• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Tin tức Old

Bạn sẽ chọn điện thoại nào?

  • 1. Sony Ericsson K800i

    Votes: 7 19.4%
  • 2. LG Chocolate KG800

    Votes: 1 2.8%
  • 3. Samsung D900

    Votes: 1 2.8%
  • 4. BlackBerry 8700

    Votes: 1 2.8%
  • 5. Sony Ericsson Z610i

    Votes: 0 0.0%
  • 6. Motorola SLVR L7

    Votes: 1 2.8%
  • 7. Motorola D&G RAZR V3i

    Votes: 2 5.6%
  • 8. Sony Ericsson W810i

    Votes: 1 2.8%
  • 9. BlackBerry Pearl 8100

    Votes: 0 0.0%
  • 10. Nokia E61

    Votes: 3 8.3%
  • 11. Nokia 5500 Sport

    Votes: 2 5.6%
  • 12. Mio A701

    Votes: 0 0.0%
  • 13. Nokia N91

    Votes: 2 5.6%
  • 14. Nokia N95

    Votes: 20 55.6%

  • Total voters
    36
  • Poll closed .
Status
Không mở trả lời sau này.

Vietvnn

Super V.I.P
Ví điện thoại có xa vời?

Nháy điện thoại một phát và mua hàng - viễn cảnh đó sắp trở thành hiện thực. Nhưng liệu thanh toán qua ĐTDĐ có bảo đảm an toàn hay không?

images1164259_wallet231106.jpg


Nguồn: AFP
Bạn đang khát mà lại hết tiền lẻ? Miễn là có điện thoại trong tay và đang ở Nhật Bản, chẳng vấn đề gì cả: Chỉ việc quét điện thoại qua đèn cảm biến trên máy bán hàng ven đường, bạn đã có thể cầm một lon Coca trong tay.

Hình thức thương mại di động "phi tiếp xúc" (NFC) kiểu này đang rất thịnh hành tại Nhật và một số quốc gia châu Á khác. Tuy nhiên, các hãng điện thoại, mạng di động và nhà cung cấp dịch vụ muốn phát triển nó lên thành một chuẩn toàn cầu, có thể ứng dụng rộng rãi tại khắp mọi nơi.

Ý tưởng hấp dẫn

Dễ thấy được vì sao các doanh nghiệp lại mặn mà với ý tưởng này. Theo dự đoán, các hoạt động giao dịch, thanh toán qua ĐTDĐ kiểu này sẽ đạt hơn 36 tỷ USD vào năm 2011, tăng hàng chục lần so với con số 900 triệu USD hiện nay.

Đang theo đuổi ý tưởng "ví di động" gồm có NXP Semiconductor, hãng điện thoại Nokia, hai hãng Visa và MasterCard và một số hãng khác. Suốt 2 năm qua, họ đã tiến hành thử nghiệm công nghệ này ở phạm vi hẹp, trong đó, điện thoại được sử dụng hệt như một chiếc thẻ tín dụng để thanh toán cho những món hàng nhỏ như vé tàu, xe...

Phần lớn các thử nghiệm hiện nay đều chỉ mới dùng ĐT để thay thế tiền mặt, nhưng trên thực tế, phạm vi ứng dụng của công nghệ thanh toán di động "phi tiếp xúc" (sở dĩ gọi là phi tiếp xúc vì giữa điện thoại và thiết bị cảm biến không trực tiếp chạm vào nhau. Giữa hai bên luôn duy trì khoảng cách vài cm) rộng hơn nhiều.

Lấy thí dụ, mạng Telenor của Na uy đang thử nghiệm dùng NFC bên trong một doanh nghiệp, cho phép hãng này kiểm tra hàng hóa, quản lý tài sản một cách hiệu quả. Ngoài ra, còn có những tấm Poster thông minh, cho phép người dùng di động lấy địa chỉ URL hoặc nhạc chuông từ một tấm poster treo trên tường. Thậm chí trong tương lai, tải các đoạn phim ngắn quảng cáo và lịch chiếu cũng không phải bất khả thi.

Thành công tại Nhật

Kể từ khi NTT DoCoMo ra mắt những mẫu điện thoại trang bị hệ thống thanh toán phi tiếp xúc Felica của Sony cách đây 3 năm, hãng này đã bán được hơn 13,8 triệu máy.
Các ứng dụng ngày càng phức tạp và tương tác hai chiều. Đầu đọc điện thoại có thể được lập trình để gửi phiếu khuyến mãi, quảng cáo hoặc các thông tin khuyến mại tới điện thoại trong khi giao dịch vẫn đang diễn ra.

Liên minh các hãng ủng hộ NFC hy vọng nhân rộng mô hình này ra phạm vi toàn cầu, mà tiên phong là một dự án thương mại tại thành phố Hanau của Đức. Tại đây, điện thoại sẽ được dùng để mua vé xe buýt và thẻ khách hàng trung thành cũng như phiếu giảm giá tại các cửa hàng địa phương. Họ hy vọng dịch vụ sẽ được triển khai trên toàn nước Đức trong năm 2007.

Để biến ước mơ này thành hiện thực, vào hôm 20/11 vừa qua, NXP Semiconductors và Sony, hai thành viên của Liên minh, tuyên bố họ đã bắt tay phát triển một con chip bảo mật, bắc cầu tương thích giữa các công nghệ NFC khác nhau.

Tuy nhiên, một số vấn đề đang nổi lên, trong đó có riêng tư cá nhân. Nếu sử dụng ví điện tử, nhà chức trách sẽ giám sát được hành vi mua sắm của công dân. "Ích lợi của tiền mặt là tính vô danh của nó", chuyên gia Mike Bowen phân tích.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lo ngại về vấn đề bảo mật. Họ tin rằng chỉ khi nào hàng rào này được giải quyết dứt điểm, các doanh nghiệp mới có thể thuyết phục người dùng đón nhận ví di động một cách rộng rãi.

Trọng Cầm (Theo BusinessWeek)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Những công nghệ pin hiện đại nhất

Bất cứ ai đang dùng thiết bị điện tử cũng bị ám ảnh bởi pin. Ba phát minh mới dưới đây, với công nghệ ưu việt và sức mạnh của chúng, có thể gây ra mưa bão trên thị trường thế giới vào năm tới.

images1164089_battery221106.jpg


Nguồn: Mobilemag
Ngoài cùng, bên trái là sạc pin ĐTDĐ Turbo Charge. Cũng giống như người anh em iTurbo dành cho máy nghe nhạc iPod, thiết bị này có kích thước chỉ tương đương một thỏi son. Nó có khả năng truyền năng lượng từ một cục pin AA sang "con dế" của bạn.

Nói tóm lại, Turbo là thiết bị lý tưởng trong những trường hợp khẩn cấp khi bạn không thể tìm đâu ra một ổ cắm điện trên tường. Giá bán của nó là 15 USD.

Chính giữa là Ecosol Power Stick, phát minh giành chiến thắng trong Giải thưởng Sáng tạo CES 2006. Bạn có thể sạc đầy thiết bị này bằng năng lượng mặt trời hoặc thông qua cổng USB. Sau đó, thiết bị nhỏ bằng cục gôm này sẽ "rút ruột", bơm điện năng trong lòng cho ĐTDĐ, Blackberry, máy ảnh số hay iPod. Hiện giá thành của sản phẩm chưa được công bố, vì nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Cuối cùng là mẫu pin PowerFM của Ducracell. Nó không chỉ kéo dài thời gian hoạt động cho chiếc máy nghe nhạc iPod mà còn được tích hợp thêm ăngten thu đài FM. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là giá hơi đắt - 80 USD.

Trọng Cầm (Theo Mobilemag)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Điện thoại nghe nhạc bán chạy

Music phone đang trở thành “mốt” khi hãng nào cũng phải cố cho được một model nghe nhạc. Tuy nhiên, kể từ khi trào lưu này bắt đầu hình thành thì Sony Ericsson vẫn là hãng thành công nhất với thương hiệu Walkman.

Để trở thành điện thoại nghe nhạc tiêu chuẩn thì ngoài khả năng chơi nhạc xuyên suốt, không vấp váp, loa ngoài truyền tải âm thanh ấn tượng, tai nghe là loại tốt thì bộ nhớ của máy phải lớn. Phần lớn điện thoại trên thị trường hiện tại đều sử dụng giắc cắm tai nghe 3,5 mm chứ chưa sẵn sàng cho tai nghe thông thường.

Dưới đây là những điện thoại nghe nhạc nhận được phản ứng tốt từ thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những cái tốt cũng có những điểm chưa hoàn toàn hợp lý.

1. Sony Ericsson W850i

nhac1.jpg


W850i dáng trượt. Ảnh: Technoblog.

Sau một loạt model dạng thanh, gập và xoay, Sony Ericsson quyết định làm một sự đột phá với W850i dáng trượt. Nhìn chung, với kiểu dáng này, W850i rất hấp dẫn, thân máy vừa chắc, đảm bảo dễ sử dụng mà lại trượt rất sành điệu. Tuy nhiên, các phím điều khiển bố trí ngay dưới màn hình thì lại được thiết kế hơi sơ sài.

Về tính năng, W850i đáp ứng được những gì bạn yêu cầu với một điện thoại nghe nhạc: Phần mềm nghe nhạc chuyên nghiệp kế thừa và phát huy từ những dòng điện thoại Walkman trước, âm thanh stereo ấn tượng. Giá tham khảo của sản phẩm là 8.350.000 đồng.

2. Nokia 5300 XpressMusic

nhac2.jpg


Nokia 5300 mới ra mắt. Ảnh: Dedigitalerevolutie.

Thương hiệu Xpress Music của Nokia tuy không nổi bằng Sony Ericsson nhưng cũng thể hiện được sự đầu tư của công ty vào thị trường ăn khách này. Nokia 5300 là điện thoại trượt nhưng được phối màu rất độc đáo và trẻ trung, các nút điều khiển nhạc nằm ngay bên cạnh màn hình. Điện thoại sử dụng nền S40 rất quen thuộc với người dùng tại Việt Nam. Điểm chê trách duy nhất ở Nokia 5300 là khe cắm thẻ nhớ ở vị trí hơi bất tiện cho mỗi lần thay đổi thẻ nọ với thẻ kia.

Giá tham khảo: 4.070.000 đồng.

3. Motorola Rokr E2

nhac3.jpg


Motorola Rokr E2. Ảnh: Phonedaily.

Rokr E2 vẫn giữ cái dáng tròn mập của E1 khi mà những điện thoại mới ra đang đổ theo xu hướng mỏng hóa. Nói về thiết kế thì Motorola không thành công lắm với E2. Điện thoại bằng nhựa cứng, mặt sau hơi ráp tạo cảm giác một điện thoại sần sùi, giản dị chứ không mượt mà óng ả như sản phẩm của những hãng khác. Bù lại, E2 mang giao diện menu nhạc giống của iPod nên rất dễ sử dụng. Máy sắp xếp bài hát theo Playlist, Album, Genres, Composer. 12 chế độ EQ có vẻ nhiều cho một điện thoại nhưng lại là bình thường với một máy nghe nhạc số. Không chỉ bó hẹp trong những chế độ thông thường, Rokr E2 còn có Bass Boost, Small Speaker, Vocal Reducer và Vocal Booster…

Đây là một trong những music phone hiếm hoi trên thị trường sử dụng hệ điều hành Linux. Giá tham khảo: 5.300.000 đồng.

4. Nokia 3250

nhac4.jpg


Nokia 3250 xoay một kiểu. Ảnh: Symbian-freak.

Nokia 3250 có dáng vẻ rất “nghệ sĩ” – bàn phím xoay đi xoay lại được như dáng vẻ của người nhảy điệu twist. 3250 là điện thoại đầu tiên của Nokia dùng thẻ nhớ miniSD mở rộng tới 1 GB khả năng lưu trữ nhạc và ảnh của máy. Phần mềm của 3250 giống như các điện thoại Nokia khác nên rất dễ sử dụng. Chương trình Audio Manager giúp người dùng sử dụng các đĩa CD sang định dạng âm thanh mong muốn rồi tải sang 3250.

Giá tham khảo: 5.280.000 đồng.

5. Sony Ericsson W810i

nghe7.jpg


W810i hao hao giống W800i. Ảnh: Mphone.

W810i được thiết kế giống W800i về hình thức và thực tế, tính năng của điện thoại này cũng chỉ hơn W800i một chút. Khả năng kết nối của W810i đa dạng, máy vừa có Bluetooth , vừa có cổng hồng ngoại, hỗ trợ tin nhắn text, tin nhắn đa phương tiện, email cũng như có thể đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính qua cổng USB.

Giống những điện thoại nghe nhạc hiệu Walkman khác, W810i có giao diện giống máy nghe nhạc số chuyên nghiệp. Các hiệu ứng âm thanh hữu dụng mang lại trải nghiệm âm thanh khác biệt. Giá của máy đã giảm khá nhiều so với thời gian đầu mới ra mắt (6.150.000 đồng) và có hai màu (đen, trắng).

Thanh Vân tổng hợp
 

Vietvnn

Super V.I.P
Vietnam Mobile Awards 2006: hấp dẫn và nhiều nét mới

Vietnam Mobile Awards 2006 là tên mới của Giải thưởng Mạng & Hãng điện thoại di động (ĐTDĐ) được ưa chuộng nhất năm 2006 do Tạp chí e-Chip Mobile tổ chức.

Hiện tại, Ban Tổ Chức (BTC) đang gấp rút chuẩn bị các công đoạn cuối cùng để khởi động chương trình bình chọn uy tín này. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí e-Chip MOBILE, Trưởng BTC, đã "bật mí” đôi điều về Vietnam Mobile Awards 2006.

Vietnam Mobile Awards 2006 có 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, người dùng tham gia bình chọn theo hình thức điền vào phiếu bầu đính kèm tạp chí e-Chip MOBILE hoặc phiếu bầu online, trong thời gian từ ngày 29/11 đến 20/12/2006. Giai đoạn thứ hai với điểm nhấn là một lễ công bố kết quả trang trọng và cũng là dịp gặp gỡ báo chí cuối năm, dự kiến được tổ chức vào ngày 9/1/2007.

Vietnam Mobile Awards 2006 do e-Chip MOBILE - Tạp chí đầu tiên và duy nhất chuyên về ĐTDĐ tại Việt Nam - tổ chức là cơ hội để đông đảo người dùng bỏ lá phiếu bầu cho mạng và hãng ĐTDĐ được ưa chuộng nhất. Chương trình bình chọn đầu tiên được khởi xướng vào năm 2005 với tên gọi “Nhà cung cấp mạng ĐTDĐ tốt nhất năm 2005 và Điện thoại độc đáo nhất năm 2005”.

Được tổ chức trong thời gian khá ngắn, chỉ 2 tuần, nhưng chương trình năm 2005 đã nhận được hơn 30.000 phiếu bầu chọn của độc giả gửi về từ khắp nơi trên mọi miền đất nước.

nhungncdien-23-11-1.jpg


Chiếc cúp này sẽ được trao cho mạng và hãng ĐTDĐ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trong năm 2006.

Ông có thể cho biết một vài điểm mới của Giải thưởng Mạng và Hãng ĐTDĐ được ưa chuộng nhất năm 2006?

Sự khác biệt lớn nhất của chương trình năm nay, đó chính là quy mô lớn hơn. So với lần đầu tiên được tổ chức năm 2005, tên của chương trình cũng đã được thay đổi với khả năng bao quát hơn hẳn: Vietnam Mobile Awards - Giải thưởng Mạng và Hãng ĐTDĐ được ưa chuộng nhất năm 2006. Nếu như lần trước, BTC chỉ tập trung cho phần bình chọn mạng ĐTDĐ thì năm nay, mảng handset (thiết bị cầm tay) cũng được tổ chức với quy mô tương tự.

Phần bình chọn handset sẽ cho người dùng có cơ hội nhận xét một cách khách quan nhất, không chỉ về mạng di động họ sử dụng mà ngay cả đối với chiếc điện thoại họ đang dùng. Ngoài những giải thưởng chính như: Mạng ĐTDĐ được ưa chuộng nhất và Hãng ĐTDĐ được ưa chuộng nhất, BTC còn chọn ra các giải phụ: “Mạng có tốc độ phát triển thuê bao nhanh nhất”; “Mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất”; “Mạng có thương hiệu được nhiều người biết đến nhất”. “Điện thoại thời trang nhất”; “Điện thoại chụp ảnh đẹp nhất”; “Điện thoại nghe nhạc hay nhất”; “Điện thoại hỗ trợ công việc tốt nhất”,…

Điểm đặc biệt của Vietnam Mobile Awards sẽ được tiếp tục duy trì, đó là tên của đơn vị đoạt giải sẽ được giữ bí mật đến phút chót!

Lý do chính của việc đổi tên này là gì, thưa ông?

Việc đổi tên lần này chính là để mở rộng quy mô và phạm vi tổ chức của chương trình. Nếu như năm 2005, chương trình giới hạn ở việc chọn ra mạng ĐTDĐ tốt nhất của năm và ĐTDĐ độc đáo nhất năm thì lần này, người dùng có thể chọn ra mạng và hãng ĐTDĐ họ ưa chuộng nhất. Tiêu chí ưa chuộng nhất ở đây không chỉ dựa trên chất lượng dịch vụ mà phụ thuộc vào sự hài lòng của khách hàng dựa trên nhiều yếu tố khác như: các dịch vụ giá trị gia tăng, cước phí sử dụng, chăm sóc khách hàng,… đối với mạng. Còn đối với máy đầu cuối, phạm vi bình chọn năm nay cũng được mở rộng theo các tiêu chí: thời trang, nghe nhạc…

Liệu giải thưởng này có được duy trì hàng năm?

Xuất phát từ mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa cả về lượng và về chất của thị trường ĐTDĐ Việt Nam, Vietnam Mobile Awards sẽ được tổ chức thường niên. BTC mong muốn thông qua giải thưởng này, các nhà khai thác, các hãng ĐTDĐ có điều kiện để nhìn lại những điều được và chưa được của chính họ qua một năm hoạt động, để từ đó có thể cải thiện các hoạt động kinh doanh, nhằm mang đến chất lượng dịch vụ và sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

(Theo echip Mobile)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Công nghệ "luộc dế"

Thường thì, các tay đầu nậu "tuốt" lại vỏ bên ngoài và 1 tiếng sau, chiếc màn hình hàng chợ xấu xí và lem luốc sơn lại vỏ ngoài, điểm nhãn lại, trông sang trọng không khác màn hình đang đứng hàng top trên thị trường.

mobile-2012.jpg

Cẩn thận với công nghệ "luộc" di động. (Ảnh minh hoạ)

Có lẽ, chưa bao giờ thị trường điện thoại di động lại sôi động như hiện nay. Tuy nhiên, điều này cũng gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Không phải ai cũng biết được chất lượng thật sự của máy bởi cùng một loại điện thoại nhưng giá cả chênh nhau, nguồn gốc của nó cũng rất "trời ơi".

Ngày 13/11, một phụ nữ đã phản ánh việc chị bị "sập bẫy" công nghệ "luộc" điện thoại di động. Mua 1 chiếc Nokia với giá 3 triệu đồng, bảo hành 1 tháng tại một cửa hàng ở phố Đặng Dung, Hà Nội chỉ được vài ngày, máy của chị H. trục trặc. Khi quay trở lại, người bán nói rằng nó bị hỏng một bộ phận nào đó, phải thay đồ với giá 600.000 đồng chứ không được bảo hành như thỏa thuận khi mua bán.

Không chỉ trường hợp của chị H., khá nhiều máy điện thoại mới đang được bán trên thị trường hiện nay là sản phẩm của công nghệ "luộc" điện thoại di động.

Công nghệ "trộn" và "luộc" điện thoại

Anh bạn tôi vốn là dân buôn điện thoại. Cuộc hành trình kinh doanh mặt hàng này của anh cũng khá vất vả nhưng lại "một vốn bốn lời". Trước đây, mỗi khi hỏi anh về bí quyết đó, anh chỉ mỉm cười: "bí mật". Gần đây anh đã "giải nghệ" nên tôi mới có cơ hội được hỏi anh về những "bí mật" mà anh đã cất giữ bấy lâu.

Anh nói: "Làm nghề này nhiều tiền thật nhưng phải rất mạo hiểm, buôn bán mãi cũng chán rồi, lại suốt ngày phải lo "bể mối" thì nguy nên mình "gác kiếm"”.

Mới đây anh vẫn còn bươn trải đi tìm nguồn hàng từ Lạng Sơn, Móng Cái về Hà Nội bán. Linh kiện và hàng Trung Quốc đa dạng về chủng loại, phục vụ nhu cầu về trang trí đến hàng nhái y như thật. Dân kinh doanh điện thoại sử dụng hai loại hàng nhái: nhái hình thức - kiểu dáng và nhái phần mềm - ứng dụng khác.

Thông thường một chiếc điện thoại chính hãng có giá khoảng 6 triệu đồng thì giá của chiếc điện thoại nhái khi đưa về Hà Nội chỉ có hơn 2 triệu đồng. Ruột, vỏ của nó giống hệt hàng chính hãng, nhưng chất lượng rất kém do main (bo mạch chính của máy - bộ phận quan trọng nhất) dựng thủ công. Bởi vậy, thời gian sử dụng ngắn, nếu hỏng thì phần lớn không phục hồi hay sửa chữa được.

Ngoài nguồn nhập từ Trung Quốc, một nguồn điện thoại khác là "hàng cũ giá cao" khi người sử dụng muốn thay máy mới hoặc máy bị hỏng một chức năng nào đó. Gặp khách như vậy, chủ hàng chỉ cần "hét" giá của linh kiện máy đó lên cao hoặc phí sửa chữa cao để khách nản lòng và bán vội.

Lúc đó, thợ chỉ cần thay bằng những linh kiện nhập từ Trung Quốc hay từ điện thoại cũ khác và bày bán với giá thấp hơn hàng hiệu một nửa hoặc 70% vẫn có thể thu lời.

Một số dòng máy thông dụng của Nokia như 6600, 7610… nếu bị rơi vào nước thì flash thường bị yếu. Và để bật được màn hình lên thì phải… sấy trong vòng khoảng 1 tiếng. Nhưng oái oăm thay, sau một tiếng, điện thoại mất nhiệt và kết quả là màn hình "chết", sấy nhiều thì nó tịt hẳn.

Vậy mà, nhiều khách hàng không biết vẫn bị "thôi miên" vì thấy loại hàng "lướt" (hàng mới qua sử dụng) này vẫn mới mà giá lại rẻ nên thấy tiếc nếu bỏ qua cơ hội.

Thường thì, các tay đầu nậu "tuốt" lại vỏ bên ngoài và 1 tiếng sau, chiếc màn hình hàng chợ xấu xí và lem luốc sơn lại vỏ ngoài, điểm nhãn lại, trông sang trọng không khác màn hình đang đứng hàng top trên thị trường. Cao cấp hơn, một số thợ còn "phù phép" bằng những độc chiêu phục hồi lại phần cứng để nhái những dòng sản phẩm đang bán chạy.

Đi sửa hay bảo hành có bị "luộc" đồ?

Nhu cầu sử dụng hàng công nghệ cao phục vụ cuộc sống ngày càng tăng nhưng hiểu biết của người tiêu dùng về thiết bị bên trong máy thường chưa theo kịp nên hay bị tráo đồ. Anh Trần Minh Tâm ở Cầu Giấy đã phải khóc dở, mếu dở khi mang chiếc Nokia vẫn còn thời gian bảo hành của mình đi sửa.

Cửa hàng bảo hành thì quá tải, Tâm đành đem chiếc điện thoại của mình đến một cửa hàng điện thoại gần đó để sửa chữa. Sau khi được sửa chữa, Tâm mang về thấy dùng ổn định 3 ngày thì lại thấy dở chứng, màn hình tối thui. Hoảng quá, Tâm tìm lại giấy bảo hành để đưa điện thoại đi "cấp cứu" thì được biết, màn hình điện thoại đã bị thay bằng hàng Trung Quốc, pin cũng bị thay.

Dân trong nghề tự phân ra các loại "luộc" nghe như cách chế biến thức ăn: "luộc tái" đến "luộc chín".

Một chiếc điện thoại khi bị mất nguồn không rõ nguyên nhân gì, đã vào tay thợ thì anh ta có thể "luộc" bất cứ linh kiện gì anh ta cần hoặc thích. Với những máy bị mất sóng hay sóng chập chờn, mất rung, không sạc được điện, không đọc thẻ nhớ… thì tuỳ loại bệnh mà công nghệ "luộc" sẽ được thực hiện theo từng công đoạn.

Có những trường hợp mạch IC chỉ bị hở vài chân do bị rơi máy nhưng thợ lại báo cho khách hàng là phải thay IC. Hoặc những chiếc đèn màn hình mờ hoặc tắt ngúm, thợ sẽ báo là màn hình hư cần thay màn hình mới. Nhưng khi vào phòng kỹ thuật, anh ta sẽ thay đèn, câu dây cho đèn sáng lên, chứ không hề thay màn hình. Tất nhiên, những chiếc điện thoại bị luộc đều thuộc loại giá cao.

Hàng "xách tay" cũng là một loại bẫy được giăng ra chờ những người không am hiểu điện thoại. Anh Lê Hoàng Nguyên ở Thanh Xuân phản ánh, anh mua 1 chiếc điện thoại Samsung D610 mới tinh, số seri và main đều "chuẩn" nhưng lại không có bảo hành.

Anh được chủ hàng giải thích: "Đó là hàng xách tay nên không có bảo hành". Sau một thời gian về dùng, thấy sóng chập chờn, pin yếu, anh mang đến hỏi một người quen cũng là dân buôn máy thì được biết, máy của anh là hàng đã hết bảo hành nhưng được "mông má" lại.

Trước đây, tình trạng "luộc" điện thoại xảy ra nhiều trên phố Đặng Dung. Nhưng nay người dân đã cảnh giác nên việc sập bẫy có ít hơn. Nhưng cũng không loại trừ khả năng, hàng "luộc" hoặc "trộn" từ đây sẽ được toả ra khắp nơi. Và việc tránh "tiền mất tật mang" phụ thuộc hầu hết vào sự thông thái của người tiêu dùng.

Theo Hồng Hạnh - Việt Hà
 

Vietvnn

Super V.I.P
Trung Quốc sẽ xây dựng các mạng 3G lai?

Công ty nghiên cứu cảnh báo ý định phối hợp một công nghệ 3G với chuẩn do Trung Quốc tự phát triển.

TTG_CoTheTQSeXDMang3GLai_inside.jpg


Các nhà khai thác viễn thông Trung Quốc có thể sẽ xây dựng các mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) bằng cách phối hợp một trong những công nghệ 3G chính với chuẩn do Trung Quốc tự phát triển, hôm 16/11/2006 công ty nghiên cứu thị trường Norson (Hong Kong) Information Technology cảnh báo. Theo Norson, cách tốt nhất để xây dựng mạng 3G phủ sóng toàn quốc là chọn một công nghệ ưu việt và “quên” các chuẩn khác đi.

Được chính phủ ủng hộ, trong những năm gần đây các công ty Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển TD-SCDMA (time division synchronous code division multiple access) nhằm thay thế 2 công nghệ 3G được nhiều nhà khai thác trên thế giới triển khai hiện nay là W-CDMA (wideband CDMA) và CDMA2000 EV-DO (evolution data optimized). Tuy nhiên các cuộc thử nghiệm tại nhiều thành phố của Trung Quốc cho thấy, TD-SCDMA có hiệu năng tương đối kém.

Norson nhận xét, TD-SCDMA chưa đủ độ chín như W-CDMA, CDMA2000 cả về việc phát triển kĩ thuật lẫn ứng dụng thương mại. Để đảm bảo cho TD-SCDMA được triển khai, Norson khuyến nghị chính phủ nên yêu cầu các nhà khai thác triển khai TD-SCDMA cùng với W-CDMA hoặc CDMA2000 EV-DO.

IDG News Service
 

Vietvnn

Super V.I.P
Motorola dùng chip Qualcomm trong điện thoại UMTS

Thỏa thuận sẽ giúp Qualcomm đạt được tiến triển trong cuộc tranh cãi cấp phép phát minh với Nokia.

TTG_MotorolaSuDungChipQualcomm_inside.jpg


Motorola sẽ sử dụng chip Qualcomm trong những điện thoại UMTS (Universal Mobile Telecommunications Service) tương lai. Thỏa thuận sẽ giúp Qualcomm đạt được tiến triển trong cuộc tranh cãi cấp phép phát minh với Nokia và đánh dấu một bước tiến nữa của Qualcomm trong việc tiếp tục theo đuổi thị trường châu Âu.

Nhà phân tích Ben Wood của công ty Collins Consulting (Anh) nhận xét, thỏa thuận với Motorola “rõ ràng là một thuận lợi cho Qualcomm trong cuộc chiến với Nokia".

Qualcomm và Nokia đang “lôi nhau” vào quá trình đàm phán lại đầy khó khăn để cấp phép phát minh khi thỏa thuận hiện nay của họ sẽ kết thúc vào tháng 4/2007. Nokia cho rằng Qualcomm đang đòi nhiều hơn những gì họ đóng góp cho UMTS. Qualcomm có thể đang hi vọng, thỏa thuận với Motorola sẽ giúp họ chứng minh điều ngược lại).

Thỏa thuận với Motorola là một bước tiến quan trọng của Qualcomm vào thị trường châu Âu vón “đóng kín” với họ. Từ trước đến giờ, hai nhà cung cấp điện thoại di động (ĐTDĐ) lớn nhất châu Âu là Nokia, Motorola được các công ty Texas Instruments Inc., Freescale Semiconductor Inc. cung cấp phần lớn chip để sử dụng ở châu Âu, ông Wood cho biết.

Thỏa thuận với Motorola có thể còn giúp Qualcomm bán được nhiều sản phẩm khác nữa vì các chip này hỗ trợ những công nghệ khác của Qualcomm, ví dụ như nền tảng phát triển ứng dụng di động Brew.

IDG News Service
 
Chỉnh sửa cuối:

Vietvnn

Super V.I.P
Thị trường ĐTDĐ cuối năm:" Dội bom" bằng hạ giá

Tháng 12 và tháng 1 của năm mới bao giờ cũng là thời điểm cao trào của thị trường ĐTDĐ. So với cùng kỳ năm ngoái, đến thời điểm này thị trường tăng trưởng khoảng 55%.

images1165237_mobileVN231106.jpg


Nguồn: Echip Mobile

Nếu tỷ lệ này được giữ vững thì doanh số thị trường mobile cuối năm sẽ đạt con số khổng lồ. Cuộc đua bắt đầu tăng tốc.

Nokia với N-Series

Nokia đã tiêu tốn không ít tiền của để “lăng xê” cho N-Series. Quả thực, dòng sản phẩm này đã đem lại cho họ không ít thành công khi các model N70, N72, N73 bán khá chạy trên thị trường cao cấp.

Nokia đang tiếp tục khai thác sự thành công của các sản phẩm bằng bộ sưu tập Music Edition mới của N70, N73 và N91. Đây là các sản phẩm tích hợp trình nghe nhạc Express Music của Nokia. Trình nghe nhạc Express Music của Nokia cũng đang giúp họ hái ra tiền với model 5300. Model 3250 Express Music không thành công như 5300 nên có lẽ Nokia sẽ nhanh chóng giảm giá model này để cạnh tranh.

Tuy nhiên, sản phẩm cao cấp nhất mà Nokia đang nuôi hi vọng tạo đột biến trên thị trường lại là N92. Hãng đặt khá nhiều kỳ vọng vào chiếc điện thoại TV mobile N92 này với khả năng thu sóng truyền hình kỹ thuật số chuẩn DVB-H. Theo một số thông tin từ hãng, một trăm khách hàng đầu tiên sở hữu N92 tại Việt Nam sẽ được tặng thẻ chứng nhận kèm với 1 năm thuê bao truyền hình kỹ thuật số.

Thêm vào đó, model N95 cũng đang được nhiều người trông ngóng. Model này sẽ trang bị rất nhiều tính năng công nghệ hiện đại, và nó được dự báo sẽ xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào tháng 12 năm nay hoặc tháng 1 năm sau. N95 cũng có thể trở thành model tiên phong tạo ra một làn sóng công nghệ mới cho truyền hình kỹ thuật số tại Việt Nam. Trong khi đó, N-series của Nokia chuẩn bị đón "chú tân binh" N75, thay thế mới cho N71.

Không chỉ sản phẩm cao cấp, Nokia cũng có khả năng giành nhiều thành công với 5200. Đây là một model cấp thấp mà Nokia đang kỳ vọng bởi nó được trang bị khá nhiều tính năng hiện đại so với mức giá hấp dẫn của nó.

Motorola - Hậu V3 đầy khó khăn

Sau khi gặt hái nhiều thành công với V3, Motorola còn thành công thêm với C168. Nhưng, đến nay khi V3 và V3i vào giai đoạn thoái trào, C168 đang dần hết hàng thì Motorola chưa tạo được dấu ấn gì nhiều ngoài W220.

Sản phẩm K1, E2 đều chưa chinh phục được khách hàng dù đã giảm giá. Nên chắc chắn trong khoảng thời gian còn lại của năm, giá hai sản phẩm này sẽ phải giảm mạnh hơn nữa. Mức giá trong thời gian cuối năm cho K1 có thể chỉ còn dưới 5 triệu đồng vì Motorola vẫn có thói quen giảm giá bất ngờ và chưa thể rút hai model này khỏi thị trường trong năm nay khi chưa có “hậu cần” thay thế. Tình hình của K1 có thể khiến Motorola chậm ra mắt RIZR.

Khách hàng đã gần bão hòa với dòng sản phẩm siêu mỏng. Nếu Motorola không tạo được dấu ấn mới thì họ rất dễ rơi vào tình trạng của Samsung “thời hậu 3C”. Có thể Motorola sẽ dùng hai sản phẩm L6, L2 làm các “lá bài” chiến lược vào cuối năm vì hai sản phẩm này ít nhiều vẫn được khách hàng quan tâm hiện nay.

Samsung - Bộ ba X510, 520 và 530

Bộ sưu tập Ultra được Samsung hi vọng khá nhiều nhưng những gì họ nhận được không hề tương xứng với mức độ đầu tư để quảng bá bộ sản phẩm này. X820 của Samsung Ultra sau thời gian đầu khả quan đã bị nhanh chóng lãng quên. Đó là nhận xét của một “đại gia” bán lẻ trong ngành. Vì thế, Samsung đang phải chạy chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến với 3 sản phẩm Ultra. Nếu 3 sản phẩm này vẫn không thể bán chạy với chương trình khuyến mãi như hiện tại, Samsung sẽ chỉ còn một con đường là giảm giá. Và khả năng này là rất cao.

Thế nhưng, Samsung vẫn có nhiều cơ hội thành công vào thời điểm cuối năm với các dòng sản phẩm cấp thấp và trung cấp. Bộ ba sản phẩm thời trang giá thấp X510, X520 và X530 vừa xuất hiện có thể giúp hãng cải thiện tình hình hiện tại. Thêm vào đó, Samsung vẫn đang thành công với C130. Do đó, tuy Samsung không thành công nhiều ở dòng sản phẩm cao cấp nhưng họ có thể chiếm thị phần ở dòng sản phẩm cấp thấp. Bên cạnh đó, một số model trung cấp như D520, E350 đang bán chạy. Nhờ đó, hiệu quả hoạt động cuối năm của Samsung có thể cao hơn nhiều.

Các anh hào mới

Với nhiều thay đổi như thời gian gần đây trong chiến lược kinh doanh, Sony Ericsson không cần đầu tư quá nhiều cho “gia tộc nhạc số”. Ngược lại, họ đang cố đẩy mạnh đầu tư cho phân khúc trung cấp và cấp thấp.

Hai model K510i và K310i của Sony Ericsson có thể đem lại nhiều hơn cho hãng khi chúng đang ngày càng khiến khách hàng quan tâm hơn. Lại nói về “gia tộc nhạc số”, trước kia, dòng sản phẩm này tuy không bán chạy lắm nhưng có tiếng vang. Do đó, mức giá của chúng đang giảm dần có thể hấp dẫn nhiều người. Vì thế, cuối năm nay, Sony Ericsson có thể thu hoạch được từ những gì mình đã đầu tư trước kia.

Ben Q-Siemens thời gian gần đây có phần im lặng nhưng chắc hẳn họ sẽ không ngồi yên nhìn các “đại gia” kia “tung hoành ngang dọc”. Bởi lẽ, liên minh Á-Âu này cũng đang có nhiều sản phẩm mạnh đủ làm cho nhiều khách hàng chú ý. “Tân binh” I-mobile cũng không hề là một chàng tí hon dễ bắt nạt. Thay đổi nhà phân phối cùng với việc tung ra nhiều model hấp dẫn khiến họ đang dần trở thành một thương hiệu nhiều hứa hẹn. Nhiều chuyên gia bán hàng tại các siêu thị ĐTDĐ lớn cho biết, khách hàng đang ngày càng quan tâm đến “anh chàng Thái Lan” này. Các sản phẩm cấp thấp của I-mobile thực sự đáng quan ngại đối với các hãng lớn kia.

Tất nhiên, cuộc đua cuối năm sẽ không hề thiếu các chương trình khuyến mãi “hầm hố” đến từ các hãng. Kết quả cuộc đua phải có kẻ thắng người thua. Và vào dịp cuối năm, những sản phẩm “lưu kho” sẽ nhanh chóng được các hãng thanh lý khi vòng đời của chúng đã đủ. Nên khách hàng cũng đừng quá “nóng mặt’ với các chương trình khuyến mãi nhân dịp này.

(Theo Echip Mobile)
 

Utxd

New Member
Mỹ miễn bản quyền cho phần mềm thiết bị di động

Hôm 22/11, Ủy ban thư viện Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn luật bản quyền phim ảnh và phầm mềm sử dụng cho thiết bị đầu cuối mạng di động, theo đó các thuê bao di động được miễn trách nhiệm bản quyền sử dụng phần mềm trên các thiết bị cầm tay.

vtc_22532_mobile.jpg


Ngoài ra, các hãng phim chuyên nghiệp cũng cho phép các chuyên gia giáo dục sao chép những trích đoạn phim DVD làm tư liệu cho bài giảng và người khiếm thị được sử dụng một phần mềm đặc biệt để đọc các cuốn sách điện tử có mã khóa bảo vệ bản quyền. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Mỹ thông qua luật miễn bản quyền. Luật mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 27/11/2006 và áp dụng cho 3 năm tiếp theo.

Quy định của luật miễn bản quyền khai thác phần mềm cho các thuê bao di động, nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm kiểm soát hành vi sao lưu trái phép các phần mềm ứng dụng và chia sẻ file đa phương tiện của thuê bao với mục đích thu lợi.

Tuy nhiên, phản ứng của Hiệp hội không dây Hoa Kỳ (CTIA) đã tỏ ra không mấy hào hứng với điều luật này, vì cho rằng hiện nay các phần mềm bị sao chép và tái phân phối khá phổ biến trên mạng. Hãng thu âm Sony BMG cho biết hệ thống khóa mã bảo vệ bản quyền hiện còn nhiều lỗ hổng, số đĩa CD bị sao chép trái phép đã lên tới 5,7 triệu bản.

Phim trường Hollywood đã khuyến cáo những nhà giáo dục sử dụng các hình ảnh video không bị khóa mã bản quyền cho chất lượng âm thanh hình ảnh sắc nét hơn.

Vũ Anh Tú (theo AP)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Sự cố kỳ quặc: Sim điện thoại bị "nhân bản"

Không thực hiện bất kỳ cuộc gọi nào trong hơn 2 tháng trở lại đây nhưng lại nhận được hóa đơn yêu cầu thanh toán số tiền cước phí khổng lồ: 16 triệu 730 nghìn đồng (lấy tròn số). Đó là trường hợp gây choáng của một chủ thuê bao số điện thoại 0912345345 của nhà cung cấp dịch vụ Vinaphone.

images1165561_Mang-di-dong.jpg


Thủ đoạn trộm cước viễn thông ngày càng tinh vi hơn,

Ông B.H.S cư trú tại số nhà 15 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, số điện thoại 0912345345 đã được ông sử dụng từ vài năm nay. Vì lý do cá nhân, từ hơn 2 tháng nay, ông S đã không sử dụng số điện thoại này để gọi đi. Tuy nhiên, ông S vẫn trả tiền thuê bao tháng để duy trì SIM.

Đến ngày 23-10-2006, ông S và gia đình vô cùng bối rối khi đại diện nhà cung cấp dịch vụ gọi điện tới số điện thoại cố định tại nhà riêng (có trên bản hợp đồng ký với nhà cung cấp dịch vụ) để thông báo: số cước phí gọi đi từ thuê bao 0912345345 đang tăng một cách đáng lo ngại.

Theo ông S, cũng chính nhà cung cấp dịch vụ còn thắc mắc, tại sao chủ thuê bao lại có thể gọi nhiều đến như vậy? Ngay khi nhận được thông báo, ông S đã gọi tới nhà dịch vụ để báo cắt chiều gọi đi của thuê bao 0912345345.

Bẵng đi khoảng 2 tuần, tới đầu tháng 11-2006, ông S lại nhận được bảng kê chi tiết và hóa đơn yêu cầu thanh toán cước phí của thuê bao 0912345345 trong tháng 10-2006. Lúc này, ông S và gia đình mới sốc nặng vì số cước phí của tháng 10 lên tới 16.730.722 đồng!

Trong bảng kê dài lê thê, ông S thấy xuất hiện toàn số điện thoại lạ gồm cả số điện thoại di động, điện thoại cố định của Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Ngoài ra, còn có rất nhiều cuộc gọi ra nước ngoài như gọi đi Hàn Quốc, Canada... Trong đó, có cuộc gọi đi Hàn Quốc dài tới 103 phút!

"Các số điện thoại này không liên quan gì đến tới tôi và gia đình. Tôi cũng không có người nhà hay người quen ở Hàn Quốc hay Canada. Bưu điện có thể kiểm tra dữ liệu trên hệ thống máy của nhà cung cấp dịch vụ để chứng tỏ các số điện thoại này chưa từng được gọi đi từ số thuê bao của tôi (0912345345) trong giai đoạn trước đây"- ông S nói.

Cũng theo ông S, số cuộc gọi chỉ tập trung trong khoảng 10 ngày, từ ngày 16 đến 26-10. Đặc biệt, không ít cuộc gọi đã được thực hiện sau ngày 23-10-2006 (ngày ông S đã báo nhà cung cấp dịch vụ để cắt chiều gọi đi) và chỉ chấm dứt hẳn vào ngày 27-10?!

Sau khi nhận được bản kê chi tiết và hóa đơn yêu cầu thanh toán, ông S đã có đơn khiếu nại tới nhà cung cấp dịch vụ. Ngày 16-11-2006, ông S đã được ông Phạm Hồng Tuấn - Phó phòng Quản lý thanh toán 2 (Trung tâm dịch vụ khách hàng - Bưu điện Hà Nội) tiếp. Tuy nhiên, phía Bưu điện Hà Nội cũng mới chỉ giải quyết sự việc ở mức tiếp nhận yêu cầu khiếu nại của ông S và sẽ có công văn trả lời khách hàng S sau khi có kết quả kiểm tra.

Đến nay, ông S và gia đình vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin phản hồi từ phía bưu điện Hà Nội hoặc cơ quan liên quan về vụ việc này. Hiện nay, gia đình ông S đành tiếp tục chờ đợi và mong muốn sự việc sớm được giải quyết. Tuy vậy, ông S khẳng định, ông không thể thanh toán số cước phí cho các cuộc gọi mà mình không thực hiện.

Về nguyên nhân của hiện tượng kỳ quặc này, theo ông S, nhiều khả năng SIM điện thoại của ông đã bị nhân bản. Tuy nhiên, khác với các hình thức nhân bản SIM trước đây, SIM lưu trong máy của ông Sơn vẫn tiếp tục sử dụng được chứ không "chết".

Tên ăn trộm vẫn sống ký sinh trên số điện thoại của chủ nhân và đều đặn thực hiện các cuộc gọi mà không một ai biết. Sự việc chỉ vỡ lở khi chính nhà cung cấp dịch vụ phát hiện số cước tăng nghiêm trọng và đã cảnh báo với khách hàng.

Như vậy, không loại trừ khả năng, đây là một vụ ăn cắp cước viễn thông hết sức tinh vi mà ông S chỉ làm một trong số các nạn nhân. Đề nghị Bưu điện Hà Nội và các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc, làm rõ nguyên nhân vụ việc để không chỉ giải quyết khiếu nại của cá nhân ông S mà còn có biện pháp ngăn chặn, tránh phát sinh những vụ việc tương tự trong tương lai. Đồng thời, cần có giải pháp để cảnh báo sớm cho các khách hàng rơi vào tình trạng tương tự chủ thuê bao số điện thoại 0912345345.

(Theo An Ninh Thủ Đô)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Thị trường ĐTDĐ quý III: Cả làng cười, Motorola ... mếu

Lượng tiêu thụ toàn cầu của ĐTDĐ tăng mạnh so với năm ngoái, nhưng thị phần của Motorola trong quý vừa qua lại tụt do kết quả đáng thất vọng của dòng điện thoại mới Krzr.

images1165357_mobile231106.jpg


Nguồn: AFP
Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, doanh số tiêu thụ của thị trường ĐTDĐ toàn cầu trong quý vừa qua đã tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 251 triệu máy. Thực tế khả quan này cho phép Gartner nâng mức dự đoán cho cả năm 2006 lên 986 triệu máy.

Nokia vẫn vững chân ở vị trí Quán quân với 35,1% thị phần, tăng 2.6% so với quý III năm ngoái. Đáng chú ý là thị phần của hãng tăng đều ở tất cả các khu vực, ngoại trừ Bắc Mỹ. Thậm chí Nokia cũng qua mặt cả Motorola để giành ngôi vị No1 ở thị trường Mỹ La tinh.

Họa vô đơn chí, Motorola cũng đánh mất vị trí Á quân của mình tại Tây Âu và khu vực Đông Âu - Trung Đông - châu Phi. Tình hình "bết nát" này của Motorola xuất phát từ thất bại của dòng điện thoại mới Krzr trong việc "kế nhiệm" Razr. Tuy mang tên là "Crazy", nhưng con dế này chẳng làm thị trường phát điên lên chút nào.

Gartner cho rằng mọi chuyện có thể sáng sủa hơn một chút với Motorola một khi mẫu điện thoại Motofone ra mắt, nhưng đấy là chuyện của năm 2007.

Kẻ hất cẳng Motorola ở cả hai khu vực nói trên chính là Samsung, nhờ vào sự ăn khách của những sản phẩm như D900 và E900. "Samsung giành lại được khách hàng là vì họ đã tìm được cách tiếp cận gần gũi hơn cả về thiết kế lẫn tính năng. Hơn nữa, xu hướng siêu mỏng cũng được họ theo đuổi rất tốt", Gartner cho biết.

Mặc dù vậy, Motorola vẫn rất mạnh ở các khu vực còn lại trên thế giới và dễ dàng giữ được vị trí No2 toàn cầu. Ba đại gia Nokia, Motorola và Samsung chia nhau tới 68% thị phần di động trong quý III. Sony Ericsson đứng ở vị trí thứ 4, trên LG.

Trọng Cầm (Theo Techweb)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Nokia tiếp tục dẫn đầu thị trường điện thoại di động

Quý III, Nokia vẫn tiếp tục là hãng điện thoại đứng đầu thị trường thế giới với thị phần 35,1%. Motorola đứng thứ hai với 20,6%, đứng thứ 3 là Samsung – 12,2%.

tie1.jpg


Banner quảng cáo điện thoại của Nokia. Ảnh: AFP.

Nokia, hãng điện thoại đến từ Phần Lan , vẫn giữ vững ngôi vị dẫn đầu thị trường điện thoại thế giới của mình với thị phần 35,1%, tăng 3,4 so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là hãng điện thoại của Mỹ, Motorola. Thị phần của hãng này cũng tăng thêm 1,9% so với thời gian này năm ngoái, lên 20,6%. Samsung vẫn đứng thứ 3, tuy nhiên, hãng này không phát triển như năm ngoái vì số lượng bán ra giảm 0,3% so với một năm về trước.

Nhìn chung, doanh thu bán của điện thoại di động toàn thế giới tăng thêm 21,5% lên con số 251 triệu máy trong quý vừa rồi. Công ty nghiên cứu Gartner dự đoán, cuối năm nay, tổng số máy bán được trong năm sẽ là 986 triệu.

Khu vực mua bán thiết bị sầm uất là châu Á - Thái Bình Dương với 80,8 triệu máy, tăng thêm 54,7%. Phát triển mạnh nhất là các nước đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia và Philippines.

Đức Thanh (theo AFP)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Điện thoại Chocolate KG810

Với những tính năng giống “kẻ tiền nhiệm”, KG800, điện thoại KG810 có khả năng nghe nhạc, chụp ảnh 1,3 Megapixel, bộ nhớ trong hỗ trợ lưu trữ 128 MB dung lượng. Điện thoại sử dụng trên 3 băng tần GSM và có kết nối GPRS.

cho1.jpg


Chocolate gập. Ảnh: Gizmodo.

Vỏ máy KG810 cũng bóng bảy giống như KG800 nên trông khá sành điệu nhưng lưu dấu vân tay rất dễ dàng và lại cũng dễ xước. Màn hình ngoài bị chìm giữa máy ảnh 1,3 Megapixel với 3 nút bấm cảm ứng màu đỏ. Ba nút bấm này rất nhạy cảm mà LG lại không thiết kế chức năng khóa bàn phím ngoài nên rất dễ bị tác động một cách tình cờ. Phím máy ảnh nằm bên sườn phải điện thoại cùng với cổng kết nối với tai nghe và sạc máy. Nút volume nằm bên sườn trái.

Mở điện thoại ra, người xem sẽ ấn tượng ngay với bàn phím rộng, các phím dẹt nhưng đủ lớn để bấm một cách thoải mái. LG bọc những phím này bằng nhựa đen và thiết kế kiểu bàn cờ nên người dùng có thể dễ dàng phân biệt từng phím một.

Nhìn chung, về thiết kế thì KG810 khá vững chắc. Kích thước 92 x 47 x 14,6 mm và trọng lượng 82 gram khiến chiếc máy không quá lớn nhưng cũng không phải mỏng và nhỏ giống những điện thoại thời trang hiện có trên thị trường.

cho2.jpg


Bàn phím kiểu bàn cờ. Ảnh: Xmedia.

Màn hình chính của KG810 hiển thị 262K màu, độ phân giải hình ảnh là 176 x 220 pixel, dưới ánh sáng mặt trời thì nó hơi bị lóa một chút. Màn hình ngoài thì kém sáng hơn do chỉ đạt 96 x 96 pixel, hỗ trợ 65K màu.

Máy ảnh 1,3 Megapixel có khả năng chụp những bức hình với độ phân giải cao nhất là 1280 x 960 pixel. Tuy nhiên, để lưu được nhiều ảnh trong máy thì bạn có thể giảm độ phân giải của ảnh xuống còn 96 x 96 pixel. KG810 cung cấp một loạt tiện ích giúp người chụp chỉnh sửa ảnh nếu cần, và các chế độ chỉnh máy ảnh trước khi bấm máy, như: cân bằng trắng, chụp khi trời có mây, sáng chói, ánh huỳnh quang hay chụp trong nhà. Zoom số 4x cũng hỗ trợ phần nào khi muốn ghi lại hình ảnh những vật ở xa. Giống như KG320, máy ảnh trên KG810 phải mấy 3 giây để khởi động và màn chập mất 2 giây, nên tốc độ chụp của KG810 chưa phải là nhanh.

Chất lượng ảnh trên máy không được xuất sắc như những sản phẩm của Sony Ericsson hay Nokia. Bạn chỉ nên chụp ảnh lúc trời sáng và không để macro. KG810 không phải là thiết bị lý tưởng để “chộp” những cảnh gần.

Camera trên điện thoại có khả năng quay video với độ dài 90 phút nếu bộ nhớ của máy cho phép. Giống như chụp ảnh, người quay cũng nên chỉnh sửa và lựa chọn những chế độ phù hợp nhất cho hình ảnh rõ hơn.

cho3.jpg


Phím nghe nhạc chuyên biệt ngay dưới màn hình ngoài. Ảnh: Phonedaily.

LG thêm vào KG810 các phím nghe nhạc chuyên biệt. Do sử dụng bộ nhớ flash 128 MB và không hỗ trợ thẻ nhớ nên điện thoại chỉ có thể lưu được khoảng 20 bài hát. Cũng giống KG800, ứng dụng MP3 trên máy đơn giản. Phần mềm nghe nhạc chỉ thực hiện một cách riêng lẻ nên bạn không thể cùng lúc vừa bật nhạc vừa sử dụng ứng dụng khác của máy. Nhưng khác các máy vỏ sò trên thị trường, lúc gập máy bạn cũng có thể nghe và bật nhạc vì LG đã đưa những phím chơi nhạc ra ngoài để dễ thực hiện thao tác nghe nhạc. EQ cũng không cầu kỳ mà chỉ có mấy chế độ đơn giản. Tai nghe của KG810 thể hiện âm thanh hay nhưng lại thiếu tiếng bass.

Về tính năng điện thoại thì KG810 nhận cuộc gọi và nhắn tin tốt. Máy hoạt động trên cả băng tần GSM 900 lẫn GSM 180 MHz. Điện thoại lưu được trên 1.000 tin nhắn, việc tìm kiếm liên lạc dễ dàng, giống như mọi model khác của LG, tuy nhiên, nó lại không hỗ trợ quay số và ra lệnh bằng giọng nói. Pin cũng chỉ đạt 3 ngày sử dụng trung bình.

Giá tham khảo tại Việt Nam: 5.390.000 đồng.

Thanh Vân (theo Mobileburn)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Kết hôn… để giảm cước điện thoại di động!

Choáng váng với cước phí điện thoại lêo thang hàng tháng. Cách tốt nhất là bạn hãy kết hôn với người thương yêu của mình vì theo một khảo sát mới đây, những người sau khi “nên vợ nên chồng” thường nhắn tin SMS ít hơn và càng có nhiều con càng ít dùng đến “tít tít”.

mobile-2311.jpg


Nghiên cứu về thái độ người dùng của công ty quản lý điện thoại SmartTrust cho biết: Trẻ em có ảnh hưởng đến cách sử dụng điện thoại của chúng ta. Những người được hỏi chưa có con là những “tín đồ” của tin nhắn SMS.

Theo Tim Deluca-Smith, Giám đốc giao tiếp của Smart-Trust, sự tập trung lớn nhất trong một gia đình chính là trẻ em. Với những thanh niên trai tráng chưa vợ, chồng thì SMS là phương tiện giao tiếp nhanh, hiệu quả nhất khi có việc liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp và người yêu.

Trong số những người dùng SMS, 71% “con chiên” gửi tin nhắn hàng ngày là những người chưa có con, chỉ có 60% người dùng đã có một con sử dụng cách liên lạc này. Và, 54% “đề huề” hai con chọn cách giao tiếp bằng tin nhắn.

Thói quen dùng điện thoại cũng có quan hệ trực tiếp với tuổi tác. Theo khảo sát, người dùng từ 16-24 tuổi “nghiện” SMS nhất. “Đối tượng này chủ yếu vẫn còn đang độc thân và chưa có con nên không bị áp lực về thời gian. Còn những người đã có 1 hoặc 2 con thì chỉ thỉnh thoảng mới dùng đến công nghệ này”, ông Smith cho biết.

Khảo sát cũng nhận thấy, phái đẹp nhắn tin nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, nam giới ở độ tuổi 25-34 lại dùng SMS nhiều hơn phụ nữ.

Thế Vũ

Theo EconomicsTimes
 

Vietvnn

Super V.I.P
Bí quyết sạc và bảo quản pin điện thoại

Nhiều người thường thắc mắc khi pin điện thoại hao rất nhanh sau một thời gian sử dụng. Ngoại trừ trường hợp dùng nhiều tính năng Bluetooth, Wi-Fi..., một lý do đáng chú ý khác là họ sạc và bảo quản thiết bị này chưa đúng cách.

9911.jpg


Công nghệ pin điện thoại đã trải qua 4 đời: Lithium Polymer (viết tắt trên pin là Li-Po, Li-Poly hoặc Li-Polymer), Lithium Ion (Li-Ion), Nickel Metal Hydride (NiMH) và Nickel Cadmium (NiCad).

Trong đó, Li-Poly là công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất trong ngành sản xuất pin điện thoại. Pin Li-Poly rất nhẹ, dung lượng lớn và không cháy nổ, ngay cả khi bị đóng đinh xuyên qua thân. Chất điện phân polymer dạng rắn chính là yếu tố làm nên ưu thế này - trong khi đó Li-Ion "đời trước" chứa dung môi hữu cơ nên có nguy cơ cháy nổ.

Hiện nay, do giá thành đắt nên Li-Poly mới được áp dụng ở các dòng điện thoại cao cấp như Nokia N93, N92, Sony Erisson P800, T-620... NiCad độc hại với môi trường nên hầu như vắng bóng trên thị trường. NiMH vẫn được dùng nhưng dễ bị nóng trong quá trình sạc, khiến cho tuổi thọ pin ngắn. Li-Ion đang là dòng pin điện thoại phổ biến nhất do giá thành phải chăng và một số ưu thế nhất định.

Chú ý: Thông số mAh trên pin nghĩa là mili ampe giờ. Đây là đơn vị đo khả năng lưu điện của pin. Con số này càng lớn thì dung lượng pin càng nhiều.

Sạc đúng cách cho pin

Nạp điện lần đầu cho pin là quá trình quan trọng quyết định tuổi thọ của thiết bị này. Trước hết, bạn để điện thoại ở chế độ tắt. Pin mới phải được sạc nhanh (thường là 80%) sau đó sạc từ từ cho đến 100% trong vòng 24 giờ (quá thời gian này pin có thể bị nóng và ảnh hưởng đến tuổi thọ). Thường thì các loại sạc đế hay sạc du lịch chính hãng đều đủ "thông minh" để điều chỉnh nhanh, chậm. Khi dùng, bạn hãy để đến khi nào pin cạn kiệt thì sạc lần tiếp theo. Thực hiện như vậy đối với 2-3 lần sạc đầu tiên. Chú ý rằng một số pin mới có thể hiển thị sai số điện năng vào hoặc thông báo "Not charging" trên điện thoại hoặc bộ sạc vì lúc đó pin chưa đủ điện để báo đúng.

Tuy nhiên, đối với các lần sạc tiếp theo, sạc nhanh là tốt nhất cho pin Li-Ion. Cần chú ý sạc thường xuyên vì loại pin này "sống dai" khi nạp điện từng phần nhỏ, hơn là sạc toàn bộ. Ngoài ra, không nên để pin nạp đầy điện, chỉ khoảng 80% là vừa đủ. Người dùng cũng tránh dùng cạn sạch pin quá thường xuyên vì điện áp thấp có thể làm hỏng mạch an toàn.

Bảo quản pin

- Luôn để pin ở nơi thoáng mát và khô, tránh xa hơi nóng và đồ vật bằng kim loại, đề phòng cháy, nổ. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-25oC.

- Pin Li-Ion sẽ "thoái hóa" dần theo thời gian, dù bạn có sử dụng đến hay không. Do đó, nếu không cần thiết, đừng mua pin dự trữ.

- Nên vệ sinh sạch sẽ các đầu tiếp xúc giữa pin và sạc.

T.H. (theo Cellular Accessory)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Điện thoại LG LX150 dành cho mạng Sprint

Sprint hôm nay công bố rằng mạng này sẽ phát hành một loại điện thoại di động mới của LG, chiếc LG LX-150.

1164268240.jpg


Chiếc LG LX-150 hiện chưa chính thức xuất hiện trên trang web Sprint.com nhưng gần đây sản phẩm này đã được giới thiệu trên RadioShack. Thiết bị đi kèm với một hợp đồng dịch vụ miễn phí mới với Radioshack. Người ta cho rằng sản phẩm sẽ nhanh chóng được quảng bá rầm rộ trên các kênh trược tiếp này.

LX-150 có ngoại hình rất gợi cảm, gọn nhẹ và thiết kế vỏ sò. Thật ngạc nhiên là thiết bị có phím chữ phức tạp dùng để nhắn tin. Sản phẩmm có hai màn hình, màn hình trong có kích thước 128×160 pixel với 262k màu và bên ngoài là màn hình crome đơn kích thước 96×94. Các đặc điểm quan trọng khác bao gồm Bluetooth và đàm thoại bằng loa ngoài.

Theo Mobile Whack
 

Vietvnn

Super V.I.P
Ericsson và Sony tăng cường hợp tác về truyền hình di động

Hãng thiết bị viễn thông Thụy Điển Ericsson và gã khổng lồ điện tử Nhật Bản sẽ mở rộng sự hợp tác hai bên từ ĐTDĐ sang truyền hình di động và băng thông rộng, một quan chức của Ericsson tiết lộ.

sony1.jpg


Nguồn: Engadget
Per Nordlof, giám đốc chiến lược sản phẩm của Ericsson cho biết hai hãng sẽ cùng phát triển phần mềm cho phép ĐTDĐ kết nối thông qua mạng không dây.

"Ngoài ra, những phần mềm này còn cho phép kết nối các thiết bị điện tử trong gia đình với thế giới bên ngoài", ông nói. "Chúng ta sẽ chứng kiến việc Truyền hình di động trở nên đại trà trong vòng 2 năm nữa". Đại trà ở đây được hiểu là có từ 30% người dùng trở lên thường xuyên xem truyền hình trên màn hình điện thoại.

Ericsson cũng tin rằng các mạng viễn thông sẽ tích cực hơn trong việc cung cấp dịch vụ truyền hình qua mạng băng thông rộng. "Truyền hình băng thông rộng là một nhân tố quan trọng. Phần lớn các mạng viễn thông sẽ nhận ra rằng hoặc là cung cấp dịch vụ đó, hoặc là mất khách hàng".

Liên minh sản xuất ĐTDĐ được Sony và Ericsson thành lập từ tháng 10/2001 và cho đến nay, đã trở thành hãng ĐTDĐ lớn thứ tư thế giới.

Trọng Cầm (Theo Reuters)
 
Chỉnh sửa cuối:

Vietvnn

Super V.I.P
Nokia 8800 Sirocco phiên bản kim cương

Hôm nay, Nokia giới thiệu 1000 điện thoại Nokia 8800 Sirocco dát vàng và gắn kim cương. Điện thoại do công ty Sayn Design của Đức thiết kế và sẽ được mang đấu giá trên mạng ebay. Dự kiến, giá khởi điểm là 3.450 USD.

ph1.jpg


Tất cả những chi tiết trên vỏ điện thoại và hình nền đều do Sayn Design thiết kế và được làm tại Đức. Sau lưng máy có đánh số từ 1 tới 1000 và khắc hình vương miện - tượng trưng cho sự quyền quý.
ph2.jpg


Khi mua những điện thoại này, người mua sẽ được trao một chứng nhận chất lượng vàng ở vỏ máy. Ngoài ra, nhà sản xuất nhận bảo hành điện thoại trong 48 tháng.
ph3.jpg


Phiên bản số lượng hạn chế (Limited Edition) và được sản xuất tại Đức.
ph4.jpg


Sau lưng máy là hình cái vương miện, trên đó gắn kim cương. Tất cả có 8 viên kim cương.
ph5.jpg


Chiếc hộp đựng máy xinh xắn và các chứng nhận chất lượng vàng và chất lượng máy. Điện thoại hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ châu Âu.

Đức Thanh (theo Slashphone)
 

Utxd

New Member
Trung Quốc: điện thoại "nhái" nhiều hơn đồ thật

Người ta nói rằng sản phẩm bắt chước mẫu mã hàng "xịn" ở quốc gia đông dân nhất thế giới đang bán chạy như bánh bao nóng, hay nói cách khác, năng lực sao chép ở đây đã đạt đến mức “thượng thừa”. Tại một số vùng, hàng chính hãng đang bị đánh bật khỏi thị trường.

vtc_22636_chocolate.jpg

Điện thoại Chocolate của LG (trái) và phiên bản hàng "Tàu". Ảnh: Chosunilbo

Khi hãng LG tung ra thị trường Trung Quốc loại điện thoại di động thời trang Chocolate hồi tháng 5, thì trên thực tế các bản sao đã xuất hiện trước đó một thời gian khá lâu. Sản phẩm này ban đầu được phát hành tại Hàn Quốc cuối tháng 11 năm ngoái nhưng nhà sản xuất bỏ thêm 3-4 tháng để phát triển một phiên bản khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có công ty ở nước này ngay lập tức tung ra một phiên bản bắt chước Chocolate trước khi hàng hiệu ra mắt thị trường nội địa. “Nhiều người tiêu dùng thậm chí còn nghĩ chính LG sản xuất hàng giả”, một đại diện thương mại của hãng điện tử Hàn Quốc nói. “Chúng tôi thực sự kinh ngạc khi tận mắt nhìn thấy sản phẩm 'ăn theo' Chocolate: giống hệt cả về kiểu dáng và kết cấu”.

Những thông tin gần đây trên Internet xoay quanh sự ra đời của máy chơi game mang chức năng điện thoại cũng cho thấy đẳng cấp “nhái” hàng của Trung Quốc đã phát triển tới tầm cỡ nào. Khi trên mạng mới phong phanh xuất hiện dư luận cho rằng Sony đang thiết kế một phụ kiện dành cho máy chơi game di động PlayStation Portable (PSP) để cho phép thiết bị này thực hiện được chức năng hội thoại di động, thì trên thực tế đã có một công ty Trung Quốc phát hành sản phẩm đúng như ý tưởng này. Đáng nói là chiếc điện thoại/máy game “Made in China” kia được bán với giá 650 USD, tức là đắt ngang với điện thoại cao cấp của Samsung hoặc Sony Ericsson.

vtc_22637_PSP.jpg

Máy game di động PSP của Sony (trên) và sản phẩm do Trung Quốc làm. Ảnh: Chosunilbo

Nhiều doanh nghiệp hoạt động ở Trung Quốc cho biết họ gần như không thể làm được gì nhiều trong việc đương đầu với "ngành công nghiệp làm hàng ăn theo hùng mạnh" ở nước này. Hầu hết các đơn vị sản xuất đồ "nhái" thương hiệu nổi tiếng đều là những công ty nhỏ và nhà chức trách rất khó xử lý vì họ làm ăn theo kiểu “du kích”. Số công ty kiểu này khá đông và có chung đặc điểm là: thuê kỹ sư trình độ cao để làm hàng bắt chước với chất lượng không kém mấy so với hàng chính hiệu và phát hành sớm hơn 1-2 tháng. Mỗi hãng thường có đội ngũ khoảng 20-40 người chuyên sao chép bảng vi mạch ngay khi hàng "xịn" mới chỉ trưng bày giới thiệu. Sau đó mẫu này được chuyển tới cho một đơn vị sản xuất để làm ra khoảng 20.000-30.000 chiếc và rồi tất cả cùng biến mất.

Samsung gần đây đã phát hiện một tổ chức làm hàng như vậy sau khi xác định được kênh phân phối của họ. Công ty điện tử Hàn Quốc đã mời các nhà thiết kế "đồ nhái" tài năng ở đó về làm việc nhưng đã nhận được lời từ chối thẳng thừng. Các kỹ sư này cho biết họ có thể kiếm được 100-200 nghìn USD mỗi lần chế tạo thành công một mẫu sản phẩm bắt chước. Vì thế, mức lương tháng dù rất cao cũng không thể quyến rũ được họ.

Một đại diện của Samsung kết luận: “Trước tình hình sản phẩm sao chép gia tăng mạnh như vậy, điều quan trọng nhất mà các nhà sản xuất phải thực hiện là đảm bảo tuyệt mật thông tin kỹ thuật và thiết kế của sản phẩm mới trước khi phát hành”.

(Theo Chosunilbo)
 

Utxd

New Member
30% khách hàng ĐTDĐ sẽ xem truyền hình di động

Nhà sản xuất điện thoại Ericsson và người khổng lồ điện tử Sony sẽ mở rộng việc hợp tác trong lĩnh vực sản xuất điện thoại cầm tay và các dịch vụ truyền hình. Hãng Ericsson vừa chính thức công bố vào ngày 23/11 như vậy.


vtc_22609_photo_909244_500.jpg

Điện thoại Nokia N92, xem được các chương trình truyền hình di động do VTC cung cấp

Per Nordlof, Giám đốc sản phẩm chiến lược của Ericsson cho biết 2 công ty sẽ cùng nhau phát triển phần mềm để kết nối sản phẩm của họ qua mạng không dây.

“Giữa Ericsson và Sony có một sự tin tưởng sau khi thành công trong việc kinh doanh các thiết bị cầm tay và họ sẽ làm việc để phát triển phần mềm cho phép kết nối các thiết bị tại gia với những thiết bị khác bên ngoài” Per Nordlof cho biết.

“Chúng tôi đã nhìn thấy một thị trường lớn cho mobile TV trong vòng 2 năm nữa”, theo ông Nordlof, trong tương lai sẽ có 30% người sử dụng xem TV trên điện thoại di động.

Ericsson tin rằng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ phải đáp ứng được các chương trình TV hoạt động thông qua mạng lưới này.

“Chương trình TV sẽ là một lĩnh vực quan trọng. Hầu hết các nhà cung cấp viễn thông nhận ra rằng họ sẽ phải đưa chương trình TV vào dịch vụ của mình để không mất khách hàng”, Nordlof nói.

Sony và Ericsson chính thức liên doanh trong lĩnh vực máy điện thoại di động vào tháng 10/2001, và từ đó đến nay trở thành một trong 4 nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất thế giới.

Thùy Linh (theo Reuteurs)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top