khoabonmat
Active Member
Anh: Nguy cơ mất việc vì... blog
Theo một cuộc khảo sát mới đây, hơn 1/3 những người viết nhật ký trên mạng (blog) ở Anh có nguy cơ bị đuổi việc khi công bố chi tiết những tiêu cực về chỗ làm, sếp hay đồng nghiệp của họ.
Cuộc khảo sát do công ty nhân sự Croner đặt hàng. Các nhà khảo sát đã phỏng vấn 2.000 người viết blog hay nhật ký và 39% nhìn nhận có lúc họ có những phát biểu gây hại.
Theo Croner, những người viết blog phải để ý đến tác động của những gì họ đưa lên mạng.
Gillian Dowling, chuyên viên tư vấn kỹ thuật tại Croner, cho biết tình trạng này cũng giống như hồi email bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong thập niên 1990. Theo bà, các blogger phải cẩn thận đừng nghĩ rằng "an toàn" khi dễ dàng bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của họ trên mạng.
"Nếu có một tác động tiêu cực đến hình ảnh của công ty và tác động đó nghiêm trọng đến nỗi vi phạm đến điều lệ bảo mật và niềm tin giữa hai bên thì nhân viên đó có thể bị đuổi việc", bà cảnh báo. "Blog có thể được xem là chứng cớ khi xem xét công việc của người nhân viên cũng như phát hiện trường hợp phân biệt đối xử hay bắt nạt ở chỗ làm".
Dowling cho rằng các blogger còn có thể bị sa thải nếu tiết lộ những thông tin mật hoặc nhạy cảm về tài chính. "Giới chủ cần để ý đến tác động của việc viết blog lên công ty của mình và có những biện pháp cần thiết để giảm thiểu mọi nguy cơ".
Tuổi Trẻ
Theo một cuộc khảo sát mới đây, hơn 1/3 những người viết nhật ký trên mạng (blog) ở Anh có nguy cơ bị đuổi việc khi công bố chi tiết những tiêu cực về chỗ làm, sếp hay đồng nghiệp của họ.
Cuộc khảo sát do công ty nhân sự Croner đặt hàng. Các nhà khảo sát đã phỏng vấn 2.000 người viết blog hay nhật ký và 39% nhìn nhận có lúc họ có những phát biểu gây hại.
Theo Croner, những người viết blog phải để ý đến tác động của những gì họ đưa lên mạng.
Gillian Dowling, chuyên viên tư vấn kỹ thuật tại Croner, cho biết tình trạng này cũng giống như hồi email bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong thập niên 1990. Theo bà, các blogger phải cẩn thận đừng nghĩ rằng "an toàn" khi dễ dàng bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của họ trên mạng.
"Nếu có một tác động tiêu cực đến hình ảnh của công ty và tác động đó nghiêm trọng đến nỗi vi phạm đến điều lệ bảo mật và niềm tin giữa hai bên thì nhân viên đó có thể bị đuổi việc", bà cảnh báo. "Blog có thể được xem là chứng cớ khi xem xét công việc của người nhân viên cũng như phát hiện trường hợp phân biệt đối xử hay bắt nạt ở chỗ làm".
Dowling cho rằng các blogger còn có thể bị sa thải nếu tiết lộ những thông tin mật hoặc nhạy cảm về tài chính. "Giới chủ cần để ý đến tác động của việc viết blog lên công ty của mình và có những biện pháp cần thiết để giảm thiểu mọi nguy cơ".
Tuổi Trẻ