Tương tác giữa con người và máy tính trong tương lai
Hãy thử tưởng tượng khả năng tạo ra một chiếc iPad ngay trên bức tường nào hoặc ở bất kỳ bề mặt nào mà bạn muốn, thậm chí là trên một mẩu giấy, hoặc cơ hội điều khiển các máy tính và các cỗ máy vật lý khác bằng sóng điện não từ của bạn.
Những điều đó không còn cách chúng ta quá xa nữa, mà đây chính là tương lai của tương tác giữa con người và máy tính (human-computer interaction), như những gì mà các nhà nghiên cứu về sáng tạo và các nhà lãnh đạo của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới đang thảo luận trên sân khấu chính tại hội nghị VMworld ở San Francisco vào sáng Thứ 5 vừa qua.
SixthSense, một công nghệ tương tác mới được tạo ra bởi một nhà nghiên cứu có tên là Pranav Mistry của Fluid Interfaces Group , trực thuộc phòng thí nghiệm MIT Media Lab, công nghệ này trang bị cho con người một máy chiếu nhỏ, một chiếc gương và một camera đeo quanh cổ (hoặc trên mũ bảo hiểm), và một vài điểm đánh dấu nhỏ bằng màu được đeo vào các ngón tay.
Với một số điểm đánh dấu bằng màu được gắn vào các ngón tay, SixthSense sẽ giúp bạn tương tác với thế giới ảo 'thật' hơn
Mẫu thiết bị này sẽ cho phép người dùng trình chiếu những gì có trên máy tính vào một bức tường, để kiểm tra e-mail và duyệt Web tương tự như những gì mà một chiếc Apple iPad đang hoạt động, ngoại trừ việc những thao tác với màn hình này chỉ cần thực hiện thông qua không khí mà không cần phải chạm vào một màn hình cảm ứng nào cả.
Đoạn video trình diễn của Mistry về SixthSense tại VMworld cho thấy anh ấy dùng công nghệ này để cầm lấy các bức ảnh với hai tay của mình; chiếu một bộ quay số của điện thoại vào lòng bàn tay; để phóng các tờ báo chứa bài phát biểu của tổng thống Obama; chơi một game đua xe thông qua… một mẩu giấy nhỏ; cập nhật các số liệu về một chuyến bay vào vé máy bay; và chơi lướt ván trên tàu điện ngầm ở Boston bằng cách sử dụng đôi chân mình như là những cái bàn trượt. Bạn thậm chí có thể “copy và paste” các văn bản từ những cuốn sách giấy, rồi đặt nó vào màn hình máy tính cá nhân của mình, những điều này sẽ diễn ra ở bất kỳ nơi đâu mà bạn muốn.
[video=youtube;YrtANPtnhyg]http://www.youtube.com/watch?v=YrtANPtnhyg[/video]
Mistry tin rằng các thiết bị hiện tại đang bị giới hạn quá nhiều, và người dùng chúng chỉ có thể tương tác với thông tin thường bị bó buộc và giới hạn trong các máy tính và Internet bằng các thao tác thường nhật của cuộc sống con người.
“Con người chúng ta sẽ không thích thú chút nào khi bị bó buộc vào những chiếc máy tính. Thực ra điều cuốn hút chúng ta chính là thông tin và nội dung của nó,” anh nói. “Chúng ta không cần phải có tới hai thế giới riêng biệt ” phân tách giữa số hóa (digital) và thực tại hiện hữu (physical).
Tan Le, một nữ tỉ phú gốc Việt, hiện là đồng sáng lập và là chủ tịch điều hành của Emotiv Systems - một công ty công nghệ nổi tiếng tại Australia, đã trình diễn một công nghệ tương tác giao tiếp giữa não người và máy tính (brain-computer interface) cho phép người dùng sử dụng một thiết bị cầm tay để điều khiển toàn bộ hệ thống điện tử bằng cách sử dụng các xung sóng não điện từ.
Tan Le tin rằng trong tương lai chúng ta sẽ điều khiển các thiết bị thông qua các ý nghĩ. Sản phẩm mới nhất của tập đoàn của cô cũng xuất phát từ ý tưởng đó - một ý tưởng trị giá cả tỷ dolla. Trong ảnh là Tan Le - CEO của Emotiv Systems - với thiết bị tai nghe EPOC Headset do chị phát minh.
“Chúng ta đã từng mơ và hình dung về một lúc nào đó, khi mà chúng ta có thể kiểm soát và tương tác với môi trường của chúng ta bằng các suy nghĩ và mệnh lệnh trong đầu,” Tan Le chia sẻ.
Không giống như công nghệ SixthSense, Thiết bị tai nghe EPOC Headset của Emotiv đã có sẵn trên thị trường và được bán với mức giá 300 USD. Nhưng Tan Le cũng lưu ý rằng công nghệ này vẫn còn rất mới mẻ. “Chúng tôi chỉ mới đang ở giai đoạn đầu tiếp cận với của những gì khả thi với công nghệ này của ngày hôm nay,” cô cho biết.
EPOC Headset tuy vẫn còn khá thô nhưng đã phần nào giúp xóa đi giới hạn về dây rợ bao quanh các thiết bị giao tiếp bằng sóng điện não tương tự
Mời CTO của VMware là Stephen Herrod tham gia thử nghiệm, Tan Le đã trình diễn cách mà thiết bị Emotiv cho phép người dùng thao tác với các đối tượng trên một màn hình máy tính chỉ bằng các ý nghĩ trong đầu. Chẳng hạn, Herrod có thể”nâng” một cái hộp ảo sau một chút làm quen với nó, trong đó máy tính chịu trách nhiệm giám sát các xung điện não đồ của anh để xác định anh muốn thao tác gì khi nó đang đứng yên, và khi nào thì anh muốn thao tác với một đối tượng. Herrod cũng đã thử làm biến mất cái hộp trên màn hình, đây là một tác vụ khó khăn hơn bởi vì về nguyên lý thuật toán thì đây không phải là một mệnh lệnh ở dạng di chuyển đối tượng, nhưng cuối cùng thì anh cũng thành công!
Tan Le cũng trình chiếu một đoạn video trình diễn cảnh một người đàn ông điều khiển một chiếc xe lăn với tai nghe, nhưng chiếc xe lăn chỉ chuyển động chậm rãi và ngắc ngư lưỡng lự theo các phản hồi từ suy nghĩ của người đàn ông đó. Cô nói rằng, công nghệ Emotiv có thể được dùng để điều khiển các nhân vật trong thế giới ảo và các game, và thay đổi ánh sáng – âm thanh của một căn phòng dựa trên trạng thái và tâm tư của người dùng.
[video=youtube;QYfzX2XfoQg]http://www.youtube.com/watch?v=QYfzX2XfoQg[/video]
Vẫn còn có nhiều phương thức trước khi SixthSense ra mắt trên thị trường, Mistry lưu tâm, và nói rằng vẫn còn “nhiều thách thức về mặt công nghệ.” Mistry tạo ra một vài công nghệ giao tiếp với các thao tác không dây dẫn đến việc ra đời của SixthSense, bao gồm một cây bút siêu âm, cho phép bạn vẽ vời các bản thiết kế thoải mái trên một màn hình máy tính xách tay thông thường, và một camera hồng ngoại sẽ được gắn vào một laptop để dò các chuyển động của bàn tay bạn trên màn hình với cây bút này, cho phép bạn sử dụng bàn tay của mình để kiểm soát con trỏ chuột thậm chí ngay cả khi không sử dụng chuột.
Một mẫu SixthSense có chi phí sản xuất khoảng 350 USD, và Mistry nói rằng những thiết bị tương lai này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn nhờ vào camera hồng ngoại và không đòi hỏi người dùng phải đeo các tab lên các ngón tay của mình như hiện nay.
[video=youtube;ZMiQx4Mhh_U]http://www.youtube.com/watch?v=ZMiQx4Mhh_U[/video]
Một diễn giả khác tại hội nghị VMworld năm nay là Natan Linder, một cộng sự của Intel tại MIT Media Lab – người đang phát triển LuminAR, một mẫu hệ thống nhỏ bằng khe cắm chuẩn của các bóng đèn và có thể đóng vai trò là máy chiếu kết nối Internet lên mọi bề mặt. Hệ thống của Linder có những ảnh hưởng tương tự như SixthSense, nhưng ông cho biết nó sẽ không làm cho các hình mẫu hiện tại lỗi thời. Về lý thuyết, LuminAR có thể kết nối với hàng loạt thiết bị và các đối tượng giống như iPad, laptop, netbook và các thiết bị tương tác điện tử khác…
“Điều hứa hẹn của thiết bị này chính là chúng ta có thể mang Internet tới bất kỳ nơi đâu mà bạn muốn,” Linder hóm hỉnh nhận xét.
Theo Voz