• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 18-09-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HuyChung

New Member
Intel thừa nhận mã bảo vệ Bru-ray đã bị crack

Intel vừa xác nhận rằng các HDCP master key vốn được dùng để bảo vệ nội dung trên các đĩa Blu-ray đã bị rò rỉ trên mạng internet.

code-small.jpg

Ngay từ đầu tuần này, một diễn đàn trên internet đã đăng nguyên một bài viết được tuyên bố là các master code của HDCP (High-bandwidth Digital Content Protection – bảo vệ nội dung số băng thông rộng), một công nghệ mã hóa để đảm bảo rằng chỉ có các thiết bị có đủ thẩm quyền mới xem được các nội dung HD như các đĩa Blu-ray. Giao thức do Intel thiết kế cũng mã hóa dữ liệu gửi thông qua các kết nối HDMI, DVI và DisplayPort, nhằm ngăn ngừa thứ gọi là “những cuộc tấn công của người vô tính”, nhằm xâm hại các nội dung số độc quyền.

Sự rò rỉ này có nghĩa là các nhà sản xuất “vớ vẩn” giờ đây đã có thể thiết kế phần cứng nhằm cho phép chúng truy xuất trái phép các nội dung Blu-ray một cách thoải mái.

“Chúng tôi đã thử nghiệm những gì mà diễn đàn kia đã đăng tải,” người phát ngôn của Intel, ông Tom Waldrop thừa nhận. “Nó tạo ra các khóa cho sản phẩm… và với sự việc công bố thứ này trên mạng này, cũng đồng nghĩa với việc đây là một âm mưu nhằm phá vỡ công nghệ bảo mật và mã hóa của chúng tôi.”

blu-ray-hd-dvd-discs.jpg
Việc bảo vệ tác quyền và chứng thực nội dung số trở nên mong manh hơn bao giờ hết...

Intel tuyên bố rằng kịch bản ‘khả thi nhất’ của trò này có lẽ là do một ai đó đã nhúng một đoạn mã vào một con chip dùng để giải mã các đĩa Blu-ray. Mặc dù vậy, công ty đã từ chối về việc khả năng có sự can thiệp của một phần mềm crack nào đó. “Tôi xin nói là không bao giờ có chuyện đó,” Waldrop khẳng định.

Intel cho biết họ đã cảnh báo hàng trăm giấy phép HDCP về tình trạng này, và tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất ‘tạp nham’ sử dụng các mã rò rỉ này.

Theo Voz
 

HuyChung

New Member
Intel trình diễn năng lực overclock của chip Sandy Bridge dòng K

Dù việc overclock (OC) trên Sandy Bridge không còn dễ dàng về mặt “chi phí” như các chip Intel thuở trước nữa, thì điều đó không đồng nghĩa rằng Sandy Bridge có năng lực OC kém. Với những chip dòng K (không khoá hệ số nhân), Intel cho chúng ta thấy một hình ảnh khác.

Sandy-Bridge-K-demo-2.jpg

Với hệ thống demo gồm một chip Sandy Bridge dòng K (có lẽ là Core i7 2600K), bộ nhớ kênh đôi Crucial Ballistix Tracer, card đồ hoạ GTX 460 của EVGA, tất cả được cấp điện bởi chiếc PSU Antec 1200 W. Điều chú ý là bộ tản nhiệt với 6 3 heat-pipe, có lẽ do Intel nhờ đơn vị khác OEM, hệ thống trên có thể đạt mức xung tới 4,9 GHz, một con số khá ấn tượng cho điều kiện tản nhiệt khí thông thường.

Theo Voz
 

HuyChung

New Member
Cận cảnh 'đối thủ' của Canon G12 từ Nikon

Coolpix P7000 của Nikon là máy compact nhưng sở hữu nhiều tính năng cao cấp để cạnh tranh trực tiếp với PowerShot G12 của Canon.

nikonp70002010-09-15-1.jpg
P7000 trang bị cảm biến CCD 10 Megapixel với kích thước khá lớn 1/1,7 inch, chip xử lý ảnh Nikon EXPEED C2 tân tiến hứa hẹn cho chất lượng ảnh xuất sắc. Model này cũng có ống kính zoom quang 7,1x (28 – 200mm) độ mở f/2.8 – 5.6.

nikonp70002010-09-15-2.jpg
Cạnh trên máy với ba bánh xe chế độ giúp tính năng chỉnh tay trên
model này thuận tiện cho người dùng như các mẫu máy DSLR.

nikonp70002010-09-15-3.jpg
Nikon P7000 trang bị màn hình kích thước 3 inch độ phân giải tới 920.000 điểm ảnh nhưng không thể lật xoay như đối thủ G12.

nikonp70002010-09-15-4.jpg
P7000 rất thích hợp trở thành một máy ảnh thứ hai sau DSLR trong túi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

nikonp70002010-09-15-5.jpg
P7000 hỗ trợ cổng xuất HDMI để truyền video độ nét cao lên HDTV.

nikonp70002010-09-15-7.jpg
Ngõ cắm mic bổ sung của máy.

nikonp70002010-09-15-8.jpg

P7000 có trọng lượng 360 gram và kích thước 114,2 x 77,0 x 44,8 mm.

nikonp70002010-09-15-9.jpg

Model này sử dụng thẻ nhớ SD để lưu trữ hình ảnh.

nikonp70002010-09-15-11.jpg
Đèn flash dạng pop-up.

vcdz1jxt.jpg
P7000 sẽ được bán ra đầu tiên tại Mỹ với giá tham khảo là 499,99 USD.
Theo Sohoa
 
Last edited by a moderator:

HuyChung

New Member
Chip Knight Rider đủ sức để tự động lái và… đua xe

Các nhà khoa học đang phát triển một siêu máy tính trên một con chip duy nhất mà họ cho là nó đủ sức mạnh để điều hướng và dẫn dắt chiếc xe vượt qua những con đường giao thông nhộn nhịp.

Knight-Rider-600x379.jpg

Tiến trình ghi nhận hình ảnh và xử lý nó là những đặc tính tuyệt vời mà loài người chúng ta được sở hữu từ tạo hóa của tự nhiên, nhưng việc “nhìn thấy” và “ghi nhận” các đối tượng cũng như phân biệt được các mối nguy hiểm là một thách thức lớn đối với một máy tính hay một thiết bị dạng robot, và một trong những lý do của yếu điểm này đó là hầu hết các robot xử lý hình ảnh chủ yếu dựa trên các thiết bị cảm biến hơn là ‘quan sát’ hay còn gọi là giác quan.

Một bước đột phá đầy tiềm năng có thể sẽ vượt qua những thách thức này, , Eugenio Culurciello của trường School of Engineering & Applied Science – trực thuộc trường đại học Yale – đã phát triển một siêu máy tính dựa trên hệ thống thị giác của con người.

Được mệnh danh là NeuFlow, hệ thống này lấy cảm hứng từ hệ thống thị giác của các loài động vật có vú, bắt chước hệ thống thần kinh để nhanh chóng diễn giải thế giới xung quanh nó. Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống sử dụng các thuật toán phức tạp được phát triển tại trường đại học New York University để chạy các mạng thần kinh trung ương khổng lồ nhằm tổng hợp các ứng dụng thị giác và đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các nỗ lực trước đó.

knight-rider-kitt-shelby-gt500kr41-600x388.jpg

Toàn bộ hệ thống này không lớn hơn một chiếc ví, do vậy có thể dễ dàng đưa nó vào những chiếc xe hơi tân tiến như thế này.

Các nhà khoa học cũng cho biết , để nhận ra một loạt các đối tượng đang tham gia giao thông trên đường – như những chiếc xe khác, con người, các cột đèn giao thông và các vỉa hè, chưa kể đến bản thân con đường mà chiếc xe đang lưu thông – hệ thống NeuFlow đã phải xử lý tới các hình ảnh ở độ phân giải hàng chục megapixel theo thời gian thực.

Nhóm nghiên cứu của đại học Yale đã nhúng siêu máy tính này – có khả năng xử lý hơn 100 tỉ tác vụ trong một giây – vào một con chip đơn nhất, và tuyên bố nó nhỏ hơn nhiều so với các máy tính ở kích thước đầy đủ, trong khi vẫn đảm bảo được sức mạnh và hiệu năng xử lý cao hơn rất nhiều.

Hệ thống này hiện tại chạy trên Virtex-6 FPGA, đây là một vi mạch tích hợp được thiết kế dùng để lập trình cho các tác vụ đặc biệt, chạy ở xung nhịp 200MHz.

Virtex-6.jpg

Mẫu vi xử lý hiệu năng cao Virtex-6 FPGA


“Một trong những nguyên mẫu đầu tiên của nguyên mẫu này đã có khả năng xử lý các tác vụ đồ họa vượt mức yêu cầu đặt ra,” Culurciello tuyên bố. “Hệ thống hoàn chỉnh này của chúng tôi không lớn hơn một chiếc ví, do vậy chúng ta có thể dễ dàng nhúng nó vào những chiếc xe hơi và các thiết bị khác.”

Theo các nhà khoa học, hệ thống này cũng có thể được dùng để cải thiện cho các mẫu robot khác, để cung cấp một tầm nhìn tổng hợp với góc nhìn lên tới 360 độ, hoặc hỗ trợ các môi trường sống đòi hỏi đến các thiết bị trợ hướng như hỗ trợ người cao tuổi chẳng hạn. Hãy cùng hy vọng thiết bị này sẽ sớm được đưa vào ứng dụng một cách hữu ích trong thực tiễn cuộc sống.

Theo Voz
 

HuyChung

New Member
Plasma 3D 'giá rẻ' của Panasonic

Hãng sản xuất của Nhật sẽ bán TV Plasma 3D GT20 series mà không kèm kính 3D trập hình động để giảm giá sản phẩm.

1.jpg

Panasonic GT20. Ảnh: Flatpanelshd.

GT20 (hay GT25 tại thị trường Mỹ) sẽ là tên của dòng TV 3D Plasma sắp được Panasonic phát hành. Theo thông tin Panasonic công bố, điểm đáng chú ý trên sản phẩm mới của hãng là nó sẽ đi kèm với mức giá rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm 3D Plasma VT20 (hay VT25) từng được phát hành trước đó. Và đây cũng là model Plasma 3D đầu tiên được Panasonic trang bị khả năng chuyển đổi nội dung từ 2D sang 3D.

Panasonic GT20 có thiết kế khá giống với model Plasma G20 đời 2010 của hãng, nhưng được bổ sung thêm khả năng trình diễn hình ảnh 3D. Cả hai có chung một thiết kế, với đường khung viền màn hình màu nâu. Màn hình sử dụng tấm nền Plasma NeoPDP, hỗ trợ tính năng Sub-field drive 600Hz, chế độ hình ảnh THX và một bộ lọc tương phản.

Nằm trong dòng sản phẩm ít tiền nhưng GT20 cũng sở hữu một số tính năng giải trí đa phương tiện vốn chỉ nằm trên các dòng TV đắt tiền khác của hãng, như tính năng Time Shift, cho phép người dùng tạm dừng hình ảnh trên màn hình và thu lại các chương trình mà mình lựa chọn vào bộ nhớ lưu trữ rời bên ngoài thông qua cổng USB.

2.jpg
GT20 là mẫu Plasma 3D đầu tiên được Panasonic trang bị tính năng chuyển đổi nội dung 2D thành 3D. Ảnh: Flatpanelshd.

GT20 là mẫu Plasma 3D đầu tiên được Panasonic trang bị tính năng chuyển đổi nội dung 2D thành 3D. Ảnh: Flatpanelshd.

Panasonic GT20 đi kèm với khả năng truy cập Internet Viera Cast, với nhiều dịch vụ giải trí phim ảnh trực tuyến, YouTube, Twitter và Skype. Chức năng DLNA trên sản phẩm phục vụ cho nhu cầu truyền tải hình ảnh, video hay nhạc từ máy tính cá nhân tới màn hình.

Theo FlatpanelsHD, trong thời gian tới GT20 sẽ được Panasonic phát hành với model 42 inch TX-P42GT20, mức giá cụ thể chưa được công bố nhưng chắc chắn sản phẩm sẽ không được tặng kèm kính chuyên dụng.

Theo Sohoa
 

HuyChung

New Member
Intel Fellow : Larrabee là không thực tế

Tại IDF 2010, chúng ta được nghe nhà khổng lồ x86 nói rất nhiều về Sandy Bridge, về Atom, về một tương lai của điện toán “nhận thức hoàn cảnh” … Mọi thứ nghe rất ấn tượng.

Thomas-Piazza-Intel-Architecture-Group-Director-Graphics-Architecture-600x450.jpg

Nhưng họ đã không đề cập đến Larrabee (LRB), một dự án nghiên cứu không rõ đã tốn bao tiền của từ đơn vị này, song đã bị huỷ bỏ / đình chỉ trong một tương lai khá dài. Một vài phóng viên của TechRadar không rõ “vô tình hay cố ý”, đã khơi lại “nỗi đau” này của Intel.

Bài viết kể lại rằng có một nhóm thảo luận của Intel, bao gồm các Intel Fellow (Fellow là từ ám chỉ những người rất giỏi của một công ty nào đó), rất có thể là những người thông minh nhất tại Intel. Các phóng viên của TechRadar đã tiến đến phía họ và hỏi một số câu. Trong đó có câu hỏi liệu các Intel Fellow có từng nghĩ LRB sẽ xuất hiện dưới dạng một sản phẩm đồ hoạ hay chưa, toàn bộ nhóm này quay lại nhìn Thomas Piazza, giám đốc nhóm kiến trúc của Intel.

Piazza đáp lại một cách thận trọng :

Thực tình tôi đã mong có thể đi qua được hết 2 ngày này (IDF 2010) mà không bị ai hỏi về thứ ấy …

Tôi không nghĩ thế (LRB sẽ thành hiện thực)

Lý do ?

Tôi cho rằng không thực tế khi cố phần mềm hoá mọi hàm / chức năng theo cách nhìn từ sự phức tạp của phần mềm

Rồi chúng tôi rơi vào vấn đề hiệu năng trên từng watt khi cố thực hiện những thứ đó


Nếu tôi không lầm, thì LRB là một tham vọng của Intel mà theo đó, các nhân x86 có thể thực hiện được các chức năng raster của một chip đồ hoạ. Nhưng Intel không đi theo cách mà AMD lẫn NVIDIA vẫn làm trước nay : tạo ra thứ phần cứng tương thích với các thư viện đồ hoạ (API) hiện có như DirectX, OpenGL. Bạn có thể thấy mỗi chiếc card Radeon hay GeForce đều ứng với một bộ DirectX hay OpenGL nhất định. Còn Intel không như vậy, họ muốn con chip của mình có thể chạy được bất kỳ bộ API đồ hoạ nào. Điều này đồng nghĩa với việc giả lập.

Và như chúng ta đã biết, những thứ giả lập thường không đạt hiệu quả bằng “đồ thật”, ít nhất là theo khái niệm hiệu năng / watt. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao CEO của NVIDIA, lại bảo LRB là “Laughabee”. Còn một giám đốc cấp cao của AMD thì bảo x86 là cây đinh trong mắt Intel, việc Intel muốn làm là cầm búa đóng cây đinh ấy vào bất kỳ chỗ nào họ thích. Nhưng rõ là có những nơi cần đến máy khoan chuyên dụng mới đục thủng được.

Một cách tự nhiên, bộ raster phải là một hàm cố định

Không có lý do để lập trình lại, có ít rất lĩnh vực có liên quan mà cần đến việc code lại những thứ như thế


Và sau cùng thì thứ mà chúng ta (những người làm về công nghệ) cần làm là tìm ra :

ngưỡng hợp lý cho khả năng lập trình được và ngưỡng hợp lý cho những hàm cố định


Theo Voz
 

HuyChung

New Member
Boeing giới thiệu máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời

Sau Phantom Eye sử dụng nhiên liệu hydrogen, Boeing cùng với Cơ quan nghiên cứu các giải pháp phòng thủ tiên tiến Hoa Kỳ (DARPA) đã giới thiệu thêm một mẫu máy bay do thám không người lái, sử dụng năng lượng mặt trời với tên gọi: SolarEagle.

97594c939f022a7bd_12345678.jpeg

Đây là sản phẩm mới nhất thuộc dự án Kền Kền II (Vulture II), một dự án chuyên nghiên cứu công nghệ để phát triển các mẫu máy bay do thám không người lái UAV, được cơ quan trên hợp tác cùng 3 đối tác: Aurora Flight Sciences, Boeing và Lockheed Martin. Dự án này vừa bước sang giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ hai nên mới có thêm chữ số II phía sau tên gọi.

Nói về chiếc máy bay SolarEagle thì đây là một sản phẩm có thể nói là tiên tiến nhất trong lịch sử máy bay do thám tầm cao và không sử dụng người lái. Sải cánh liền lạc của nó có độ dài lên tới 122 mét, sử dụng nhiều động cơ đẩy nhỏ, gắn các cánh quạt tần suất cao, và chắc chắn sẽ được lắp đặt nhiều panel thu năng lượng mặt trời. SolarEagle sử dụng động cơ điện với nguồn cung cấp điện là một hệ thống pin điện được sạc thông qua nguồn năng lượng mặt trời thu vào từ các tấm panel. Theo đại diện Boeing cho biết thì SolarEagle có thể hoạt động trên tầm cao tối đa là 18,3 km và có thể hoạt động liên tục trong 5 năm mà không cần phải hạ cánh.

Sở dĩ đạt được khả năng hoạt động đó là bởi vì chiếc máy bay này giống như một hệ thống điện khép kín, được bảo trợ bởi năng lượng mặt trời. Khi nó hoạt động trên cao vào ban ngày, mặc nhiên các tấm panel sẽ thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời và khi đó, một hệ thống riêng sẽ chuyển hóa chúng thành nguồn điện, dự trữ trong các pin điện. Khi trời tối, động cơ của SolarEagle sẽ lấy điện từ chính nguồn dự trữ đã được tích đầy trong cả ngày đó để hoạt động. Chính vì vậy mà nguồn năng lượng bổ trợ cho nó gần như không bao giờ bị cạn kiệt.

Theo các kỹ sư Boeing, các chuyến bay thao diễn (dự kiến dài khoảng 30 ngày!) của SolarEagle sẽ được thực hiện trong năm 2014.

Theo Tinhte
 

HuyChung

New Member
Targus và 3 model đế tản nhiệt laptop mới

Targus Inc., một trong những nhà sản xuất đứng đầu về các túi xách, balo cũng như các vật dụng liên quan đến chiếc máy tính xách tay, vừa giới thiệu thêm 3 model đế tản nhiệt mới.

Targus-HD3-Gaming-Chill-Mat1.jpg

Cả 3 model laptop cooler này hướng đến 3 đối tượng người dùng khác nhau, từ những người dùng bình thường, gamer đến những ai thường hay di chuyển. Giám đốc quản lý sản phẩm của Targus – Tina Huff – cho biết: “Dựa trên những nhu cầu làm mát khác nhau của từng người cho chiếc laptop của mình, Targus cung cấp cho bạn những giải pháp lý tưởng khác nhau.”.

Targus-Lap-Chill-Mat1.jpg

Đầu tiên là model cao cấp nhất dành cho game thủ: HD3 Gaming Chill Mat với mức giá $60. Targus HD3 Gaming Chill Mat hỗ trợ các laptop với màn hình lên đến 18-inch, sản phẩm có khung làm bằng nhôm với các chân đế đàn hồi chống trượt cùng 3 quạt làm mát (lấy nguồn qua cổng USB) hoạt động ở tốc độ tối đa 3000rpm.

Targus-Travel-Chill-Mat1.jpg

Dành cho những ai thường xuyên phải di chuyển, Targus Travel Chill Mat có giá $30, vỏ ngoài bằng cao su neoprene mềm, các chân đế cũng bằng cao su chống trượt. Targus Travel Chill Mat có màu đen/xám, kích thước 274 x 124 x 33mm, nặng 400gram và trang bị 2 quạt làm mát.

Cuối cùng là Lap Chill Mat (màu bạc) dành cho những ai ưa sự đơn giản, không cầu kỳ và nhu cầu làm mát vừa phải. Targus Lap Chill Mat có giá $40 và trang bị 2 quạt làm mát. Tham khảo thêm tại Targus.

Theo Voz
 

NgocHoan

New Member
Apple LED Cinema Display 27-inch bắt đầu được bán

Được giới thiệu vào tháng 7 vừa qua, chiếc màn hình LCD Apple LED Cinema Display với kích thước 27-inch đã bắt đầu được bán. Apple 27-inch LED Cinema Display được sản xuất hoàn toàn không có chứa thủy ngân, sử dụng panel cao cấp IPS (In-plane switching) với độ phân giải 2560 x 1440.


apple27-inchledcinemadisplay01-575x541.jpg

LCD Apple 27-inch LED Cinema Display còn sử dụng công nghệ đèn nền LED tiết kiệm điện, màn hình có thời gian đáp ứng 12ms, độ tương phản 1000:1, độ sáng tối đa 375cd/m2. LCD có ngõ vào Mini DisplayPort, 3 cổng USB 2.0 mở rộng, trang bị cảm biến ánh sáng, tích hợp webcam iSight cùng hệ thống loa 2.1 tích hợp với công suất 49W.

Những ai có ý định trang bị cho mình 1 màn hình LCD chất lượng cao, thiết kế đẹp, thương hiệu lớn như Apple Cinema Display thì nên chuẩn bị sẵn $999 và chờ trong 1 đến 2 tuần để nhận sản phẩm.

Theo Voz
 

NgocHoan

New Member
Internet Explorer 9: Làm chủ tính năng Pin website vào Taskbar

Trong bài viết Internet Explorer 9: Những trải nghiệm đầu tiên, tôi đã giới thiệu đến các bạn một tính năng hay của trình duyệt, cho phép pin bất kỳ một website nào đó vào thanh Taskbar (Superbar) của Windows 7. Đây thật sự là một tính năng thú vị dành cho những website bạn thường xuyên truy cập.

voz-and-IE9-600x294.jpg

Với khuynh hướng thực dụng thì tôi sẽ đi vào hướng dẫn tạo shortcut trước, sau đó sẽ diễn giải về shortcut này cũng một chút lợi ích khác của nó ở trang 2.

Làm thế nào?

Để pin vào Taskbar, các bạn nhấn giữ phần favicon của website hoặc tab đang duyệt và kéo chúng vào thanh Taskbar (xem hình).

vozExpress-IE91-600x287.jpg

Kéo vào Taskbar

Trên thực tế, trình duyệt còn hỗ trợ cả pin vào Start Menu của Windows. Các bạn thực hiện bằng cách nhấn chọn icon Tools > File > Add site to Start menu. Hoặc nhanh hơn có thể nhấn lần lượt các phím Alt (hiển thị thanh menu) > T (chọn Tools) > M (chọn Add site to Start menu).

Ngoài ra, bạn cũng có thể kéo thả website (như pin vào Taskbar) vào bất kỳ thư mục nào để tạo shortcut cho website.

Bạn có thể thấy shortcut được tạo của chúng ta khi khởi động rất đặc biệt đúng không. Màu sắc nút Back/Forward, icon HomePage, hay thậm chí một số website hiện nay đã hỗ trợ các tính năng trên Jump List.

pin-icon-600x314.png

Một số trang đã hỗ trợ Jump List

Theo Voz
 
Last edited by a moderator:

NgocHoan

New Member
Arctic Hub – USB Hub hình chiếc dù mới từ Arctic

Hãng Arctic nổi tiếng với các sản phẩm liên quan đến giải nhiệt làm mát máy tính vừa giới thiệu 1 USB Hub mới mang tên khá đơn giản: Arctic Hub. Arctic Hub sở hữu 4 cổng USB với thiết kế hình chiếc dù (tuy nhiên cá nhân tôi thấy nó lại giống chân vịt hơn).

Arctic-Hub-1.jpg


Arctic-Hub-4.jpg

Arctic Hub sẽ giúp mở rộng số cổng kết nối USB 2.0 trên máy tính của bạn, đặc biệt là những người dùng laptop thường xuyên gặp trường hợp thiếu cổng USB do số lượng thiết bị cần cắm cùng lúc quá nhiều. Arctic Hub nặng chỉ 24gram với dây cáp USB dài 1.8m khá thích hợp mang theo bên mình do không quá cồng kềnh và nặng.

Arctic Hub được bảo hành 2 năm và có giá (chưa VAT) là $14.95/10.50 Euro.

Theo Voz
 

NgocHoan

New Member
Tablet chạy Android của ViewSonic xuất hiện

ViewSonic G Tablet chỉ chạy trên hệ điều hành Android của Google thay vì cả hệ điều hành Windows như mẫu được giới thiệu tại IFA cách đây ít ngày.

viewpad.jpg

ViewSonic G Tablet.

Máy tính bảng vừa được ViewSonic công bố mang tên ViewSonic G Tablet cũng sở hữu màn hình 10 inch nhưng thiết kế vẫn khá giống so với model ViewPad 10 xuất hiện cách đây ít ngày ngoài trừ việc bố trí các phím cảm ứng.

ViewSonic G Tablet xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố New York, Mỹ với phần cứng sử dụng chip xử lý Nvidia Tegra 2 thay vì Atom, bộ nhớ RAM 1GB, bộ nhớ trong 16GB. Màn hình máy có kích thước 10 inch độ phân giải 1.024 x 600 pixel.

Máy tính bảng của ViewSonic có kích thước 25,3 x 16,5 x 1,3 cm, hỗ trợ kết nối Wi-Fi 802.11n, Bluetooth 2.1, cổng USB, HDMI, camera 1,3 Megapixel. Đặc biệt, máy có thể chạy mượt các video Full HD 1080p và giao diện cảm ứng TouchPanel bắt mắt.

Theo Engadget, ViewSonic G Tablet sẽ được bán ra tháng tới với giá bán lẻ là 529 USD.

Theo Sohoa
 

NgocHoan

New Member
PSP 3000 có thêm nhiều màu mới

Dòng PSP 3000 Value Pack sẽ có thêm hai phiên bản đỏ đen, và trắng xanh mới, cùng với một phiên bản PSP 3000 màu hồng phấn (Blossom Pink).

Tại triển lãm Tokyo Game Show 2010 đang diễn ra tại Nhật, Sony chính thức giới thiệu ba mẫu PSP 3000 có vỏ màu mới của hãng. Trong đó, có hai phiên bản nằm trong dòng sản phẩm PSP phiên bản limited Value Pack, được bán kèm với một thẻ Memory Stick Pro DUO 2GB cùng bao da đựng máy trùng màu với vỏ. Cùng đó là một phiên bản PSP 3000 màu hồng (Blossom Pink) mới.

Dưới đây là những hình ảnh về 3 phiên bản PSP 3000 mới được Sony giới thiệu.

4.jpg


Mẫu PSP 3000 Value Pack với vỏ màu đỏ đen.

2.jpg


Mặt trước của máy màu đen, các nút bấm và khung viền thân máythì lại màu đỏ.

3.jpg


Nhưng phần mặt lưng thì lại chỉ có duy nhất màu đỏ.

http://sohoa.vnexpress.net/Files/Subject/3B/9B/30/12/12.jpg

Toàn bộ phụ kiện đi kèm với mẫu PSP 3000 Value Pack màu đỏ đen, trong đó có thẻ nhớ 2GB và bao da đựng máy được tặng kèm.

5.jpg


Đây là mẫu PSP 3000 Value Pack bản màu xanh trắng, với mặt trước màu trắng cùng các chi tiết khác màu xanh nước biển.

6.jpg


Tương tự như bản màu đen đỏ, máy PSP 3000 trong bản Value Pack này có lớp sơn ở lưng máy màu xanh nước biển.

7.jpg


Hộp đựng đi kèm..

11.jpg


... cùng toàn bộ các phụ kiện kèm theo. Theo Akihabara News, hai bản Value Pack mới sẽ có giá 17.800 Yên (khoảng 208 USD).

8.jpg


Phiên bản PSP 3000 mới Blossom Pink mới cũng có hộp đựng tương tự. Tuy nhiên, do không nằm trong dòng Value Pack nên phiên bản này không được tặng kèm bao da và thẻ nhớ 2GB.

10.jpg


Mặt trước và mặt sau của máy đều có màu hồng phấn, riêng khung viền của máy thì có màu trắng.

9.jpg

Giao diện điều khiển của mẫu PSP 3000 này cũng đi với theme màu hồng. Rẻ hơn 2 bản Value Pack trên, phiên bản PSP 3000 Blossom Pink được Sony bày bán với giá chỉ 16.800 Yên (khoảng 196 USD)

Theo Sohoa
 

NgocHoan

New Member
3M giới thiệu máy quay bỏ túi tích hợp máy chiếu

3M vừa giới thiệu chiếc máy quay HD bỏ túi mới mang tên Shoot 'N' Share CP40 có tích hợp cả máy chiếu, cho phép người dùng quay và chia sẻ ngay lập tức các video HD ở hầu như bất cứ nơi nào.

avatar.aspx

Máy quay HD bỏ túi Shoot 'N' Share CP40.

Thiết bị hybrid này có thể chiếu hình ảnh và video lên màn hình rộng 65 inch với độ phân giải VGA, đồng thời có thể quay video độ phân giải 720p hoặc chụp ảnh 5MP.

Mặc dù chỉ có bộ nhớ trong 14MB, song người dùng có thể mở rộng không gian lưu trữ lên 32GB, tương đương 20 tiếng video, nhờ khe cắm thẻ nhớ microSDHC.

Chiếc máy chiếu sẽ có độ sáng 12 lumen khi sử dụng pin sạc lithium polymer hoặc 14 lumen khi cắm điện nguồn. Ngoài ra, máy cũng có cổng USB và HDMI cùng màn điều khiển cảm ứng điện dung.

Dự kiến chiếc 3M Shoot ‘N' Share sẽ được bán ra vào tháng 10 tới với giá khoảng 299 USD./.

Theo VietNam+
 

NgocHoan

New Member
Hãng Dell sẽ đầu tư 100 tỷ USD vào Trung Quốc

Hãng sản xuất máy tính Dell của Mỹ vừa công bố về kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào Trung Quốc - thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới - trong vòng 10 năm tới.

avatar.aspx

Một mẫu máy tính xách tay của hãng Dell.

Ông David Frink, người phát ngôn của Dell, cho biết hãng này cũng sẽ mở trung tâm thứ hai ở thành phố Thành Đô của tỉnh phía tây Tứ Xuyên. Trung tâm này sẽ vừa sản xuất, vừa bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong khu vực.

Ông Frink cho biết việc lựa chọn địa điểm mở trung tâm mới ở Thành Đô cũng nhằm ủng hộ chính sách của chính phủ Trung Quốc phát triển khu vực phía tây, trong bối cảnh chi phí sản xuất tại các khu vực duyên hải đã trở nên quá đắt đỏ với các công ty.

Theo lời ông Frink, dự kiến trung tâm mới này sẽ bắt đầu hoạt động trong năm 2011 và sẽ tuyển dụng khoảng 3.000 nhân viên.

Hãng Dell, nhà cung cấp máy tính lớn thứ hai ở Trung Quốc, nói rằng doanh thu của hãng này ở đây đã tăng gấp 11 lần trong vòng một thập kỷ qua./.

Theo VietNam+
 

NgocHoan

New Member
Nên có “Chỉ thị 58 mới” để tạo sinh khí mới

Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường ĐH FPT cho rằng, Chỉ thị 58 đã tạo ra sinh khí mới cho ngành CNTT phát triển rất mạnh trong 5 năm đầu nhưng luồng sinh khí này bị trầm lắng dần, đặc biệt là sau Đề án 112.

ImageView.aspx

Theo ông Tùng, ý nghĩa lớn nhất của Chỉ thị 58 là đã làm thay đổi và nâng cao nhận thức về CNTT từ cấp cao nhất. Và từ khi có chỉ thị này, CNTT không còn phát triển tự phát nữa mà đã trở thành đường hướng chỉ đạo từ cấp chỉ đạo cao nhất của Đảng và các cấp uỷ. Chỉ thị 58 đã nêu rõ tầm quan trọng của CNTT trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nêu ra những việc cần làm để đẩy ứng dụng, phát triển công nghiệp CNTT, phát triển viễn thông, Internet, nguồn nhân lực, những thay đổi quan điểm quản lý sao cho phù hợp hay cần lôi kéo các thành phần kinh tế tham gia như thế nào. Sau khi được Bộ Chính trị thông qua, Chỉ thị 58 đã mở đường cho sự ra đời của một loạt kế hoạch, nghị định về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, về phát triển phần mềm kéo theo là các chính sách ưu đãi miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp.

Nhà nước đầu tư không tương xứng

Đến nay, hầu hết những giải pháp chính trong Chỉ thị 58 đã được thực hiện. Ví dụ, quan điểm mở cửa thị trường, cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông đã hình thành nên tập đoàn Viettel, biến di động trở thành dịch vụ bình dân. Hay như quan điểm yêu cầu năng lực quản lý phải theo kịp trình độ phát triển đã tạo động lực cho Internet tăng trưởng mạnh sau 10 năm.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 58, ông Tùng cho rằng ngành CNTT đã thay đổi rất nhiều. Mức độ ứng dụng CNTT đã khác hẳn trước đây, nhất là ngành tài chính, ngân hàng và hải quan. Lĩnh vực đào tạo nhân lực CNTT cũng có những con số rất ấn tượng, từ chỗ chỉ vài trường đào tạo CNTT đến nay đã có gần 400 trường đào tạo ngành này. Nhưng thành quả rõ rệt nhất là lĩnh vực viễn thông và Internet đã phát triển rất tốt trong 10 năm qua. Kết quả này có lý do chủ quan là các chính sách quản lý cởi mở, không cấm đoán nhưng cũng có lý do khách quan là vì khi đó đầu tư cho hạ tầng viễn thông còn ít. Vì vậy, Việt Nam không phải cân đối giữa hạ tầng cũ và mới như các nước mà mạnh dạn đầu tư vào các công nghệ mới.

Mặc dù khẳng định những định hướng lớn của Chỉ thị 58 là đúng nhưng ông Tùng cho rằng còn nhiều mục tiêu của chỉ thị này thực hiện không như mong muốn. Chẳng hạn như mục tiêu đào tạo 50.000 chuyên gia CNTT trình độ ngang bằng khu vực đến nay có thể nhận định là đã đạt được về số lượng nhưng chất thì chưa. Hay mục tiêu đưa tiếng Anh vào đào tạo trong các ngành học CNTT thực tế cũng không có chuyển biến, chủ yếu vẫn là sự tự giác của các trường. Chính vì vậy, nhân lực CNTT đến nay vẫn là điểm yếu của ngành CNTT. Các doanh nghiệp vẫn than phiền về chất lượng, còn nước ngoài cũng mới đánh giá cao nhân lực CNTT của Việt Nam ở thế mạnh giá rẻ.

Về ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử, ông Tùng cho rằng “các nước khác đang đi nhanh hơn chúng ta”. Ngoài các chỉ thị và nghị quyết, theo ông Tùng, mức độ đầu tư cho CNTT của nhà nước trong thời gian qua chưa tương xứng. Các kế hoạch ứng dụng CNTT đưa ra các con số rất ấn tượng nhưng con số thực tế khi triển khai không nhiều, đặc biệt là so với đầu tư vào các lĩnh vực khác. Nguyên nhân có phần do đầu tư cho CNTT khó do phần cứng lạc hậu nhanh, còn phần mềm khó đo đếm chi phí và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý nhận ra được vấn đề này từ sớm và có những cách hợp lý hoá câu chuyện đầu tư cho CNTT để đầu tư đủ và coi đầu tư cho CNTT như đầu tư vào các hạ tầng quan trọng (như giao thông) thì có lẽ mọi chuyện sẽ khác. Chính vì vậy, những kết quả đạt được về ứng dụng CNTT có giới hạn nhất định so với mục tiêu đặt ra.

Cần luồng sinh khí mới

Trước đây, vào thời điểm năm 2000-2001, sau khi có Chỉ thị 58, các phương tiện truyền thông suốt ngày nói đến CNTT, coi đó là “sự lựa chọn của tương lai”. Các địa phương cũng tích cực đầu tư xây dựng các khu công nghiệp phần mềm tập trung và kết quả điển hình là khu công nghiệp phần mềm Quang Trung ở TP.HCM. Và thực tế, ngành CNTT đã phát triển rất nhanh trong 5 năm đầu (từ 2000-2005). Nhưng sau năm 2005, không khí phát triển CNTT không còn được như 5 năm đầu.

Vì vậy, mặc dù khẳng định các định hướng chung của Chỉ thị 58 đến nay vẫn đúng nhưng ông Tùng cho rằng thời gian tới vẫn nên có một văn kiện mới có hiệu lực chính trị mạnh hơn Chỉ thị 58 để hâm nóng lại và tạo ra khí thế mới cho ngành CNTT. Theo ông, văn kiện đó tốt nhất vẫn phải là văn bản do cấp cao nhất là Bộ Chính trị ban hành và sẽ tốt hơn nếu CNTT được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI sắp tới.

Cách đây 10 năm, Chỉ thị 58 định hướng phát triển CNTT để phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nhưng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, khái niệm công nghiệp hoá đã khác trước, không còn là hình ảnh những nhà máy ống khói ngút trời nữa mà chuyển dịch sang định hướng là ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao. Vì vậy, ông Tùng góp ý định hướng phát triển CNTT trong văn kiện mới nên có thay đổi theo xu hướng đó.

Về vấn đề nhân lực CNTT, ông Tùng mong muốn nên có thay đổi toàn diện trong tư duy quản lý, coi đào tạo nhân lực CNTT như là ngành kinh tế tuân thủ theo các quy luật của thị trường. Các trường đào tạo CNTT được tự chủ về tài chính, về chỉ tiêu tuyển sinh cũng như nội dung đào tạo. Nếu được như vậy, ông Tùng tin rằng cơ chế thị trường sẽ thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực CNTT.

Theo ictnews
 
Chỉnh sửa cuối:

NgocHoan

New Member
Light Peak và đôi điều chưa sáng tỏ

Light Peak (LP) như chúng ta đã biết, là một phương thức truyền tải dữ liệu mới được Intel nghiên cứu, với băng thông tính đến lúc này có thể đạt ngưỡng 10 Gbps. Cơ sở của LP là sử dụng các photon để truyền tín hiệu, tương tự như cáp quang nên ưu điểm của LP là tiêu tốn rất ít điện năng trong khi quãng đường truyền đi trở nên rất xa. Song LP có thay thế các chuẩn như USB, FireWire, HDMI, Ethernet hiện có không ?

IDF-LightPeak-8199-600x371.jpg

Trước hết, hãy thử xem LP hiện đã có gì. Buổi trình diễn về LP tại IDF năm nay cho thấy đầu cắm của LP trông khá giống với đầu cắm USB, nhưng với tốc độ lớn hơn rất nhiều. Như trong hình đây, LP được dùng để truyền dữ liệu một bộ phim HD chưa nén với tốc độ lên đến 768 ~ 769 MB/s (!)

IDF-LightPeak-8297-300x200.jpg


Bạn có thấy con số trên “quen thuộc” không ? Tôi còn nhớ vào thời hoàng kim của đĩa quang, một đĩa CD có dung lượng từ 700 – 800 MB. Có thể nói một cách “ngây ngô” rằng cứ mỗi giây, có 1 chiếc CD được “đốt” để chiếu bộ phim trên (!)

768 MB/s còn đồng nghĩa với việc nhanh hơn tốc độ tối đa của USB 3.0 – 600 MB/s. Nhưng đây chưa phải tốc độ tối đa của LP, 10 Gbps khi quy đổi sẽ thành 1,25 GB/s.

Vậy còn vấn đề gì chưa sáng tỏ với LP ? Chuẩn này sẽ cần đến giao tiếp / đầu cắm (interface) riêng, hay chỉ đơn giản là một phương pháp vật lý (physical link) để truyền tín hiệu ?

Có vẻ bạn vẫn chưa hiểu. Hãy lấy đường truyền Internet làm ví dụ, dù là truyền qua tín hiệu DSL hay fiber thì sau cùng, thứ gắn vào máy của bạn vẫn là cọng cáp Ethernet – RJ45. Trường hợp này, cáp quang là một phương pháp vật lý để truyền tín hiệu. Nhưng còn nhớ những năm “xưa”, khi liên kết Internet được thực hiện qua việc quay số điện thoại (dial-up), thì thứ gắn vào máy bạn lại là cọng cáp điện thoại – RJ11. Lúc này, RJ11 là một đầu cắm tín hiệu khác.

Trở lại với LP, có nhiều người tin rằng nó sẽ cạnh tranh với giao tiếp USB 3.0 (ban đầu tôi cũng nghĩ thế). Nhưng đào sâu hơn, thì LP trông giống một phương pháp truyền tín hiệu vật lý. Tức nó sẽ không thay thế USB, hay cả HDMI, Ethernet … LP chỉ đơn giản là sự chuyển đổi từ tín hiệu điện (electron) sang tín hiệu quang (photon) và ngược lại. Ngay cả trong buổi giới thiệu tại IDF, chiếc màn hình dùng để chiếu phim trên vẫn không dùng trực tiếp cáp LP, mà phải thông qua một đầu chuyển thành tín hiệu HDMI (có vẻ bản thân nguồn điện dùng cho việc chuyển đổi được chiếc cáp HDMI cung cấp).

IDF-LightPeak-8220-591x600.jpg

Có cần thiết "vẽ" thêm chuẩn mới để cần đầu chuyển mới cho cồng kềnh dây nhợ thêm không ?

Như vậy một câu hỏi khác được đặt ra : thế thì việc gì phải “chuyển đi, chuyển lại” cho nó “rách việc” ? Câu trả lời là … sự đơn giản. Với nhiều loại giao tiếp khác nhau dựa trên tín hiệu điện, nhà sản xuất (NSX) buộc phải thiết kế PCB phức tạp hơn để đáp ứng cùng lúc nhiều loại giao tiếp đó. Nhưng hiển nhiên, khi đến “điểm cuối” thì NSX vẫn phải trang bị một bộ phận để chuyển đổi dữ liệu quang sang dữ liệu điện. Nghe chừng cũng không “đơn giản” gì cho lắm. Nếu là cáp quang và đầu giao tiếp USB 3.0 thì rốt cục, tốc độ truyền tín hiệu vẫn nằm ở ngưỡng tối đa của USB 3.0. Với bản thân người tiêu dùng, việc có LP hay không thực tế không đem lại lợi ích gì.

Để giải quyết vấn đề “có cũng như không” này, một chuẩn giao tiếp / đầu cắm mới dành riêng cho LP sẽ là điều cần thiết. Và hiển nhiên, khi chúng ta có thêm một đầu cắm mới, thì chuẩn đầu cắm này phải “cạnh tranh” với các chuẩn đầu cắm hiện có. Cụ thể là nó sẽ phải cạnh tranh với đầu cắm USB, HDMI, DisplayPort, Ethernet … Như thế, thì việc LP sẽ (trước mắt) phải cạnh tranh với (và rồi thay thế) USB 3.0 là điều không tránh khỏi.

Nhưng vấn đề chúng ta còn khúc mắc ở đây, là LP vẫn chưa hoàn chỉnh. Theo thông tin của phóng viên AnandTech, các sản phẩm dùng LP có thể xuất hiện vào năm sau, chứ không “đúng hẹn” được vào Q4 năm nay như dự kiến. Vậy liệu LP có thay thế USB 3.0 hay không ? Vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp. Nó tuỳ thuộc vào Intel sẽ chỉ duy trì LP ở dạng phương pháp vật lý để truyền tín hiệu, hay “nâng tầm” lên thành một giao thức có đầu cắm riêng.

Screen-shot-2010-09-14-at-3.37.59-PM-600x365.png

Một chi tiết khác, Intel muốn thay thế cả giao thức PCIe bằng LP. Và giao thức này hiện cần các chân cấp nguồn lên đến 75 W, cũng như nó được dùng nhiều bởi AMD và NVIDIA. Nếu PCIe bị thay thế bởi LP, các card đồ hoạ sắp tới sẽ nom như thế nào ?

Theo Voz
 

NgocHoan

New Member
Team Group F108 series – Dòng USB flash drive mới

Hãng Team Group của Đài Loan chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nhớ, giải pháp lưu trữ vừa giới thiệu dòng flash drive F108 mới. Fusion F108 là tên gọi đầy đủ của các sản phẩm USB flash drive mới với hiệu năng cao và thiết kế gọn nhẹ, đẹp mắt, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.

teamgroupfusionf10801.jpg

Team Group Fusion F108 USB flash drive có các mức dung lượng từ 2GB đến 32GB, sản phẩm có kích thước 59 x 17.7 x 7.7mm với 3 màu sắc chủ đạo: bạc, đen và nâu. Fusion F108 sử dụng giao tiếp USB 2.0, được bảo hành trọn đời và có tốc độ đọc ghi tương ứng cho từng mức dung lượng là:

* Model 2/4GB: 15MB/s và 5MB/s.
* Model 8/16GB: 20MB/s và 10MB/s.
* Model 32GB: 30MB/s và 15MB/s

Theo Voz
 

NgocHoan

New Member
4 hãng điện thoại Mỹ sẽ bán Samsung Galaxy Tab

Ngày 17/9, Samsung thông báo rằng bốn hãng viễn thông của Mỹ là AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon Wireless sẽ bán chiếc máy tính bảng Galaxy mới của công ty Hàn Quốc này.

avatar.aspx

Chiếc Samsung Galaxy Tab

Samsung cho hay chiếc Galaxy Tab, đối thủ nặng ký của iPad vừa được công bố tại hội chợ điện tử IFA ở Berlin hồi đầu tháng 9, sẽ có mặt tại thị trường Mỹ "trong vài tháng tới" nhưng không tiết lộ chi tiết về giá cả.

Samsung cũng nhấn mạnh đến những khác biệt của thiết bị này so với chiếc iPad, hiện là sản phẩm bán chạy nhất của Apple kể từ khi được tung ra hồi tháng 4 năm nay.

Hãng điện tử xứ Kim chi lưu ý rằng Galaxy có 2 camera ở mặt trước và mặt sau, cho phép video chat, và chạy cả phần mềm flash video rất phổ biến của Adobe. Trong khi đó, iPad không hề có camera và Apple "cấm tiệt" flash.

"Với việc hỗ trợ Flash Player 10.1, chiếc Galaxy Tab mang lại trải nghiệm về nội dung phong phú hơn so với các máy tính bảng hiện đang được bán trên thị trường Mỹ," Samsung nói trong một tuyên bố.

The Galaxy có màn hình chạm 7 inch, nhỏ hơn chiếc iPad với màn 9,7 inch, nặng 380 gram - tức là nhẹ bằng một nửa iPad, và sử dụng hệ điều hành Android của Google.

Theo Samsung, "Galaxy Tab được thiết kế cho những người mong muốn có trải nghiệm giải trí di động cao cấp trong khi di chuyển nhưng lại không muốn mang theo một thiết bị cồng kềnh."

Samsung Galaxy Tab là một trong những chiếc máy tính bảng được tung ra để cạnh tranh với iPad. Ngoài ra phải kể đến chiếc Dell Streak 5 inch của Dell và chiếc Folio 100 của Toshiba, cũng mới được ra mắt tại IFA.

Một hãng khác của Hàn Quốc là LG cũng cam kết sẽ giới thiệu máy tính bảng sử dụng Android trước tháng 12 năm nay, trong khi gã khổng lồ Hewlett-Packard đặt nhiều kỳ vọng vào chiếc Slate.

Hiện AT&T là hãng phân phối độc quyền dịch vụ 3G ở Mỹ cho iPhone và iPad./.

Theo VietNam+
 

NgocHoan

New Member
GTC 2010 – Những thách thức về công nghệ điện toán GPU

Hội nghị GPU Technology Conference (GTC) – một diễn đàn về công nghệ GPU do NVIDIA chủ trì – sẽ diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23/09/2010 tại trung tâm hội nghị San Jose Convention Center ở San Jose, California, Mỹ.

GTC-600x195.png

Các nhà lãnh đạo từ các công ty, tập đoàn và các viện hàn lâm trên toàn thế giới sẽ cùng nhau hội tụ về đây để thảo luận, tìm hiểu và cộng tác về ứng dụng công nghệ vi xử lý đồ họa (GPU) – một trong những thách thức điện toán quan trọng nhất hiện nay.

[video=youtube;iyg9HgiD8X0]http://www.youtube.com/watch?v=iyg9HgiD8X0[/video]​

GTC 2010 là nơi quy tụ các tầm nhìn tổng quan từ những phòng thí nghiệm, các phòng nghiên cứu,… các công ty nằm trong top 500 của Fortune, sẽ bắt đầu đăng đàn và đại diện các trường đại học cũng sẽ có hơn 280 giờ để tham gia thảo luận các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật xoay quanh GPU. Những người cầm trịch tại hội nghị lần này là tiến sĩ Sebastian Thrun đến từ công ty Google, tiến sĩ Klaus Schulten đến từ trường đại học University of Illinois, và giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập tập đoàn NVIDIA – ông Jen-Hsun Huang.

Theo Voz
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top