• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 08-01-2010 ‎ ‎

Status
Không mở trả lời sau này.

canhsathinhsu

New Member
Windows thống lĩnh thị trường hệ điều hành

microsoft.jpg

(TNO) Tạp chí PCAdvisor dẫn nguồn tin từ hãng nghiên cứu Net Applications cho biết, trong tháng 12.2009, Microsoft tiếp tục giảm 0,3% thị phần người sử dụng hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, tổng kết cả năm 2009, Microsoft vẫn chiếm được 92% thị phần và vẫn đang "độc tôn" trên thị trường hệ điều hành.

Theo số liệu của hãng nghiên cứu Net Applications, thị phần sử dụng các hệ điều hành trên nền tảng di động như Android của Google, iPhone của Apple... đang chiếm khoảng 1,3% thị phần người dùng toàn cầu.

Vào tháng 12.2009, cả Windows XP và Windows Vista đều giảm thị phần người dùng, trong khi đó, người sử dụng Windows 7 đang có xu hướng tăng lên.

Cụ thể, Windows XP giảm 1,3%, Windows Vista giảm 0,7%. Tính đến đầu tháng 1.2010, Windows 7 đã nắm giữ được 8% thị phần.

Trong khi đó, hệ điều hành Mac OS X của Apple kết thúc năm 2009 chỉ chiếm được 5,1% thị phần người sử dụng hệ điều hành toàn cầu, theo số liệu của Net Applications.

Net Applications cũng cho biết mặc dù các hệ điều hành sử dụng trên nền tảng di động chỉ chiếm được 1,3% trong năm 2009, nhưng với tốc độ tăng trưởng mạnh như hiện nay, trong năm 2010, số lượng người sử dụng các hệ điều hành này sẽ phát triển rất mạnh.

Theo Thanhnien
 

canhsathinhsu

New Member
Triển lãm Consumer Electronics Show 2010:

Những sản phẩm đáng xem tại CES 2010

TTO - Qua 2 ngày diễn ra triển lãm CES 2010 tại Las Vegas, hàng loạt sản phẩm độc đáo cả về hình dáng lẫn tính năng đã ra mắt giới công nghệ.

HDTV: "cơn mưa" 3D

Các mẫu HDTV 3D liên tục được giới thiệu tại các gian hàng Sony, Samsung, Toshiba, LG lẫn Sharp. Tuy nhiên, nhiều chú ý tập trung vào Panasonic khi hãng này tuyên bố sẽ đưa dịch vụ thuê phim Netflix và công cụ hội thoại qua Internet (VoIP) Skype vào series TC-PVT25 với 4 kích cỡ (50-inch, 54-inch, 58-inch và 65-inch).

Các công nghệ mới đều được trang bị cho dòng HDTV TC-PVT25 như Full-HD 3D (kèm cặp kính 3D) tương thích với 3D Blu-ray Player, phim 3D hay truyền hình 3D, THX, chế độ ISFcc, kết nối Wi-Fi. Đặc biệt là dịch vụ VieraCast của Panasonic cho phép tương tác với Netflix, Pandora, Twitter hay Fox Sports hoặc gọi thoại qua Skype.

ImageView.aspx


Panasonic TC-PVT25 tương tác với NetFlix, Skype qua dịch vụ VieraCast - Ảnh: Panasonic
Không thể bỏ qua Sony với kế hoạch phối hợp cùng 2 kênh Discovery và IMAX để phát sóng truyền hình 3 chiều (3D) vào năm 2011. Kế đến là 12 dòng LED HDTV và TV 3D mà Sony dự kiến sẽ cho ra mắt thị trường lần lượt trong năm nay, trang bị các công nghệ mới như Motionflow PRO 240Hz, công nghệ làm mượt các hình ảnh chuyển động hay tích hợp kết nối Wi-Fi. Một con số thật ấn tượng!

ImageView.aspx


Sony NX series khá phong cách
Trong đó, dòng Sony NX900 HDTV 3D có kích cỡ từ 40 đến 60-inch lần lượt được giới thiệu kèm theo cặp kính xem 3D do RealD sản xuất. Ngoài ra, Sony còn trình diễn công nghệ qua dòng TV 3D 24,5-inch dùng công nghệ OLED (Organic Light-Emitting Diode).

ImageView.aspx


Kho ứng dụng trực tuyến Samsung Apps để TV kết nối và tương tác​

Không chỉ có Panasonic giới thiệu các dòng TV tương tác với ứng dụng và dịch vụ trực tuyến, Samsung tung ra dịch vụ Samsung Apps, thực chất là một kho ứng dụng trực tuyến để các thiết bị điện tử tiêu dùng như smartphone, TV... truy xuất đến.

Toshiba trưng bày Cell Regza TV hướng đến phân khúc TV cao cấp với sức mạnh của Cell Broadband Engine cung cấp khả năng xử lý tăng 143 lần cho Cell TV. "Chất lượng hình ảnh sẽ tuyệt vời hơn với công nghệ mới này", đại diện Toshiba cho biết.

Theo xu hướng chung, Sharp cũng tuyên bố sẽ đưa Netflix và công nghệ QuadPixel vào dòng HDTV 3D mới. Riêng LG thì khiêm tốn với dòng Infinia tích hợp Skype (Xem thêm video trình diễn gọi Skype trên TV LG INFINIA tại đây).

Smartphone: Android bá chủ

AT&T phát tiếng súng đầu tiên với 5 smartphone sử dụng hệ điều hành Google Android và 2 dùng Palm WebOS. Trong 5 smartphone dùng Android, nổi bật nhất là Dell Mini 3 mà Dell hợp tác với AT&T để phân phối trong năm 2010.

ImageView.aspx
ImageView.aspx


Dell Mini 3 Motorola Flip

Mọi sự tập trung đổ dồn vào BackFlip, smartphone "thứ dữ" của Motorola cũng dùng Android sẽ ra mắt vào quý I-2010. BackFlip khá đa năng khi hỗ trợ quad-band GSM lẫn 3G kèm theo kết nối Wi-Fi, Bluetooth và trang bị GPS. Bàn phím QWERTY lớn và màn hình cảm ứng 3,4-inch HVGA là ưu điểm của Backflip.

Các gương mặt khác như HTC HD2, Lenovo LePhone hay 2 dòng điện thoại có khả năng máy chiếu Samsung W9600 và LG eXpo cũng lần lượt được giới thiệu.

Tablet và Smartbook lấn sân laptop

Laptop và netbook tạm lùi về phía sau cho màn trình diễn của tablet (máy tính dạng bảng) và smartbook. Các hãng điện tử lớn như Sony, Lenovo và HP cùng giới thiệu những "con cưng" tablet mới nhất ngay trong ngày đầu tiên.

ImageView.aspx


Smartbook Lenovo Skylight: 10,1-inch Ready-HD (1280 x 720), hỗ trợ 3G, Wi-Fi, chuyên dụng để lướt web với các ứng dụng được cài đặt sẵn - Ảnh: Lenovo

ImageView.aspx


Sony Dash tablet hỗ trợ xem video trực tuyến, lướt web qua các ứng dụng cài sẵn hoặc truy xuất đến 1000 ứng dụng từ Chumby. Có jack audio 3,5mm, USB 2.0, kết nối Wi-Fi - Ảnh: Sony

ImageView.aspx


HP Slate tablet là thành quả của sự hợp tác giữa HP và Microsoft. Slate sử dụng Windows 7, trang bị gia tốc kế để giao diện màn hình thay đổi theo chiều chuyển động và trang bị màn hình cảm ứng.
Theo Tuoitre
 

canhsathinhsu

New Member
Viễn thông Việt Nam 10 năm qua: Những thành tựu lớn!

small_252393.jpg

Có thể nói, trong bất kỳ một thành tựu quan trọng nào của ngành Viễn thông trong suốt 1 thập kỷ qua đều có dấu ấn đóng góp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và sự kiện Vinsat-1 là ví dụ.

(VnMedia) - Ngành viễn thông Việt Nam (giai đoạn 2000 - 2009) được đánh giá đã có những bước phát triển nhảy vọt ở nhiều khía cạnh, từ thành công trong công tác quản lý với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước tới phát triển thị trường, dịch vụ, công nghệ mới với sự đóng góp không nhỏ từ các doanh nghiệp…

Từ thành tựu trong quản lý…

Có thể nói, trong 10 năm phát triển vừa rồi, trước sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông, dù nhiều chính sách quản lý đã được xây dựng để đón đầu và đuổi kịp sự phát triển ấy, song đã giúp cho ngành viễn thông Việt Nam đã có được một hành lang pháp lý khá đầy đủ.

Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, trước đây ở Việt Nam người ta thường kêu ca 4 vấn đề về viễn thông. Một là liên quan đến vấn đề cấp phép, độc quyền trên thị trường khi chỉ cấp phép cho 1-2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Vấn đề bị kêu nhiều trong vòng 4-5 năm trước này tới giờ đã được giải quyết tương đối tốt. Hiện Việt Nam đã có tới 11 doanh nghiệp được thiết lập hạ tầng mạng viễn thông trong đó có 7 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ di động có hạ tầng.

Vấn đề thứ hai được giải quyết tốt đó là giá cước. Nói đến Việt Nam trước đây người ta kêu giá cước viễn thông cao. Nhưng sau 10 năm, giá cước Việt Nam đã thấp, bằng mức trung bình của thế giới.

Thứ ba, trước đây nói đến viễn thông là nói đến vấn đề chất lượng: Nghẽn, tắc. Giờ dù không thể giải quyết tối đa 100% nhưng về cơ bản đã được cải thiện rất nhiều. Khiếu nại của người dân về chất lượng dịch vụ đã giảm rất nhiều.

Thứ tư, vấn đề cũng làm rất tốt nữa đó là kết nối. Trước cũng là vấn đề nóng phải giải quyết song thời gian gần đây, Bộ không còn phải can thiệp tới nữa.

Đó là những vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp đã cùng làm rất tốt trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, nếu như những vấn đề trên là vấn đề của giai đoạn đầu mở cửa thị trường. Còn giai đoạn này, khi thị trường đã mở cửa cạnh tranh, đã xuất hiện các vấn đề mới.

Thứ nhất là vấn đề quản lý khuyến mại, quản lý cạnh tranh. Khuyến mãi không theo quy định; Vấn đề thứ hai khi mở cửa cạnh tranh đó là quản lý tài nguyên bao gồm tài nguyên tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet; Vấn đề thứ ba xuất hiện do việc phát triển nhanh đó là cơ sở hạ tầng. Việc phát triển, dùng chung cơ sở hạ tầng có nhiều bất cập. Và cuối cung, đó là khi mở cửa cạnh tranh thì phải giải quyết mối quan hệ giữa kinh doanh và công ích.

Bài toán này cũng đang gặp vấn đề. Định nghĩa đâu là công ích, đâu là kinh doanh, chỗ nào là công ích, chỗ nào phải kinh doanh vẫn còn chưa phân rõ ràng. Doanh nghiệp làm công ích nhưng cũng cạnh tranh nhau dẫn đến người dân có nhà có tới vài ba máy điện thoại, có nhà lại không có.

Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông đánh giá đây là những vấn đề tồn tại tất yếu xảy ra vì đó là quá trình đi lên, chuyển từ môi trường độc quyền sang mở cửa cạnh tranh, đã và đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để có thể tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc tới sự kiện hai dự thảo Luật Viễn thông và Luật Tần số Vô tuyến điện của Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua trong năm 2009 này. Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 diễn ra trong tháng 5/2009, cùng với dự thảo Luật Tần số Vô tuyến điện, Dự thảo Luật Viễn thông - văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực viễn thông đã được Quốc hội xem xét và cho ý kiến lần đầu tiên.

Sau khi tiếp thu các ý kiến trong hai kỳ họp quốc hội, hôm 17/12 vừa rồi, Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông đã chính thức được kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, Luật Viễn thông quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như thiết lập hạ tầng mạng viễn thông.

Mặc dù cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển rất nhanh, song quy mô và sự phát triển bền vững so với các nước trong khu vực và thế giới vẫn còn nhiều hạn chế. Để phát triển mạng viễn thông rộng khắp cả nước đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam vẫn cần những nguồn đầu tư rất lớn để phát triển mạng viễn thông quốc gia. Do đó việc huy động, khuyến khích mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển hạ tầng là hết sức cần thiết.

… đến phát triển thị trường, công nghệ

Nếu nhắc tới nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý, “kim chỉ nam” dẫn đường của ngành Viễn thông thì không thể không kể tới những thành tựu phát triển về cơ sở, hạ tầng trong 10 năm mà Việt Nam đã đạt được từ nỗ lực của các doanh nghiệp Việt.

Có thể nói, đồng hành với sự phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam, đóng góp vào những thành công, thành tựu lớn của ngành, cùng với các doanh nghiệp khác, của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã khẳng định vai trò to lớn của mình khi luôn để lại những dấu ấn trong mỗi sự kiện lớn của ngành.

3G ra mắt là dấu ấn mới nhất của ngành Viễn thông Việt Nam trong 10 năm qua. Với sự kiện mạng di động đầu tiên VinaPhone thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp 6 dịch vụ 3G đầu tiên cho người dùng vào tháng 10/2009 và sau đó là MobiFone vào tháng 12/2009 đã chính thức ghi tên Việt Nam vào bản đồ 3G thế giới.

Thành công này là kết quả của một quá trình sau nhiều năm chuẩn bị. Bốn doanh nghiệp trúng tuyển 3G là VNPT/VinaPhone, VMS-MobiFone, Viettel và danh EVN Telecom - Hanoi Telecom đã cam kết đầu tư tổng cộng hơn 33 nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, phát triển hạ tầng mạng 3G đến năm 2012.

3G được kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông không dây với việc cung cấp dịch vụ thoại và truy nhập dữ liệu tốc độ cao trên di động, đồng thời thúc đẩy sự hội tụ của các thiết bị liên lạc di động với các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. 3G trở thành môi trường mà biến chiếc điện thoại di động là một công cụ liên lạc, khai thác thông tin, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và an toàn cho mọi người.

Với người dân, 3G có thể trở thành phương tiện chủ yếu trong việc thực hiện các cuộc gọi hay truy cập Internet để khai thác các nguồn tài nguyên trên đó. 3G còn quan trọng ở chỗ không chỉ cung cấp các dịch vụ giải trí như âm nhạc, điện ảnh, mạng 3G trở thành nền tảng giúp gia tăng tỷ lệ phổ cập Internet (vươn tới những nơi băng rộng cố định khó đến được) và thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền.

Ngoài ra, phải kể đến nỗ lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT trong việc hoàn thành 100% số xã có điện thoại vào cuối năm 2005.

Nhờ có việc triển khai các trạm VSAT IP, ngày 30/12/2005, xã ĐăkNên (KonPLong- Kon Tum) - xã cuối cùng trên cả nước được phủ sóng viễn thông. Với sự kiện này Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu 100% số xã có điện thoại, với mật độ chung là 18 máy/100 dân, đồng thời ngành BCVT đã vượt gấp 2,5 lần chỉ tiêu phát triển điện thoại mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra.

Một bước ngoặt cũng không kém phần quan trọng nữa của ngành Viễn thông Việt đó là sự kiện dịch vụ ADSL đầu tiên ở Việt Nam được ra mắt vào năm 2003 mang tên MegaVNN do Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp.

Hiện giờ, thị trường Internet băng rộng ADSL đã khốc liệt với nhiều nhà cung cấp cùng tham gia ngoài VNPT như FPT, Viettel, Saigon Postel, Netnam, EVN Telecom song có thể nói, VNPT/VDC vẫn đang giữ vững vai trò doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường với trên 70% thị phần có trong tay.

Internet từ chỗ là thứ xa xỉ phẩm, chỉ là băng hẹp, giá cao, các dịch vụ hạn chế nay đã trở nên phổ biến với nhiều dịch vụ gia tăng, với khoảng 30% dân số sử dụng. Sự phổ biến của ADSL đã dần dần khai tử dịch vụ kết nối Internet gián tiếp tốc độ thấp (56kbps). Cạnh tranh cũng đã giúp cho giá cước dịch vụ ADSL giảm nhanh, ngày càng phù hợp với túi tiền của người dân hơn.

Một sự kiện đã ghi tên Việt Nam lên không gian mạng thế giới đó là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam mang tên Vinasat đã được phóng lên không gian vào ngày 19/4/2008. Đây là thành quả của hơn 13 năm kể từ ngày dự án quốc gia Vinasat-1 được khởi xướng (năm 1995) và bắt tay vào thực hiện mọi công việc cần thiết để được phóng thành công lên quỹ đạo trái đất: 5h17 phút sáng 19/4/2008.

Theo VNPT, chủ đầu tư dự án VINASAT-1, dung lượng của vệ tinh VINASAT-1 với tuổi thọ 15 năm dự kiến sẽ khai thác hết dung lượng vào năm 2010. Sau vệ tinh VINASAT-1, VNPT vừa tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư dự án VINASAT-2 dự kiến hoàn thành vào năm 2012 với vốn đầu tư từ 290-350 triệu USD.

Theo VnMedia
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top