Hiểm nguy rình rập Bluetooth!
Vào quán cà phê, tải một nhạc chuông từ Internet hay nhận một tập tin từ bạn bè, người sử dụng điện thoại di động có thể gặp phiền phức từ virus.
Lên mạng, đăng ký làm thành viên diễn đàn hay một website nào đó, địa chỉ email của bạn có nguy cơ bị trộm và rao bán cho các công ty chuyên kinh doanh... thư rác.
Tất nhiên, "chú dế" bị nhiễm virus kia nhẹ thì bị treo hoặc mất hết dữ liệu, nặng thì chẳng khác gì đống sắt vụn khi toàn bộ chương trình bị xóa sạch.
Còn với thư rác (spam), hằng ngày bạn sẽ nhận được hàng đống thư quảng cáo trên trời dưới đất, có khi vì quá bực mình bạn sẽ phải bỏ cả địa chỉ mail kia đi.
Bluetooth, "chảnh là chết" !
Trường - nhân viên một công ty quảng cáo tại quận 1, TP.HCM - vẫn không thể nào quên lần đầu tiên điện thoại của mình bị virus tấn công. Lần đó, sau khi vào quán cà phê, Trường móc điện thoại đời mới ra, kích hoạt chức năng Bluetooth và dò tìm với mục đích... cho vui. Chỉ khoảng 30 giây sau, màn hình máy điện thoại của anh hiện lên hàng chục cái nick khác nhau.
Thấy vậy, Trường liền tìm một nick mà anh ta cho rằng của nữ để chọc ghẹo, chủ nhân của nick kia liền accept (chấp nhận) nick của Trường. Oái oăm thay, chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, máy của Trường đột nhiên tự khởi động lại và xuất hiện hàng loạt "triệu chứng" như tự gửi MMS (tin nhắn đa phương tiện), tự động kích hoạt cuộc gọi, trả lời tin nhắn... cho đến lúc anh ta biết máy mình bị virus thì gần hết dữ liệu trong máy đã bị phá hủy.
Con virus mà "chú dế" của Trường đã bị nhiễm có tên là Commwarrior và theo thông tin của nhiều hãng bảo mật trên thế giới, con virus này đã lây lan toàn thế giới với những điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Symbian OS. Đặc điểm nổi bật nhất của virus này là tự trả lời tin nhắn, "ăn" dần dữ liệu trong máy cho đến khi nào hết thì... thôi! Ngoài dạng truyền qua Bluetooth, virus điện thoại còn truyền qua đường thẻ nhớ, tin nhắn đa phương tiện và cả email.
Chính vì virus điện thoại đang dần trở nên phổ biến mà các nhà sản xuất điện thoại cho đến các siêu thị điện thoại đều có sự chuẩn bị các phần mềm diệt virus, chống virus cho máy. Chỉ có người tiêu dùng mới không quan tâm đến vấn đề này, và đến khi gặp chuyện thì mới chạy đôn chạy đáo tìm cách cứu chữa chú dế của mình. Qua sự cố bị virus, Trường mới chua chát ngẫm ra một điều từ nay về sau không dám "chảnh" nữa khi vào quán cà phê hay nơi công cộng, nhất là những địa điểm có wifi vì có thể chú dế bị "chết" do sự không cẩn trọng này.
Tài khoản mail, coi chừng là mồi cho thư rác
Một bạn có nickname là Agassi đã bực tức viết trên một diễn đàn chuyên về công nghệ thông tin rằng anh đang sử dụng email của VNN, và hằng ngày anh phải nhận vài chục cái thư rác từ các công ty kinh doanh thuốc tăng lực, chữa bệnh yếu sinh lý... "Bực kinh khủng, dù nó không làm mất thời gian lắm nhưng làm mình phải xóa liên tục" - Agassi cho biết.
Còn đối với T. - phóng viên một tờ báo về điện tử tại TP.HCM - thì mọi việc có vẻ hài hước hơn và cuối cùng anh này phải bỏ luôn cái địa chỉ mail là wooodmoreland@... vì không thể chịu nổi sự tấn công của thư rác. T. cho biết mình thường dùng tài khoản email này đăng ký thành viên của các diễn đàn, đen có mà trắng cũng có nên bây giờ nó (địa chỉ email) bị rao bán cũng là chuyện bình thường.
Tại một trang web có địa chỉ www.sieud..., chúng tôi thấy họ đang rao bán hàng trăm ngàn địa chỉ email các loại với giá vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một gói email, mỗi gói gồm khoảng vài ngàn đến vài trăm ngàn địa chỉ. Trong số này, những email có xuất xứ từ VN như fpt mail, vnn mail, hcm mail cho đến những mail quốc tế như Yahoo mail hay Gmail đều được rao bán. Ngoài ra, website này còn quảng cáo kiêm nhiệm luôn việc gửi mail cho các công ty nếu họ có nhu cầu.
Theo ông Đ. - quản lý một công ty tin học tại TP.HCM, chỉ cần vào forum (diễn đàn) của một số trang web có số lượng thành viên tương đối lớn, người sử dụng tải dữ liệu gốc về máy tính và dùng một phần mềm chuyên dụng để lọc ra những địa chỉ email mà người sử dụng đăng ký làm thành viên của forum, và thế là chỉ cần ngồi đợi chương trình chạy là có thể có được email của vô số mà không nhất thiết phải tìm kiếm nhiều. Từ đó những gói email này lại lọt đến những người mua, và kết quả là những người sử dụng email lại nhận được những bức thư với những nội dung quảng cáo hay là gì khác và được gọi chung là thư rác.
Một ngày nào đó, khi bị nhận hàng đống thư rác tại hộp mail của mình, bạn hãy bình tâm tỉnh trí mà nhớ lại mình đã dùng tài khoản này để đăng ký thành viên ở đâu chưa rồi hãy tính đến chuyện cài đặt chế độ hạn chế thư rác. Tuy nhiên, cách làm này cũng là thủ công mà thôi. Tốt nhất, bạn không nên dùng địa chỉ mail của mình để đăng ký thành viên trên những diễn đàn hay những trang web mà bạn không biết liệu nó có là một trung gian truyền thư rác đến cho bạn sau này hay không.
NAM HƯNG - THỊNH TÔ
Vào quán cà phê, tải một nhạc chuông từ Internet hay nhận một tập tin từ bạn bè, người sử dụng điện thoại di động có thể gặp phiền phức từ virus.
Lên mạng, đăng ký làm thành viên diễn đàn hay một website nào đó, địa chỉ email của bạn có nguy cơ bị trộm và rao bán cho các công ty chuyên kinh doanh... thư rác.
Tất nhiên, "chú dế" bị nhiễm virus kia nhẹ thì bị treo hoặc mất hết dữ liệu, nặng thì chẳng khác gì đống sắt vụn khi toàn bộ chương trình bị xóa sạch.
Còn với thư rác (spam), hằng ngày bạn sẽ nhận được hàng đống thư quảng cáo trên trời dưới đất, có khi vì quá bực mình bạn sẽ phải bỏ cả địa chỉ mail kia đi.
Bluetooth, "chảnh là chết" !
Trường - nhân viên một công ty quảng cáo tại quận 1, TP.HCM - vẫn không thể nào quên lần đầu tiên điện thoại của mình bị virus tấn công. Lần đó, sau khi vào quán cà phê, Trường móc điện thoại đời mới ra, kích hoạt chức năng Bluetooth và dò tìm với mục đích... cho vui. Chỉ khoảng 30 giây sau, màn hình máy điện thoại của anh hiện lên hàng chục cái nick khác nhau.
Thấy vậy, Trường liền tìm một nick mà anh ta cho rằng của nữ để chọc ghẹo, chủ nhân của nick kia liền accept (chấp nhận) nick của Trường. Oái oăm thay, chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, máy của Trường đột nhiên tự khởi động lại và xuất hiện hàng loạt "triệu chứng" như tự gửi MMS (tin nhắn đa phương tiện), tự động kích hoạt cuộc gọi, trả lời tin nhắn... cho đến lúc anh ta biết máy mình bị virus thì gần hết dữ liệu trong máy đã bị phá hủy.
Con virus mà "chú dế" của Trường đã bị nhiễm có tên là Commwarrior và theo thông tin của nhiều hãng bảo mật trên thế giới, con virus này đã lây lan toàn thế giới với những điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Symbian OS. Đặc điểm nổi bật nhất của virus này là tự trả lời tin nhắn, "ăn" dần dữ liệu trong máy cho đến khi nào hết thì... thôi! Ngoài dạng truyền qua Bluetooth, virus điện thoại còn truyền qua đường thẻ nhớ, tin nhắn đa phương tiện và cả email.
Chính vì virus điện thoại đang dần trở nên phổ biến mà các nhà sản xuất điện thoại cho đến các siêu thị điện thoại đều có sự chuẩn bị các phần mềm diệt virus, chống virus cho máy. Chỉ có người tiêu dùng mới không quan tâm đến vấn đề này, và đến khi gặp chuyện thì mới chạy đôn chạy đáo tìm cách cứu chữa chú dế của mình. Qua sự cố bị virus, Trường mới chua chát ngẫm ra một điều từ nay về sau không dám "chảnh" nữa khi vào quán cà phê hay nơi công cộng, nhất là những địa điểm có wifi vì có thể chú dế bị "chết" do sự không cẩn trọng này.
Tài khoản mail, coi chừng là mồi cho thư rác
Một bạn có nickname là Agassi đã bực tức viết trên một diễn đàn chuyên về công nghệ thông tin rằng anh đang sử dụng email của VNN, và hằng ngày anh phải nhận vài chục cái thư rác từ các công ty kinh doanh thuốc tăng lực, chữa bệnh yếu sinh lý... "Bực kinh khủng, dù nó không làm mất thời gian lắm nhưng làm mình phải xóa liên tục" - Agassi cho biết.
Còn đối với T. - phóng viên một tờ báo về điện tử tại TP.HCM - thì mọi việc có vẻ hài hước hơn và cuối cùng anh này phải bỏ luôn cái địa chỉ mail là wooodmoreland@... vì không thể chịu nổi sự tấn công của thư rác. T. cho biết mình thường dùng tài khoản email này đăng ký thành viên của các diễn đàn, đen có mà trắng cũng có nên bây giờ nó (địa chỉ email) bị rao bán cũng là chuyện bình thường.
Tại một trang web có địa chỉ www.sieud..., chúng tôi thấy họ đang rao bán hàng trăm ngàn địa chỉ email các loại với giá vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một gói email, mỗi gói gồm khoảng vài ngàn đến vài trăm ngàn địa chỉ. Trong số này, những email có xuất xứ từ VN như fpt mail, vnn mail, hcm mail cho đến những mail quốc tế như Yahoo mail hay Gmail đều được rao bán. Ngoài ra, website này còn quảng cáo kiêm nhiệm luôn việc gửi mail cho các công ty nếu họ có nhu cầu.
Theo ông Đ. - quản lý một công ty tin học tại TP.HCM, chỉ cần vào forum (diễn đàn) của một số trang web có số lượng thành viên tương đối lớn, người sử dụng tải dữ liệu gốc về máy tính và dùng một phần mềm chuyên dụng để lọc ra những địa chỉ email mà người sử dụng đăng ký làm thành viên của forum, và thế là chỉ cần ngồi đợi chương trình chạy là có thể có được email của vô số mà không nhất thiết phải tìm kiếm nhiều. Từ đó những gói email này lại lọt đến những người mua, và kết quả là những người sử dụng email lại nhận được những bức thư với những nội dung quảng cáo hay là gì khác và được gọi chung là thư rác.
Một ngày nào đó, khi bị nhận hàng đống thư rác tại hộp mail của mình, bạn hãy bình tâm tỉnh trí mà nhớ lại mình đã dùng tài khoản này để đăng ký thành viên ở đâu chưa rồi hãy tính đến chuyện cài đặt chế độ hạn chế thư rác. Tuy nhiên, cách làm này cũng là thủ công mà thôi. Tốt nhất, bạn không nên dùng địa chỉ mail của mình để đăng ký thành viên trên những diễn đàn hay những trang web mà bạn không biết liệu nó có là một trung gian truyền thư rác đến cho bạn sau này hay không.
NAM HƯNG - THỊNH TÔ