• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Topic cập nhật các Tin tức nóng hổi tại World Cup 2010 !!!

Status
Không mở trả lời sau này.

saodoingoi142

Moderator
Slovenia 2-2 Mỹ

Do Slovenia thắng Algeria, trong khi Mỹ cầm hòa Anh ở trận ra quân nên hiện tại trên BXH đội bóng châu Âu hiện xếp trên Mỹ với cách biệt 2 điểm. Tuy vậy, Chú Sam vẫn được đánh giá cao hơn sau những gì hai đội trình diễn ở trận mở màn: Mỹ xuất sắc cầm chân Anh trong khi Slovenia chỉ vượt qua Algeria một cách may mắn. Thế nên, Slovenia hoàn toàn hài lòng nếu có dù chỉ một điểm trong trận này trong khi một trận hòa cũng không phải là thảm họa cho đội bóng xứ cờ hoa. Cùng đón xem những diễn biến tại Ellis Park:

Đội hình ra sân
Slovenia (4-4-2): Handanovic-1; Brecko-2, Cesar-5, Suler-4, Jokic-13; Kirm-17, Radosavljevic-18, Koren (đội trưởng)-8, Birsa-10; Zlatan Ljubijankic-9, Novakovic-11.

Mỹ (4-4-2): 1-Howard; 3-Bocanegra (đội trưởng), 5-Onyewu, 15-DeMerit, 6-Cherundolo; 8-Dempsey, 4-Bradley, 16- Jose Torres, 10-Donovan; 20-Findley, 17-Altidore

Cả hai đều có một sự thay đổi so với trận mở màn: Zlatan Ljubijankic thế chỗ Dedic trên hàng công Slovenia, trong khi phía ĐT Mỹ, tiền vệ Jose Torres đá chính ngay từ đầu thay Ricardo Clark.

2': Trận đấu nóng ngay từ những giây đầu tiên sau một tình huống va chạm giữa Demsey và Ljubijankic.

10': Thắng lợi ở trận đầu ra quân giúp Slovenia nhập cuộc đầy tự tin trước ĐT Mỹ. Đã có một số tình huống sóng gió về khung thành của thủ môn Howard.

12': VÀO!!! Birsa thực hiện pha sút xa tuyệt vời, bóng đi hiểm trong khi Howard đứng như trời trồng. Slovenia bất ngờ vượt lên! Bàn thắng sớm sẽ khiến trận đấu trở nên hấp dẫn hơn nữa.

Nếu tỷ số này giữ nguyên, Slovenia sẽ là đội bóng đầu tiên giành vé vào vòng knock-out!

20': ĐT Mỹ đã dâng cao đội hình để gây sức ép sau bàn thua, tuy nhiên vẫn chưa có cơ hội thực sự được tạo ra. Dù sao vẫn còn rất nhiều thời gian cho Chú Sam.

25': Slovenia vẫn đang thể hiện một lối chơi chặt chẽ và khoa học. Thử thách cho ĐT Mỹ là thực sự lớn.

33': Mỹ vẫn bế tắc trong những đường lên bóng trong khi Slovenia thực sự đang là ông chủ của cuộc chơi.

MYsl.jpg


36': Handanovic xuất sắc cản phá pha đá phạt của Jose Torres. Cơ hội nguy hiểm nhất mà ĐT Mỹ tạo ra từ đầu trận.

40': ĐT Mỹ đã tạo được một sức ép nhất định về phía khung thành của Slovenia ở cuối hiệp một. Brecko vừa có một tình huống phá bóng giải nguy cho đội bóng châu Âu ngay trong đà dứt điểm của Donovan khi khung thành đã bỏ trống.

42':VÀO!!! Không thể tin nổi. Slovenia nhân đôi cách biệt sau một đường phản công nhanh, kết thúc với pha dứt điểm chính xác của Ljubijankic, trong tình cảnh mà ĐT Mỹ đang tạo được một thế trận thuận lợi. 2-0 cho Slovenia, họ sẽ là đội đầu tiên có vé ở vong knock-out? World Cup 2010 ngày một trở nên khó lường.

45+1': Hiệp 1 khép lại với tỷ số 2-0 đầy bất ngờ nghiêng về Slovenia. ĐT Mỹ đang đứng trước khó khăn rất lớn và HLV Bradley sẽ có rất nhiều điều để nói với các học trò trong giờ nghỉ. Họ có thể xoay chuyển tình thế hay không. Câu trả lời sẽ đến sau 15 phút nữa...

MYsl1.jpg


46': ĐT Mỹ có liền 2 sự thay đổi ở hàng tiền vệ với sự xuất hiện của Edu và Feilerhaber. Như vậy, ý đồ của Bradley là muốn làm chủ khu trung tuyến, tạo bàn đạp cho hàng công.

48': VÀO!!! Những điều chỉnh mang đến hiệu quả ngay lập tức. Donovan đi bóng sát đường biên ngang rồi tung cú sút từ góc hẹp cháy nóc lưới Slovenia. Hy vọng gỡ hòa của ĐT Mỹ vừa nhận một cú hích lớn.

51': Một pha treo bóng nguy hiểm của ĐT Mỹ đáng tiếc không một ai có thể chạm được bóng.

60': Quan sát trong 15 phút đầu hiệp hai, ĐT Mỹ đang chơi với sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 với Demsey và Donovan hỗ trợ cho trung phong cắm duy nhất Altidore.

65': Sau những phút đầu hiệp hai nhập cuộc có phần thiếu tập trung, Slovenia giờ đã lại thể hiện một bộ mặt chắc chắn và lạnh lùng như trong hiệp đấu đầu tiên.

70': ĐT Mỹ được hưởng một pha đá phạt ngay sát vòng cấm. Donovan chuyền sệt vào giữa, bóng bật ra đến chân Altidore, song cú dứt điểm của tiền đạo ĐT Mỹ đi đúng vị trí của Handanovic.

74': Slovenia có sự điều chỉnh trên hàng tiền đạo Pecnik thế chỗ cầu thủ đã nâng tỷ số lên 2-0, Ljubijankic.

80': ĐT Mỹ tăng cường sức mạnh cho hàng công khi hậu vệ Onyewu được rút ra và thay vào đó là chân sút Gomez. Mỹ sẽ chơi với 2 tiền đạo thực thụ ở 10 phút cuối cùng.

81': VÀO!!! Một lần nữa hiệu ứng từ việc thay người mang lại bàn thắng cho ĐT Mỹ. Altidore đánh đầu cho Bradley lao vào dứt điểm nhanh. 2-2 cho Chú Sam, rất đáng ngợi khen cho tinh thần của các cầu thủ đến từ đất nước cờ hoa. 8' trước khi hết trận, cơ hội chiến thắng lại chia đều cho cả hai đội!

85': Edu đưa được bóng vào lưới Slovenia lần thứ ba song trọng tài không công nhận do lỗi việt vị của Bradley trước đó.

87': Giờ đến lượt Slovenia tăng cường hỏa lực cho hàng công với sự xuất hiện của Dedic.

89': Radosavljevic sút xa rất căng, Howard phải rất vất vả mới có thể cản phá. Slovenia hiện là đội chơi hay hơn ở những phút cuối.

90+1': Cơ hội dứt điểm đầu tiên của Gomez kể từ khi anh vào sân, bóng đi vọt xà ngang. Vẫn còn 2 phút bù giờ nữa cho những nỗ lực cuối cùng của 2 đội.​

---baobongda---​
 

JuRay-Duan

New Member
Ghana VS Austraylia

Hiệp 1:
Phút thứ 5, Ghana có cơ hội nguy hiểm đầu tiên trong trận đấu khi Boateng tung cú sút xa có lực rất tốt ngay ngoài vòng cấm địa.

Phút thứ 10, Australia được hưởng quả đá phạt từ cự li khoảng 28 mét. Bresciano thực hiện cú sút rất mạnh khiến thủ môn Ghana không thể bắt dính bóng. Holman có mặt kịp thời để tận dụng thành công cơ hội mở tỷ số của trận đấu.
Với những diễn biến hiện tại thì những phút sắp tới hứa hẹn sẽ là cuộc đua tranh hết sức kịch tính giữa cả hai đội.
Bàn thắng mở tỷ số khiến Australia đang chơi rất tự tin. Họ cầm bóng tốt và khiến Ghana phải hết sức vất vả trong việc tổ chức phòng ngự.
Trận đấu đã bước sang phút thứ 20, Ghana đang cố gắng chơi dâng cao để tìm kiếm bàn gỡ nhưng trước hàng thủ chơi số đông của Australia thì đội bóng Châu Phi chỉ có thể tìm kiếm cơ hội bằng các pha sút xa.
Trong khi đó, Australia chơi phản công tỏ ra khá hiệu quả.
Phút thứ 23, Harry Kewell vô tình để bóng chạm tay trong vòng cấm địa. Trọng tài đã rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của anh và cho Ghana được hưởng quả penalty. Gyan không mắc sai lầm nào để ghi bàn gỡ hòa.
Tỷ số lúc này là 1-1 và Australia từ bây giờ chỉ còn chơi với 10 người.
Ghana đang tận dụng các lợi thế của mình để khiến cho đội tuyển Australia gặp rất nhiều những khó khăn.
Phút thứ 30, Australia đang chơi khá chậm để làm giảm hưng phấn mà Ghana đang có. Lúc này, Australia cần phải chơi chắc chắn trước khi nghĩ tới chuyện tìm kiếm được chiến thắng trong cảnh chơi thiếu người.
Phút thứ 35, Ghana được hưởng quả phạt từ cự li chừng 25 mét. Tuy nhiên cú đá phạt của họ lại không thể vượt qua được hàng rào.
Phút thứ 40, tỷ số vẫn đang là 1-1. Rất có thể đây sẽ là tỷ số của hiệp một khi cả hai đội đều đang tỏ ra khá thận trọng vào thời điểm hiện tại.
Hiệp 1 đã kết thúc, mà kô có thêm bàn thắng đc ghi.

Hiệp 2 đã bắt đầu. Những khó khăn chồng chất đang chờ đợi Australia ở phía trước.
Ghana đang nắm thế chủ động trên sân. Australia dù cũng rất muốn có được những đợt tấn công nhưng yếu điểm về mặt quân số nhưng rõ ràng là sự thiếu hụt quân số khiến họ không thể có được các tình huống phối hợp ăn ý.
Phút thứ 50, Australia vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm soát bóng trong khi Ghana luôn thực hiện các pha phối hợp rất nhanh. Họ liên tục có được cơ hội dứt điểm và khiến hàng thủ của Australia gặp áp lực tâm lý cực lớn.


theo bongda.com.vn

Kết thúc trận đấu 2 đội hòa nhau 1-1.

 
Chỉnh sửa cuối:

HuyChung

New Member
Đánh Rơi Chiến Thắng, Hàn Quốc Vẫn Vào Vòng 2

Hàn Quốc xứng đáng là niềm tự hào bóng đá châu Á với những khởi đầu cực kỳ ấn tượng tại World Cup 2010. Đầu tiên là chiến thắng trước HY Lạp với tỷ số 2-0 nhưng lại thất thủ 1-4 trước Argentina buộc Hàn Quốc phải giành tối thiểu một điểm trong cuộc đọ sức với Đại bàng xanh Nigeria mới có quyền đi tiếp. Và, không phụ lòng mong mỏi của người hâm mộ, Park Ji Sung và các đồng đội cho thấy là mình xứng đáng lọt vào vòng knock out lần đầu tiên trong lịch sử khi World Cup được tổ chức ngoài lãnh thổ nước mình.

Hôm qua, hối hận là đã không ra ngoài để xem cùng lúc hai trận đấu, ở nhà chỉ có mỗi chiếc tivi nên phải chuyển kênh liên tục trận Argentina – Hy Lạp và Hàn Quốc – Nigeria. Haizz, coi trận Hàn Quốc mà đứng tim luôn, rượt đuổi tỷ số liên tục và cuối cùng, thở phào nhẹ nhõm khi Hàn Quốc tự giải quyết số phận của mình mà không cần phải ngóng chờ xem trận đấu cùng giờ có kết quả như thế nào.


Tinh thần châu Á vẫn đang thăng hoa tại World Cup lần này, đó là một vũ khí rất lợi hại mà Hàn Quốc đã áp dụng khi phải gặp những đối thủ mạnh. Đáng ra, Hàn Quốc đã là người chiến thắng trong ngày hôm qua nếu không có một pha phạm lỗi cực kỳ ngớ ngẩn dẫn đến quả penalty. Mà chẳng sao hết, trận hòa này là quá đủ để Hàn Quốc theo chân Argentina ghi tên mình vào vòng 2 rồi.


Trước khi vòng đấu cuối cùng diễn ra, cả Hàn Quốc, Hy Lạp lẫn Nigeria đều còn cơ hội để cạnh tranh tấm vé còn lại để cùng Argentina tiến vào vòng hai. Hy Lạp cần một kết quả hòa với Argentina đồng thời cầu mong điều tương tự xảy ra ở cặp đấu giữa Hàn Quốc và Nigeria.

t326994.jpg


Xin chúc mừng các cầu thủ Hàn Quốc đã làm nên lịch sử


Hàn Quốc là đội chơi hay hơn nhiều so với đối thủ nhưng nghiệt ngã ở chỗ, Đại bàng xanh Nigeria lại là đội ghi bàn trước ngay từ khá sớm. Phút thứ 12, Uche tận dụng sai lầm của Cha Du Ri nhưng Hàn Quốc đã không sụp đổ mà nhanh chóng chỉnh đốn lại tinh thần cũng như lối chơi để gây sức ép lên đội bóng Châu Phi. Phút thứ 38, trung vệ Lee Jung-Soo đã có được may mắn trong pha lên tham gia tấn công để ghi bàn gỡ hòa cho Hàn Quốc.


Có bàn san bằng tỷ số rồi, Hàn Quốc vẫn ào ạt tấn công như thể họ muốn lấy trọn 3 điểm vậy (dù chỉ cần 1 điểm là đã chắc suất), thật đáng khen cho thái độ thi đấu của đội bóng xứ Kim Chi. Ngay đầu hiệp 2, tiền đạo Park Chu Young đã có một pha sút phạt cực kỳ đẳng cấp để giúp Hàn Quốc vươn lên với tỷ số 2-1. Chiếc vé vào vòng trong coi như đã nằm gọn trong tầm tay của đội bóng châu Á rồi.


Thế nhưng, chính Hàn Quốc lại làm khó mình khi ở phút 69 , tiền vệ kỳ cựu Kim Nam Il đã có pha phạm lỗi cực kỳ ngớ ngẩn trong vòng cấm để biếu không cho Nigeria quả 11m và tất nhiên, Yakubu đã không từ chối món quà này với bàn thắng quân bình tỷ số 2-2. Lúc này, trong trận đấu cùng giờ thì Argentina đã vươn lên dẫn trước Hy Lạp với tỷ số 1-0, vé vẫn nằm trong tầm tay của Hàn Quốc, kể cả khi thua trận.


Những phút còn lại, Hàn Quốc chấn chỉnh đội hình và chủ yếu câu giờ là chính và 2-2 là tỷ số cuối cùng của trận đấu này. Với trận hòa trước Nigeria, Hàn Quốc chính thức cùng Argentina là hai đại diện ưu tú nhất của bảng B đi tiếp và đối thủ tiếp theo của Hàn Quốc là Uraguay, đội nhất bảng A. Với những gì đã thể hiện, Hàn Quốc có nhiều lý do để mà hy vọng.


Trong khi đó, ở trận đấu cùng giờ tại bảng B, Argentina của Diego Maradona đã vượt qua Hy Lạp với tỷ số 2-0 và họ cho thấy, mình là ƯCV sáng giá cho chức vô địch World Cup mùa hè này...

tintuc.vn
 

beyeuanh1

New Member
Wayne Rooney: Nạn nhân của sự kỳ vọng

Wayne Rooney: Nạn nhân của sự kỳ vọng

Khi phân tích những sai lầm của Capello và cả tuyển Anh ở World Cup lần này, không thể không nói đến màn trình diễn đáng quên của Wayne Rooney. Từ một hình ảnh được hết sức kỳ vọng, chân sút của Man Utd đã tịt ngòi trong cả 4 trận. Với rất nhiều người, vấn đề thể lực mà HLV người Ý đưa ra không thể là câu trả lời xác đáng.


Xem thêm: [FONT=&quot]video world cup 2010[/FONT], [FONT=&quot]clip world cup 2010[/FONT], [FONT=&quot]Lich thi dau wc 2010[/FONT], [FONT=&quot]Lich thi dau wc 2010[/FONT], [FONT=&quot]Xep hang world cup 2010[/FONT], [FONT=&quot]bóng đá[/FONT]

Sau một mùa bóng bùng nổ, Rooney là niềm hy vọng số 1 của người Anh ở World Cup. Nếu như Capello cho rằng, việc tiền đạo này chơi tệ hại vì đã bị vắt kiệt sức với CLB thành Manchester, thì chính ông sẽ phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Trong bối cảnh này, việc Wayne có được hỗ trợ tốt hay không từ những tiền vệ là rất quan trọng. Nhưng sự cô đơn vẫn là cảm giác mà anh tạo ra từ đầu giải. Cô đơn và tuyệt vọng. Sự thật là như thế, khi hầu như không có bất cứ một nhân tố nào thực sự chia lửa cho Rooney trên đất Nam Phi.

bu.jpg
Rooney đã trải qua một kỳ World Cup đáng quên, Ảnh Getty Cầu thủ 24 tuổi của M.U đã im lặng một cách khó hiểu ở thời điểm người ta cần anh lên tiếng nhất. 34 bàn thắng cho Quỷ đỏ mùa vừa rồi cũng đã tạo nên một sức ép tâm lý cho chính anh, bởi con số ấy đồng nghĩa với sự chờ đợi về một ngôi sao rực sáng trên bầu trời World Cup. Vẻn vẹn 13 cú sút trong 4 trận, chỉ với 4 cú sút trúng đích, tất cả những thống kê đó đã cho thấy Rooney lạc lõng đến thế nào giữa những chân sút đang khoe tài trên Mũi Hảo Vọng. Vấn đề thể lực và sức bền là có thật với tất cả các cầu thủ Anh, nhưng nó không quan trọng đến nỗi có thể trở thành lời bào chữa cho một cuộc sụp đổ toàn diện về hình ảnh. Thực tế, Anh cũng đã có những thời điểm chơi đầy tốc độ và không thiếu ấn tượng ở VCK. Đó là phần lớn thời gian trận đấu với Mỹ, và sau đó là những điểm sáng trước người Đức, tất nhiên là trước khi họ bị thủng lưới bàn thứ 3. Vậy đấy, vấn đề rất thực tế được đặt ra là tính gắn kết và sự hợp lý trong lối chơi, chứ không phải là việc những ngôi sao của giải Ngoại hạng có thể chạy bao nhiêu cây số trên sân. Không hề quá lời khi nói rằng, nhìn Rooney chơi, người ta sẽ hiểu vì sao tuyển Anh thất bại.

* Capello không sử dụng được Rooney?

Tất cả đều nhận ra, Rooney ở Man Utd khác xa Rooney ở tuyển Anh đến thế nào. Ở Old Trafford, cầu thủ sinh ra tại Liverpool là một thứ đặc sản của mọi hệ thống chiến thuật. Nhưng trong màu áo Tam sư, dường như không ai biết chắc anh đang chơi ở đâu. Khi còn có Ronaldo, Alex Ferguson đã dùng Rooney như một tiền đạo cánh hết sức cơ động và khó lường. Còn mùa trước, khi được trở lại vị trí trung phong, chân sút này thậm chí còn bùng nổ hơn với sự nhạy bén tuyệt vời trước khung gỗ. Có 2 cách giải thích cho phong độ của Wayne. Thứ nhất, Man Utd đã chọn anh là người chơi cao nhất và xứng đáng nhất để có nhiều bóng hơn tất cả. Và thứ 2, hệ thống tiền vệ của Ferguson đã luôn hỗ trợ rất tốt cho Rooney, tạo ra các khoảng trống cho anh, và luôn có những người biết lao lên phía trước mỗi khi anh lùi xuống như một người kiến tạo.

Ở tuyển Anh có chuyện đó không? Nếu nói là không thì hơi… oan cho Capello. Dĩ nhiên, tuyển Anh không thể lắp ghép nguyên si những ý tưởng của một CLB chỉ để phục vụ 1 cá nhân. Nhưng nếu như họ đã cần bàn thắng đến thế, cần sự bùng nổ đến thế, và đã có một tham vọng lớn lao đến thế, thì vì sao Rooney không đáng nhận được 1 sự hy sinh?

Câu trả lời duy nhất: Capello đã không sử dụng được Rooney một cách hiệu quả như Ferguson. Sự so sánh ấy có thể khập khiễng, nhưng chắc chắn sẽ giúp Don Fabio hiểu ra nhiều điều để thay đổi đội bóng, nếu như ông còn tại vị cho đến Euro 2012. Không thể phủ nhận, Rooney là một nhân tố đặc biệt của người Anh, một tiền đạo có thể tạo ra sức hút khổng lồ từ tài năng được rèn luyện và năng khiếu bẩm sinh. Liệu có là quá đáng không, nếu Capello dành cho Wayne một vị trí cũng “đặc biệt” trong màu áo Tam sư, thay vì xem anh chỉ như những tiền đạo đơn thuần khác?

Thật trớ trêu, Rooney - người được kỳ vọng nhất – đã trở thành một biểu tượng thất bại của xứ sương mù. Những sức ép về tâm lý đã không chỉ làm hại riêng anh, mà còn khiến cả đội chơi bóng với những đôi chân nặng trĩu. Nhưng Wayne không cô độc. Nếu như phải tìm ra một nạn nhân nào đó của sự kỳ vọng, Capello cũng sẽ có tên.

Theo Thể thao & Văn hóa Online
 

saodoingoi142

Moderator
FIFA công bố hai trọng tài điều khiển vòng bán kết !!!

Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã quyết định chọn trọng tài Ravshan Irmatov, người Uzbekistan, điều khiển trận bán kết giữa đội tuyển Uruguay và đội tuyển Hà Lan vào ngày 7/7. Trong khi cặp đấu còn lại giữa Đức và Tây Ban Nha được giao cho trọng tài người Hungary Viktor Kassai.

avatar.aspx

Trọng tài Ravshan Irmatov, người Uzbekistan, điều khiển trận bán kết giữa đội tuyển Uruguay và đội tuyển Hà Lan. (Nguồn: Getty Images)

Trọng tài Ravshan Irmatov, 32 tuổi, là người đã được giao điều khiển trận khai mạc World Cup năm nay giữa Mexico và chủ nhà Nam Phi. Ông cũng là người cầm còi trong trận đấu tứ kết giữa Đức-Argentina.

Ông Irmatov trở thành trọng tài FIFA từ năm 2003, đã từng tham gia điều khiển Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2007 tại Canada; cầm còi trận tứ kết giữa Argentina và Đức tại Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ năm 2008. Ông được trao giải Trọng tài châu Á xuất sắc nhất năm 2008 và 2009.

Trọng tài Viktor Kassai, 35 tuổi, đã điều khiển thành công 3 trận đấu tại World Cup 2010, gồm Brazil-CHDCND Triều Tiên, Mexico-Uruguay (vòng bảng) và Mỹ-Ghana (vòng loại trực tiếp)./.

Theo Vietnam+
 

saodoingoi142

Moderator
01h30 ngày 07/07, sân Greenpoint: Hà Lan - Uruguay

Gió màu Cam...!!!

Đêm nay, Uruguay bước vào trận bán kết với ký ức đẹp đẽ về lễ đăng quang huy hoàng trên sân Maracana 60 năm về trước. Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện tại không cho phép thầy trò HLV Oscar Tabarez mơ mộng!
Cho tới lúc này, có lẽ không ít NHM Uruguay vẫn chưa dám tin vào thành tích lọt vào tới tận bán kết của đội bóng con cưng. Xuất phát ở một vị trí rất khiêm nhường, khi phải chung bảng với Mexico, nhà cựu VĐTG Pháp và đội chủ nhà Nam Phi, sau đó lại trải qua những thời khắc đầy khó khăn và có lúc cứ ngỡ đã bị loại (trận tứ kết gặp Ghana), nhưng La Celeste vẫn hiên ngang thách thức tất cả. Sức mạnh của ĐT Uruguay là tinh thần đoàn kết và sự khát khao chiến thắng tột bậc, hình ảnh tiêu biểu nhất chính là khi Suarez chấp nhận hy sinh quyền thi đấu để cứu cho đội bàn thua trông thấy ở phút 120 trong trận gặp Ghana. Nhờ quyết định… dũng cảm đó của Suarez cộng với sự ủng hộ của Thần May mắn, Uruguay đã lần đầu tiên lọt vào vòng bán kết World Cup sau tròn 40 năm.

maucam2.jpg

Sau khi Uruguay bị loại ở vòng bảng World Cup 2002, huyền thoại Schiaffino, người mở đầu cuộc lội ngược dòng vĩ đại trước Brazil trong trận chung kết năm 1950 cay đắng thốt lên: “Mong muốn tột bậc của tôi là được chứng kiến Uruguay vào chung kết World Cup một lần nữa, nhưng có lẽ không còn kịp nữa rồi”. Chưa đầy nửa năm sau đó, vào tháng 11/2002, Schiaffino trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 78. Schiaffino cùng với 13 tuyển thủ Uruguay khác đăng quang năm 1950 đã không thể chứng kiến màn trình diễn tuyệt vời của La Celeste ở World Cup này, nghĩa là chỉ còn lại 8 người từng đăng quang chức VĐTG lần thứ 2 chưa về với Chúa. Nói vậy để thấy rằng, vầng hào quang chói lọi của bóng đá Uruguay đã lùi lại rất xa.

Nhưng với Hà Lan, niềm tin và khát vọng của Đội bóng áo Cam còn lớn hơn gấp bội. Có thể lối chơi mà đội quân của HLV Bert van Marwijk đang trình diễn chưa thực sự thuyết phục được những NHM khó tính bởi Hà Lan từng được người ta yêu mến khác rất nhiều so với hiện tại. Tuy nhiên, đi kèm với một Hà Lan đẹp đẽ, lãng mạn là sự mong manh, dễ đổ vỡ trước sức ép. Đánh bại ứng viên nặng ký Brazil, cánh cửa lọt vào trận chung kết đã rộng mở trước mắt Sneijder, Robben và đồng đội khi họ chỉ cần gạt bỏ nốt rào cản cuối cùng mang tên Uruguay.

maucam3.jpg

Chắc chắn, Hà Lan sẽ bước vào trận bán kết với sự tôn trọng đúng mức dành cho Uruguay bởi chẳng có đội bóng yếu nào có thể lọt vào đến bán kết một giải đấu như World Cup. Uruguay hơn hẳn về đẳng cấp so với Nam Phi, Hàn Quốc hay Ghana, nhưng có thể thấy họ vẫn chưa gặp phải một đối thủ nào tầm cỡ như Hà Lan. Bây giờ mới là thuốc thử liều cao cho sự trưởng thành của bóng đá Uruguay, tiếc thay HLV Tabarez lại vắng tới 4 trụ cột vì án treo giò!

Chẳng cần nói ta cũng có thể đoán ra mục tiêu của Hà Lan là giải quyết trận đấu ngay trong 90 phút chính thức, tương tự những gì đã diễn ra trước Brazil. Thực tế chỉ ra rằng, ở vòng loại trực tiếp các giải lớn, Hà Lan thường gặp rất nhiều khó khăn khi trận đấu bất phân thắng bại. Gần đây, họ đã thất bại ở EURO 1996, 2000, 2008 và World Cup 1998 khi để trận đấu kéo dài qua 90 phút. Bên cạnh đó, Hà Lan có truyền thống đá luân lưu 11m khá tệ, khi họ chỉ 1 lần duy nhất giành thắng lợi ở giải lớn bởi cách phân định này (vượt qua Thụy Điển ở tứ kết EURO 2004). Trong khi đó, lịch sử World Cup mới chỉ chứng kiến các đại diện Nam Mỹ 2 lần thất bại trên chấm luân lưu (Brazil thua Pháp năm 1986 và Argentina thua Đức năm 2006).

Sẽ không bất ngờ nếu chỉ cần một cơn gió nhẹ ở hiệp 2, Hà Lan sẽ thổi bay Uruguay…

Thống kê

Thời tiết: Trời đẹp

Nhiệt độ: 90c

Độ ẩm: 83%

Sức gió: 11km/giờ

Trọng tài: Irmatov Ravshan (Uzbekistan)

Hà Lan
Thành tích: 9 lần tham dự World Cup; Á quân World Cup 1974, 1978. Vô địch EURO 1988

Cầu thủ tiêu biểu: Wesley Sneijder (26 tuổi)
Thành công của Hà Lan có công rất lớn của Sneijder. Cầu thủ của Inter này là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong lối chơi của HLV van Marwijk. Kỹ thuật, khả năng kiến tạo cùng những đường chuyền hoàn hảo luôn là điểm mạnh của Sneijder. Bốn bàn thắng tính đến thời điểm này là sự khẳng định mạnh mẽ của Sneijder và anh đã sẵn sàng tiếp tục bùng nổ trong trận bán kết với Uruguay.

Dự bị: Vorm-16 (thủ môn), Boschker-22 (thủ môn), Mathijsen-4, Braafheid-15, Schaars-18, Afellay-20, van der Vaart-23, Elia-17, Babel-19, Huntelaar-21.

Treo giò: van der Wiel, de Jong.

Chấn thương: Không.

HLV Hà Lan: Bert van Marwijk (48 tuổi)

“Tôi tin vào sự mạnh mẽ của các cầu thủ. Hà Lan đang có phong độ rất tốt và sẽ là chuyện bình thường nếu chúng tôi chiến thắng ở trận đấu này”.

Uruguay
Thành tích: 11 lần tham dự World Cup. Vô địch Worrld Cup 1930, 1950. Vô địch Copa America các năm: 1916, 1917, 1920, 1923, 1924, 1926, 1935, 1942, 1956, 1959, 1967, 1983, 1987, 1995.

Cầu thủ tiêu biểu: Diego Forlan (31 tuổi)

Là một tiền đạo, thế nhưng tại kỳ World Cup này, Forland lại nổi lên như một chân chuyền ấn tượng nhất. Kỹ thuật tốt, tốc độ cao và cả khả năng tạo đột biến bằng những pha đột phá hay những đường chuyền đầy sáng tạo, Forlan là mẫu cầu thủ rất khó bị ngăn chặn. Vấn đề với anh ở trận đấu này là không còn đối tác ăn ý Suarez. Nhưng sẽ rất khó nói trước điều gì khi anh được chơi tự do và sẽ là chủ công của Uruguay ở trận đấu này.

Dự bị: Castillo (12- thủ môn); M. Silva (23- thủ môn); Scostti (19); Eguren (8); I.Gonzalez (18); A.Fernandez (20); Abreu (13); S.Fernandez (21)

Treo giò: Suarez; Fucile

Chấn thương: Lugano; Lodeiro

HLV Uruguay: Oscar Tabarez (53 tuổi)

“Hà Lan là một đối thủ mạnh nhưng chúng tôi không hề e sợ. Một chiến thuật đúng đắn và sự mạnh mẽ của các cá nhân sẽ giúp Uruguay làm nên bất ngờ”.​

Theo Baobongda
 

saodoingoi142

Moderator
Không thể đánh bại Hà Lan!?

Hình ảnh quái lạ của Cơn lốc Cam thực sự đáng sợ tại World Cup 2010. Năm trận toàn thắng đến thời điểm này đủ chứng minh Hà Lan đã mang đến Nam Phi sức mạnh mà người ta chưa từng được chứng kiến trong lịch sử bóng đá xứ hoa Tulip.

Thay vì tấn công tổng lực ồ ạt như xưa, người Hà Lan bỗng chuyển mình thành đội bóng rắn chắc, lạnh lùng nhưng cũng rất sắc sảo. Cơn lốc Cam giờ không còn phô trương tốc độ vũ bão, mà di chuyển chậm chạp, lì lợm và nguy hiểm như một sát thủ máu lạnh.

Hà Lan không chơi tấn công nhiều ở World Cup 2010. Họ mới chỉ thực hiện 69 cú sút, 52 đường lên bóng và ghi được 9 bàn trong 5 chiến thắng vừa qua. Nhưng sức mạnh hàng thủ của Hà Lan có thể nói là không đội nào sánh kịp ở giải này. Thủ thành Stekelenburg chỉ phải vào lưới nhặt bóng 1 lần tại vòng bảng (nhưng là trong trận gặp Cameroon không còn nhiều ý nghĩa), và nhận 2 bàn thua trong 2 trận tại vòng 1/8 và tứ kết.

khongbai.jpg

Hà Lan đang là đội duy nhất toàn thắng tại World Cup 2010

Chính HLV van Marwijk thừa nhận, Hà Lan hiện tại đặt sự chắc chắn lên hàng đầu, chứ không “mù quáng” tiếp tục thực hiện sứ mệnh bóng đá tấn công lãng mạn từng khiến biết bao thế hệ cầu thủ xứ hoa Tulip ôm hận. “Công việc đầu tiên tôi làm khi bắt tay dẫn dắt đội tuyển là dạy cho các cầu thủ làm sao để phòng ngự tốt hơn”.

Nhưng như đã nói, sức mạnh của Hà Lan là sự hòa trộn tuyệt vời giữa khả năng phòng ngự chắc chắn với khả năng tấn công mau lẹ, đa dạng và sắc sảo. Chín bàn thắng sau 52 đường lên bóng của Hà Lan đủ cho thấy sự hiệu quả của hàng công Hà Lan. Và có một đặc điểm, Cơn lốc Cam đang duy trì sự kiên nhẫn đáng ngạc nhiên. Dù ở hoàn cảnh nào, Hà Lan cũng không thay đổi lối chơi. Khi dẫn bàn từ khá sớm trong 3 trận vòng bảng và vòng 1/8, họ cũng không quá đà hưng phấn ào lên tấn công. Khi bị vượt lên dẫn trước, họ chẳng hoảng loạn mà vẫn giữ được bình tĩnh, để cần mẫn san bằng cách biệt. Hà Lan đều ghi được 2 bàn trong 4/5 chiến thắng ở World Cup 2010, và khoảng cách giữa 2 bàn thắng diễn ra khá xa nhau.

Đến lúc này, có thể khẳng định, Hà Lan đang vô cùng khó đánh bại. Những đội bóng yếu hơn về đẳng cấp khi gặp họ sẽ không có cơ hội phản công, đồng thời lại chẳng có cách nào chống đỡ được những đường lên bóng đa dạng và lạnh lùng. Robben, Sneijder, van Persie hay Dirk Kuyt đang được Marwijk biến thành mẫu tiền đạo có thể khiến đối phương ôm hận chỉ với một sai lầm. Còn trước những đội bóng mạnh hơn, lối chơi chắc chắn và tinh tế của người Hà Lan còn nguy hiểm hơn nữa. Brazil mạnh mẽ và tinh quái đến vậy cũng bị hạ gục, thì Hà Lan còn sợ đối thủ nào?
Uruguay thuộc nhóm đối thủ yếu hơn về đẳng cấp so với Hà Lan. Tức là, đội bóng Nam Mỹ có muốn phòng ngự cũng không được, mà tấn công cũng chẳng xong. Thứ vũ khí duy nhất được nhìn nhận có thể đánh bại Hà Lan thời điểm này là khả năng gây đột biến của các ngôi sao. Về điểm này, Uruguay thậm chí chẳng mạnh bằng Hà Lan. Cầu thủ Uruguay được xem có thể phá vỡ được lối chơi bao bọc tầng lớp của Hà Lan là Luis Suarez thì lại bị treo giò. Chẳng biết HLV Oscar Tabarez sẽ phải chọn đấu pháp nào để chống đỡ Cơn lốc Cam “quái lạ” đây!

Theo Baobongda
 

saodoingoi142

Moderator
Tabarez giở võ nào?

60 năm sau khi đăng quang ngôi VĐTG, Uruguay mới trở lại giấc mơ lọt vào vòng 4 đội mạnh nhất thế giới. Nhưng liệu đại diện cuối cùng của Nam Mỹ có thể vớt vát danh hiệu cho Tân thế giới bằng cách vượt qua Hà Lan để đến được bến cuối Johannesburg trong hoàn cảnh chịu nhiều tổn thất về lực lượng?

Uruguay đang đứng trước thời khắc lịch sử. Trên hành trình tiến vào bán kết, đại diện Nam Mỹ đã thể hiện một lối chơi tương đối khoa học: chắc chắn trong phòng ngự và hiệu quả trên tấn công. Song không thể phủ nhận một sự thực rằng thày trò HLV Oscar Tabarez đã gặp rất nhiều may mắn, đặc biệt trong cuộc đối đầu với Ghana tại vòng tứ kết.

Nếu Gyan thực hiện thành công quả penalty ở phút cuối cùng của trận đấu tứ kết ngày 2/7, thì giờ đây, Uruguay đã phải theo dõi đoạn đường còn lại của World Cup 2010 qua vô tuyến. Nhưng đó là định mệnh. Trong lịch sử các kỳ Cúp thế giới, chưa một đội bóng châu Phi nào có vé dự bán kết, và các đội bóng Nam Mỹ luôn có duyên trước các đại diện của Lục địa Đen và châu Á.

giovo.jpg

Không có đội hình mạnh, Uruguay vẫn tự tin - Ảnh: AFP

“Đã ra sân là phải toan tính tới thắng lợi. Uruguay không được đánh giá cao như đối thủ (Hà Lan), nhưng chúng tôi có những lợi thế riêng để có thể tạo nên bất ngờ”, HLV Tabarez cho biết trước trận đấu. Có lẽ, chiến lược gia 63 tuổi này hơi lạc quan trước cuộc đối đầu với Hà Lan rạng sáng ngày mai. Bởi thực tế, ông đang rất đau đầu với một đội hình quá mệt mỏi (trải qua hơn 120 phút căng thẳng với Ghana tại tứ kết) và vắng mặt một loạt trụ cột vì chấn thương, treo giò.

Suarez, Fucile lãnh án treo giò. Lodeiro nghỉ hết giải vì chấn thương bàn chân phải. 90% đội trưởng Lugano sẽ phải ngồi ngoài vì không kịp bình phục chấn thương đầu gối phải. Như thế, Uruguay sẽ mất đi hơn một nửa sức mạnh ở tất cả các tuyến. Chỉ riêng bài toán không Suarez thôi cũng đủ khiến HLV Tabarez mất ăn mất ngủ suốt từ sau vòng tứ kết đến giờ.

Nếu như ở vòng loại, khi Suarez không thể ra sân, Tabarez luôn có Lodeiro thay thế. Và Uruguay vẫn có thể ra sân với sơ đồ yêu thích 4-4-2. Ở trận gặp Hà Lan, không có cả 2 tên tuổi này, Forlan sẽ ít có “đất diễn” và sẽ bị “cô lập”. Do đó, nhà cầm quân 63 tuổi sẽ phải tính chuyện kéo số 10 xuống chơi ở vị trí hộ công nhằm giải tỏa sự chú ý của hậu vệ đối phương vào tiền đạo đang chơi cho Atletico Madrid. Khi ấy, Cavani và Abreu có thể tạo thành “song sát” mới của La Celeste trước hàng thủ màu Cam.

Ngoài những điều chỉnh bắt buộc về mặt nhân sự, HLV Tabarez vẫn tin tưởng ở hàng thủ chơi tập trung, chắc chắn và tuyến phòng ngự từ xa luôn hỗ trợ đắc lực cho thủ thành Muslera. Bên cạnh đó, ông cũng luôn để các học trò được tự do gặp gỡ gia đình, người thân (gần ngay nơi ĐT Uruguay đóng quân); tham gia cac show truyền hình hoặc phát thanh; truy cập internet để cập nhật tình hình.

Và một thứ vũ khí ngoài sân cỏ nhưng không kém phần quan trọng khác của Tabarez chính là 3 từ “Chè - Thịt bò - Tổng thống”. “Uruguay chưa bao giờ thi đấu tại nước ngoài mà không có dự phòng. Nếu như chè và thịt bò là 2 món truyền thống giúp các cầu thủ có năng lượng dồi dào, thì những cuộc điện thoại động viên của Tổng thống Pepe Mujica giúp chúng tôi luôn ý thức được tinh thần hy sinh vì màu cờ sắc áo dân tộc”, HLV Tabarez kết thúc buổi họp báo trước trận đấu với Hà Lan.

Theo Baobongda
 

saodoingoi142

Moderator
01h30 ngày 7/7, sân Cape Town: Hà Lan 3-2

Đẳng cấp ngôi sao...!!!

Trong thế trận phòng ngự chắc chắn được cả Hà Lan và Uruguay tạo ra thì chỉ có các ngôi sao với những khoảnh khắc tỏa sáng mới mang lại sự khác biệt. Oranje với nhiều cá nhân xuất sắc hơn đã giành chiến thắng xứng đáng để lần thứ 3 lọt vào trận chung kết World Cup…

Đã 13 lần đối đầu gần nhất với các đội tuyển châu Âu ở các kỳ World Cup, Uruguay không biết đến chiến thắng (hòa 6 thua 7), bởi vậy HLV Oscar Tabarez khá thận trọng khi bố trí sơ đồ 4-4-2 thay vì 4-3-1-2 như thường lệ. Bên cạnh đó, việc thiếu vắng 4 trụ cột cũng khiến Uruguay không dám mạo hiểm chơi tấn công. Về phía Hà Lan, vẫn là cách nhập cuộc thận trọng thường thấy từ đầu giải.

Ngay từ phút thứ 3, sau sai lầm từ cú đấm bóng của Muslera, Kuyt đã có cơ hội ghi bàn nhưng cú sút của anh lại đi vọt xà. Sau tình huống đó, Uruguay tổ chức được thế trận phòng ngự rất kín kẽ. Tuy nhiên đến phút 18, nhận đường chuyền của de Zeeuw, Bronckhorst tung cú sút chân trái từ khoảng cách hơn 30m đưa bóng đi thẳng vào góc cao khung thành Uruguay, ghi bàn thắng tuyệt đẹp mở tỷ số cho Hà Lan. Đây mới là pha lập công đầu tiên của Bronckhorst cho Hà Lan sau 2 năm.

capngoi.jpg

Robben (trái) lại ghi bàn giúp Hà Lan vào chơi chung kết - Ảnh: AFP

Bị dẫn trước, La Celeste buộc phải dồn đội hình lên cao. Mặc dù vậy, việc tiền đạo chủ lực Luis Suarez vắng mặt khiến Forlan mất đối tác ăn ý và ảnh hưởng rất nhiều tới sức tấn công của Uruguay. Phải tới phút 35, đại diện Nam Mỹ mới tạo được tình huống đáng chú ý đầu tiên khi Cavani đi bóng xuống sát biên phải nhưng cú căng ngang của anh lại không thành công. Tuy nhiên, chỉ 6 phút sau, khi Hà Lan đang tổ chức hàng thủ chắc chắn thì đột biến được tạo ra. Cũng từ một cú sút xa chân trái sở trường, Forlan gỡ hòa 1-1 cho Uruguay. Đặc biệt, đây đã là bàn thắng thứ 3 từ ngoài vòng cấm của Forlan ở World Cup 2010, điều chỉ có Lothar Matthaus làm được ở World Cup 1990.

Sang hiệp 2, trong khi Uruguay càng chơi càng tự tin thì Hà Lan bắt đầu để lộ những sơ hở ở hàng phòng ngự. Bên cạnh đó, các mũi tấn công của Oranje cũng không còn tạo được đột biến. Phút 50, suýt chút nữa Uruguay nâng tỷ số lên 2-1 nếu cú lốp bóng của Alvaro Pereira không bị Bronckhorst cản phá khi thủ thành Stekelenburg đã rời xa khung thành.

Chơi lép vế hơn hẳn sau giờ nghỉ nhưng thêm một lần nữa các ngôi sao Hà Lan lên tiếng mang lại sự khác biệt. Phút 70, từ đường chuyền của van Persie, Sneijder sút bóng hiểm hóc nâng tỷ số lên 2-1 cho Hà Lan. Đây đã là bàn thắng thứ 5 của Sneijder, giúp anh vươn lên dẫn đầu danh sách Vua phá lưới World Cup 2010 cùng David Villa. Chỉ 3 phút sau, đến lượt Robben đánh đầu tung lưới Muslera sau đường tạt bóng của Dirk Kuyt, nâng tỷ số lên 3-1. Phút 92, Maximiliano Pereira gỡ được 1 bàn cho Uruguay nhưng thời gian còn lại là không đủ để họ lội ngược dòng.

Thắng chung cuộc 3-2, thêm một trận đấu nữa Hà Lan chơi không ấn tượng nhưng vẫn có thắng lợi nhờ sự tỏa sáng của các ngôi sao. Đây là trận bất bại thứ 25 liên tiếp của Oranje. Quan trọng hơn, chiến thắng này giúp Hà Lan lần thứ 3 lọt vào trận chung kết World Cup.

Bàn thắng
Hà Lan: Bronckhorst (18’), Sneijder (70’), Robben (73’)

Uruguay: Forlan (41’), Maximiliano Pereira (90+2’)

Đội hình thi đấu
Hà Lan: Stekelenburg; Boulahrouz, Heitinga, Mathijsen, Bronckhorst; van Bommel, de Zeeuw (Van der Vaart, 46’); Robben (Elia, 90’), Sneijder, Kuyt; van Persie.

Uruguay: Muslera; Maximiliano Pereira, Godin, Victorino, Caceres; Perez, Gargano, Arevalo, Alvaro Pereira (Abreu, 78’); Diego Forlan (Sebastian Fernandez, 84’), Cavani.

Hà Lan - Uruguay

Vào cuộc giành giật từng ly
Cả hai đội trưởng đều ghi công đầu
Bỗng da cam lốc rực mầu
Than ôi! Nam Mỹ mơ đâu cúp vàng?​

Theo Baobongda
 

saodoingoi142

Moderator
01h30 ngày 8/7, sân Moses Madhiba (Durban): Tây Ban Nha - Đức

Tuyệt phẩm tuổi 60...!!!

Tây Ban Nha là xứ sở của những thiên tài, và điều trùng hợp là những tác phẩm để đời đều được họ sáng tác khi ở tuổi 60. Hôm nay, Del Bosque cũng đang hướng tới một kiệt tác ở cái tuổi 60…

Cá tính Del Bosque

Bức họa nổi tiếng nhất của danh họa Francisco Goya là bức Maja khỏa thân, nó toát lên sự khoái cảm tột cùng với những đường cong mềm mại, mịn bóng của cơ thể phụ nữ. Nhưng 6 năm sau, khi Goya tròn 60 tuổi, tác phẩm kinh điển nữa ra đời dựa trên những đường nét của Maja khỏa thân: “Người đàn bà trong trang phục Xám”. Không còn sự say mê, tươi mát như trước, nhưng Goya đã thổi vào đó sự huyền bí, gợi cảm của trí tưởng tượng. Tác phẩm Don Quixote của đại văn hào Cervantes cũng được viết khi ông 60 tuổi. Nó không hề lãng mạn, lả lơi mà thực tế, gàn dở và đầy thách thức. Del Bosque cũng đang xây dựng một ĐT Tây Ban Nha như thế. Không óng ả mượt mà như Brazil (1970), chẳng lộng lẫy như Argentina (1978), không gợi cảm, kiêu hãnh như Pháp (1998), nhưng Tây Ban Nha của Del Bosque lại có cá tính riêng, có sự trải nghiệm của một “nghệ sĩ” sắp tròn 60 tuổi.

60tuoi2.jpg

Del Bosque không đi theo con đường của Aragones. Đơn giản, Del Bosque không giàu cảm xúc như “ông già 71” Aragones, người có thể gọi là Picasso của bóng đá Tây Ban Nha. Ở cái tuổi 71 khi nhiều người đã an hưởng tuổi già, Picasso vẫn yêu và cưới cô vợ kém tới 45 tuổi. Aragones khi 70 tuổi vẫn kịp vẽ nên Tây Ban Nha bóng bẩy, lãng mạn. Còn Del Bosque hướng đến sự hoàn mỹ theo kiểu Goya, bí ẩn và đầy trải nghiệm. Bằng chứng ư? Hãy nhìn vào cách họ tiến đến trận gặp Đức. Một thất bại tủi hổ trong ngày ra quân, 4 chiến thắng tiếp theo chỉ có 1 trận cách biệt 2 bàn trước đội bóng không cùng đẳng cấp (Honduras 2-0). Sau đó là những trận đấu vất vả, khó nhọc, ít bàn thắng.

Lãng mạn và sự trải nghiệm

Tây Ban Nha có nhiều hy vọng lắm. Từ Xavi, Iniesta, Torres… nhưng chỉ có một người thực thi nhiệm vụ của một “sát thủ”: David Villa. Suy cho cùng, chẳng cần biết đoàn quân của Del Bosque thắng bằng cách nào, nhưng rõ ràng cách họ vượt qua các đối thủ vẫn tạo cảm giác bí ẩn, và chẳng ai dám đánh giá thấp đội bóng bước đi bằng đôi chân loạng choạng của kẻ say. Và một điều cơ bản nhất, dường như Tây Ban Nha vẫn kiên nhẫn chấp nhận ẩn trong bóng tối, chưa bộc lộ hết những gì mình có. Nó trái ngược hoàn toàn với Đức, kẻ đã trình diễn thứ bóng đá tuyệt đỉnh, nhưng lại trót phơi bày tất cả sự mê hoặc, quyến rũ, giống như bức tranh Maja khỏa thân…

60tuoi.jpg

Với con mắt của một người bình thường, rõ ràng bức tranh “khỏa thân” đầy gợi cảm mà Loew đang tạo ra hẳn sẽ thu hút được những ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng với không ít chuyên gia, bức họa mà Del Bosque tạo ra ở tuổi 60 mới thực sự là đỉnh cao. Bức tranh “Người đàn bà trong trang phục Xám” mới là tác phẩm mở ra một trào lưu mới trong sáng tác nghệ thuật. Tuy nhiên, trong sự trần trụi đầy quyến rũ mà Loew đang tạo ra, Đức sẽ thiếu đi điểm nhấn quan trọng nhất, đó chính là sự vắng mặt của T.Mueller. Trong cả 5 trận đấu trước, T.Mueller là quân bài tối quan trọng trong đấu pháp của Đức. Toàn bộ hành lang phải và trục giữa được T.Mueller khống chế hoàn hảo với sự kết hợp cực kỳ nhuần nhuyễn với Schweinsteiger và P.Lahm. Không có T.Mueller, Loew sẽ có hai lựa chọn khác là Kroos hoặc Trochowski. Kroos là cầu thủ trẻ nhất ĐT Đức, một tiền vệ tổ chức đầy tài năng, nhưng lại hợp với vị trí trung tâm hoặc chếch trái. Trochowski kinh nghiệm hơn nhưng cũng thích hợp ở giữa sân, hoạt động tự do. Bên cạnh đó, cả hai cầu thủ này không đa năng như T.Mueller, vừa là tiền vệ vừa là tiền đạo. Sức tấn công của Đức chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, và Tây Ban Nha có lý khi tin rằng họ sẽ khống chế được tuyến giữa được tổ chức đến độ hoàn hảo của Đức trong ngày thiếu T.Mueller. Đây là cơ hội lớn cho Xavi, Iniesta, Xabi Alonso… “trị” những ngôi sao quá trẻ của Loew.

Khi xem cách Đức lần lượt hủy diệt Anh (4-1), Argentina (4-0), Tây Ban Nha sẽ đôi phần hổ thẹn. Nhưng Tây Ban Nha rất khác. Họ không kệch cỡm như Anh, không cảm hứng điên rồ như Argentina. Họ có bản lĩnh, sự thực dụng và đầy cá tính với một David Villa dường như có thể làm được mọi thứ. Một tuyệt tác đang đợi Del Bosque ở cái tuổi 60 đầy ngạo nghễ…

Thống kê quanh trận Tây Ban Nha-Đức

Thời tiết: Trời mát

Nhiệt độ: 10oC

Độ ẩm: 42%

Sức gió: 11 km/h

Trọng tài: Viktor Kassai (Hungaria)

Tây Ban Nha
Cầu thủ tiêu biểu: Xavi Hernandes

Không rực rỡ như tại EURO 2008, nhưng Xavi vẫn là linh hồn của tuyến giữa, là người tạo nên khác biệt bằng những đường chuyền. Trong một trận đấu đỉnh cao trước đối thủ đầy sức trẻ, kinh nghiệm và đẳng cấp của Xavi chính là chìa khóa, là bản lề cho hàng tiền vệ Tây Ban Nha. Thậm chí, khả năng hoạt động của Xavi sẽ là yếu tố quyết định cho số phận ĐT Tây Ban Nha. Gerrard, Lampard, Messi đều đã bị hàng tiền vệ Đức nhấn chìm, còn Xavi?

HLV: Vicente Del Bosque (60 tuổi)

“Tôi nể phục lối chơi và cách Đức loại Anh, Argentina. Họ là tập thể tuyệt vời với những cầu thủ trẻ tài năng. Tuy nhiên, một trận đỉnh cao đẳng cấp mới là yếu tố quyết định”.

Đức
Cầu thủ tiêu biểu: Bastian Schweinsteiger

Thế giới đã nói nhiều về Lahm, T.Mueller, Klose… trong thành công ngoài sức tưởng tượng của ĐT Đức, nhưng chính Schweinsteiger mới là mắt xích quan trọng nhất để vận hành bộ máy của Loew. Không chỉ đóng vai trò thủ lĩnh hng tiền vệ, Schweinsteiger còn làc hốt chặn trước hàng hậu vệ, là người phát động tấn công, kiến tạo và giữ nhịp lối chơi của Đức. Schweinsteiger có nhiệm vụ ngăn chặn Xavi và đây sẽ là cuộc chiến đỉnh cao giữa 2 tiền vệ xuất sắc nhất World Cup 2010.

HLV: Joachim Loew (50 tuổi)

“Tôi vẫn nhớ thất bại 2 năm trước. Khi đó họ mạnh hơn chúng tôi, nhưng bây giờ mọi thứ vẫn ở trước mắt. Tây Ban Nha vẫn rất mạnh nhưng Đức bây giờ đẫ khác. Đức đủ sức làm tốt hơn 2 năm trước”.

Đội hình dự kiến:
Tây Ban Nha: Casillas (1), Sergio Ramos (15) Pique (3) Puyol (5) Capdevila (11), Busquets (16) Xabi Alonso (14), Xavi (8) C Iniesta (6), Torres (9) Villa (7)

Dự bị: Reina (23), Victor Valdes (12), Arbeloa (17), Marchena (4), Fabregas (10), Javi Martinez (20), Jesus Navas (22), Silva (21), F. Llorente (19), Mata (13), Pedro (18).

Chấn thương: Raul Albiol (2)

Treo giò: Không

Đức: Neuer (1), Boateng (20) A.Friedrich (3) Mertesacker (17) Lahm (16) C, Khedira (6) Schweinsteiger (7), Podolski (10) Oezil (8) Kroos (18), Klose (11)

Dự bị: Butt (22), Wiese (12), Aogo (4), Badstuber (14), Tasci (5), Jansen (2), Trochowski (15), Marin (21), Cacau (19), Gomez (23), Kiessling (9).

Chấn thương: Không

Treo giò: Thomas Mueller (13)

Dự đoán: 2-1

Theo Baobongda
 

saodoingoi142

Moderator
Duyên nợ chất chồng...!!!

Tây Ban Nha và Đức đều là những “đại gia” của bóng đá thế giới nhưng lịch sử phát triển của họ hoàn toàn khác nhau. Trong khi Đức đã thi đấu rất thành công ở các kỳ World Cup và EURO thì Tây Ban Nha chưa bao giờ đăng quang ở sân chơi lớn nhất hành tinh. Nhưng trong những năm gần đây, với dàn cầu thủ đang ở độ chín, Tây Ban Nha đang nổi lên như một thế lực mới của bóng đá thế giới. Thế nên, họ muốn giành được những kết quả khả quan trước người Đức.

Trận đấu đầu tiên (12/4/1942)

Hai đội gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1942 trong một trận giao hữu. Khi ấy, cả Tây Ban Nha và Đức là liên minh trong Thế Chiến II nên chính phủ 2 nước đã quyết định tổ chức một trận bóng giao hữu tại Madrid. Kết quả đôi bên hòa 1-1.

Chạm mặt ở World Cup (20/7/1966)

Lần đầu tiên 2 đội chạm mặt ở 1 kỳ World Cup là trận đấu diễn ra vào ngày 20/7/1966. Đã có 51.000 CĐV tới sân Villa Park của thành phố Birmingham để chứng kiến 2 đội phô diễn tài năng. Điều khiển trận đấu này là trọng tài Armando Marques (Brazil). Fuste (Tây Ban Nha) mở tỷ số ở phút 23 nhưng 2 bàn thắng của Emmerich (39’) và Seeler (84’) đã giúp Đức lật ngược thế cờ và giành chiến thắng chung cuộc 2-1. Ở World Cup 1966, Tây Ban Nha bị loại ngay ở vòng bảng còn Đức vào đến chung kết (thua Anh 2-4).

chongchat.jpg

Trận chung kết EURO 2008

Trận hòa đầu tiên ở World Cup

Tây Ban Nha chưa bao giờ thắng được Đức ở 1 kỳ World Cup. Sau trận thua 1-2 trước Đức ở World Cup 1966, họ lại để thua với tỷ số này trước đối thủ khó chịu này tại Espana’82. Phải đến 21/6/1994, Tây Ban Nha mới có được trận hòa đầu tiên trước Đức tại World Cup. Andoni Goikoetxea ghi bàn cho Tây Ban Nha ở phút 14 và Juergen Klinsmann gỡ hòa cho Đức ở phút 48. Có một chi tiết khá thú vị là ở giải đấu đó là họ đều lọt vào đến tứ kết và cùng để thua với tỷ số 1-2 lần lượt trước Italia và Bulgaria.

Tây Ban Nha lấn lướt tại Euro 20/6/1984:

Lép vế trước Đức ở World Cup, nhưng Tây Ban Nha lại chơi rất hay ở EURO. Tại EURO 1984, Tây Ban Nha đã thắng Đức vào ngày 20/6/1984. Trước sự chứng kiến của 47.691 CĐV ở sân Parc des Princes (Pháp), Maceda đã ghi bàn thắng duy nhất ở phút 90 giúp Tây Ban Nha thắng 1-0 và chiếm luôn suất đi tiếp của chính Đức. Sau đó, Tây Ban Nha vượt qua Đan Mạch ở bán kết và vào đến trận chung kết. Nhưng trước ĐT Pháp có lợi thế sân nhà và tài năng của nhạc trưởng hào hoa Platini, Bò tót đã thua 0-2 và hài lòng với danh hiệu Á quân.

Chung kết Euro 2008 (29/6/2008)

Cho đến nay, cuộc so tài lớn nhất giữa Tây Ban Nha và Đức vẫn là trận chung kết EURO 2008 diễn ra vào ngày 29/6/2008 tại sân Ernst Happel (Áo). Trong trận đấu đó, Tây Ban Nha đã thi đấu áp đảo và tạo ra vô số cơ hội ngon ăn nhưng họ chỉ có được 1 bàn thắng do công của Fernando Torres (33’). Dẫu sao, chiến thắng 1-0 đó cũng là quá đủ để Tây Ban Nha đăng quang.

2 năm sau, họ sẽ tái ngộ trong một trận đấu lớn khác: bán kết World Cup 2010. Tây Ban Nha muốn ghi tên mình vào lịch sử còn Đức thì cần đòi nợ. Không biết ai sẽ thắng trong cuộc đọ sức đầy duyên nợ này?

Theo Baobongda
 

saodoingoi142

Moderator
Lửa thử vàng... !!!

Đánh bại Anh 4-1, rồi Argentina 4-0, người Đức đang sở hữu một tập thể xuất sắc. Nhưng gặp Tây Ban Nha tại bán kết sẽ là lúc tập thể này phải đối mặt những thách thức thực sự.

Chứng kiến thầy trò HLV Joachim Loew đánh bại Argentina của siêu sao Messi tới 4-0, Hoàng đế Beckenbauer không ngần ngại cho đó là 1 trong 5 trận đấu ấn tượng nhất của Mannschaft tại các giải đấu lớn. Chiến thắng đó được Beckenbauer xếp ngang hàng với trận thắng 4-1 của Đức trước Nam Tư tại World Cup 1990, 3-1 trước Anh tại EURO 1972, 3-0 trước Liên Xô tại EURO 1972 hay chiến thắng 3-2 từng mang đến chức vô địch World Cup năm 1954.

Dù vậy, điểm khác biệt giữa những trận thắng này là rất rõ ràng. Bởi những trận đấu tưng bừng trước kia chính là bàn đạp giúp Mannschaft giành chức vô địch sau đó. Trong khi hai chiến thắng trước Anh và Argentina lần này có thể sẽ trở nên vô nghĩa nếu thầy trò Joachim Loew không thể vượt qua thách thức tiếp theo mang tên Tây Ban Nha. Một thử thách khó nhằn bởi so với đội hình tuyệt vời mà người Đức có trong các năm 1954, 1972 hay 1990 thì đội hình hiện tại vẫn có một số bất cập.

vangmuoi.jpg

Gần đây nhất, Đức (áo sáng) bị TBN đánh bại tại trận chung kết EURO 2008

Trong 2 trận đấu với Anh và Argentina, hàng tiền vệ Đức với 5 người đã làm chủ được cuộc chơi. Tuy nhiên, chuyện chiếm lĩnh khu trung tuyến của Tây Ban Nha lại là việc hoàn toàn khác bởi đội bóng của Del Bosque đang sở hữu những tiền vệ xuất sắc, những người có khả năng giữ và triển khai bóng siêu việt như Xavi, Iniesta, Alonso hay thậm chí cả cầu thủ dự bị Fabregas. Đó sẽ là một thách thức với các học trò trẻ của Loew, những người vừa được tung lên mây xanh sau hai màn trình diễn ấn tượng. Còn nhớ, tại EURO 2008, Tây Ban Nha với lối chơi tiki-taka đã làm chủ hoàn toàn thế trận và khiến người Đức phải hứng chịu thất bại. Dù đã có những thay đổi so với cách đây 2 năm nhưng về cơ bản, lối chơi của Tây Ban Nha và Đức vẫn dựa vào sự cơ động của hàng tiền vệ. Ở điểm này, việc Mannschaft thiếu tiền vệ đang chơi rất xuất sắc là Thomas Mueller có thể sẽ khiến sức mạnh của họ bị giảm đi.

Cũng phải thấy rằng, ngoài những yếu tố chuyên môn thì Tây Ban Nha còn là một đối thủ kỵ giơ của người Đức. Chẳng thế mà người Đức dường như không có được may mắn khi đối mặt những vấn đề liên quan đến Tây Ban Nha. Năm 1980, Hamburg thua Nottingham tại trận chung kết C1 được tổ chức tại Bernabeu. Năm 1982, Đức thua Italia tại trận chung kết World Cup cũng tại Bernabeu. Năm 1999, Bayern thua Man Utd tại chung kết Champions League ở Nou Camp. Năm 2010, Bayern thua Inter tại chung kết Champions League ở Real Madrid... Ngoài trận chung kết EURO 2008, Tây Ban Nha còn là khắc tinh của Đức khi các trọng tài Antonio Nieto hay Alberto Mallenco từng khiến Mannschaft chao đảo với những cơn mưa thẻ tại World Cup 2002 (Đức - Cameroon) và World Cup 2010 (Đức - Serbia)...

Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Thách thức mang tên Tây Ban Nha xét trên khía cạnh nào đó cũng chính là cơ hội để đội quân trẻ Joachim Loew khẳng định sự trưởng thành qua từng trận đấu.

Theo Baobongda
 

saodoingoi142

Moderator
Chia cắt hàng tiền vệ_Chìa khóa đánh bại ĐT Đức!!!

Đức là đội vào bán kết với phong độ ấn tượng nhất khi đánh bại Anh 4-1 ở vòng 1/8 và Argentina 4-0 tại tứ kết. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa Mannschaft không phải không có điểm yếu. Giới chuyên môn nhận định, nếu Tây Ban Nha biết cách, họ hoàn toàn có thể đánh bại ĐT Đức.

Những tư liệu ở loạt trận vòng bảng cho thấy đội quân của HLV Joachim Loew mắc rất nhiều sai lầm. Chỉ có điều, họ biết cách che đậy điểm yếu ấy một cách khéo léo. Trong trận ra quân gặp Australia, hàng thủ của ĐT Đức bộc lộ điểm yếu ở vị trí hậu vệ trái do Badstuber đảm nhiệm. Ở những phút đầu tiên, Brett Emerton và Cahill đã có một một số tình huống tấn công nguy hiểm. Nếu Australia mạnh dạn dâng cao đội hình, họ hoàn toàn có thể tìm kiếm được bàn thắng. Vị trí này tiếp tục bị ĐT Serbia tận dụng triệt để ở trận thứ hai vòng bảng và thành công với chiến thắng chung cuộc 1-0. Dẫu HLV Joachim Loew đã có điều chỉnh ở trận đấu cuối vòng bảng gặp Ghana, khi đưa Jerome Boateng vào thay, nhưng cánh trái vẫn là nỗi lo thường trực. Khả năng phối hợp giữa Boateng với đồng đội khá lỏng lẻo khiến Schweinsteiger và Khedira phải thường xuyên co về hỗ trợ.

chiakhoa5.jpg

Nếu chia cắt được Schweinsteiger (số 7) với tuyến trên, TBN có cơ hội chiến thắng rất cao! - Ảnh: AFP

Điều này vô tình để lộ khoảng trống lớn ở trung lộ. May mà ở trận vòng 1/8, ĐT Anh không chơi tấn công biên nhiều, nếu không lưới của Mannschaft đã bị những chuyên gia sút xa như Lampard hay Gerrard có cơ hội chọc thủng. Vì thế, đây là cơ hội để ĐT Tây Ban Nha tung đòn đánh quyết định. Không chỉ có vị trí hậu vệ trái, cặp trung vệ Mertesacker và Friedrich cũng khá chậm chạp. Ở bàn thua trong trận gặp ĐT Anh, thủ môn Neuer đã không có sự hỗ trợ đáng kể của bộ đôi trung vệ cao kều này. Đó là lý do Upson thoải mái ghi bàn cho Tam Sư trong một pha tranh bóng bổng. Sau đó, hai cầu thủ này còn mắc sai lầm với việc để Lampard quá dễ dàng dứt điểm ở cự ly gần. Nếu tổ trọng tài bắt chính xác hơn, tỷ số của hiệp 1 ở trận đấu này đã là 2-2. Như thế, trận đấu này đã có một kết cục khác.

Ngoài việc tận dụng sơ hở trong sơ đồ chiến thuật của ĐT Đức, các cầu thủ Tây Ban Nha chỉ cần cắt đứt sợi dây liên lạc giữa Schweinsteiger, Oezil, Podolski và Klose, Cỗ Xe Tăng sẽ bị vô hiệu hóa. Điều này có nghĩa, cặp tiền vệ Busquets và Alonso sẽ phải làm việc cật lực hơn mọi khi. Muốn thế, Xavi và Iniesta cũng sẽ tham gia vào những tình huống phòng ngự từ xa, thay vì chỉ “làm bóng” như hiện nay.

Dường như may mắn đang đứng về phía Tây Ban Nha khi Thomas Mueller bên phía ĐT Đức bị treo giò. Hành lang phải của Cỗ Xe Tăng sẽ chỉ còn một mình Lahm. Sự nguy hiểm của đội trưởng của Mannschaft sẽ giảm đi đáng kể khi thiếu đối tác ăn ý như Mueller. Lúc đó, hậu vệ Capdevila của TBN sẽ không bị buộc chỉ phòng ngự như trận gặp Bồ Đào Nha, mà sẽ có nhiều cơ hội tham gia tấn công và ghi bàn hơn.

Theo Baobongda
 

saodoingoi142

Moderator
Tối nay,tiếp tục gửi gắm trận này bằng 2 con (2-1***1-2) ---->>> Nếu trúng hẹn anh em PViet mai ăn sáng uống ca fe nha!!!:));;)
 

saodoingoi142

Moderator
01h45 ngày 8/7, sân Moses Mabhida: Tây Ban Nha 1-0 Đức

Bò tót húc văng Xe tăng !!!

Nếu tận dụng tốt các cơ hội, Tây Ban Nha có thể ghi nhiều hơn 1 bàn vào lưới Đức. Dẫu sao, chiến thắng 1-0 là vừa đủ giúp La Roja lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào trận chung kết World Cup...

Sự vắng mặt của Muller được HLV Joachim Loew thay thế bằng Trochowski. Về phía Tây Ban Nha, đội hình 4-2-3-1 được sử dụng thay vì 4-3-3 như thường lệ. HLV Del Bosque gây bất ngờ khi để Torres ngồi dự bị và người chơi thay vị trí của El Nino là Pedro.

Trong khi điều chỉnh của Joachim Loew còn chưa phát huy tác dụng thì Pedro, dù lần đầu tiên được đá chính, lại ở trận đấu có tính chất sống còn, nhưng đã chơi rất hay. Sức trẻ, sự nhanh nhẹn và chất kỹ thuật của Pedro giúp các pha tấn công của La Roja có tốc độ chóng mặt, điều họ không làm được khi “bóng ma” Torres hiện diện trên sân. Chưa hết, những pha đổi chỗ linh hoạt của Pedro với bộ đôi Xavi, Iniesta cũng nhiều lần khiến hàng phòng ngự Đức để lộ ra khoảng trống. Phút thứ 7, sau một loạt pha bóng ấn tượng, Pedro chuyền bóng tạo điều kiện cho David Villa đối mặt với Neuer nhưng cú dứt điểm của anh không hạ được thủ thành tuyển Đức. Sau đó, sức ép nghẹt thở được TBN liên tiếp tạo ra. Phút 13, đến lượt Iniesta tạt bóng bên cánh phải trao cơ hội thuận lợi cho Puyol nhưng cú đánh đầu cận thành của anh đi vọt xà.

HucVang400.jpg

Sau 25 phút đầu hoàn toàn lép vế, bản lĩnh của người Đức dần được phát huy. Đội tuyển của HLV Joachim Loew tìm ra cách khắc chế các pha tấn công kỹ thuật của TBN và đó cũng là thời điểm Mannschaft bắt đầu uy hiếp khung thành Casillas. Phút 32, Trochowski lần đầu tiên khiến Casillas phải trổ tài để cản phá cú sút xa hiểm hóc của anh. Ở phút bù giờ hiệp 1, lẽ ra Đức được hưởng phạt đền nếu trọng tài Kassai phát hiện ra tình huống chơi tiểu xảo của Ramos với Oezil trong vòng cấm.

Sang hiệp 2, TBN bất ngờ đẩy cao nhịp độ trận đấu. Chỉ trong 5 phút đầu, Xabi Alonso có 2 cú sút xa liên tiếp làm thót tim các CĐV Đức. Phút 58, Pedro dứt điểm cực mạnh sát vòng cấm nhưng Neuer lại một lần nữa kịp đổ người cản phá. Ngay sau đó, Iniesta có tình huống đi bóng kỹ thuật sở trường xuống sát biên trái nhưng đáng tiếc là không đồng đội nào đón được đường căng ngang của anh.

Hãm thành liên tục nhưng không tận dụng được cơ hội, suýt chút nữa TBN phải trả giá. Phút 69, Đức có pha dàn xếp tấn công tuyệt đẹp bên cánh trái, Podolski tạt bóng loại cả hàng thủ TBN cho Kroos âm thầm xâm nhập vòng cấm nhưng cú đệm bóng của anh không thắng được Casillas. Chắc chắn Kroos sẽ phải nuối tiếc khi bỏ lỡ cơ hội ngon ăn đó bởi chỉ 4 phút sau, từ cú đá phạt góc của Xavi, Puyol đánh đầu dũng mãnh mở tỷ số cho TBN. Phút 82, La Roja có cơ hội nhân đôi cách biệt nếu Pedro chuyền bóng cho Torres nhưng tiền đạo của Barca lại quá ham dắt bóng. Những phút cuối trận, Đức đẩy cao đội hình nhưng các đợt tấn công chỉ sử dụng bóng bổng của họ quá đơn điệu nên không phá vỡ được hàng phòng ngự kiên cố của TBN.

Thua trận 0-1, Đức không phục thù được thất bại ở trận chung kết EURO 2008. Về phía TBN, chiến thắng giúp họ lần đầu tiên trong lịch sử được chơi ở trận chung kết World Cup. Đối thủ của TBN sẽ là ĐT Hà Lan. Với trận chung kết này, sẽ có ĐT lần đầu tiên trong lịch sử giành chức VĐTG.

Bàn thắng: Tây Ban Nha: Puyol (73’)

Đội hình thi đấu
Tây Ban Nha: Casillas; Ramos, Pique, Puyol, Capdevila; Busquets, Xabi Alonso (Marchena, 93’); Iniesta, Xavi, Pedro (David Silva, 85’); David Villa (Fernando Torres, 81’).

Đức: Neuer; Lahm, Mertesacker, Friedrich, Boateng (Jansen, 52’); Khedira (Mario Gomez, 81’), Schweinsteiger; Trochowski (Kroos, 62’), Oezil, Podolski; Klose.

Theo Baobongda
 
Chỉnh sửa cuối:

Zenki

Super V.I.P
Một lần nữa chú bạch tuộc Paul đã dự đoán đúng kết quả trận đấu! Đáng buồn cho Đức!
 

kiepdollar

New Member
Một lần nữa chú bạch tuộc Paul đã dự đoán đúng kết quả trận đấu! Đáng buồn cho Đức!

Cái đó báo nó vạch tẩy do photo shop mà . các bác này mê tín quá , TBN đá hay như thế chứ liên quan j đến con bạch tuộc :)) toan dân barce đó
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top