Người dùng bối rối vì quá nhiều hệ điều hành di động
Chỉ cần có hai hệ điều hành để dùng cho khoảng 95% số máy tính trên toàn thế giới, nhưng để chạy 2,5 tỷ thiết bị điện thoại trên toàn cầu, hiện người ta phải dùng tới hàng tá hệ điều hành.
Các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia trong ngành công nghiệp di động cho rằng, tình trạng này đang làm kìm hãm sự phát triển của các dịch vụ mới.
Ông Tony Cripps, một nhà phân tích cao cấp của hãng tư vấn truyền thông Ovum ở Luân Đôn (Anh) nói: "Hiện đang có quá nhiều loại hệ điều hành cho các thiết bị di động và con số này ngày càng nhiều hơn khiến cho mọi việc trở nên quá phức tạp đối với các công ty phần mềm nhỏ".
Các hãng điện thoại di động cũng đang tỏ ra rất lo lắng với tình trạng này bởi những ứng dụng mới mà họ đưa ra để tìm cách tăng thu nhập và lợi nhuận có thể sẽ chỉ chạy được trên một số ít loại điện thoại bởi các nhà phát triển phần mềm đang phải vật lộn để đáp ứng các loại hệ điều hành di động khác nhau. Càng có nhiều hệ điều hành, các hãng di động càng mất nhiều thời gian và tiền bạc để cấu hình các loại loại điện thoại mà họ bán ra.
Vodafone, hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới nếu tính về thu nhập, đã đi đầu trong việc đưa ra biện pháp hạn chế số lượng hệ điều hành. Hồi tháng 11-2006, hãng này thông báo rằng họ sẽ chỉ bán ra các loại điện thoại sử dụng các hệ điều hành Windows Mobile, Symbian Series 60 và Linux. Còn từ hơn một năm nay, tập đoàn NTT DoCoMo của Nhật Bản cũng đã chỉ tập trung vào các loại điện thoại sử dụng hệ điều hành Symbian và Linux.
Ông Andy Brannan, chủ tịch hãng Symbian nói: "Việc Vodafone chỉ lựa chọn một số ít hệ điều hành là điều không thể tránh khỏi". Symbian là một hãng phần mềm Anh chuyên phát triển các loại hệ điều hành di động với 50% cổ phần do tập đoàn Nokia của Phần Lan nắm giữ.
Còn ông Arun Sarin, giám đốc điều hành của Vodafone thì tuyên bố: "Chúng tôi cần giảm số lượng hệ điều hành trên các điện thoại. Tôi không nói rằng sẽ giảm xuống chỉ còn một, mà là một số ít. Với càng ít hệ điều hành, chúng tôi sẽ càng dễ dàng phân phối các nội dung".
Phần lớn các hãng chế tạo điện thoại di động sử dụng phần mềm mà họ tự phát triển để chạy các loại điện thoại đơn giản. Nhưng những loại điện thoại thông minh, các thiết bị cao cấp có khả năng truy cập Internet và gửi thư điện tử, chạy trên các hệ điều hành được phát triển bởi các công ty khác. Ông Brannan cho rằng trong tương lai, chỉ có những chiếc điện thoại cơ bản mới chạy các hệ điều hành do các hãng chế tạo điện thoại tự phát triển.
Theo Canalys, một hãng tư vấn và nghiên cứu thị trường Anh, chỉ tính riêng năm 2006, hai phần ba số điện thoại thông minh được bán ra trên thị trường sử dụng hệ điều hành Symbian, tăng khoảng 4% so với năm 2005. Hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft đứng thứ hai với 14% thị phần, thấp hơn một chút so với năm trước đó. Và tiếp theo là Research in Motion, hãng chế tạo các thiết bị BlackBerry, với 7% và cuối cùng là Linux với 6%.
Việc có quá nhiều hệ điều hành di động cũng làm tăng chi phí phát triển phần mềm, ông Faraz Hoodbhoy, giám đốc điều hành PixSense, hãng chế tạo các phần mềm giúp người dùng các loại điện thoại máy ảnh lưu và chia sẻ các nội dung đa phương tiện, cho biết.
Ông nói: "Điện thoại không giống như máy tính, nơi tất cả những ai có một kết nối Internet có thể tải về phần mềm của bạn. Trong thế giới di động, rào cản của sự sáng tạo cao hơn nhiều".
Ông Cripps, nhà phân tích của Ovum cho rằng, việc một nhà phát triển phần mềm sẽ quyết định tập trung hỗ trợ hệ điều hành nào sẽ phụ thuộc vào khu vực địa lý và dạng người dùng mà ông ta muốn thu hút. Windows Mobile phát triển mạnh hơn ở khu vực Bắc Mỹ và thu hút được nhiều người dùng là doanh nhân hơn, trong khi ở châu Âu, Symbian đang giữ ngôi vị thống trị với số người dùng chủ yếu không phải là doanh nhân.
Nhưng theo ông Cripps và một số quan chức điều hành khác thì bất chấp những nỗ lực như của Vodafone, DoCoMo và những hãng cung cấp dịch vụ khác, quy mô khổng lồ của thị trường điện thoại di động vẫn sẽ giúp cho các hệ điều hành nhỏ sống sót.
Ông Fabrizio Capobianco, giám đốc điều hành của Funambol, một công ty phần mềm mã nguồn mở Mỹ chuyên phát triển các chương trình thư điện tử cho điện thoại di động nói: "Tôi cho rằng sẽ không sớm xuất hiện xu hướng hội tụ các hệ điều hành". Lấy sản phẩm điện thoại mới của Apple làm ví dụ, ông Capobianco nhận xét thêm: "Vodafone đang tìm cách tiêu chuẩn hóa với ba loại hệ điều hành, nhưng khi điện thoại iPhone của Apple xuất hiện, họ sẽ phải có ít nhất là bốn".
Theo CNet và New York Times
Chỉ cần có hai hệ điều hành để dùng cho khoảng 95% số máy tính trên toàn thế giới, nhưng để chạy 2,5 tỷ thiết bị điện thoại trên toàn cầu, hiện người ta phải dùng tới hàng tá hệ điều hành.
Các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia trong ngành công nghiệp di động cho rằng, tình trạng này đang làm kìm hãm sự phát triển của các dịch vụ mới.
Ông Tony Cripps, một nhà phân tích cao cấp của hãng tư vấn truyền thông Ovum ở Luân Đôn (Anh) nói: "Hiện đang có quá nhiều loại hệ điều hành cho các thiết bị di động và con số này ngày càng nhiều hơn khiến cho mọi việc trở nên quá phức tạp đối với các công ty phần mềm nhỏ".
Các hãng điện thoại di động cũng đang tỏ ra rất lo lắng với tình trạng này bởi những ứng dụng mới mà họ đưa ra để tìm cách tăng thu nhập và lợi nhuận có thể sẽ chỉ chạy được trên một số ít loại điện thoại bởi các nhà phát triển phần mềm đang phải vật lộn để đáp ứng các loại hệ điều hành di động khác nhau. Càng có nhiều hệ điều hành, các hãng di động càng mất nhiều thời gian và tiền bạc để cấu hình các loại loại điện thoại mà họ bán ra.
Vodafone, hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới nếu tính về thu nhập, đã đi đầu trong việc đưa ra biện pháp hạn chế số lượng hệ điều hành. Hồi tháng 11-2006, hãng này thông báo rằng họ sẽ chỉ bán ra các loại điện thoại sử dụng các hệ điều hành Windows Mobile, Symbian Series 60 và Linux. Còn từ hơn một năm nay, tập đoàn NTT DoCoMo của Nhật Bản cũng đã chỉ tập trung vào các loại điện thoại sử dụng hệ điều hành Symbian và Linux.
Ông Andy Brannan, chủ tịch hãng Symbian nói: "Việc Vodafone chỉ lựa chọn một số ít hệ điều hành là điều không thể tránh khỏi". Symbian là một hãng phần mềm Anh chuyên phát triển các loại hệ điều hành di động với 50% cổ phần do tập đoàn Nokia của Phần Lan nắm giữ.
Còn ông Arun Sarin, giám đốc điều hành của Vodafone thì tuyên bố: "Chúng tôi cần giảm số lượng hệ điều hành trên các điện thoại. Tôi không nói rằng sẽ giảm xuống chỉ còn một, mà là một số ít. Với càng ít hệ điều hành, chúng tôi sẽ càng dễ dàng phân phối các nội dung".
Phần lớn các hãng chế tạo điện thoại di động sử dụng phần mềm mà họ tự phát triển để chạy các loại điện thoại đơn giản. Nhưng những loại điện thoại thông minh, các thiết bị cao cấp có khả năng truy cập Internet và gửi thư điện tử, chạy trên các hệ điều hành được phát triển bởi các công ty khác. Ông Brannan cho rằng trong tương lai, chỉ có những chiếc điện thoại cơ bản mới chạy các hệ điều hành do các hãng chế tạo điện thoại tự phát triển.
Theo Canalys, một hãng tư vấn và nghiên cứu thị trường Anh, chỉ tính riêng năm 2006, hai phần ba số điện thoại thông minh được bán ra trên thị trường sử dụng hệ điều hành Symbian, tăng khoảng 4% so với năm 2005. Hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft đứng thứ hai với 14% thị phần, thấp hơn một chút so với năm trước đó. Và tiếp theo là Research in Motion, hãng chế tạo các thiết bị BlackBerry, với 7% và cuối cùng là Linux với 6%.
Việc có quá nhiều hệ điều hành di động cũng làm tăng chi phí phát triển phần mềm, ông Faraz Hoodbhoy, giám đốc điều hành PixSense, hãng chế tạo các phần mềm giúp người dùng các loại điện thoại máy ảnh lưu và chia sẻ các nội dung đa phương tiện, cho biết.
Ông nói: "Điện thoại không giống như máy tính, nơi tất cả những ai có một kết nối Internet có thể tải về phần mềm của bạn. Trong thế giới di động, rào cản của sự sáng tạo cao hơn nhiều".
Ông Cripps, nhà phân tích của Ovum cho rằng, việc một nhà phát triển phần mềm sẽ quyết định tập trung hỗ trợ hệ điều hành nào sẽ phụ thuộc vào khu vực địa lý và dạng người dùng mà ông ta muốn thu hút. Windows Mobile phát triển mạnh hơn ở khu vực Bắc Mỹ và thu hút được nhiều người dùng là doanh nhân hơn, trong khi ở châu Âu, Symbian đang giữ ngôi vị thống trị với số người dùng chủ yếu không phải là doanh nhân.
Nhưng theo ông Cripps và một số quan chức điều hành khác thì bất chấp những nỗ lực như của Vodafone, DoCoMo và những hãng cung cấp dịch vụ khác, quy mô khổng lồ của thị trường điện thoại di động vẫn sẽ giúp cho các hệ điều hành nhỏ sống sót.
Ông Fabrizio Capobianco, giám đốc điều hành của Funambol, một công ty phần mềm mã nguồn mở Mỹ chuyên phát triển các chương trình thư điện tử cho điện thoại di động nói: "Tôi cho rằng sẽ không sớm xuất hiện xu hướng hội tụ các hệ điều hành". Lấy sản phẩm điện thoại mới của Apple làm ví dụ, ông Capobianco nhận xét thêm: "Vodafone đang tìm cách tiêu chuẩn hóa với ba loại hệ điều hành, nhưng khi điện thoại iPhone của Apple xuất hiện, họ sẽ phải có ít nhất là bốn".
Theo CNet và New York Times