iPhone bị nhái?
iPhone bị nhái?
Mặc dù iPhone của Apple sẽ không tung ra thị trường trong vài tháng tới nhưng một số fans của thiết bị này đã kịp sở hữu những chiếc smartphone có giao diện giống y chang như sản phẩm mà CEO Apple, ông Steve Jobs giới thiệu vào tuần trước.
Giao diện người dùng đầy ấn tượng của iPhone
Apple đang tiến hành những bước chống lại những công ty đang sản xuất những sản phẩm nhái giao diện người dùng iPhone (iPhone skins). Hãng đã gửi thư tới MoDaCo, một trong những công ty “đục nước béo cò” đó, và tuyên bố những biểu trưng iPhone và screen shot đều thuộc bản quyền của Apple.
Ít nhất công ty MoDaCo đã khuếch trương một screen shot hệt như giao diện người dùng (UI) của Apple, theo đó người sử dụng có thể tải và cài đặt như một skin trên chiếc PocketPC của mình.
MoDaCo đăng tải trên trang chủ của mình bức thư mà các luật sư của Apple soạn thảo. Bức thư có đoạn: “Trong khi chúng tôi đánh giá cao sự yêu mến của quý vị đối với sản phẩm iPhone, những biểu tượng cũng như screen shot hiển thị trên trang web của quý vị là thuộc bản quyền của Apple, và luật bản quyền quy định nghiêm cấm việc sử dụng và cung cấp trái phép những sản phẩm có tác quyền”.
Thư viết: “Về việc này, Apple yêu cầu quý vị chấm dứt sử dụng screenshot trên trang web của quý vị và cố gắng hạn chế hơn nữa việc phổ biến tài liệu của Apple bằng cách xóa link cung cấp screenshot và biểu tượng tại địa chỉ
http://forum.xda-developers.com.”
Những tranh chấp
Những gì MoDaCo “trưng” trên trang web của mình chẳng khác gì “tung khăn đỏ trước mặt bò tót”. Apple vốn dĩ “đình đám” trong nhiều vụ việc bảo vệ nhãn hàng hóa, bằng sáng chế và thương hiệu tuy nhiên, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu iPhone là một vấn đề tranh cãi bởi vừa qua hãng đã bị công ty Cisco System kiện vì phạm thương hiệu này.
Hay như, tháng 9/2006, Apple đã đệ trình đăng ký thương hiệu “Pod” tới Ủy ban thương hiệu và bằng sáng chế của Mỹ - chứ không phải như cái tên iPod mà hãng sử dụng.
Hay gần đây, theo một số nguồn tin cho biết Apple đang nỗ lực giành quyền sử dụng từ ‘podcast” cũng tại một vụ tranh chấp thương mại tương tự. Năm ngoái, hãng đã gửi một bức thư tới Podcast Ready, một công ty cung cấp những podcast – chương trình audio được phân phối qua web tới cá máy nghe nhạc cùng với một ứng dụng phần mềm hỗ trợ nhiều thiết bị cầm tay, bao gồm cả iPod.
Đâu là bản gốc?
Vẫn chưa sáng tỏ liệu quyền hạn của Apple đối với cái gọi là “iSkins” có đúng theo đúng luật thương hiệu và sáng chế ko.
Chẳng hạn, biểu tượng “đồng hồ” của Apple được mô tả bằng mặt chiếc đồng hồ và nó quá đơn giản để có khả năng bảo vệ được, Tristram, một đối tác với nhóm liên hiệp và thi hành sở hữu trí tuệ tại Fox Rothschild lưu ý. “Thậm chí còn không có sự sáng tạo tối thiểu để để nghị được bảo vệ tác quyền”, ông ta cho hay. “Những biểu tượng khác, ví dụ như biểu trưng cho ‘Internet” có vẻ độc đáo và nếu vậy, có thể bảo vệ được”.
Fall cũng cho biết thêm: “Mặt khác, giao diện là một tổng thể có thể bảo vệ được về mặt lý thuyết nếu sự chọn lựa những biểu tượng do Apple sử dụng là bản gốc”.
Có khả năng rằng UI của Apple sẽ được công nhận bằng sáng chế, Stev Rubin, một luật sư về sở hữu trí tuệ tại WolfBlock nhận định.
“Cái đẹp trong rất nhiều những sản phẩm do Apple chế tạo đó là giao diện người dùng. Tôi đã được xem buổi giới thiệu của Steve Jobs và đội ngũ UI của Apple, giao diện của họ khiến cho mọi thứ đơn giản, dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Như một hệ quả, những giao diện người dùng như thế có thể và có khả năng cũng được bảo vệ về sáng chế”, ông nhấn mạnh.
Sáng chế hay tác quyền?
Rubin cho rằng vấn đề này nhấn mạnh một trong những điểm khác biệt chính giữa sáng chế và tác quyền: Bảo vệ tác quyền “tồn tại”.
“Vì thế nếu có một biểu tượng gốc nào, Apple sẽ được bảo vệ bản quyền đối với những sáng tạo của mình. Apple sẽ đăng ký sản phẩm của mình với những nhà bảo vệ tác quyền để đệ trình lên tòa án nhưng đó là quyền của họ và điều này giúp tránh bị những người khác sử dụng biểu tượng riêng biệt đó”, ông phát biểu.
Đối với việc bảo vệ bằng sáng chế, ngược lại, Apple phải đệ trình sáng chế của mình lên Ủy ban Thương hiệu và bằng sáng chế, Rubin tiếp tục.
“Trong lĩnh vực phần mềm - một giao diện người dùng có thể coi là phần mềm - một ứng dụng có thể mất 5 năm mới được y chuẩn bởi Ủy ban Sáng chế còn tồn đọng rất nhiều việc cần phải xử lý”, ông lưu ý. “Nếu Apple gần đây mới chỉ đặt vấn đề về UI mới, có thể nhiều năm trời mới có được phát bằng sáng chế và họ mới có thể làm cho nó có hiệu lực. Đây là một vấn đề chính trong các ngành công nghiệp nơi mà công nghệ chỉ “nóng” trong một vài năm. Toàn bộ thời gian này có thể chỉ đủ để đợi chờ cầm trên tay chiếc bằng sáng chế”.
Gần như chắc chắn rằng ứng dụng có bằng sáng chế sẽ được công bố trước khi được phát hành, Rubin kết luận.
“Mỗi khi có một ứng dụng được công bố, Apple có thể thông báo đến những đối thủ nhưng trừ phi sáng chế cuối cùng được cấp thực chất là theo cùng một cách. Apple không có quyền lợi gì cho đến khi thực sự được cấp giấy phép công nhận”, Rubin khẳng định.
Anh Thư (theo Macnewworld)