CongVoi
Super V.I.P
Con chim còn non, chưa tròn một tuổi. Nó sinh ra ở đất bắc xa xôi, cách mấy trùng biển cả trên một lãnh địa thuộc vương quốc Anh Cát Lợi. Nó bay về phương nam để trốn tuyết, trốn băng giá, trốn làn khí lạnh rợn người, một cơn bão lớn đã vồ lấy nó, đã cuốn nó vào những đợt cuồng phong. Một trận bão thật kinh khủng, mạnh gấp bội đôi cánh lớn của nó, và mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào. Ròng rã nhiều đêm và nhiều ngày, trận bão đã xua đuổi nó, không ngừng nghỉ và con chim mắc kẹt không thể làm được gì hơn là nương bay theo luồng gió cuốn. Sau cùng cơn bão tan dần và bản năng tinh tường lại dẫn nó bay theo về hướng nam, nó đã tới một miền đất xa lạ và quanh nó toàn giống chim lạ mà trước đó nó chưa hề thấy. Sau cùng, mệt lả vì đuối sức, nó sà xuống nghỉ trên cánh đồng xanh thân thuộc để rồi được viên đạn của người đi săn tiếp đón.
“Một lối tiếp rước tàn nhẫn đối với một vị công chúa từ nơi xa tới viếng thăm”, Rhayader kết luận. “Mình sẽ gọi cô ta bằng biệu hiệu “La Prrincesse Perdue” – Nàng công chúa lạc loài. Rồi chỉ ít ngày sau nàng sẽ khá hẳn đó. Coi nào!” Chàng thọc tay vào túi lấy ra một nắm hạt. Con ngỗng trốn tuyết mở tròn đôi mắt ra và bắt đầu rỉa mồi.
Cô bé cất tiếng cười thích thú, rồi bỗng nín thở khi chợt nhận ra nơi chốn cô ta đang ở, và không nói nửa lời cô bé quay mình chạy vọt ra khỏi cửa.
“Đợi chút, đợi một chút!” Rhayader la lên và chạy theo ra cửa. Chàng đứng lại nơi ngưỡng cửa và khuôn cửa đóng khung lấy hình thù dềnh dàng của chàng. Cô bé đã thoát ra tới bờ đê ven biển rồi, nhưng nghe tiếng gọi thì dừng lại.
“Này em, em tên là gì nhỉ?”
“Frith”.
“Hả?” Rhayader hỏi. “Tôi chắc là Fritha mới đúng. Thế em ở đâu?”
“Với dân chài dưới bến Wickaeldroth”. Cô bé đọc tên ấy bằng giọng Saxon thật xưa.
“Mai hay mốt em có lại thăm sức khoẻ nàng Công chúa hay không?”
Cô bé không trả lời ngay khiến Rhayader lại liên tưởng đến những con chim hoang dưới đầm lầy khi hoảng sợ thường bất động trong khoảng một phần mười giây trước khi vỗ cánh bay xa.
Nhưng giọng nói trong trẻo mà yếu ớt của cô bé lại vọng tới chàng : “Có chứ!”
Và rồi cô bé bỏ chạy, mái tóc hung vàng tha thướt tung bay trước gió.
Con ngỗng trốn tuyết bình phục mau lẹ, khoảng giữa mùa đông nó đã tập tễnh đi trong khu đất có hàng rào, hay nhập bọn với những con ngỗng hoang chân hồng, chứ không đi với bọn lông nâu, và nó cũng biết chạy lại tìm ăn mỗi khi Rhayader lên tiếng gọi. Và cô bé, Fritha, hay Frith, là người khách thường xuyên lui tới. Cô bé không còn sợ hãi Rhayader nữa. Trí tưởng tượng của cô bị thu hút bởi sự hiện diện của nàng công chúa áo trắng kỳ ngộ đến từ miền đất lạ cách mấy trùng dương, miền đất toàn màu hồng trên tấm bản đồ mà Rhayader đã chỉ cho em xem, trên đó hai người dựng lại cuộc hành trình vất vả mà cánh chim lạc lõng trong cơn gió bão đã vượt quakể từ khi rời quê hương trên đất Canada để đến miền Đồng lầy rộng lớn trên duyên hải Essex.
Rồi một buổi sáng tháng Sáu một bầy ngỗng chân hồng cuối cùng, no nê, mập mạp sau suốt mùa đông ở hải đăng, nghe theo tiếng gọi thôi thúc của miền đất xanh tươi, uể oải bay lên theo vòng trôn ốc mỗi lúc một rộng. Lẫn trong đàn chim đó, rực sáng trong ánh nắng xuân tươi, là thân lông trắng tuyền với hai đầu cánh lớn đốm đen của con chim trốn tuyết. Sự việc xảy ra vào lúc Frith có mặt ở hải đăng. Tiếng kêu của cô bé khiến Rhayader từ trong phòng vẽ nhảy bổ ra.
“Coi kìa! Coi kìa! Nàng công chúa! Bộ nàng cũng bỏ đi hay sao?”
Rhayader ngước nhìn lên trời dõi theo những chấm đen di chuyển. “Chà!” chàng nói, bất giác dập theo lời cô bé. “Nàng công chúa hồi hương! Lắng tai mà nghe, nàng đang từ giã chúng ta đó!”.
Từ trên vòm trời trong vắt vọng xuống tiếng kêu ai oán của những con ngỗng chân hồng, và nổi bật lên trên, cao hơn, trong hơn, là tiếng của con chim trốn tuyết. Những chấm đen di chuyển theo hướng Bắc, kết thành hình chữ V nhỏ dần, rồi mất hút.
Từ bữa con chim trốn tuyết ra đi, Frith không lui tới vọng hải đăng nữa.
Rhayader lại một lần nữa thấm thía ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”.
Mùa hè năm ấy, moi trong ký ức, chàng vẽ lại hình dáng thanh thanh của cô bé, mặt lem luốc, mái tóc hung vàng bồng bềnh trong gió lộng tháng chín, trong tay ghì chặt con chim trắng bị thương.
Vào giữa tháng mười, có một chuyện lạ xảy ra. Lúc đó Rhayader đang đứng trong khu đất có hàng rào cho chim ăn. Gió đông bắc gây gấy lạnh và mặt đất rầm rì dưới làn nước thuỷ triều dâng. Vượt lên trên tiếng sóng biển và tiếng gió rì rào, chàng chợt nghe, có tiếng kêu lanh lảnh, cao vút. Chàng ngước mắt nhìn lên vòm trời chiều vừa đúng lúc để trước hết thấy một chấm đen nhỏ xíu, rồi thấy ảo ảnh một giấc mơ đen trắng chập chờn xuất hiện, nó lượn quanh hải đăng một vòng, rồi, sau chót, một cánh chim thực hạ cánh xuống đất ngay chỗ chuồng chim rồi đường bệ tiến lên đòi ăn như thể nó chưa hề bỏ đi xa bao giờ. Đó chính là con chim trốn tuyết, không thể nào lầm lẫn được. Nó đã đi đâu? Chắc chắn là không thể bay về tổ nó bên Canada. Không, chắc chắn là nó đi nghỉ hè ở Greenland hay Spitzbergen với những con ngỗng chân hồng. Nó đã nhớ và đã trở lại.
Kỳ tới xuống thôn Chelmbury mua lương thực, chàng nhờ cô trưởng trạm bưu điện nhắn tin giùm và điều đó đã khiến cô ta ngạc nhiên không ít. Chàng nói : “Phiền cô làm ơn nói lại với Frith, cô bé ở dưới xóm chài Wickaeldroth, rằng Nàng công chúa đi lạc đã trở lại”.
Ba hôm sau, Frith, to lớn hơn, nhưng áo quần vẫn xốc xếch, tóc rối, bẽn lẽn tìm đến hải đăng để thăm nàng công chúa.
Thời gian trôi qua. Trên vùng đồng lầy, bước đi của thời gian được đánh dấu bởi sự lên xuống của nước thủy triều, nhịp đi chầm chậm của bốn mùa, sự di chuyển của chim muông, và, riêng đối với Rhayader, sự đến và đi của con chim trốn tuyết.
Thế giới bên ngoài xao động, bùng sôi và gầm gừ dưới áp lực của một mãnh lực nào đấy, không bao lâu sau đã bùng nổ và đưa thế giới đến bên bờ sự hủy diệt. Nhưng mãi tới lúc đó, Rhayader vẫn chưa chịu ảnh hưởng của thời cuộc, và cả Frith cũng thế. Ngay cả khi cô bé đã khôn lớn, hai người vẫn hoà hợp tự nhiên một cách lạ thường. Khi con chim trốn tuyết có mặt tại hải đăng thì chính cô bé cũng lại lui tới để thăm viếng và học hỏi Rhayader được nhiều điều. Hai người ra biển chơi trên chiếc thuyền buồm chạy nhanh mà chàng điều khiển rất tài tình. Họ lưới chim hoang để tăng thêm cố chim đang nuôi, và dựng thêm hàng rào, mở thêm sân che chở cho chúng. Nhờ chàng, cô bé học hỏi được nhiều điều về đủ loại dã điểu, từ loài hải âu tới giống chim ưng bay lượn trên vùng đồng lầy. Thỉnh thoảng cô bé nấu ăn cho chàng và đôi khi cô còn tập pha sơn vẽ nữa.
Nhưng hễ con chim trốn tuyết bay về vùng cư ngụ mùa hè thì mọi chuyện lại xảy ra như thể có một hàng rào ngăn cách giữa hai người và cô gái không lui tới hải đăng nữa. Có một năm con chim không trở lại và Rhayader buồn khôn tả xiết. Chàng như có cảm tưởng mọi sự đã hết trong đời chàng. Chàng vẽ như điên suốt mùa đông và mùa hè sau đó, và không hề gặp mặt cô bé một lần nào. Nhưng vào thu, tiếng kêu thân thuộc lại vang trên thinh không, và cánh chim trắng khổng lồ, bây giờ đã lớn hết cỡ, từ trời cao hạ xuống cũng bí mật như lúc nó ra đi. Mừng rỡ, Rhayader dong thuyền xuống Chelmbury để nhờ cô trưởng trạm bưu điện nhắn tin giùm.
Lạ thay, lần này sau khi nhắn tin phải đợi tới hơn một tháng trời Frith mới xuất hiện và Rhayader kinh ngạc đến sững người khi nhận thấy cô ta không còn là một cô bé nữa.
Và sau cái năm con chim không tới ấy, thời hạn nó vắng mặt càng lúc càng thu ngắn lại. Nó đã trở nên dạn dĩ đến nỗi lúc nào nó cũng quấn quít theo Rhayader và nó dám vào cả trong phòng vẽ những lúc chàng đang làm việc.
Mùa xuân năm 1940 bầy di điểu rời khỏi vùng đồng lầy sớm hơn thường lệ. Thế giới đã lâm chiến. Tiếng gầm rú của máy bay phóng pháo và tiếng nổ ì ầm của bom đạn làm chúng khiếp đảm. Hôm mồng một tháng năm, Frith và Rhayader đứng vai kề vai bên bờ đê ven biển theo dõi những đốm cánh cuối cùng của đán ngỗng chân hồng cánh không bị xén và những con ngỗng hoang lông nâu cất cánh bay lên từ nơi chúng trú ẩn. Cô gái thì cao, dáng thanh tú, thảnh thơi như gió thoảng, vẻ đẹp mê hồn. Chàng thì đen đúa, thô kệch, cái đầu râu tóc bù xù ngước nhìn lên trời, đôi mắt đen lóng lánh theo dõi đàn chim bay thành hàng.
“Coi kìa, Philip”, Frith gọi.
“Một lối tiếp rước tàn nhẫn đối với một vị công chúa từ nơi xa tới viếng thăm”, Rhayader kết luận. “Mình sẽ gọi cô ta bằng biệu hiệu “La Prrincesse Perdue” – Nàng công chúa lạc loài. Rồi chỉ ít ngày sau nàng sẽ khá hẳn đó. Coi nào!” Chàng thọc tay vào túi lấy ra một nắm hạt. Con ngỗng trốn tuyết mở tròn đôi mắt ra và bắt đầu rỉa mồi.
Cô bé cất tiếng cười thích thú, rồi bỗng nín thở khi chợt nhận ra nơi chốn cô ta đang ở, và không nói nửa lời cô bé quay mình chạy vọt ra khỏi cửa.
“Đợi chút, đợi một chút!” Rhayader la lên và chạy theo ra cửa. Chàng đứng lại nơi ngưỡng cửa và khuôn cửa đóng khung lấy hình thù dềnh dàng của chàng. Cô bé đã thoát ra tới bờ đê ven biển rồi, nhưng nghe tiếng gọi thì dừng lại.
“Này em, em tên là gì nhỉ?”
“Frith”.
“Hả?” Rhayader hỏi. “Tôi chắc là Fritha mới đúng. Thế em ở đâu?”
“Với dân chài dưới bến Wickaeldroth”. Cô bé đọc tên ấy bằng giọng Saxon thật xưa.
“Mai hay mốt em có lại thăm sức khoẻ nàng Công chúa hay không?”
Cô bé không trả lời ngay khiến Rhayader lại liên tưởng đến những con chim hoang dưới đầm lầy khi hoảng sợ thường bất động trong khoảng một phần mười giây trước khi vỗ cánh bay xa.
Nhưng giọng nói trong trẻo mà yếu ớt của cô bé lại vọng tới chàng : “Có chứ!”
Và rồi cô bé bỏ chạy, mái tóc hung vàng tha thướt tung bay trước gió.
Con ngỗng trốn tuyết bình phục mau lẹ, khoảng giữa mùa đông nó đã tập tễnh đi trong khu đất có hàng rào, hay nhập bọn với những con ngỗng hoang chân hồng, chứ không đi với bọn lông nâu, và nó cũng biết chạy lại tìm ăn mỗi khi Rhayader lên tiếng gọi. Và cô bé, Fritha, hay Frith, là người khách thường xuyên lui tới. Cô bé không còn sợ hãi Rhayader nữa. Trí tưởng tượng của cô bị thu hút bởi sự hiện diện của nàng công chúa áo trắng kỳ ngộ đến từ miền đất lạ cách mấy trùng dương, miền đất toàn màu hồng trên tấm bản đồ mà Rhayader đã chỉ cho em xem, trên đó hai người dựng lại cuộc hành trình vất vả mà cánh chim lạc lõng trong cơn gió bão đã vượt quakể từ khi rời quê hương trên đất Canada để đến miền Đồng lầy rộng lớn trên duyên hải Essex.
Rồi một buổi sáng tháng Sáu một bầy ngỗng chân hồng cuối cùng, no nê, mập mạp sau suốt mùa đông ở hải đăng, nghe theo tiếng gọi thôi thúc của miền đất xanh tươi, uể oải bay lên theo vòng trôn ốc mỗi lúc một rộng. Lẫn trong đàn chim đó, rực sáng trong ánh nắng xuân tươi, là thân lông trắng tuyền với hai đầu cánh lớn đốm đen của con chim trốn tuyết. Sự việc xảy ra vào lúc Frith có mặt ở hải đăng. Tiếng kêu của cô bé khiến Rhayader từ trong phòng vẽ nhảy bổ ra.
“Coi kìa! Coi kìa! Nàng công chúa! Bộ nàng cũng bỏ đi hay sao?”
Rhayader ngước nhìn lên trời dõi theo những chấm đen di chuyển. “Chà!” chàng nói, bất giác dập theo lời cô bé. “Nàng công chúa hồi hương! Lắng tai mà nghe, nàng đang từ giã chúng ta đó!”.
Từ trên vòm trời trong vắt vọng xuống tiếng kêu ai oán của những con ngỗng chân hồng, và nổi bật lên trên, cao hơn, trong hơn, là tiếng của con chim trốn tuyết. Những chấm đen di chuyển theo hướng Bắc, kết thành hình chữ V nhỏ dần, rồi mất hút.
Từ bữa con chim trốn tuyết ra đi, Frith không lui tới vọng hải đăng nữa.
Rhayader lại một lần nữa thấm thía ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”.
Mùa hè năm ấy, moi trong ký ức, chàng vẽ lại hình dáng thanh thanh của cô bé, mặt lem luốc, mái tóc hung vàng bồng bềnh trong gió lộng tháng chín, trong tay ghì chặt con chim trắng bị thương.
Vào giữa tháng mười, có một chuyện lạ xảy ra. Lúc đó Rhayader đang đứng trong khu đất có hàng rào cho chim ăn. Gió đông bắc gây gấy lạnh và mặt đất rầm rì dưới làn nước thuỷ triều dâng. Vượt lên trên tiếng sóng biển và tiếng gió rì rào, chàng chợt nghe, có tiếng kêu lanh lảnh, cao vút. Chàng ngước mắt nhìn lên vòm trời chiều vừa đúng lúc để trước hết thấy một chấm đen nhỏ xíu, rồi thấy ảo ảnh một giấc mơ đen trắng chập chờn xuất hiện, nó lượn quanh hải đăng một vòng, rồi, sau chót, một cánh chim thực hạ cánh xuống đất ngay chỗ chuồng chim rồi đường bệ tiến lên đòi ăn như thể nó chưa hề bỏ đi xa bao giờ. Đó chính là con chim trốn tuyết, không thể nào lầm lẫn được. Nó đã đi đâu? Chắc chắn là không thể bay về tổ nó bên Canada. Không, chắc chắn là nó đi nghỉ hè ở Greenland hay Spitzbergen với những con ngỗng chân hồng. Nó đã nhớ và đã trở lại.
Kỳ tới xuống thôn Chelmbury mua lương thực, chàng nhờ cô trưởng trạm bưu điện nhắn tin giùm và điều đó đã khiến cô ta ngạc nhiên không ít. Chàng nói : “Phiền cô làm ơn nói lại với Frith, cô bé ở dưới xóm chài Wickaeldroth, rằng Nàng công chúa đi lạc đã trở lại”.
Ba hôm sau, Frith, to lớn hơn, nhưng áo quần vẫn xốc xếch, tóc rối, bẽn lẽn tìm đến hải đăng để thăm nàng công chúa.
Thời gian trôi qua. Trên vùng đồng lầy, bước đi của thời gian được đánh dấu bởi sự lên xuống của nước thủy triều, nhịp đi chầm chậm của bốn mùa, sự di chuyển của chim muông, và, riêng đối với Rhayader, sự đến và đi của con chim trốn tuyết.
Thế giới bên ngoài xao động, bùng sôi và gầm gừ dưới áp lực của một mãnh lực nào đấy, không bao lâu sau đã bùng nổ và đưa thế giới đến bên bờ sự hủy diệt. Nhưng mãi tới lúc đó, Rhayader vẫn chưa chịu ảnh hưởng của thời cuộc, và cả Frith cũng thế. Ngay cả khi cô bé đã khôn lớn, hai người vẫn hoà hợp tự nhiên một cách lạ thường. Khi con chim trốn tuyết có mặt tại hải đăng thì chính cô bé cũng lại lui tới để thăm viếng và học hỏi Rhayader được nhiều điều. Hai người ra biển chơi trên chiếc thuyền buồm chạy nhanh mà chàng điều khiển rất tài tình. Họ lưới chim hoang để tăng thêm cố chim đang nuôi, và dựng thêm hàng rào, mở thêm sân che chở cho chúng. Nhờ chàng, cô bé học hỏi được nhiều điều về đủ loại dã điểu, từ loài hải âu tới giống chim ưng bay lượn trên vùng đồng lầy. Thỉnh thoảng cô bé nấu ăn cho chàng và đôi khi cô còn tập pha sơn vẽ nữa.
Nhưng hễ con chim trốn tuyết bay về vùng cư ngụ mùa hè thì mọi chuyện lại xảy ra như thể có một hàng rào ngăn cách giữa hai người và cô gái không lui tới hải đăng nữa. Có một năm con chim không trở lại và Rhayader buồn khôn tả xiết. Chàng như có cảm tưởng mọi sự đã hết trong đời chàng. Chàng vẽ như điên suốt mùa đông và mùa hè sau đó, và không hề gặp mặt cô bé một lần nào. Nhưng vào thu, tiếng kêu thân thuộc lại vang trên thinh không, và cánh chim trắng khổng lồ, bây giờ đã lớn hết cỡ, từ trời cao hạ xuống cũng bí mật như lúc nó ra đi. Mừng rỡ, Rhayader dong thuyền xuống Chelmbury để nhờ cô trưởng trạm bưu điện nhắn tin giùm.
Lạ thay, lần này sau khi nhắn tin phải đợi tới hơn một tháng trời Frith mới xuất hiện và Rhayader kinh ngạc đến sững người khi nhận thấy cô ta không còn là một cô bé nữa.
Và sau cái năm con chim không tới ấy, thời hạn nó vắng mặt càng lúc càng thu ngắn lại. Nó đã trở nên dạn dĩ đến nỗi lúc nào nó cũng quấn quít theo Rhayader và nó dám vào cả trong phòng vẽ những lúc chàng đang làm việc.
Mùa xuân năm 1940 bầy di điểu rời khỏi vùng đồng lầy sớm hơn thường lệ. Thế giới đã lâm chiến. Tiếng gầm rú của máy bay phóng pháo và tiếng nổ ì ầm của bom đạn làm chúng khiếp đảm. Hôm mồng một tháng năm, Frith và Rhayader đứng vai kề vai bên bờ đê ven biển theo dõi những đốm cánh cuối cùng của đán ngỗng chân hồng cánh không bị xén và những con ngỗng hoang lông nâu cất cánh bay lên từ nơi chúng trú ẩn. Cô gái thì cao, dáng thanh tú, thảnh thơi như gió thoảng, vẻ đẹp mê hồn. Chàng thì đen đúa, thô kệch, cái đầu râu tóc bù xù ngước nhìn lên trời, đôi mắt đen lóng lánh theo dõi đàn chim bay thành hàng.
“Coi kìa, Philip”, Frith gọi.