CongVoi
Super V.I.P
Mấy đám hàng xáo người làng trên qua đây ghé đò xuôi chợ, không nhao nhao lên nữa như lúc mới nghiêng mạn đò vừa rồi. Họ ra vẻ nể nang, ngồi thu hình lại, quơ lại một góc mấy lũ tay nải và bì cói, cốt để dọn cho người học trò xuống tỉnh đi thi kia một chỗ ngồi rộng rãi. Đáy con đò, dính chắc vào đất sét lòng bến nông. Cô hàng gạo, buộc lại múi khăn mỏ quạ, nhìn cậu khóa không mỏi mắt, mỗi lúc ngượng nghịu lại nhổ cốt trầu xuống đồng nước. Gió đồng hôm nay không thổi. Bãi quết trầu đỏ lặng im giữa làn nước nhợt nhạt, rồi chậm chạp tan hòa vào nước cánh đồng chiêm, mỗi khi nhìn rộng ra, chỉ rặt một màu bao la nhờ nhờ. Người lái đò mặc áo tơi kín phủ thân, chụp nón mê lấp cả mặt, đã rút đầu sào khỏi mặt nước. Con đò đầy cựa quậy, bốc nhẹ, rồi trườn mình ra xa. Trời bắt đầu nổi gió rét. Mưa thu lộp độp gõ xuống áo tơi nón lá của một chuyến đò đồng. Dưới gốc cây hòe già chỗ dốc đê làng, ông Đầu Xứ Anh vẫn đứng nhìn theo.
Tinh mơ ngày hai mươi nhăm tháng chín, tại khu trường thi Nam Định, các quan làm lễ tiến trường. Hai chiếc lọng vàng nghiêng phủ xuống lá cờ và tấm biển có chữ “phụng chỉ”, “khâm sai”, bốn cây lọng xanh ghé thấp tịt xuống một cái đầu bạc đại khoa. Mùi nghi vệ mới phảng phất ít hôm trước thì sớm nay đã nổi dậy trên khắp một mảnh đất mà mọi khi chỉ có gió chạy trên hoa cỏ may hiu hắt từng cơn.
Ánh sáng ban ngày vắng đi mãi đến những đâu mà đến bây giờ vẫn chưa thấy trở về. Từ hôm có gió vàng pha mùi cơn bấc đến nay, chưa bao giờ thấy cái âm u tẻ lạnh đến nhường ấy. Gần giữa giờ thìn rồi mà tối và sáng chưa phân tách hẳn được ra. Người đứng bao quanh đàn cúng, vẫn chỉ thấy ánh sáng mấy chục ngọn nến bạch lạp rọi vào đàn tế, trên đàn phủ phục ba cổ tam sinh còng queo: một con trâu và một con dê đen thui kèm con lợn cạo trắng mở to cặp mắt chết.
Mặt đất sáng hơn nền trời. Cuộc tế tiến trường như đang lắng chờ một sự biến gì. Gió cũng không muốn thổi. Mấy ngọn sáp không lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh. Nền trời phương Đông đáng lẽ đã phải hửng lên rồi. Thế mà ở đấy cứ rặt một thứ mây đục đùn lên những hình quỷ Đông. Phía Tây, một cái cầy vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt. Trong cảnh âm dương không chia biệt rõ, quan Chánh Chủ khảo trường Hà Nam hợp thi khoa Mậu Ngọ, đang tế cáo giời, đất, vua, thần và thánh; xuýt xoa khai xong tên, tuổi, quê, quán, ngàu khấn to:
“…Báo oán giả, tiên nhập; bán ân giả, thứ nhập…”
Có lẽ đọan khấn này là khoản chú trọng nhất của lễ tam sinh và đã được quỷ thần chứng giám. Người lính tuần mặc áo nẹp đỏ vừa được lệnh đổ chén rượu cúng xuống tàn lửa đống vàng đang hóa dở thì những đầu ngọn cỏ may im lìm nơi bãi trường thi đều rung lên một nhịp và rung theo một chiều. Người ta, hồi nãy sống một cơn mơ giữa khoảng ban ngày u uất, bây giờ trông thấy một cơn mơ đang tàn dần. Một thứ gió u hiền thổi thốc vào bãi trường, nghe lào xào như có tiếng các hồn oan hồn lành chen chúc và ùa vào choán chỗ. Những cây nến cháy vạt ngọn bỗng tắt phụt hết. không gì xa vắng bằng cái động đậy trong đìu hiu của muôn loài.
Trời đất trong sáng lại dần dần.
Hai anh em ông Đầu Xứ Ngoạt - lấy tên tục của làng nguyên quán Cổ Nguyệt - lững thững ra về. Ông Đầu Xứ Anh bụng buồn lắm mà không dám nói ra.
Tinh mơ ngày hai mươi nhăm tháng chín, tại khu trường thi Nam Định, các quan làm lễ tiến trường. Hai chiếc lọng vàng nghiêng phủ xuống lá cờ và tấm biển có chữ “phụng chỉ”, “khâm sai”, bốn cây lọng xanh ghé thấp tịt xuống một cái đầu bạc đại khoa. Mùi nghi vệ mới phảng phất ít hôm trước thì sớm nay đã nổi dậy trên khắp một mảnh đất mà mọi khi chỉ có gió chạy trên hoa cỏ may hiu hắt từng cơn.
Ánh sáng ban ngày vắng đi mãi đến những đâu mà đến bây giờ vẫn chưa thấy trở về. Từ hôm có gió vàng pha mùi cơn bấc đến nay, chưa bao giờ thấy cái âm u tẻ lạnh đến nhường ấy. Gần giữa giờ thìn rồi mà tối và sáng chưa phân tách hẳn được ra. Người đứng bao quanh đàn cúng, vẫn chỉ thấy ánh sáng mấy chục ngọn nến bạch lạp rọi vào đàn tế, trên đàn phủ phục ba cổ tam sinh còng queo: một con trâu và một con dê đen thui kèm con lợn cạo trắng mở to cặp mắt chết.
Mặt đất sáng hơn nền trời. Cuộc tế tiến trường như đang lắng chờ một sự biến gì. Gió cũng không muốn thổi. Mấy ngọn sáp không lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh. Nền trời phương Đông đáng lẽ đã phải hửng lên rồi. Thế mà ở đấy cứ rặt một thứ mây đục đùn lên những hình quỷ Đông. Phía Tây, một cái cầy vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt. Trong cảnh âm dương không chia biệt rõ, quan Chánh Chủ khảo trường Hà Nam hợp thi khoa Mậu Ngọ, đang tế cáo giời, đất, vua, thần và thánh; xuýt xoa khai xong tên, tuổi, quê, quán, ngàu khấn to:
“…Báo oán giả, tiên nhập; bán ân giả, thứ nhập…”
Có lẽ đọan khấn này là khoản chú trọng nhất của lễ tam sinh và đã được quỷ thần chứng giám. Người lính tuần mặc áo nẹp đỏ vừa được lệnh đổ chén rượu cúng xuống tàn lửa đống vàng đang hóa dở thì những đầu ngọn cỏ may im lìm nơi bãi trường thi đều rung lên một nhịp và rung theo một chiều. Người ta, hồi nãy sống một cơn mơ giữa khoảng ban ngày u uất, bây giờ trông thấy một cơn mơ đang tàn dần. Một thứ gió u hiền thổi thốc vào bãi trường, nghe lào xào như có tiếng các hồn oan hồn lành chen chúc và ùa vào choán chỗ. Những cây nến cháy vạt ngọn bỗng tắt phụt hết. không gì xa vắng bằng cái động đậy trong đìu hiu của muôn loài.
Trời đất trong sáng lại dần dần.
Hai anh em ông Đầu Xứ Ngoạt - lấy tên tục của làng nguyên quán Cổ Nguyệt - lững thững ra về. Ông Đầu Xứ Anh bụng buồn lắm mà không dám nói ra.