• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 22-03-2011

Status
Không mở trả lời sau này.

HuynhThanh

New Member
Nhiều doanh nghiệp lớn vẫn vi phạm bản quyền phần mềm

Trận ra quân mở màn chiến dịch thanh tra bản quyền phần mềm năm 2011 vừa được thực hiện trên địa bàn TP.HCM. Hàng loạt các tên tuổi “đại gia” đã bị phát hiện vi phạm.

vnm_2011_333944.JPG

Thanh tra Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (Bộ Công An) đã tiến hành kiểm tra Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị & khu công nghiệp Việt Nam; Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Quản lý Dự án Atelier Việt Nam và Công ty Total Building System.

Tại Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị & Khu Công nghiệp Việt Nam, Đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra 36 máy tính và phát hiện rất nhiều các phần mềm không có bản quyền được cài đặt để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Ngoài các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế của Autodesk như Autodesk 3DS Max, phần mềm AutoCAD, lực lượng thanh tra liên ngành còn phát hiện số lượng lớn các PM của Microsoft, PM Photoshop. Đặc biệt, 16 phần mềm Từ điển Lạc Việt cũng bị phát hiện doanh nghiệp này dùng “chùa”. Tuy vậy, “đại gia” này cũng đã mua bản quyền phần mềm Văn phòng điện tử e Office Advance và một số phần mềm Kế toán.

Tại Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Quản lý Dự án Atelier Việt Nam ( Atelier Management Pte Ltd), đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra 42 máy tính và phát hiện số lượng lớn các phần mềm vi phạm bao gồm: 22 phần mềm AutoCAD, Adobe Acrobat Pro, 19 phần mềm từ điển Lạc Việt và hơn 80 phần mềm của Microsoft.

Đây là công ty 100% vốn nước ngoài của Singapore hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giám sát công trình xây dựng.

Lực lượng thanh tra liên ngành tiếp tục tiến hành kiểm tra tại công ty Total Building System (TBS), 100% vốn của Australia, cung cấp giải pháp tổng thể về tư vấn, thiết kế, thi công công trình xây dựng. Bên cạnh các phần mềm hợp pháp đã được TBS mua bản quyền là 03 phần mềm AutoCAD 2009, Đoàn thanh tra vẫn phát hiện một số phần mềm không có bản quyền như AutoCAD 2007 và Microsoft Office 2007 và Microsoft Window XP.

Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch, hành vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp của các doanh nghiệp có thể đối mặt với tội hình sự và các hình thức xử phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Theo VnMedia
 

HuynhThanh

New Member
iPad 2 bị “hành hạ” bằng súng​

Công ty ZAGG nổi tiếng với các phụ kiện bảo vệ điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad đã tung lên trang YouTube đoạn video quay chậm về màn phá hủy chiếc iPad 2 đình đám bằng súng ngắn.

ImageView.aspx


Màn tra tấn iPad 2 khiến không ít người giật mình.

Tại thời điểm này, iPad 2 của Apple là một trong những thiết bị điện tử “hot” nhất đối với giới yêu thích công nghệ lẫn người tiêu dùng nhưng điều đó không ngăn được sản phẩm này trở thành mục tiêu của những màn “tra tấn” không thương tiếc. Người tiêu dùng hiện vẫn phải xếp hàng chờ đợi hàng tiếng đồng hồ, thậm chí cả một tuần lễ sau thời điểm iPad trình làng với hy vọng được sở hữu chiếc máy tính bảng mới nhất này.

Bất chấp nguồn cung hạn chế, ZAGG vẫn có được trong tay 5 chiếc iPad 2. Tuy nhiên, thay vì sử dụng những thiết bị này vào việc gì đó hữu ích, công ty này đã quyết đinh điều tốt nhất nên làm với iPad 2 là sẽ bắn chúng bằng súng ngắn và thực hiện một đoạn video quay chậm về màn phá hủy không thương tiếc trên.

ImageView.aspx


Bắn súng xuyên thấu màn hình.

Mới đây, công ty chuyên sản xuất máy xay sinh tố Blendtec cũng tug lên mạng đoạn video xay nát máy tính bảng iPad 2 của Apple. Theo đó, Blendtec dàn dựng lại cảnh Steve Jobs giả lên giới thiệu iPad 2. Sau đó, một người tên Tom Dickson có nhiệm vụ đập nát chiếc máy tính bảng này và cho vào máy xay, xay nát thiết bị này chỉ trong nháy mắt.

Theo Dân trí
 

HotelHoangMinh

New Member
Những rủi ro khi mua sản phẩm điện tử quá sớm

Bên cạnh việc trở thành một trong những người đầu tiên trải nghiệm thiết bị mới, người sử dụng cũng có nguy cơ bị "hớ" vì loạt sản phẩm mới ra mắt bị lỗi hoặc được giảm giá quá nhanh.

Tạp chí PC World (Mỹ) liệt kê một số "bài học" đắt giá của người sử dụng đồ công nghệ:

san-pham-dien-tu-1.jpg

Ngay khi mua hệ điều hành Windows Me của Microsoft vào tháng 9/2000, người dùng mới nhận ra đây là sản phẩm "đầy lỗi, không đáng tin cậy".

san-pham-dien-tu-2.jpg

BlackBerry 5810 (2002) thiếu loa và micro, khiến người sử dụng cần đến tai nghe khi thực hiện cuộc gọi. Những người mua sản phẩm này đã hối hận chỉ 3 tháng sau đó khi RIM tung ra bộ ba smartphone mới không cần tai nghe.

san-pham-dien-tu-3.jpg

Đầu đĩa Blu-ray được giới thiệu từ sau tháng 10/2007 tích hợp bộ nhớ trong và có thể kết nối Internet trong khi các phiên bản thế hệ đầu không thể nâng cấp để có được những tính năng đó.

san-pham-dien-tu-4.jpg

Apple thường có kế hoạch nâng cấp thiết bị theo từng năm và chỉ hạ giá sản phẩm cũ khi phiên bản mới đã ra đời. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau khi tung ra iPhone đầu tiên, giá model 8 GB giảm mạnh từ 600 USD xuống 400 USD. Bản 4 GB thậm chí còn bị ngừng sản xuất. Khách hàng phẫn nộ, Apple bị kiện và họ đã phải hoàn lại cho mỗi người mua 100 USD.

san-pham-dien-tu-5.jpg

Máy chơi game Microsoft Xbox 360 khi mới ra đời năm 2007 không chỉ đắt mà còn dính lỗi "Vòng đỏ chết chóc" (Red Ring of Death). Microsoft đã mất hơn 1 tỷ USD để khắc phục hiện tượng quá nhiệt này cũng như mở rộng thời gian bảo hành lên 3 năm.

san-pham-dien-tu-6.jpg

Cũng trong năm 2007, Microsoft khẳng định người mua máy tính dùng Vista trước khi hệ điều hành này chính thức ra mắt sẽ được nâng cấp miễn phí. Tuy nhiên, quá trình nâng cấp kéo dài hàng tháng trời.

san-pham-dien-tu-7.jpg

Khi cuộc chiến định dạng đĩa quang HD DVD và Blu-ray còn chưa ngã ngũ, một số người đã mua sản phẩm về dùng thử. Tất nhiên, những ai chọn đầu HD DVD (thua cuộc vào năm 2008) sẽ bị hớ vì thiết bị đắt tiền của họ trở nên vô dụng do quá ít phim hỗ trợ định dạng này.

san-pham-dien-tu-8.jpg

Những khách hàng háo hức với smartphone chạy Android đầu tiên (T-Mobile G1) năm 2008 cũng sẽ tiếc nuối vì một loạt điện thoại đẹp mắt hơn đã xuất hiện ngay sau đó, chưa kể G1 còn không thể nâng cấp hệ điều hành Android 1.6.

san-pham-dien-tu-9.jpg

Người mua sách điện tử Kindle 2 với giá 360 USD vào tháng 2/2009 sẽ "xót xa" khi chứng kiến tốc độ giảm giá của sản phẩm này: còn 300 USD chỉ 5 tháng sau đó, 260 USD sau 3 tháng tiếp theo và đến giữa 2010 là 190 USD. Chưa kể, Kindle 3 bản Wi-Fi mỏng và nhẹ hơn xuất hiện tháng 7/2010 chỉ còn 140 USD.

san-pham-dien-tu-11.jpg

Khi nhà sản xuất quảng cáo tính năng nào đó, hãy đảm bảo nó hoạt động ngay khi bạn mua máy. Motorola Xoom được tán dương vì trang bị đầy đủ các chức năng mà Apple iPad thiếu. Nhưng Xoom được xuất xưởng không có Flash, MicroSD và kết nối 4G. Nếu muốn nâng cấp lên 4G, người dùng phải gửi trả lại thiết bị cho Motorola và chờ ít nhất 6 ngày.

Theo VnExpress
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top