• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 03-11-2011

Status
Không mở trả lời sau này.

binladen1206

Active Member
Laptop dùng chip Core i thế hệ hai bán chạy

Chỉ cần hơn 10 triệu là người dùng đã có thể mua được một máy tính xách tay dùng vi xử lý Intel Core mới nhất tích hợp nhân đồ họa và hiệu năng sử dụng cao hơn nhiều so với các thế hệ trước.

laptop.jpg


Giới kinh doanh dự đoán thị trường laptop sẽ khả quan hơn nhiều vào những tháng cuối năm. Ảnh: Hà Mai.

Ông Nguyễn Thế Hoàng, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Phân phối thuộc Công ty TNHH Phân phối FPT cho biết trong 9 tháng đầu năm 2011, các dòng sản phẩm có kích cỡ màn hình 14 inch chiếm tỷ trọng lớn, trên 60 % lượng máy bán ra.

"Nhưng nếu xét về bộ xử lý thì laptop dùng chip Core i3 chiếm doanh số lớn nhất với khoảng 45 %, Core i5 khoảng 14 %, còn Petium khoảng 19 %. Máy có giá dưới 10 triệu đồng vẫn bán chạy nhất, chiếm khoảng 31 %, còn lại là laptop từ 12 đến 16 triệu đồng", ông Hoàng nói.

Một số model dùng Core i mới đang được nhiều khách hàng tại FPT lựa chọn như Samsung QX412 (Core i5-2520), Samsung 900X3A (Core i5-2537), Lenovo V470c (Core i3), Lenovo IdeaPad Z470 (Core i5)...

Ông Hoàng nhận xét sản phẩm laptop tại FPT vẫn giữ tốc độ tăng trưởng hơn 20%. Tuy nhiên từ đầu năm 2011 đến nay tình hình lạm phát cao, lãi vay thường xuyên ở mức trên 20% khiến nhu cầu sụt giảm. Ngoài ra, biến động tỷ giá cũng như laptop không nằm trong nhóm hàng hóa chính phủ khuyến khích nhập khẩu cũng là yếu tố kìm hãm tăng trưởng thời gian vừa qua.

Đại diện Công ty Digiworld cũng cho biết các dòng máy Core i được người dùng lựa chọn nhiều nhất, đơn cử là các mẫu mới như Toshiba L735-1093U dùng i3 với thiết kế chấm nổi 3D và giá khoảng 13 triệu đồng, hay các sản phẩm Samsung, HP Compaq.

Chỉ cần bỏ ra từ 10 triệu đồng, người dùng đã có thể lựa chọn laptop sử dụng vi xử lý i3-2310M, thấp nhất của dòng Intel Core mới. Còn khoảng từ 14 triệu đồng là họ đã có một laptop Core i5 cao cấp hơn. Bên cạnh đó, Intel còn đưa ra các vi xử lý Pentium cũng dựa trên kiến trúc Intel Core thế hệ hai, nhưng cắt giảm một số tính năng để giá rẻ hơn. Các CPU này có tên mã Bxxx, phổ biến nhất là hai loại B940 và B950.

Các máy dùng vi xử lý Pentium mới có mức giá khá hấp dẫn, chỉ từ 8 triệu đồng nhưng vẫn có thiết kế và hiệu năng rất tốt. Đây là lựa chọn tốt đối với người dùng có hầu bao ep hẹp, hoặc không đòi hỏi nhiều sức mạnh với máy tính xách tay. Thực tế, đối với một số nhãn hàng như Samsung hay Toshiba, các máy tính dùng vi xử lý Pentium B bán khá tốt.

Giới kinh doanh máy tính kỳ vọng thị trường sẽ "dễ thở" hơn vào dịp cuối năm do chỉ số lạm phát đang giảm theo mỗi tháng, áp lực lãi vay có chiều hướng đi xuống. Bên cạnh đó các hãng cũng như nhà phân phối đang tập trung hàng hóa và nhiều chương trình thúc đẩy bán hàng để gia tăng thị phần trong những tháng cuối năm.

Theo VnExpress
 

binladen1206

Active Member
Thiết bị điện tử ngày nay khác gì so với 20 năm trước?

Cách đây 20 năm, các thiết bị điện tử được dân công nghệ thiết kế cho dân công nghệ. Nhưng ngày nay, thiết bị điện tử ngày càng cần thiết cho cuộc sống, và ngày càng dễ sử dụng.

img-1320312214-1.jpg

Năm 1991, mọi máy tính cá nhân đều không tích hợp âm thanh, và chỉ có tiếng kêu “bíp” duy nhất. Không chỉ thế, các phương thức giao tiếp với thế giới bên ngoài đều thiếu thốn, thậm chí là cả modem quay số thông qua mạng điện thoại (dial-up) tốc độ chậm. Không phải ai sống thời đó đều có cơ hội tiếp cận Internet. Cỗ máy tìm kiếm kiểu như Google, Yahoo, Bing... và mạng xã hội không tồn tại.

Điện thoại di động thì đúng là cục gạch. Máy ảnh số đáng giá cả một gia tài và chỉ chụp hình đen trắng. Máy chơi nhạc và quay phim, máy đọc sách điện tử và máy tính bảng không thể tìm thấy ở đâu.

Sau 20 năm, mọi sản phẩm kể trên đều thay đổi chóng mặt. Dưới đây cái nhìn tổng quan của Mossberg về các thiết bị tiêu dùng từ thời kì nguyên thủy cho tới thế giới kết nối hiện đại ngày nay. Danh sách này chỉ bao gồm các sản phẩm tiêu dùng trung bình, không nhắc tới thiết bị cho dân công nghệ đặc biệt hay doanh nghiệp.

img-1320312214-2.jpg


Motorola MicroTac Lite

Điện thoại bỏ túi

Tháng 1/1992, Motorola cho ra đời MicroTac Lite – mẫu điện thoại di động có thể bỏ túi đầu tiên. MicroTac Lite nặng 227 gram, “chỉ” dày 2,54 cm, gấp 3 lần mẫu smartphone siêu mỏng hiện nay. Giá bán dao động từ 1.500 USD (31,2 triệu đồng) tới 2.500 USD (52 triệu đồng).

Modem tốc độ nhanh hơn: Dù không còn được công nhận hiện nay, modem dial-up bên ngoài là thiết bị vô cùng quan trọng để kết nối máy tính trên toàn thế giới vào thời điểm năm 1993. Tháng 6/1993, Mossberg từng khuyên dùng modem Sportster có giá 200 USD (hơn 3 triệu đồng) của công ty U. S. Robotics cho tốc độ đường truyền kinh ngạc 14.400 bit/giây. So với băng thông rộng hiện nay, nó chỉ như so xe đạp với chiếc xe đua công thức 1.

img-1320312214-3.jpg


Máy ảnh màu Apple QuickTake 100

Máy ảnh màu

Năm 1994, máy ảnh Apple QuickTake 100 lưu trữ được 32 ảnh có giá khoảng 700 USD (14,5 triệu đồng).

Hệ điều hành Windows: Máy tính Macintosh của Apple đã phổ biến giao diện đồ họa từ năm 1984. Một năm sau đó là phiên bản Windows thô sơ của Windows. Năm 1995, Microsoft bắt kịp với Windows 95, mang lại chiến thắng cho giao diện đồ họa.

Trình duyệt web: Internet đã phát triển được thời gian khá dài, nhưng năm 1993, người dùng trung bình vẫn khó tiếp cận được. Điều này thay đổi với tốc độ lan truyền của Wordl Wide Web và trình duyệt web. Tháng 1/1996, Mossberg đánh giá trình duyệt Nescape còn cao hơn cả Internet Explorer của Microsoft.

img-1320312214-4.jpg


Palm Pilot

Quyền lực trong tay

Tháng 3/1996, Mossberg gọi Palm Pilot là máy tính cầm tay đầu tiên “có thể gắn bó với cuộc sống hàng ngày”. Trong khi mẫu PDA Apple Newton và các sản phẩm khác đều thất bại, chiếc Palm nhỏ bé khiến khái niệm “trợ lí điện tử cá nhân” trở nên phổ biến và mở đường cho điện thoại thông minh (smartphone).

Laptop mỏng

Năm 1998, Sony lập tiêu chuẩn cho máy tính mỏng, nhẹ, hữu dụng bằng Vaio 505 có giá 2.000 USD (hơn 40 triệu đồng) trang bị bàn phím tươm tất, là nguồn cảm hứng cho nhiều sản phẩm khác trong nhiều năm.

img-1320312214-5.jpg


Máy tính iMac của Apple

Máy tính đơn giản

Cũng trong năm 1998, Apple xáo trộn thị trường máy tính cá nhân (PC) bằng iMac, mẫu máy tính một màn hình tốc độ và màu sắc, khởi động trong vài phút và sẵn sàng lướt web. Mossberg gọi đây là “máy tính cá nhân tuyệt vời nhất từng sử dụng”.

Google: Năm 2001, Mossberg đánh giá Google không chỉ là cỗ máy tìm kiếm hữu dụng nhất trên Web, mà còn là “trang web hữu dụng nhất”.

img-1320312214-6.jpg


Máy nghe nhạc iPod

Máy nghe nhạc iPod

Cuối năm 2001, Apple thay đổi công nghiệp âm nhạc với máy nghe nhạc iPod giá 400 USD (hơn 8 triệu đồng), có khả năng lưu 1.000 bài hát trong thiết bị chỉ nhỏ bằng tấm danh thiếp và đánh bay mọi đối thủ khác.

Nguyên mẫu smartphone: Cũng trong năm 2001, Handspring – công ty điều hành bởi cha đẻ của Palm, tung ra Treo 180. Mossberg gọi đây là sản phẩm lai giữa PDA (thiết bị kĩ thuật số hỗ trợ cá nhân) và điện thoại, cạnh tranh với BlackBerry của RIM, cũng tích hợp công cụ cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.

Âm nhạc hợp pháp: Năm 2003, Apple giới thiệu kho nhạc iTunes, cho phép người dùng mua nhạc với giá hợp lí, và một lần nữa thay đổi công nghiệp âm nhạc.

iPhone: Tháng 6/2007, Apple vực dậy mảng kinh doanh điện thoại di động với iPhone, trao cho người dùng cỗ máy tính quyền lực nhỏ gọn, sử dụng công nghệ cảm ứng “đa chạm”.

img-1320312214-7.jpg


Máy đọc sách Amazon Kindle

Sách điện tử

Cuối năm 2007, trang web bán hàng trực tuyến Amazon cung cấp Kindle, thiết bị đọc sách điện tử sau nhiều nỗ lực thất bại.

Android: Tháng 10/2008, nhà mạng T-Mobile (Mỹ) và Google giới thiệu G1, mẫu smartphone đầu tiên chạy hệ điều hành Android – đối thủ cạnh tranh lớn cho iPhone.

iPad: Nhiều công ty đã thử nghiệm và thất bại trong việc tạo ra máy tính bảng được ưa chuộng, nhưng tháng 4/2010, Apple thành công với iPad cùng kho ứng dụng, thách thức đối thủ cạnh tranh và mở ra chương mới cho thiết bị điện tử.

Theo ICTnews
 

binladen1206

Active Member
Fujitsu ra laptop nhẹ hơn cả MacBook Air

LifeBook SH771 phiên bản cấp thấp với chip Intel Core i5, 4GB RAM và HDD 640GB có giá bán khởi điểm là 1.786 USD.

fujitsu.jpg


LifeBook SH771 là mẫu laptop siêu di động mỏng và nhẹ nhất của Fujitsu. Ảnh: Cnet.

Fujitsu vừa giới thiệu mẫu máy tính LifeBook SH771 mới. Đây là chiếc laptop siêu di động màn hình 13 inch mỏng và nhẹ nhất của nhà sản xuất này. SH771 có bộ khung làm bằng magiê nguyên khối. Cân nặng của sản phẩm này là 1,33 kilogram. Model laptop này được đánh giá là có thể cạnh tranh được với MacBook Air về sức mạnh. LifeBook SH771 dày 22,3 mm vẫn nhỉnh hơn so với MacBook Air dày 17 mm nhưng cân nặng lại nhẹ hơn.

Theo Cnet, Fujitsu LifeBook SH771 được trang bị vi xử lý Intel Core i có tốc độ cao hơn so với các model trên MacBook Air và một số mẫu ultrabook vừa được giới thiệu gần đây. Ngoài ra, sản phẩm này cò hỗ trợ một số phụ kiện như ổ quang hay pin mở rộng cho phép máy hoạt động liên tục từ 9,5 cho tới 14 tiềng đồng hồ.

Nhà sản xuất đưa ra hai cấu hình để người dùng lựa chọn. Một là chip Intel Core i7 2640M, 8GB RAM và HDD 750GB với giá bán là 2.888 SGD (khoảng 2.254 USD) trong khi đó phiên bản thấp hơn là Core i5 2520M, 4GB RAM và HDD 640GB được bán với mức giá là 2.288 SGD (khoảng 1.786 USD).

Fujitsu LifeBook SH771 được bán tại Singapore vào đầu tháng 11 năm nay. Ngoài ra, người dùng còn có thể nâng cấp lên ổ SSD, tuy vậy, nhà sản xuất vẫn chưa đưa ra mức giá phát sinh cho lựa chọn này.

Xem thêm ảnh Fujitsu LifeBook SH771

fujitsu1.jpg


LifeBook SH771 mỏng và nhẹ.

fujitsu4.jpg


Bàn phím của máy.

fujitsu3.jpg


Cạnh phải của laptop có các kết nối như USB, HDMI, Ethernet hay jack nghe nhạc...

fujitsu2.jpg


Fujitsu LifeBook SH771 khi đóng nắp máy.

Theo Sohoa
 

binladen1206

Active Member
"Bắt" lỗi thường gặp của iPad 2

iPad 2 là dòng sản phẩm luôn đứng đầu về doanh thu đối với máy tính bảng tại các siêu thị điện máy lớn. Tuy nhiên đứa con cưng của Steve Jobs không phải lúc nào cũng “chạy” tốt.

vnm_2011_396260.jpg

iPad 2 cũng như bất kỳ máy tính nào khác cũng thi thoảng bị lỗi như treo máy, hệ thống nóng hoặc không thể sạc pin được. Hơn nữa vấn đề mà nhiều người dùng iPad 2 gặp phải chính là Apple không có một hướng dẫn chi tiết hoặc phần mềm chẩn đoán để xác định lỗi. Hướng dẫn sử dụng của Apple không thể gói gọn hết những vấn đề mà iPad gặp phải.

Lỗi đầu tiên phải kể đến là iPad 2 không cho sạc pin bằng cổng usb. “Do đặc thù công việc nên tôi thường xuyên phải đi công tác, tôi có mua iPad 2 vì nó có thể sạc điện từ cổng usb nhưng nhiều khi nó cũng dở chứng không nhận nguồn, mặc dù trên máy tính của tôi đã cài air charge. Nhiều lúc tôi mang qua máy Mac thì cũng chẳng sạc được” - anh Trần Vũ, nhân viên kinh doanh cho một công ty thiết bị điện ở phố Đội Cấn, Ba Đình cho biết.

Theo một nhân viên phòng kỹ thuật của Trần Anh thì trong quá trình nạp điện, iPad 2 cần phải có một cổng USB có dòng điện mạnh để sạc. Nếu người sử dụng dùng nguồn USB từ một chiếc laptop đã cũ hoặc có lượng pin dưới 50% tổng dung lượng thì iPad 2 sẽ không thể dùng được nguồn điện này để sạc cho pin. Nhưng người sử dụng cũng cần lưu ý là ngay cả khi iPad đã sạc được qua cổng USB, chúng ta vẫn sẽ thấy là thiết bị sạc khá chậm.

iPad 2 không thể sạc qua USB, điều đó còn có thể khắc phục bằng cách sử dụng adapter. Nhưng nếu khi đã cắm adater vào mà table vẫn không nạp điện thì mới thật sự phiền phức. Lúc đó, chủ nhân của iPad bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp của các “Apple Store” mọc đầy rẫy trên phố. “Giá sửa bệnh đó là 800.000 ngàn” - một chủ cửa hàng chuyên sửa chữa các dòng sản phẩm của "quả táo khuyết" Apple cho biết.

Theo như tuyên bố của Apple thì hầu hết các loại iPad đều có thể hoạt động được từ 7 đến 8h. Tuy nhiên theo lời kể của một chủ cửa hàng trên phố Khâm Thiên thì vẫn có nhiều người than phiền rằng mặc dù họ hầu như không hề chơi game hay xem video clip nhưng “nó” vẫn nhanh hết pin.

Nguyên nhân hết pin nhanh được lý giải có thể do khách hàng truy cập Internet quá lâu hoặc không ngắt các kết nối khi không sử dụng đến như là bluetooth, wifi. Và nếu pin đã “chai” thì khách hàng có thể sửa chữa và thay mới tại cửa hàng của anh với chi phí từ 1 triệu 3 trở lên.

Vấn đề với nguồn điện của iPad 2 không hẳn là sự cố hay gặp nhất. Trên thực tế iPad 2 còn gặp những triệu chứng “củ chuối” hơn rất nhiều. Đó là không bắt được sóng wifi và 3G. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn đang cần truy cập internet để lấy tài liệu chuẩn bị cho buổi thuyết trình ngày hôm sau, nhưng iPad 2 của bạn lại không thể thực hiện được công việc đó. Lúc đó hẳn bạn sẽ đứng ngồi không yên với rắc rối này.

Apple đã khuyên người sử dụng nên cài đặt lại các thiết lập mạng trên iPad bằng cách vào Settings chọn General chọn Reset và nhấp vào Reset Network Settings. Ngoài ra, cũng nên cập nhập firmware cho router Wi-Fi đang sử dụng. Mẹo nhỏ trên có thể giúp một số iPad 2 tiếp tục “thông” kết nối nhưng cũng có một số trường hợp chiếc table buộc phải đi “bảo hành”. Và với lỗi này, chi phí cho một lần sửa chữa không hề “mềm” chút nào: đối với trường hợp mất sóng 3G là 800.000 ngàn, còn Wifi thì lên tới 2,2 triệu đồng.

iPad 2 không thể sạc pin, pin nhanh hết hay máy không thể bắt được wifi và 3G, đó chỉ là 3 trong số nhưng lỗi thường gặp nhất trên “một góc quả táo”. Trên thực tế iPad 2 còn có thể bị mất tiếng, mất cảm ứng hoặc nghiêm trọng hơn là hư nguồn IC. Với những lỗi này, bạn cần phải đến những cơ sở sửa chữa có tiếng, bảo hành đầy đủ để giúp chiếc máy tính bảng của mình "hồi phục" như mong muốn.

Theo VnMedia
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top