• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 21-01-2011

Status
Không mở trả lời sau này.

HotelHoangMinh

New Member
Bkav: Năm 2011, coi chừng kiểu tấn công DDoS!

Bkav đã phát hiện một số nhóm hacker đã cài đặt virus xâm nhập vào các hệ thống mạng tại Việt Nam.

Virus mang động cơ chính trị-xã hội sẽ xuất hiện nhiều, lợi dụng các trang download phần mềm phổ biến để phát tán, tạo ra mạng botnet, tấn công có chủ đích các mục tiêu định trước, lấy trộm các thông tin bí mật của tổ chức, cá nhân.

"Đại chúng hóa" virus siêu đa hình

Theo dự báo của Công ty Bkav, Rootkit sẽ là một xu hướng mới khi đã trở thành công cụ "đại chúng hóa" chứ không còn là "đặc quyền" của một số tin tặc "biết nghề" như trước. Các dòng virus siêu đa hình sẽ kết hợp nhiều kỹ thuật mới để tạo ra những sự lây lan dai dẳng kéo dài trong nhiều năm.

Cùng sự phổ biến của Windows 7 với khả năng đảm bảo an ninh cao và mọi quyết định thực thi quan trọng trên máy tính sẽ thuộc về người sử dụng, xu hướng virus đánh lừa người sử dụng bằng cảm quan sẽ phát triển mạnh. Trường hợp các virus giả mạo file dữ liệu (Fake icon) là những biểu hiện đầu tiên và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2011.

images620098_1.jpg

Virus mang động cơ chính trị-xã hội sẽ xuất hiện nhiều, lợi dụng các trang download phần mềm phổ biến để phát tán, tạo ra mạng botnet, tấn công có chủ đích các mục tiêu định trước, lấy trộm các thông tin bí mật của tổ chức, cá nhân.

Sẽ có nhiều cuộc tấn công, lừa đảo trên điện thoại di động trong năm 2011. Có thể sẽ ghi nhận những cuộc phát tán mã độc đầu tiên trên điện thoại di động, với hình thức tấn công chủ yếu dưới dạng các trojan, ẩn náu và ăn cắp thông tin cá nhân.

Báo động kiểu tấn công DDoS

Các chuyên gia của Bkav đã phát hiện một số nhóm hacker đã cài đặt virus xâm nhập vào các hệ thống mạng tại Việt Nam, qua đó đánh cắp thông tin bí mật nội bộ của các tổ chức. Năm 2010, Hệ thống giám sát virus của Bkav đã "đếm" được 58,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus. Trung bình một ngày đã có hơn 160 nghìn máy tính bị nhiễm virus, con số báo động về tình hình virus máy tính tại Việt Nam.

Đã có 57.835 dòng virus xuất hiện mới, nhưng virus lây lan nhiều nhất lại là một dòng virus cũ W32.Conficker.Worm.

Bên cạnh đó, chúng còn kiểm soát được các website chuyên download phần mềm nhằm cài đặt virus vào các máy tính tải phần mềm từ các website này. Từ đó chúng có thể điều khiển mạng lưới máy tính ma - botnet - để tấn công DDoS vào các hệ thống lớn tại Việt Nam.

Đây là tình trạng đáng báo động vì ngoài việc các hệ thống lớn có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, còn có hàng chục nghìn máy tính trên cả nước đang bị hacker điều khiển, có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Để tránh cho máy tính của mình rơi vào tầm kiểm soát của các hacker này, người sử dụng cần hết sức cảnh giác khi tải các phần mềm về máy tính của mình. Chỉ nên tải các phần mềm cần thiết từ website của chính nhà sản xuất, hạn chế tối đa việc tải phần mềm từ các nguồn trung gian, kể cả đó là các nguồn phổ biến.

Đồng thời, người sử dụng cũng cần cập nhật thường xuyên phần mềm diệt virus trên máy tính của mình để kịp thời ngăn chặn virus xâm nhập.

Danh sách 15 virus lây nhiều nhất trong năm 2010:

1. W32.Conficker.Worm
2. W32.Vetor.PE
3. W32.Sality.PE
4. W32.AutoRunUSB.Worm
5. W32.SecretCNC.Heur
6. W32.ForeverX.Worm
7. W32.CmVirus.Trojan
8. W32.UpdateUSBA.Worm
9. W32.StuxnetQKE.Trojan
10. X97M.XFSic
11. W32.SilityVJ.PE
12. W32.BedolabD.Worm
13. W32.Regsvr.Trojan
14. W32.DownRefronE.Worm
15. W32.SysdiagTHA.Trojan

Theo nhận định của Bkav, năm 2010 bùng nổ phần mềm diệt virus giả mạo – Fake AV

Theo HNSV
 

HotelHoangMinh

New Member
Sennheiser HD: Bộ ba tai nghe phong cách

Những sự phối ghép đinh đám trong thế giới Hi-Tech luôn mang lại hiệu quả thông tin ngoài sự mong đợi của các nhà sản xuất. Trường hợp bộ ba tai nghe Sennheiser – Adidas là một ví dụ.

HD 25 Original

Sennheiser-HD-25-Original.jpg


Sennheiser HD 25 Original
Sennheiser HD 25 Original là đứa con đầu lòng từ sự hợp tác giữa Senheiser và Adidas. Tai nghe kết hợp 2 màu xanh - đen, gắn logo hình ba lá (dành cho dòng sản phẩm thời trang) quen thuộc của hãng thời trang Adidas và thiết kế theo phong cách đường phố (Street Class).

HD 25 là mẫu tai nghe nhạc dành cho các DJ chuyên nghiệp có thể trình diễn âm thanh với độ lớn áp suất lên tới 120dB, được thiết kế theo kiểu tai nghe chụp đầu với trọng lượng 162g.

Tai nghe sử dụng hệ thống driver neodymium với cuộn nhôm, cho phép trình diễn âm thanh với tần số đáp ứng từ 16 cho tới 20.000Hz.

Sản phẩm có giắc cắm 3.5mm phù hợp với hầu hết các thiết bị nghe nhạc như iPod, iPhone. Ngoài ra, đi kèm trong hộp tai nghe này còn có giắc cắm chuyển đổi sang kích cỡ 6.3mm thích hợp với ampli hay các dàn âm thanh cỡ lớn.

Sennheiser-HD-25-Original-2.jpg


HD 25 là mẫu tai nghe nhạc dành cho các DJ
HD 25 Originals được Sennheiser bảo hành 2 năm. Sản phẩm được bán kèm một túi đựng tai nghe do Adidas thiết kế và 1 bộ đệm tai nghe mềm dự trữ.

Giá tham khảo: khoảng 5 triệu đồng ~ 250 USD

HD 220 Original

Sennheiser-HD-220-Original-2.jpg


HD 220 Original
Thiết kế có phần trang nhã và nữ tính hơn HD25, HD220 được phối hai màu trắng xanh khá nổi bật với phần chụp đầu mảnh mai hơn. Nếu như HD 25 dành cho dân chuyên nghiệp thì HD 220 thích hợp với các bạn trẻ yêu thể thao, năng động với phong cách giải trí hiện đại.

Sennheiser-HD-220-Original.jpg


Thiết kế có phần trang nhã và nữ tính
Sản phẩm có khả năng chống ồn cao, có dải đáp tần nằm trong khoảng 19 đến 21.000Hz với áp suất âm thanh lên tới 108dB. Đối với các bạn trẻ, chiếc tai nghe này khá thời trang khi bạn xuống phố, ấn tượng khi chơi thể thao, thuận tiện khi tham gia các buổi học ngoại ngữ và cũng rất thú vị khi nằm nhà thưởng thức kho âm nhạc riêng của mình.

Giá tham khảo: Khoảng 1.3 triệu Đồng ~ 65USD

CX 310

Sennheiser-CX-310.jpg


Sennheiser CX 310
Khác với 2 phiên bản hadphone trên, CX 310 là tai nghe “in-ear”, nút nhét tai có các size khác nhau phù hợp với kích thước tai nghe nhiều người.

Sản phẩm được trang bị khả năng chống ồn cao với trọng lượng 10 g và kích thước rất nhỏ gọn. Tuy kích thước và trọng lượng thuộc dạng “mini” nhưng chiếc tai nghe thời trang này được kế thừa công nghệ âm thanh stereo bass-driven cho phép trình diễn âm nhạc khá ấn tượng với các thông số kỹ thuật đáng chú ý, áp suất âm thanh đạt mức 113dB, dải đáp tần nằm trong khoảng 19 đến 21.000Hz.

Bên cạnh đó, CX 310 cũng đề cao khả năng chống ồn, tạo không gian âm nhạc trung thực hơn. Thiết bị khá thuận tiện cho người sử dụng khi đi du lịch, không gian cho chiếc tai nghe này hầu như không đáng kể, bạn chỉ cần bỏ vào túi đi kèm sản phẩm và nhét chúng vào bất cứ chỗ trống nào của balo là có thể giải trí thoải mái trong lúc di chuyển.

Giá tham khảo: Khoảng 1.3 triệu Đồng ~ 65USD

Tất cả các sản phẩm trên đều được bảo hành 2 năm.

Theo DTTD
 

HotelHoangMinh

New Member
Apple công bố Top ứng dụng được tải nhiều nhất

Trong cuộc đua tới cột mốc 10 tỉ lượt download, Apple đã công bố danh sách các ứng dụng được tải về nhiều nhất kể từ trước đến nay.

Kết quả này hoàn toàn khác so với những tin đồn được dự đoán trong những ngày qua.

top-download-apps-store.png


Các ứng dụng được tải về nhiều nhất trên Apps Store.
Người dùng có thể truy cập vào đây để xem danh sách này. Trong đó, các ứng dụng được chia làm 4 mục chính: Top ứng dụng iPhone miễn phí, Top ứng dụng iPhone trả phí, Top ứng dụng iPad miễn phí, và Top ứng dụng iPad trả phí.

Dưới đây là tên 10 ứng dụng được tải về nhiều nhất của từng mục.

Top ứng dụng iPhone trả phí:

1. Doodle Jump
2. Tap Tap Revenge 3
3. Pocket God
4. Angry Birds
5. Tap Tap Revenge 2.6
6. Bejeweled 2 + Blitz
7. Traffic Rush
8. Tap Tap Revenge Classic
9. AppBox Pro Alarm
10. Flight Control

Top ứng dụng iPhone miễn phí:

1. Facebook
2. Pandora
3. Google Mobile App
4. Shazam
5. Movies by Flixster
6. The Weather Channel
7. Google Earth
8. Bump
9. Skype
10. Paper Toss

Top ứng dụng iPad trả phí:

1. SoundHound
2. StickWars
3. FlightTrack
4. Backbreaker Football
5. Calorie Tracker
6. BlocksClassic
7. iFart Mobile
8. GoodReader for iPad
9. Cro-Mag Rally
10. Ambiance

Top ứng dụng iPad miễn phí:

1. Pandora
2. Google Mobile App
3. Movies by Flixster
4. Google Earth
5. Yelp
6. Fandango Movies
7. Remote
8. iBooks
9. Bible
10. Solitaire

Nhìn vào bản danh sách này, chúng ta sẽ thấy thiếu vắng một cái tên đình đám - đó chính là Facebook. Nếu mạng xã hội này có một ứng dụng dành riêng cho iPad, chắc chắn nó sẽ đứng đầu danh sách các ứng dụng được tải về nhiều nhất. Một ngạc nhiên khác là ứng dụng Echofon (hỗ trợ xem Twitter) lại có nhiều lượt download hơn chính bản thân ứng dụng Twitter.

Sau khi Apple công bố bản danh sách này, một số nhà phát triển ứng dụng cho iOS đã tỏ ra nghi ngờ độ chính xác của nó. Họ cho rằng cách xếp hạng của Apple là chưa công bằng. Hiện Apple vẫn chưa đưa ra lời giải thích nào về độ chính xác của bản danh sách này.

Theo DTTD
 

HotelHoangMinh

New Member
Điểm danh 10 hotboy công nghệ chuẩn bị "xuống mồ"

Quả thật choáng váng với sự khắc nghiệt của công nghệ khi nhiều sản phẩm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Công nghệ đang phát triển vũ bão với dòng chảy khắc nghiệt thẳng tay tiêu diệt những sản phẩm không đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong thời gian vừa qua, tín đồ hi-tech đã chứng kiến không ít cái chết bất ngờ đối với các sản phẩm đuối sức trước guồng quay ấy.

Không ít các thiết bị đang đứng trước bờ vực diệt vong dù thế giới có thể chưa nhận ra điều đó.

Đĩa CD và DVD

CD.jpg

Mọi người đã quá quen với việc download và chia sẻ các nội dung âm nhạc/video trực tuyến rồi sau đó lưu trữ trong các sản phẩm đa phương tiện. Thói quen sử dụng CD/DVD cũng như các sản phẩm được ghi sẵn nội dung đã phai mờ rất nhiều thời gian qua.

Tương lai của Internet là nền tảng điện toán đám mây (cloud computing), do vậy không có gì nghi ngờ về xác suất “xuống mồ” của đĩa CD/DVD và các sản phẩm tương tự.

Kính 3D

kinh-3d.jpg

Đeo kính 3D trong rạp chiếu phim với màn hình siêu lớn và hiệu ứng âm thanh hoành tráng có thể không mang lại quá nhiều phiền phức, nhưng khi xem phim 3D tại gia đó là cảm giác hoàn toàn khác.

Công nghệ 3D đang từng ngày tìm đường đến với các hộ gia đình. Nhiều người thú nhận đeo kính 3D ở nhà là cả một cực hình. Chưa kể 3D đang đặt chân lên các thiết bị di động vốn không thân thiện mấy với kính phân cực. Tương lai của chiếc kính 3D quả thực rất u ám.

Sách điện tử

kindle.jpg

Thiết bị đọc sách điện tử (eReader) như Kindle đang thu hút rất nhiều tín đồ công nghệ yêu đọc sách. Doanh số không tưởng của Kindle đã chứng minh nhu cầu đọc sách mọi lúc mọi nơi, đó là điều không thể chối cãi.

Tuy vậy, ngoài đọc sách và một số tác vụ cơ bản, Kindle không thể làm điều gì khác. Thế giới công nghệ với xu hướng tích hợp nhiều công dụng vào một sản phẩm rõ ràng khó có thể chấp nhận điều đó.

Tablet trong thời gian gần đây đang chứng minh sức hút cực lớn với người yêu công nghệ. Nhiều hãng công nghệ ngày càng tâm trung trí lực vào tablet, do vậy ngày Kindle nói riêng và sách điện tử nói chung nói lời cáo chung không còn xa.

Chiếc ổ cứng HDD

HDD.jpg

Sự bùng nổ “hotboy” SSD trong vài năm trở lại đây cho thấy sự già nua của ổ đĩa cứng HDD. Về căn bản, HDD không thể vượt qua một số rào cản vật lý và đã đạt đến đỉnh cao của mình từ rất lâu.

Yêu cầu của công nghệ ngày càng khắt khe và HDD đang dần trở thành lựa chọn thứ hai sau SSD. Dù giá SSD còn khá cao, công nghệ vũ bão này vẫn đảm bảo một ngày SSD sẽ hiện diện khắp mọi nơi.

Thói quen sử dụng smartphone và tablet cũng làm giảm sự phụ thuộc của giới công nghệ vào đĩa cứng. Chia sẻ trực tuyến ngày càng phát triển cũng làm suy yếu vai trò của HDD.

Chìa khóa

chia-khoa.jpg

Chìa khóa là món đồ dễ mất, dễ bị lấy cắp, chiếm dụng nhiều không gian của túi quần. Sản phẩm bé nhỏ nhưng chứa nhiều bí mật này đang dần phải bàn giao công việc cho những loại khóa điện an toàn và bảo mật cao hơn nhiều lần.

Máy game cầm tay

PSP.jpg

Các thiết bị chơi game di động như PSP hay Nintendo DS vẫn rất được trọng vọng. Tuy vậy, khoảng cách giữa chúng và smartphone/tablet đã bị thu hẹp rất nhiều. Đến khi các nhà làm game sẵn sàng nhận đặt hàng cho điện thoại di động với game chất lượng ngang ngửa PSP/DS, các thiết bị trên sẽ phải đối mặt với ngày khai tử.

Guồng quay công nghệ nghiệt ngã đã cán nát tương lai nhiều sản phẩm, tuy vậy không ít các món đồ vẫn chứng minh sự hữu dụng của mình.

Tuy nhiên, có những công nghệ dù đã lỗi thời nhưng vẫn bao hàm giá trị sử dụng tuyệt vời và khó lòng thay thế, có thể tiếp tục sống khỏe trong tương lai.

Máy nghe nhạc

ipod.jpg

Nhiều lời tiên tri về ngày tàn của máy nghe nhạc đã được đưa ra từ thời Sony Walkman còn thịnh hành, tuy vậy đến hôm nay thiết bị nghe nhạc di động vẫn “sống khỏe”. Thật vậy, máy nghe nhạc là thiết bị thần kì có sức sống dẻo dai.

Theo nhiều người, âm nhạc là thứ kéo họ trở lại là chính mình giữa xã hội chằng chịt các mối quan hệ. Bởi thế, máy nghe nhạc cá nhân như iPod là công cụ tốt nhất cho nhu cầu này.

Điện thoại bàn

dien-thoai-ban.jpg

Điện thoại cố định đã gặp phải sự chèn ép không nương tay từ điện thoại di động, chat voice và các dịch vụ gọi điện hiện đại hơn. Tuy vậy, món đồ gạo cội này vẫn có chỗ đứng nhất định giữa cuộc sống thường nhật.

Chi phí ngày càng rẻ, mạng lưới bao phủ rộng khắp, không sợ cúp điện… và hơn cả là thói quen sử dụng không dễ dàng dứt bỏ của đông đảo mọi người giúp điện thoại bàn sống sót trước dòng chảy công nghệ.

Động cơ đốt trong

dong-co-dot-trong.jpg

Động cơ đốt trong đã thực hiện cuộc cách mạng lịch sử đối với loài người. Những nhược điểm cố hữu như nhiên liệu tiêu hao, ô nhiễm môi trường… khiến nhân loại đang ráo riết tìm kiếm loại động cơ mới thay thế cho động cơ đốt trong.

Tuy vậy, chưa một động cơ và loại nhiên liệu đi kèm nào chứng tỏ sự vượt trội so với động cơ đốt trong, chưa kể mức độ phổ biến của công nghệ này trong cuộc sống thường nhật. Nhân loại còn phải dựa vào động cơ đốt trong một thời gian dài nữa.

Máy tính PC

pc.jpg

Không thể phủ nhận mức độ hot của laptop và tablet thời gian vừa qua khiến PC có phần lép vế, tuy vậy chiếc máy tính bàn vẫn là ông vua không ngai trong giới công nghệ. Vì sao? PC là nơi hội tụ tinh hoa công nghệ, là điểm đến cho các tập đoàn công nghệ toàn cầu, là thị trường béo bở của nhiều hãng sản xuất.

Giá thành cũng là vấn đề quan trọng. Cùng một cấu hình, giá linh kiện PC thường rẻ hơn khá nhiều so với linh kiện cho laptop và các thiết bị khác. Các món đồ ăn theo PC như chuột và bàn phím cũng sẽ “sống thọ” thời gian tới.

Theo Kenh14
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top