CongVoi
Super V.I.P
Làng Vạn năm ấy hạn lớn. Người già trong làng bảo lâu lắm mới như thế, chắc tại con cháu đứa nào làm gì bậy bạ khiến cho trời đất trừng phạt đây.
Họ nói vậy vì mấy mươi năm về trước có một đôi trai gái đã phạm vào điều cấm kị của làng, lấy nhau bất chấp sự dè bỉu, khiến cho cùng năm ấy hạn rất lớn, người ốm đau bệnh tật nhiều vô kể.
Đình làng nghi ngút khói hương trong khi ngoài đồng đất vẫn nứt nẻ khô trắng.
Lúa đang kỳ nghén cũng không trổ đòng được vì gặp hạn; ngọn xanh sắt lại, loe hoe trong cái nóng hầm hập từ mặt đất bốc lên và từ ánh nắng mặt trời chiếu xuống như thiêu đốt. Cả làng như bốc hỏa.
Thao cũng không ngủ được. Chị nằm trằn trọc mãi. Trăng sáng quá. Trăng sáng thế này thì không biết đến bao giờ mới có mưa. Ngoài vườn không có một cơn gió nào.
Thao thấy nóng đến bực bội cả người. ở chái bên kia, bà Cảo hình như cũng không ngủ được. Chị nghe thấy có tiếng trở mình và tiếng chiếc quạt lá cọ trẽo trẹt…
Bà Cảo là mẹ chồng Thao. Bà là người phụ nữ thuộc loại bất hạnh. Thấy bảo ngày xưa bà đẹp và hát chèo hay nhất làng này. Đẹp thì Thao không rõ vì đến bây giờ hình như những nét đẹp đó giữ lại không được bao nhiêu.
Trên khuôn mặt khắc khổ của bà Cảo chỉ có đôi mắt là vẫn còn sáng rõ và ánh lên vẻ tinh anh. Giọng hát cũng vậy. Nhưng riêng Thao thì tin là bà đã từng hát rất hay vì cho đến giờ những âm sắc vang rõ đó vẫn còn.
Nhưng lại nghe nói đã từ rất lâu rồi người ta không còn thấy bà hát nữa; mà lâu đến bao nhiêu thì đến bây giờ người ta vẫn đang còn tranh cãi nhau. Có người bảo bà thôi hát từ khi ông Chỉnh bỏ làng ra đi.
Ông Chỉnh là một kép hát nổi tiếng trong đội văn nghệ của làng Vạn. Nổi tiếng sang cả xã bên khiến nhiều cô thầm thương trộm nhớ. Sánh vai với ông Chỉnh ngày ấy là bà Cảo.
Bà thường đóng những vai đào thương bên cạnh ông. Họ là một đôi rất đẹp. Mến tài mộ sắc, họ đã thầm yêu thương nhau nhưng mối tình đó không được chấp nhận bởi vì một nguyên do rất vô lý là hai người có cùng họ với nhau.
Từ rất xưa rồi, người làng Vạn đã có một điều cấm kị, một tục lệ bất di bất dịch rất ác nghiệt như thế, dù cho những con người khốn khổ đó chỉ có họ giống nhau mà chẳng có một chút máu mủ thân thích gì.
Kẻ nào muốn chống đối lại điều cấm kị đó chỉ còn cách bỏ làng ra đi, sống như những kẻ tha hương cho đến chết mà không dám vác mặt về làng.
Còn nếu cứ ở lại, họ sẽ sống như những kẻ ngoài lề xã hội, bị nguyền rủa như là những căn nguyên gây nên tai họa cho làng nước; con cái họ sẽ lớn lên như những đứa trẻ vô thừa nhận, bị khinh rẻ coi thường, mãi mãi không ngóc đầu lên được.
Mối tình giữa bà Cảo và ông Chỉnh đã không vượt qua được những điều đó. Ông Chỉnh rủ bà Cảo bỏ làng đi trong một đêm trăng rười rượi sáng nhưng vì gia đình cấm cản, canh giữ bà rất ráo riết nên bà đã không đến được chỗ hẹn. Từ đó, cứ mỗi dịp làng có hội hè, người ta không còn được thấy bà trên chiếu chèo nữa.
Cũng có người bảo không phải như thế. Bà Cảo vẫn hát cho đến tận ngày đi lấy chồng, chỉ có điều bà chuyển sang đóng những vai hề gậy, hề mồi trong những vở diễn của làng.
Có người bảo bà rất yêu sân khấu, mê hát từ nhỏ nên không dễ rời bỏ được nó, nhưng cũng không thể đóng những vai đào thương được nữa, đành giấu khuôn mặt u sầu của mình trong những vai hề cho lòng khuây khỏa.
Còn người làng thì ai cũng vẫn thương tiếc hình ảnh cô đào tung tẩy trên chiếu chèo khi xưa. Bà lấy một người con trai cùng làng theo lời bố mẹ.
Người này không mê hát cũng không thích xem hát, chỉ tối ngày quần quật ngoài đồng, thô lậu và cục mịch như những củ khoai hà sượng. Từ khi bà sinh Thịnh - đứa con trai đầu lòng và là chồng Thao sau này, thì ông ta cấm bà đi hát.
Nhưng cũng chỉ khoảng ba năm sau thì ông ta mất. Bà ở vậy, một mình nuôi Thịnh cho đến ngày lớn khôn. Năm mười bảy tuổi, Thịnh theo lời rủ rê của một nhóm bạn đi lên thành phố kiếm ăn.
Bà khóc hết nước mắt khuyên can không được, lúc nào cũng âu sầu, rầu rĩ. Có người bảo, đấy, vì thế bà mới thôi hát, chứ trước đó bà vẫn hát và đóng những vai lão trên sân khấu. Thực hư thế nào chẳng rõ, chỉ biết từ khi Thao về nhà này thì tịnh không thấy bà hát bao giờ…
Vậy mà cũng đã gần chục năm rồi kể từ khi Thao về làm dâu nhà bà Cảo. Đó như là một định mệnh. Số là, đi được hai, ba năm thì bỗng đâu Thịnh trở về.
Xác xơ, mệt mỏi, dặt dẹo và đầy bất mãn. Thịnh bảo với bà Cảo là sẽ tu chí làm ăn ở nhà. Bà Cảo vui mừng ra mặt, những nếp nhăn giãn bớt ra khiến khuôn mặt bớt vẻ nhàu nhĩ.
Và một hôm, bà Cảo mang trầu cau đến nhà hỏi Thao về làm vợ cho Thịnh. Thao khi ấy mới đôi mươi, tuy không đẹp nhưng duyên ngầm, hát chèo rất hay, cũng chưa hề biết yêu.
Thao thường đóng những vai đào lệch, đào lẳng khiến cho nhiều chàng trai để ý nhưng họ thường ngại cảnh nhà Thao. Nhà Thao neo người, bố mất, mẹ ốm yếu bệnh tật, lũ em sau Thao còn nhỏ dại. Nên khi đồng ý lấy Thịnh, Thao cũng không nghĩ ngợi gì nhiều.
Nhưng cuộc sống của vợ chồng Thao rất tẻ nhạt và miễn cưỡng. Ăn ở với nhau được hơn một năm, chưa có con thì Thịnh lại lặng lẽ đi. Cũng trong một đêm trăng rười rượi sáng, rất nhiều gió nhưng lại không mưa nổi một hạt nào. Chẳng biết Thịnh đi đâu.
Có người bảo gặp Thịnh trên mạn ngược, có người lại bảo Thịnh vào Nam. Thịnh cũng không hề báo tin gì về nhà. Bà Cảo lần này thì không còn nước mắt để khóc nữa, cứ ngồi lặng lẽ rồi nhìn trân trối lên tấm ảnh thờ chồng đầy vẻ trách móc. Chẳng biết bà nghĩ gì nữa.
Thao cũng dần trở nên mòn mỏi hơn. Mỗi lần nhìn thấy khuôn mặt u tối của Thao, bà Cảo lại giật mình như bắt gặp phiên bản của chính mình trong gương. Những lúc như vậy, bà bèn quay vội mặt đi và nói xa xôi: “Chẳng biết đến bao giờ tôi mới được đi theo bố thằng Thịnh…”.
Nghĩ lan man về những chuyện đã qua, những chuyện mà Thao chưa một lần dám hỏi bà Cảo, khiến Thao càng thêm khó ngủ. Nghe tiếng trẽo trẹt đều đều của chiếc quạt, Thao lại càng thấy khó chịu.
Mặt chiếu dấp dính mồ hôi. Chiếc giường này là chiếc giường hạnh phúc của vợ chồng Thao. Thật chua chát. Thao ngồi dậy, nhìn trăng chiếu chênh chếch vào mặt chiếc gối cưới đã ố vàng vì nước mắt bao đêm mà thấy ngực tưng tức. Dạo này đến việc khóc, Thao cũng còn cảm thấy khó khăn.
Thao mở cửa ra ngoài sân sau một thoáng bần thần. Trăng con gái chảy tràn trên mặt sân một màu lơ đễnh. Thao thấy người như bốc hỏa, khát kinh khủng, lưỡi khô bỏng lên.
Thao chạy lại chum nước mưa bên gốc cau và uống từng ngụm to một. Nước chảy tràn qua khóe miệng ngày xưa rất duyên của chị, chảy xuống cổ một cảm giác lành lạnh.
Thao càng thấy khát hơn, dường như uống cũng không thể làm dịu đi được. Chị vục cả gáo nước lên người và thấy mình như lên cơn sốt. Nước chảy tràn xuống ngực.
Họ nói vậy vì mấy mươi năm về trước có một đôi trai gái đã phạm vào điều cấm kị của làng, lấy nhau bất chấp sự dè bỉu, khiến cho cùng năm ấy hạn rất lớn, người ốm đau bệnh tật nhiều vô kể.
Đình làng nghi ngút khói hương trong khi ngoài đồng đất vẫn nứt nẻ khô trắng.
Lúa đang kỳ nghén cũng không trổ đòng được vì gặp hạn; ngọn xanh sắt lại, loe hoe trong cái nóng hầm hập từ mặt đất bốc lên và từ ánh nắng mặt trời chiếu xuống như thiêu đốt. Cả làng như bốc hỏa.
Thao cũng không ngủ được. Chị nằm trằn trọc mãi. Trăng sáng quá. Trăng sáng thế này thì không biết đến bao giờ mới có mưa. Ngoài vườn không có một cơn gió nào.
Thao thấy nóng đến bực bội cả người. ở chái bên kia, bà Cảo hình như cũng không ngủ được. Chị nghe thấy có tiếng trở mình và tiếng chiếc quạt lá cọ trẽo trẹt…
Bà Cảo là mẹ chồng Thao. Bà là người phụ nữ thuộc loại bất hạnh. Thấy bảo ngày xưa bà đẹp và hát chèo hay nhất làng này. Đẹp thì Thao không rõ vì đến bây giờ hình như những nét đẹp đó giữ lại không được bao nhiêu.
Trên khuôn mặt khắc khổ của bà Cảo chỉ có đôi mắt là vẫn còn sáng rõ và ánh lên vẻ tinh anh. Giọng hát cũng vậy. Nhưng riêng Thao thì tin là bà đã từng hát rất hay vì cho đến giờ những âm sắc vang rõ đó vẫn còn.
Nhưng lại nghe nói đã từ rất lâu rồi người ta không còn thấy bà hát nữa; mà lâu đến bao nhiêu thì đến bây giờ người ta vẫn đang còn tranh cãi nhau. Có người bảo bà thôi hát từ khi ông Chỉnh bỏ làng ra đi.
Ông Chỉnh là một kép hát nổi tiếng trong đội văn nghệ của làng Vạn. Nổi tiếng sang cả xã bên khiến nhiều cô thầm thương trộm nhớ. Sánh vai với ông Chỉnh ngày ấy là bà Cảo.
Bà thường đóng những vai đào thương bên cạnh ông. Họ là một đôi rất đẹp. Mến tài mộ sắc, họ đã thầm yêu thương nhau nhưng mối tình đó không được chấp nhận bởi vì một nguyên do rất vô lý là hai người có cùng họ với nhau.
Từ rất xưa rồi, người làng Vạn đã có một điều cấm kị, một tục lệ bất di bất dịch rất ác nghiệt như thế, dù cho những con người khốn khổ đó chỉ có họ giống nhau mà chẳng có một chút máu mủ thân thích gì.
Kẻ nào muốn chống đối lại điều cấm kị đó chỉ còn cách bỏ làng ra đi, sống như những kẻ tha hương cho đến chết mà không dám vác mặt về làng.
Còn nếu cứ ở lại, họ sẽ sống như những kẻ ngoài lề xã hội, bị nguyền rủa như là những căn nguyên gây nên tai họa cho làng nước; con cái họ sẽ lớn lên như những đứa trẻ vô thừa nhận, bị khinh rẻ coi thường, mãi mãi không ngóc đầu lên được.
Mối tình giữa bà Cảo và ông Chỉnh đã không vượt qua được những điều đó. Ông Chỉnh rủ bà Cảo bỏ làng đi trong một đêm trăng rười rượi sáng nhưng vì gia đình cấm cản, canh giữ bà rất ráo riết nên bà đã không đến được chỗ hẹn. Từ đó, cứ mỗi dịp làng có hội hè, người ta không còn được thấy bà trên chiếu chèo nữa.
Cũng có người bảo không phải như thế. Bà Cảo vẫn hát cho đến tận ngày đi lấy chồng, chỉ có điều bà chuyển sang đóng những vai hề gậy, hề mồi trong những vở diễn của làng.
Có người bảo bà rất yêu sân khấu, mê hát từ nhỏ nên không dễ rời bỏ được nó, nhưng cũng không thể đóng những vai đào thương được nữa, đành giấu khuôn mặt u sầu của mình trong những vai hề cho lòng khuây khỏa.
Còn người làng thì ai cũng vẫn thương tiếc hình ảnh cô đào tung tẩy trên chiếu chèo khi xưa. Bà lấy một người con trai cùng làng theo lời bố mẹ.
Người này không mê hát cũng không thích xem hát, chỉ tối ngày quần quật ngoài đồng, thô lậu và cục mịch như những củ khoai hà sượng. Từ khi bà sinh Thịnh - đứa con trai đầu lòng và là chồng Thao sau này, thì ông ta cấm bà đi hát.
Nhưng cũng chỉ khoảng ba năm sau thì ông ta mất. Bà ở vậy, một mình nuôi Thịnh cho đến ngày lớn khôn. Năm mười bảy tuổi, Thịnh theo lời rủ rê của một nhóm bạn đi lên thành phố kiếm ăn.
Bà khóc hết nước mắt khuyên can không được, lúc nào cũng âu sầu, rầu rĩ. Có người bảo, đấy, vì thế bà mới thôi hát, chứ trước đó bà vẫn hát và đóng những vai lão trên sân khấu. Thực hư thế nào chẳng rõ, chỉ biết từ khi Thao về nhà này thì tịnh không thấy bà hát bao giờ…
Vậy mà cũng đã gần chục năm rồi kể từ khi Thao về làm dâu nhà bà Cảo. Đó như là một định mệnh. Số là, đi được hai, ba năm thì bỗng đâu Thịnh trở về.
Xác xơ, mệt mỏi, dặt dẹo và đầy bất mãn. Thịnh bảo với bà Cảo là sẽ tu chí làm ăn ở nhà. Bà Cảo vui mừng ra mặt, những nếp nhăn giãn bớt ra khiến khuôn mặt bớt vẻ nhàu nhĩ.
Và một hôm, bà Cảo mang trầu cau đến nhà hỏi Thao về làm vợ cho Thịnh. Thao khi ấy mới đôi mươi, tuy không đẹp nhưng duyên ngầm, hát chèo rất hay, cũng chưa hề biết yêu.
Thao thường đóng những vai đào lệch, đào lẳng khiến cho nhiều chàng trai để ý nhưng họ thường ngại cảnh nhà Thao. Nhà Thao neo người, bố mất, mẹ ốm yếu bệnh tật, lũ em sau Thao còn nhỏ dại. Nên khi đồng ý lấy Thịnh, Thao cũng không nghĩ ngợi gì nhiều.
Nhưng cuộc sống của vợ chồng Thao rất tẻ nhạt và miễn cưỡng. Ăn ở với nhau được hơn một năm, chưa có con thì Thịnh lại lặng lẽ đi. Cũng trong một đêm trăng rười rượi sáng, rất nhiều gió nhưng lại không mưa nổi một hạt nào. Chẳng biết Thịnh đi đâu.
Có người bảo gặp Thịnh trên mạn ngược, có người lại bảo Thịnh vào Nam. Thịnh cũng không hề báo tin gì về nhà. Bà Cảo lần này thì không còn nước mắt để khóc nữa, cứ ngồi lặng lẽ rồi nhìn trân trối lên tấm ảnh thờ chồng đầy vẻ trách móc. Chẳng biết bà nghĩ gì nữa.
Thao cũng dần trở nên mòn mỏi hơn. Mỗi lần nhìn thấy khuôn mặt u tối của Thao, bà Cảo lại giật mình như bắt gặp phiên bản của chính mình trong gương. Những lúc như vậy, bà bèn quay vội mặt đi và nói xa xôi: “Chẳng biết đến bao giờ tôi mới được đi theo bố thằng Thịnh…”.
Nghĩ lan man về những chuyện đã qua, những chuyện mà Thao chưa một lần dám hỏi bà Cảo, khiến Thao càng thêm khó ngủ. Nghe tiếng trẽo trẹt đều đều của chiếc quạt, Thao lại càng thấy khó chịu.
Mặt chiếu dấp dính mồ hôi. Chiếc giường này là chiếc giường hạnh phúc của vợ chồng Thao. Thật chua chát. Thao ngồi dậy, nhìn trăng chiếu chênh chếch vào mặt chiếc gối cưới đã ố vàng vì nước mắt bao đêm mà thấy ngực tưng tức. Dạo này đến việc khóc, Thao cũng còn cảm thấy khó khăn.
Thao mở cửa ra ngoài sân sau một thoáng bần thần. Trăng con gái chảy tràn trên mặt sân một màu lơ đễnh. Thao thấy người như bốc hỏa, khát kinh khủng, lưỡi khô bỏng lên.
Thao chạy lại chum nước mưa bên gốc cau và uống từng ngụm to một. Nước chảy tràn qua khóe miệng ngày xưa rất duyên của chị, chảy xuống cổ một cảm giác lành lạnh.
Thao càng thấy khát hơn, dường như uống cũng không thể làm dịu đi được. Chị vục cả gáo nước lên người và thấy mình như lên cơn sốt. Nước chảy tràn xuống ngực.