• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

TRUYỆN NGẮN - TRUYỆN VỤN VẶT

TruongHan

Super V.I.P
Tui thích đọc truyện ngắn mà chẳng thấy ai post truyện ngắn cho tui đọc hết trơn hà :(:)(:)((
Ai có truyện ngắn hay,các mẫu truyện vụn vặt nó về cuộc sống,tâm tư,tình cảm ..... thì post vào đây cho mọi người xem nào,phải hay mới post nhe :D :p
 

TruongHan

Super V.I.P
MẸ ĐIÊN


dnpb-Medien.gif



Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.

Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.

Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?

Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào lòng tôi với vẻ nịnh nọt. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!"

Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"

"A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"

Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.
 

TruongHan

Super V.I.P
Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."

Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.

Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.

Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"
 

TruongHan

Super V.I.P
Người đàn bà điên tầng 9

2.jpg


Một dạo, vào những buổi chiều, có khi là đêm, tôi thường nghe tiếng hát rất hay của một người đàn bà, hình như đã lớn. Chất giọng khan, buồn và thê thiết cùng tiếng guitar trầm mộc, thường vang lên vào mỗi buổi chiều tẻ nhạt trong cái chung cư cũ kĩ đầy vệt hoen ố của thời gian…

Giọng hát đầy ma mị, ám ảnh, cô đơn.

Tôi không biết tiếng hát đó phát ra từ đâu nhưng tôi cảm giác nó ít nhiều làm chung cư cũ kĩ này bớt buồn tẻ, vốn chỉ có sự yên tĩnh.

Tiếng hát đó xuất hiện từ sau khi Như đi.

Mỗi lần nghe người đàn bà kia bắt đầu gảy đàn thôi là chưa chi tôi đã nhớ Như đến cháy lòng.


***


Buổi chiều hôm nay bầu trời rực một sắc cam. Trông ra, thấy con chim yến lạc bầy cứ đập cánh liên tục loi lẻ giữa vùng trời quá rộng. Nó tìm kiếm gì ở cái chung cư cũ này? Hôm qua, tôi thấy bọn nhỏ dùng ná bắn chết nhiều con chim yến. Biết đâu chừng trong số ấy là bạn tình và người thân của nó thì sao…

Chung cư này xây cất từ thời Pháp, xuống cấp trầm trọng. Hình như nó đã được xây dựng từ lâu lắm rồi. Thật không an toàn chút nào khi sống trong một nơi như vậy. Động đất, hỏa hoạn và bao nhiêu mối đe dọa không tên khác ở cái chung cư này. Tôi ở trong một căn hộ ở tầng năm. Thật ra, đôi khi tôi cũng cảm thấy sự hiểm nguy đang rình rập mình, nhưng rồi cái giá quá hời cho sự tự do và rộng rãi khiến tôi vẫn không thể có một chọn lựa nào khác. Tôi vốn không thích ở cùng nhiều người nhưng hầu bao thì lại không cho phép tôi chọn một căn cao cấp hơn dù tôi cũng thuộc type người thích sự hiện đại.

Ở trong chung cư cũ này, tôi dần quen với nếp sống và con người ở đây. Những người dân sở dĩ còn bám trụ lại vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì dòng họ đã sống ở đó lâu đời, vì giá rẻ, vì chưa thuận lòng với giá đền bù… Và số người rời khỏi đây cũng nhiều. Trong đó có Như. Như bảo, một lúc nào đó, con người ta sẽ phải đứng trước những sự lựa chọn.

Nhiều lúc, về nhà, mở cửa căn hộ thấy chỉ có mình và bóng tối, tôi thấy lòng cô đơn kinh khủng, chỉ muốn khóc hoặc chết quách đi cho xong. Tất cả mọi thứ đều khiến tôi nhớ đến Như. Từng cái đèn, từng chiếc bàn, cái ghế đều do Như chọn. Như nói, Như sẽ biến nơi đây thành một cung điện riêng của cả hai, rồi những đứa trẻ kháu khỉnh sẽ được ra đời khi Như ra trường, và tôi học xong thạc sĩ.

Lúc ấy, Như 21 tuổi, còn tôi 23. Cả hai vẫn còn quá trẻ. Yêu nhau cuồng say và mọi quyết định đều theo những cảm tính. Chúng tôi quyết định về sống thử cùng nhau, và luôn ý thức phòng ngừa không để Như dính bầu. Như luôn nhắc: “Em cho anh đời con gái, quyết định về sống thử cùng anh. Anh đừng bao giờ rời bỏ em!”.

Vậy mà người quyết định ra đi lại không phải là tôi…

Như chán cuộc sống ở một chung cư cũ oi bức, đi bộ lên đến nơi là thân xác đã rã rời. Như chán cảnh phải toan tính tháng này đã xài bao nhiêu tiền, điện nước phải tiết kiệm, ăn uống cũng chỉ được đi nhà hàng lâu lâu một lần. Một kí tôm ăn ở ngoài thì nếu ăn ở nhà cũng được 5 kí… “Chúng ta chỉ là đang thử thôi mà, thử để biết có thể trở thành thật hay không. Và em biết câu trả lời là không!”. Sự lựa chọn của Như là thế.

Đơn giản là vậy.

Rồi Như rời tôi.

Như ra đi, nhưng tôi thì vẫn ở lại. Không phải tôi không có lựa chọn nào khác mà vì tôi không muốn thay đổi sự chọn lựa của mình…

Còn tôi đã quen với cuộc sống ở đây, thân thuộc từng bậc cầu thang cũ kĩ ẩm mốc. Quen với việc mở cửa ra sẽ thấy Như đang ở đó chờ tôi, nấu cho tôi những món ăn đạm bạc mà tôi thấy ngon lạ lùng…

Giọng hát và tiếng đàn guitar vẫn vang lên thê thiết, giữa một buổi chiều buồn tẻ thế này.


***


Nhiều lần tự hỏi, người hát có mang tâm sự gì mà lại buồn đến vậy. Nhưng tôi không có nhiều thời gian để suy nghĩ nhiều về chuyện ấy. Một ngày của tôi bắt đầu từ sáng sớm, và kết thúc vào lúc tối mịt. Còn những hôm nghỉ thì nằm nghỉ li bì hoặc tập trung cho những dự án tôi nhận về làm thêm. Tôi không muốn mình rỗi rảnh quá nhiều để nhớ về một ai đó.

Một tối, không ngủ được, tôi leo lên sân thượng của chung cư để hóng gió. Gần như hai tầng trên cùng bỏ hoang, những con mèo động đực kêu lên những thanh âm thê thiết. Vừa lúc đó, giọng hát của người đàn bà vang lên. Tôi chợt nổi da gà khi nhớ lại những câu chuyện ma người ta đồn thổi về chung cư này, về một người đàn bà điên chết chồng đêm đêm nỉ non ở tầng 9… Chỉ cần đàn ông đi ngang sẽ bị bắt mất hồn. Ý nghĩ đó làm tôi chùng chân đôi chút nhưng rồi tôi vẫn bước tiếp. Tôi muốn biết ai là chủ nhân của giọng hát ấy…

Bài hát người đàn bà hay hát nhất là Dệt tầm gai. Đây là bài hát tôi từng được nghe một ca sĩ nổi tiếng hát ra rả, nhiều báo chí khen ngợi, đạt giải đủ thứ nhưng vẫn không cảm được. Vậy mà lần đầu tiên, nghe người đàn bà này hát, tôi đã thấy yêu thích bài hát này.

Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh.

Bàn tay lã chã trầy xước nụ gai đớn đau…

Dệt tầm gai…

Em dệt tầm gai ừ đến bao giờ?


***


Lên đến sân thượng, nhìn quanh, chẳng thấy người đàn bà nào, chỉ có một cô gái đang ngồi uống rượu cùng cây đàn guitar màu nâu. Tiếng hát cũng đã im bặt từ khi nào. Thấy tôi, cô gái mỉm cười và hỏi: “Giờ này lên đây, anh không sợ người đàn bà điên bắt hồn ư?”. Tôi lắc đầu: “Thế còn cô?”. “Tôi là phụ nữ mà, sợ gì?”. Cô xích sang một bên ra hiệu cho tôi ngồi cạnh. “Uống cùng tôi không? Buổi tối ít người nào dám lên đây, nên tôi thường uống một mình. Có anh bầu bạn hay quá!”.

Nói rồi, cô rót một ly đầy, uống cạn. Cô rót thêm một ly nữa đưa cho tôi. Tôi ngập ngừng thì cô lại bảo: “Uống một ít đi, yên tâm, tôi không bỏ thuốc độc đâu”, rồi bật cười ha hả.

Khi tôi uống xong thì cô cầm đàn guitar lên, và bắt đầu hát. Tôi giật mình vì không ngờ rằng, giọng hát và tiếng đàn của người đàn bà tôi hay nghe lại là của cô gái trẻ này…

Cô không nói nhiều về mình. Cả tối, tôi chỉ biết cô sống một mình, cha mẹ đã mất hết. Cô bảo: “Nếu tối nào rảnh, anh cứ lên đây, uống cùng tôi, rồi tôi lại hát anh nghe…”


***


Thế là cứ mỗi tối, tôi lại leo lên sân thượng trò chuyện cùng cô gái trẻ. Không đơn thuần chỉ vì muốn nghe cô gái hát, mà vì vẻ đẹp của cô thực sự khiến tôi thu hút. Rất lâu rồi mới có một cô gái khiến tôi phải xao động kể từ khi chia tay Như. Đôi mắt đẫm ướt và đen láy khiến tôi không dám nhìn lâu vì sợ mình sẽ bị cuốn theo ánh mắt ấy.

Cô từng có người yêu. Cô và anh ta đã về đây sống thử. Anh ấy rất yêu cô và đã hứa hẹn cả hai sẽ có một đám cưới về sau. Anh dạy cho cô đàn để có thể tự mình đệm khi chỉ có một mình. Anh khiến cô cảm thấy rằng cuộc sống này thật ý nghĩa biết bao. Nhưng rồi anh đã rời khỏi cô. Anh chọn một người khác để cưới chứ không phải cô. Rồi tai nạn đến bất ngờ với anh khi chưa kịp thành hôn… “Tôi từng nguyền rủa anh ấy chết đi, để rồi anh ấy chết thật, tôi thấy lòng càng đau hơn…. Nếu anh ấy không chết thì ít ra, chỉ có mỗi mình tôi đau, và hai người hạnh phúc. Còn sau đó thì chẳng ai hạnh phúc cả…”. Cô ấy ực một ly đầy, rồi giọng lạc đi:


- Lẽ ra thì tôi nên rời đi từ lâu, nhưng lại đã quá quen thuộc với nơi này, thấy nó đã thành một phần máu thịt của mình, không dứt ra được…

Cả tôi và cô ấy đều cùng là người ở lại…

Cô ngậm ngùi, lại cầm guitar lên, hát: “Giết người đi, giết người đi, giết người trong mộng đã bội thề…Giết người đi giết người đi, người trong mộng đã đi về…Làm sao giết được người trong mộng”. Bất giác tôi lại lạnh người, trông sang thấy cô gái vẫn đang hát, khắc khoải, đớn đau, day dứt… Ngực tôi nhói lên một cái, chợt muốn đưa tay ôm cô ấy nhưng rồi lại thôi, thấy giữa mình và cô ta có một khoảng cách gì đó không thể gần được…

Tôi bất giác mỉm cười và nghĩ, biết đâu chừng, có một ngày, tôi sẽ yêu cô gái này? Có lần, cô hỏi tôi:

- Anh không thấy tôi quái gở sao?

- Có!

- Thế sao anh vẫn trò chuyện cùng tôi? Chẳng ai dám nói chuyện với tôi cả!

- Không biết, vì khi cô đơn, người ta luôn cần có nhau, phải không? Mọi thứ bề ngoài đều không còn quan trọng khi người ta thân nhau…

Cô ấy cười. Lần đầu tiên tôi thấy cô ấy cười thoải mái thế.

- Cô cười rất đẹp đấy!

- Nghe anh nói thế, tôi có chết thì cũng mãn nguyện rồi…


Tôi giật mình.

- Này, cô định làm gì dại dột đấy à?

- Nếu có thì sao?

- Tôi sẽ giận cô nhiều đấy…

Cô im lặng một lúc lâu.

- Rồi cũng có lúc tôi rời khỏi nơi này. Tôi đã ở đây quá lâu và bị nỗi buồn quá khứ ám ảnh… Tôi sẽ bắt đầu lại cuộc sống mới ở một nơi nào đó! Anh cũng thế nhé! Chúng ta là những người cô đơn, có duyên gặp gỡ nhau thế này để thấy mình không cô độc…

- Cô nghĩ như thế thì tốt rồi! Tôi hứa mà…

Cô lại mỉm cười. Tôi nhìn cô, cô cũng nhìn tôi. Hai gương mặt tiến lại gần nhau nhưng rồi cô bật cười: “Đừng có mà mơ!”. Rồi đưa cho tôi ly rượu đầy…

Mọi thứ từ cô gái này đều rất đặc biệt. Giữa tôi và cô ấy có rất nhiều điểm chung. Tuy nhiên, cô luôn giữ khoảng cách với tôi. Lúc nào tôi cũng cảm giác cô ấy không muốn tôi được phép có tình cảm với cô ấy cả dù tôi biết cô cũng thích tôi. Chắc vì cô ấy vẫn chưa thực sự quên đi người yêu cũ…


***


Buổi tối hôm sau, tôi lên sân thượng nhưng không thấy cô gái đâu cả. Tôi đoán cô ấy bận gì đó. “Tối nào cũng uống rượu cũng không phải tốt”, tôi nhủ vậy và đành bước xuống, lòng nhung nhớ và buồn lạ kỳ. Rồi ba bốn ngày sau nữa, tôi vẫn không thấy cô ấy đâu. Tôi đành đi hỏi bác bảo vệ, miêu tả về cô gái xinh đẹp có giọng hát, tiếng đàn đặc biệt…

- Cách đây mấy năm, có một cô gái hát rất hay như cậu miêu tả. Cô ta rất quái gở, chẳng ai muốn tiếp xúc. Nhưng lâu rồi, không ai còn nghe cô ấy hát, kể từ khi cô ấy tự vẫn sau khi biết tin người yêu mình ra đi ít lâu…

- Thế tầng 9 có ai ở không?

- Làm gì có, tầng đó bỏ hoang mấy năm nay rồi. Lúc trước cô ấy ở phòng B9. Đồ đạc chỉ còn mỗi cây guitar cô ấy viết thư bảo xin giữ lại…

Tôi lạnh ngắt người, chân chạy lên tầng 9 như một phản xạ đến căn hộ của cô. Trống hươ hoắc. Tôi thất thần đứng lặng nhìn cây đàn guitar cũ kĩ màu nâu nơi góc phòng…

Tôi không cảm thấy sợ, chỉ thấy một chút gì hẫng hụt. Tôi đã hiểu vì sao cô luôn giữ một khoảng cách đặc biệt với tôi… Và nhớ lại lời cô trong đêm cuối còn gặp gỡ…

Cuộc sống này lúc nào cũng phải có những cuộc chia ly. Sẽ có người ở lại, và sẽ có người rời đi… Cô ấy đã chọn ra đi sau nhiều năm ở lại, để bắt đầu một cuộc sống mới…

Tôi thở nhẹ, và quyết định rời khỏi chung cư cũ đó.

Tôi muốn, lần này, mình sẽ là người ra đi…
 

TruongHan

Super V.I.P
Người Tình Thứ 117 (18+)

1239932111.img.jpg


Mark châm điếu thuốc, hớp tí rượu, thả lỏng người dài trên sa-lông phòng khách nhà Esther. Esther đã trở dậy đi vào phòng tắm vứt bao cao su.

Có tiếng vòi hoa sen rào rào. Chắc cô nàng đang rửa ráy.

Mark rít hơi thuốc dài, thủng thỉnh đắn đo xem có nên trở dậy rón rén theo vào phòng tắm, ôm chầm Esther từ sau lưng và hai người sẽ tiếp tục âu yếm dưới vòi sen hay không… Lãng mạn và gợi dục.

Đàn bà thích thế. Ít nhất đã 5 cô nàng từ 5 nước khác nhau nhấn mạnh, mỗi khi Mark đột ngột xuất hiện từ sau lưng và ôm chầm lấy họ trong phòng tắm, họ đều thích thú. Đàn bà thích sau khi làm tình, hai người quấn lấy nhau âu yếm tiếp.

Đặc biệt, họ thích có Mark trong phòng tắm. Khi nước từ vòi sen nhỏ thành dòng trên bờ vai người mẫu vạm vỡ của anh. Đọng thành giọt quanh khuôn mặt chữ điền rắn rỏi và đàn ông của anh.

Về phương diện cá nhân, Mark chỉ thích âu yếm chút ít trước khi làm tình. Nhất là trong những phi vụ giải khuây chớp nhóang và ít cảm xúc này. Thế nhưng, tùy đối tượng, đôi khi Mark cũng chịu đầu tư công sức làm vừa lòng các cô.

Mark thích hình ảnh của anh trong mắt các cô: Một người mẫu đẹp trai, đa tình, biết làm vừa lòng phụ nữ và đặc biệt là tay sát thủ thuần thục chuyện phòng the. Hình ảnh anh trong mắt phụ nữ lúc nào cũng ngọt ngào và huyền ảo hơn thực tế.

Mark thích như vậy. Đôi khi giữa lúc giao hoan, hay khi ôm ấp gần gũi, nhìn vào ảnh phản chiếu của mình trong mắt các cô, trong đầu Mark xuất hiện một suy nghĩ kỳ lạ rằng có thể anh đang làm tình với chính mình. Ý tưởng này, vừa có chút gì sai trái, cấm kỵ, vừa gợi dục một cách dị thường.

Có vài người phụ nữ phát hiện ra điều này.

“Anh làm tình với em mà nghĩ về ai vậy?”

Họ hỏi.

Mark không trả lời.

Cũng chẳng quan trọng. Những người phụ nữ này, sáng rồi đi, mắt đen, mắt xanh, mắt nâu, mắt xám… như những chiếc gương đủ hình dạng thay đổi luân phiên. Trong sổ tay của anh, sau một đêm, họ chỉ là cái gạch. Chỉ có hình ảnh phản chiếu trong mắt họ, hình ảnh chính anh là cố định. Họ đến với anh vì ái mộ bề ngòai đẹp mã của anh. Vì chút niềm vui xác dục qua đường. Anh đến với họ vì nhu cầu tình dục của bản thân, vì yêu cách họ dễ dàng, sẵn sàng thỏa mãn anh.

Mark không có gì để mất. Chỉ tình dục qua đường. Dùng bao cao su bảo vệ. Không yêu đương lằng nhằng. Chỉ như quan hệ xã giao.

Esther cũng là một trong những người phụ nữ này.

Người thứ 117.

Lần đầu tiên gặp Mark, mắt Esther đột nhiên sáng hẳn lên. Mark nhếch miệng cười, liếc nhìn Esther từ đầu đến chân.

Lúc đó Mark đang bay chuyến quốc tế cho một hợp đồng quảng cáo. Công ty quảng cáo thương lượng thế nào mà rốt cuộc anh bị rơi vào khoang ghế economic chật chội. Hai người ngồi cạnh là hai gã già hôi hám, suốt chuyến bay ngủ gục gà gục gật, nước dãi chảy lòng thòng.

Nhưng nhờ đó anh gặp Esther, hôm đó chịu trách nhiệm phục vụ khoang anh, từ khi phát hiện ra Mark, cứ đi đi lại đưa mắt nhìn anh cười.

Tiếp viên hàng không.

Mark thầm nghĩ. Một trong những đối tượng hàng đầu.

Esther trông khá bình thường so với những tiếp viên hàng không mà anh từng qua đêm cùng. Tóc hoe, mắt xám, nụ cười điêu luyện dán chặt trên mặt. Esther khá cao, người xương xương. Ngực trung bình, hông cũng không đặc biệt quyến rũ. Trong dáng thuộc lọai đàn bà thể thao quá độ mà mất nét mềm mại đầy đặn.

Mark không thích kiểu cơ thể này. Dáng chữ T. Dáng người mẫu. Chỉ đẹp khi mặc quần áo. Hơi thô kệch khi trần truồng.

Bình thường có lẽ anh không chú ý đến. Nhưng ánh mắt của Esther cứ dán vào anh.

“anh chàng đẹp quá!” Mark có thể đọc được ánh mắt đó. “Làm tình với em đi”

Tối nay hạ cánh, sáng mai 9 giờ mới bắt đầu chụp ảnh… có vài giờ để tiêu khiển.

Cho nên, khi Esther bước đến hàng ghế anh thu dọn cốc bẩn, Mark nắm lấy tay cô, rút bút trong túi ra viết lên đó số điện thọai của mình. Esther mỉm cười, ánh mắt lẳng lơ nhìn anh hiểu ý. Cô bước đi, còn ngóai lại cong môi hôn gió nhẹ. Hai gã ngồi bên vẫn ngủ khèo.

Xem như tối đó đã thu xếp xong. Esther sẽ qua khách sạn anh.

Đêm đó thế nào, Mark không nhớ rõ. Có thể người còn mệt sau chuyến bay dài … có thể chỉ như những lần khác. Esther quá bình thường. Đúng như anh đóan, người dáng chữ T, ngực giơ xương, vú quả bầu, bắp tay rắn chắc, da mềm mại, nhổ sáp sạch tinh không chừa một sợi lông, tiêu biểu con gái mỹ. Trái ngược với con gái Á thường để lông hạ bộ lồm xồm.

Esther chẳng có kỹ thuật gì đặc sắc. Mark cảm giác cô ta chẳng buồn thỏa mãn anh. Hoặc có thể, chỉ là một cô nàng thiếu kinh nghiệm. Làm tình xong, Esther đứng dậy xách vali đi, không nói một tiếng.

Vậy mà sáng hôm sau, khi vừa chụp ảnh xong, điện thọai reo. Esther gọi anh lần thứ hai.

“Trước khi về anh qua nhà em chơi nhé!”

“Xin lỗi… có lẽ không cần!” Mark ngán ngẫm

“Em ở biệt thự đẹp lắm đấy, có cả bồn tắm sủi bọt. Lần này em sẽ đền cho anh. Em sẽ …” Esther hạ giọng thì thầm.

Lời hứa hẹn về những chuyện “bẩn thỉu” mà Esther sẽ “đền” cho anh khiến Mark hứng khởi trở lại. Thôi được, cho cô một cơ hội cuối.

Tối đó, Mark bí mật check out khỏi khách sạn. Esther dừng xe chờ sẵn bên ngòai. Lần này cô mặc áo hở rộng cổ, bên trong không mặc áo ngực nên lớp áo mỏng thả nhẹ trên núm vú căng nhọn.

Lần đầu tiên đến nhà Esther. Quả thật Esther ở biệt thự tuyệt đẹp. Biệt thự xa thành phố gần 2 giờ lái xe, giữa nơi rừng rậm trống trãi. Khung cảnh yên tĩnh. Hoang vắng.

Biệt thự rộng thênh thang nhưng không một bóng người.

Vừa xuống xe, Esther thảy va li xuống phòng khách, tuột áo xuống chân rồi quấn lấy Mark ngay tại đó.

Biệt thự không có ai.

Phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng tắm, phòng nào cũng thành nơi hoan lạc được.

Nhưng làm tình với Esther vẫn chán như ăn cơm cũ. Mark không thích lọai đàn bà quá mạnh bạo. Có lúc Esther đẩy anh xuống rồi ngồi lên trên, ghì chặt tay anh xuống sàn, mắt ánh lên tia nhìn kỳ lạ. Như con thú đang săn mồi.

Ánh nhìn đó làm Mark hơi ghê sợ hơn là hưng phấn.

Thêm vào đó, đang làm tình, Esther lại hỏi câu dò xét:

“Em là người thứ mấy của anh?”

“117″ Mark chẳng giấu diếm. Câu hỏi không đúng lúc này làm anh mất cả hứng.

“Nhiều đấy!” Esther nhếch môi. “Em cũng sưu tầm. Anh là người thứ 7 của em!”

Chỉ có 7 người thôi? Cứ ngỡ Esther lẳng lơ lắm.

Esther hơi nhàm chán, lại không đẹp và không hấp dẫn, làm tình cứ nhàn nhạt.

Mark dập tàn thuốc. Làn khói thuốc cuối cùng lản đản tan trong không khí.

Nhưng Esther giàu có. Biệt thự rộng lớn, mỗi lần đến vùng này, có lẽ Mark không cần check in khách sạn.

Thế nên, để giữ quan hệ, Mark quyết định đứng dậy đi vào phòng tắm.

Vẫn có tiếng nước rào rào.

Anh rón réo đẩy cửa bước vào. Esther đứng quay lưng lại phía anh, vai gầy giơ xương, bắp tay cuồn cuộn. Esther đang hý hóay làm gì đó trước tủ thúôc phòng tắm. Esther thấy bóng Mark phản chiếu trong gương quay phắt lại, dụi vật cầm ở tay vào bụng Mark.

Đó là một ống chích.

Thuốc mê.

Mark ngã gụy xuống sàn nhà tắm. Trời đất tối om.

Đến khi lóang thóang cảm nhận được xung quanh, Mark mở mắt thấy mình đang bị lôi xềnh xệch trên bậc thang. Esther đang kéo anh xuống tầng hầm.

Ánh đèn nhoang nhóang.

Mark vẫn không cử động được. Mark bị trói quay nhiều vòng dây thừng.

Esther nắm chân anh mà lôi xuống bậc thềm, đầu anh cứ “trèo” từng bậc đá, đập côm cốc trên nền.

Mark thấy mặn mặn trên môi, và mặt ươn ướt.

Đầu nhức như búa bổ, có vẻ anh đã bị thương ở đâu rồi.

“Thả tôi ra! Cô làm gì thế này?” Mark hốt hỏang. “Tôi gọi cảnh sát đấy!”

“Thế à?” Esther nhỏen cười. Lại cái cười điêu luyện như dán trên môi. Esther giơ tay bật đèn.

Đèn sáng rực, Mark nhìn quanh. Trong căn hầm, vô số dao kéo, ống chích, ống truyền, bình đựng dung dịch la liệt.

“Mùa xuân ở đây, em thích đi săn” Esther nói, bình thản đeo găng tay vào. Mark nhìn Esther không chớp mắt, không hiểu chuyện gì xảy ra. “Em đi săn từ lúc 8 tuổi đấy!” Esther khoe, vẻ tự hào, vẫn nụ cười như dán trên môi.

Esther thong thả đeo găng bàn tay còn lại. “Săn bắn ở đây bị cấm đấy, nhưng vùng này hoang vắng, không ai biết đâu”

Esther gắn kim vào ống chích “Lúc bé, săn được con thú nào xinh xinh, em hay nhồi bông”

“Em thích sưu tầm.”

Esther cười xòa. “Thật trẻ con phải không anh? Em không thích thú nhồi nữa anh ạ”

Esther bước lại xoa đầu Mark.

“Anh đẹp lắm” Esther nói “Anh ở lại với em nhé”

Mark không thốt nên lời.

Esther châm kim vào cánh tay anh.

Mark từ từ mê đi, ánh đèn cứ lóang nhóang không định thần được. “cô là …?” Mark ráng gượng được những chữ cuối.

Esther không trả lời, chỉ đi lại góc tầng hầm kéo tấm rèm ngang để lộ phần tường có 7 bồn thủy tinh lớn.

Trong 6 bồn đầu, mỗi bồn là một người, đều được ngâm trong dung dịch lưu trữ xác. 6 người này chết đã lâu, da vàng xanh như da thuộc, mắt đông khô, môi nhăn nheo, lợi co lại lòi cả chân răng.

Nhưng 6 người đều cao lớn, xương mặt rắn rỏi, có vẻ họ đều từng là những người khá đẹp mã khi còn sống.

Còn bồn thứ 7, Mark rụng rời, trước khi mê đi.

Bồn thứ 7 trống trơn.

“Em cũng sưu tầm. Anh là người thứ 7 của em!”
 

tinh_la_gi

Administrator
Tui thích đọc truyện ngắn mà chẳng thấy ai post truyện ngắn cho tui đọc hết trơn hà :(:)(:)((
Ai có truyện ngắn hay,các mẫu truyện vụn vặt nó về cuộc sống,tâm tư,tình cảm ..... thì post vào đây cho mọi người xem nào,phải hay mới post nhe :D :p
Hành động tự sướng thấy rỏ ... :p
Bảo thích đọc...không ai post ... cuối cùng tự post ..

Sao chúng ta không lập hội cho ebook để xây dựng ebook cho PV (box này đang yếu) :-?
 

TruongHan

Super V.I.P
Hành động tự sướng thấy rỏ ... :p
Bảo thích đọc...không ai post ... cuối cùng tự post ..

Sao chúng ta không lập hội cho ebook để xây dựng ebook cho PV (box này đang yếu) :-?

Thì mình phải post vài tập dụ người ta đọc rồi người khác mới post truyện cho mình đọc chớ :p
Cái này thì duyệt,đang có nhiều ebook truyện ngắn nè,ai cần share cho :D
 

TruongHan

Super V.I.P
Truyện Cô Giáo Thảo 2010


Đầu khu phố là ngôi nhà nhỏ xinh của một cô giáo rất xinh nhưng không hề nhỏ…Cô tên Thảo. Vì thế, mọi người gọi cô là Cô giáo Thảo…Cô giáo Thảo sở hữu một thân hình không thể cân đối hơn, nóng bỏng, cuốn hút, căng mọng sức sống…Giọng cô lúc thánh thót như hoạ mi, lúc thì thào thì thì thào như giói thổi… Cô giáo Thảo lại vô cùng thương yêu học sinh. Cô giáo trẻ không quản ngại đêm hôm để dạy dỗ dìu dắt những cậu trò nhỏ…Vì thế, không chỉ các cậu học sinh mà bố các cậu học sinh, chú, anh thậm chí là ông các cậu học sinh cũng vô cùng yêu quý cô giáo Thảo…



Cuối khu phố là một ngôi biệt thự hoành tráng và sang trọng…Chủ biệt thự là một người đàn ông trạc tứ tuần tên là Kim. Và vì thế, cả khu phố gọi chú là Chú Kim…Chú Kim có lẽ là niềm ao ước thầm kín của tất cả các chị em từ 15 đến 51 ở khu phố. Thể hình săc chắc cùng với khuôn mặt toát lên vẻ đẹp phong trần, Chú Kim rõ ràng là một gã nhà giàu, độc thân hấp dẫn… Giàu có là thế nhưng Chú Kim rất quần chúng và yêu thương người lao động. Những chị em xinh đẹp lỡ làng thất nghiệp đều được chú gọi đến và tìm cách tạo công ăn việc làm với tiền công rất cao. Chú còn thể hiện mình là một người hết mình vì thế hệ trẻ. Rất nhiều các em gái trẻ đang tuổi cắp sách tới trường vẫn thường xuyên lui tới biệt thự của chú để học thêm với niềm say mê cao độ…



Vào một đêm mưa gió bão bùng, người ta thấy Chú Kim vội vã, kín đáo tiến về ngôi nhà nhỏ của Cô giáo Thảo…Không bấm chuông và không chút chần chừ, Chú Kim nhẹ nhàng lách qua khe cửa khép hờ…Một số người không nén nổi tò mò đã lén lút bám theo.

Trong căn nhà nhỏ xinh là bóng đêm đặc quánh bao phủ…Không một ánh điện…Không một tiếng động…

Và rồi, nhừng kẻ hiếu kì bắt đầu nghe thấy những tiếng động là lạ phát ra từ phòng ngủ của cô giáo trẻ…



Giữa thành phố xô bồ hối hả, một khu phố nhỏ nép dưới hàng xà cừ cổ thụ bốn mùa xanh um…vẫn yên ả tồn tại như một ốc đảo xanh mướt…



Ôi..em mong anh quá…



Anh biết…Mình bắt đầu nhé…



Vâng…nhưng anh từ từ và nhẹ nhàng nhé…



Em yên tâm…trong lĩnh vực này anh là chuyên gia…

..

Ôi…Em tin anh…



Chỗ này phải không em…



Vâng…vâng…chính nó đấy…



Nào …nào (một vài tiếng động khe khẽ vang lên trong đêm)…



Được rồi đấy…anh dập vào đi…



Em chắc không…anh dập thật nhé…

Ôi…vâng…



Nào thì dập…

.

..



….

…..

……

…….

……..

………

……….

Cả căn nhà bỗng vụt sáng…Tiếng cô giáo Thảo đầy hân hoan: “Cảm ơn anh!!! Không có anh thì nhà em mất điện đến sáng mất…”

=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
 

DreamLand

New Member
Truyện "Mẹ điên" mình có đọc một thời gian trước, ai kg cầm đc nước mắt chắc phải mất 3 lít ....
 

mathanh

New Member
kiến con tha lu gạo

có đàn kiến con được 1 chú kiến chúa phán rằng, nay ta đã già không thể sống để cai quản vương quốc này, ta cho các ngươi suy nghĩ trong vòng 1 tháng phải lấy được lu gạo ngoài kia mang vào đây cho ta, ta sẻ nhườn ngôi cho người nào có thể mang lu gạo vào....... nếu các ngươi không làm được thi ta sẻ cho các ngươi đầu lìa khỏi sác

đàn kiến con sợ quá, cái lu lớn thế này sao mà mang vô đươc....

đột nhiên trong 1 đàn kiến con có 1 con là nhỏ nhất lên tiếng, các anh chị giờ mình phân chia công việc như sau, các anh chi tập chung làm cái lu, còn việc đưa lu gạo vào đây để em lo..... thế là đàn kiến bắt tay vào làm viêc. chú kiến con rất kiên chì tha từng hạt gạo, trong khi các chú kiến lớn hơn lo làm lu chứa.......
cứ thế ngày qua ngày chú kiến con cứ chạy ra chạy vô, chạy vô rồi ra, cứ thế và cứ thế tha từng hạt gạo, và thời hạng 1 tháng đã đến và hạt gạo cuối cùng cũng trong lu gạo cũng đã được chú kiến con nhỏ nhất mang về.

kiến chúa cho gọi đàn kiến nhỏ vào thời hạng đã đến các ngươi đã tìm ra cách mang cái lu gạo vào đây chưa, chú kiến nhỏ bấy giờ mới lên tiếng thần mong người có thể giử đúng lời hứa, chúng thần đã mang cái lu gạo vào đây rồi .

kiến chúa mới hỏi, ngươi một mình mang vào đây sao, kiến con trả lời không phải mình con, mà nhờ các anh chị lớn hơn con làm ạ, (kiến con không hề nhắc tới công lao của mình là tha gạo về) vậy là ngươi không hề làm việc, dạ con chỉ tha từng hạt gạo về thôi.

giờ ta đã chọn được người xứng đáng để thay ta....


vậy là hết rồi đó=))=))=))=))=))=))
 
Chỉnh sửa cuối:

TruongHan

Super V.I.P
Người dẫn chương trình giơ cao một ly nước và hỏi khán giả:

- Quí vị thử đoán xem ly nước này nặng bao nhiêu?

- Điều đó còn phụ thuộc vào anh cầm nó trong bao lâu chứ.

- Đúng vậy, nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một tiếng đồng hồ thì tay tôi sẽ mỏi. Còn nếu tôi cầm nó cả một ngày, quí vị sẽ gọi xe cấp cứu cho tôi. Cùng một khối lượng, nhưng mang nó càng lâu thì nó càng trở nên nặng hơn.

Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu chúng ta cứ liên tục chịu đựng gánh nặng, nó sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng. Không sớm thì muộn chúng ta cũng gục ngã. "Điều quí vị phải làm là đặt ly nước xuống, nghỉ một lát rồi tiếp tục cầm nó lên."

Thỉnh thoảng chúng ta phải biết đặt gánh nặng cuộc sống xuống, nghỉ ngơi lấy sức để còn tiếp tục mang nó trong quãng đời tiếp theo. Khi bạn trở về nhà, hãy quẳng lo âu về công việc ngoài cửa. Ngày mai bạn sẽ nhặt nó lên và tiếp tục mang. Còn bây giờ: Giải trí và thư giãn! \-/\-/
 

datvietdatviet

New Member
TruongHan đọc bài này cho zui nha :D
NOEL

Noel trước anh hành quân lỡ hẽn
Anh không về như lời hứa thăm em
Ngày vui chung mà vui không trọn vẹn
Em khóc thầm trong thanh lễ nửa đêm
Khi đêm về mang theo nhiều nét buốt
Đêm noel thành phố ngập hoa đèn
Đại lộ khuya em cúi đầu tiễn buớc
Nhiều nguời đi sao chẳng thấy nguời quen
Noel truớc anh hành quân nên lỡ hẹn
Noel này anh lại không có bên em
Đường phố lạnh nên long em đơn lẽ
Lễ nửa đêm ai đứng đón em về
Giáo đường khuya từng hồi chuông giang dở
Điện thánh ca hòa lẫn thánh kinh buồn
Chắp bàn tay thì thầm em hỏi chúa
Noel nào em sẽ hết cô đơn !
 

mathanh

New Member
TruongHan đọc bài này cho zui nha :D
NOEL

Noel trước anh hành quân lỡ hẽn
Anh không về như lời hứa thăm em
Ngày vui chung mà vui không trọn vẹn
Em khóc thầm trong thanh lễ nửa đêm
Khi đêm về mang theo nhiều nét buốt
Đêm noel thành phố ngập hoa đèn
Đại lộ khuya em cúi đầu tiễn buớc
Nhiều nguời đi sao chẳng thấy nguời quen
Noel truớc anh hành quân nên lỡ hẹn
Noel này anh lại không có bên em
Đường phố lạnh nên long em đơn lẽ
Lễ nửa đêm ai đứng đón em về
Giáo đường khuya từng hồi chuông giang dở
Điện thánh ca hòa lẫn thánh kinh buồn
Chắp bàn tay thì thầm em hỏi chúa
Noel nào em sẽ hết cô đơn !

sai chính tả kìa, đọc hết trúng từ đó chớt quớt ( long ) =))
 

hantinhtu_baby

New Member
Khi Bị Anh Rể "Làm Phiền"
1285292055_bi-anh-re-lam-phien-d.jpg

Khi màn đêm buông xuống... tôi lại sống trong nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với anh rể(Ảnh minh họa)"

Chưa bao giờ anh được nhìn thấy thân hình một người con gái đẹp như em. Cũng may… lúc ấy anh đã kiềm chế được bản thân mình… không thì…”.

Gia đình tôi có 3 anh chị em, anh trai và chị gái tôi đều đã có gia đình và rất thành đạt. Tôi là con gái út nên bao nhiêu tình cảm yêu thương, bố mẹ và anh chị đều dành cho tôi hết.
Khi có giấy báo đỗ Đại học, tôi vui sướng như muốn hét lên cho mọi người biết được niềm vui và hạnh phúc của mình. Gia đình tôi ai ai cũng vui mừng rỡ khi cô con gái út cũng đã không khiến bố mẹ và các anh chị thất vọng về kết quả của 12 năm đèn sách.

Bố tôi là thương binh nên tôi thuộc diện được xét ở ký túc xá của trường nhưng chị gái tôi một mực không cho tôi ở ký túc vì sợ tôi thiếu thốn đủ đường, lại nhiều bạn lắm bè nên không tập trung vào việc học được. Chị gái và anh rể đã bàn bạc nhau cho tôi một căn phòng rộng rãi trên tầng 4 có không gian yên tĩnh để học tập.
Thú thực, một đứa con gái mới ở quê ra Hà Nội học có điều kiện như tôi không phải là nhiều. Bố mẹ cũng không còn phải lo chu cấp tiền ăn ở cho tôi nữa, thỉnh thoảng anh trai tôi lại gửi cho tôi một ít tiền để tôi mua sắm quần áo và những vật dụng cá nhân.

Tôi ở nhà chị cách xa trường gần 7km, thấy tôi sáng nào cũng lọc cọc xe đạp đến trường, anh rể thương quá nên bàn bạc với chị mua cho tôi một chiếc xe tay ga cho tiện đi học, cũng như thi thoảng rỗi rãi thì đến trường đón con thay anh chị. Tôi không biết nói gì về những tình cảm mà anh chị dành cho mình… nhưng thực sự tôi rất cảm động và biết ơn về những tình cảm yêu thương và sự quan tâm mà anh chị đã dành cho tôi.
1285291591-bi-anh-re-lam-phien-2.jpg
Trong mỗi bữa ăn, anh rể thường khen tôi nấu ăn ngon trước mặt cả gia đình chị gái (Ảnh minh họa)
Ở Hà Nội gần hai tháng, tôi dường như quen thuộc hết đường sá ở đây. Tôi cũng không còn bỡ ngỡ với những công việc nhà trong gia đình chị nên chị gái không còn phải vất vả với việc nhà nữa. Ngày qua ngày tôi đi học, rồi về nhà dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo hộ anh chị những hôm bận bịu, rồi lại qua trường mầm non đón cháu về, chợ búa, cơm nước… và đến khi anh chị đi làm về đã có cơm nóng, thức ăn ngon chuẩn bị trên bàn… Anh rể thường khen tôi“Em nấu ngon thật, chứ không khi nhạt, khi mặn như chị gái em”,tôi rất ái ngại khi anh rể vừa ăn cơm, vừa tấm tắc khen ngon, còn chị gái thì chỉ cười xòa và cũng chẳng để tâm lắm đến những câu nói dở đùa dở thật của anh rể.
Rồi một ngày đang ở nhà, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn của anh:“Em gái đang làm gì vậy? Anh vừa mới ăn cơm với đồng nghiệp xong nhưng cơm ở đây chán quá, chẳng ngon như cơm em nấu đâu.Tối nay em nấu canh chua cho anh ăn với nhé!”… Tôi chỉ nghĩ đấy là tin nhắn bình thường nên tôi rất vui vẻ và ngày nào, tôi cũng muốn nấu những món ăn ngon hơn nữa cho gia đình anh chị thưởng thức. Thế nhưng…
Hầu như trưa nào tôi cũng nhận được tin nhắn của anh rể, khi thì hỏi tôi đang làm gì, khi thì dặn dò tôi đi đường cẩn thận, khi thì nhắc tôi uống thuốc mỗi khi tôi bị cảm… nhưng gần đây, tần suất tin nhắn của anh rể gửi tới tôi ngày một nhiều, nào là “Anh chỉ mong mau tan sở để được nhìn thấy khuôn mặt hiền từ của em”; “Tối nay, em cho anh ăn gì vậy?”…và tôi chợt nhận ra có điều gì không ổn khi nhận được tin nhắn“Tự nhiên đang làm việc mà anh nhớ em quá”.Tôi hiểu đấy không còn là tin nhắn hỏi han bình thường nữa mà dường như, có một “vấn đề” gì đó khá nghiêm trọng khi anh rể đang làm việc nhưng lại "nhớ" đến tôi.
1285291591-bi-anh-re-lam-phien-1.jpg
Tôi không biết phải làm sao để thoát khỏi nỗi sợ hãi vẫn ám ảnh tôi hằng ngày... (Ảnh minh họa)
Rồi những buổi tối, anh không còn để chị hay nhờ tôi giặt đồ nữa. Anh rể tự giặt quần áo mình rồi mang lên sân thượng phơi. Mỗi lần đi qua phòng tôi, anh lại mở cửa và hỏi han tôi rất nhiều về việc học, cũng như hỏi xem tôi có thiếu thốn gì không để anh chị mua cho… Tôi luôn từ chối những món quà mà anh muốn mua tặng tôi, cũng như luôn lái sang chuyện khác mỗi lần mức độ “hỏi thăm” của anh hơi “thân mật” so với bình thường.
Một hôm, khi tôi đang ở trong phòng thay quần áo, bỗng anh rể mở cửa bước vào. Anh đứng lặng người khi nhìn thấy tôi đang ở trong trạng thái "hớ hênh" nhất, còn tôi ngượng ngùng xấu hổ khi phải để cho anh rể tận mắt chứng kiến cảnh mình chỉ có mỗi nội y trên người… Sau vài phút “Từ Hải chết đứng”, anh lại vội vội vàng vàng bước ra khỏi phòng tôi, còn tôi chỉ biết khóa trái cửa và ôm mặt khóc nức nở vì xấu hổ và sợ hãi...
Ngày hôm sau, tôi nhận được tin nhắn từ anh“Lúc nhìn thấy em, anh rất xúc động. Chưa bao giờ anh được nhìn thấy thân hình một người con gái đẹp như em. Cũng may… lúc ấy anh đã kiềm chế được bản thân mình… không thì…”.Tôi chỉ nhắn lại một dòng ngắn ngủi:"Lần sau, anh rể đừng mộng du sang phòng em nữa nhé!".Nhắn xong tin nhắn ấy, tôi thực sự cảm thấy rất lo sợ... tôi không biết mình sẽ bị anh rể "làm phiền" đến bao giờ nữa?Tôi không biết mình nên quyết định như thế nào nữa? Nếu tôi ở lại, tôi sẽ phải thường xuyên đối mặt với anh rể và luôn sống trongsự sợ hãi mỗi khi bóng đêm xuất hiện. Nhưng nếu tôi đi ra ngoài sống, tôi biết ăn nói với bố mẹ và chị gái tôi như thế nào đây?"Tiến thoái lưỡng nan"... tôi không biết phải làm gì để tự giải thoát khỏi sự ám ảnh và nỗi sợ hãi vẫn diễn ra hằng ngày như thế này nữa?
 

HotelHoangMinh

New Member
Chỉ cần 3 phút đọc và cả cuộc đời phải suy ngẫm ......

12756510421251908780_574_0.jpg

Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

- Ăn hộ tôi mớ rau...!

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!

Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:

- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.

Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.

- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!

Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

-Nghỉ thế đủ rồi đấy!

Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.

Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!
 

DreamLand

New Member
Trống rỗng - câu chuyện của meomeo


Một sáng thức giấc, bất chợt thấy bàng hoàng vì mất mát một cái gì lớn lắm. Hạnh phúc đã đánh rơi tối qua trên con đường ngoài bến cảng. Lòng tự trọng đã bóp nát định nghĩa về tháng ngày hạnh phúc mất rồi. Không còn gì để bấu víu nên phải tự mình rũ bỏ thứ cảm xúc nặng nề đang trói buộc hằn vết trên tim.

Anh đã lựa chọn. Và anh đã quyết định ra đi. Đôi khi mơ thấy anh bước đến bên, nhỏ nhẹ như ngày nào nhưng sao xa cách quá: "Anh đã từ bỏ rồi!". Giật mình tỉnh giấc thấy nước mắt đang rơi... Anh đã từ bỏ rồi, ừ, vậy thì em cũng nên từ bỏ đi thôi! Như ngày nào anh nói, "chẳng phải là ai bỏ ai, mà chỉ đơn giản là không hợp nhau". Vậy thì có lẽ em nên rơi vào lặng im trong vô tình tất cả, để anh theo đuổi những hoài bão của riêng mình...

Có nhiều cách để rời xa một người, và anh đã chọn im lặng. Giá như anh biết rằng sự im lặng đáng sợ không một lời giải thích đó đã khiến em tổn thương như thế nào. Em quay đi chỉ để chắc rằng ký ức cuối cùng về anh trong em không phải là hình ảnh anh quay lưng bước về phía khác. Không một lời oán trách. Chẳng phải vì em khoan dung hay nhân hậu gì đâu. Mà chỉ giản đơn là vì em biết anh chưa bao giờ từng yêu em!

Cũng như em dù biết cà phê đắng mà vẫn cố uống thật nhiều chỉ để tìm vị ngọt ngào lừa dối trên đầu lưỡi. Đắng, đắng quá...

Anh đi rồi, những ly cà phê trở nên đắng ngắt và lạnh lẽo!
 

TruongHan

Super V.I.P
Giá đâu đó có người đợi tôi


gia%20dau%20do.jpg



Những tình huống giản dị và gần gũi với cuộc sống, tới mức độc giả dường đã từng nghe thấy ở đâu đó, nhìn thấy ở đâu đó bên lề cuộc sống của chính mình, đã được Anna Gavalda kể lại từ tốn, chậm rãi. Cô để cho nhân vật lên tiếng và tự bộc bạch, đôi khi tản mạn như những dòng nhật ký cá nhân.


Trong phần lớn những câu chuyện, nhân vật của Gavalda đều bình thản đón nhận những biến cố, những trắc trở của số phận: “Giờ thì tôi đang ngồi bên bàn bếp. Tôi đã hâm lại cà phê và đang hút một điếu thuốc. Tôi đợi xe cảnh sát đến. Tôi chỉ hy vọng họ sẽ không hú còi” - với lời tuyên bố khẳng khái “Định mệnh, ta đã sẵn sàng”.


Những câu chuyện tình của Gavalda có khi là những mối tình dai dẳng, đầy trăn trở và ám ảnh “Trong nhiều năm liền”. Ở đó, có một người đàn ông luôn khắc khoải về một mối tình trong quá khứ. Mặc dù hết lòng yêu thương vợ và các con, song một phút nào đó trên con đường trở về nhà, ông vẫn đưa mắt dõi theo con đường xưa mong nhận ra một bóng hình quen thuộc.


Nỗi nhớ tưởng như đã chìm khuất sau tất cả những bộn bề của cuộc sống hàng ngày nhưng ông vẫn mong chờ “tìm lại được cô ấy ở khúc quanh của một khoảnh khắc cô đơn”.


Cũng có khi đó là một mối tình bất ngờ và mãnh liệt như tình cảm của chàng lính trong đợt “Về phép” với niềm mơ ước “giá đâu đó có người đợi tôi”. Nhưng dù có cháy bỏng, tràn đầy khao khát, chàng trai vẫn để mối tình đó trượt khỏi tay mình.


Với Giá đâu đó có người đợi tôi, người đọc có thể thả trôi mình trong dòng đời bình lặng, đôi khi vụn vặt để thảng thốt nhận ra những biến cố lớn làm chuyển hướng cả cuộc đời lại xuất phát từ chính ở những điều vụn vặt mà họ đã vô tình bỏ qua trong một phút lơ đễnh nào đó.
 
Top