo trong mắt chúng ta.
Dẫu vậy, nó thực sự là một màn hình tuyệt vời, gần như là một màn hình di động tốt nhất đang có mặt trên thị trường (và tôi mong sẽ có dịp thử nghiệm nó) nhưng đây vẫn là một minh chứng cho sự cường điệu quá mức của giới kinh doanh…”
Thực tế thì cơ chế hiển thị Retina trên màn hình iPhone 4 chưa thực sự đạt đến ngưỡng tới hạn của mắt người như Jobs đã "nổ" tại WWDC năm nay
Đến đây thì chắc bạn đã đọc và hiểu rõ một phần nội dung e-mail này, một vài tính toán từ một chuyên gia màn hình đã chỉ ra rằng, dù màn hình của iPhone 4 chắc chắn là ấn tượng và có lẽ sẽ đại diện cho một bước tiến của các smartphone, nhưng có vẻ như Apple đã phát biểu đầy cảm tính khi nói rằng độ phân giải màn hình thế hệ mới của họ vượt ngưỡng ghi nhận của võng mạc con người, đây là một quan điểm chưa thực sự chính xác về khoa học, nếu không muốn nói là một sự phóng đại quá mức cần thiết!
Cập nhật thêm từ tiến sĩ Soneria
Ngày 22/06/2010 vừa qua, tiến sĩ Soneira đã gửi cho chúng tôi thêm một vài bổ sung, để giải thích một vài hiểu lầm trong quan niệm về cơ chế hiển thị của võng mạc (retina display). Ông mong mọi người hiểu rằng, những gì ông diễn giải chỉ để làm sáng tỏ rằng màn hình Retina của iPhone 4 vẫn còn cách giới hạn hiển thị của võng mạc rất xa, chứ không hề có ý định chê bai hay bình luận gì về màn hình Retina của iPhone 4 hay bản thân chiếc điện thoại di động đời mới này.
Dù màn hình Retina của iPhone 4 thực sự là một cuộc cách mạng giúp hiển thị hình ảnh rõ nét hơn, nhưng nó còn cách giới hạn của võng mạc con người rất xa!!!
Ngược lại, ông cho rằng màn hình này đang có những bước tiến quan trọng trong việc hiển thị hình ảnh độ nét cao. Các nhận định của tiến sĩ Soneira chỉ nhằm phản bác lại luận điểm và tuyên bố của ngài Steve Jobs rằng 300 pixels/inch là giới hạn tối đa mà mắt người có thể phân biệt được ở khoảng cách từ “10 đến 12 inches.” Sau đây là nội dung phần cập nhật trong e-mail của tiến sĩ Soneira gửi cho chúng tôi:
"…Màn hình iPhone 4 thực sự vẫn còn cách ngưỡng hiển thị của võng mạc (retina display) rất xa. Sự khác biệt này là rất lớn và thực tế là còn rất xa: Ở khoảng cách12 inches, sự khác biệt tuyến tính giữa một đường thẳng là 326/477 tương đương với 68%. Nhưng mật độ điểm ảnh pixel (khu vực) trong môi trường 2 chiều, thứ liên quan đến khả năng quan sát, có giá trị bình phương = 0.47, do vậy màn hình iPhone 4 chỉ có độ phân giải đạt ở mức một nửa khả năng nhận biết của võng mạc ở khoảng cách quan sát tấm 12 inch. Nói cách khác: Màn hình iPhone phải cần tới độ phân giải 1.3 megapixels thay vì 0.6 megapixels như ở iPhone 4 mới có thể đạt ngưỡng hiển thị của võng mạc (retina) con người.
Tất nhiên những phân tích đó của tôi là dành cho tầm nhìn hoàn hảo, tuyên bố về “retina” của Jobs không phải là dành cho “mắt người” với yếu thị lực. Nếu bạn thay thế các số liệu từ một người yếu thị lực để lấy đó là số liệu chuẩn của Retina display thì thật vô nghĩa, điều đó đồng nghĩa với việc mọi người có thể lạm dụng nó để đặt tên tùy ý cho các chuẩn màn hình của họ, và khi đó thì khái niệm này hoàn toàn không có giá trị. Và nếu vậy, ta cũng có thể gọi iPhone 3GS là một màn hình Retina display nữa vì nó cũng vượt qua các thông số giới hạn tầm nhìn ở võng mạc của… những người cận nặng!
Kỹ thuật và các số liệu đi kèm cần phải khách quan, chính xác và chuẩn mực. Cho phép khoác lác và thổi phồng trong các lĩnh vực bán hang hay tiếp thị cuối cùng sẽ dấn tới việc lạm dụng 1000% các chỉ số kỹ thuật thoải mái mà tôi đã đề cập như trong trường hợp màn hình gọi là Retina của iPhone 4 là điều không nên tí nào để tránh hiểu lầm về sau."
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này và quyết định đăng tải bài viết này để các bạn hiểu thêm về cơ chế hiển thị “retina” và giới hạn thực sự của võng mạc con người vượt xa khả năng hiển thị và độ phân giải của iPhone 4.
Theo Voz