Hồi ký bão lòng
Lời tác giả: Trên mặt bàn là tập bản thảo ghi chép quãng thời gian tôi bị bắt vì tội "cố ý gây thương tích", tôi tạm đặt tên cho tác phẩm này của mình là "Bão lòng". Đây là tập bản thảo mà chúng tôi đánh giá là khá "nóng" và nhạy cảm. Nội dung cuốn bản thảo đã được chúng tôi đưa ra trao đổi hàng chục lần, giờ chỉ còn thiếu sự nhận xét và cho ý kiến của thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước và nhà văn Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hoá Doanh nhân (những người rất quan trọng trong "Hội đồng hương các nhà văn, nhà báo và văn nghệ sĩ tỉnh Hưng Yên" của tôi).
Tôi còn nhớ rất rõ lần trước, khi tôi gặp Nhà phê bình lý luận, hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng tại chùa Bút Tháp - Bắc Ninh, ông có nói một câu khi tôi lạm bàn về sự đời: "Em ạ, bàn tay em có mặt trái mặt phải, em cứ lật đi lật lại mà coi, sự đời cũng thế, trái - phải - tốt - xấu - thiện - ác... khôn lường, tất cả chỉ cần lật một cái, thế là vạn sự đảo điên...". Quả thật câu nói nghe qua chẳng có gì là đặc biệt, ấy thế mà càng ngẫm càng thấy nó thấm thía... Và giờ đây, trong tập bản thảo này là cả một "vòng quay điên đảo"... Chắc hẳn rằng những người trẻ tuổi khi đọc hai cuốn sách này sẽ cảm nhận và hiểu thêm được rất nhiều về cái mà người ta gọi là SỰ ĐỜI , về cái mà người ta gọi là MẶT TRÁI của xã hội... (có những điều trong cuộc sống ta suy nghĩ đơn giản vô cùng, nhưng thực tế lại không hề đơn giản như vậy)...
.
.
.
.
"Hơn bốn chục con người bị nhốt chung trong một cái buồng. Chỉ có 50m2 nhưng là cả một “xã hội” với nhiều tầng lớp khác nhau.
Đứng đầu mỗi buồng là một trưởng buồng, gọi là “trực buồng”, vị trí này được mua bằng rất nhiều tiền, “trực buồng” thay mặt quản giáo quán xuyến anh em trong buồng… Về lý thuyết “trực buồng” là người có quyền lực cao nhất trong buồng, nhưng trên thực tế “trực buồng” chưa chắc đã phải là người có quyền lực nhất cao nhất.
Thường người có vị trí số một thật sự là một nhân vật ngầm, nhân vật này có quyền “sinh”, quyền “sát” ở trong buồng, là “con cưng” của quản giáo chính (mỗi dãy buồng giam giữ có 1 quản chính và 2 quản phụ). Vị trí này ngoài nhiệm vụ làm “tai mắt” mà còn có nhiệm vụ “làm kinh tế”, chuyên lo phát hiện và “chăm sóc” những “con gà đẻ trứng vàng” cho quản giáo (“chăm sóc” những đứa gia đình có điều kiện về kinh tế). Nhân vật này thường được gọi là “Người làm buồng”. Dưới hai nhân vật này là một bộ sậu được gắn với cái tên: “Trách nhiệm”. “Trách nhiệm” cũng khá có quyền lực dù chỉ là ở một mức độ nhất định, đa số lũ người này thuộc diện COCC (con ông cháu cha) hoặc gia đình giàu có. Dưới lớp người này tiếp đến là một “tầng” gọi là “Xe” hoặc “Bộ đội”, “Xe” ở đây có 2 loại, “Xe trên” làm nhiệm vụ “giữ trật tự buồng”, đánh người, quản lý thức ăn, đồ cấm… Loại này oai hơn hẳn “Xe dưới”, vốn vẫn được gọi là “xe thồ”, “Xe không xích” hay “Cộ”… Loại “Xe” này vốn chỉ để ăn và làm lặt vặt nên “chế độ” có kém hơn so với “Xe trên”…
Nhưng nhìn chung, từ hàng “Xe” trở lên thì đều sướng hơn hẳn so với các tầng lớp khác bên dưới, hơn hẳn phần còn lại trong buồng (khoảng 2/3 quân số), ăn uống và sinh hoạt có phần thoải mái. Cũng phải thôi, vì từ lớp “Xe” này trở lên đều phải mua bằng tiền hết. “Xe” thường có giá từ 1 – 2 triệu, “Xe trên” từ 2 – 3 triệu, “Trách nhiệm” từ 3 đến 5 triệu… Những con số quả là giật mình khi mà lúc nào trong mỗi buồng cũng có khoảng 15 “Trách nhiệm” và “Xe”, con số lúc cao điểm lên đến gần 30, trong khi một Quản giáo chính quản lý tới 4 buồng trong một dãy (ở đây quản phụ gần như không có giá trị gì, vì tất cả quyền thuộc về quản chính), mà số lượng này thay đổi liên tục, cứ lớp cũ đi xử chuyển sang buồng án (buồng đã thành án) lại có lớp mới vào, đó là chưa kể việc quản giáo “bắt lỗi vi phạm” lập tức “khật” hoặc cho đi kỷ luật cùm chân, mỗi lần như vậy lại phải “mua” lại vị trí từ đầu…"
.
.
.
.
"- Vào đây quà của mày là của các anh, còn quà của các anh là của các anh mãi mãi nghe chưa?
- Dạ, vâng
- Mày ở “xã hệ” vào có biết rùa bò mấy chân không?
- Dạ, dạ… rùa bò… 4 chân ạ
- Cái con mẹ mày, rùa - bò, hai con mà lại chỉ có 4 chân thôi à - Cú “chỉnh I.C” kèm theo câu chửi
- Tóm lại rùa bò mấy chân?
- Dạ… dạ… rùa bò 8 chân ạ
- 8 chân à? Đ. mẹ mày chứ, con rùa nó bò mà lại có 8 chân à? Ngu!
- Dạ… em…..
- Đ.mẹ mày, mày phải nói là: Các anh bảo sao thì nó là vậy nghe chưa?
Cứ mỗi lần “ngu” như thế, thằng tên Thái lại bị ăn ngay một cú “chỉnh I.C”
Thằng kia tiếp tục chỉ lên cánh tay nó hình xăm một con bọ cạp
- Con này là con gì?
- Dạ… dạ… là con bọ cạp ạ…
- Con này mà mày bảo là con bọ cạp à? Con này là con… tôm nghe chưa? Nhắc lại xem nào?
- Dạ… con này là con tôm ạ.
- Ối giời ơi, nó lại bảo con bọ cạp của mình là con tôm mới chết chứ, ngu quá, học trước quên sau… Con này là con… Đ.mẹ mày… anh bảo nó là con gì thì nó là con đấy nghe chưa? Đ.mẹ mày ngu lắm, tạm thời hôm nay bố mày hỏi mày thế đã, mau xin các anh rồi cút mẹ mày về chỗ đi…
- Dạ… dạ… em xin các anh ạ.
- Mấy thằng lính mới nghe mà nhớ đấy nghe chưa? Đừng tưởng chưa ai sờ đến chúng mày mà làm gì thì làm… "
.
.
.
.
"Giá trung bình của đồ vi phạm như sau: Một cái kim khâu: 50.000đ; Một cái ruột bút bi: 30.000đ; Một bộ tú: 150.000đ; một bộ tổ tôm: 180.000đ; Một bao thuốc vina: 150.000đ; Một gói thuốc lào: 100.000đ; Một lạng chè: 250.000đ; Một cái bật lửa ga: 80.000đ; Một "bóng" rượu (túi nilon, khoảng 1/4 lít): 200.000đ; Riêng Heroin thì phải đổi bằng vàng, nửa chỉ vàng chỉ mua được 1 "tép" heroin mà thôi...
Muốn liên lạc về gia đình thì có mức giá cụ thể như sau: 500.000đ cho một mẩu thư và 1.000.000đ cho một phút gọi điện thoại (những việc "tế nhị" này cán bộ quản giáo thường gọi tù ra phòng riêng để... "kinh doanh")"
.
.
.
.
"Việc có lửa ở trong buồng cũng ly kỳ cũng chẳng khác nào việc "xe râu". Hồi còn ở quận và khi mới lên trại giam, lúc ấy không có dao cạo, bọn tù muốn nhổ râu thì phải lấy sợi chỉ soắn lại như cái lò xo, sau đó cứ tay trái "cụp" thì tay phải "xoè" và ngược lại, để cho cái "lò xo" chạy đi chạy lại và quấn râu vào đó (he he... cứ phải nói là "nhổ tận gốc" luôn, tù "hiểm" thật).
Để có lửa để hút thuốc, đun nước pha trà, "hâm" lại đồ ăn... thì thế này, lũ tù dùng bật lửa ga cũ (không cần ga), sau đó lắp viên đá lửa vào (đá lửa trong trại tạm giam cũng là một trong những thứ quý giá vào bậc nhất), cái viên đá lửa ấy bật lên sẽ toé ra rất nhiều tia lửa nhỏ, lũ tù dùng bông (xé từ chăn bông ra), tách cho thật xốp, sau đó dí sát vào bật lửa và bật, ngọn lửa sẽ bùng lên như có xăng.
Sau khi có lửa, vấn đề là phải duy trì ngọn lửa ấy thế nào, bởi không lẽ mỗi lần hút thuốc lại phải bật như thế (lũ tù cực tiết kiệm đá), thế là dùng giấy vệ sinh, se nhỏ lại kiểu như sợ dây thừng bé... và châm lửa vào đó, lửa sẽ đủ đỏ và cháy chậm như thắp nhang (quan trọng nhất là dùng cách này sẽ không có khói).
Riêng với việc "đun" nước để pha trà, tù sẽ chế "nồi" bằng vỏ hộp sữa hoặc túi sữa (bằng giấy), sau đó dùng kem đánh răng bôi xuống đáy để "chống cháy". "Nồi" được buộc dây treo lên bởi đun kiểu này không "bắc" lên trên cái gì được. "Rơm và củi" thì được chế từ đồ nhựa, tù thích nhất là bẻ "bo" (bát ăn cơm) ra đun, "bo" bằng nhựa mềm, vừa cháy to, vừa ít khói...
Khi "đun" nước, tức là làm việc vi phạm, tù canh chừng rất cẩn mật, bọn "vệ sinh" phải chui ra sau "tủ lạnh" (bể nước) để "đun", phần còn lại trong buồng thì vị trí nào yên vị ở vị trí đó, bởi nếu bị bắt về tội "có lửa" trong buồng giam thì ngay với cả quản giáo cũng sẽ là rất "to chuyện".
Nhờ có lửa mà bọn tôi có những buổi tối ngồi hút thuốc, uống trà, đàm đạo hệt như ở bên ngoài xã hội vậy (tất nhiên là cũng chỉ có ở lớp "bên trên" mới "đủ tuổi" để mà như thế)... "
....................
Link down
[HIDE="[URL="http://www.mediafire.com/?b3ugy8umzv3"]http://www.mediafire.com/?b3ugy8umzv3[/URL]"][/HIDE]