• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CÁC TIN TỨC THỜI SỰ HÀNG NGÀY NGOÀI XÃ HỘI!!!

Status
Không mở trả lời sau này.

The_dealth1405

New Member
4 chiêu 'lấy độc trị độc' khi dạy con

Bạn lo lắng khi thấy con có tính hay giành giật, mỗi lần đến nhà ai là lập tức nằng nặc đòi về, hay cứ thích bám theo mẹ? Nếu khéo léo, bạn có thể lợi dụng chúng để sửa các tật xấu khác của con.


Từ khi ra đời, trẻ đã hành động theo bản năng và nhu cầu tồn tại của mình, không biết hay quan tâm đến các quy tắc đã có của người lớn. Do đó, ở trẻ bắt đầu hình thành các tật xấu (so với các chuẩn mực của cộng đồng). Sau đây là các cách "lấy độc trị độc":

Sửa tật nhút nhát bằng tính hay giành giật

Bé Gia Bảo, 2 tuổi, sợ hãi nhiều thứ. Bé thường khóc thét khi gặp người lạ, cứ ôm chặt lấy mẹ mỗi khi nghe tiếng còi hụ của xe cứu hỏa và sợ hãi ngay những món đồ chơi điện tử mới. Nhưng khi đã quen và yêu thích cái gì thì bé lại không muốn xa rời chúng, thậm chí giành giật đồ chơi với cả bố mẹ mình.

Có lần, Gia Bảo được bố mua cho một con ong điện tử. Bé thích thú cầm lấy nhưng khi bật công tắc điện thì khóc thét, bỏ chạy vì con ong nhấp nháy vừa chạy quanh phòng vừa phát ra tiếng động. Chiều tối sau, bố đi làm về cũng cầm con ong ấy, nói to theo kịch bản đã bàn với mẹ: “Bố mua tặng mẹ món quà này nè!”. Mẹ cũng nói rất to: “Cảm ơn bố! Để bố và mẹ chơi thôi, đừng cho Gia Bảo chơi nhé!”. Sau đó hai người ngồi quây lại che kín món đồ chơi. Với tính hay giành giật, Gia Bảo không còn ngồi bình tĩnh được nữa, bắt đầu lao vào giành. Bố mẹ di chuyển đến vài nơi khác và cứ ngồi quây lại che kín con ong điện tử ấy. Con ong cứ vừa chạy vừa nhấp nháy đèn màu và kêu bíp bíp, thật hấp dẫn. Gia Bảo đã thích thú với món đồ chơi mà ngay hôm qua bé còn rất sợ.

Giúp trẻ lễ phép hơn nhờ thói hay đòi về

Cu Bi hơn 2 tuổi đã nhiều phen làm bố mẹ xấu hổ vì cứ nằng nặc đòi về mỗi khi đến nhà ai đó. Cũng với tật ấy, cậu bé gần như mất đi sự lễ phép (chào, thưa…) mỗi khi gặp người lạ.ố mẹ cu Bi nhận ra một “quy luật” là, cậu bé rất ngoan và lễ phép mỗi khi sắp được đi về nhà.

Trong một buổi tiệc ở nhà bạn thân của bố mẹ, vừa đến cổng Bi đã không chịu vào, nằng nặc đòi về. Mẹ nói nhỏ vào tai bé: “Con ngoan nhé, vào thưa bác rồi sẽ về nhà sớm”. Nghe đến từ “về nhà” là Bi ta vui vẻ ngay: “Thưa bác con mới đến!”, “Thưa cô con mới đến!”...

Sau khi làm xong “thủ tục” với nhiều người, bố thưởng ngay cho cu Bi một chiếc xe tải mới (là nhóm đồ chơi bé thích nhất). Thế là cậu ta chạy ra sân, lo chơi mà quên hẳn chuyện đòi về nhà.

'Bắt' trẻ dậy đúng giờ nhờ tật đòi theo mẹ

Mỗi ngày, việc đánh thức bé Bin rất khó khăn. Vì tâm lý không muốn rời xa bố mẹ nên bé thường mè nheo mỗi khi bị đánh thức, chuẩn bị đi học vào buổi sáng. Dù đã đi học ở nhà trẻ từ khi tuổi rưỡi nhưng bé Bin sau 1 năm đi học vẫn luôn đòi được mẹ đưa đến trường (bé không thích người khác, kể cả bố, đưa đi).

Hiểu được đặc điểm tâm lý này của con, vào mỗi buổi sáng mẹ lại nói to: “Chào bố, mẹ đi làm trước nhé!”. Nghe đến đây, dù còn đang “nướng”, cậu bé vẫn choàng dậy: “Con đi với mẹ, con đi với mẹ!”. Cứ như vậy, tùy theo sở thích thay đổi mỗi ngày của bé, bố mẹ đã phối hợp để tập cho trẻ thức dậy và đi học đúng giờ.

Bố dọa 'đánh' mẹ khi con không nghe lời

Cách này thoạt nghe rất chướng tai nhưng lại có hiệu quả đối với bé Chí Tâm. Có một lần bố đã nghiêm khắc dùng một chiếc đũa đánh thật đau vào bàn tay của bé lúc lên 3. Sau lần đó, bố và mẹ đã thay phiên nhẹ nhàng trò chuyện cùng bé về lý do bị đòn (không vâng lời, không ngoan) và Chi Tâm đã ít bướng bĩnh hơn.

Biết được quy luật tâm lý mẹ là số 1 của trẻ, một hôm khi chuẩn bị đi ngủ, mẹ đang mắc màn, đột nhiên bố nói: “Mẹ nằm xuống, để bố đi lấy đũa lên đánh đòn mẹ”. Sau đó bố đi xuống bếp, còn mẹ ngoan ngoãn nằm xuống sàn nhà. Khi bố trở lại với chiếc đũa trên tay, bé Tâm chạy lại cản: "Bố đừng đánh mẹ, đừng đánh mẹ!”. Sau vài lần bố dọa và bé Tâm ngăn cản quyết liệt, bố dừng lại và nhẹ nhàng bảo: “Con mà không vâng lời, bố sẽ đánh mẹ nha!”. Bé hứa sẽ ngoan. Không chỉ bênh vực cho mẹ mà bé Tâm còn bênh cả chú cún con hoặc chiếc xe cảnh sát mà bé rất thích…

Biện pháp này góp phần xây dựng lòng nhân ái, tính trách nhiệm và biết hy sinh vì người khác, qua đó hạn chế tính ích kỷ của trẻ sau này.

Hiểu được cá tính con trẻ và khéo léo phối hợp chính các tật xấu để sửa chữa lẫn nhau đôi lại có tác dụng rõ hơn các phương pháp giáo dục thông thường. Điều quan trọng là bố mẹ cần xác định chính xác thời điểm mà biện pháp đó đã hết tác dụng đối với trẻ.
 

PhuongAnh

New Member
Lần đầu tiên Thủ tướng điều hành trực tuyến

Sáng mai, (27/4) tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo 8 địa phương tại 8 điểm cầu truyền hình. Đây là lần đầu tiên Chính phủ thực hiện việc chỉ đạo điều hành trực tuyến.

Nội dung cuộc họp tập trung về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm và triển khai các giải pháp kiềm chế lạm phát. Điểm đầu cầu tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ do Thủ tướng chủ trì, kết nối 8 điểm cầu truyền hình trực tuyến khác với lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Khánh Hòa, Đăk Lăk và Cần Thơ. Hiện, công tác chuẩn bị kỹ thuật cho buổi giao ban đang được hoàn tất.

Tham dự giao ban còn có các Phó thủ tướng, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước.

Trao đổi với VnExpress, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Thủ tướng nhận định, giao ban truyền hình trực tuyến sẽ trở thành hoạt động bình thường, nhằm giảm dần các hội nghị tập trung đông người, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Một năm trước, tháng 2/2007, lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đối thoại trực tuyến với người dân. Ba giờ đối thoại online của người đứng đầu Chính phủ đã được các hãng tin quốc tế đánh giá là góp phần nâng uy tín của Việt Nam trong việc sử dụng văn hoá giao tiếp mạng giữa người lãnh đạo đất nước với nhân dân.
 

PhuongAnh

New Member
Cấm tuyệt đối lái ôtô uống rượu bia

Chiều 25/4, Chính phủ đã trình Thường vụ Quốc hội dự luật giao thông đường bộ sửa đổi theo hướng thắt chặt quy định về độ tuổi, nồng độ cồn trong máu, khí thở của người điều khiển phương tiện.

Theo dự luật, một trong 22 hành vi bị nghiêm cấm là điều khiển ôtô, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu, hoặc hơi thở có nồng độ cồn, hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; điều khiển môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml, hoặc 0,25 mg/lít khí thở, hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

So với luật hiện hành, dự thảo đã tách bạch giữa người điều khiển môtô với người lái ôtô. Nồng độ cồn cũng được hạ thấp. Luật giao thông đường bộ hiện nay quy định cấm người đang điều khiển xe trên đường (không phân biệt ôtô hay xe máy) mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu, hoặc 40 mg/lít khí thở, hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Đa số ủy viên Thường vụ tán đồng với quy định mới này. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng cấm tuyệt đối không có cồn trong máu, hoặc khí thở là tốt nhất. "Ta cứ nói là tập quán uống rượu bia phổ biến trong dân, nhưng phải xem tập quán đó có tốt không? Các bạn quốc tế rất ngạc nhiên khi thấy dân ta nhậu nhẹt suốt".

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng giải trình, Chính phủ rất phân vân, có ý kiến muốn cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ còn trong máu, hoặc khí thở, nhưng thực tế không thể khả thi vì Việt Nam có tới 21 triệu người có xe máy. "Chúng tôi đã tham khảo quy định của 83 nước về vấn đề này và đưa ra một hạn mức cồn phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông", ông Dũng nói.

Một vấn đề gây tranh cãi khác là độ tuổi của người điều khiển phương tiện. Dự luật mới giữ nguyên quy định hiện hành với phần lớn các phương tiện, chỉ tăng từ 21 lên 24 tuổi đối với tài xế xe khách 10-30 chỗ ngồi; tăng từ 25 lên 27 tuổi đối với tài xế xe khách trên 30 chỗ ngồi. Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng giải thích việc nâng độ tuổi của lái xe khách là nhằm đảm bảo người lái có tâm lý ổn định, có kinh nghiệm để xử lý các tình huống và ứng xử với khách.

Rất ủng hộ quy định này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận bày tỏ: "Tôi đã bỏ một ngày để đi xe buýt, hầu hết tuyến ở Hà Nội, thấy các lái xe trẻ chạy khiếp quá". Ông Thuận còn cho rằng luật cần sửa theo hướng đủ 18 tuổi, thay vì chỉ đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích dưới 50cc. Vì từ 16 đến 18 tuổi vẫn là trẻ em và các nước hầu hết cấm trẻ điều khiển xe máy.

Dự luật quy định: Tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải đảm bảo từ 16 đến 26% để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của giao thông đô thị. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ quỹ đất phù hợp với cấp, loại đô thị.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình: "Dưới 18 tuổi điều khiển xe máy rất nguy hiểm. Đi ra đường, thấy các tài xế trẻ 20-22 tuổi lái xe bạt mạng. Để tranh giành khách, họ phóng nhanh, vượt ẩu và gây ra tai nạn".

Không đồng tình với lập luận trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng xe dưới 50cc rất nhiều loại, nếu cấm cả người đủ 16 tuổi trở lên điều khiển loại này thì e rằng không khả thi. Ông Thi cũng cho rằng không nên nâng tuổi lái xe khách 10-30 chỗ ngồi lên 30 như một số ý kiến vì "hạn chế nhu cầu phát triển năng lực cá nhân".

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng bổ sung: "Trẻ bây giờ phát triển nhanh, 16 tuổi là đủ sức khỏe để điều khiển xe gắn máy". Dẫn ra kinh nghiệm nhiều năm xử án, bà Phóng cho biết trong các loại án tai nạn giao thông thì người gây tai nạn lại không phải trẻ tuổi, mà phần lớn là người già, khả năng xử lý tình huống không nhanh nhạy.

Dự luật giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất vào kỳ họp thứ 3 tới.
 

horkbajir

New Member
1.500 tỷ đồng từ than lậu vào túi ai?
Nếu như theo thông báo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Duy Hưng thì ước lượng mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn than lậu "chảy máu" sang Trung Quốc, gây thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng.

Chúng tôi làm phép tính: Nếu tính trung bình mỗi tàu chở khoảng 1.000 tấn than thì để tải hết 10 triệu tấn than cần tới 1 vạn tàu. Chia tỷ lệ cho số ngày trong năm, bình quân mỗi ngày có gần 30 chiếc tàu tải trọng 1.000 tấn vượt biển sang bên kia biên giới.
Vậy mà lực lượng chức năng ra quân sau nhiều ngày, huy động nhiều lực lượng tập kích mới chỉ bắt giữ được hơn 100 tàu, tương đương số tàu chở than lậu trong 3 - 4 ngày, tức số tàu bị bắt trong lần ra quân mạnh mẽ này cũng chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ so số tàu chở than lậu qua vùng biển này hay là trên thực tế


(bài này khá dài xin đưa link: http://dantri.com.vn/Sukien/1500-ty-dong-tu-than-lau-vao-tui-ai/2008/4/229891.vip)
 

NgocVNPT

New Member
Nhật ký buồn ghi sau các cuộc gặp “quái kiệt nhà giam”
14 tuổi bị 4 người hiếp dâm, vẫn… đòi “tình phí”?


Người viết xin trả lời luôn: khi cô gái tóc vàng đi ở tù với mức án 20 năm vì tội “Hiếp dâm trẻ em” (từ ngữ trong nguyên văn của hồ sơ phạm nhân), thì ai cũng sẽ ngơ ngác tự hỏi, “sao phụ nữ lại đi hiếp dâm được nhỉ”? Thường thì đàn bà, con gái hay là nạn nhân của các cái “phi vụ” đáng sỉ nhục kia.

Khi đàn bà con gái mà hãn hữu lắm phạm cái trọng tội này, thường họ hay vi phạm ở góc độ là người đe dọa, giữ chân giữ tay, bắt trói nạn nhân để “tiếp tay” cho “kẻ xấu” (thường là giống đực)… thực hiện hành vi giao cấu ngoài ý muốn của bị hại. Trường hợp của cô gái tóc vàng Phan Thùy Nhung mang tính điển hình cao độ: cô bé đã phạm tội hiếp dâm một cách bài bản, chuyên nghiệp khi sống trong cuộc tình dục bầy đàn với nhiều người đàn bà và nhiều người đàn ông trong “thế giới riêng tư” của nhà nghỉ.

Xin hãy tỉnh ngộ trước “thế giới ảo diệu” của CHAT

Họ còn quá trẻ con, họ sống ở ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, cả nạn nhân và những kẻ thủ ác đều lang chạ như nhau. Họ đến với nhau và phạm tội thông qua một phương tiện dễ mắc nghiện và dễ gây trượt ngã đệ nhất của giới trẻ đi hoang hiện nay: chat (tôi không rành lắm, tạm hiểu đó là hình thức trò truyện trực tuyến qua mạng internet).

Xin các vị hữu trách, các bậc phụ mẫu hãy khẩn cấp khảo sát, định hướng, chấn chỉnh để cứu những đứa trẻ non nớt lạc loài của chúng ta, bởi chát là một con quỷ dữ thật sự. Giết người, cướp của, hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em, bị bán buôn vào động quỷ và tự vào bán dâm trong động quỷ… rất rất nhiều khi, đều là do chat chít mà ra. Quá nhiều do chát chít mà ra.

Hành động chat và phương tiện giao tiếp hiện đại mang tên “chát” không có tội; nhưng có quá nhiều tội phạm ra đi từ những đêm những ngày chát miên man bất tận của đám trẻ kia. Ăn ở quán chat, ngủ ở quán chat, đi cướp, giết người vì thiếu tiền chat, rồi đến lúc bị bắt cũng ở trong quán chat, tôi và chúng ta, đã gặp hoặc đã đọc quá nhiều về điều đó.

Sao chúng ta không coi chat là một cái gì đáng sợ như ma túy, như bạo lực, như tình dục bệnh hoạn? Không tin tôi, bạn cứ mở các trang pháp luật của những tờ báo ra, bọn trẻ con phạm tội, quá nhiều là do chat. Quá nhiều cô gái bị bán vào động quỷ bên kia biên giới và trong nội địa, nhiều em bé chat chít hẹn hò rồi bị hiếp dâm tập thể ở ngoài cánh đồng, lũ trẻ cùng hãm hiếp rồi ném bé gái lại khi đang mê man, không một mảnh vải che thân.

Bạn có thể đọc “chuyện” này trên báo chí hẳn hoi, thậm chí với các nạn nhân và các thủ phạm có tên tuổi địa chỉ (đôi khi có cả ảnh) rất cụ thể. Chat, toàn là do chat, chat tàn nhẫn, khốc hại đến mức không ai hiểu nổi. Nếu vào trại tù mà khảo sát, bạn sẽ thấy, có quá nhiều tội phạm vị thành niên vướng vào tù tội là bởi chat. Hư hỏng do bừa phứa trên thế giới thượng vàng hạ cám của internet, rồi hẹn hò dục tính rồi tiến tới hiếp dâm hoặc mua dâm “mua bệnh tật”; rồi hết tiền sinh ra cướp của, giết người; rồi bị màn hình máy vi tính bỏ bùa sinh ra… bỏ học.

Sao người lớn chúng ta mãi thờ ơ và mãi chưa chịu công nhận một sự thực quỷ ám đó nhỉ? Internet là công cụ thần kỳ, là một phần khó có thể thiếu của thế giới hiện đại, nhưng với đám trẻ “người lớn - vẫn chưa người lớn hẳn/ trẻ con - sắp hết trẻ con rồi”, “thế giới ảo diệu” của internet cũng là lưỡi gươm ma quái độc địa đệ nhất. Nếu các cháu chưa có sức đề kháng thật sự, các bậc phụ huynh đừng ngụy biện, đừng cả tin mù quáng để rồi vội vàng coi internet là công cụ học tập của con cái mình.

Tôi muốn đi sâu vào trường hợp hiếp dâm trẻ em của cô gái tóc vàng Phan Thùy Nhung để dâng sớ kể tội “chát” và “cận cảnh” cái sự thật: giờ đây, có quá nhiều đám trẻ sống lệch lạc, bầy đàn, như hoang thú, như một nỗi ngượng ngùng của lương tri. Chúng sống trà trộn, rất gần ta, có khi là con cháu, em ún của chúng ta. Chúng có thể những “trẻ nít” mà dường như ngày ngày chúng ta vẫn xoa đầu khen là thơ ngây, ham học, là cửa sổ tiếp nhận thế giới văn minh. Quặn xót thay. Nhiều người chết đứng là bởi cái lẽ thơ ngây con trẻ ấy.

Cô bé 14 tuổi bị 4 chàng hiếp dâm, vẫn… đòi “tình phí”?

Sinh năm 1985, Nhung bị bắt khi mới 19 tuổi, người lại bé con con, mặt non choẹt nên cả phân trại nữ của trại giam số 5 (Cục V26, Bộ Công an) gọi em là Nhung “chíp”. Không biết là “giang hồ” từ năm nào, nhưng khi 18 tuổi, Nhung đã là một đại ca trong giới trẻ đi hoang, đi bụi, dạt nhà ra sống với quán “nét”, ăn chat ngủ chat, làm tình cũng chat. Hộ khẩu thường trú ở phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; thường sống ở Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Nhung bị bắt là do chat. Tù 20 năm là do chat.

Không tiền án, không tiền sự, Nhung sống giữa lòng Thăng Long vạ vật, nhưng em chỉ học hết lớp 8 rồi bỏ thẳng. Rồi ngày càng bồi đắp thêm cho mình cái sự trác táng, lưu manh, chat là đường máng ma quái làm em trượt ngã. Nhung là “đàn bà con gái”, tí tuổi đầu đã xí xớn thạo chuyện giường chiếu cùng một lũ “nhí” đầu trâu mặt ngựa gồm: Tân, Phúc, Nam, Huy, Phúc. Cả đám bị ra tòa, vì hiếp dâm trẻ em.

Theo dõi câu chuyện có dấu triện, có văn bản của các vị Bao Công đọc trước công đường của Tòa án nhân dân TP Hà Nội hẳn hoi sau đây, bạn sẽ thấy một sự kinh khủng ngoài sức tưởng tưởng (hồ sơ này, hiện cũng lưu ở trại giam số 5, Thanh Hóa). Lời trích nguyên văn ở bản án, có kèm theo lời bình chú của người viết để độc giả tiện theo dõi:

Khoảng 2 giờ sáng ngày 7 tháng 12 năm 2004, Trần Ngọc My, 17tuổi; Trần Ngọc Hoa (14 tuổi) và Vũ Thanh Hoa (14 tuổi) cùng chơi điện tử tại cửa hàng 23, phố Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội. (Trời ơi, không hiểu bố mẹ các cháu còn sống hay đã chết, ông bà các cháu còn sống hay đã chết, nhưng lúc 2 giờ sáng, cái giờ của cánh vạc ăn sương ấy, các các bé gái 13 và 14 tuổi vẫn ào ào đi chat chit với nhau. Mà cái quán đó, sao lại mở cửa vào giờ đó, quy định nào cho mở cửa, dụ trẻ em chat thâu đêm suốt sáng như thế?) .

Chưa hết, khi các bé My, Hoa hết tiền để trả tiền chat (tiền trả cho chủ quán kinh doanh internet). Do không có tiền, nên Vũ Thanh Hoa đã chat trên mạng, gọi Hà Minh Tân đến trả tiền hộ (gọi là “cứu net”). Lúc đó, Tân đang chat ở hàng internet ngõ Tự Do, Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội cùng Phan Thùy Nhung và đồng bọn (hóa ra, đêm về, bọn trẻ tất tật đều ở quán net!). Tân bèn rủ cả hội đi trả tiền hộ cho Hoa.

Tân vào trả, hết 24.000 (hai mươi bốn nghìn Việt Nam đồng), rồi nhân tiện rủ ba cô gái quá trẻ con đi chơi. Họ gọi taxi. Tân bảo lái xe chở tất cả bọn về nhà nghỉ ở Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. Tân vào gặp anh Quản Xuân Vượng, là nhân viên lễ tân của nhà nghỉ, thuê 3 phòng 201, 201 và 502. Vì quen biết anh Vượng (đến nghỉ nhiều lần rồi!) nên khi cả bọn vào nghỉ, anh Vượng không yêu cầu mọi người xuất trình giấy tờ tùy thân (nếu xuất trình, anh Vượng, nếu tử tế, có thể ngăn chặn được một vụ tình dục bầy đàn, với sự tham gia hoặc bắt buộc hoặc tự nguyện của trẻ vị thành niên, ngăn chặn được dăm bảy đứa trẻ phải đi ở tù nhiều năm vì tội hiếp dâm trẻ em. Nhưng ngăn ở nhà nghỉ này họ đi nhà nghỉ khác,hoặc ra… bờ đê - thì cũng thế).

Lại nói chuyện Trần Ngọc My, trên xe taxi đến nhà nghỉ, My thấy Giang (một tên trong nhóm của Tân) mang dao, nên My rất sợ hãi. Khi mọi người đã vào nhà nghỉ, Nam và Phúc đã ra quán intenet trên đường Đê La Thành, chat gọi Doãn Việt Huy đến nhà nghỉ Hoàng Cầu để… “hiến hưởng con mồi” trẻ (hình như bọn trẻ lúc nào cũng trên mạng, muốn gọi đứa nào đi làm việc gì, chỉ cần online là OK!).

Nam đưa Vũ Thanh Hoa lên phòng nghỉ số 502 để “nói chuyện”. Còn Nhung và hai cô bé My, Hoa cùng 4 thằng “đàn ông trẻ con” kia cùng ở phòng 201. Nhung cho gọi My sang phòng 202 với tên Đức Phúc. Khi Hoa vừa “sắp xếp” xong, ra khỏi phòng, lập tức Đức, Phúc chốt cửa, lột quần áo, rồi giao cấu với My, My chống cự lại nhưng không được.

Lúc đó, Tân, Huy cũng lại nói với “người phân công công việc” (như kiểu má mì) Phan Thùy Nhung rằng: “Muốn ngủ với Trần Ngọc Hoa” (từ ngữ nguyên văn). Khi thấy My và Đức Phúc ra khỏi phòng 202 rồi (xong việc!), phòng bắt đầu rỗi rãi rồi, Nhung bèn cho gọi Ngọc Hoa sang phòng 202! Tân và Huy đi theo. Nhung bắt đầu đe dọa cô bé 14 tuổi Ngọc Hoa, “mày đã bị con gái chat trên mạng đánh chưa”. Hoa trả lời “chưa” thì Nhung nói tiếp: “Mày có chiều được hai ông anh tao không”, Ngọc Hoa sợ bị đánh nên phải để cho Tân giao cấu. Nhung và Huy sang phòng 201. Nhung và Huy kể lại chuyện con Hoa nó sợ quá phải cho thằng Tân giao cấu, lúc đó, Hồng Phúc đang ở trong phòng, nghe và biết chuyện nên không nói gì.

Khi Tân giao cấu với Ngọc Hoa xong, bèn đi ra. Thì Huy tiếp tục vào giao cấu với Ngọc Hoa. Biết Hoa sợ hãi không chống cự lại, Nam và Đức Phúc tiếp tục giao cấu với Ngọc Hoa (thế là cả thảy, nhốt Hoa trong một căn phòng, lần lượt 4 con “đực” cùng giao cấu với Hoa).

Đến trưa ngày hôm đó, rồi đến đầu giờ chiều (trích nguyên văn bản án lưu trong hồ sơ): “Nam muốn giao cấu với My, Nam kéo My ra khỏi tay Huy (My đang nằm với Huy ở giường), My không đồng ý thì Nam liền túm tóc, tát My hai cái vào mặt, cả bọn can ngăn thì Nam không đánh My nữa. Hồng Phúc ở đó,chứng kiến sự việc, sau đó Hồng Phúc và mọi người sang phòng 501, chỉ còn Nam và My ở phòng 502. Nam đòi giao cấu với My, My sợ nên phải cho Nam giao cấu. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, tất cả cùng ra khỏi nhà nghỉ về nhà”. (Thế là My cũng qua tay 3 gã trai, chỉ trong khoảng chục tiếng đồng hồ).

Sau đó 3 ngày, Trần Ngọc Hoa và Trần Ngọc My đến công an tố cáo hành vi phạm tội của Phan Thùy Nhung và đồng bọn. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng cùng nhận tội y như phần đã trích kỹ càng ở trên. Chỉ có điều rằng, các bé con 14 tuổi, vị thành niên, trong giấy “chứng thương” của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thì đều có “màng trinh rách cũ”.

Nghĩa là dù bị hiếp hay không phải bị hiếp, thì các “cháu” cũng không phải là quan hệ tình dục lần đầu tiên, còn lần thứ bao nhiêu thì có trời mà biết được. Câu hỏi đặt ra, thế cháu bắt đầu biết chuyện giường chiếu từ năm mười mấy tuổi? Ít nhất, theo bản án, Hoa đã bị 4 tên thay nhau giao cấu. Sự kháng cự của Hoa hình như cũng không quyết liệt lắm, từ quán “nét”, rủ đi nhà nghỉ “đi ngay” không gợn chút lăn tăn, lên nhận phòng, không ai khống chế, gặp nam lễ tân chia phòng hẳn hoi, cũng không kêu cứu.

Bị “hãm hiếp” liên tục, về nhà, 3 ngày sau mới tố cáo, mà tố cáo rồi cũng là đòi bồi thường “thiệt hại” là 20 triệu đồng! Riêng “bé My” thì yêu cầu con số là 40 triệu đồng. Thật khó hiểu cho các bé gái tuổi “teen” thân mến của chúng ta. Đau hơn cả sự hãm hiếp về nhân cách, về xác thịt, là cái chỗ không hiểu nổi đó, thưa quý vị.

Lời hiệu triệu các bậc phụ huynh: “Hãy tỉnh lại đi”

Tôi ngồi với Nhung, nhiều người trong đoàn của đi thực tế trại giam tôi đi qua, ngó cô gái xinh xẻo, tóc vàng, chíp chíp rồi hỏi Nhung: “Cháu xinh thế, tội gì?”, Nhung thản nhiên “Cháu phạm tội hiếp dâm”. Ai cũng tròn mắt, “Gì?!, cái gì?!”. Nhung mủm mỉm cười quay đi, hồn nhiên như cô bé đánh bi đánh đáo, chứ không phải là một người đàn bà từng trải ngoài… 20 tuổi.

Ở Nhung, có một sự “ngớ ngẩn”, rất rành những thứ hư hỏng đường phố, nhưng chả hiểu gì về các giá trị thật sự Người, sự ngơ ngẩn đó hình như nó mang tính “thế hệ” nào đó chăng?

Bản án nghiêm khắc cho các cô cậu bé tuổi còn nhỏ mà hư đốn đến mức không tưởng tượng được đã được tuyên. 20 năm tù cho riêng Nhung, đồng bọn của Nhung hầu hết đều hơn 10 năm tù. Tôi trích lại cái bản án, không phải để giật gân câu khách, không phải để thỏa trí tò mò của những người hiếu kỳ, mà từ sâu thẳm, thực lòng, tôi muốn độc giả hãy tận mục những câu chuyện quá quen thuộc của không ít người trẻ, trong khi người lớn chúng ta cứ “mắt cho Ô mồm chữ O” không chịu tin vào sự thật không hề cá biệt kia.

Kể câu chuyện này, tôi biết, nhiều bạn trẻ mê chat và mê hưởng lạc trong nhà nghỉ sẽ cười tôi rằng có thế mà cũng ngạc nhiên. Còn nhiều bậc phụ huynh sẽ chết đứng. Báo chí từng đăng tải, cuộc sống bầy đàn của nhiều thiếu gia và tiểu thư khuê các hiện nay đã được các thám tử tư bí mật ghi hình lại rồi (theo hợp đồng với cha mẹ các cháu); các cô cậu học trò toàn ôn bài tập thể, ôn bài không manh áo quần trong nhà nghỉ. Chúng ta phải làm gì?

Những lời khai trần trụi của đám trẻ “cứu net” trước tòa, được ghi trong bản án để rồi các cậu bé, cô bé nương theo bản án vào ở tù kia, thật đến mức không thể thật hơn, thuyết phục đến mức không thể không gì thuyết phục hơn. Đằng sau sự “thuyết phục” đó là gì?

Là lời hiệu triệu, chúng ta hãy cứu lấy cái tương lai của chúng ta (đám trẻ). Tôi cũng đã hơn một lần viết trên báo chí về những cuộc tình dục bầy đàn nguyên thủy của trẻ vị thành niên, tôi đã nhiều lần vào nhà tạm giam gặp chúng, nghe điều tra viên nói, nghe lời khai của chúng. Hầu hết bọn chúng giết người, cướp của để lấy tiền… đi nhà nghỉ và chat, chat để hẹn hò đi nhà nghỉ. Cô bé Quỳnh xinh đẹp, cướp xong, cầm con dao vấy máu về, đặt ở đầu giường ga đệm trắng muốt của nhà nghỉ, rồi lại tình dục tập thể. Lúc ra tòa, em vẫn mặc áo có phù hiệu nữ sinh trung học…

Nếu Nhung là một “quái kiệt nhà giam” đáng sợ, thì tôi nghĩ, các bị hại cũng thật là đáng trách lắm. Bố mẹ các em cũng đáng trách lắm. Hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em là đáng lên án, là sai, là đáng ở tù ngàn lần. Nhưng, “bị hại” như thế thì cũng là “kẻ cắp bà già gặp nhau rồi”. Câu chuyện của Nhung, của Hoa, của My và các cậu bé lệch lạc nhân cách trên, cũng là câu chuyện của nhiều người trẻ xung quanh chúng ta.

Cần phẫu thuật, cần nhìn thẳng thắn vào vấn đề, thì chúng ta mới còn dám hy vọng ở những người trẻ như thế, và để chúng ta không còn phải gạt nước mắt “đúc” ra những người trẻ tồi tệ như thế nữa.

(Theo tintuconline.vietnamnet.vn)​

Thật không biết giờ giới trẻ suy nghĩ thế nào nữa :O:O:O
 

CongNam

New Member
Bà chị phương anh này đầu óc cũng phong phú nhỉ, chuyện gì cũng biết hết. Bó tay cho bà chị già của mình luôn.:|
 

salemgtvt84

New Member
Bà chị phương anh này đầu óc cũng phong phú nhỉ, chuyện gì cũng biết hết. Bó tay cho bà chị già của mình luôn.:|

:O...:O....Chít òi...chít òi....chị PA ơi, có bác dám nói hết chuyện thâm cung bí sử ra nè....Già là sao....Bem...bem...bem ngay....chị PA ơi....:D
 

The_dealth1405

New Member
Chuyện bên lề về chàng trai vô địch Olympia

Cậu học trò trường THPT Tăng Bạt Hổ kể, phương châm của Vũ là "ăn ngon, ngủ nhiều, tắm sạch" giúp tinh thần sảng khoái để không bị mất điểm bởi những câu "biết rõ mà tới đó lại quên".


Khi vào vòng chung kết, gần như cả gia đình đều “luyện thi” cùng Vũ. Mẹ cậu xem Olympia chăm chỉ hơn, ghi tất cả những câu hỏi hay vào một cuốn sổ làm tư liệu cho con, bố cập nhật thông tin qua sách báo còn ông bà ngoại luôn đảm bảo cho Vũ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Xa đất võ Bình Định trong mấy ngày Vũ nhớ nhất món ruột do bà ngoại nấu là thịt gà om và lòng lợn xào nghệ. Ra Hà Nội, ấn tượng với món bún thang, cậu bổ sung ngay tức khắc món ăn hấp dẫn này vào danh sách các món yêu thích.

Vũ tâm sự, trong cuộc thi, ba là người có ảnh hưởng rất lớn đối với Vũ. Nhớ lời ba dặn: "Phải biết tư duy để tìm ra cốt lõi của vấn đề, từ đó suy luận những cái mình chưa biết", Vũ đã chinh phục được đường lên đỉnh nhờ vào sự phán đoán logic. Đó là lý do vì sao trên một diễn đàn, Vũ dẫn đầu với tỷ lệ bình chọn 35,6 % và được giáo sư sử học Lê Văn Lan, một thành viên kỳ cựu của ban cố vấn, "đặt cược" tấm vé vô địch.

Vũ tự nhận thấy mình là người rất may mắn vì kể từ khi tham gia diễn đàn Olympia cậu học hỏi được nhiều điều. Tham gia khá nhiều màn đố vui trên mạng giúp Vũ có phản ứng rất nhanh. Khi MC Khánh Chi chưa đọc xong câu hỏi, em đã nhấn nút tìm ra câu trả lời.

Vũ tâm sự: "Kỳ thi Olympia là một kỷ niệm tuyệt vời của tuổi học trò mà em sẽ mãi mãi không quên". Thích không khí căng thẳng, kịch tính nhưng rất hấp dẫn trong đường lên đỉnh, từ năm lớp 4 cậu đã chăm chú theo dõi cuộc thi trí tuệ này, dù lúc đó số câu trả lời đúng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thần tượng anh Nguyễn Thành Vinh, một trong những người đã giành vòng nguyệt quế vì vẻ đẹp trai, học giỏi và rất tài năng, Vũ không ngờ mình cũng có cơ hội bước đến bục vinh quang như anh.
Với Vũ, cả 3 người bạn đồng hành leo núi trong vòng thi chung kết sáng 27/4 đều là những đối thủ đáng gờm và để lại những ấn tượng khác nhau. Hiếu có kiến thức rất rộng, Duy luôn bình tĩnh và đặc biệt Tấn là một người rất nhạy bén. Vũ tin chắc rằng cả 3 bạn đều là những người nhiệt tình, bản lĩnh và chắc chắn sau này sẽ là những người "rất lớn".

Say mê với các phản ứng hóa học, Vũ dự định sẽ theo ngành hóa học của trường Swimburn (Australia) và ước mơ làm thầy giáo trở thành đồng nghiệp với ba. Bên cạnh những cuốn sách "Vì sao lại thế", "Những điều có thể bạn chưa biết" thì truyện "Đường dẫn đến khung thành" và bộ phim hoạt hình "Tom và Jerry" là những người bạn thân thuộc của Vũ. Lúc rảnh rỗi cậu thường đi chơi với bạn bè hoặc hoặc nghêu ngao hát một mình.

"Thông minh và ham học hỏi " là những lời nhận xét của các bạn cùng lớp về anh chàng lớp trưởng hiền lành. Vũ trích một phần của giải thưởng trị giá 20 triệu cho quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội vì từ nhỏ đã được gia đình dạy, phải sống thật tốt, sống phải biết thương người. "Học đến cùng, làm cho đúng" là phương châm mà cậu học trò đất võ luôn tâm niệm.
 

The_dealth1405

New Member
Giá gạo tại Hà Nội cũng tăng vọt

Từ trưa 27/4 đến 9h sáng nay, nhiều siêu thị trên địa bàn Hà Nội trong tình trạng "cháy" hàng. Không tin vào việc thiếu gạo, nhưng người dân vẫn mua tích trữ, trong khi tại các chợ, giá tăng mỗi nơi một khác.


Biến động trên thị trường gạo TP HCM đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường miền Bắc. Sáng nay, hầu hết gạo tại chợ Ngọc Hà đều tăng 10%: Gạo Bắc Hương tăng từ 16.000 lên 18.000 đồng một kg, Tám Thái nhập khẩu 18.000 lên 22.000 đồng, Tám Hải Hậu hơn 20.000 đồng. Gạo Tám Thái trồng trong nước giá bán khác nhau, tại chợ Hôm 15.000 đồng, chợ Thành Công, Trung Hòa 17.000 đồng. Gạo Nếp tăng ít hơn, đang đứng ở 17.000–18.000 đồng một kg; gạo tẻ thường 15.000 đồng.
Tình hình vụ đông xuân ở phía Bắc không thành công như phía Nam. Cô Liên, một nông dân ở huyện Đông Anh lên bán gạo ở chợ Ngọc Hà cho hay: “Do thời tiết cuối năm qua và đầu năm nay khắc nghiệt nên phải đợi thời tiết ấm hơn, chúng tôi mới gieo cấy lúa. Do đó vụ đông xuân và vụ chiêm này thu hoạch có thể chậm hơn so với mọi năm. Thời điểm này lúa tại nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ còn chưa trổ bông”.

Tới chợ Hàng Da, Cầu Giấy, nhiều sạp gạo còn không để biển giá. Hỏi nguyên nhân thì chủ hàng giải thích: "Giá gạo biến động từng ngày từng giờ, hôm qua giá khác, nay lại giá khác nên chán chẳng buồn ghi, khách hỏi thì đáp giá thôi". Một số người làm bún quanh chợ đang lo: "Chúng tôi hay làm bún từ gạo 203 nhập trong Nam, trước có giá 8.000 đồng, nay đã tăng lên 11.000 đồng, kéo theo giá bún tăng 8.000 đồng một kg".
Ngoại trừ những trường hợp người bán cố đẩy giá lên cao để tạo "cơn sốt", nhìn chung hầu hết các loại gạo đều tăng giá nhẹ.

Tại siêu thị Intimex (Lý Thái Tổ) và Hapro Food (Giảng Võ), các sạp gạo đều trống không, chẳng còn túi nào sót lại. Chị Thu Lan - nhân viên siêu thị Intimex cho biết: "Gạo đã "cháy" hàng từ hôm qua, đến chiều nay chúng tôi mới nhập hàng về". Điều trái ngược là giá gạo tại siêu thị rẻ hơn thị trường khá nhiều, từ 14.000-16.000 đồng một kg gạo Tám Thái; 12.000-13.000 đồng một kg gạo Bắc Hương... Theo chị Lan, mỗi tuần siêu thị thường nhập gạo 2 lần, nhưng đợt vừa rồi mới lấy hàng thứ 6 thì thứ 7 đã hết sạch. Hôm nay đầu tuần nhưng bên cung cấp vẫn chưa mang hàng tới. Chị cũng cho hay, giá gạo trong siêu thị rẻ hơn là bởi siêu thị nhập giá gốc từ nhà cung cấp, và không có tình trạng tự ý đẩy giá lên như các sạp hàng tại chợ dân sinh.

Còn chị Mai Trang - nhân viên siêu thị Hapro Food nói: “Hôm qua là ngày cuối tuần, người dân đi mua sắm nhiều hơn. Trong lúc đang sốt giá gạo, nhiều gia đình đã mua 10-20 kg về tích trữ. Các loại gạo có chất lượng như Bắc Hương, Tám Hải Hậu, Xi dẻo... bán rất chạy".

Nhiều người tin rằng dù giá gạo đang nhiều biến động nhưng về cơ bản thì tình trạng “sốt ảo” sẽ không kéo dài, vì Chính phủ đã có biện pháp bình ổn. Hơn nữa, bây giờ chưa phải là mùa thu hoạch. Khoảng 2-3 tháng tới, miền Bắc vào mùa gặt, giá gạo sẽ không tăng, thậm chí còn giảm.

Ít người tin rằng việc thiếu gạo có thể xảy ra, nên tỏ ra ít tâm lý lo lắng hơn người tiêu dùng phía Nam. Có nói nếu nhà hết gạo thì mới mua, nếu không cứ bình tĩnh, đợi một thời gian ngắn nữa có thể giá gạo sẽ giảm trở lại.
 

The_dealth1405

New Member
Hai tàu hỏa lao vào nhau ở Trung Quốc, 66 người chết

Một tàu hỏa cao tốc nhảy bật khỏi đường ray rồi lao vào một tàu hành khách khác ở miền đông Trung Quốc mờ sáng nay, giết chết ít nhất 66 người và làm bị thương hơn 400 người.


70 người đang trong tình trạng nguy kịch. Vụ tai nạn xảy ra lúc 4h40 sáng nay ở tỉnh Sơn Đông. 10 toa đầu tiên của đoàn tàu cao tốc đã lật nhào và lăn xuống mương.

Tàu cao tốc đang trên đường từ Bắc Kinh đi thành phố Thanh Đảo. Đoàn tàu thứ hai đang đi từ Sơn Đông để tới Giang Tô
Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến tàu cao tốc trật bánh. Các bức ảnh chụp hiện trường cho thấy nhân viên cứu hộ kéo các hành khách ra khỏi những toa tàu bịlật. Những hành khách còn sống sót nằm la liệt trên ga trải giường được lấy ra từ những toa nằm, ngay bên cạnh đống đổ nát và những toa tàu vặn vẹo.

Không rõ tổng cộng có bao nhiêu người trên hai đoàn tàu. Hầu hết hành khách đều đang ngủ khi tai nạn xảy ra.

"Chúng tôi đang ngủ thì tai nạn ập đến", một phụ nữ 38 tuổi nói. Cô đang đi cùng con gái 13 tuổi trên tàu cao tốc. Cả hai may mắn không hề hấn gì va thoát khỏi toa tàu qua một lỗ hổng khổng lồ trên sàn toa.

Các nhân chứng và một phát ngôn viên chính phủ cho hay thương vong trong tai nạn này khá nặng, và một số toa tàu đã bị lật xuống mương.

Các bức ảnh đăng trên cổng thông tin sina.com cho thấy những toa tàu bị lật úp, các nhân viên cứu hộ đi lại quanh các hành khách được quấn trong chăn màu trắng. Báo địa phương cho biết hôm nay là ngày các tàu bắt đầu chạy theo lịch trình mới.

Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Liu Zhijun đã tới hiện trường vụ tai nạn để chỉ huy công tác cứu hộ.
 

O2XDAEXEC

New Member
Giá gạo tăng là do mọi người tin lời đồn thổi của ai đó nên kéo theo những người khác thôi,làm gì mà có chuyện VN thiếu gạo..VN là đất nước nông nghiệp làm chủ đạo,nếu VN thiếu gạo thì chắc chẳng còn VN nữa đâu...Việc này xuất phát từ lời truyền miệng của những người không có ý thức và những người nghe theo là những người không có suy nghĩ...X-(X-(X-(
 

PhuongAnh

New Member
10 lý do ngăn cản bạn làm giàu

Hẳn bạn vẫn nghĩ lý do duy nhất khiến bạn không trở thành tỉ phú vì bạn không kiếm được nhiều tiền. Nhưng thực tế, đối với hầu hết mọi người, thu nhập không phải là lý do chính quyết định họ có trở thành tỉ phú hay không.

Cách sử dụng đồng tiền trong cuộc sống hằng ngày mới là nguyên nhân chính. Và có đến 10 lý do ngăn cản con đường làm giàu của bạn đấy!

Quá quan tâm đến suy nghĩ của hàng xóm

Nhà hàng xóm mới sắm cái ti vi LCD vài chục triệu, thế là bạn cũng lùng sục bàn với chồng, nhất định cuối tuần phải rước cái LCD về đặt ở phòng khách? Sai lầm. Nếu bạn đang cạnh tranh với họ xem ai nhiều của cải hơn, bạn đang phí tiền mua những thứ xa xỉ thay vì nên tích trữ và tự làm giàu cho chính mình.

Không đủ kiên nhẫn

Hãy cảnh giác với những chiếc thẻ tín dụng. Chúng ra đời giúp bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền thực có. Nhưng nếu bạn dùng thẻ tín dụng chỉ vì không thể chờ đến khi đủ tiền mua sắm, bạn đang làm giàu cho người khác và tự “chôn” mình dưới hố nợ.

Những thói quen xấu

Shopping, ăn tiêu xa xỉ, hút thuốc, uống rượu, mê đánh bạc... là những thói quen xấu làm thâm thủng ngân sách. Mức độ “tàn phá” của những thói quen tai hại này luôn vượt xa chi phí trước mắt. Như hút thuốc chẳng hạn, một điếu thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bạn và kéo theo là sự sụt giảm khả năng kiếm tiền. Hay như “căn bệnh” nghiền shopping của giới chị em, chất một đống đồ trong tủ cho thoả cơn nghiền, không những làm hao ngân sách mà còn tốn thời gian cho những kế hoạch và mục tiêu làm giàu của bạn.

Không có mục tiêu sống

Nếu không có mục tiêu làm giàu, bạn sẽ không có cơ hội làm giàu. Làm giàu không đơn giản là chỉ suy nghĩ hoặc nói to: “Tôi muốn thành tỉ phú”. Bạn nên dành chút thời gian để lên kế hoạch đầu tư hằng năm cũng như phương hướng thực hiện những dự tính của mình.

“Thống kê cho thấy nguy cơ bị sét đánh cao gấp nhiều lần cơ hội trúng số. Tham vọng làm giàu nhanh chóng có thể đẩy bạn vào tình huống ngược lại!”.

Chưa chuẩn bị tốt

Những chuyện tồi tệ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu chưa chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất bằng cách mua bảo hiểm thích hợp, sự giàu có bạn dày công xây dựng có thể đội nón ra đi.

Quá nóng vội


Sự giàu có không từ trên trời rơi xuống. Đừng nghĩ rằng trúng số là điều dễ xảy ra! Thống kê cho thấy nguy cơ bị sét đánh cao gấp nhiều lần cơ hội trúng số. Tham vọng làm giàu nhanh chóng có thể đẩy bạn vào tình huống ngược lại!

Dựa dẫm người khác

Không ít người cho rằng mình ít kiến thức về đầu tư nên luôn nghe theo chỉ dẫn của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền và kế hoạch họ vạch ra cho bạn có thể mang lợi cho họ nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên, những ý tưởng mới nhưng hãy là người quyết định cuối cùng việc đầu tư của chính mình!

Đứng núi này trông núi nọ


Nghe người khác kể chuyện họ đầu tư kiếm được nhiều tiền, bạn lập tức lao theo. Nên nhớ rằng họ đầu tư thành công vì họ hiểu rõ lĩnh vực ấy và biết cách đầu tư hiệu quả. Quăng tiền vào những nơi mà chính bạn không hiểu làm thế nào để kiếm tiền thì cũng như quăng tiền ra cửa sổ.

Luôn e sợ

Bạn sợ rủi ro nên khư khư giữ tiền trong ngân hàng. Nhưng đừng quên rằng đồng tiền mất giá từng ngày, lạm phát chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm. Sợ mất tiền có thể khiến bạn nghèo đi trông thấy.

Bỏ lơ tài chính


Một sai lầm rất phổ biến là tự cho mình đã kiếm đủ và tài chính sẽ tự sinh sôi. Làm giàu phải được vạch kế hoạch cụ thể và không xảy ra một cách thần kỳ với bất cứ ai.
 

NgocVNPT

New Member
10 lý do ngăn cản bạn làm giàu


Hẳn bạn vẫn nghĩ lý do duy nhất khiến bạn không trở thành tỉ phú vì bạn không kiếm được nhiều tiền. Nhưng thực tế, đối với hầu hết mọi người, thu nhập không phải là lý do chính quyết định họ có trở thành tỉ phú hay không.

Cách sử dụng đồng tiền trong cuộc sống hằng ngày mới là nguyên nhân chính. Và có đến 10 lý do ngăn cản con đường làm giàu của bạn đấy!

Quá quan tâm đến suy nghĩ của hàng xóm

Nhà hàng xóm mới sắm cái ti vi LCD vài chục triệu, thế là bạn cũng lùng sục bàn với chồng, nhất định cuối tuần phải rước cái LCD về đặt ở phòng khách? Sai lầm. Nếu bạn đang cạnh tranh với họ xem ai nhiều của cải hơn, bạn đang phí tiền mua những thứ xa xỉ thay vì nên tích trữ và tự làm giàu cho chính mình.

Không đủ kiên nhẫn

Hãy cảnh giác với những chiếc thẻ tín dụng. Chúng ra đời giúp bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền thực có. Nhưng nếu bạn dùng thẻ tín dụng chỉ vì không thể chờ đến khi đủ tiền mua sắm, bạn đang làm giàu cho người khác và tự “chôn” mình dưới hố nợ.

Những thói quen xấu

Shopping, ăn tiêu xa xỉ, hút thuốc, uống rượu, mê đánh bạc... là những thói quen xấu làm thâm thủng ngân sách. Mức độ “tàn phá” của những thói quen tai hại này luôn vượt xa chi phí trước mắt. Như hút thuốc chẳng hạn, một điếu thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bạn và kéo theo là sự sụt giảm khả năng kiếm tiền. Hay như “căn bệnh” nghiền shopping của giới chị em, chất một đống đồ trong tủ cho thoả cơn nghiền, không những làm hao ngân sách mà còn tốn thời gian cho những kế hoạch và mục tiêu làm giàu của bạn.

Không có mục tiêu sống

Nếu không có mục tiêu làm giàu, bạn sẽ không có cơ hội làm giàu. Làm giàu không đơn giản là chỉ suy nghĩ hoặc nói to: “Tôi muốn thành tỉ phú”. Bạn nên dành chút thời gian để lên kế hoạch đầu tư hằng năm cũng như phương hướng thực hiện những dự tính của mình.

“Thống kê cho thấy nguy cơ bị sét đánh cao gấp nhiều lần cơ hội trúng số. Tham vọng làm giàu nhanh chóng có thể đẩy bạn vào tình huống ngược lại!”.

Chưa chuẩn bị tốt

Những chuyện tồi tệ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu chưa chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất bằng cách mua bảo hiểm thích hợp, sự giàu có bạn dày công xây dựng có thể đội nón ra đi.

Quá nóng vội


Sự giàu có không từ trên trời rơi xuống. Đừng nghĩ rằng trúng số là điều dễ xảy ra! Thống kê cho thấy nguy cơ bị sét đánh cao gấp nhiều lần cơ hội trúng số. Tham vọng làm giàu nhanh chóng có thể đẩy bạn vào tình huống ngược lại!

Dựa dẫm người khác

Không ít người cho rằng mình ít kiến thức về đầu tư nên luôn nghe theo chỉ dẫn của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền và kế hoạch họ vạch ra cho bạn có thể mang lợi cho họ nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên, những ý tưởng mới nhưng hãy là người quyết định cuối cùng việc đầu tư của chính mình!

Đứng núi này trông núi nọ


Nghe người khác kể chuyện họ đầu tư kiếm được nhiều tiền, bạn lập tức lao theo. Nên nhớ rằng họ đầu tư thành công vì họ hiểu rõ lĩnh vực ấy và biết cách đầu tư hiệu quả. Quăng tiền vào những nơi mà chính bạn không hiểu làm thế nào để kiếm tiền thì cũng như quăng tiền ra cửa sổ.

Luôn e sợ

Bạn sợ rủi ro nên khư khư giữ tiền trong ngân hàng. Nhưng đừng quên rằng đồng tiền mất giá từng ngày, lạm phát chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm. Sợ mất tiền có thể khiến bạn nghèo đi trông thấy.

Bỏ lơ tài chính


Một sai lầm rất phổ biến là tự cho mình đã kiếm đủ và tài chính sẽ tự sinh sôi. Làm giàu phải được vạch kế hoạch cụ thể và không xảy ra một cách thần kỳ với bất cứ ai.

Mình bị mắc 4 trong các lý do trên rồi! Bảo sao mãi không giàu :O
 

thinh777

New Member
Mũ bảo hiểm ?

Dễ thủng đầu vì ốc vít của "nan"

thungdau].jpg


Mấy tuần qua, thị trường mũ bảo hiểm (MBH) xuất hiện một loại “cực độc”: Thiết kế kiểu nan quạt nên có thể gập lại rất nhỏ gọn. Tuy nhiên, loại mũ này không thể giảm chấn thương, ngược lại có thể gây tử thương!
Có thể thu nhỏ...
Sáng 27/4, tại ngã tư Phố Huế - Nguyễn Công Trứ (Hà Nội), tấm biển “mũ bảo hiểm siêu gọn”, “mũ bảo hiểm gập”... được chủ cửa hàng trưng lên, đập vào mắt người đi đường.
Chị chủ hàng vừa cẩn thận quét bụi trên mấy chiếc mũ vừa giải thích: “Mới nắng lên mấy hôm mà đã lắm người đến hỏi mũ bảo hiểm siêu nhẹ thế cơ chứ. Mùa đông, mấy loại mũ cồng kềnh, có xốp dày còn bán được, giờ tôi phải nhập loại mũ một lớp này mới ăn khách. Hiện nhiều người chưa biết loại này nhưng mà tiện lợi lắm đấy”.
Nói rồi, chị chủ hàng với tay trên giá hàng lấy chiếc mũ nhựa mỏng màu hồng. Chiếc mũ có thể gập vào, kéo ra tuỳ thích. Nếu kéo ra phía sau, chiếc mũ chẳng khác gì loại mũ bảo hiểm bình thường mà người tiêu dùng vẫn đang sử dụng. Khi cất giữ, chỉ việc gập vào như kiểu xếp nan quạt khiến chiếc mũ gọn lại đến một nửa.
Theo chị chủ hàng, mũ này là hàng Việt Nam, được đăng kí tiêu chuẩn hẳn hoi. Giá bán dao động từ 80.000- 90.000 đồng/ chiếc.
Theo khảo sát của phóng viên, loại mũ này hiện chưa xuất hiện nhiều ở Hà Nội. Nhiều chủ cửa hàng còn đùa “mũ gập lại được thì thà đội mũ vải còn hơn chứ khi ngã, nó chống đỡ va đập thế nào được”.
Một nhân viên cửa hàng số 125 Phố Huế cho biết, vì mũ có kiểu dáng mới nên bán còn khá chậm vì thế không nhập về. Mặc dù Phố Huế là “thủ phủ” của hàng trăm kiểu dáng mũ bảo hiểm nhưng chỉ vài cửa hàng ở phố này có loại mũ “siêu gọn” này.
Tại các cửa hàng khác trong thành phố, khi được chúng tôi hỏi về mũ này ai nấy đều lắc đầu. Ở ngã tư Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), dãy cửa hàng mũ bảo hiểm luôn “tiên phong” trong việc chịu khó tìm tòi những phát kiến mới cho chiếc mũ bảo hiểm cũng khá ngạc nhiên khi thấy chúng tôi hỏi về loại mũ có thể gập được. Chị khẳng định, mình có biết loại mũ này nhưng chưa nhập được.

Đẹp, tiện lợi, nhưng... còn mạng sống ?!

Thân mũ bảo hiểm nan quạt là một lớp nhựa mỏng, có 3 mảnh được bắt chặt với nhau bằng dãy ốc vít inox ở hai bên tai. Thường thì mũ bảo hiểm an toàn cho người đội bởi lớp xốp gắn chặt phía trong. Nhưng chỉ cần mắt thường cũng nhận thấy, phía trong chiếc mũ nan quạt này chỉ có một mảng da đen viền tròn được gắn vào xung quanh khá lỏng lẻo, giữa đỉnh đầu để hổng, không có xốp. Nếu người tham gia giao thông bị xảy ra tai nạn, khả năng chống đâm xuyên của chiếc mũ này sẽ kém hơn so với một số loại mũ có thương hiệu khác đã xuất hiện trước đó.
Theo Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN), gần đây Bộ đã kết hợp với các sở KH&CN trên cả nước tiến hành nhiều đợt thanh tra về chất lượng MBH cách điệu, giá rẻ từ Trung Quốc làm ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Minh Thế, Chánh Thanh tra Sở KH&CN Cần Thơ, trong các đợt thanh tra tại địa phương, có đến hơn 80% số mũ trên địa bàn không đạt chất lượng. Trong đó, phần lớn những mũ kém chất lượng này đều là những chiếc mũ cách điệu, giá rẻ, nhập lậu. Theo ông Thế, một trong những tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm là chống đâm xuyên và chống va đập. Tuy nhiên, những chiếc mũ thời trang kiểu nan quạt kia, nếu xảy ra tai nạn thì chính những vành nhựa hoặc vít inox của mũ có thể đâm xuyên vào đầu người dùng. Đặc biệt, mũ chỉ có một lớp nhựa mỏng, lớp xốp cũng mỏng và không bao trọn được cả đầu sẽ khó đạt tiêu chuẩn chống đâm xuyên và chống va đập.
Theo bác sĩ Thế Trung (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), nguyên tắc của chọn mũ là phải chắc chắn, có lớp xốp bảo vệ cả vỏ não, tránh để đầu tiếp xúc trực tiếp với các vật nhọn như sắt, thép.
Đại diện Quỹ Thương vong châu Á tại Việt Nam cho biết, hiện trên thị trường chỉ có một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn và được các trung tâm kỹ thuật công nhận. Để đạt được tiêu chuẩn này, có hãng đã phải kết hợp với Quỹ Thương vong châu Á đo khoảng 5.000 kích cỡ đầu người Việt Nam để thiết kế sao cho phù hợp với khí hậu nhiệt đới, trọng lượng mũ nhẹ và có hình dáng khoẻ khoắn. Tuy nhiên, do chạy theo thị hiếu người tiêu dùng nên hiện có nhiều cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm không đúng quy chuẩn.
Đặc biệt, với loại mũ cách điệu, nhập lậu như trên sẽ không ai kiểm soát được chất lượng. Nếu người tiêu dùng chọn loại mũ này sẽ không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông vì mũ chưa qua thử nghiệm và chưa được công nhận một số tiêu chuẩn cần thiết như khả năng chống đâm xuyên, chống va đập...
Theo Bộ KH&CN, trong đợt thanh tra vừa qua đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu chính ngạch: Từ năm 2005 đến 2007, Bộ đã kiểm tra trên 600.000 chiếc. Trong đó có trên 25.000 chiếc không đạt chất lượng, chiếm khoảng 4%.
Bộ cũng kiểm tra tổng số gần 1.000 lô mũ bảo hiểm nhập khẩu đang lưu thông trên thị trường cho thấy, chỉ trên 500 lô hàng có tem chứng nhận của các cơ quan quản lý. Khoảng 978 lô hàng còn lại không có tem chứng nhận, chiếm 62,7%.​


Theo Tintuconline
 

PhuongAnh

New Member
Anh Trường chuyển bài này sang topic Các tin tức thời sự hàng ngày ngoài xã hội nhé
 

thinh777

New Member
Người mẹ điên và 2 đứa trẻ bất hạnh

medien25.jpg

Một buổi sáng tháng tư, tôi tìm đến nhà ông bà ngoại của em Đào Trung Kiên, đứa trẻ đã bị bố và dì ghẻ đánh cho thương tích đầy mình rồi đem “trả” lại cho ông bà ngoại, ở thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Đến nơi, một khung cảnh hỗn độn diễn ra trước mắt. Trước sân ngôi nhà tồi tàn, người con trai thứ tư của ông Trần Khẩn - ông ngoại của cháu Kiên - đang cầm gậy đuổi đánh bố mình. Một phụ nữ chạy theo gào lên phụ họa: “Đánh nó đi, chính nó để con tôi ra ngoài đó cho bố và dì ghẻ đánh”. Ngưòi phụ nữ đó là chị Trần Thị Minh, mẹ cháu Kiên, người hiện sống trong tình trạng nửa tỉnh, nửa điên.
Tôi xuất hiện, cảnh hỗn loạn tạm ngừng. Tôi hỏi thăm cháu Kiên, ông Khẩn cho biết cháu đã được bố là Đào Hải Bằng chở về nhà ở thị trấn Ba Đồn sáng nay (!). Tìm đến nhà anh Bằng ở khu phố 5, thị trấn Ba Đồn, tôi tỏ ý muốn gặp cháu Kiên thì nhận được câu trả lời: “Con tôi thì tôi đánh, không việc gì đến các người” và tỏ thái độ hung hãn không cho tôi tiếp xúc với hai con mình.
Trao đổi với tôi anh Phan Hải Phú, Chủ nhiệm UB DS-GD&TE huyện Quảng Trạch, cho biết: “Chúng tôi đã cử người ra tận thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông để xác minh sự việc và lập thành biên bản trên cơ sở lời kể của cháu Đào Trung Kiên.
Sự việc theo như cháu kể thì hôm 18/4, có chị Tuyết bạn của chị Giang, mẹ kế cháu Kiên, đến chơi để áo khoác ở xe máy ngoài sân. Cháu Kiên thấy trong túi áo khoác có tiền bèn thò tay lấy 70 ngàn. Sau đó, lấy 20 ngàn đi mua kem chia cho các chị em trong nhà cùng ăn.
Mẹ chị Giang phát hiện Kiên còn 50 chục ngàn và truy hỏi nguồn gốc thì cháu nhận đã lấy tiền. Chị Giang tát Kiên và điện cho anh Bằng về đánh cháu tiếp. Đầu tiên anh Bằng đánh Kiên bằng que tre, khi que gãy, anh lại vớ lấy thanh sắt để tiếp tục phang vào mông cháu, dùng tay đấm vào mắt cháu. Đánh xong, anh Bằng chở con ra Quảng Đông giao cho ông bà ngoại”.
Anh Phú còn cho biết khi tìm gặp bố cháu Kiên thì anh ta không thừa nhận việc dùng thanh sắt để đánh con.
Được biết, sau khi được bố đón về ở, thời gian đầu hai chị em Hằng và Kiên được tiếp tục đi học ở Trường Tiểu học số 2 Ba Đồn nhưng sau đó lại phải ở nhà. Cô giáo chủ nhiệm có đến hỏi thăm thì Bằng nói sẽ chuyển các con ra Quảng Đông học; nhưng thực chất là bắt Hằng ở nhà giữ em, con của Bằng với chị Giang.


Cũng theo thông tin từ các cô giáo thì hai em không được mua sách vở cho đi học, hàng ngày chỉ đến trường với chiếc cặp không. Ở nhà các em cũng hầu như không có thời gian để học bài, em Kiên ngay cả lấy cặp sách để đi học cũng sợ bố đánh. Ở trường, Kiên rất rụt rè, chỉ như chú ốc cố chui vào vỏ của mình vậy.
Một trong những nguyên nhân khiến Kiên hay bị bố đánh là do em hay ăn cắp vặt, vì em thường xuyên bị đói. Mỗi lần lấy được 5 - 10 ngàn đồng, em lại mua bánh chia cho chị cùng ăn.
Ở chung nhà nhưng hai em phải ăn riêng, chỉ có cơm và dưa; còn bố và mẹ kế ăn mâm riêng. Nhìn hai đứa trẻ nhỏ quắt, chị gái còn bé hơn Kiên, không ai khỏi rơi nước mắt.
Ông Phạm Thanh Đồng, Phó Giám đốc Sở Lao Động - Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Bình, cho biết: “Đành rằng bố mẹ có quyền giáo dục con nhưng không phải là xâm phạm thân thể con em mình một cách dã man như vậy. Trước mắt chúng tôi sẽ hỗ trợ tinh thần và vật chất cho 2 cháu với số tiền là 400 ngàn và làm hồ sơ chuyển hai cháu vào làng trẻ em SOS, nếu gia đình có nguyện vọng”.


Theo Tintuconline
 

thinh777

New Member
Cẩn thận với trà đá

untitled.bmp

Sáng 18-4, tôi tạt vào quán nước trên vỉa hè đường Giải Phóng và gọi một cốc trà đá. Tôi hỏi đá của nhà làm hay của người ta mang đến? Bà chủ thật thà trả lời đá do đại lý mang đến, nếu không yên tâm về chất lượng thì nên uống trà nóng thôi.
Thấy bà chủ quán nói vậy, tôi đành “bỏ qua” trà đá! Tại địa bàn Hà Nội có hàng nghìn quán nước vỉa hè và khi mùa hè đến, mặt hàng trà đá tại những quán này tiêu thụ rất mạnh.
Và chưa ai kiểm soát được nguồn đá mà những quán nước này bán cho khách có đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh không?
Từ thực tế trên, chúng tôi đề nghị ngành y tế phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp kiểm tra và yêu cầu những chủ quán nước sử dụng đá đảm bảo vệ sinh, bảo vệ an toàn sức khoẻ cho khách hàng, nhất là khi nạn tiêu chảy vẫn đang có nguy cơ bùng phát tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội.


Theo Anninhthudo
 

NgocVNPT

New Member
Bàn phím bẩn gấp 5 lần bồn cầu


phiim3.jpg

Ảnh: BBC.

Một số bàn phím máy tính chứa lượng vi khuẩn có hại nhiều hơn cả một bệ ngồi toilet. Những con bọ nằm trên các thiết bị điện tử này có thể gây ra chứng ngộ độc thức ăn.

Tổ chức tiêu dùng Which? tại Anh đã tiến hành khảo sát và tìm thấy trong số 33 bàn phím được kiểm tra, 4 chiếc được coi là mối nguy hiểm cho sức khỏe và một chiếc chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 5 lần một ghế ngồi toilet tại văn phòng.

Một số vi khuẩn bám trên đó như E.coli và staphylococcus aureus có thể gây ra chứng ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, việc dùng chung bàn phím cũng góp phần lây lan bệnh tật giữa những người làm việc trong công sở.

"Một ai đó trong văn phòng bạn bị cảm, hoặc thậm chí là viêm dạ dày, và bạn hoàn toàn có thể bị lây bệnh từ một chiếc bàn phím", Peter Wilson, nhà vi sinh vật học tại Đại học College London, nói.

Tổ chức Which? cho biết một trong những lý do bàn phím trở nên bẩn thỉu là bởi người dùng thường ăn trưa tại bàn làm việc của mình và những mẩu vụn thức ăn đã kích thích vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Việc không rửa tay sau khi đi vệ sinh cũng góp phần làm bàn phím thêm bẩn. Trung bình, phụ nữ tích trữ vi trùng nhiều gấp 3-4 lần đàn ông quanh nơi làm việc của mình.

Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên lau chùi và loải bỏ bụi bẩn khỏi bàn phím. Họ có thể khử trùng bằng khăn mềm thấm cồn.
(theo BBC)
 

PhuongAnh

New Member
4 công an bị phạt tù vì nhận hối lộ

Trưởng công an xã Hợp Đức, huyện Kiến Thụy (nay là quận Đồ Sơn, Hải Phòng) cùng cấp phó và 2 cán bộ dưới quyền tham gia vụ nhận gần 25 triệu đồng để "tha" cho một người bị bắt quả tang tàng trữ ma túy.

TAND Hải Phòng vừa tuyên phạt Ngô Quang Kính (44 tuổi, nguyên trưởng công an xã) và Bùi Văn Khanh (36 tuổi, phó công an) mỗi người 8 năm tù về tội nhận hối lộ. Hai cấp dưới Phạm Đình Hiệp và Bùi Hữu Hà nhận án 7 và 7 năm 6 tháng tù. Liên quan vụ việc, 5 người khác bị tuyên phạm tội đưa hối lộ và không tố giác tội phạm, án tù từ 6 tháng đến 6 năm.

Đây là một trong ba vụ án tham nhũng ở Hải Phòng được chỉ đạo ''điểm'' đưa ra xét xử trong năm 2008.

Theo kết quả xác minh, Đinh Văn Chúc (lái xe ôm) chở Hoàng Đình Hiếu mua ma túy và báo tin cho ông Khanh. Phó công an xã chỉ đạo Hiệp và Hà tổ chức bắt quả tang.

Khi Hiếu bị bắt, Chúc báo tín cho bà Bùi Thị Tiện, mẹ của Hiếu. Bà Tiện nhờ Thanh (chú ruột của Hiếu) liên hệ với công an xã để "giải cứu" cho con. Ông Thanh gặp Khanh để "xin" cho Hiếu và vị phó công an xã nảy sinh ý định đòi hối lộ.

Khanh báo cáo và đề xuất với trưởng công xã, giá tiền vụ này là 10 triệu đồng, sau nâng lên 50 triệu đồng. Do gia đình Hiếu không đủ khả năng nên khoản này giảm xuống còn 30 triệu.

Sau khi gia đình đưa 24,5 triệu đồng cho công an Hiệp và Hà, Hiếu được trả tự do. Số tiền trên được giao lại cho Khanh. Khoản này, phó công an xã chia ông Kính 3 triệu; Hiệp, Hà mỗi người 6 triệu...

(Theo TTXVN)​
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top